Áp dụng pháp luật quản trị công ty đối với ngân hàng thương mại cổ phần - Thực trạng pháp luật và một số vấn đề đặt ra
Đặc thù của hoạt động quản trị ngân hàng thương mại cổ phần
(NHTMCP) liên quan đến cấp độ vi mô (các ngân hàng đơn lẻ) và
vĩ mô (sự ổn định hệ thống tài chính). Quản trị NHTMCP cần phải
hướng tới mục tiêu tăng cường sự ổn định của thị trường tài chính
thay vì chỉ quan tâm đến tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông. Tuy
nhiên, vấn đề quản trị công ty nói chung và đối với NHTMCP nói
riêng còn khá mới và đặt ra nhiều vấn đề đối với Việt Nam, trong đó
có khuôn khổ pháp luật về quản trị công ty. Trong phạm vi bài viết,
tác giả đề cập đến quá trình phát triển quan niệm về quản trị công ty
tại Việt Nam, đánh giá khuôn khổ pháp luật và những vấn đề đặt ra
từ thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công ty đối với NHTMCP
ở Việt Nam hiện nay, là cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện khuôn
khổ pháp luật và nâng cao vai trò quản trị các NHTMCP Việt Nam.
Từ khóa: Pháp luật quản trị công ty, ngân hàng thương mại cổ phần
Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng pháp luật quản trị công ty đối với ngân hàng thương mại cổ phần - Thực trạng pháp luật và một số vấn đề đặt ra
44 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 Áp dụng pháp luật quản trị công ty đối với ngân hàng thương mại cổ phần: Thực trạng pháp luật và một số vấn đề đặt ra CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Bùi Hữu Toàn Ngày nhận: 24/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 12/02/2018 Ngày duyệt đăng: 22/03/2018 Đặc thù của hoạt động quản trị ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) liên quan đến cấp độ vi mô (các ngân hàng đơn lẻ) và vĩ mô (sự ổn định hệ thống tài chính). Quản trị NHTMCP cần phải hướng tới mục tiêu tăng cường sự ổn định của thị trường tài chính thay vì chỉ quan tâm đến tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông. Tuy nhiên, vấn đề quản trị công ty nói chung và đối với NHTMCP nói riêng còn khá mới và đặt ra nhiều vấn đề đối với Việt Nam, trong đó có khuôn khổ pháp luật về quản trị công ty. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến quá trình phát triển quan niệm về quản trị công ty tại Việt Nam, đánh giá khuôn khổ pháp luật và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công ty đối với NHTMCP ở Việt Nam hiện nay, là cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và nâng cao vai trò quản trị các NHTMCP Việt Nam. Từ khóa: Pháp luật quản trị công ty, ngân hàng thương mại cổ phần 1. Đặt vấn đề Việt Nam, ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm mục tiêu lợi nhuận (Khoản 3 Điều 4 Luật Các TCTD 2010). Về mô hình tổ chức, “NHTM trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần” (Khoản 1 Điều 6 Luật Các TCTD 2010). Do đó, hoạt động quản trị NHTMCP vừa phải tuân thủ quy định pháp luật quản trị công ty (luật chung) và quy định của Luật Các TCTD (luật riêng áp dụng đối với doanh nghiệp có hoạt động ngân hàng), Luật Chứng khoán (luật riêng áp dụng đối với các doanh nghiệp có cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán). Hoạt động quản trị NHTMCP nhằm mục đích thiết lập cơ chế, quy trình để bảo đảm sự giám sát của cổ đông, nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 45Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 (NHNN) và thị trường đối với hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý, điều hành NHTMCP. