Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý

Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang ngày

càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động kinh doanh nói chung, kinh

doanh quốc tế nói riêng trở thành một yếu tố khách quan đối với mọi quốc gia. Trong

những thập kỷ gần đây, đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh trên phạm vi

toàn cầu.

Hệ thống thông tin quản lý là một môn học không thể thiếu trong chương trình đào

tạo ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu

nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên, chúng tôi tổ chức biên soạn

bài giảng “ Hệ thống thông tin quản lý ” phù hợp với điều kiện kinh doanh trong giai

đoạn hội nhập. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với sự nỗ

lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau, bài giảng có nhiều thay đổi và bổ sung để

đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Bài giảng “ Hệ thống thông tin quản lý ” là tài liệu

chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho sinh viên hệ đào tạo đại học ngành Quản trị

kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo

cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách gồm 4 chương đề cập đến

toàn bộ những kiến thức về Hệ thống thông tin quản lý

pdf 109 trang dienloan 7000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý

Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 
Bài giảng 
Hệ thống thông tin quản lý 
BIÊN SOẠN 
TS. Nguyễn Văn Chung 
Quảng Bình 2015 
2 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 4 
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC, THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ................. 5 
1.1.Tổ chức và thông tin trong tổ chức ................................................................... 5 
1.2.Hệ thống thông tin (Information system) .......................................................15 
1.3.Hiệu quả kinh tế của một hệ thống thông tin quản lý .....................................28 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THÔNG 
TIN QUẢN LÝ ........................................................................................................36 
2.1. Phần cứng tin học ..........................................................................................36 
2.2. Phần mềm tin học ..........................................................................................36 
2.3. Mạng truyền thông dữ liệu và mạng máy tính ...............................................39 
2.4 Cơ sở dữ liệu ...................................................................................................42 
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG THÔNG TIN
 ..................................................................................................................................53 
3.1. Khái quát về việc phát triển hệ thống thông tin .............................................53 
3.2. Đánh giá yêu cầu phát triển hệ thống thông tin .............................................53 
3.3. Phân tích chi tiết hệ thống thông tin ..............................................................54 
3.4. Thiết kế logic cho hệ thống mới ....................................................................63 
3.5 Đề xuất các phương án của hệ thống thông tin mới .......................................67 
3.6 Thiết kế vật lý ngoài .......................................................................................69 
3.7 Triển khai hệ thống thông tin ..........................................................................72 
3.8 Cài đặt, bảo trì và khai thác hệ thống thông tin mới ......................................74 
CHƯƠNG 4. CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ DOANH 
NGHIỆP ...................................................................................................................78 
