Bài giảng Máy công cụ 1

Máy công cụ của ngành chế tạo máy phần lớn là các máy cắt kim loại. Là loại

thiết bị cơ bản để tạo nên các máy móc và dụng cụ của nhiều ngành khác nhau. Do đó,

mỗi quốc gia đều có chính sách nhằm phát triển về số lượng và chất lượng của máy

công cụ nói chung và máy cắt kim loại nói riêng và cũng chính loại trang thiết bị kỹ

thuật này được xem là một yếu tố đặc trưng cho trình độ sản xuất, trình độ phát triển

của mỗi nước.

Bài giảng Máy công cụ 1 được biên soạn theo nội dung phân phối chương trình

do Trường Đại học Phạm Văn Đồng xây dựng. Nội dung được xây dựng theo tinh thần

ngắn gọn, dễ hiểu và trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường,

kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo

phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa.

Nội dung của bài giảng Máy công cụ 1 bao gồm 5 chương và sẽ giới thiệu cho

sinh viên các kiến thức tổng quát về động học của máy cắt kim loại, nguyên lý làm

việc và cấu tạo của các cơ cấu truyền dẫn thường dùng trong máy. Bài giảng cũng

cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động, ký hiệu, các

chuyển động trong máy, các xích truyền động, sơ đồ động học, cấu tạo và khả năng

công nghệ của các loại máy cắt kim loại như: Máy tiện, máy phay . Đồng thời cũng

rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng tính toán, thiết kế trong kỹ thuật.

pdf 94 trang dienloan 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Máy công cụ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Máy công cụ 1

