Ảnh hưởng của độ mặn đến một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng cá rô đồng (Anabas Testudineus)

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu snh lý,

sinh thái cá rô đồng (Anabas testudineus). Phương pháp truyền thống sử dụng bình kính

nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý được sử dụng cho nghiên cứu này. Đối tượng là cá rô đồng

khoảng 6-8g được bố trí xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh thái với các ngưỡng độ mặn 0, 3,

6, 9 (thí nghiệm 1). Thí nghiệm 2 với cá rô đồng sau khi được thuần dưỡng, được bố trí

ngẫu nhiên với các độ mặn khác nhau gồm 3, 5, 7, 9‰ (nghiệm thức đối chứng 0‰) với

mật độ 3con/lít. Kết quả ngưỡng nhiệt độ dưới và trên có các giá trị tương ứng là 11,46–

13,16 0C và 41,70 – 42,0 0C. Khi độ mặn tăng từ 0 đến 9‰, ngưỡng oxy của cá tăng dần từ

2,93 đến 4,36 mgO2/L và cường độ hô hấp tăng dần từ 0,18 đến 0,28 mgO2/g.giờ. Ngưỡng

pH trên của cá giảm dần từ 11,93 - 11,03 tương tự ngưỡng pH dưới cũng có xu hướng

giảm dần (từ 2,8 ở 0‰ đến 2,36 ở độ mặn 9‰). Ở thí nghiệm 2, cá ở nghiệm thức 3‰ có tỷ

lệ sống 95% và tốc độ tăng trưởng cao nhất (p<0,05) đạt="" 17,39g.="" từ="" kết="" quả="" nghiên="" cứu="">

trên cho thấy cá rô đồng có thể sinh trưởng được trong môi trường có độ mặn khá cao tới 9

‰ nhưng ở độ mặn 3‰ đạt kết ương nuôi cao nhất.

Từ khóa: Anabas testudineus, cá rô đồng, độ mặn.

pdf 16 trang Bích Ngọc 05/01/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của độ mặn đến một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng cá rô đồng (Anabas Testudineus)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của độ mặn đến một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng cá rô đồng (Anabas Testudineus)

