Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio SPP. trong môi trường nước và trên cơ thể tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm ở Quảng Trị

Tóm tắt: Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn

Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 6 ao nuôi

với diện tích 2.500 m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13 ± 2 ‰ và 27 ± 2

‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định

thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. Kết quả cho thấy ở hai nghiệm thức đều có sự xuất hiện

của các loài vi khuẩn như nhau nhưng khác nhau về số lượng. Vào tháng thứ nhất chỉ có 1 loài

(V. alginolyticus), tháng thứ 2 có 2 loài (V. alginolyticus và V. parahaemolyticus) đến tháng thứ 3 và 4 có

3 loài (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi). Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. tăng dần theo

thời gian nuôi và ở môi trường có độ mặn cao số lượng vi khuẩn trong môi trường nước và trên cơ

thể tôm cao hơn ở môi trường có độ mặn thấp (p < 0,05).="" vì="" vậy,="" nuôi="" tôm="" thẻ="" chân="" trắng="" ở="" độ="" mặn="">

thấp có thể hạn chế sự gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp.

Từ khoá: độ mặn, tôm thẻ chân trắng, Vibrio spp.

pdf 8 trang Bích Ngọc 05/01/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio SPP. trong môi trường nước và trên cơ thể tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm ở Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio SPP. trong môi trường nước và trên cơ thể tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm ở Quảng Trị

Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio SPP. trong môi trường nước và trên cơ thể tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm ở Quảng Trị
 Tạp chí Khoa học–Đại học Huế 
ISSN 2588–1191 
Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 155–162 
* Liên hệ: nguyenduyquynhtram@huaf.edu.vn 
Nhận bài: 05–08–2016; Hoàn thành phản biện: 18–08–2016; Ngày nhận đăng: 12–4–2017 
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN THÀNH PHẦN 
VÀ SỐ LƯỢNG VI KHUẨN Vibrio spp. TRONG MÔI TRƯỜNG 
NƯỚC VÀ TRÊN CƠ THỂ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 
NUÔI THƯƠNG PHẨM Ở QUẢNG TRỊ 
Nguyễn Duy Quỳnh Trâm*, Nguyễn Ngọc Phước, Dương Văn Chinh 
Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 
Tóm tắt: Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn 
Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 6 ao nuôi 
với diện tích 2.500 m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13 ± 2 ‰ và 27 ± 2 
‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định 
thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. Kết quả cho thấy ở hai nghiệm thức đều có sự xuất hiện 
của các loài vi khuẩn như nhau nhưng khác nhau về số lượng. Vào tháng thứ nhất chỉ có 1 loài 
(V. alginolyticus), tháng thứ 2 có 2 loài (V. alginolyticus và V. parahaemolyticus) đến tháng thứ 3 và 4 có 
3 loài (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi). Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. tăng dần theo 
thời gian nuôi và ở môi trường có độ mặn cao số lượng vi khuẩn trong môi trường nước và trên cơ 
thể tôm cao hơn ở môi trường có độ mặn thấp (p < 0,05). Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn 
thấp có thể hạn chế sự gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp. 
Từ khoá: độ mặn, tôm thẻ chân trắng, Vibrio spp. 
1 Đặt vấn đề 
Nuôi tôm được xem là một trong những hoạt động quan trọng của nghề nuôi trồng 
thủy sản nhờ tốc độ tăng trưởng năm đạt khoảng 10,3 %. Mặc dù vậy, sự phát triển của 
nghề nuôi tôm đang gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt là dịch bệnh (Valderrama & 
Anderson 2011). Trong những năm trở lại đây, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute 
Hepatopancreatic Necrosis Syndrome–AHPNS) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm 
(Early mortality syndrome–EMS) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra đã gây thiệt 
hại lớn cho nghề nuôi tôm sú và tôm chân trắng trên thế giới và trong nước. Đã có nhiều 
hướng giải quyết nhằm phòng ngừa chủ động dịch bệnh này như nuôi tôm bằng công 
nghệ biofloc (Xu & Pan 2013), nuôi tôm bằng công nghệ nước xanh (Tendencia et al., 2015), 
nuôi tôm kết hợp cá rô phi (Loc et al., 2013), nuôi tôm trong môi trường có độ mặn thấp 
(Ching, et al. 2014; Zorriehzahra and Banaederakhshan, 2015). Trong các hướng nghiên 
cứu trên, việc nuôi tôm bằng nước có độ mặn thấp dường như là giải pháp đơn giản dễ 
thực hiện cho người nuôi tôm. Mặc dầu vậy, chưa có nhiều công trình công bố về số lượng 
cũng như thành phần vi khuẩn Vibrio spp. trong các hệ thống nuôi với độ mặn khác nhau. 
Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến 
sự phát triển của các loài vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng. 
Nguyễn Duy Quỳnh Trâm và CS. Tập 126, Số 3C, 2017 
156 
2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu là các loài vi khuẩn Vibrio; 
- Khách thể nghiên cứu là tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931). 
2.2 Bố trí thí nghiệm 
Sáu ao nuôi với diện tích mỗi ao 2.500 m2 được bố trí ngẫu nhiên vào 2 nghiệm thức 
tương ứng với độ mặn 13 ± 2 ‰ (nghiệm thức 1) và 27 ± 2 ‰ (nghiệm thức 2) với 3 lần lặp 
lại. Độ mặn của nước biển là 27 ± 2 ‰ và điều chỉnh xuống 13 ± 2 ‰ bằng nước ngọt lấy từ 
giếng ngầm. 
Mật độ tôm thả là 250 con/m2 và thời gian nuôi là 120 ngày. Tôm được cho ăn bằng 