Bài giảng Máy công cụ 1
Quảng Ngãi , 12/2014 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 
 -----  ----- 
BÀI GIẢNG 
MÁY CÔNG CỤ 1 
Bậc Cao đẳng – Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí 
GV: ThS. Trần Văn Thùy 
i 
MỤC LỤC 
 Lời nói đầu ............................................................................................ Trang 01 
 CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC MÁY CÔNG CỤ 
 1.1. Đại cương về máy cắt kim loại................................................................. 02 
 1.1.1. Khái niệm về máy.............................................................................. 02 
 1.1.2. Khái niệm về máy công cụ ................................................................ 02 
 1.1.3. Khái niệm về máy cắt kim loại .......................................................... 02 
 1.1.4. Phân loại máy cắt kim loại................................................................. 03 
 1.1.5. Ký hiệu máy cắt kim loại................................................................... 04 
 1.2. Chuyển động tạo hình của máy cắt kim loại ........................................... 04 
 1.2.1. Phương pháp hình thành bề mặt gia công........................................... 04 
 1.2.2. Chuyển động tạo hình của máy cắt kim loại....................................... 06 
 1.3. Phương pháp tạo hình.............................................................................. 08 
 1.3.1. Phương pháp định hình...................................................................... 08 
 1.3.2. Phương pháp theo vết ........................................................................ 08 
 1.3.3. Phương pháp bao hình ....................................................................... 09 
 1.4. Sơ đồ kết cấu động học............................................................................. 09 
 1.4.1. Khái niệm.......................................................................................... 09 
 1.4.2. Xích truyền động ............................................................................... 09 
 1.4.3. Tổ hợp chuyển động .......................................................................... 13 
 1.5. Điều chỉnh chuyển động ........................................................................... 13 
 1.5.1. Điều chỉnh xích vận tốc ..................................................................... 14 
 1.5.2. Điều chỉnh xích cắt renvit .................................................................. 14 
 CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 
 2.1. Chuyển động của máy công cụ ................................................................ 16 
 2.1.1. Khái niệm về chuyển động ................................................................ 16 
 2.1.2. Các đại lượng đặc trưng của chuyển động.......................................... 17 
 2.1.3 Tỷ số truyền ....................................................................................... 17 
 2.2. Các cơ cấu truyền động............................................................................ 18 
ii 
 2.2.1. Truyền động phân cấp ...................................................................... 18 
 2.2.2. Truyền động vô cấp .......................................................................... 24 
 2.3. Cơ cấu điều khiển cơ khí.......................................................................... 27 
 2.3.1. Chức năng và yêu cầu........................................................................ 27 
 2.3.2. Kết cấu của cơ cấu điều khiển............................................................ 28 
 2.3.3. Cơ cấu điều khiển bằng cơ khí........................................................... 29 
 CHƯƠNG 3: MÁY TIỆN 
 3.1. Đại cương về máy tiện .............................................................................. 36 
 3.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 36 
 3.1.2. Công dụng ......................................................................................... 36 
 3.1.3. Phân loại............................................................................................ 37 
 3.1.4. Các bộ phận chính ............................................................................. 38 
 3.2. Máy tiện Renvít vạn năng T620............................................................... 39 
 3.2.1. Đặc tính kỹ thuật ............................................................................... 39 
 3.2.2. Sơ đồ kết cấu động học...................................................................... 39 
 3.2.3. Sơ đồ động học.................................................................................. 40 
 3.3. Cắt renvít ................................................................................................. 44 
 3.3.1. Cắt ren tiêu chuẩn............................................................................... 44 
