Bài giảng Dạy nghề - Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi

Giới thiệu

Sau khi chọn được vùng nuôi, căn cứ vào diện tích cụ thể để lên sơ đồ ao nuôi.

Sơ đồ ao nuôi được xem là hợp lý phải bao gồm các hạng mục như sau:

 

Ao nuôi  

Ao chứa lắng

Ao xử lý nước thải

Có hệ thống cấp thoát nước riêng

 

+ Hệ thống ao nuôi, ao chứa lắng và ao xử lý hợp lý và hoàn chỉnh sẽ giúp người nuôi quản lý môi trường, tăng hiệu quả nuôi tôm.

 

Mục tiêu

 Mô tả được ao nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật

 Vẽ được sơ đồ ao nuôi, ao lắng và ao xử lý .

 

ppt 43 trang Bích Ngọc 05/01/2024 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dạy nghề - Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Dạy nghề - Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi

Bài giảng Dạy nghề - Bài 2: Lên sơ đồ ao nuôi
Bài 2: 
 LÊN SƠ ĐỒ AO NUÔI 
Giới thiệu 
Sau khi chọn được vùng nuôi, căn cứ vào diện tích cụ thể để lên sơ đồ ao nuôi. 
Sơ đồ ao nuôi được xem là hợp lý phải bao gồm các hạng mục như sau: 
Ao nuôi   
Ao chứa lắng 
Ao xử lý nước thải 
Có hệ thống cấp thoát nước riêng 
+ Hệ thống ao nuôi, ao chứa lắng và ao xử lý hợp lý và hoàn chỉnh sẽ giúp người nuôi quản lý môi trường, tăng hiệu quả nuôi tôm. 
Mục tiêu 
 Mô tả được ao nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật 
 Vẽ được sơ đồ ao nuôi, ao lắng và ao xử lý . 
A. Nội dung 
  1. Qui trình thực hiện 
Xác định mặt bằng tổng thể 
Xác định tiêu chuẩn ao nuôi ao chứa, ao lắng nuôi 
Lập sơ đồ ao nuôi 
2 . Cách tiến hành 
2.1. Đo diện tích khu vực ao 
Khi xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh nên có vùng diện tích tự nhiên trên 3ha, thuận tiện cho bố trí mặt bằng tổng thể và hiệu quả quản lý. 
	Sơ đồ chung cho một mặt bằng tổng thể bố trí theo tỷ lệ sau: 
+ Ao nuôi: 50-60% 
+ Ao lắng và xử lý nước: 25-30% 
+ Kênh mương: 9-10% 
+ Diện tích khác: 5-10% 
2.2 Xác định tiêu chuẩn ao nuôi 
Mục tiêu chính thiết kế ao nuôi: 
+ Giúp quản lý hiệu quả chất thải: chất thải được gom lại ở một nơi nào đó trong ao, thường là ở giữa ao 
+ Dễ cấp nước và thay nước 
+ Dễ thu hoạch 
a. Diện tích ao 
	Ao lớn thì khó qu ản lý, ao nhỏ thì dễ quản lý, nhưng chi phí vận hành và xây dựng cao. 
	Do đó, ao nuôi tôm không nên lớn quá hoặc nhỏ quá. 
 Ao nuôi nên có diện tích từ 0.2 - 0,3ha. 
Tốt nhất là 0,25ha 
Sẽ dễ dàng cho việc chăm sóc và quản lý cũng như việc vận hành các trang thiết bị trong sản xuất 
Độ sâu mực nước tối thiểu là 1,4m để tránh xáo trộn tầng nước và làm động lớp bùn đáy, nơi kiếm ăn chính của tôm. 
b. Hình dạng ao 
	- Hình dạng ao tùy thuộc vào địa hình để chọn làm ao. 
	- Tuy nhiên, hình dạng ao có mối quan hệ mật thiết với vị trí đặt máy sục khí; 
	- Sự di chuyển của dòng chảy và việc thu gom chất thải trong ao. 
Hình dạng ao phổ biến hiện nay là ao hình vuông hoặc hình chữ nhật. 
Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng không quá lớn nên < 2 để thuận tiện cho việc thu hoạch hơn; 
Còn ao hình vuông thì tiện lợi cho việc thu gom chất thải. 
Với ao hình chữ nhật, dể cải thiện dòng chảy người ta thường đắp đất bo tròn góc ao. 
Ao càng ít góc cạnh càng tốt: 
Các góc ao cần được bo tròn thuận lợi cho việc lưu chuyển dòng chảy trong ao 
Không nên xây dựng ao nuôi có hình chữ nhật dài, việc nuôi tôm sẽ ít có hiệu quả do quá trình gom mùn bã hữu cơ không tập trung ở giữa ao. 
Có thể cải thiện tình hình bằng cách đào một rãnh ở giữa. 
c. Cống cấp và cống thoát 
- Cống được xây dựng nhằm mục đích điều tiết nước trong quá trình sản xuất. 
- Tốt nhất mỗi ao nuôi nên có 2 cống, cống cấp và cống thoát nước riêng biệt 
Vị trí đặt cống cấp đặt đối góc với vị trí cống thoát. 
Kích thước và khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thước ao nuôi. 
Đảm bảo yêu cầu cấp nước vào ao hoặc tháo nước ra khỏi ao trong vòng 4-6 giờ. 
Lưu ý: 
	+ Cống thoát phải được đặt sâu hơn nơi thấp nhất của đáy ao nuôi để dễ dàng thay nước. 
	+ Đào thải các chất bùn bã ra khỏi ao nuôi. 
	+Tháo cạn hoàn toàn sau khi thu hoạch. 
- 