Ảnh hưởng của độ mặn đến một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng cá rô đồng (Anabas Testudineus)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
169 
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ 
TĂNG TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) 
Trần Ngọc Huyền*, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Phạm Thị Mỹ Xuân 
 Khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô 
(Email: tnhuyen@tdu.edu.vn) 
Ngày nhận: 06/9/2019 
Ngày phản biện: 20/9/2019 
Ngày duyệt đăng: 28/9/2019 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên các chỉ tiêu snh lý, 
sinh thái cá rô đồng (Anabas testudineus). Phương pháp truyền thống sử dụng bình kính 
nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý được sử dụng cho nghiên cứu này. Đối tượng là cá rô đồng 
khoảng 6-8g được bố trí xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh thái với các ngưỡng độ mặn 0, 3, 
6, 9 (thí nghiệm 1). Thí nghiệm 2 với cá rô đồng sau khi được thuần dưỡng, được bố trí 
ngẫu nhiên với các độ mặn khác nhau gồm 3, 5, 7, 9‰ (nghiệm thức đối chứng 0‰) với 
mật độ 3con/lít. Kết quả ngưỡng nhiệt độ dưới và trên có các giá trị tương ứng là 11,46– 
13,16 0C và 41,70 – 42,0 0C. Khi độ mặn tăng từ 0 đến 9‰, ngưỡng oxy của cá tăng dần từ 
2,93 đến 4,36 mgO2/L và cường độ hô hấp tăng dần từ 0,18 đến 0,28 mgO2/g.giờ. Ngưỡng 
pH trên của cá giảm dần từ 11,93 - 11,03 tương tự ngưỡng pH dưới cũng có xu hướng 
giảm dần (từ 2,8 ở 0‰ đến 2,36 ở độ mặn 9‰). Ở thí nghiệm 2, cá ở nghiệm thức 3‰ có tỷ 
lệ sống 95% và tốc độ tăng trưởng cao nhất (p<0,05) đạt 17,39g. Từ kết quả nghiên cứu 
trên cho thấy cá rô đồng có thể sinh trưởng được trong môi trường có độ mặn khá cao tới 9 
‰ nhưng ở độ mặn 3‰ đạt kết ương nuôi cao nhất. 
Từ khóa: Anabas testudineus, cá rô đồng, độ mặn. 
Trích dẫn: Trần Ngọc Huyền, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Phạm Thị Mỹ Xuân, 2019. Ảnh 
hưởng của độ mặn đến một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng Cá rô đồng 
(Anabas testudineus). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế 
Trường Đại học Tây Đô. 07: 169-184. 
*Ths. Trần Ngọc Huyền, Giảng viên Khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
170 
1. GIỚI THIỆU 
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt nuôi 
rất phổ biến ở vùng ĐBSCL. Đây là loài 
cá đồng có khả năng thích ứng cao với 
môi trường, có thể nuôi với mật độ cao 
với nhiều loại thức ăn khác nhau. (Lê 
Phú Khởi, 2009). Mặc dù, trong một 
nghiên cứu về đa dạng nguồn gen cá rô 
đồng, Dương Thúy Yên và Phạm Thanh 
Liêm đã thu được cá rô đồng trưởng 
thành ở xã Khánh Lâm (Cà Mau) nơi có 
độ mặn tại thời điểm thu mẫu (tháng 
5/2014) là 4,5‰ (Dương Thúy Yên, 
2014). Như vậy, vấn đề đặt ra là cá rô 
đồng có thể nuôi trong môi trường nước 
bị nhiễm mặn hay không. Đặc biệt do 
tác động của biến đổi khí hậu thì 
ĐBSCL là một trong những vùng chịu 
ảnh hưởng nặng nề nhất của sự dâng lên 
nước biển (IMHEN, 2015). Như vậy, sự 
xâm nhập mặn vào vùng nước ngọt có 
thể ảnh hưởng nhất định đến các loài cá 
ngọt nói chung và cá rô đồng nói riêng, 
đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên 
cứu. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu 
nhằm xác định được độ mặn thích hợp 
trong nuôi cá rô đồng - đạt tăng trưởng 
và tỷ lệ sống cao nhất. Kết quả làm cơ 
sở cho việc phát triển nuôi cá rô đồng để 
thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm 
nhập mặn ở ĐBSCL. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Thí nghiệm được tiến hành trên đối 
tượng cá rô đồng (Anabas testudineus) 
giai đoạn cá giống. Khối lượng cá ban 
đầu 6,51 g/con. Cá sau khi mua về được 
ương dưỡng trong bể composite 500 lít 
10 - 15 ngày cho đến khi quen với 
điều kiện sống trong bể và trong môi 
trường nước mới. Khi cá ổn định mới 
tiến hành bố trí thí nghiệm. 
2.2. Nguồn nước thí nghiệm 
Nguồn nước ngọt được dùng trong thí 
nghiệm được lấy từ hệ thống nước máy 
tại Trường Đại học Tây Đô, nước được 
sục khí để loại hết chlorine, có pH 
khoảng 7 - 8. 
Nước mặn dùng để bố trí thí nghiệm 
có độ mặn 70 - 80‰. 
2.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu 
một số chỉ tiêu sinh thái cá rô đồng ở 
độ mặn khác nhau 
Thí nghiệm xác định chỉ tiêu sinh thái 
được tiến hành ở các độ mặn khác nhau 