4.1 Hệ thống thông tin tài chính ...........................................................................78 
4.2 Hệ thống thông tin marketing .........................................................................88 
3 
4.3 Hệ thống thông tin quản lý kinh doanh và sản xuất .......................................93 
4.4 Hệ thống thông tin nguồn nhân lực ................................................................97 
4.5 Hệ thống thông tin văn phòng ......................................................................101 
Tài Liệu Tham Khảo ..............................................................................................109 
4 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang ngày 
càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động kinh doanh nói chung, kinh 
doanh quốc tế nói riêng trở thành một yếu tố khách quan đối với mọi quốc gia. Trong 
những thập kỷ gần đây, đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh trên phạm vi 
toàn cầu. 
Hệ thống thông tin quản lý là một môn học không thể thiếu trong chương trình đào 
tạo ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu 
nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên, chúng tôi tổ chức biên soạn 
bài giảng “ Hệ thống thông tin quản lý ” phù hợp với điều kiện kinh doanh trong giai 
đoạn hội nhập. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với sự nỗ 
lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau, bài giảng có nhiều thay đổi và bổ sung để 
đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Bài giảng “ Hệ thống thông tin quản lý ” là tài liệu 
chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho sinh viên hệ đào tạo đại học ngành Quản trị 
kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo 
cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách gồm 4 chương đề cập đến 
toàn bộ những kiến thức về Hệ thống thông tin quản lý. 
Biên soạn bài gảng là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cao. Tác 
giả đã giành nhiều thời gian và công sức với cố gắng cao nhất để hoàn thành. Tuy nhiên, 
với nhiều lý do nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sự chỉ giáo, 
đóng góp, xây dựng của các đồng nghiệp, anh chị em sinh viên và bạn đọc để tiếp tục bổ 
sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng 
Xin trân trọng cám ơn! 
Quảng Bình, tháng 05 năm 2015 
Tác giả 
5 
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC, THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 
1.1.Tổ chức và thông tin trong tổ chức 
1.1.1Thông tin và vai trò của thông tin 
Cho tới đầu thế kỷ XX, để liên lạc với nhau người ta vẫn chỉ sử dụng các hệ thống 
ký hiệu như âm thanh, hình ảnh và chữ viết... Trong nửa cuối thế kỷ XX, kỹ thuật 
số (Digital Technique) trên cơ sở hệ nhị phân (binary sýtem) dùng hai chữ số 0 và 
1 mà mỗi số ssó gọi là một bít, 8 bít gọi là mộ byle bắt đầu phát triển và hoàn thiện 
dần. Hình ảnh, chữ viết, con số, âm thanh và các ký hiệu khác đều được mã số hoá 
thành các nhóm bít điện tử, các bít này dùng để ghi lại, lưu giữ trong môi trường từ 
được truyền đi và dọc bằng điện tử, tất cả đều được thực hiện với tốc độ ánh sáng 
(300 nghìn km/giây). Kỹ thuật số được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử tiếp 
đó sang các lĩnh vực khác như điện thoại di động, thẻ tín dụng... Việc áp dụng kỹ 
thuật số có thể coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại, gọi là cuộc 
cách mạng số hoả (digital revolution) nó mở ra kỷ nguyên số hoá (Digital Age). 
Nhân loại đang sống thời kỳ tin học hoá xã hội, khác biệt về chất so với các thời kỳ 
trước. Quá trình tin học hoá xã hội bắt đầu bùng nổ, nhanh chóng mang tính chất 
toàn cầu sau khi Inemet ra đời. Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung và 
thương mại nói riêng, kể cả khâu quản lý cũng chuyển sang dạng số hoá, khai niệm 
thương mại điện tử dần dần hình thành và ứng dụng thương mại điện tử ngày càng 
mở rộng. 
a. Tầm quan trọng của thông tin trong tổ chức 