thức ăn công nghiệp Hoa Sen theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
2.3 Phương pháp thu và xử lý mẫu 
Mẫu nước 
Tiến hành thu mẫu vào sáng sớm ở 5 vị trí (4 điểm ở góc và 1 điểm ở giữa ao), mẫu 
được thu cách mặt nước 20–30 cm, sau đó trộn đều lấy 250 ml nước đựng trong chai nhựa, 
ghi lại thông tin mẫu. 
Mẫu tôm 
Sử dụng vó đặt ở các điểm khác nhau trong ao để bắt tôm nhằm đảm bảo tính đại 
diện của mẫu. Tôm được bắt 15–20, 10–15, và 5–7 con/lần tương ứng ở tháng đầu tiên, 
tháng thứ hai, và các tháng tiếp theo. Mẫu tôm được cho vào túi nilon có chứa nước và có 
bơm oxy. Tách lấy gan và tụy của tôm để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. 
Các loại mẫu nước và tôm được bảo quản lạnh ở 4 oC và vận chuyển ngay về phòng 
thí nghiệm để phân tích trong vòng 2–3 giờ kể từ lúc thu. Định kỳ thu mẫu 10 ngày/1 lần. 
2.4 Phương pháp xác định thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. 
Để xác định thành phần vi khuẩn Vibrio spp., tiến hành phân lập và định danh vi 
khuẩn dựa vào phương pháp nghiên cứu bệnh vi khuẩn ở cá và động vật thuỷ sản của 
Frerichs & Millar (1993), và Buller (2004). 
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 
Các số liệu thu thập được xử lý thống kê trên phần mềm Minitab 16.2.0, phân tích 
phương sai (ANOVA) 1 nhân tố và kiểm định sau phương sai bằng phương pháp Tukey 
với độ tin cậy 95 %. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3C, 2017 
157 
3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1 Biến động số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước 
 Biến động về số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước theo ngày nuôi 
được trình bày trong Bảng 1. 
Bảng 1. Biến động số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước 
Ngày nuôi 
Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước (CFU/ml) 
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 
1 2,0×101 b ± 1,0×101 8,0×101 a ± 1,7×101 
10 1,0×102 b ± 2,7×101 5,0×102 a ± 7,6×101 
20 2,2×102 b ± 4,4×101 1,2×103 a ± 2,6×102 
30 1,0×102 b ± 1,0×101 1,3×103 a ± 2,0×102 
40 3,1×102 b ± 1,7×101 1,5×103 a ± 2,6×102 
50 1,7×102 b ± 3,6×101 1,8×103 a ± 1,0×102 
60 3,0×102 b ± 1,7×101 3,6×103 a ± 4,6×102 
70 8,2×102 b ± 1,0×101 4,0×103 a ± 2,6×102 
80 6,7×102 b ± 7,0×101 7,8×103 a ± 8,2×102 
90 8,0×102 b ± 2,7×101 1,3×104 a ± 3,6×102 
100 7,4×102 b ± 3,5×101 6,4×104 a ± 4,0×103 
110 9,0×102 b ± 4,4×101 9,8×104 a ± 2,0×103 
120 1,1×103 b ± 6,2×101 1,0×105 a ± 2,0×103 
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái a, b khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05). 
Bảng 1 cho thấy số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong nước ở nghiệm thức 1 dao động 
trong khoảng 2×101–1,1×103 CFU/ml, còn nghiệm thức 2 dao động trong khoảng 8×101–
1×105 CFU/ml. Kết quả này cho thấy số lượng Vibrio spp. ở nghiệm thức 1 luôn thấp hơn 
nghiệm thức 2 từ 10 đến 100 lần; điều này có thể do độ mặn thấp đã làm ức chế sự phát 
triển của vi khuẩn Vibrio spp. 
Ở nghiệm thức 1, số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trung bình ở các ao khảo sát có 
khuynh hướng tăng dần từ 2×101 CFU/ml đến 2,2×102 CFU/ml trong 20 ngày đầu, sau đó 
tăng không ổn định cho đến cuối vụ nuôi với giá trị cực đại 1,1×103 CFU/ml. Nguyên nhân: 
khi nuôi tôm ở nước độ mặn thấp (13 ± 2 ‰), đây là độ mặn không nằm trong khoảng 
thích hợp cho vi khuẩn Vibrio spp. phát triển, trong tháng nuôi thứ 2, trời mưa nhiều làm 
cho độ mặn trong ao giảm, sau đó nước biển được cấp vào ao cộng thêm nhiệt độ tăng 
nước bốc hơi nhanh làm cho độ mặn lại tăng lên, việc tăng giảm độ mặn không ổn định có 
thể là nguyên nhân ức chế vi khuẩn Vibrio spp. làm cho số lượng Vibrio spp. tăng giảm 
không ổn định; trong khi ở nghiệm thức 2, khi nuôi tôm trong nước có độ mặn cao (27 ± 2 