 3.3.2. Cắt ren không tiêu chuẩn .................................................................... 46 
 3.3.3. Cắt ren chính xác................................................................................ 47 
 3.3.4. Cắt ren mặt đầu .................................................................................. 47 
 3.4. Các cơ cấu đặc biệt................................................................................... 47 
 3.4.1. Đai ốc bổ đôi ...................................................................................... 47 
 3.4.2. Ly hợp một chiều................................................................................ 48 
 3.4.3. Chạc điều chỉnh .................................................................................. 49 
 3.4.4. Cơ cấu an toàn bàn xe dao .................................................................. 50 
 3.4.5. Cụm trục chính ................................................................................... 50 
 3.5. Điều chỉnh máy tiện.................................................................................. 51 
 3.5.1. Điều chỉnh để tiện côn ....................................................................... 51 
 3.5.2. Điều chỉnh máy để tiện ren ................................................................ 52 
 3.6. Một số máy tiện khác ............................................................................... 54 
iii 
 3.6.1 Máy tiện cụt....................................................................................... 54 
 3.6.2. Máy tiện revolver ............................................................................. 55 
 3.6.3. Máy tiện đứng .................................................................................. 55 
 CHƯƠNG 4: MÁY PHAY 
 4.1. Đại cương về máy phay ............................................................................ 57 
 4.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 57 
 4.1.2. Công dụng ......................................................................................... 57 
 4.1.3. Phân loại............................................................................................ 57 
 4.1.4. Các bộ phận chính ............................................................................. 57 
 4.2. Máy phay vạn năng nằm ngang P82 ....................................................... 58 
 4.2.1. Đặc tính kỹ thuật ............................................................................... 58 
 4.2.2. Sơ đồ kết cấu động học...................................................................... 58 
 4.2.3. Sơ đồ động học.................................................................................. 59 
 4.3. Đầu phân độ vạn năng ............................................................................ 61 
 4.3.1. Đầu phân độ vạn năng có đĩa phân độ............................................... 62 
 4.3.2. Đầu phân độ vạn năng không có đĩa phân độ .................................... 66 
 4.4. Các cơ cấu đặc biệt................................................................................... 68 
 4.5. Các loại máy phay khác ........................................................................... 71 
 CHƯƠNG 5: MÁY GIA CÔNG BÁNH RĂNG TRỤ 
 5.1. Đại cương về máy gia công bánh răng .................................................... 73 
 5.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 73 
 5.1.2. Công dụng ......................................................................................... 75 
 5.1.3. Phân loại............................................................................................ 75 
 5.2. Máy phay răng E3-5................................................................................. 75 
 5.2.1. Đặc tính kỹ thuật ............................................................................... 75 
 5.2.2. Sơ đồ kết cấu động học...................................................................... 75 
 5.2.3. Sơ đồ động học.................................................................................. 76 
 5.3. Máy lăn răng 5M324A ............................................................................. 77 
 5.3.1. Đặc tính kỹ thuật ............................................................................... 77 
 5.3.2. Sơ đồ kết cấu động học...................................................................... 78 
iv 
 5.3.3. Sơ đồ động học.................................................................................. 78 
 5.4. Máy xọc răng 514 ..................................................................................... 83 
 5.4.1. Đặc tính kỹ thuật ............................................................................... 83 
 5.4.2. Sơ đồ kết cấu động học...................................................................... 84 
 5.4.3. Sơ đồ động học.................................................................................. 84 
 Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 89
 1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Máy công cụ của ngành chế tạo máy phần lớn là các máy cắt kim loại. Là loại 
thiết bị cơ bản để tạo nên các máy móc và dụng cụ của nhiều ngành khác nhau. Do đó, 
mỗi quốc gia đều có chính sách nhằm phát triển về số lượng và chất lượng của máy 
công cụ nói chung và máy cắt kim loại nói riêng và cũng chính loại trang thiết bị kỹ 
thuật này được xem là một yếu tố đặc trưng cho trình độ sản xuất, trình độ phát triển 
của mỗi nước. 
Bài giảng Máy công cụ 1 được biên soạn theo nội dung phân phối chương trình 
do Trường Đại học Phạm Văn Đồng xây dựng. Nội dung được xây dựng theo tinh thần 
ngắn gọn, dễ hiểu và trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, 
kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo 
phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa. 
Nội dung của bài giảng Máy công cụ 1 bao gồm 5 chương và sẽ giới thiệu cho 
sinh viên các kiến thức tổng quát về động học của máy cắt kim loại, nguyên lý làm 
việc và cấu tạo của các cơ cấu truyền dẫn thường dùng trong máy. Bài giảng cũng 
cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động, ký hiệu, các 
chuyển động trong máy, các xích truyền động, sơ đồ động học, cấu tạo và khả năng 
công nghệ của các loại máy cắt kim loại như: Máy tiện, máy phay. Đồng thời cũng 
rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng tính toán, thiết kế trong kỹ thuật. 
 Tuy tác giả có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng bài giảng chắc không tránh 
khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của bạn 
đọc và đồng nghiệp để nội dung bài giảng được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân 
thành cảm ơn. 
 Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ qua email: tvthuy@pdu.edu.vn 
Quảng Ngãi, tháng 12/2014 
Người biên soạn 
 2 
Chương 1 
ĐỘNG HỌC MÁY CÔNG CỤ 
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY CÔNG CỤ 
1.1.1 Khái niệm về máy 
 - Máy là tất cả những khí cụ hoạt động theo nguyên tắc cơ học dùng để biến đổi 
năng lượng hoặc làm thay đổi một cách có ý thức về hình dáng hoặc vị trí của vật thể 
 - Cấu trúc, hình dáng và kích thước của máy rất khác nhau. Tùy theo đặc điểm 
sử dụng của nó, ta có thể phân thành hai nhóm lớn: 
 - Máy dùng để biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác để sử dụng 
thích hợp hơn được gọi là máy biến đổi năng lượng 
 - Máy dùng để thực hiện một công việc nhất định được gọi là máy công cụ 
1.1.2 Khái niệm về máy công cụ 
 Máy công cụ là loại máy dùng để thay đổi hình dáng và kích thước của các vật 
thể cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, máy công cụ bao 
gồm năm loại: 
- Máy cắt kim loại 
- Máy gia công gỗ 
- Máy gia công áp lực 
- Máy hàn 
- Máy đúc 
1.1.3 Khái niệm về máy cắt kim loại 
Những máy công cụ dùng để biến đổi hình dáng của các vật thể kim loại bằng 
cách lấy đi một phần thể tích trên vật thể ấy với những dụng cụ và chuyển động khác 
nhau , được gọi là máy cắt kim loại. Vật thể cần làm biến đổi hình dáng gọi là phôi hay 
chi tiết gia công. Lớp kim loại bị cắt bỏ khỏi chi tiết gọi là phoi cắt; Dụng cụ trực tiếp 
cắt bỏ lớp lượng dư gia công ra khỏi chi tiết gọi là dao cắt. 
Toàn bộ quá trình làm thay đổi hình dáng của vật thể bằng phương pháp cắt như 
trên gọi là quá trình gia công cắt và những máy công cụ thực hiện quá trình gia công 
cắt gọi là máy cắt kim loại. 
 3 
Ngoài phương pháp gia công cắt, người ta còn dùng nhiều phương pháp gia 
công khác như: gia công cán nguội, cán nóng, rèn, dập, hàn,Thực hiện các phương 
pháp gia công này, ta có các loại máy cắt kim loại tương ứng. 
Môn học này lấy máy cắt kim loại làm đối tượng nghiên cứu vì đây là loại máy 
có sự phối hợp nhiều chuyển động phức tạp nhất, đặt trưng nhất, có yêu cầu rất cao về 
thiết kế và yêu cầu khắt khe trong chế tạo. 
1.1.4 Phân loại máy cắt kim loại 
Phân loại Máy cắt kim loại có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp sau: 
 a. Phân loại theo phương pháp cắt 
- Máy tiện 
- Máy phay 
- Máy khoan 
- Máy doa 
 b. Phân loại theo trình độ vạn năng 
- Máy vạn năng 
- Máy chuyên môn hóa 
- Máy chuyên dùng 
 c. Phân loại theo độ chính xác 
- Máy chính xác thường 
- Máy chính xác nâng cao 
- Máy chính xác cao 
- Máy chính xác đặc biệt cao 
 d. Phân loại theo mức độ tự động hóa 
- Máy tự động 
- Máy bán tự động 
- Máy tổ hợp 
 e. Phân loại theo khối lượng 
- Máy loại nhẹ ( 1 tấn) 
- Máy loại trung bình ( 10 tấn) 
- Máy loại trung bình nặng (10 30 tấn) 
- Máy loại nặng (30 100 tấn) 
- Máy loại đặc biệt nặng (>100 tấn) 
 4 
1.1.5 Ký hiệu máy cắt kim loại 
- Để xác định các loại máy theo sự phân loại trên, người ta đặt tên cho máy 
bằng các ký hiệu. Các ký hiệu máy ở mỗi nước đều khác nhau. 
- Ở nước ta, Máy cắt kim loại được ký hiệu như sau : Dùng chữ cái để chỉ loại 
máy như chữ T để chỉ máy tiện, B (bào), P (phay) và các chữ số khác để chị mức độ 