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng, hoạt động quản trị NHTMCP liên quan đến cả hai cấp độ vi mô (các ngân hàng đơn lẻ) và vĩ mô (sự ổn định hệ thống tài chính), bởi vì nó cung cấp động lực để kiểm soát ngân hàng, hiệu quả hóa việc kiểm soát và khuyến khích niềm tin của thị trường. Ngoài ra, trong thực tiễn thực hiện hoạt động quản trị công ty, các NHTMCP chịu sự can thiệp, tác động trực tiếp từ phía cơ quan giám sát ngân hàng- cơ quan có nhiệm vụ đánh giá lĩnh vực quản trị công ty của từng ngân hàng, bao gồm cả trình độ và đạo đức của các nhà quản lý cấp cao (Hội đồng quản trị, ban giám đốc) và cơ quan này phải có đủ quyền lực để can thiệp khi quản trị công ty của ngân hàng bất ổn. Do đó, quản trị NHTMCP cần phải hướng tới mục tiêu tăng cường sự ổn định của thị trường tài chính thay vì tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông. Khi tiếp cận quản trị ngân hàng theo hướng này, cả cộng đồng cũng như cổ đông ngân hàng đều có lợi. Đối với cộng đồng, sự ổn định của thị trường tài chính mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế và sau đó là đối với toàn xã hội. Đối với cổ đông ngân hàng, việc không hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đương nhiên mang lại ít lợi nhuận hơn nhưng lại tăng thêm tính an toàn cho các khoản đầu tư của họ (Nguyễn Ngọc Cường, 2016). Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến quá trình phát triển quan niệm về quản trị công ty tại Việt Nam, đánh giá khuôn khổ pháp luật và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công ty đối với NHTMCP ở Việt Nam hiện nay. 2. Quá trình phát triển quan niệm về quản trị công ty: Những nội dung cần làm rõ Trên bình diện quốc tế, các vấn đề về quản trị công ty không còn là vấn đề mới. Các học thuyết, các mô hình quản trị công ty trên thế giới không ngừng vận động và cũng từ đó, các lý thuyết mới về doanh nghiệp cũng xuất hiện nhằm phúc đáp những đòi hỏi từ thực tiễn quản lý, điều hành các doanh nghiệp. Ở khía cạnh kinh tế, các nghiên cứu về quản trị công ty tập trung hai mục tiêu chính là tối đa hoá giá trị cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông nhỏ và người có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh, tạo nên sự hài hòa của một loạt các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan, từ đó tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt động và tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị công ty, giảm thiểu rủi ro, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản, nâng cao uy tín của công ty. Ở khía cạnh pháp lý, các nghiên cứu về quản trị công ty đề cập nhiều đến việc bảo đảm quyền cho các cổ đông; trách nhiệm của người quản lý, điều hành công ty và phân định trách nhiệm của Hội đồng quản trị với Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, nghĩa là phân định chức năng quản lý và chức năng điều hành và sự thể chế hóa những tiêu chuẩn, điều kiện, mô hình quản trị vào trong pháp luật doanh nghiệp và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng và thực thi pháp luật về quản trị công ty. Tại Việt Nam, vấn đề quản trị công ty và pháp luật quản trị công ty xuất hiện muộn. Nếu lấy Luật Công ty năm 1990 làm mốc đánh dấu sự xuất hiện của pháp luật quản trị công ty thì quá trình lập pháp về quản trị công ty của Việt Nam cũng đã đi được một phần tư thế kỷ với nhiều biến động, đan xen giữa cũ và mới, giữa quản lý chặt chẽ từ phía Nhà nước tới việc tăng cường tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của người quản trị, điều hành công ty. Những thất bại về quản trị doanh nghiệp CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018 nhà nước gây thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng cùng với những yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế cũng như sự vào cuộc tích cực của các nhà nghiên cứu, người hoạt động chính sách, khuôn khổ pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi để đáp ứng những đòi hỏi ở trên. Các nghiên cứu về quản trị công ty ở Việt Nam được triển khai ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Nghiên cứu các mô hình quản trị công ty và khả năng tiếp nhận ở Việt Nam (Bùi Xuân Hải, 2012); bảo đảm sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý điều hành trong quản trị công ty (Hà Thị Thanh Bình, 2015); bảo đảm sự công bằng giữa các cổ đông trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (Nguyễn Thị Lan Hương, 2014); đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty cổ phần theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Như Chính, 2009), hay bảo vệ quyền của cổ đông