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trên thế giới đã bắt đầu thấy rõ tầm quan trọng 
của thông tin trong tổ chức. Theo tạp chí Telecommunications cuối thế kỷ XX mỗi 
ngày giới kinh doanh Mỹ sản sinh ra gần 600 triệu trang dữ liệu tin học, 235 triệu 
6 
tờ photo copy và 76 triệu thư tín, họ còn cho biết thêm rằng có 21 tỷ trang giấy tờ 
được chứa trong các ngăn kéo và hàng năm lượng thông tin này tăng 25%. Năm 
1986, Richard Mason (giáo sư về hệ thống thông tin, Đại học Southem methodist 
và là nhà tư vấn cho các hãng lớn ở Mỹ và Canada) đã viết: 
“ Ngày nay trong các nước phương tây, số lượng nhân viên thu thập, xử lý và phân 
phối thông tin nhiều hơn số lượng nhân viên ở bất cứ một nghề nào khác. Hàng 
triệu máy tính được lắp đặt trên thế giới và nhiều triệu km cáp quang, dây dẫn và 
sóng điện từ kết nối con người, máy tính cũng như các phương tiện xử lý thông tin 
lại với nhau. Xã hội của chúng ta thực sự là một xã hội thông tin, thời đại chúng ta 
là thời đại thông tin” 
b. Đầu tư ngày càng lớn cho lao động trí tuệ 
Trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX các nhà doanh nghiệp tập trung 
những nổ lực của họ vào việc tự động hoá những công việc thủ công thông qua các 
máy móc năng lượng và tự động hoá cơ khí, còn từ những năm 50 thế kỷ XX trở 
lại đây và trong tương lai nhiều chục năm nữa họ tập trung sức lực vào việc tạo ra 
những trợ giúp cho lao động trí tuệ. Mức đầu tư cho công nghệ thông tin trên mỗi 
nhân viên cổ cồn trắng tăng rất nhanh, ở Mỹ chẳng hạn, tăng từ 5000 
USD/năm/nhân viên 1984 đến 30000 USD/năm/nhân viên 1999. 
Sự đầu tư cao cho lao động trí tuệ còn có thể dễ dàng nhận thấy được khi những 
sản phậm trợ giúp thông tin và trí tuệ xuất hiện ngày càng một nhiều trong các văn 
phòng. Những hệ quản lý cơ sở dữ liệu, phần mềm thế hệ thứ tư, Fax, hệ chuyên 
gia, vệ tinh viễn thông và tin học là những công cụ xử lý thông tin mà các tổ chức 
hiện đại đã và đang sử dụng hàng ngày với tốc đoọ phát triển chóng mặt và mãnh 
mẽ. Có thể lấy một vài số liệu chứng minh cho nhận định này như sau. Chỉ trong 
lĩnh vực vi tính, tờ Businness Week thống kê rằng ở Mỹ doanh số bán máy vi tính 
tăng từ 3,1 tỷ USD năm 1982 lên 7,4 tỷ năm 1984 và lên 14,5 tỷ một năm sau đó. 
Theo tờ Computer Word thì ở 100 doanh nghiệp lớn của Mỹ, trung bình cứ 35 máy 
tính trên 100 nhân viên và với 25 doanh nghiệp được xem là kinh doanh đạt hiệu 
quả nhất thì có trung bình 44 máy tính trên 100 nhân viên. Gần đây hơn tạp chí 
7 
Personal Computing đã đưa ra những con số rất gây ấn tượng về số nhân viên trên 
máy tính. Chắc chắn trằng xu thế tăng lên này sẽ còn tiếp tục trong hàng chục năm 
tới 
Bảng 1.1. Số lượng máy vi tính trong một số doanh nghiệp sản xuất 
Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ số người/máy 
General Electric 45.000 6,71 
Forrd 42.000 8,54 
Dupont 40.000 2,75 
GTE 32.000 3,12 
GM 31.500 24,28 
General Dynamics 30.000 3,16 
Westingghouse 30.000 3,33 
Boeing 28.000 5,46 
Eastman-Kodak 25.000 3,00 
8 
Bảng 1.2: Số lượng máy vi tính trong một số doanh nghiệp dịch vụ 
Doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ số người/máy 
Merrill Lynch 25.000 1,92 
Traveler Insurance 20.00 1,68 
Bank of America 18.000 3,16 
CitiCorp 15.000 3,60 
Peal Manwick 10.000 2,50 
Price Waterhouse 10.00 1,00 
Arthur Young 8.000 1,62 
Coopers & Lybrand 7.000 2,00 
McGraw-Hid 4.000 4,00 
Trong cuốn sách Information Payoff. The Transformation of Work in the 
Electronic Age, P.A.Strassman dự đoán rằng trước năm 2000 sẽ có hơn 200 triệu 
máy trạm (Workstation) tin học sẽ được lắp đặt trong các tổ chức trên thế giới. 
Qua những số liệu thống kê trên, có thể thấy rằng quy mô mở rộng công nghiệp đã 
phát triển mạnh từ những năm 1950. các doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu của 
chúng là xử lý thông tin như ngân hàng, các tổ chức môi giới, các công ty bảo hiểm, 
các doanh nghiệp quảng cáo trước đây chiếm một tỉ lệ nhỏ trong GNP của các 
