Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris Marmoratus) giai đoạn 1 đến 3 tháng tuổi

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ và độ mặn khác nhau lên tăng

trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng để làm cơ sở xây dựng quy trình ương đối tượng

này, đồng thời góp phần đa dạng hóa các đối tượng cho nghề nuôi cá vùng nước lợ ven

biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm về (i) ảnh hưởng của

mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng và (ii) ảnh hưởng của độ mặn

lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng. Ở thí nghiệm thứ nhất, cá bống tượng cỡ

535±4,19 mg được ương với 3 nghiệm thức mật độ là 1 con/L (NT1); 2 con/L (NT2) và 3

con/L (NT3). Cá được ương trong hệ thống bể composite 35 lít. Kết quả sau hai tháng ương

cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 94,4 -95,6% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các

nghiệm thức. Tăng trưởng của cá nhanh nhất ở mật độ 1 con/L, khác biệt có ý nghĩa giữa

các nghiệm thức. Trong thí nghiệm hai, cá bống tượng cỡ 575±3,13 mg được ương với 3

nghiệm thức độ mặn là 5‰ (NT1); 10‰ (NT2) và 15‰ (NT3). Kết quả sau hai tháng ương

cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 95,5-97,8%, khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)

giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên ở các độ mặn 5‰ và 10‰ cá tăng trưởng nhanh hơn so

với cá ương ở độ mặn 15‰, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).>

Từ khóa: Cá bống tượng, độ mặn, mật độ, tăng trưởng, tỷ lệ sống.

pdf 13 trang Bích Ngọc 05/01/2024 3200
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris Marmoratus) giai đoạn 1 đến 3 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris Marmoratus) giai đoạn 1 đến 3 tháng tuổi

Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris Marmoratus) giai đoạn 1 đến 3 tháng tuổi
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
98 
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN LÊN TĂNG TRƯỞNG 
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmoratus) 
GIAI ĐOẠN 1 ĐẾN 3 THÁNG TUỔI 
Trần Ngọc Tuyền1 và Nguyễn Văn Triều2 
1Khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô 
2Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ 
(Email: tntuyen@tdu.edu.vn) 
Ngày nhận: 13/7/2018 
Ngày phản biện: 29/8/2018 
Ngày duyệt đăng: 03/10/2018 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ và độ mặn khác nhau lên tăng 
trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng để làm cơ sở xây dựng quy trình ương đối tượng 
này, đồng thời góp phần đa dạng hóa các đối tượng cho nghề nuôi cá vùng nước lợ ven 
biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm về (i) ảnh hưởng của 
mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng và (ii) ảnh hưởng của độ mặn 
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng. Ở thí nghiệm thứ nhất, cá bống tượng cỡ 
535±4,19 mg được ương với 3 nghiệm thức mật độ là 1 con/L (NT1); 2 con/L (NT2) và 3 
con/L (NT3). Cá được ương trong hệ thống bể composite 35 lít. Kết quả sau hai tháng ương 
cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 94,4 -95,6% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các 
nghiệm thức. Tăng trưởng của cá nhanh nhất ở mật độ 1 con/L, khác biệt có ý nghĩa giữa 
các nghiệm thức. Trong thí nghiệm hai, cá bống tượng cỡ 575±3,13 mg được ương với 3 
nghiệm thức độ mặn là 5‰ (NT1); 10‰ (NT2) và 15‰ (NT3). Kết quả sau hai tháng ương 
cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 95,5-97,8%, khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) 
giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên ở các độ mặn 5‰ và 10‰ cá tăng trưởng nhanh hơn so 
với cá ương ở độ mặn 15‰, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Từ khóa: Cá bống tượng, độ mặn, mật độ, tăng trưởng, tỷ lệ sống. 
Trích dẫn: Trần Ngọc Tuyền và Nguyễn Văn Triều, 2018. Ảnh hưởng của mật độ và độ 
mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) 
giai đoạn 1 đến 3 tháng tuổi. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, 
Trường Đại học Tây Đô. 04: 98-110. 
*Thạc sĩ Trần Ngọc Tuyền, Giảng viên Khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
99 
1. GIỚI THIỆU 
Trong những năm qua, nghề nuôi tôm 
nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long đã 
gặp không ít khó khăn về chất lượng con 
giống, môi trường, mầm bệnh, giá bán 
sản phẩm không ổn định Vì vậy, việc 
xác định các đối tượng nuôi mới có giá 
trị kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp hơn so 
với nuôi tôm sú trong tình hình hiện nay 
là vấn đề rất cấp bách. Một trong những 
đối tượng nuôi mới mà các hộ dân sống 
ở vùng nước lợ ven biển đặc biệt quan 
tâm là cá bống tượng. 
Cá bống tượng là loài cá có kích 
thước lớn nhất trong họ cá bống sống 
trong thủy vực nước ngọt và là loài cá có 
giá trị kinh tế đặc trưng phân bố ở khu 
vực Đông Nam Á. Chúng xuất hiện ở 
nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia, 
Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt 
Nam. Hiện nay, cá bống tượng được 
đánh giá là một trong những loài cá có 
hiệu quả kinh tế và có triển vọng phát 
triển ở vùng nước lợ. Tuy nhiên, vấn đề 
trở ngại của người nuôi cá bống tượng là 
chưa biết được cá giống thích ứng được 
với môi trường nước lợ mặn ở độ mặn 
nào. Bên cạnh đó, mật độ ương đối 
tượng này ở giai đoạn cá giống chưa 
được xác định rõ ràng. Vì vậy, nghiên 
cứu được thực hiện nhằm xác định mật 
độ và độ mặn phù hợp ảnh hưởng đến 
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống 
tượng giai đoạn ương cá giống. Kết quả 
đạt được của nghiên cứu có thể góp phần 
bổ sung thông tin kỹ thuật về ương cá 
bống tượng, góp phần đa dạng hóa các 
đối tượng cho nghề nuôi cá vùng nước 
lợ ven biển ở Đồng bằng sông Cửu 
Long. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Hệ thống thí nghiệm và nguồn 
cá 
Hệ thống thí nghiệm được thực hiện 
trên hệ thống bể composite với thể tích 
35 lít/bể. Bể được rửa sạch sau đó cấp 
nước vào với mức nước 30 lít/bể. Hệ 
thống thí nghiệm được đặt trong nhà, có 
mái che và được sục khí liên tục. Trong 