công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Phan Ngọc Hoàng, 2016); nghiên cứu pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 (Lê Minh Toàn, 2015) Nói chung, các nghiên cứu, đánh giá pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, các quy định pháp luật về quản trị công ty đã được điều chỉnh đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về quản trị công ty đã được điều chỉnh đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về quản trị công ty theo khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự minh bạch, công bằng, khách quan trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quản trị công ty của người quản lý, điều hành. Tuy nhiên, tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị công ty với tính chất là nền tảng cho hoạt động quản trị công ty nói chung, quản trị NHTMCP nói riêng, cho thấy: Thứ nhất, chưa có quan niệm thống nhất về nội hàm khái niệm quản trị công ty. Thực trạng này là do nguồn gốc thể chế luật pháp, đặc tính quốc gia, văn hóa và trình độ phát triển của thị trường tài chính tại mỗi nước (Trần Hoàng Ngân, Phạm Quốc Việt, 2016) và cũng chính sự khác biệt này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến quyền của cổ đông, quyền của chủ nợ và thực thi quyền sở hữu. Quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình, nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột. Quản trị công ty hướng tới việc giải quyết và đảm bảo sự cân bằng giữa những lợi ích xung đột này. Điều này đặt ra đòi hỏi phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp- và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. Chẳng hạn như làm thế nào để các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài có thể ngăn chặn việc một cổ đông kiểm soát nào đó tư lợi thông qua các giao dịch với các bên liên quan, giao dịch ngầm hay các thủ đoạn tương tự. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh quản trị công ty không chỉ liên quan đến cổ đông mà còn chi phối và ảnh hưởng đến các bên liên quan đến công ty. Vì vậy, các công ty (dù là niêm yết hay chưa niêm yết), khi xây dựng quy chế quản trị công ty, cần hết sức lưu ý đến những người liên quan đến công ty, bao gồm cổ đông, khách hàng, đối tác, chủ nợ, nhân viên, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng (Tổ chức Tài chính Quốc tế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, 2010). Thứ hai, một quy chế quản trị công ty tốt, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc trong pháp luật doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản dưới luật còn phải thể hiện được cách thức quản trị công ty chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả cũng như đảm bảo được sự công bằng trong cả quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông, và sự hài hòa với lợi ích của các bên liên quan khác. Như vậy, quản trị công ty là hệ thống các cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư bên ngoài tránh được những vấn đề phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người điều hành liên quan đến các cơ cấu, quy trình và cơ chế để định hướng và quản lý công ty nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông về lâu dài thông qua việc nâng cao trách nhiệm của người điều hành (Phạm Bảo Khánh, 2015). Cốt lõi của quản trị công ty là giải quyết mối quan hệ giữa người quản lý, điều CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 47Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 hành công ty với cổ đông, là phương thức bảo đảm quyền lợi cho cổ đông và kiểm soát hiệu quả các hành vi lạm dụng của người quản lý, điều hành công ty từ đó góp phần gia tăng tính tính minh bạch trong công ty cổ phần. Thứ ba, trên thế giới đã hình thành một số mô hình quản trị công ty (Hoàng Phương Anh, 2016) như: i) Mô hình quản trị lấy cổ đông làm trung tâm (gọi là mô hình Anglo- Saxon hay mô hình quản trị công ty Anh- Mỹ). Mô hình này nhấn mạnh sự gia tăng giá trị cho cổ đông, tuân thủ luật pháp và quy định như là mục tiêu chính của công ty. Trong mô hình Anglo-Saxon, giám đốc điều hành có ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên khác trong ban giám đốc, kể cả giám đốc không điều hành, những người có nhiệm vụ giám sát các giám đốc điều hành; ii) Mô hình quản trị lấy các bên liên quan làm trung tâm (Đức và một số quốc gia Châu Âu). Mô hình này nhấn mạnh hơn về tầm ảnh hưởng của các bên liên quan không phải là cổ đông, đặc biệt là công đoàn lao động và các ngân hàng quốc doanh. Đức xây dựng và thực hiện mô hình quản trị hai tầng có tách biệt rõ ràng vai trò giám sát với vai trò điều hành; iii) Mô hình Nhật Bản được xây dựng dựa trên các mối quan hệ kinh doanh với các ngân hàng, khách hàng và nhà cung cấp, tất cả đều ảnh hưởng tới các quyết định quản trị; iv) Mô hình của Hàn Quốc bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Triều Tiên, trong khi mô hình của Trung Quốc phản ánh một sự chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Mô hình của Ấn Độ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử sở hữu gia đình. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa hình thành được mô hình quản trị công ty, đồng thời chưa định hình mức độ ảnh hưởng của các mô hình quản trị công ty tiêu biểu. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc thiết kế nội dung pháp luật và vận hành các mô hình quản trị trong thực tiễn. 3. Thực trạng pháp luật cho quản trị ngân hàng thương mại cổ phần: Quá trình hướng tới khuôn khổ quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam Khi chuyển đổi mô hình ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, các định chế tài chính trên thị trường dần được chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Khuôn khổ pháp luật về quản lý, điều hành các định chế tài chính theo đó cũng được hình thành. Các quy định pháp luật về quản trị NHTMCP ở Việt Nam được ghi nhận lần đầu tiên ở Pháp lệnh NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, trong đó có sự phân biệt về quản trị giữa TCTD quốc doanh và NHTMCP (Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23/5/1990), nhưng không cụ thể và còn mang đậm dấu ấn của thời kỳ đầu chuyển đổi, các can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt động quản trị, điều hành NHTMCP vẫn còn khá rõ nét. Luật Các TCTD 1997, sửa đổi, bổ sung 2004 dành Mục 3 từ Điều 36 đến Điều 40 quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát TCTD. Chính phủ ban hành Nghị định 59/2009/ NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM, trong đó dành Mục 2, Mục 3 từ Điều 16 đến Điều 55 để quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát NHTM và NHTMCP. NHNN cũng đã ban hành Thông tư 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 Hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của NHTM hướng dẫn chi tiết quy định tại Nghị định số 59/2009/NĐ- CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM. Trong điều kiện hội nhập và mở cửa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, Luật Các TCTD 2010 được ban hành cho phù hợp hơn với những cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng cũng như tạo ra được một cơ sở pháp lý bảo đảm sự tự chủ trong kinh doanh của các TCTD, đồng thời bảo đảm sự chặt chẽ, thận trọng t ... ra những nét chính trong quá trình phát triển pháp luật quản trị NHTMCP như sau: Một là, đã hình thành rõ nét tư duy “doanh nghiệp” khi quy định về TCTD. Luật Các TCTD 1997, sửa đổi 2004 không có quy định rõ ràng về hình thức tổ chức của TCTD mặc dù đã quy định TCTD là doanh nghiệp. Khắc phục nhược điểm này, Luật Các TCTD 2010 quy định rõ hình thức tổ chức của TCTD, đồng thời quy định cụ thể cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc. Cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc (Điều 32). Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN (Khoản 2 Điều 75). Từ quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, TCTD đã được tổ chức theo các mô hình doanh nghiệp và có cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành như một doanh nghiệp. Những “khác biệt” không cần thiết giữa doanh nghiệp và TCTD liên quan đến tổ chức và hoạt động dường như đã được xóa bỏ. Nói khác đi, Luật Các TCTD 2010 đã xác lập nền tảng quy tắc quản trị phù hợp với doanh nghiệp hoạt động ngân hàng- lĩnh vực kinh doanh đặc biệt có nhiều ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội quốc gia (Viên Thế Giang, Bùi Hữu Toàn, Nguyễn Trung Kiên, 2018). Hai là, nhiều quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị NHTMCP đã được xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị NHTM của các tổ chức quốc tế khuyến nghị (Viên Thế Giang, Nguyễn Trung Kiên, 2017). Ba là, có hai đặc thù liên quan đến quản trị NHTM là: i) Quản trị NHTM liên quan đến cả hai cấp độ vi mô (các ngân hàng đơn lẻ) và vĩ mô (sự ổn định hệ thống tài chính), bởi vì nó cung cấp động lực để kiểm soát ngân hàng, hiệu quả hóa việc kiểm soát và khuyến khích niềm tin của thị trường; ii) Khả năng can thiệp, tác động trực tiếp từ phía cơ quan giám sát ngân hàng- cơ quan có nhiệm vụ đánh giá lĩnh vực quản trị công ty của từng ngân hàng- bao gồm cả trình độ và đạo đức của các nhà quản lý cấp cao (Hội đồng quản trị, ban giám đốc) và cơ quan này phải có đủ quyền lực để can thiệp khi quản trị công ty của ngân hàng bất ổn. Do đó, quản trị NHTM cần phải hướng tới mục tiêu tăng cường sự ổn định của thị trường tài chính thay vì tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông. Khi tiếp cận quản trị ngân hàng theo hướng này, cả cộng đồng cũng như cổ đông ngân hàng đều có lợi. Đối với cộng đồng, sự ổn định của thị trường tài chính mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế và sau đó là đối với toàn xã hội. Đối với cổ đông ngân hàng, việc không hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đương nhiên mang lại ít lợi nhuận hơn nhưng lại tăng thêm tính an toàn cho các khoản đầu tư của họ (Nguyễn Ngọc Cường, 2016). 4. Các vấn đề đặt ra trong từ thực tiễn pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 49Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 Thứ nhất, vị trí, vai trò của quản trị công ty trong việc bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD: Có thể khẳng định, xây dựng và thực thi tốt các thiết chế quản trị công ty sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. Thực tiễn đã chứng minh, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã bộc lộ những yếu kém trong thực tiễn hoạt động quản trị công ty của các ngân hàng ở châu lục này. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 được chỉ ra là do chính sách thù lao cho giám đốc điều hành ngân hàng không phù hợp. Người ta đổ lỗi cho giám đốc điều hành vì lợi nhuận ngắn hạn mà chấp nhận quá nhiều rủi ro và bỏ qua lợi ích lâu dài của ngân hàng và cổ đông (Trần Thị Thanh Tú, Phạm Bảo Khánh, 2013). Vì vậy, thiết lập khuôn khổ pháp luật quản trị NHTM hiệu quả, phù hợp với đặc thù của Việt Nam cần được nhìn nhận là nhân tố quan trọng nhất cho việc bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. Vì các quyết định kinh doanh đều do người quản lý, người điều hành TCTD thực hiện. Các quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của TCTD. Thứ hai, phân định giữa sở hữu và quản lý, điều hành NHTM: Đây là một trong những vấn đề trọng tâm của quản trị NHTMCP, vì sự tách biệt này dẫn tới nhu cầu kiểm soát hành vi của người quản lý, người điều hành trong thực tiễn ra các quyết định kinh doanh. Ý thức tôn trọng quyền cổ đông của người quản lý, điều hành NHTMCP có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả bảo vệ cổ đông trong thực tiễn. Đồng thời, sự chủ động, tích cực của cổ đông trong việc sử dụng quyền của mình để buộc người quản lý, người điều hành phải tuân thủ nghĩa vụ của người quản trị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm giải trình của người quản lý, người điều hành và phát huy vai trò của Ban kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông là điều kiện tiên quyết cho việc bảo vệ quyền sở hữu của cổ đông cũng như chống lại các nguy cơ xâm phạm quyền lợi cổ đông của người quản lý, người điều hành NHTMCP. Thứ ba, nhu cầu giới hạn sự can thiệp của NHNN vào thực