vạn năng, ... phôi quay k/z vòng. 
Do đó xích phân độ nối liền chuyển động vòng của dao và chuyển động vòng của phôi 
 Xích bắt đầu từ trục chính V mang dao, qua cặp bánh trụ và ba cặp bánh côn để 
đến trục VI, qua bộ vi sai có tỉ số truyền ivs, cặp bánh trụ f
e,
58
58 và bộ bánh răng thay thế 
d
c
b
a . , qua cặp bánh răng 33/33 đến trục , qua cặp bánh trụ 35/35 , trục vít-Bánh vít 1/96 
quay bàn máy mang phôi. 
 Với xích trên, ta có phương trình truyền động: 
Z
k
d
c
b
a
f
eiv VS 96
1.
35
35.
33
33....
58
58..
27
27.
29
29.
29
29.
20
80.1 [5.3] 
Khi cắt răng thẳng, không cần chuyển động vi sai nên ivs=1. Từ phương trình trên, 
ta rút ra công thức điều chỉnh xích tốc độ: 
e
f
z
k
d
c
b
aix ..24. [5.4] 
 Cặp bánh răng e/f dùng để tạo nên phạm vi điều chỉnh thích hợp trong chạc bánh 
răng thay thế. 
- Nếu bánh răng cần cắt có Z ≤ 161, thì dùng 
54
541 
f
e 
80 
- Nếu bánh răng cần cắt có Z ≥ 161, thì dùng 
72
36
2
1
f
e 
 c. Xích chạy dao 
 - Chạy dao đứng: 
 Lượng chạy dao đứng được biểu thị bằng s1[mm/1v.phôi] là lượng di động 
thẳng đứng của bàn dao khi bàn máy mang phôi quay 1 vòng. Vì thế xích bắt đầu từ bánh 
vít – trục vít 
1
96 , qua cặp bánh răng 
35
35 , trục VII, cặp bánh răng 
33
33 , trục vít – bánh vít 
26
2 , trục VIII, cặp bánh răng 
48
48 , cặp bánh răng thay thế 
1
1
B
A , đóng ly hợp điện từ L1, 
truyền động qua cặp bánh trụ 39/65 đến trục X; đóng ly hợp L3(L5 mở), truyền động qua 
các bánh răng 
45
45.
45
50 và trục vít – bánh vít 1/24 quay trục vít me đứng có tx=10mm. 
 Phương trình truyền động của nó là: 
1
1
1 10.
24
1.
45
45.
45
50.
65
39..
48
48.
26
2.
33
33.
35
35.
1
96.1 s
B
Av [5.5] 
 Từ đây ta rút ra công thức điều chỉnh: 
 1
1
1 .
80
39 s
B
Ais [5.6] 
Để đảo chiều chạy của dao đứng , ly hợp L1 mở, L2 đóng. Truyền động từ chạc 
điều chỉnh A1/B1 qua hai cặp bánh trụ 52
44.
56
40
để đến trục X. 
 - Chạy dao hướng kính: Xích chạy dao hướng kính dùng để cắt bánh vít bằng 
phương pháp hướng kính và được biểu thị bằng lượng di động hướng kính của bàn máy 
s2[mm/1v.phôi] khi bàn máy mang phôi quay một vòng. 
 Xích chạy dao hướng kính cũng bắt đầu từ bàn máy mang phôi cho đến trục X 
giống như xích chạy dao đứng. Sau đó truyền động qua cặp bánh trụ 45/50, đóng hail y 
hợp L5 và L4 (L3) mở, qua cặp bánh trụ 34/61, đến trục vít – bánh vít 1/36 làm quay trục 
vít me XI có tx = 10mm để di động bàn máy theo hướng kính. 
 Phương trình chuyển động của nó là: 
2
1
1 10.
36
1.
61
34.
50
45.
65
39..
48
48.
26
2.
33
33.
35
35.
1
96.1 s
B
A
 [5.7] 
Từ đây, ta có: 
81 
 22
1
1
1 sCB
Ai [5.8] 
- Chạy dao chiều trục:Chạy dao chiều trục dao phay lăn dùng để cắt bánh vít bằng 
phương pháp tiếp tuyến. lượng chạy dao chiều trục được biểu thị bằng s3[mm/1v.phôi] 
khi phôi quay 1 vòng. Muốn hực hiện lượng chạy dao này cần phải có bàn dao đặc biệt 
để đảm bảo dao phay lăn di động liên tục. 
 Máy 5M324A không có bàn dao đặc biệt này. Di động dọc trục theo chu kỳ của 
dao phay lăn được thực hiện từ động cơ riêng Đ2 có N2=0.4 KW và n2=1440 v/f qua hai 
cơ cấu trục vít-bánh vít 1/26.1/62 để quay trục ống mang dao có tx=12mm. 
 d. Xích chạy dao nhanh 
- Chạy dao nhanh đứng:Được thực hiện từ động cơ Đ3 có N3=3KW và n3=1440 
v/f, qua hai cặp bánh răng trụ 20/20.44.52 đến trục X, đóng ly hợp L3, qua các cặp bánh 
trụ 
45
45.
45
50 , trục vít-bánh vít 1/24 quay trục vít me đứng có tx=10mm 
- Chạy dao nhanh hướng kính:Cũng được thực hiện từ động cơ Đ3 đến trục X như 
ở xích chạy dao nhanh đứng. Sau đó truyền động đi theo xích 45/50 ->L5->L4->34/61-
>1/36 quay trục vít me XI 
 e. Xích vi sai 
 Chuyển động vi sai cần thiết khi gia công bánh răng trụ răng nghiêng, để thực hiện 
chuyển động phụ thêm cho phôi. Xích vi sai đảm bảo mối quan hệ giữa phôi và dao lăn 
trên cơ sở công thức 12.4 để thực hiện lượng di động phụ thêm ±z/k.s1/T 
 Xích bắt đầu từ bàn máy mang phôi, qua bánh vít – trục vít
1
96 , cặp bánh trụ 
35
35 , 
trục VII, cặp bánh trụ 
33
33 , trục vít-bánh vít 
26
2 , các cặp bánh răng 
1
1.
48
48
B
A - L1 - 65
39 - 
trục X – L3 - 45
45.
45
50 - cặp bánh côn 
22
33 - bộ bánh răng thay thế 
1
1
1
1 .
d
c
b
a - cặp bánh côn 
27
27 - trục vít – bánh vít 
45
1 - bộ vi sai có tỷ số truyền ivs – trục VI – các cặp bánh côn 
29
29.
29
29.
27
27
 đến cặp bánh trụ 
80
20 quay trục chính mang dao lăn. 
Phương trình truyền động của xích vi sai là: 
82 
T
s
k
zi
d
c
b
a
B
A
vs
1
1
1
1
1
1
1 .
80
20.
29
29.
29
29.
27
27..
45
1.
27
27...
22
33.
45
45.
45
50.
65
39..
48
48.
26
2.
33
33.
35
35.
1
96.1 [5.9] 
Khi dùng xích vi sai, vỏ hộp cơ cấu vi sai quay , nên ivs=2. Xích chạy dao đứng có 
A1/B1=39/80s1 theo công thức 8.7. Thay hai trị số này vào phương trình trên, ta có công 
thức điều chỉnh chạc vi sai: 
kT
z
d
c
b
aiy
25.
1
1
1
1 [5.10] 
Khi cắt răng nghiêng, người ta không cho biết bước xoắn T, mà cho góc nghiêng 
 của răng. Từ hình 8.9c, ta có thể viết mối quan hệ giữa góc  với modun mặt đầu ms và 
modun pháp tuyến m như sau: 
ss m
m
t
t
.
.cos
 