mỗi bể đều có đặt lưới cước đen làm giá 
thể cho cá trú ẩn. 
Nguồn cá thí nghiệm là cá bống tượng 
1 tháng tuổi được mua từ trại cá giống 
Bảy Nhiều, Phường 8, thành phố Cà Mau. 
Cá đã được ương trong môi trường nước 
lợ 5‰ từ khi hết noãn hoàng. Cá thí 
nghiệm được chọn đều cỡ, khỏe mạnh, 
không bị xây xát và không nhiễm bệnh. 
2.2. Bố trí thí nghiệm 
2.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu 
ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng 
và tỷ lệ sống của cá 
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn 
ngẫu nhiên gồm 03 nghiệm thức, mỗi 
nghiệm thức được lặp lại ba lần. Cá 
bống tượng cỡ 535±4,19 mg/con được 
thả ương cùng độ mặn 5‰ trong thời 
gian hai tháng. Cá ở các nghiệm thức 
được ương với các mật độ lần lượt là: 1 
con/L (NT1); 2 con/L (NT2) và 3 con/L 
(NT3). 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
100 
2.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu 
ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng 
và tỷ lệ sống của cá 
Thí nghiệm được bố trí trong thời 
gian hai tháng, cá được thả cùng mật độ 
1 con/L. Khối lượng cá được thả ương là 
575±3,13 mg/con với ba nghiệm thức ở 
độ mặn khác nhau: 5‰ (NT1); 10‰ 
(NT2) và 15‰ (NT3), mỗi nghiệm thức 
được lặp lại ba lần. Trước tiên, bố trí thí 
nghiệm cùng nguồn nước 5‰ cho cả 3 
nghiệm thức. Sau đó, tăng dần độ mặn 
của nước ở 2 nghiệm thức 2 và 3 lên 2‰ 
mỗi ngày. 
2.3. Cách chăm sóc và quản lý hệ 
thống thí nghiệm 
Cá được cho ăn thỏa mãn nhu cầu, 
mỗi ngày cho cá ăn 4 lần vào các thời 
điểm 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ và 19 giờ. 
Thức ăn sử dụng trong hệ thống thí 
nghiệm là trùn chỉ (giun đỏ, sống trong 
nước ngọt thuộc họ Tubifex, lớp 
Oligochaeta). Thành phần hóa học của 
trùn chỉ bao gồm: 47,0% protein; 18,9% 
lipid; 20,5% carbohydrate; 10,8% tro và 
2,70% xơ. Trùn chỉ được cắt nhỏ và rửa 
sạch máu trước khi cho cá ăn. Thức ăn 
thừa được siphon sau khi cá ăn no ở mỗi 
lần cho ăn. Trong quá trình thí nghiệm, 
nước trong hệ thống ương cá được thay 
1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và thay 
khoảng 30% thể tích nước trong mỗi bể. 
Bổ sung vào bể lượng nước mới có độ 
mặn tương ứng với độ mặn theo nghiệm 
thức thí nghiệm. 
2.4. Phương pháp thu và phân tích 
số liệu 
Chỉ tiêu về môi trường: Các yếu tố 
như nhiệt độ và pH được ghi nhận 2 
lần/ngày (lúc 6 giờ và 14 giờ). Đối với 
nhiệt độ nước, đặt nhiệt kế trược tiếp vào 
bể, giữ nhiệt kế vài phút trong nước, quan 
sát và ghi nhận kết quả. Đối với pH nước 
sử dụng bộ test pH (Sera) để kiểm tra. 
Rửa lọ thật sạch, lấy 10 ml nước mẫu 
được thu ngẫu nhiên trong mỗi bể. Tiếp 
theo, nhỏ 2 giọt dung dịch thuốc thử vào 
lọ và lắc đều, để yên và chờ trong 2 phút 
sau đó dùng bảng màu để so màu và ghi 
nhận lại kết quả. 
Chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: 
Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được xác 
định khối lượng trung bình bằng cách 
cân (độ chính xác 0,01g) ngẫu nhiên 30 
cá thể. Kết thúc thí nghiệm, thu toàn bộ 
số lượng cá ở các bể ương và cân khối 
lượng từng cá thể để đánh giá ảnh hưởng 
của mật độ và độ mặn lên cá bống 
tượng. Các kết quả được ghi nhận gồm 
tăng trưởng về khối lượng của cá; tỷ lệ 
sống của cá và sự phân hóa sinh trưởng 
theo khối lượng. 
Tỷ lệ sống (Survival Rate, SR): 
SR (%) = (Số cá thể thu/số cá thể thả 
ương) x 100 
Tăng trưởng khối lượng (Weight 
Growth, WG) 
WG (mg) = Wc - Wđ 
Tăng trưởng khối lượng theo ngày 
(Daily Weigth Growth, DWG) 
DWG (mg/ngày) = (Wc - Wđ)/T 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
101 
Tốc độ tăng trưởng tương đối 
(%/ngày) (Specific Growth Rate, 
SGR) 
SGR (%/ngày) = 100 x (lnWc) - 
(lnWđ)/T 
Chú thích: Wđ, Wc lần lượt là khối 
lượng cá thả ương và thu hoạch (mg). 
T là thời gian thực hiện thí nghiệm 
(ngày). 
Các số liệu được tính toán giá trị 
trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh sự 
khác biệt giữa trung bình các nghiệm 
thức bằng cách phân tích ANOVA một 
nhân tố và phép thử LSD. Phân tích 
thống kê được thực hiện bằng phần mềm 
Statistica 5.0. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Ảnh hưởng của mật độ lên tăng 
trưởng và tỷ lệ sống của cá 
3.1.1. Các yếu tố môi trường thí 
nghiệm 
Nhiệt độ và pH nước trong hệ thống 
bể ương cá bống tượng với các mật độ 
khác nhau được thể hiện ở Bảng 1. 