‰), đây là độ mặn nằm trong khoảng thích hợp cho nhiều loài vi khuẩn trong đó có 
Vibrio spp.; do đó, sự biến động độ mặn do trời mưa, cấp nước và nhiệt độ tăng giảm 
từ 1–2 ‰ chưa đủ gây sốc để làm ức chế chúng nên số lượng Vibrio spp. luôn ổn định 
và tăng dần cho đến cuối vụ nuôi. 
Nguyễn Duy Quỳnh Trâm và CS. Tập 126, Số 3C, 2017 
158 
 Ở nghiệm thức 2, số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trung bình ở các ao khảo sát tăng 
dần từ đầu đến cuối vụ nuôi và số lượng Vibrio spp. có khuynh hướng tăng cao vượt quá 
103 CFU/ml ở tháng nuôi cuối. Nguyên nhân có thể do sự tích lũy chất thải của tôm và thức 
ăn dư thừa tích lũy trong suốt quá trình thí nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Vibrio spp. 
phát triển. Kết quả này cho thấy việc nuôi tôm ở độ mặn thấp làm giảm số lượng vi khuẩn 
Vibrio spp. trong hệ thống ao nuôi. Nhìn chung, số lượng vi khuẩn ở nghiệm thức 2 là cao 
và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ở nghiệm thức 1 (p < 0,05). Bảng 1 cho thấy số lượng 
vi khuẩn Vibrio spp. ở nghiệm thức 1 vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng ở nghiệm 
thức 2 số lượng Vibrio spp. đã vượt quá giới hạn này. Tuy nhiên, số lượng vi khuẩn Vibrio 
spp. không phải hoàn toàn là nguyên nhân gây bệnh nên tôm vẫn phát triển tốt đến cuối 
thí nghiệm. 
3.2 Biến động số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trên cơ thể tôm 
Bảng 2 cho thấy số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trên tôm ở nghiệm thức 1 dao động 
trong khoảng 3×101–2,8×103 CFU/g, còn nghiệm thức 2 dao động trong khoảng 9×101–
1,3×105 CFU/g. Số lượng Vibrio spp. ở nghiệm thức 1 luôn thấp hơn nghiệm thức 2 từ 10 
đến 100 lần. 
Ở nghiệm thức 1, số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trung bình ở các ao khảo sát có 
khuynh hướng tăng dần từ 3×101 đến 1,6×102 CFU/g trong 20 ngày đầu, 40 ngày tiếp theo 
số lượng biến động tăng giảm không ổn định từ 1,2×102 đến 5,6×102 CFU/g và sau đó tăng 
dần đến cuối vụ, nhưng số lượng cao nhất không vượt quá 103 CFU/g. Ở nghiệm thức 2, số 
lượng vi khuẩn Vibrio spp. trung bình ở các ao khảo sát tăng dần từ đầu đến cuối vụ nuôi 
và số lượng Vibrio spp. có khuynh hướng tăng cao vượt quá 103 CFU/g ở 40 ngày nuôi 
cuối. Nhìn chung, mật độ khuẩn ở nghiệm thức 2 có số lượng tăng cao và khác biệt có ý 
nghĩa thống kê so với ở nghiệm thức 1 (p < 0,05). 
Bảng 2. Biến động số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trên cơ thể tôm 
Ngày nuôi 
Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trên cơ thể tôm (CFU/g) 
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 
1 3,0×101 b ± 1,0×101 9,0×101 a ± 2,7×101 
10 8,0×101 a ± 2,7×101 1,2×102 a ± 2,7×101 
20 1,6×102 b ± 3,5×101 3,2×102 a ± 3,6×101 
30 1,2×102 b ± 2,7×101 7,6×102 a ± 4,6×101 
40 3,6×102 b ± 3,6×101 2,2×103 a ± 4,6×102 
50 2,1×102 b ± 2,7×101 3,2×103 a ± 4,0×102 
60 5,6×102 b ± 4,0×101 7,6×103 a ± 4,6×102 
70 7,2×102 b ± 3,5×101 8,1×103 a ± 5,3×102 
80 9,8×102 b ± 2,7×101 1,0×104 a ± 9,2×102 
90 1,1×103 b ± 4,0×101 2,4×104 a ± 3,6×103 
100 1,3×103 b ± 2,0×101 8,1×104 a ± 2,0×103 
110 2,0×103 b ± 1,0×102 1,6×105 a ± 8,7×103 
120 2,8×103 b ± 1,0×102 1,3×105 a ± 3,6×103 
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái a, b khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05). 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3C, 2017 
159 
3.3 Biến động thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước 
Biến động thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước theo ngày 
nuôi được trình bày trong bảng 3. Kết quả cho thấy thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. ở 
hai nghiệm thức đều như nhau gồm 3 loài: V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi. 
Thành phần loài Vibrio spp. ở hai nghiệm thức nuôi có sự gia tăng theo thời gian nuôi; ở 