cos
mm s 
   gmZgdT s cotcot. 
 Thay trị số ms vào công thức [8.10] ta được: 


 
sin
.
cos
cot. mzagmzT [5.11] 
 Thay trị số T vào công thức [8.9] và rút gọn, ta được: 
kmd
c
b
aiy .
sin95775,7.
1
1
1
1  [5.12] 
“-“, khi hướng xoắn của dao và phôi cùng chiều 
“+”, khi hướng xoắn của dao và phôi nghịch chiều. 
 Từ công thức điều chỉnh 12.11 ta thấy: Tỉ số truyền của chạc điều chỉnh vi sai 
không phụ thuộc vào lượng chạy dao đứng s1. Ngoài ra, khi cắt răng thẳng (=0), trị số 
iy=0, nghĩa là không cần xích vi sai. 
Dùng xích vi sai để cắt răng xoắn có nhược điểm là xích truyền động dài, độ chính 
xác gia công giảm. 
 Người ta cũng có thể cắt răng xoắn không dùng xích vi sai. Trong trường hợp này 
chuyển động bao hình và chuyển động vi sai được thực hiện trên xích phân độ. Điều 
chỉnh cắt răng xoắn theo phương pháp này gọi là điều chỉnh không vi sai. Phương trình 
truyền động của xích này như sau: 
T
s
k
z
k
zi
e
f
a
b
c
dv vs 1.80
20.
29
29.
29
29.
27
27..
58
58....
33
33.
35
35.
1
96.1  
83 
 Trong trường hợp ivs = 1, và ta lấy e/f = 1 thì: 
1
' .24.
sT
T
z
k
d
c
b
aix 
 [5.13] 
 Để có thể tính các bánh răng thay thế của xích này, cần phải thay trị số chính xác 
lượng chạy dao đứng s1 được tính bằng công thức 8.7 
Công thức 8.12 khá phức tạp, nên việc chọn các bánh răng thay thế từ công thức 
này không phải dể dàng và không phải lúc nào cũng thực hiện được. Do đó loại điều 
chỉnh này chỉ dùng ở những máy lăn răng không có xích vi sai hoặc xích vi sai bị hỏng. 
 f. Xích di động bằng tay 
Thực hiện chuyển động đứng bằng tay, ta dùng tay quay quay trục 1. Chuyển động 
hướng kính quay trục 2. 
Điều chỉnh bàn máy quay trục 3. 
Điều chỉnh bàn dao quay trục 4 qua các tỉ số truyền .
104
12.
48
1.
30
16
để xoay bàn dao 
đi một góc 
5.4 MÁY XỌC RĂNG 514 
Máy xọc răng là máy gia công bánh răng theo phương pháp bao hình. Trên máy 
này, dạng răng được hình thành bằng cách nhắc lại chuyển động tương đối của đôi bánh 
răng trụ ăn khớp nhau. Một bánh răng có lưỡi cắt đóng vai trò dao xọc. Bánh răng kia 
đóng vai trò phôi. Trong quá trình thực hiện chuyển động tương đối với nhau, dao xọc sẽ 
tạo nên dạng răng trên bề mặt của chi tiết kia. 
 Phương pháp gia công bánh răng bằng dao xọc còn gọi là phương pháp Fellow, và 
máy gia công bánh răng bằng phương pháp Fellow gọi là máy xọc răng. Máy xọc răng có 
thể cắt được răng thẳng, răng xoắn ngoài và trong của bánh răng trụ. Ngoài ra nó còn có 
thể cắt những bánh răng đặc biệt. 
Máy xọc răng 514 là máy nửa tự động, dùng để gia công bánh trụ răng thẳng, răng 
xoắn ăn khớp ngoài và trong. 
5.4.1. Đặc tính kỹ thuật 
Đặc tính kỹ thuật chủ yếu của máy xọc răng 514 như sau: 
 - Modun của bánh răng gia công: m= 26mm 
 - Đường kính của bánh răng gia công: 
84 
 + Răng ngoài 20500mm 
 + Răng trong 550mm 
 - Chiều dày lớn nhất của chi tiết gia công: 105mm 
 - Hành trình lớn nhất của trục dao xọc: 125mm 
 - Hành trình kép của dao xọc n= 125359 htk/f 
5.4.2. Sơ đồ kết cấu động học 
Hình 5.7: Sơ đồ kết cấu động học máy xọc răng 
 5.4.3. Sơ đồ động học 
 Sơ đồ động của máy xọc răng 514 được trình bày trên hình 5.8 
85 
Hình 5.8: Sơ đồ động học máy xọc răng 
Để thực hiện tất cả các chuyển động cơ bản và phụ, máy xọc răng 514 có các xích 