Bảng 1. Biến động nhiệt độ, pH nước khi ương cá ở mật độ khác nhau 
Chỉ tiêu Buổi 
Nghiệm thức 
1 con/L 2 con/L 3 con/L 
Nhiệt độ (oC) 
Sáng 26,9±0,10 27,0±0,04 26,3±0,06 
Chiều 28,8±0,05 28,9±0,02 28,7±0,06 
pH 
Sáng 7,53±0,01 7,52±0,01 7,55±0,02 
Chiều 7,58±0,01 7,57±0,01 7,61±0,02 
Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. 
Từ số liệu được ghi nhận ở Bảng 1, 
nhiệt độ nước trong bể giữa các nghiệm 
thức tương đối ổn định và chênh lệch 
không đáng kể. Nhiệt độ trung bình 
trong ngày dao động 26,3±0,06 oC đến 
28,9±0,02 oC. Theo Dương Nhựt Long 
(2003), cá bống tượng có thể sống trong 
khoảng nhiệt độ dao động 15-41,5 oC và 
nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26-32 oC. 
Như vậy, với giá trị nhiệt độ ghi nhận 
được (Bảng 1) trong quá trình thí 
nghiệm hoàn toàn phù hợp cho sự phát 
triển của cá bống tượng. 
Trong quá trình thí nghiệm, pH nước 
dao động trong khoảng 7,52±0,01 đến 
7,61±0,02 (Bảng 1). Theo Trương Quốc 
Phú và ctv., (2006), khoảng pH thích 
hợp cho sự phát triển của cá thường dao 
động từ 6,50-9,00. Như vậy, từ các giá 
trị pH nước ghi nhận được không gây 
bất lợi cho sự phát triển của cá. 
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ ương 
lên tăng trưởng của cá 
Khi ương cá với các mật độ khác 
nhau thì tăng trưởng khối lượng trung 
bình, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc 
độ tăng trưởng đặc biệt của cá ở các 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
102 
nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống 
kê (p<0,05) (Bảng 2). Nghiệm thức cá 
có tăng trưởng khối lượng trung bình, 
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ 
tăng trưởng đặc biệt đều đạt giá trị lớn 
nhất ở mật độ 1 con/L lần lượt là: 1.653 
mg; 29,5 mg/ngày; 2,52 %/ngày. Tuy 
nhiên, khi ương cá với mật độ 2 con/L 
hoặc 3 con/L thì cá tăng trưởng chậm 
hơn. Kết quả trên khẳng định cá tăng 
trưởng chậm hơn khi ương với mật độ 
dầy. Điều này được giải thích do cá 
bống tượng là loài có tập tính rình mồi 
và không tập trung thành đàn nên ở mật 
độ ương dầy cá bắt mồi kém hơn, từ đó 
tăng trưởng của cá chậm lại. 
Bảng 2. Tăng trưởng khối lượng của cá ở mật độ ương khác nhau 
Mật độ WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) 
NT1: 1 con/L 1.653±11,5a 29,5±0,21a 2,52±0,01a 
NT2: 2 con/L 1.303±13,4b 23,3±0,24b 2,20±0,01b 
NT3: 3 con/L 1.061±13,5c 19,0±0,24c 1,95±0,02c 
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về 
thống kê (p< 0,05). WG: Tăng trưởng khối lượng; DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về 
khối lượng; SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng. 
Theo kết quả nghiên cứu trước đây thì 
mật độ là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng 
đến tốc độ tăng trưởng và các hoạt động 
của cá (Refsite and Kittelsen, 1976). 
Theo nghiên cứu của Tiêu Minh Luân 
(2010) thì mật độ ảnh hưởng lên tăng 
trưởng của cá bống tượng giai đoạn cá 
bột lên cá giống, cá tăng trưởng nhanh 
nhất ở mật độ 250 con/m2 và chậm nhất 
ở 750 con/m2. Mặt khác, Trzebiatowski 
et al., (1981) cũng khẳng định khi ương 
cá Salmo gairdneri với mật độ thấp thì 
cho tăng trưởng nhanh hơn mật độ cao. 
Theo Ngô Sang và ctv., (2011), cá nâu 
(Scatophagus argus) có khối lượng 
5,50±0,01 g/con được nuôi với 3 mật độ: 
5 con/m2; 7 con/m2 và 10 con/m2 thì tăng 
trưởng của cá sau khi kết thúc thí 
nghiệm tỷ lệ nghịch với mật độ nuôi. 
Tuy nhiên, đối với loài cá Brycon 
cephalus, khi ương cá giống ở mật độ 
cao sẽ cho kết quả tốt hơn (Gomes et al., 
2000). Mặt khác, theo Lê Quốc Việt và 
ctv., (2010) nuôi cá đối (Liza subviridis) 
có khối lượng 2,12 g/con với các mật độ: 
10, 20, 30 và 40 con/m3 thì tăng trưởng 
của cá đạt cao nhất là 128,3 mg/ngày ở 
nghiệm thức 40 con/m3. Như vậy, kết 
quả thể hiện mỗi loài cá có khả năng 
thích ứng với các mật độ khác nhau là 
do đặc diểm phân bố và tập tính dinh 
dưỡng, thậm chí có những loài cùng một 
họ nhưng mật độ thích hợp cho ương 
nuôi cũng khác nhau (Sampaio et al., 
2001). 
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ lên 
phân hóa sinh trưởng của cá 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
103 
Khối lượng của cá trong các nghiệm 
thức được phân làm 3 nhóm: nhóm cá 
nhỏ có khối lượng dưới 1.680 mg; nhóm 
cá trung bình có khối lượng từ 1.680 mg 
đến 2.030 mg và nhóm lớn có khối 
lượng trên 2.030 mg (Bảng 3). 