gồm 4 nghiệm thức. 
Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối 
chứng (nước ngọt) 
Nghiệm thức 2: nghiệm thức 3‰ 
Nghiệm thức 3: nghiệm thức 6‰ 
Nghiệm thức 4: nghiệm thức 9‰ 
Cá được thuần với độ mặn xác định 
bằng cách tăng 1 ‰/ngày cho tới khi đạt 
độ mặn mục tiêu. Khi đạt được độ mặn 
mục tiêu, cá được giữ ổn định ở độ mặn 
đó trong 3 ngày, cho cá ăn 3 ngày/ lần 
(7h, 11h, 17h), cá được cho ăn theo nhu 
cầu. Sau đó tiến hành thí nghiệm xác 
định các chỉ tiêu về ngưỡng oxy, tiêu 
hao oxy, ngưỡng nhiệt độ và ngưỡng 
pH. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh thái cá 
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và 
được lặp lại 3 lần. Cá được thuần với độ 
mặn thể hiện ở Bảng 1. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
171 
Bảng 1. Phương pháp thuần độ mặn trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý 
Nghiệm thức Độ mặn (‰) theo ngày → Kết thúc 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 
NT1 (0‰) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
NT2 (3‰) 1 2 3 3 3 3 3 3 3 3 
NT3 (6‰) 1 2 3 4 5 6 6 6 6 6 
NT4 (9‰) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 9 
2.3.1. Xác định ngưỡng oxy 
Cá bố trí xác định thí nghiệm là cá 
được thuần độ mặn nêu trên. 
Thí nghiệm được bố trí trong bình kín 
hai vòi, cụ thể là cho 4 cá thể vào bình 2 
lít. Sau khi thả cá vào đậy miệng bình 
kín lại không cho không khí lọt vào. 
Quan sát hoạt động của cá cho đến khi 
50% cá trong bình vừa chết thì tiến hành 
thu mẫu nước vào chai nút mài màu nâu 
(không để xuất hiện bọt khí trong lọ), cố 
định mẫu bằng 1 ml KMNO4 và 1 ml 
dung dịch KI – NaOH, đậy nắp lọ, lắc 
đều. Sau đó phân tích mẫu theo phương 
pháp Winkler để xác định ngưỡng oxy. 
Ngưỡng oxy là lượng oxy thấp nhất 
trong đó cá có thể sống được. Đơn vị 
tính mgO2/L hoặc mLO2/L. 
Công thức tính ngưỡng oxy: 
 Vtb * N * 8 * 1000 
DO (mg/L) = 
 Vm 
Chú thích: 
Vtb: thể tích trung bình dung dịch 
Na2S2O3 0,01N (ml) trong các lần 
chuẩn độ 
N: nồng độ đương lượng gram của 
dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng 
8: đương lượng gram của oxy 
1000: hệ số chuyển đổi mg 
Vm: thể tích mẫu nước phân tích (ml) 
2.3.2. Xác định tiêu hao oxy (cường 
độ hô hấp) 
Cá bố trí xác định thí nghiệm là cá 
được thuần độ mặn nêu trên 
Thí nghiệm được bố trí tương tự như 
thí nghiệm xác định ngưỡng oxy. Nhưng 
trước khi thả cá, tiến hành thu mẫu nước 
vào chai nút mài màu nâu rồi cố định 
mẫu nước và tiến hành phân tích hàm 
lượng oxy ban đầu. Thí nghiệm kết thúc 
khi thời gian hàm lượng oxy trong bình 
giảm từ 60 phút đến 120 phút (thông qua 
thí nghiệm thăm dò) so với ban đầu. Thu 
mẫu nước vào chai nút mài màu nâu rồi 
cố định mẫu nước và tiến hành phân tích 
hàm lượng oxy cuối. Tiêu hao oxy là 
lượng oxy cần thiết cung cấp cho cơ thể 
cá trong một đơn vị thời gian. Đơn vị 
tính: mgO2/kg/h. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
172 
Công thức tính tiêu hao oxy: 
 (DOđ – DOc) * (Vb – Vc) 
 CĐHH = 
W * t 
Chú thích: 
O2đ: Lượng oxy ban đầu 
O2c: lượng oxy cuối (lượng oxy sau 
thời gian thí nghiệm trừ đi lượng oxy 
hao hụt trong bình đối chứng) (mg/lít) 
Vb: thể tích bình chứa cá (lít) 
Vc: thể tích cá trong bình (lít) 
t: thời gian thí nghiệm (giờ) 
W: khối lượng cá (g) 
2.3.3. Xác định ngưỡng pH 
Cá bố trí xác định thí nghiệm là cá 
được thuần độ mặn nêu trên 
Xác định ngưỡng trên và ngưỡng 
dưới pH của cá trong điều kiện nhiệt độ 
môi trường tự nhiên thích hợp với cá (26 
0C - 29 0C). Điều chỉnh nước để có giá 
trị pH theo yêu cầu thí nghiệm bằng 
H3PO4 loãng (giảm pH) hoặc NaOH 
loãng (tăng pH). Bố trí thí nghiệm trong 
bình tam giác 1 lít theo trình tự tăng dần 
hoặc giảm dần pH cho từng bình tam 
giác. 
Ngưỡng pH trên: Dùng 3 bình tam 
giác 1 lít số lượng cá là 4 con/lít có cùng 
pH = 7. Tăng pH bằng cách dùng NaOH 
1N cứ 1 giờ tăng lên 0,5 và quan sát hoạt 
động của cá cho đến khi cá chết 50% thì 
ghi nhận lại ngưỡng pH trên (đo pH 
bằng máy đo pH). 
Ngưỡng pH dưới: Dùng 3 bình tam 
giác 1 lít số lượng cá là 4 con/lít có cùng 
pH = 7. Hạ pH bằng cách cho H3PO4 
1N cứ 1 giờ hạ xuống 0,5 pH và quan sát 
hoạt động của cá cho đến khi cá chết 
50% thì ghi nhận lại ngưỡng pH dưới 
(đo pH bằng máy đo pH). 
2.3.4. Xác định ngưỡng nhiệt độ 
Ngưỡng nhiệt độ trên: Cho 4 con cá 
dùng để thí nghiệm vào bình tam giác 2 