tháng nuôi đầu chỉ xuất hiện 1 loài là V. alginolyticus; sang tháng thứ 2, ngoài V. 
alginolyticus còn có thêm V. parahaemolyticus; tháng thứ 3 và 4 có 3 loài gồm V. alginolyticus, 
V. parahaemolyticus và V. harveyi. 
Bảng 3. Biến động thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước 
N
g
à
y
 n
u
ô
i Thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước (CFU/ml) 
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 
V. alginilyticus 
V. parahaemo- 
lyticus 
V. harveyi V. alginilyticus 
V. parahae- 
molyticus 
V. harveyi 
1 2,0×101 b± 1,0×101 
8,0×101 a ± 8,0×100 
 10 1,0×102 b± 2,0×101 
5,0×102 a ± 5,0×101 
 20 2,2×102 b± 5,3×101 
1,2×103 a ± 2,0×102 
 30 1,0×102 b± 1,0×101 
1,3×103 a ± 3,6×102 
 40 2,7×102 b± 2,0×101 4,0×101d±2,0×101 
1,4×103 a ± 2,8×102 1,5×102 c±4,0×101 
 50 1,4×102 b± 4,6×101 3,0×101 d±1,0×101 
1,5×103 a ± 1,5×102 3,0×102 c±8,5×101 
 60 2,5×102 b± 4,0×101 5,0×101 d±2,0×101 
3,1×103 a ± 4,6×102 5,0×102 c±1,1×102 
 70 6,0×102 b± 9,0×101 1,0×102 d±1,7×101 1,2×102 f± 1,0×101 2,8×103 a ± 4,0×102 6,0×102 c±1,1×102 6,0×102e±8,0×101 
80 5,0×102 b± 8,5×101 7,0×101 d±3,6×101 1,0×102 f± 2,0×101 5,0×103 a ± 8,5×102 8,0×102 c±5,0×101 2,0×103e±5,6×102 
90 5,9×102 b± 1,0×102 7,0×101 d±2,0×101 1,4×102 f± 4,6×101 9,2×103 a ± 4,6×102 1,0×103 c±1,0×102 2,3×103e±4,6×102 
100 5,5×102 b± 2,0×101 8,0×101 d±1,7×101 1,1×102 f± 4,6×101 4,3×104 a ± 3,0×103 8,0×103 c±8,5×102 1,0×104e±7,2×102 
110 6,3×102 b± 3,0×101 1,0×102 d±3,0×101 1,7×102 f± 5,6×101 6,9×104 a ± 7,6×103 9,0×103 c±1,1×103 1,6×104e±2,0×103 
120 8,0×102 b± 9,5×101 1,2×102 d±1,7×101 1,8×102 f± 4,0×101 7,1×104 a ± 6,0×103 1,0×104 c±9,0×102 1,7×104e±4,0×103 
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng của từng loại vi khuẩn có các chữ cái a, b, c, d, e, f khác nhau thể hiện 
sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Thành phần loài Vibrio spp. ở hai nghiệm thức nuôi là như nhau, nhưng biến động 
số lượng các loài lại khác nhau. Số lượng V. alginolyticus ở cả 2 nghiệm thức nuôi trong 
các tháng nuôi là cao nhất, sau đó đến V. harveyi và thấp nhất là V. parahaemolyticus. Số 
lượng Vibrio spp. ở nghiệm thức 2 cao hơn nghiệm thức 1. Cụ thể , số lượng vi khuẩn 
Vibrio spp. ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 dao động lần lượt như sau: 
V. alginolyticus từ 2×101 đến 8×102 CFU/ml và từ 8×101 đến 7,1×104 CFU/ml; 
V. parahaemolyticus từ 3×101 đến 1,2×102 CFU/ml và từ 1,5×102 đến 1×104 CFU/ml; 
V. harveyi từ 1×102 đến 1,8×102 CFU/ml và từ 6×102 đến 1,7×104 CFU/ml. 
 Số lượng vi khuẩn ở nghiệm thức 2 luôn lớn hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so 
với ở nghiệm thức 1 (p < 0,05). 
Sở dĩ V. alginolyticus xuất hiện với số lượng cao nhất vì đây là loài chủ yếu trong số 
những loài Vibrio spp. đã phân lập được trên tôm và nhuyễn thể. Một số tác giả khác, khi 
Nguyễn Duy Quỳnh Trâm và CS. Tập 126, Số 3C, 2017 
160 
nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm của Vibrio spp. trên tôm sú (P. monodon), đã kết luận rằng trong 
số các loài Vibrio spp. thì V. alginolyticus là loài chiếm ưu thế; sau đó đến V. harveyi, 
V. parahaemolyticus và một số loài khác. Theo De la Pẽna et al. (2001) thì V. harveyi được coi 
là loài hiện diện với tỷ lệ cao trong các ao nuôi tôm ở Philipine, với tỉ lệ 65,5 % (Huervana 
et al, 2006) và loài này cũng được một số tác giả khác kết luận là tác nhân quan trọng gây 
ra tỷ lệ chết cao cho ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Theo Wong et al. 
(1999), Ronald và Santos (2001) thì hầu hết hải sản ở các vùng nhiệt đới đều bị nhiễm 
V. parahaemolyticus với tỷ lệ 20–70 % do nhiệt độ nước cao nên loài này xuất hiện quanh 
năm (Zulkifli et al., 2009). 
3.4 Biến động thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. trên cơ thể tôm 