Không nên thiết kế cửa cống cấp nước lớn quá sẽ rất khó khăn cho việc điều tiết dòng chảy, làm cho dòng chảy quá mạnh, có thể gây tổn hại đến tôm hoặc làm xói mòn bờ ao. 
e. Đáy ao 
Bằng phẳng 
- Hơi nghiêng 10 – 15 0 về cống thoát để thuận lợi cho việc tháo cạn nước. 
f. Bờ ao 
 - Nhiệm vụ chủ yếu của bờ là giữ được nước, giữ được tôm và hoạt động đi lại của người nuôi tôm, nên bờ ao phải vững chắc, không sụp lở, rò rỉ. 
- 
Bờ ao phải đảm bảo những yêu cầu sau: 
+ Cao hơn mực nước cao nhất 0,3-0,5m để tránh tràn bờ, ngăn chặn sự phá hoại của nước trong mùa mưa lũ. 
+ Độ dốc của bờ phụ thuộc vào tính chất đất: 
Ao được xây dựng trên đất cát pha thịt tối đa là 1: 1,5 
Ao được xây dựng ở vùng đất thịt, sét, ít bị xói mòn là 1:1 
Ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ, bờ ao nên gia cố bằng kè đá, đầm nén bằng đất sét hoặc trải bạt xung quanh. 
Chiều rộng mặt bờ thường căn cứ vào phương tiện vận chuyển thức ăn, phân bón của trại 
Với các bờ liên ao là đường giao thông chính thì bề rộng mặt bờ 5-6m để máy kéo có thể di chuyển được. 
- Nếu trại có quy mô nhỏ thì bề rộng mặt bờ có thể 3-4m. 
Nhìn chung các bờ nên thiết kế có bề mặt >3m. 
- Với những trại nuôi có diện tích lớn, nhiều ao nuôi, bờ ao gồm 3 loại với bề rộng khác nhau. 
Bảng 2-1: Bề rộng mặt bờ ao 
Loại bờ ao 
Là đường giao 
Không phải là đường 
thông chính (m) 
giao thông chính (m) 
Bờ liên ao 
5-6 
3-4 
Bờ ao 
4 
3 
Bờ bên, bờ bao 
5-6 
4 
2.3 Xác định tiêu chuẩn ao chứa lắng 
Vai trò của ao chứa lắng: 
Ao chứa lắng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát môi trường ao nuôi. 
Trữ nước để cấp khi chất lượng nước trong ao nuôi bị ô nhiễm, các yếu tố môi trường không ổn định. 
Ao chứa lắng là nơi để lắng đọng các vật lơ lửng. 
Xử lý nước trước khi bơm vào ao nuôi để tránh lây lam mầm bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào ao nuôi. 
*Tiêu chuẩn ao chứa lắng: 
- Kích cỡ ao chứa lắng: diện tích ao chiếm khoảng 20-30% tổng diện tích ao nuôi để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ trong suốt quá trình nuôi. 
Hình dạng ao chứa lắng: 
Ao có dạng hình vuông hay hình chữ nhật 
Ở những vùng có nhiều chất cặn bẩn, ao nên có dạng khúc khủyu hay có các bờ ngăn để làm chậm quá trình nước chảy qua ao, làm tăng quá trình lắng tụ chất vẫn, cặn. 
2.5 Xác định tiêu chuẩn ao xử lý nước thải 
Vai trò ao xử lý nước thải: 
Là ao dùng để xử lý nước nuôi tôm, chất thải của tôm trước khi thải ra môi trường ngoài để hạn chế lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. 
Kích cỡ ao xử lý nước thải: diện tích chiếm khoảng 5 - 10% diện tích ao nuôi 
Hình dạng ao xử lý nước thải: hình chữ nhật, hình vuông 
2.6 Lên sơ đồ ao nuôi 
* Các bước thực hiên: 
Bước 1: Xác định diện tích toàn bộ khu đất xây dựng ao 
 - Đo toàn bộ khu đất bằng thước dây 
 - Phân chia theo tỷ lệ các ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nước thải... theo tiêu chuẩn kỹ thuật 
Bước 2: Xác định hướng ao 
Ao nên được đặt theo hướng nhận được nhiều ánh sáng nhất 
Hệ thống ao được sắp xếp sao cho mương cấp và thoát nằm song song với cạnh ngắn của ao 
Bước 3: Vẽ sơ đồ hệ thống ao nuôi 
 - Vẽ sơ đồ tổng thể hệ thống ao nuôi trên giấy 
- Tùy theo diện tích, hình dạng khu đất mà thiết lập sơ đồ ao nuôi cho phù 
hợp 
C. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 - Bài tập 1 : Xác định tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý, cống, mương 
 - Bài tập 2 : Một vùng nuôi có diện tích 10.000 m 2 . Hãy tính diện tích ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải. 
 - Bài tập 3 : Xác định tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa, lắng, ao xử lý, cống, mương và vẽ sơ đồ ao nuôi trên khu đất 10.000 m 2 
D. Ghi nhớ 
 - Tỷ lệ phần trăm diện tích ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nước thải 
 - Tiêu chuẩn ao nuôi, ao chứa lắng, ao xử lý nước thải, cống và mương cấp thoát nước 
- S ơ đồ tổng thể ao nuôi hộ gia đình 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_day_nghe_bai_2_len_so_do_ao_nuoi.ppt