lít. Đặt bình tam giác vào thau nước 10 
lít. Tăng nhiệt độ bằng cách dùng nước 
nóng điều chỉnh nhiệt độ gián tiếp qua 
thau đựng bình tam giác chứa cá đến khi 
nước trong thau tăng 10C thì dừng lại, 
sau 30 phút tăng 10C. Quan sát hoạt 
động của cá cho đến khi cá chết 50% thì 
ghi nhận lại nhiệt độ. Trong dụng cụ 
chứa cá có đặt nhiệt kế để theo dõi nhiệt 
độ nước. Nghiệm thức đối chứng trong 
thí nghiệm này là nhiệt độ nước tự nhiên 
không có sự thay đổi nhiệt độ, bố trí 
trong khoảng thời gian bằng với thời 
gian thí nghiệm. 
Ngưỡng nhiệt độ dưới: thí nghiệm 
tiến hành tương tự như ngưỡng nhiệt độ 
trên, nhưng ở ngưỡng nhiệt độ dưới thì 
hạ nhiệt độ bằng cách dùng nước đá điều 
chỉnh nhiệt độ gián tiếp qua thau đựng 
bình tam giác chứa cá đến khi nước 
trong thau hạ xuống 1 0C thì dừng lại, 
sau 30 phút giảm 1 0C và quan sát hoạt 
động của cá cho đến khi cá chết 50% thì 
ghi nhận lại nhiệt độ (đo nhiệt độ bằng 
nhiệt kế). 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
173 
2.4. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ 
mặn khác nhau lên sự tăng trưởng 
của cá rô đồng 
Cá sau khi mua về được ương dưỡng 
trong bể composite 500 lít 10 - 15 ngày 
cho đến khi quen với điều kiện sống 
trong bể và trong môi trường nước mới. 
Khi cá ổn định mới tiến hành bố trí thí 
nghiệm. 
Cá được bố trí trong các thùng xốp 40 
x 60 x 30cm. Độ mặn được tăng dần 
1‰/ngày khi đạt đến độ mặn yêu cầu 
của mỗi nghiệm thức thì tiến hành thí 
nghiệm. Các nghiệm thức được bố trí 
với mật độ 3 con/lít, cá khối lượng trung 
bình 6,15g/con, thời gian ương cá 45 
ngày. 
Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức 
mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. 
Nghiệm thức đối chứng: 0‰ và các 
độ mặn 3,5,7 và 9‰ 
Chăm sóc, quản lý cá ương, thu 
thập số liệu 
Cá thí nghiệm được cho ăn thức ăn 
công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng 
đạm 35% (đạm thô 35,0%, xơ 7,0%, độ 
ẩm 11,0%) cho cá ăn theo nhu cầu và 
cho ăn 2 lần/ ngày (7 giờ và 16 giờ). Cá 
ở các nghiệm thức có cùng chế độ chăm 
sóc và quản lý. Trong quá trình thí 
nghiệm thường xuyên theo dõi hoạt 
động của cá ở các bể ương. Định kỳ 
siphong và thay nước ở các bể thí 
nghiệm 2 ngày/lần, mỗi lần thay 20-30% 
thể tích nước trong bể. Các yếu tố môi 
trường theo dõi là nhiệt độ, pH, oxy, 
được theo dõi 2 lần/ ngày (8h và 14h). 
Đối với chỉ tiêu nhiệt độ được đo bằng 
nhiệt kế, pH và oxy sử dụng bộ test pH, 
oxy (Sera) để xác định giá trị.Trước khi 
bố trí thí nghiệm cân ngẫu nhiên 30 cá 
thể để xác định khối lượng và chiều dài 
trung bình ban đầu. Kết thúc thí nghiệm 
thu toàn bộ số lượng cá ở các bể thí 
nghiệm.Số liệu tăng trưởng của cá được 
thu mẫu và tính toán gồm các chỉ tiêu: tỷ 
lệ sống (SR%), tăng trưởng khối lượng 
(WG), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo 
ngày về khối lượng (DWG). 
2.5. Phương pháp tính toán và xử lý 
số liệu 
Số liệu thu thập được tính giá trị trung 
bình, độ lệch chuẩn và phân tích 
ANOVA để tìm ra sự khác biệt các giá 
trị trung bình của các nghiệm thức bằng 
phần mềm Microsoft Excell và SPSS 
16.0 (ở mức ý nghĩa p=0,05) 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1.So sánh ngưỡng oxy và tiêu hao 
oxy cá rô đồng ở độ mặn khác nhau 
Khả năng chịu đựng với hàm lượng 
oxy hoà tan khác nhau tuỳ theo loài, và 
tuỳ theo điều kiện môi trường. Nhiệt độ 
và độ mặn là hai nhân tố môi trường tác 
động rất lớn đến khả năng hấp thụ oxy 
của sinh vật, khi nhiệt độ thấp kéo theo 
khả năng hấp thụ oxy cũng giảm và độ 
mặn thay đổi cũng tác động đến sinh lý 
hô hấp của cá (Brown, 1991). Kết quả 
nghiên cứu đã cho thấy ngưỡng oxy của 
cá rô đồng cho thấy độ mặn đã tác động 
rất lớn đến nhu cầu oxy của cá. 
Kết quả trình bày Bảng 2 về ngưỡng 
oxy, tiêu hao oxy cá rô đồng cho thấy ở 
nghiệm thức đối chứng (nước ngọt) 
ngưỡng oxy là 2,93 mgo2/l và ngưỡng 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
174 
oxy của cá tăng dần theo sự gia tăng của 
độ mặn. Nếu như ở nghiệm thức đối 
chứng, ngưỡng oxy của cá là 2,93 
mgO2/l. thì ở nghiệm thức 9‰ ngưỡng 
oxy của cá là 4,36 mgO2/l. 
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh 
thành (1994) ngưỡng oxy cá trắm cỏ có 
kích cở khoảng 2 – 3 cm ở nhiệt độ 250C 
và 300C tương ứng lần lượt là 1,92 mg/l 
và 2,05 mg/l. Theo Dương Thúy Yên, 