nước thì từ năm 19988 trở lại đây chúng đã chiếm một tỷ lệ lớn và ngày càng lớn. 
Đối với nhiều doanh nghiệp lớn, thông tin vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm cuối 
cùng. Xã hội đang chuyển dần sang xã hội thông tin. 
c. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công hoá công nghệ thông tin 
Công nghệ thông tin là một ngàng công nghiệp phát triển với vận tốc rất lớn. các 
thông số cơ bản về tăng trưởng đều đặt tốc độ cao. Chẳng hạn hơn 90% của 25 tỷ 
9 
USD thu nhập của hãng INTEL trong năm 1997 là từ những sản phẩm chưa hề có 
trong năm 1996, tăng trưởng bán hàng 30%/năm (trong khi đó mức trung bình ở 
Mỹ là 7,9%/năm). Hãng Microsoft tăng 36%/năm với hơn 12 tỷ, hãng Oracle tăng 
33%/năm với doanh số hơn 6 tỷ. Hãng Cisco System tăng 45%/năm với doanh số 7 
tỷ. 
Công nghiệp công nghệ thông tin phát triển kéo theo việc phát triển của lao động 
về chất và về lượng. Nhiều ngành nghề mới ra đời. Ví dụ Singapore đang cần hơn 
hai nghìn kỹ sư thiết kế phần mềm, Đức đang cần hơn 3000 kỹ sư lập trình. Tờ 
Compter Word cho rằng có 350000 vị trí làm việc có liên quan tới CNTT còn để 
trống ở Mỹ. Cơ hội nghề nghiệp cho người lao động trong lĩnh vực này là rất lớn 
và xu thế này cond kéo dài trên 20 năm nữa. Ví dụ, nghề phân tích và thiết kế hệ 
thống thông tin được tờ Money Magazine coi là một trong những nghề tốt nhất 
hiện nay. Mức lương trong lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý thuộc loại cao nhất 
thế giới nghề nghiệp hiện nay (xem bảng dưới): 
Mức lương nhân viên trong lĩnh vực HTTT 
Chức danh Mức lương (USD)/năm 
Phân tích viên 
Lập trình viên 
Tư vấn CNTT 
Quản trị viên CSDL 
Quản trị WEB 
40.000 -> 80.000 USD 
50.000 -> 80.000 USD 
40.000 -> 80.000 USD 
70.000 -> 100.000 USD 
40.000 -> 75.000 USD 
Giám đốc HTTT 
Lãnh đạo HTTT (CIO) 
75.000 -> 100.000 USD 
100.000 -> 100.000 USD 
Giáo sư Đại học HTTT 50.000 -> 100.000 USD 
10 
Cán bộ nghiên cứu CNTT 50.000 -> 100.000 USD 
d. Sự phát triển và đổi mới của tư duy ứng dụng tin học trong quản lý 
Nghiên cứu và ứng dụng tin học được tiến hành trong mọi loại hình thức tổ chức 
nghề nghiệp, xã hội, tôn giáo, đào tạo và các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên sôi 
động nhất là trong các doanh nghiệp cạnh tranh. Tư duy ứng dụng tin học trong 
quản lý một tổ chức đã thay đổi. 
Nếu trước đây phần lớn các doanh nghiệp khi nghĩ tới tin học, lời máy tính là nghĩ 
tới việc thực hiện các công việc có liên quan tới thông tin sao cho nhanh hơn, rẻ 
hơn và chính xác hơn. Tư duy đó được gọi là tư duy tự động hoá (Automating 
mentality). 
Hiện nay tư duy giản đơn như vậy không còn nữa mà đang thống trị mottj cách tư 
duy mới. Tư duy thông tin cho tổ chức (Infomating mẻtality). Theo cách tư duy 
này các ứng dụng tin học sẽ giúp các tổ chức tự học tập được có nghĩa là qua 
những thông tin phản ánh về mọi mặt hoạt động của tổ chức, tổ chức dần dần thay 
đổi những hành vi ứng xử của mình cho phù hợp với những điều kiện mới và hoàn 
cảnh mới, để đạt được mục tiêu tổ chức ngày một tốt hơn. 
Nhiều doanh nghiệp đã nhìn nhận việc ứng dụng tin học với một gốc độ có tầm 
chiến lược hơn. Điều đó có nghĩa là việc ứng dụng tin học vào công tác quản lý 
nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Tư duy như vậy được gọi là tư 
duy HTTT với mục tiêu dành lợi thế cạnh tranh (Information Systems for 
Competitile Advantage Mentality). 
Hình thức ứng dụng công nghệ thông tin nổi bật nhất hiện nay trong nền kinh tế 
thông tin là thương mại điện tử (Electronic Commerce-EC). Đây là việc sử dụng 
các hình thức phương pháp điện tử để làm thương mại. Hiểu cụ thể hơn là việc 
thực hiện các trao đổi thương mại giữa khách hàng với doanh nghiệp giữa doanh 
nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với chính phủ, giữa các bộ phận giữa 
chính phủ với nhau... thông qua hệ thống mạng điện tử. Sử dụng thương mại điện 
11 