Bảng 3. Sự phân hóa sinh trưởng của cá 
Nghiệm thức 
mật độ 
Tỷ lệ (%) theo nhóm khối lượng của cá 
 2.030 mg 
NT1: 1 con/L 0,00 0,00 100 
NT2: 2 con/L 0,00 100 0,00 
NT3: 3 con/L 83,3 16,7 0,00 
Xét nhóm cá lớn có khối lượng trên 
2.030 mg, ở mật độ 1 con/L chiếm tỷ lệ 
100%, nhưng ở mật độ 2 và 3 con/L 
không có cá thể thuộc nhóm này (Bảng 
3). Điều này được giải thích ở mật độ 
thưa, cá có cơ hội bắt mồi nhanh hơn và 
sử dụng thức ăn hiệu quả hơn vì tập tính 
của cá bống tượng là rình mồi. Ở hai 
nghiệm thức còn lại do cá được ương 
với mật độ dầy hơn nên cá bắt mồi kém 
hơn. Ngược lại, xét nhóm cá nhỏ có khối 
lượng dưới 1.680 mg, chỉ duy nhất ở 
nghiệm thức 3 con/L cá xuất hiện với tỷ 
lệ rất cao (83,3%). Kết quả phù hợp với 
nhận định của El-Sayed et al., (2002) tốc 
độ tăng trưởng của cá giảm khi mật độ 
ương càng tăng. 
Khối lượng trung bình và hệ số biến 
động (CV) của cá bống tượng sau 2 
tháng ương ở các mật độ khác nhau 
được ghi nhận ở Bảng 4. 
Bảng 4. Khối lượng trung bình và hệ số biến động (CV) của cá 
Mật độ Khối lượng trung bình (mg) Hệ số biến động (CV) 
NT1: 1 con/L 2.118±11,5a 0,005 
NT2: 2 con/L 1.838±13,4 b 0,007 
NT3: 3 con/L 1.596±13,5 c 0,008 
CV: hệ số biến động (tỷ lệ giữa độ lệch và khối lượng cá) 
Khối lượng của cá lúc kết thúc thí 
nghiệm (Bảng 4) dao động trong khoảng 
1.596-2.118 mg/con và có sự khác biệt 
thống kê (p<0,05) giữa ba nghiệm thức. 
Cá đạt khối lượng cao nhất (2.118±11,5 
mg/con) ở mật độ 1 con/L và thấp nhất 
(1.596±13,5 mg/con) ở mật độ 3 con/L. 
Hệ số biến động (CV) ở 1 con/L thấp 
nhất (0,005) và cao nhất (0,008) ở 3 
con/L. Kết quả này khẳng định khi ương 
cá bống tượng với mật độ cao (2 và 3 
con/L) thì cá tăng trưởng không đều so 
với ương cá ở mật độ thấp (1 con/L). 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
104 
Tóm lại, khi ương cá ở mật độ khác 
nhau thì sự phân hóa sinh trưởng cũng 
khác nhau. Mật độ ảnh hưởng đến sự 
tăng trưởng của cá, mật độ càng cao thì 
cá phát triển càng chậm và kéo theo sự 
phân hóa sinh trưởng của cá (Dambo 
and Rana, 1993). 
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ ương 
lên tỷ lệ sống 
Tỷ lệ sống của cá bống tượng sa ... c nhau 
Tỷ lệ sống của cá bống tượng ở ba 
mật độ đều đạt mức cao và tương đương 
nhau, dao động từ 94,4-95,6% (Hình 1), 
không khác biệt có ý nghĩa. Kết quả này 
khác với nghiên cứu của Tiêu Minh 
Luân (2010) về ảnh hưởng của mật độ 
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá 
bống tượng giai đoạn cá bột lên cá giống 
trong ao nuôi so sánh giữa250 con/m2, 
500 con/m2, 750 con/m2 thì tỷ lệ sống 
của cá giảm khi tăng mật độ ương. Theo 
Trang Văn Phước và ctv., (2012), ương 
cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) giai 
đoạn cá hương lên cá giống với các mật 
độ 200, 300 và 400 và 500 con/m3 thì tỷ 
lệ sống của cá khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p>0,05), tỷ lệ sống đạt 
cao nhất (89,3%) ở nghiệm thức 200 
con/m3 và thấp nhất (71,5%) ở nghiệm 
thức 400 con/m3. 
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên 
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá 
3.2.1. Các yếu tố môi trường thí 
nghiệm 
Nhiệt độ nước trong hệ thống bể ương 
cá bống tượng dao động từ 26,7±0,38 oC 
đến 28,9±0,09 oC; pH dao động trong 
khoảng 7,51±0,01 đến 7,56±0,03 (Bảng 
5). Như vậy, các yếu tố nhiệt độ và pH 
đều nằm trong khoảng thích hợp đối với 
sự phát triển của cá bống tượng. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
105 
Bảng 5. Biến động nhiệt độ, pH nước khi ương cá ở độ mặn khác nhau 
Chỉ tiêu Buổi 
Nghiệm thức 
5‰ 10‰ 15‰ 
Nhiệt độ (oC) 
Sáng 27,2±0,28 26,7±0,38 26,9±0,29 
Chiều 28,8±0,11 28,9±0,09 28,6±0,09 
pH 
Sáng 7,52 ±0,02 7,51±0,01 7,51±0,01 
Chiều 7,56±0,03 7,55±0,02 7,55±0,01 
Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. 
3.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá 
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá bống tượng khi ương với các độ 
mặn khác nhau được trình bày trong Bảng 6. 
Bảng 6. Tăng trưởng khối lượng của cá ở độ mặn khác nhau 
Độ mặn WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) 
NT1: 5‰ 1.794±8,50a 32,0±0,15a 2,53±0,01a 
NT2: 10‰ 1.502±12,5b 26,8±0,22b 2,29±0,01b 
NT3: 15‰ 1.088±13,5c 19,4±0,24c 1,90±0,01c 
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa về 