2003 cá tra có khối lượng 1,14g có 
ngưỡng oxy là 1,63 mg/l và cá basa khối 
lượng 1,22 ngưỡng oxy là 1,88 mg/l. 
Bảng 2. Kết quả nghiên cứu ngưỡng oxy, tiêu hao oxy cá rô đồng ở các độ mặn khác nhau 
Nghiệm thức Ngưỡng Oxy (mgO2/L) Tiêu hao oxy 
(mgO2/g/giờ) 
0‰ 2,93 ± 0,378a 0,18 ± 0,037a 
3‰ 2,28 ± 0,249a 0,19 ± 0,023a 
6‰ 2,77 ± 0,092a 0,23 ± 0,027ab 
9‰ 4,36 ± 0,341b 0,28 ± 0,009b 
Ghi chú: giá trị là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái a, b trong cùng một cột có chữ cái 
khác nhau thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Như vậy, cá sống trong độ mặn càng 
cao nhu cầu oxy càng cao, mặc dù các 
yếu tố môi trường của các nghiệm thức 
tương tự nhau. Stickney (1994) cho rằng 
một vài loài cá sống đáy, đặc biệt những 
loài có thể thở khí trời đều có thể sống 
được trong môi trường có hàm lượng 
oxy hoà tan thấp hơn mức bão hòa oxy 
mà không bị shock và sinh trưởng vẫn 
bình thường. Ngưỡng oxy của cá rô 
đồng trong thí nghiệm này đều cao hơn 
hoặc tương đương lượng oxy tối thiểu 
như các loài cá khác sống bình thường 
dưới ao (3-4ppm) (Phạm Minh Thành, 
Nguyễn Văn Kiểm, 2010). Nguyên nhân 
của vấn đề này có thể cho rằng, ngoài 
tác động của độ mặn, thì vấn đề cá 
không được tiếp xúc với khí trời cũng 
nguyên nhân góp phần làm gia tăng 
ngưỡng oxy của cá. Vì cá rô đồng là loài 
cá có cơ quan hô hấp phụ (mê lộ) cá có 
thể sống, sinh trưởng bình thường trong 
nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn 
1ppm với điều kiện cá được tiếp xúc với 
khí trời thường xuyên (Nguyễn Văn 
Kiểm, Phạm Minh Thành, 2013). 
Theo Brown (1991) độ mặn sẽ tác 
động đến hoạt động sinh lý, đặc biệt là 
khả năng hấp thụ oxy, từ đó sẽ tác động 
đến quá trình trao đổi chất. Độ mặn càng 
cao thì cá cần tiêu tốn nhiều năng lượng 
cho quá trình điều hoà ASTT. 
Qua bảng 2 nhận thấy tiêu hao oxy 
của cá rô đồng cao nhất ở nghiệm thức 
9‰ (0,28 mgO2/g/giờ.) và thấp nhất ở 
nghiệm thức đối chứng 0,18 
(mgO2/g/giờ). 
Kết quả nghiên cứu của Trần Trường 
Giang (2008) trên cá bống kèo và nghiên 
cứu của Huỳnh Hiếu Lộc (2009) trên cá 
bống tượng cho biết khi độ mặn môi 
trường càng tăng thì tiêu hao oxy của cá 
cũng sẽ tăng cao. Theo Nguyễn Văn 
Kiểm, 2004 ngưỡng oxy cá chép giai 
đoạn cá giống là 0, ... 
trong môi trường này cá không hoặc ít tốn 
năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm 
thấu, cá ít bị bệnh. Cá ở nghiệm thức đối 
chứng (nước ngọt) dễ mắc bệnh do một số 
tác nhân gây ra làm ảnh hưởng đến hoạt 
động bắt mồi của cá, từ đó làm giảm tỷ lệ 
sống của cá. 
Tỷ lệ sống cá rô đồng ở nghiệm thức 
9‰ là thấp nhất, nguyên nhân có thể là 
do cá mất quá nhiều năng lượng để điều 
hòa ASTT, trong khi mức độ bắt mồi 
cũng thấp, tổng hợp các yếu tố trên dẫn 
đến sức khỏe của cá suy giảm, khả năng 
đề kháng với các tác nhân gây bệnh 
giảm và cá dễ bị nhiễm bệnh. Thực tế 
trong quá trình nghiên cứu đã ghi nhận 
được cá ở nghiệm thức 9‰ bị bệnh 
nhiều hơn các nghiệm thức khác. 
Theo Zaaim et al (2018) cá rô đồng được 
ương với các độ mặn từ 0; 5;10;15 ‰ qua 
thí nghiệm tác giả đã khẳng định rằng mặc 
dù cá rô có thể sống được đến độ mặn 15‰, 
tuy nhiên để giúp cá có tốc độ tăng trưởng 
tốt và tỷ lệ sống cao thì độ mặn không nên 
vượt quá 10‰. Đồng thời kết quả thí 
nghiệm cũng cho thấy ở độ mặn 5‰ tỷ lệ 
sống cá đạt cao nhất 100%. Còn ở cá rô đầu 
vuông ở 9‰ cho tỷ lệ sống cao nhất (100%) 
và ở độ mặn 12‰ cá có tỷ lệ sống thấp nhất 
là 92,2%. 
Qua các thí nghiệm cho thấy độ mặn 
ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cá. 
Khả năng chịu đựng của cá tùy thuộc và 
khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và 
giới hạn thích ứng của từng loài khác 
nhau. Trong quá trình nghiên cứu đã ghi 
nhận cá chết tập trung ở thời điểm 3 tuần 
sau khi bố trí thí nghiệm. Số lượng cá 
chết trong tuần đầu tiên nhiều nhất là ở 
nghiệm thức 9‰. 
Đặc điểm cá chết ở nghiệm thức 9‰ 
quan sát thấy da khô, mất nhớt và mất 
nước. Hiện tượng này có thể giải thích 
được là khi ở độ mặn càng cao thì nước 
trong cơ thể cá mất càng nhiều. Điều này 
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, 
hoạt động của cá và có thể cá sẽ chết, 
kéo theo tỷ lệ sống ở nghiệm thức này 
thấp. Ngược lại ở các nghiệm thức có độ 
mặn thấp 0‰,3‰ có tỷ lệ sống của cá 
tương đối cao vì khi ở độ mặn này cá 