tiễn quản trị NHTMCP: Là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời thực hiện chức năng ngân hàng trung ương, nên mục đích hoạt động của NHNN là “nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Khoản 1 Điều 4 Luật NHNN 2010). Để đạt được mục tiêu này, Luật Các TCTD hiện hành có khá nhiều quy định cho phép NHNN có các biện pháp can thiệp vào thực tiễn quản trị NHTMCP. Cụ thể là: - Có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Trưởng ban, các thành viên Ban kiểm soát, người điều hành TCTD vi phạm quy định tại Điều 34 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bầu, bổ nhiệm người thay thế hoặc chỉ định người thay thế nếu xét thấy cần thiết (Khoản 1 Điều 37 Luật các TCTD 2010). - Hướng dẫn Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quy định nhiệm vụ, quyền hạn Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự (Khoản 6 Điều 43 Luật Các TCTD 2010). - Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc/ Giám đốc của TCTD (Điều 51 Luật Các TCTD 2010). - Quyền yêu cầu Hội đồng quản trị của TCTD cổ phần triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường và quyết định về nội dung NHNN yêu cầu trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của TCTD cổ phần (Điều 60 Luật Các TCTD 2010). Tuy nhiên, việc giới hạn hay xác định cơ sở cho những can thiện của NHNN vào thực tiễn quản trị NHTMCP Việt Nam là rất cần thiết để xác định rõ CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018 hơn trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong thực tiễn quản trị NHTMCP. Thứ tư, sự gia tăng đáng lo ngại của tội phạm do người quản lý điều hành thực hiện với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của NHNN và giám sát nội bộ của NHTM. Đây là vấn đề nổi cộm trong thực thi pháp luật quản trị NHTMCP ở Việt Nam. Điều này đặt ra đòi hỏi phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ và phát huy vai trò của Ban Kiểm soát trong việc phát hiện sớm, ngăn ngừa hiệu quả hành vi phạm tội, nhất là khả năng cấu kết giữa người quản lý, điều hành với khách hàng để trục lợi, gây tổn hại cho ngân hàng và cổ đông. Thứ năm, văn hóa, đạo đức kinh doanh với việc xây dựng nền tảng đạo đức quản trị kinh doanh ở Việt Nam: Đạo đức kinh doanh ngân hàng đã được khá nhiều nghiên cứu thực hiện và làm rõ được một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đạo đức kinh doanh ngân hàng. Các nghiên cứu về đạo đức quản trị kinh doanh trong hoạt động ngân hàng chưa được đề cập một cách có hệ thống. Thực tiễn thực thi pháp luật quản trị NHTMCP Việt Nam thời gian qua cho thấy, nếu đạo đức quản trị ngân hàng được quan tâm thích đáng thì sẽ tạo được “rào chắn” vững chắc bảo đảm cho hoạt động quản trị NHTMCP trước những tác động của hành vi vi phạm. Do vậy, xây dựng quy tắc đạo đức kinh doanh trong hoạt động quản trị cần phải được quan tâm thích đáng. 5. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy, ở khía cạnh lý luận pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty nói chung, quản trị NHTMCP nói riêng đã “du nhập” tương đối thành công các lý thuyết quản trị công ty hiện đại vào trong các quy định pháp luật. Ở khía cạnh luật thực định, có thể dễ dàng nhận ra quá trình làm rõ tư cách doanh nghiệp của các TCTD nói chung, các NHTMCP nói riêng. Và như thế, khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động quản trị NHTMCP ở Việt Nam vừa phải tuân thủ pháp luật doanh nghiệp, vừa phải tuân thủ pháp luật về TCTD, trong đó có NHTMCP. Về cơ bản có thể nhận thấy, pháp luật quản trị NHTMCP ở Việt Nam đã phản ánh được những yêu cầu đặc thù trong các quy định về quản trị NHTMCP. Các đặc thù này xuất phát từ đặc trưng của chính hoạt động ngân hàng- một lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro và có tác động mạnh mẽ tới các mặt, khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội quốc gia. Thực tiễn áp dụng pháp luật quản trị NHTMCP thời gian qua đã bộc lộ những nhược điểm được xem là căn nguyên dẫn tới tình trạng gia tăng tội phạm do người quản lý, người điều hành NHTMCP thực hiện. Đồng thời, nhiều chuẩn mực quản trị NHTM chưa được cụ thể hóa hoặc hướng dẫn chi tiết, nhất là việc thực hiện trách nhiệm của người quản lý, người điều hành, vai trò của NHNN cũng như các chuẩn mực đạo đức, văn hóa trong kinh doanh ngân hàng có tác động đến hiệu lực, hiệu quả quản trị NHTMCP. Những vấn đề này cần phải được nhanh chóng nghiên cứu khắc phục để đạt được hiệu quả quản trị NHTMCP ở mức cao nhất, từ đó góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay. ■ Tài liệu tham khảo 1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. 