tử các doanh nghiệp được lợi như chi phí mua sắm thấp, chi phí quản lý kho giảm, 
chi phí maketing giảm, phạm vi kinh doanh mở rộng... doanh số ước tính của 
thương mại điện tử toàn cầu đang tăng nhanh. 
Ví dụ: - Khối APEC năm 2001 sẽ chiếm từ 1,3 đến 3,3% GDP của các nước trong 
khối. 
- Khối ASEAN năm 1998 là 700 triệu USD, dự kiến năm 2003 là 30 tỷ USD. 
Qua những số liệu thống kê trên, có thể thấy rằng quy mô công nghiệp đã phát 
triển mạnh từ những năm 1950. Các doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu của 
chúng là xử lý thông tin như ngân hàng, các tổ chức môi giới, các công ty bảo hiểm, 
các doanh nghiệp quảng cáo trước đây chiếm một tỷ lệ nhỏ trong GNP của các 
nước thì từ năm 1988 trở l ... thôi việc người lao động 
- Báo cáo lên cấp trên 
• Hàng tháng, dữ liệu của các hệ thống thông tin quản lý lương, quản lý người lao động 
và hệ thống thông tin đánh giá tình hình thực hiện công việc được sử dụng để lên báo cáo 
theo yêu cầu của luật định và theo qui định của chính phủ về tình hình sức khoẻ và an 
toàn của người lao động (tai nạn hay bệnh nghề nghiệp). Những thông tin này cũng được 
báo cáo lên nhà quản lý( ban giám đốc) để làm cơ sở đặt ra yêu cầu đào tào về bảo hộ lao 
động hay thay đổi môi trường làm việc cho phù hợp. 
- Tuyển chọn nhân viên và sắp sếp công việc 
• Khi có nhu cầu tuyển dụng (thiếu nhân viên ở một số vị trí) thì bộ phận quản lý vị trí sẽ 
gởi yêu cầu lên bộ phận nhân sự để thực hiện tuyển chọn nhân viên mới. Công việc tuyển 
chọn được tiến hành theo trình tự: ứng viên nộp đơn vào , bộ phận tuyển chọn sẽ tiếp 
101 
nhận và kiểm tra hồ sơ, sau đó ứng viên phải làm bài kiểm tra trắc nghiệm và phỏng vấn. 
Bộ phận tuyển dụng gởi thông tin về những ứng viên đạt yêu cầu lên ban giám đốc (để 
xét duyệt) đồng thời cũng thông báo quyết định tuyển cho ứng viên biết. 
• Cuối cùng thông tin ứng viên sẽ được đưa vào hồ sơ nhân viên (tức trở thành nhân viên 
mới). 
 Hệ thống thông tin nhân lực ở cấp chiến thuật 
Hỗ trợ nhà quản lý ra các quyết định: 
- Tuyển người lao động 
- Phân tích và thiết kế việc làm 
- Quyết định phát triển và đào tạo 
- Kế hoạch hóa trợ cấp cho người lao động 
Các Hệ thống thông tin nhân lực chiến thuật gồm có : 
- Hệ thống thông tin phân tích và thiết kế công vệc 
- Hệ thống thông tin tuyển chọn nhân viên 
- Hệ thống thông tin quản lý lương thưởng và bảo hiểm trợ cấp 
- Hệ thống thông tin đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 
 Hệ thống thông tin nhân lực ở cấp chiến lược 
Hệ thống thông tin nhân lực ở cấp chiến lược : 
Lập kế hoạch về nguồn nhân lực 
 Phần mềm máy tính dành cho quản trị nhân lực 
Phần mềm ứng dụng chung cho hệ thống thông tin quản trị nhân lực 
- Cơ sở dữ liệu 
- Phần mềm quản lý nhân lực 
- Thống kê 
4.5 Hệ thống thông tin văn phòng 
 Chức năng của hệ thống thông tin văn phòng 
102 
+ Hỗ trợ quản trị 
+ Xử lý tài liệu 
+ Xử lý dữ liệu 
 Một số phương pháp tổ chức văn phòng 
+ Phương pháp tập trung hoá 
+ Phương pháp phi tập trung 
+ Phương pháp tổ chức theo chức năng 
+ Phương pháp tổ chức các nhóm làm việc 
 Các công nghệ văn phòng 
+ Hệ thống xử lý văn bản 
+ Hệ thống sao chụp 
+ Hệ thống hình ảnh và đồ hoạ 
+ Các thiết bị đa năng 
BÀI TẬP TỔNG HỢP 
BÀI 1 
Hoạt động nhập và xuất quạt máy của xí nghiệp điện cơ Sao Mai 
1. Khi có yêu cầu xuất một loại quạt máy nào đó từ các đại lý, bộ phận quản lý xuất sẽ 
kiểm tra số lượng quạt máy được yêu cầu trong kho. Nếu lượng quạt máy đủ đáp ứng thì 
bộ phận này sẽ lập một phiếu xuất để xuất quạt máy cho đại lý. Trong phiếu xuất có ghi 
rõ tên đại lý, địa chỉ đại lý, tên người nhận, ngày xuất, các thông tin về quạt máy được 
xuất: tên quạt, đơn giá, số lượng xuất, loại quạt máy, thành tiền, tổng số tiền, chữ ký của 
người viết phiếu, người nhận và thủ trưởng đơn vị. Ngoài ra trên phiếu còn ghi rõ phiếu 
do Bộ công nghiệp phát hành, ngày phát hành và số hiệu phiếu. Một bản sao của phiếu 
xuất được hệ thống lưu lại. Nếu số lượng quạt máy không đủ để đáp ứng trên 2/3 số 