không phải mất quá nhiều năng lượng 
cho quá trình điều hòa ASTT, năng 
lượng chủ yếu tập trung vào quá trình 
tăng trưởng cũng như không bị ảnh 
hưởng bởi các tác nhân gây bệnh. 
3.4.2. Tăng trưởng về khối lượng 
của cá rô đồng giống ở các độ mặn 
khác nhau 
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của 
cá rô đồng sau 45 ngày nuôi với các độ 
mặn khác nhau được trình bày trong 
Bảng 6. Độ mặn khác nhau cũng ảnh 
hưởng lên sự tăng trưởng khối lượng của 
cá rô đồng. Độ mặn càng tăng thì tăng 
trưởng của cá rô đồng càng giảm. Cao 
nhất là nghiệm thức 3‰ (10,88±2,34 
g/con) kế đến là nghiệm thức đối chứng 
0‰ (9,20 ±1,37 g/con) và có khác biệt ý 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
180 
nghĩa thống kê (p<0,05) so với các 
nghiệm thức còn lại. Khối lượng trung 
bình của cá thấp nhất là nghiệm thức 
9‰ (7,34±1,47 g/con) và khác biệt có ý 
nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 
còn lại. Nghiệm thức 5‰ và 7‰ có khối 
lượng trung bình tương đương nhau lần 
lượt là 8,29 và 8,16 g/con. Theo Dương 
Tuấn (1981), khi độ mặn tăng lên dẫn 
đến sự chênh lệch áp suất thẩm thấu 
giữa môi trường bên trong và môi 
trường bên ngoài cơ thể cá, do đó nước 
trong cơ thể mất đi và lượng muối tăng 
lên làm cho áp suất thẩm thấu của môi 
trường trong cơ thể cá thay đổi lớn, dẫn 
đến sự thay đổi chức năng sinh lý trong 
tế bào cơ thể cá, nhưng khi độ mặn giảm 
thì ngược lại, vì vậy để điều hòa ASTT 
cá cần phải tiêu hao một lượng lớn năng 
lượng. Theo Zaaim et al (2017) ương cá 
rô đồng ở các độ mặn 0; 5; 10; 15‰ kết 
quả sau 3 tháng ương cá tăng thấp nhất ở 
nghiệm thức độ mặn 15‰ (3,27 g/con) 
và cao nhất ở nghiệm thức 5‰ (4,83 
g/con). Theo Faijun Nahar et al (2016) 
ương cá rô đồng ở các độ mặn 
0;3;6;9;12;15‰ trong thời gian 60 ngày. 
Kết quả tốc độ tăng trưởng khối lượng 
SGR (%/ngày) của cá rô đạt cao nhất ở 
nghiệm thức đối chứng 0‰ 
(1,16%/ngày) kế đến là nghiệm thức 3‰ 
(0,99%/ngày) và thấp nhất là ở nghiệm 
thức 15‰ (0,09%/ngày). Trương Thanh 
Trúc, (2012) cho biết tăng trọng của cá 
tra giống thấp nhất ở nghiệm thức có độ 
mặn 18‰ (3,15g/con) và cao nhất ở 
nghiệm thức 10‰ (13,7g/con). Thí 
nghiệm của Trần Thanh Tiến (2012), đã 
thu được tăng trưởng cá lóc ở độ mặn 
3‰ cao nhất (59,86g/con) và thấp nhất ở 
độ mặn 12‰ (40,15g/con), còn ở độ 
mặn 15‰ sau 18 ngày cá chết hoàn 
toàn. 
Qua thí nghiệm trên cho thấy độ mặn 
ảnh hưởng đến tăng trọng của cá nước 
ngọt nói chung và cá rô đồng nói riêng, 
khi nuôi ở độ mặn cao cá tăng trưởng 
thấp. Nguyên nhân có thể là do cá nuôi ở 
môi trường nước mặn tiêu tốn năng 
lượng để điều hòa ASTT nhiều hơn so 
với môi trường nước ngọt và nước có độ 
mặn thấp (Đỗ Thị Thanh Hương và ctv., 
2000). Điều này làm ảnh hưởng đến khả 
năng tiêu hóa thức ăn và bắt mồi của cá 
nên ở môi trường có độ mặn cao cá tăng 
trưởng chậm hơn. 
Bảng 6. Tăng trưởng khối lượng của cá rô đồng trong thí nghiệm 
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các 
chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05) 
NT Wđ (g) Wc (g) WG (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 
NT ĐC 6,51±0,53 15,67±1,69c 9,20± 1,37c 0,15±0,03c 1,45±0,13c 
NT1 6,51±0,53 17,39±2,34d 10,88 ± 2,34d 0,18±0,04d 1,62±0,21d 
NT2 6,51±0,53 14,82±1,71b 8,29 ± 1,71b 0,14±0,03b 1,36±1,71b 
NT3 6,51±0,53 14,70±1,73b 8,16 ± 1,73b 0,14±0,03b 1,34±0,19b 
NT4 6,51±0,53 13,86±1,47a 7,34 ± 1,47a 0,12±0,02a 1,25±0,18a 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
181 
3.4.3. Tăng trưởng chiều dài của cá 
rô đồng ở các độ mặn khác nhau 
Chiều dài của cá được ghi nhận sau 
45 ngày nuôi được thể hiện ở Bảng 7. 
Tương tự như khối lượng, sau 45 ngày 
nuôi đã có sự khác biệt về chiều dài của 
cá ở các nghiệm thức, cao nhất là 
nghiệm thức 3‰ (4,07±0,60 cm/con) và 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 
với các nghiệm thức còn lại. Chiều dài 
trung bình thấp nhất của cá là ở nghiệm 
thức 9‰ với (2,94±0,47 cm/con). Kết 
quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của Quách Thị Hồng Vân 
(2012), cho rằng độ mặn có ảnh hưởng 
lên tăng trưởng chiều dài của cá Chốt 
(Mystus gulio) giai đoạn bột đến 30 ngày 
tuổi. Sự gia tăng về chiều dài của cá cao 
nhất (2,68 cm/con) ở độ mặn 5‰ và 
thấp nhất (2,30 cm/con) ở độ mặn 15‰. 
Tương tự thí nghiệm của Trần Thanh 
Tiến (2012), về ảnh hưởng của độ mặn 