chuyển động sau đây: 
 a. Xích chuyển động chính 
Xích chuyển động chính thực hiện chuyển động đi về của dao xọc theo sơ đồ: 
Động cơ điện Đ1 có N1= 2.2 KW Cơ cấu Puly-Đai truyền 100/280 Hộp tốc độ 
có 4 tỷ số truyền 
64
46.
73
37.
81
29.
88
22 Trục II cơ cấu thanh truyền-Tay quay có modun 
của thanh răng là m= 3.25mm ăn khớp với bánh răng z= 26 Trục III và cuối cùng 
bánh răng – thanh răng vòng Zxm =26x3.25 làm trục chính mang dao xọc chuyển động 
thẳng đi về. 
 b. Xích phân độ 
Xích phân độ được nối liền giữa chuyển động vòng dao xọc và của phôi, để hình 
thành đường thân khai của răng với lượng di động tính toán: 
 1 vòng quay của dao xọc Zd/Zf vòng quay của phôi 
 Xích này còn gọi là xích bao hình, nó được thực hiện theo sơ đồ: 
86 
 Trục chính dao xọc cơ cấu bánh vít-trục vít 100/1 Trục VII hai bộ bánh 
răng côn 
30
30.
30
30
 chạc phân độ 
1
1
1
1 .
d
c
b
a
 Trục X cơ cấu trục vít – bánh vít 1/240 
và cuối cùng là bàn máy mang phôi. 
 Với xích này, ta có sơ đồ truyền động: 
f
d
z
z
d
c
b
av 
240
1...
30
30.
30
30.
1
100.1
1
1
1
1 [5.14] 
Từ đây, ta có công thức điều chỉnh chạc phân độ: 
f
d
x z
z
d
c
b
ai .4,2.
1
1
1
1 [5.15] 
Để dễ điều chỉnh, người ta thường chọn số răng của bánh thay thế c1 bằng hoặc 
gấp đôi số răng của dao xọc. 
Khi cắt bánh răng ăn khớp trong, ta lắp thêm một bánh răng trung gian vào giữa 
bánh răng a1 và b1. 
 c. Xích chạy dao vòng 
 Xích này dùng để điều chỉnh lượng chạy dao vòng S1 cho mỗi 1 hành trình kép 
của dao xọc. Lượng chạy dao vòng được tính bằng mm trên vòng tròn chia răng của dao 
xọc , khi dao xọc thực hiện ột hành trình kép S1[mm/htk] 
 Khi gia công thô, lượng chạy dao vòng có thể lấy lớn (S1=0.250.38mm/htk) và 
khi gia công tinh phải lấy trị số nhỏ (S1=0.10.2mm/htk) 
 Xích chạy dao vòng được nối liền từ chuyển động đi về của dao xọc đến chuyển 
động vòng của dao theo sơ đồ: 
 Trục chính dao xọc cơ cấu thanh răng – bánh rẳng 3.25x26 Trục III cơ 
cấu thanh truyền- tay quay trục II truyền động xích 28/28 trục IV cơ cấu trục 
vít-bánh vít 3/23 trục V cơ cấu đảo chiều hình côn 28/42 đóng ly hợp vấu L1 
chạc chạy dao vòng a2/b2 trục VII cơ cấu trục vít –bánh vít 1/100. 
 Ta đã biết, khi dao xọc thực hiện một hành trình kép, là khi đĩa có chốt lệch tâm 1 
quay một vòng, tức là trục II, hay bánh xích Z=28 lắp trên trục II quay một vòng. Do đó, 
lượng di động tính toán của xích chạy dao vòng có thể đổi lại như sau: 
 1 vòng quay của trục II s1 lượng chạy dao vòng của trục dao 
Do đó, ta có phương trình truyền động: 
87 
1
2
2 ...
100
1..
42
28.
23
3.
28
28.1 szm
b
av d [mm/htk] 
Từ đây, ta có công thức điều chỉnh chạc chạy dao vòng: 
d
s zm
s
b
ai
.
366 1
2
2 [5.16] 
Khoảng cách tâm của hai bánh răng a2 và b2 không đổi, và tổng số răng của 2 bánh 
răng là 89, modun của chúng là 2.25mm. Do đó, phải lựa chọn a2 và b2 trong điều kiện 
này. 
 d. Xích chạy dao hướng kính 
 Xích chạy dao hướng kính dùng để thực hiện lượng chạy dao hướng kính S cho 
đến hết chiều sâu chân răng. Sau đó, chuyển động chạy dao hướng kính sẽ ngừng và dao 
xọc tiếp tục gia công cho đến khi kết thúc quá trình gia công. 
 Lượng chạy dao hướng kính được tính bằng S[mm/htk] khi dao xọc thực hiện một 