thống kê (p< 0,05). WG: Tăng trưởng khối lượng; DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về 
khối lượng; SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng. 
Tăng trưởng khối lượng của cá khi 
kết thúc thí nghiệm (Bảng 6) dao động 
trong khoảng 1.088-1.794 mg/con và có 
sự khác biệt thống kê (p<0,05) giữa ba 
nghiệm thức. Cá đạt khối lượng cao nhất 
ở 5‰ (1.794±8,50 mg/con) và thấp nhất 
ở 15‰ (1.088±13,5 mg/con). Ngoài ra, 
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày 
(DWG) và tăng trưởng đặc biệt (SGR) 
về khối lượng của cá ở các nghiệm thức 
dao động từ 19,4-32,0 mg/ngày và 1,90-
2,53%/ngày. Các chỉ tiêu DWG và SGR 
đều đạt giá trị cao nhất ở 5‰ và thấp 
nhất ở 15‰. Điều này cũng được khẳng 
định sự tăng trưởng nhanh của một số 
loài cá nước ngọt ở độ mặn dưới hoặc 
ngang bằng điểm đẳng áp. Theo Huỳnh 
Hiếu Lộc (2009), ở độ mặn 10‰ áp suất 
thẩm thấu máu ở cá bống tượng tương 
đương với áp suất thẩm thấu môi trường 
(292 mOsm/kg) và cá tăng trưởng nhanh 
nhất ở độ mặn 5‰. Theo Đỗ Thị Thanh 
Hương và Ngô Tú Trinh (2013), ở độ 
mặn 12‰ áp suất thẩm thấu máu ở cá 
lóc tương đương với áp suất thẩm thấu 
môi trường (323 mOsm/kg) và cá tăng 
trưởng nhanh nhất ở độ mặn 3‰. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
106 
Độ mặn đóng vai trò quan trọng đối 
với cá do chúng phải duy trì hàm lượng 
muối hòa tan trong cơ thể ở mức độ ổn 
định. Thông qua quá trình điều hòa áp 
suất thẩm thấu, cá phải tiêu hao năng 
lượng để duy trì mức độ này. Mỗi loài cá 
đều có một độ mặn thích hợp để sống và 
tăng trưởng. Cá cần phải duy trì nồng độ 
muối cần có trong cơ thể để đáp ứng các 
nhu cầu sinh lý của cơ thể. Áp suất thẩm 
thấu tăng khi cá sống trong môi trường 
nước có độ mặn tăng. Các muối trong 
nước làm thay đổi bản chất hóa học tự 
nhiên của nước đồng thời thay đổi áp 
suất thẩm thấu lên cá và cá phải liên tục 
thay đổi các hoạt động sinh lý để duy trì 
thành phần hóa học của cơ thể để chống 
lại sự thay đổi của áp suất thẩm thấu. 
Qua kết quả về sự tăng trưởng khối 
lượng cho thấy ở nghiệm thức có độ 
mặn thấp (5‰) thì cá bống tượng tăng 
trưởng nhanh hơn cá ở nghiệm thức có 
độ mặn cao (15‰). Khi độ mặn trong 
môi trường sống trên 15‰ (Huỳnh Hiếu 
Lộc, 2009) thì cá bống tượng phải mất 
nhiều năng lượng để điều hòa áp suất 
thẩm thấu và ion cơ thể bằng cách giữ 
lại nước và thải ion ra khỏi cơ thể qua 
mang là chính. 
3.2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên 
phân hóa sinh trưởng của cá 
Tỷ lệ phân hóa khối lượng của cá 
bống tượng khi ương với độ mặn khác 
nhau được ghi nhận ở Bảng 7. 
Bảng 7. Phân hóa sinh trưởng của cá ương ở độ mặn khác nhau 
Độ mặn 
Tỷ lệ (%) theo nhóm khối lượng của cá 
 2.210 mg 
NT1: 5 ‰ 0,00 0,00 100 
NT2: 10 ‰ 0,00 81,6 18,4 
NT3: 15 ‰ 100 0,00 0,00 
Từ số liệu được ghi nhận ở Bảng 7, độ 
mặn của môi trường sống có ảnh hưởng 
rất lớn đến tốc độ tăng trưởng về khối 
lượng của cá. Khối lượng của cá trong các 
nghiệm thức được phân làm 3 nhóm: 
nhóm cá nhỏ có khối lượng dưới 1.840 
mg; nhóm cá trung bình có khối lượng từ 
1.840 mg đến 2.210 mg và nhóm có lớn 
khối lượng trên 2.210 mg. 
Xét nhóm cá lớn có khối lượng trên 
2.210 mg, ở nghiệm thức 5‰ chiếm tỷ lệ 
cao nhất là 100%, kế đến là nghiệm thức 
10‰ chiếm 18,4% và không có sự xuất 
hiện của nhóm cá lớn ở nghiệm thức 15‰. 
Xét nhóm cá nhỏ có khối lượng dưới 
1.840 mg, ở nghiệm thức 15‰ chiếm đến 
100% và không có sự xuất hiện nhóm cá 
này ở 5‰ và 10‰. Điều này được giải 
thích, ở độ mặn từ 5-10‰ cá bống tượng 
không phải mất nhiều năng lượng cho 
điều hòa áp suất thẩm thấu nên cá sẽ tăng 
trưởng nhanh và đều cỡ hơn. Tuy nhiên, ở 
độ mặn 15‰ (NT3), cá phát triển chậm lại 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
107 
nguyên nhân là do cá phải sử dụng năng 
lượng nhiều hơn cho các hoạt động; đặc 
biệt là hoạt động điều hòa áp suất thẩm 
thấu giữa cơ thể cá và môi trường. 
Khối lượng trung bình và hệ số biến 
động (CV) của cá bống tượng sau hai 
tháng ương ở các độ mặn khác nhau được 
ghi nhận ở Bảng 8. 
Bảng 8. Khối lượng trung bình và hệ số biến động (CV) của cá 
Độ mặn Khối lượng trung bình (mg) Hệ số biến động (CV) 
NT1: 5‰ 2.369±8,50a 0,003 
NT2: 10‰ 2.077±12,5b 0,006 
NT3: 15‰ 1.663±13,5c 0,008 
CV: hệ số biến động (tỷ lệ giữa độ lệch và khối lượng cá) 
Khối lượng của cá khi kết thúc thí 
nghiệm (Bảng 8) dao động trong khoảng 
1.663-2.369 mg/con và có sự khác biệt 