lên tăng trưởng cá lóc ở các độ mặn từ 0 
- 15‰ đã ghi nhận tăng trưởng về chiều 
dài lớn nhất của cá lóc ở độ mặn 3‰ 
(10,51 cm/con) và thấp nhất ở độ mặn 
12‰ (8,78 cm/con). Ở độ mặn 15‰ cá 
chết hoàn toàn sau 18 ngày. 
Tốc độ tăng trưởng theo ngày về 
chiều dài của cá rô đồng giống dao động 
từ 0,049 - 0,070 cm/ngày. Qua Bảng 7 
nhận thấy, tốc độ tăng trưởng chiều dài 
của cá thấp nhất ở nghiệm thức 9‰ 
(0,049 cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p<0,05), ngược lại ở nghiệm 
thức 3‰ tốc độ tăng trưởng về chiều dài 
của cá đạt cao nhất (0,070 cm/ngày) 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 
so với các nghiệm thức khác. Như vậy 
độ mặn càng cao thì tốc độ tăng trưởng 
về chiều dài của cá càng chậm. 
Qua quá trình quan sát và ghi nhận ở 
tuần ương thứ nhất, khả năng bắt mồi 
của cá ở môi trường nước ngọt và 3‰ là 
tốt nhất, điều đó chứng tỏ độ mặn này 
phù hợp với quá trình sống của cá. Các 
nghiệm thức còn lại, mức độ bắt mồi của 
cá kém hơn. Từ tuần ương thứ hai, cá đã 
thích nghi với môi trường, cá ở độ mặn 
5‰ bắt mồi linh hoạt và tốt hơn. Đối với 
nghiệm thức độ mặn 7‰ và 9‰, cá bắt 
mồi rất ít. Điều này giải thích một điều, 
khi ương cá ở độ mặn càng cao thì sự 
phát triển của cá càng giảm do nồng độ 
muối quá cao có ảnh hưởng đến hoạt 
động sống và khả năng bắt mồi của cá. 
Trong môi trường có độ mặn càng cao, 
cá sẽ mất nhiều năng lượng cho quá 
trình điều hòa ASTT từ trữ muối sang 
trữ nước. Nếu thời gian cá sống trong 
môi trường có độ mặn càng cao kéo dài 
sẽ dẫn đến cá bắt mồi kém, bỏ ăn, cá sẽ 
bị suy kiệt về năng lượng dự trữ, từ đó 
tốc độ tăng trưởng của cá sẽ bị chậm lại. 
Ở môi trường có nồng độ muối cao cá 
bắt mồi kém, bỏ ăn từ đó làm sức khỏe 
của cá yếu đi tạo điều kiện cho mầm 
bệnh phát triển, cụ thể ở các nghiệm 
thức có nồng độ muối cao (7‰, 9‰) cá 
bị kí sinh trùng gây cho cá bị bệnh lở 
loét, mất nhớt và bệnh trong thời gian 
kéo dài làm cho cá chết nhiều ở các 
nghiệm thức này. Trong khi đó, các 
nghiệm thức có độ mặn thấp (0‰, 3‰, 
5‰) năng lượng tiêu hao cho quá trình 
điều hòa ASTT thấp, nên năng lượng 
hấp thụ được từ thức ăn chuyển hóa vào 
quá trình tăng trưởng cao, nên các ở các 
nghiệm thức này có tốc độ tăng trưởng 
nhanh, cụ thể ở nghiệm thức 3‰ cá có 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
182 
tốc độ tăng trưởng cao nhất (0,182 
g/ngày), tiếp theo là nghiệm thức 0‰ 
(0,152 g/ngày). Ngoài ra, ở nhóm 
nghiệm thức độ mặn thấp, không gặp 
một số tác nhân gây bệnh trên cá nước 
ngọt. 
Bảng 7. Tăng trưởng chiều dài cá rô đồng 
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có các 
chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Từ kết quả trên cho thấy, độ mặn ảnh 
hưởng rõ rệt đến quá trình tăng trưởng 
và phát triển của cá rô đồng giai đoạn 
giống, độ mặn càng cao thì tỷ lệ sống và 
tăng trưởng của cá càng thấp. Do đó, độ 
mặn từ 0 - 5‰ là khoảng độ mặn phù 
hợp cho sự tăng trưởng cá rô đồng, có 
thể đáp ứng nhu cầu ương nuôi ở vùng 
nước lợ. 
4. KẾT LUẬN 
Trong khoảng độ mặn từ 0 đến 9‰ 
các chỉ tiêu sinh lý như ngưỡng oxy, 
tiêu hao oxy, nhiệt độ, pH của cá giảm 
khi độ mặn tăng.Tỷ lệ sống và tăng 
trưởng của cá rô đồng giảm dần khi độ 
mặn tăng, trong đó tỷ lệ sống, tăng 
trưởng của cá ở nghiệm thức 3‰ cao 
nhất và khác biệt so với các nghiệm 
thức còn lại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brown, 1991. Effect of Salinity 
on Growth, Feed Utilization, and 
Survival of Tilapia rendalli Under 
Laboratory Conditions. Journal of 
Applied Aquaculture, Volume 20, Issue 
4 November 2008, pages 256 –271. 
2. Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn 
Văn Tư. 2010. Một số vấn đề sinh lý cá 
và giáp xác. NXB Nông nghiệp, 152 
trang. 
3. Faijun NaHar, Wahida Haque, 
Dewan Ali Ahsan and MD. Ghulam 
Mustafa, 2016. Effect of salinity 
changes on growth performance and 
survival of climbing perch, anabas 
tesstudines. Dhaka Univ.J. Biol. Sci. 
25(1): 65-73. 
4. Hồ Phương Ngân, 2011. Ảnh 
hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và 
một số chỉ tiêu sinh lý của cá trê vàng lai 
(Clairias macrocephalus × Clarias 
gariepinus) giai đoạn bột lên hương. 
Luận văn tốt nghiệp cao học, ngành nuôi 
trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 
5. Huỳnh Hiếu Lộc, 2009. Ảnh 