hành trình kép. Chu kỳ làm việc của xích này do cam 2 thực hiện. Do đó xích chạy dao 
hướng kính từ hành trình kép của dao xọc đến chuyển động vòng của cam theo sơ đồ: 
 Trục chính dao xọc thanh răng – bánh răng 3.25x26 trục III cơ cấu thanh 
truyền – tay quay trục II cơ cấu truyền động xích 28/28 trục IV chạc chạy 
dao hướng kính a3/b3 cặp bánh côn 24/48 trục XII trục vít – bánh vít 1/40 
đóng ly hợp L2 trục vít – bánh vít 2/40 và cuối cùng là cam tì vào con lăn 3 
 Con lăn được lắp trên trục vít me có tx=6mm. Vit me này quay trong đai ốc của 
bánh côn Z=30 cố định trong bàn trượt của đầu trục chính. 
 Khi dao xọc thực hiện 1 hành trình kép, tức trục 2 quay 1 vòng, thì phương trình 
truyền động của xích chạy dao hướng kính: 
sT
b
av .
40
2.
40
1.
48
24..
28
28.1
3
3 [mm/htk] [5.17] 
 e. Xích cơ cấu tính 
Sau khi cắt xong chiều sâu răng, xích chạy dao hướng kính tự động cắt đứt và xích 
cơ cấu tính sẽ nối liền chuyển động quay tròn của phôi đến cam, để đảm bảo cho phôi 
luôn được cắt với chiều sâu không đổi h. Nếu dùng cam một lần ăn dao, xích chạy dao 
hướng kính tiến hành trong khoảng thời gian ứng với 1/3 vòng quay của phôi. Sau đó, 
xích cơ cấu tính làm việc và phôi quay 1 vòng. 
Xích này được thực hiện theo sơ đồ: 
88 
 Bánh lệch tâm 5 thanh kéo XVIII – Cơ cấu con cóc 4 – bánh cóc 48 – trục vít – 
bánh vít 2/40 và cuối cùng là cam 2. 
 f. Xích chạy dao nhanh 
 Xích này dùng để điều chỉnh bàn máy. Nó được thực hiện thì động cơ điện Đ2 có 
N2=0.5KW cơ cấu puly-đai truyền trục vít-bánh vít 1/240. Khi thực hiện chuyển 
động này, phải tháo chạc phân độ a1/b1.c1/d1 ra. Số vòng quay nhanh của bàn máy là: 
)/(62.2
240
1.985,0.
180
80.1440 fvnn [5.18] 
 g. Xích nhường dao 
 Khi dao xọc thực hiện xong hành trình thuận (hành trình cắt), dao xọc đi lên. Phôi 
và dao phải tách rời nhau một khoảng 35mm để tránh chạm nhau. Xích truyền động 
thực hiện nhiệm vụ này gọi là xích nhường dao. 
 Xích nhường dao được thực hiện từ cam lắp trên trục II . Cam này tiếp xúc với con 
lăn 6 gắn liền với khung 7. Khi cam quay, khung 7 di động trục XIV lên xuống làm cho 
đĩa biên 8 lắp trên trục XVI quay một góc. Trục XVII lắp lệch tâm trên đĩa biên 8 sẽ 
mang bàn máy lắp phôi chuyển động ra vào tương ứng với các hành trình của dao xọc. 
 Ngoài ra, để thực hiện lượng chạy dao hướng kính bằng tay, ta quay đầu vuông 9, 
để quay đai ốc trên trục vitme tx= 6mm qua cặp bánh côn 15/30 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 
1. Nguyên lý gia công bánh răng. 
2. Phân loại máy gia công bánh răng. 
3. Trình bày về máy phay răng: Sơ đồ kết cấu động học, xích truyền động. 
4. Trình bày về máy lăn răng: Sơ đồ kết cấu động học, xích truyền động. 
5. Trình bày về máy xọc răng: Sơ đồ kết cấu động học, xích truyền động. 
89 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] – Trần Minh Chính, Bài giảng Máy công cụ 2, 2009 
[2] – Nguyễn Ngọc Cẩn, Máy cắt kim loại, Trường ĐHSP-KT TP.HCM, 1991 
[3] – Nguyễn Ngọc Cẩn, Thiết kế máy cắt kim loại, NXBĐHQG TP.HCM, 2000 
 [4] – Nguyễn Tiến Lưỡng, Cơ sơ kỹ thuật cắt gọt kim loại, NXBGD, 2006 
 [5]- Phạm Văn Hùng, Nguyễn Phương, Cơ sở máy công cụ, NXBKHKT, 2007 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_may_cong_cu_1.pdf