Bảng 4 cho thấy thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. ở trên cơ thể tôm ở hai nghiệm 
thức tương tự trong môi trường nước, gồm 3 loài: V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và 
V. harveyi. Thành phần loài Vibrio spp. ở hai nghiệm thức nuôi có sự gia tăng theo thời gian 
nuôi, ở tháng nuôi đầu chỉ xuất hiện 1 loài là V. alginolyticus, sang tháng thứ 2 có 2 loài là 
V. alginolyticus và V. parahaemolyticus; tháng thứ 3 và 4 có 3 loài là V. alginolyticus, 
V. parahaemolyticus và V. harveyi. 
Bảng 4. Biến động thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. trên cơ thể tôm 
N
g
à
y
n
u
ô
i 
Thành phần loài vi khuẩn Vibrio spp. trên cơ thể tôm (CFU/g) 
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 
V. alginilyticus 
V. parahae- 
molyticus 
V. harveyi V. alginilyticus 
V. parahae- 
molyticus 
V. harveyi 
1 3,0×101b ±1,0×101 
9,0×101a ±2,0×101 
 10 8,0×101a ±2,0×101 
1,2×102a ±1,7×101 
 20 1,6×102b ±5,6×101 
3,2×102a ±1,0×101 
 30 1,2×102b ±2,0×101 
7,6×102 ±6,6×101 
 40 3,2×102b ±4,6×101 4,0×101d ±2,0×101 
1,9×103 a±6,6×101 3,0×102 c ±5,0×101 
 50 1,9×102b ±3,0×101 2,0×101d ±1,0×101 
2,7×103a ±7,0×102 5,0×102 c ±8,5×101 
 60 5,2×102b ±4,6×101 4,0×101d ±1,0×101 
7,0×103a ±5,6×102 6,0×102 c ±6,2×101 
 70 6,0×102b ±5,6×101 5,0×101d ±1,7×101 7,0×101f± 3,0×101 7,0×103a ±5,2×102 6,0×102 c ±6,1×101 7,0×102 e ±8,2×101 
80 8,2×102b ±2,0×101 7,0×101 ± 1,0×101 9,0×101f± 4,6×101 7,2×103a ±1,1×103 8,0×102 c ±1,3×102 1,2×103 e ±8,1×101 
90 9,2×102b ±5,3×101 8,0×101d ±1,0×101 1,0×102f± 2,0×101 8,0×103a ±7,0×102 2,0×103 c ±3,6×102 5,0×103 e ±9,9×102 
100 1,1×103b ±8,5×101 9,0×101d ±2,7×101 1,2×102f± 1,7×101 6,0×104a ±1,1×104 7,0×103 c ±1,1×103 1,0×104 e ±1,9×103 
110 1,7×103b ±1,5×102 1,1×102 ± 1,7×101 1,6×102f± 3,6×101 1,4×105a ±1,1×104 8,0×103 ± 8,7×102 1,3×104 e ±7,0×102 
120 2,3×103b ±2,7×102 2,0×102 ± 5,6×101 3,0×102f± 2,7×101 1,0×105a ±1,2×104 9,0×103 ± 3,6×102 1,6×104 e ±1,4×103 
Thành phần loài Vibrio spp. ở hai nghiệm thức nuôi là như nhau, nhưng biến động 
số lượng các loài lại khác nhau. Số lượng V. alginolyticus ở cả 2 nghiệm thức đều cao trong 
suốt quá trình nuôi, sau đó đến V. harveyi và thấp nhất là V. parahaemolyticus. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Orozco và cs. (2007). 
 Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 dao động lần lượt 
như sau: V. alginolyticus từ 3×101 đến 2,3×103 CFU/g và từ 9×101 đến 1,36×105 CFU/g; 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 3C, 2017 
161 
V. parahaemolyticus từ 2×101 đến 2×102 CFU/g và từ 3×102 đến 9×103 CFU/g; V. harveyi từ 
7×101 đến 3×102 CFU/g và từ 7×102 đến 1,6×104 CFU/g. 
So sánh sự sai khác số lượng của từng loại vi khuẩn giữa 2 nghiệm thức cho thấy số 
lượng vi khuẩn ở nghiệm thức 2 luôn lớn hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so 
với ở nghiệm thức 1. 
Vi khuẩn Vibrio spp. có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường nước biển và thường 
được tìm thấy cả trên bề mặt ngoài cũng như những tổ chức bên trong của những cá thể 
tôm khỏe. Chúng trở thành tác nhân cơ hội khi cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể bị suy 
giảm hay bị stress do sự biến động của các yếu tố môi trường. 
5 Kết luận 
Thành phần các loài vi khuẩn Vibrio spp. phân lập được trong môi trường nước và 
trên cơ thể tôm ở cả hai nghiệm thức như nhau, gồm 3 loài: V. alginolyticus, V. harveyi và 
V. parahaemolyticus. Thành phần loài Vibrio spp. ở hai nghiệm thức nuôi có sự gia tăng theo 
thời gian nuôi, ở tháng nuôi đầu chỉ xuất hiện 1 loài là V. alginolyticus, sang tháng thứ 2 có 
2 loài là V. alginolyticus và V. parahaemolyticus; tháng thứ 3 và thứ 4 có 3 loài là 
V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi. Thành phần loài Vibrio spp. ở hai nghiệm 
thức nuôi là như nhau, nhưng biến động số lượng các loài lại khác nhau. Số lượng 