hưởng của độ mặn khác nhau lên một số 
chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỉ lệ sống 
của cá Bống Tượng (Oxyeleotris 
Nghiệm thức Lđ (cm) Lc (cm) LG (cm) DLG (cm/ngày) 
NT ĐC (0‰) 4,56±0,49 8,19±0,61c 3,62 ± 0,55c 0,060±0,01c 
NT1 (3‰) 4,56±0,49 8,64±0,97d 4,07 ± 0,60d 0,070±0,02d 
NT2 (5‰) 4,56±0,49 7,87±0,66b 3,30 ± 0,21b 0,055 ±0,01b 
NT3 (7‰) 4,56±0,49 7,67±0,62ab 3,10 ± 0,47ab 0,052±0,03ab 
NT4 (9‰) 4,56±0,49 7,51±0,49a 2,94± 0,47a 0,049 ±0,01a 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
183 
marinoratus) giai đoạn giống. Luận văn 
tốt nghiệp cao học, ngành nuôi trồng 
thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 
6. IMHEN. (Ngày 6 tháng 8, 2015). 
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển 
dâng cho Việt Nam 2009.Viện Khoa học 
Khí Tượng và Biến Đổi Khí Hậu.Truy 
cập từ 
vu/cat52/53/Kich-ban-bien-doi-khi-hau-
nuoc-bien-dang-cho-Viet-Nam 
7. Lã Ánh Nguyệt, 2014. Nghiên 
cứu một số chỉ tiêu sinh học cá thát lát 
còm ( Chitala chitala) giai đoạn phôi, cá 
bột và cá giống. Tạp chí khoa học Đại 
học Cần Thơ 2012: 21b 62 - 67. 
8. Lê Phú Khởi, 2009. Ảnh hưởng 
của độ mặn, pH đến sự phát triển phôi 
và cá bột rô đồng (Anabas testudineus, 
1972). Luận văn cao học. Trường Đại 
học Cần Thơ. 
9. Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải. & 
Nguyễn Anh Tuấn, 2010. Ảnh hưởng 
của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống 
của cá Đối (Liza Subviridis) ương trong 
giai. Tạp chí khoa học số 14. Trường 
Đại học Cần Thơ. 
10. Nguyễn Văn Kiểm, Phạm Minh 
Thành, 2013. Kỹ thuật sản xuất giống 
cá. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 
11. Trang Văn Phước, 2010. Ảnh 
hưởng của độ mặn tới sinh trưởng và 
điều hòa áp suất thẩm thấu cá sặc rằn (T. 
pectoralis). Luận văn thạc sĩ, ngành nuôi 
trồng thủy sản - Đại học Cần thơ. 
12. Trần Thanh Tiến, 2012. Ảnh 
hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của 
cá lóc (Channa striata). Luận văn tốt 
nghiệp đại học - Ngành nuôi trồng thủy 
sản. Khoa Thủy sản - Trường Đại học 
Cần Thơ. 
13. Trần Trường Giang, 2008. Ảnh 
hưởng của độ mặn khác nhau lên sinh lý, 
sinh trưởng cá bống kèo 
(Pseudapocrytes lanceolatus, Bloch 
1801). Luận văn thạc sĩ, ngành nuôi 
trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 
14. Quách Thị Hồng Vân, 2012. Thử 
nghiệm ương cá chốt (Mystus gulio) giai 
đoạn cá bột đến 30 ngày tuổi ở các độ 
mặn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp đại 
học - Ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa 
Sinh học ứng dụng - Trường Đại học 
Tây Đô. 
15. Zaaim Z.; Christianus A.; Ismail 
M.F.S., 2018. Effect of stocking density 
and salinity on the growth and survival 
of golden Anabas fry. Journal of survery 
in Fisheries sciences 4(2) 26-37. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 07 - 2019 
184 
EFFECTS OF SALINITY ON SOME BIOLOGICAL 
CHARACTERISTICS AND GROWTH OF CLIMBING PERCH 
(ANABAS TESTUDINEUS) 
Tran Ngoc Huyen, Nguyen Le Hoang Yen and Pham Thi My Xuan 
 Faculty of Applied Biology, Tay Do University 
(Email: tnhuyen@tdu.edu.vn) 
ABSTRACT 
This study aimed at evaluating the effects of different salinity levels on the biology and 
growth of climbing perch (Anabas testudineus). Experiment based on the common methods 
used to study the biology of fish. The first experiment was Climbing perch fish from 6-8 
g/individual were used for studying the biology with salinity levels from 0, 3, 6, 9 ‰ . The 
second experiment: climbing perchs were acclimated in salinity condition within a suitable 
time and were distributed in 5 treatments including control, 3, 5, 7, 9 ppt of salinity with 
density of 3 fishes/L. The result showed that, the lower and upper temperature tolerance 
fluctuated from 11,46 0C to 13,16 0C and from 41,70 0C to 42,0 0C. The oxygen tolerance 
increased from 2,93 to 4,36 mgO2/L, the oxygen consumption increased from 0,18 to 0,28 
mgO2/g.h. The upper pH tolerance was 11, 93 – 11,03, the lower pH tolerance was 
decreasing from 2,8 to 2,36. Climbing perch fish survived up to 9 ppt of salinity. They had 
a highest survival rates and growth in salinity condition 3 ppt(p<0,05). 
Keywords: Anabas testudineus, climbing perch, salinity. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_do_man_den_mot_so_chi_tieu_sinh_ly_va_tang_tru.pdf