Bài giảng Khởi tạo Doanh nghiệp - Bài 4: Lựa chọn mô hình công ty - Nguyễn Minh Quang

Phần 1:

I. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến

II. Vấn đề pháp lý liên quan đến DN

Phần 2:

I. Vấn đề tài chính

II. Vấn đề thương hiệu

III. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

pdf 20 trang Bích Ngọc 06/01/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khởi tạo Doanh nghiệp - Bài 4: Lựa chọn mô hình công ty - Nguyễn Minh Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khởi tạo Doanh nghiệp - Bài 4: Lựa chọn mô hình công ty - Nguyễn Minh Quang

Bài giảng Khởi tạo Doanh nghiệp - Bài 4: Lựa chọn mô hình công ty - Nguyễn Minh Quang
KHỞI TẠO DOANH NGHIỆP 
Start your business 
Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bình Phước 
Ths.(MBA) Nguyễn Minh Quang 
Email: minh_quang76@yahoo.com 
Download tài liệu: quangbpc.blogspot.com 
Mon 5-Dec-2011 
2 
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ 
NỘP BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ 
3 
Bài 4: LỰA CHỌN MÔ HÌNH CÔNG TY 
Phần 1: 
I. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến 
II. Vấn đề pháp lý liên quan đến DN 
Phần 2: 
I. Vấn đề tài chính 
II. Vấn đề thương hiệu 
III. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 
4 
CÁC LOẠI HÌNH DN PHỔ BIẾN 
Một số lỗi thường gặp khi bắt đầu khởi sự: 
1. Thiếu nghiên cứu tốt về thị trường 
2. Không tính đến yếu tố cạnh tranh 
3. Kế hoạch tài chính yếu kém 
5 
CÁC LOẠI HÌNH DN PHỔ BIẾN 
Chọn lựa loại hình DN phù hợp- TRẢ LỜI CÁC CÂU 
HỎI SAU: 
1. Trách nhiệm tài chính cá nhân sẽ là cái gì nếu công việc kinh 
doanh không được tốt? 
2. Phải tuân thủ theo những nghĩa vụ thuế nào dựa trên loại 
hình doanh nghiệp của bạn? 
3. Bạn sẽ phải tuân thủ theo những nghĩa vụ nộp báo cáo nào 
đối với mỗi loại hình doanh nghiệp? 
4. Khả năng tìm nguồn vốn từ những tổ chức tài chính chính 
thống (ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty cho thuê, v..v...) ? 
5. Sơ đồ quản lý sẽ khác nhau như thế nào đối với mỗi loại 
hình kinh doanh? 
6 
CÁC LOẠI HÌNH DN PHỔ BIẾN 
Theo luật doanh nghiệp-2005: 
1. Doanh nghiệp tư nhân 
2. Công ty hợp danh 
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn 
4. Công ty cổ phần 
5. Hộ kinh doanh 
(Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 43/2010 về đăng 
ký doanh nghiệp) 
7 
CÁC LOẠI HÌNH DN PHỔ BIẾN 
Một số thuật ngữ: 
 Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc 
cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều 
lệ công ty. 
 Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy 
định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. 
 Cổ phần: là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần 
 Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành 
hoặc bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền 
sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. 
 Cổ đông: Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông 
8 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
I. Doanh nghiệp tư nhân: 
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá 
nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài 
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ 
loại chứng khoán nào. 
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh 
nghiệp tư nhân. 
9 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
I. Hồ sơ đăng ký Doanh nghiệp tư nhân: 
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực 
cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân. 
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức 
có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, 
nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp 
định; 
4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một 
số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân 
kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp 
luật phải có chứng chỉ hành nghề. 
10 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
II. Công ty hợp danh 
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: 
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, 
cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành 
viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên 
góp vốn; 
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn 
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; 
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công 
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được 
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng 
khoán nào 
11 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
II. HS đăng ký Công ty hợp danh: 
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký 
kinh doanh có thẩm quyền quy định. 
2. Dự thảo Điều lệ công ty. 
3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc 
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên. 
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối 
với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp 
luật phải có vốn pháp định. 
5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với 
công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật 
phải có chứng chỉ hành nghề. 
12 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
III. Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên : 
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: 
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không 
vượt quá năm mươi; 
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản 
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào 
doanh nghiệp; 
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy 
định 
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày 
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ 
phần. 
13 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
III. Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp 
do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây 
gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách 
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty 
trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp 
nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh. 
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được 
quyền phát hành cổ phần. 
14 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
III. HS đăng ký công ty Trách nhiệm hữu hạn: 
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có 
thẩm quyền quy định. 
2. Dự thảo Điều lệ công ty. 
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây: 
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá 
nhân hợp pháp khác; 
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ 
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền. 
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có 
chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ 
đăng ký kinh doanh. 
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh 
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty 
kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. 
15 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
IV. Công ty cổ phần: 
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: 
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; 
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không 
hạn chế số lượng tối đa; 
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của 
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; 
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. 
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy 
chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy 
động vốn. 
16 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
IV. HS đăng ký Công ty cổ phần: 
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký 
kinh doanh có thẩm quyền quy định. 
2. Dự thảo Điều lệ công ty. 
3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây: 
a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân 
hợp pháp khác; 
b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc 
tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu 
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền. 
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng 
thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký 
kinh doanh. 
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty 
kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với 
công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ 
hành nghề. 
17 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
V. Hộ kinh doanh 
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm 
người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một 
địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu 
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán 
hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu 
nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề 
có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy 
định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 
3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển 
đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. 
18 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
V. Hộ kinh doanh 
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng 
lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập 
hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy 
định tại Chương này. 
2. Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh 
trong phạm vi toàn quốc. 
19 
VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DN 
V. Đăng ký Hộ kinh doanh 
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ 
quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký 
hộ kinh doanh gồm: 
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; 
b) Ngành, nghề kinh doanh; 
c) Số vốn kinh doanh; 
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân 
thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với 
hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh 
do hộ gia đình thành lập. 
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá 
nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về 
việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. 
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các bản sao hợp lệ chứng chỉ 
hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. 
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các bản sao hợp lệ văn bản xác nhận 
vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 
20 
Phần 2: 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_khoi_tao_doanh_nghiep_bai_4_lua_chon_mo_hinh_cong.pdf