lượng yêu cầu thì thông báo từ chối xuất. 
2. Quạt máy từ các phân xưởng lắp ráp sẽ chuyển đến bộ phận nhập kho. Bộ phận này 
kiểm tra chất lượng quạt máy trước khi nhập kho. Nếu chất lượng đảm bảo, bộ phận này 
sẽ lập một phiếu nhập trên phiếu có ghi rõ tên số hiệu xưởng lắp ráp, tên người giao, các 
103 
thông tin về quạt máy được nhập. Phiếu nhập được viết thành 2 bản, một bản giao cho 
xưởng lắp ráp, một bản lưu giữ lại sau khi quạt máy được chuyển vào kho. 
3. Hàng tháng một bộ phận sẽ thống kê lại lượng quạt máy xuất, thu tiền từ các đại lý. Bộ 
phận này cũng thống kê số lượng của từng loại quạt máy còn tồn trong kho sau đó làm 
báo cáo gửi cho bộ phận kế hoạch để lập kế hoạch sản xuất cho tháng sau. Ngoài ra hệ 
thống cần lưu trữ thông tin về các xưởng lắp ráp bao gồm số hiệu, số điện thoại, loại quạt 
lắp ráp...Các thông tin về quạt máy gồm có tên sản phẩm, đơn vị tính, đơn giá 
bán...Trong thông tin lưu trữ về các đại lý cần có thông tin về lượng hàng đã lấy, số tiền 
đã trả, số tiền còn nợ để đảm bảo không một đại lý nào được nợ quá số tiền cho phép. 
Yêu cầu : 
a. Lập mô hình phân rã chức năng của hệ thống đến mức 3. 
b. Lập mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh và mức đỉnh của hệ thống. 
c. Lập mô liên kết thực thể của hệ thống của hệ thống. 
BÀI 2 
Hoạt động của khách sạn Hoàng Hà được thực hiện như sau: 
1. Quản lý thuê, trả phòng: Khi khách hàng đến thuê đặt phòng, bộ phận quản lý thuê 
phòng sẽ kiểm tra yêu cầu của khách. Nếu yêu cầu không đáp ứng được thì đưa ra thông 
báo từ chối, nếu đáp ứng được thì lập phiếu thuê cho khách hàng. Thông tin trên phiếu 
thuê gồm có: Mã phiếu thuê, ngày lập, mã khách hàng, tên khách hàng, số CMND, địa 
chỉ khách hàng, số tiền đặt trước, yêu cầu. Phiếu thuê được lập thành hai bản, một bản 
giao cho khách, một bản lưu lại. Khách hàng có thể thuê nhiều lần khi có nhu cầu thuê 
phòng, mỗi lần thuê sẽ có một phiếu thuê được lập. Khi khách hàng trả phòng hoá đơn 
thanh toán sẽ được lập cho khách hàng. Thông tin trên hoá đơn gồm: Mã hoá đơn, mã 
phiếu thuê, tên khách hàng, số CMND và thông tin về phòng thuê gồm {số phòng, tình 
trạng phòng, đơn giá phòng, số ngày ở, thành tiền}, tổng tiền dịch vụ, tổng tiền thanh 
toán, ghi chú . 
2. Hoá đơn được lập thành hai bản, một bản giao cho khách, một bản lưu lại.Quản lý dịch 
vụ: Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bộ phận quản lý dịch vụ sẽ kiểm tra yêu 
104 
cầu của khách. Nếu yêu cầu không đáp ứng được thì đưa ra thông báo từ chối, nếu đáp 
ứng được thì cung cấp dịch vụ cho khách. Bộ phận này phải lưu đầy đủ thông tin theo dõi 
quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng trong hoá đơn dịch vụ: số hoá đơn dịch vụ, 
ngày lập, mã khách hàng, tên khách hàng, số CMND, và thông tin về dịch vụ gồm {mã 
dịch vụ, tên dịch vụ, ngày sử dụng, thời lượng sử dụng, thành tiền}, tổng tiền, ghi chú. 
Mỗi phiếu thuê có thể có nhiều hoá đơn sử dụng dịch vụ. Ngoài ra bộ phận này còn phải 
thêm dịch vụ nếu là dịch vụ mới, xoá dịch vụ nếu dịch vụ đó không dùng nữa và sửa 
chữa thông tin dựa trên các thông tin về các dịch vụ do nhà cung cấp gửi tới từ yêu cầu 
của khách sạn. Thông tin gồm: mã dịch vụ, tên dịch vụ, đơn giá, mô tả khác. 
3. Quản lý khách hàng: trong thời gian lưu lại khách sạn, bộ phận quản lý khách hàng sẽ 
nhập và lưu toàn bộ thông tin về khách hàng. Khi cần thiết cũng có thể sửa chữa và xoá 
thông tin khách hàng. Thông tin khách hàng gồm: mã khách hàng, tên khách hàng, số 
CMND, địa chỉ, điện thoại, quốc tịch, số hộ chiếu. Quản lý phòng: nhập mới thông tin 
phòng, sửa chữa thông tin về phòng, xoá bỏ thông tin phòng. Thông tin về phòng do ban 
quản lý cung cấp và gồm các thông tin: Số phòng, loại phòng, diện tích, tình trạng phòng, 
đơn giá phòng. Quản lý tiện nghi: Việc thêm mới tiện nghi được thực hiện khi có tiện 
nghi mới được nhập về từ nhà cung cấp. Nếu một tiện nghi không dùng nữa thì xoá thông 