V. alginolyticus là cao nhất, sau đó đến V. harveyi và thấp nhất là V. parahaemolyticus. 
Tài liệu tham khảo 
1. Ching C., Portal J., Salinas A. (2014), Low-salinity culture water controls vibrios in shrimp 
post larvae, The Global Aquaculture Advocate Magazine, 26–27. 
2. Huervana F. H., De la Cruz J. J. Y., Caipang C. M. A. (2006), Inhibition of luminous 
Vibrio harveyi by green water obtained from tank culture of tilapia, Oreochromis 
mossambicus, Acta Ichthyologica et piscatoria, 36(1), 17–23. 
3. Loc H. T, Fitzsimmons, M. K & Lightner, D. V. (2013), Effects of tilapia in controling 
the Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease ( AHPND)–Aquacultural Engineering 
Society–Biofloc Technology Working Group, Workshop on Biofloc Technology and 
Shrimp Diseases, December 9–10, 2013, Ho Chi Minh City, Vietnam. 
4. Orozco L. N., Félix E. A., Ciapara I. H., Flores R. J., Cano R. (2007), Pathogenic and 
non pathogenic Vibrio species in aquaculture shrimp ponds, Rev Latinoam Microbiol, 
49, 60–67. 
5. Tendencia, E. A., Bosma, R. H., Verdegem, M. C. J., & Verreth, J. A. J. (2015), The 
potential effect of greenwater technology on water quality in the pond culture of 
Penaeus monodon Fabricius, Aquaculture Research, 46(1), 1–13. 
Nguyễn Duy Quỳnh Trâm và CS. Tập 126, Số 3C, 2017 
162 
6. Valderrama D., Anderson J. L. (2011), Shrimp production review. Global Outlook for 
Aquaculure Leadership, Shrimp production survey: Issues and Challenges, Santiago, 
Chile, November, 6–9. 
7. Xu W. J., Pan L. Q. (2013), Enhancement of immune response and antioxidant status 
of Litopenaeus vannamei juvenile in bioflocs-based culture tanks manipulating high 
C/N ratio of feed input, Aquaculture, (412–413): 117–124. 
8. Zorriehzahra M. J., Banaederakhshan, R. (2015). Early mortality syndrome (EMS) as 
new emerging threat in shrimp industry, Advances in Animal and Veterinary Sciences, 
3(2s), 64–72. 
9. Zulkifli Y., Alitheen N. B, Son R., Yeap S. K., Lesley M. B., Raha A. R. (2009), 
Identification of Vibrio parahaemolyticus isolates by PCR targeted to the toxR gene 
and detection of virulence genes, International Food Research Journal, 16, 289 –296. 
EFFECT OF SALINITY ON SPECIES COMPOSITION 
AND NUMBER OF Vibrio spp. IN WATER ENVIRONMENT 
AND ON WHITE-LEG SHRIMP CULTURED 
IN QUANG TRI PROVINCE 
Nguyen Duy Quynh Tram*, Nguyen Ngoc Phuoc, Duong Van Chinh 
University of Agriculture and Forestry, Hue University 
Abstract: This study evaluated the effect of salinity on the species composition and number 
of Vibrio spp. in water and on the body of white-leg shrimp cultured in Quang Tri 
province. Six ponds with an area of 2,500 m2 each have been allocated in a completely 
random design with two treatments: 13 ± 2 ‰ and 27 ± 2 ‰ salinity with 3 replicates. 
Water and shrimp samples were collected in 10-day intervals up to 120 days of culture to 
determine the species composition and the number of Vibrio spp. The results showed that 
in both treatments there were the same bacterial species with different numbers. In the first 
month, there was only one species (V. alginolyticus), and there were two species (V. 
alginolyticus and V. parahaemolyticus) and three species (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus 
and V. harveyi) in the second and third month, respectively. The Vibrio spp. number 
increases with the cultured time; and in high salinity, the number of bacteria in the water 
environment and on the shrimp body was higher than that in the low-salinity environment 
(p < 0.05). Therefore, culturing white-leg shrimp in the low-salinity water can limit the 
pathogenicity of Vibrio spp. 
Keywords: salinity, Vibrio spp., white-leg shrim 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_do_man_den_thanh_phan_va_so_luong_vi_khuan_vib.pdf