thống kê (p<0,05) giữa ba nghiệm thức. 
Cá đạt khối lượng cao nhất ở 5‰ 
(2.369±8,50 mg/con) và thấp nhất ở 
15‰ (1.663±13,5 mg/con). Hệ số biến 
động (CV) ở 5‰ thấp nhất (0,003) và 
cao nhất (0,008) 15‰. Kết quả này 
khẳng định cá ít phân hóa sinh trưởng về 
khối lượng khi ương ở độ mặn hợp lý. 
3.2.4. Ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ 
lệ sống của cá 
Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá ở 
ba nghiệm thức khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p>0,05), đạt từ 95,5% 
(ở 15‰) đến 97,8% (ở 5‰) (Hình 2). 
Riêng nghiệm thức độ mặn 15‰, số 
lượng cá hao hụt nhiều hơn là do ở độ 
mặn này thì áp suất thẩm thấu và ion cơ 
thể cá thấp hơn môi trường nên các ion 
từ môi trường nước bên ngoài xâm nhập 
liên tục vào cơ thể làm cho áp suất thẩm 
thấu và ion bên trong cơ thể cá tăng lên. 
Để thích nghi và tồn tại được cá phải tốn 
nhiều năng lượng cho việc điều hòa áp 
suất thẩm thấu và thải ion ra môi trường 
ngoài. Thời gian đầu cơ thể cá điều hòa 
chưa tốt nên chưa thích nghi được nhưng 
thời gian sau khi thuần độ mặn đến 15‰ 
khoảng một tuần thì cá đã thích nghi và 
không chết. Kết quả này cũng phù hợp 
với kết quả nghiên cứu trên cá sặc rằn 
của Trang Văn Phước (2010), cá được 
ương nuôi ở các độ mặn 0, 5, 7, 9, 11, 
13‰ thì tỷ lệ sống của cá sau 4 tuần 
ương sẽ giảm khi độ mặn tăng. Mặt 
khác, theo Huỳnh Hiếu Lộc (2009), tỷ lệ 
sống của cá bống tượng ở nghiệm thức 
5‰ là cao nhất tiếp đến là nghiệm thức 
độ mặn 10‰. Theo Lê Phú Khởi (2010), 
tỷ lệ sống của cá rô đồng đạt cao nhất 
khi ở độ mặn 3‰ (52,7%) và thấp nhất ở 
15‰ (2,70%). Khi nuôi cá lóc ở các độ 
mặn từ 0-12‰, sau 90 ngày tỷ lệ sống 
của cá đạt 83,8% ở độ mặn 9‰ (Đỗ Thị 
Thanh Hương và Ngô Tú Trinh, 2013). 
Nồng độ muối có ảnh hưởng trực tiếp 
đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu 
của tôm cá. Khi nồng độ muối trong môi 
trường sống của thủy sinh vật tăng hay 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
108 
giảm ngoài sự thích ứng của tôm, cá thì 
chúng sẽ bị sốc làm ảnh hưởng đến tỷ lệ 
sống và tăng trưởng của cá, tôm. Điều 
này giải thích ở nghiệm thức 15‰ tỷ lệ 
sống của cá bống tượng có khuynh 
hướng thấp hơn so với các nghiệm thức 
5‰ và 10‰. Như vậy, ở độ mặn 5‰ 
đến 15‰, cá vẫn thích nghi được và có 
tỷ lệ sống rất cao (95,5-97,8%). 
Hình 2. Tỷ lệ sống của cá Bống tượng khi ương ở độ mặn khác nhau 
4. KẾT LUẬN 
Tỷ lệ sống của cá bống tượng không 
thay đổi có ý nghĩa khi ương mật độ 1-3 
con/L nước (94,4-95,6%). Tuy nhiên, 
tăng trưởng của cá đạt cao nhất là ở mật 
độ 1 con/L và thấp nhất ở mật độ 3 
con/L sau 2 tháng thí nghiệm. 
Cá bống tượng sống được trong nước 
ngọt và nước lợ, cá có khả năng sống tốt 
ở độ mặn trong khoảng 5-15‰. Tỷ lệ 
sống của cá không ảnh hưởng có ý 
nghĩa, chỉ có khuynh hướng đạt cao ở độ 
mặn 5‰ và thấp hơn ở 15‰. Tuy nhiên, 
tăng trưởng của cá đạt cao nhất là ở độ 
mặn 5‰ và chậm nhất ở độ mặn 15‰ 
sau 2 tháng thí nghiệm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dambo W. B. and Rana, K. J., 
1993. Effect of stocking density on 
growth and survival of Oreochromis 
niloticus (L.) fry in the hatchery. 
Aquaculture Research, Volume 24, Issue 
1: Page 71 - 80. 
2. Dương Nhựt Long, 2003. Kỹ thuật 
nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy sản - 
Trường đại học Cần Thơ. 
3. Đỗ Thị Thanh Hương và Ngô Tú 
Trinh, 2013. Ảnh hưởng của độ mặn lên 
điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng 
trưởng của cá Lóc (Channa striata). Tạp 
chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ. 
Trang 247 - 254. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
109 
4. El-Sayed, A. F. M., 2002. Effects 
of stocking density and feeding levels on 
growth and feed efficiency of Nile 
tilapia (Oreochromis niloticus) fry. 
Aquaculture Research, Volume 33, Issue 
8. Page 621 - 626. 
5. Gomes, L. C., 2000. Effects of 
stocking density on water quality and 
growth of larvae of the matrinxa, Brycon 
cephalus. Aquaculture, Amsterdam, 
Volume 183. Page 73 - 81. 
6. Huỳnh Hiếu Lộc, 2009. Ảnh hưởng 
của độ mặn khác nhau lên một số chỉ 
tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỷ lệ sống cá 
Bống tượng giai đoạn giống. Luận văn 
cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. 
Khoa Thủy sản - Trường đại học Cần 
Thơ. 
7. Lê Phú Khởi, 2010. Ảnh hưởng của 