tin tiện nghi đó. Thông tin tiện nghi cũng có thể được sửa chữa. Thông tin tiện nghi gồm: 
Mã tiện nghi, tên tiện nghi, tình trạng tiện nghi, số lượng hiện có. Trong một phòng có 
thể có nhiều tiện nghi, các tiện nghi cũng có thể có trong nhiều phòng 
4. Bộ phận báo cáo thống kê lấy thông tin từ các bộ phận khác và có nhiệm vụ thống kê 
khách hàng thuê, thống kê tình trạng phòng, thống kê tình trạng thuê phòng, thống kê 
doanh thu để đưa lên ban quản lý khi nhận được yêu cầu từ ban quản lý. 
Yêu cầu: 
a. Vẽ mô hình phân cấp chức năng của hệ thống 
b. Vẽ mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh và mức đỉnh 
c. Xây dựng mô hình liên kết thực thể của hệ thống 
BÀI 3 
105 
Hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị gia đình 
1. Quản lý thông tin các đại lý: các đại lý lần đầu tiên liên hệ với công ty để đặt mua sản 
phẩm thông tin về họ được lưu trữ lại bằng thao tác thêm mới, nếu sai sót được thực hiện 
bằng thao tác sửa chữa, xoá bỏ các đại lý không còn giao dịch với công ty. Thông tin của 
các đại lý bao gồm: số hiệu đại lý, tên đại lý, điện thoại, địa chỉ và các đặc điểm khác. 
2. Quản lý thông tin sản phẩm bằng cách thêm mới sản phẩm khi nó được nhập vào kho 
từ các xưởng sản xuất, sửa chữa các thông tin khi cần thiết và xoá bỏ thông tin về sản 
phẩm khi không còn sản xuất nữa. Các thông tin về sản phẩm bao gồm: Mã sản phẩm, tên 
sản phẩm, mô tả về sản phẩm, thời gian bảo hành, số lượng hiện có. 
3. Việc bán sản phẩm của công ty được thực hiện như sau: Khi các đại lý muốn mua sản 
phẩm, họ gửi đến công ty một phiếu đặt mua sản phẩm. Trên phiếu đặt mua sản phẩm có 
các thông tin về: các sản phẩm mà họ muốn mua cũng như các thông tin về chính họ. Khi 
nhận được phiếu đặt mua sản phẩm của các đại lý công ty thực hiện kiểm tra các sản 
phẩm mà đại lý yêu cầu. Nếu sản phẩm mà đại lý yêu cầu không còn hoặc không đủ số 
lượng đáp ứng thì đưa ra một thông báo từ chối bán. Nếu các yêu cầu của đại lý được đáp 
ứng thì viết hoá đơn gửi cho đại lý để họ thanh toán và lưu lại bản sao của hoá đơn. Khi 
đại lý đã thanh toán xong thì xác nhận đã thanh toán vào hoá đơn và chuyển hoá đơn này 
cho bộ phận xuất sản phẩm. Bộ phận này xuất theo hoá đơn đã nhận được. Nếu đại lý 
nhận sản phẩm trực tiếp tại công ty thì sản phẩm được giao ngay cho khách. Nếu cần phải 
chuyển đến địa chỉ của đại lý, bộ phận này lập một phiếu chuyển sản phẩm gửi cho nhân 
viên chuyển. Nhân viên chuyển sản phẩm được thực hiện vận chuyển sản phẩm cho đại 
lý theo phiếu chuyển sản phẩm nhận được. Khi chuyển xong thì báo lại cho công ty biết 
đã chuyển thành công. Phiếu chuyển sản phẩm được lưu trữ lại. Các thông tin trên hoá 
đơn gồm: Số hoá đơn, ngày lập hoá đơn, số hiệu đại lý, tên đại lý, điện thoại, địa chỉ, 
người lập hoá đơn, tổng số tiền cần thanh toán, đã thanh toán hay chưa, ghi chú và các 
thông tin về sản phẩm được bản gồm: {Mã sản phẩm, tên sản phẩm, mô tả về sản phẩm, 
số lượng và đơn giá}. Các thông tin trên phiếu chuyển sản phẩm gồm: Số phiếu chuyển, 
số hiệu người chuyển, ngày chuyển, đã chuyển thành công. 
106 
4. Để theo dõi và quản lý nhân viên vận chuyển công ty có một danh sách các nhân viên 
chuyển sản phẩm. Việc quản lý này được thực hiện bằng cách thêm mới vào danh sách 
khi có nhân viên mới được tuyển, sửa đổi thông tin khi có những biến đổi xảy ra và xoá 
bỏ nhân viên khi hết hợp đồng hoặc bị sa thải. Các thông tin về nhân viên gồm: Số hiệu 
người chuyển, họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ, các mô tả khác. 
Ngoài ra để tiện theo dõi việc kinh doanh của công ty, hàng tháng công ty lập các báo cáo 
gửi cho ban giám đốc về doanh thu trong tháng, danh sách các sản phẩm đã bán, báo cáo 
về sản phẩm tồn kho để ban giám đốc có các biện pháp điều chỉnh. 
Yêu cầu: 
a. Vẽ mô hình phân cấp chức năng của hệ thống 
b. Vẽ mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh và mức đỉnh 
c. Xây dựng mô hình liên kết thực thể của hệ thống 
BÀI 4 