2. Luật Các Tổ chức tín dụng 2010. 3. Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính 1990. 4. Hoàng Phương Anh (2016), Quản trị doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 6/2016. 5. Hà Thị Thanh Bình (2015), Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý điều hành trong quản trị công ty, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2015 6. Nguyễn Ngọc Cường (2016), Những vấn đề hiện đại về quản trị ngân hàng, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 32, Số 1 (2016). 7. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Như Chính (2009), Đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty cổ phần theo các nguyên tắc quản trị CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 51Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 công ty của OECD, Tạp chí Luật học, số 10/2009. 8. Viên Thế Giang, Bùi Hữu Toàn, Nguyễn Trung Kiên (2018), Nhận diện các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị công ty của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 1/2018. 9. Viên Thế Giang, Nguyễn Trung Kiên (2017), Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí Ngân hàng, số 19/2017. 10. Bùi Xuân Hải (2012), Lý luận và mô hình quản trị công ty ở nước ngoài và vấn đề tiếp nhận vào Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2012. 11. Phan Ngọc Hoàng (2016), Bảo vệ quyền của cổ đông công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 10 (295)/2016 12. Nguyễn Thị Lan Hương (2014), Bảo đảm sự công bằng giữa các cổ đông trong dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2014, số 20 (276). 13. Phạm Bảo Khánh (2015), Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 14. Trần Hoàng Ngân, Phạm Quốc Việt (2016), Mối quan hệ giữa quản trị công ty và thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 3+4 tháng 2/2016. 15. Lê Minh Toàn (2015), Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5(325)/2015. 16. Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2010), Cẩm nang Quản trị Công ty tại Việt Nam, Hà Nội, tháng 10/2010. 17. Trần Thị Thanh Tú, Phạm Bảo Khánh (2013), Quản trị công ty trong ngân hàng: Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần và Ngân hàng Thương mại Nhà nước, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013). Thông tin tác giả Bùi Hữu Toàn, Tiến sĩ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Email: toan.buihuu@sbv.gov.vn Summary Applicable laws on governance of joint stock commercial banks: Facts and issues Governance of commercial joint stock commercial banks (JSBs) means individual banks management at micro level and the stability of financial system at macro level. That is why bank governance should be preferably aimed at strengthening the stability of the financial market not at maximizing the profit of shareholders. However, the corporate governance in general and governance of JSCBs in particular is rather fresh in Vietnam and exposes some issues on legal framework . In this article, the author will work with the conception development; review legal framework for corporate governance in Vietnam; identify obstacles in implementation of applicable law and propose solutions to complete legal framework to enhance the role of governance of Vietnam joint stock commercial banks. Key-words: laws for corporate governance, joint stock commercial bank. Toan Huu Bui, PhD State Bank of Vietnam
File đính kèm:
- ap_dung_phap_luat_quan_tri_cong_ty_doi_voi_ngan_hang_thuong.pdf