độ mặn, pH đến sự phát triển phôi và cá 
bột rô đồng (Anabas testudineus). Luận 
văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng 
thủy sản. Khoa Thủy sản - Trường đại 
học Cần Thơ. 
8. Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và 
Nguyễn Anh Tuấn, 2010. Ảnh hưởng 
của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống 
của cá Đối (Liza subviridis) . Tạp chí 
Khoa học Trường đại học Cần Thơ. 
Trang 205 - 212. 
9. Ngô Sang, Nguyễn Văn Thắng, 
Phan Xuân Tú, Phan Văn Đạt, Hoàng 
Nghĩa Mạnh, 2011. Ảnh hưởng của mật 
độ nuôi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của 
cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 
1766). Trường đại học Nông Lâm Huế. 
10. Refstie, T and Kittelsen, A., 1976. 
Effects of density on growth and 
survival of artificial Atlantic salmon. 
Aquaculture, Amsterdam, Volume 8. 
Page. 319 - 326. 
11. Sampaio, L.A., Ferreira. A.H and 
Tesser. M.B, 2001. Effects of stocking 
density on laboratory rearing of mullet 
fingerlings (Mugil platanus Gunther, 
1980). Acta Scientiarum. Maringa, 
Volume 23. Page 471 - 475. 
12. Tiêu Minh Luân, 2010. Ảnh 
hưởng của thức ăn và mật độ lên tăng 
trưởng và tỷ lệ sống của cá Bống tượng 
(Oxyeleotris marmoratus, Bleeker) giai 
đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học 
ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy 
sản - Trường đại học Cần Thơ. 
13. Trang Văn Phước, 2010. Nghiên 
cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau 
tới sự sinh trưởng và điều hòa áp suất 
thẩm thấu cá sặc rằn (Trichogaster 
pectoralis Regan, 1910). Luận văn tốt 
nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy 
sản. Khoa Thủy sản - Trường đại học 
Cần Thơ. 
14. Trang Văn Phước, Trương Minh 
Chuẩn và Trần Thị Thu Thủy, 2012. 
Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng 
trưởng và tỷ lệ sống của cá Sặc rằn 
(Trichogaster pectoralis) ương trong 
giai từ cá hương lên cá giống tại Kiên 
Giang. Trang 228 - 235. 
15. Trzebiatowski, R., 1981. Effects 
of stocking density on growth and 
survival of rainbow trout (Salmo 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 04 - 2018 
110 
gairdneri). Aquaculture, Amsterdam, 
Volume 22. Page 289 - 295. 
16. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê 
Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 
2006. Quản lý chất lượng nước nuôi 
trồng thủy sản. Khoa Thủy sản - Trường 
đại học Cần Thơ. 
EFFECT OF DENSITIES AND SALINITIES ON GROWTH AND 
SURVIVAL RATE OF SAND GOBY FISH (Oxyeleotris marmoratus) 
FINGERLINGS IN 1 TO 3 MONTH-OLD STAGE 
Tran Ngoc Tuyen1 and Nguyen Van Trieu2 
1Faculty of Applied Biology, Tay Do University 
 2Faculty of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University 
(Email: tntuyen@tdu.edu.vn) 
ABSTRACT 
This study was aimed to evaluate the effects of different densities and salinities on the 
growth and survival rate of sand goby fish (Oxyeleotris marmoratus) to provide a basic 
information on culture techniques and contribute to the diversification of fish species for 
brackish water aquaculture in the Mekong Delta. The study included two experiments on (i) 
the effect of stocking densities on growth and survival rate of sand goby fish and (ii) the 
effect of salinities on growth and survival of this species. In the first experiment, fish 
(535±4,19 mg) were stocked at 3 density treatments including 1 fish/L (T1), 2 fish/L (T2) 
and 3 fish/L (T3). Fish was nursed in 35L composite tank system. The results after two 
months showed that survival of fish was fluctuated from 94,4 to 95,6%, significantly 
different (p> 0.05) among treatments. Weight gain of fish was highest in the treatment 1 
fish/L, significantly different (p<0.05) from the other treatments. In the second experiment, 
the fish (575±3,13 mg) was reared with 3 salinity treatments of 5‰ (T1); 10‰ (T2) and 
15‰ (T3). The results after two months indicated that survival rate of fish fluctuated from 
95,5 to 97,8% which was not significantly different among treatments. However, weight 
gain of fish at the salinity of 5‰ and 10‰ were higher than that of fish reared at the 
salinity of 15‰, significantly different. 
Keysword: Density, growth, Oxyeleotris marmoratus, salinity, survival rate. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mat_do_va_do_man_len_tang_truong_va_ty_le_song.pdf