Hoạt động bán hàng của công ty Tomato như sau: 
1. Quản lý thông tin khách hàng: thêm mới, sửa chữa, xoá bỏ thông tin về khách hàng. 
Các thông tin về khách hàng bao gồm: số hiệu khách hàng, họ tên khách hàng, địa chỉ, 
điện thoại liên hệ, các đặc điểm khác. Tất cả các thông tin về khách hàng đều được lưu 
trữ lại. 
2. Quản lý thông tin hàng: thêm mới hàng khi hàng được đưa về, sửa các thông tin về 
hàng khi cần thiết và xoá thông tin về hàng khi không còn kinh doanh nữa. Các thông tin 
về hàng bao gồm: mã hàng, tên hàng, mô tả hàng, thời gian bảo hành, nhà sản xuất, số 
lượng hiện có. Những thông tin về hàng được nhân viên quản lý kho hàng cung cấp khi 
hàng được chuyển đến kho. 
3. Việc bán hàng của công ty được thực hiện như sau: Khi khách hàng muốn mua hàng, 
họ gửi cho công ty một phiếu đặt hàng. Trên phiếu đặt hàng có các thông tin về các mặt 
hàng mà họ muốn mua cũng như các thông tin về chính họ. Khi nhận được phiếu đặt 
hàng của khách thì công ty thực hiện kiểm tra các mặt hàng mà khách yêu cầu. Nếu mặt 
hàng mà khách yêu cầu không có bán tại công ty hoặc đã hết hàng thì đưa ra một thông 
107 
báo từ chối bán hàng. Nếu các yêu cầu của khách được đáp ứng thì viết hoá đơn gửi cho 
khách hàng để họ thanh toán và lưu lại bản sao của hoá đơn. Khi khách hàng đã thanh 
toán xong thì xác nhận đã thanh toán vào hoá đơn và chuyển hoá đơn này cho bộ phận 
xuất và chuyển hàng. Bộ phận này xuất hàng theo hoá đơn đã nhận được. Nếu khách 
nhận hàng trực tiếp tại công ty thì hàng được giao ngay cho khách. Nếu cần phải chuyển 
hàng tới địa chỉ của khách, bộ phận này lập một phiếu chuyển hàng gửi cho nhân viên 
chuyển hàng. Nhân viên chuyển hàng thực hiện chuyển hàng cho khách theo phiếu 
chuyển nhận được. Khi chuyển hàng xong thì báo cáo lại cho công ty biết đã chuyển 
thành công. Phiếu chuyển hàng được lưu trữ lại. Các thông tin trên hoá đơn gồm: số hoá 
đơn, số hiệu khách hàng, họ tên khách hàng, địa chỉ khách, điện thoại liên hệ, ngày lập 
hoá đơn, người lập hoá đơn, tổng số tiền cần thanh toán, đã thanh toán hay chưa, ghi chú 
và các thông tin chi tiết về hàng bán bao gồm { mã hàng, tên hàng, mô tả mặt hàng, số 
lượng, đơn giá}.Các thông tin trên phiếu chuyển hàng bao gồm: số phiếu chuyển, số hoá 
đơn, số hiệu người chuyển hàng, ngày chuyển, tình trạng chuyển. Mỗi hoá đơn có một và 
chỉ một phiếu chuyển hàng. Mỗi phiếu chuyển hàng do một nhân viên chuyển hàng phụ 
trách. Một nhân viên có thể phụ trách nhiều phiếu chuyển hàng. 
4. Để theo dõi và quản lý nhân viên chuyển hàng công ty có một danh sách các nhân viên 
chuyển hàng. Việc quản lý này được thực hiện bằng cách thêm mới vào danh sách khi có 
nhân viên mới được tuyển, sửa đổi thông tin khi có những biến đổi xảy ra và xóa bỏ nhân 
viên khi hết hợp đồng hoặc bị sa thải. Các thông tin về nhân viên chuyển hàng gồm: số 
hiệu người chuyển hàng, họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ, các mô tả khác. Ngoài ra, để 
tiện theo dõi việc kinh doanh của công ty, hàng tháng công ty lập các báo cáo gửi cho ban 
giám đốc về doanh thu trong tháng, mặt hàng đã bán ra, hàng tồn kho để ban giám đốc có 
các biện pháp điều chỉnh. 
Yêu cầu 
a. Vẽ mô hình phân cấp chức năng của hệ thống 
a. Vẽ mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh và mức đỉnh. 
b. Lập mô hình liên kết thực thể 
108 
109 
Tài Liệu Tham Khảo 
1. Trương Văn Tú, Trần Thị Song Minh (2011), Hệ thống thông tin quản lý (dùng cho hệ 
Đại học), NXB Tài chính. 
2. TS Hồ Tiến Dũng (2011), Tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp” 
3. Bộ môn quản trị nhân sự và chiến lược kinh doanh - Khoa Quản trị kinh doanh, Trường 
ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2011), Quản trị học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí 
Minh. 
4. Bộ môn quản trị sản xuất - Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quốc gia TP 
Hồ Chí Minh (2011), Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_thong_tin_quan_ly.pdf