Bài tập lớn môn Trang bị điện ô tô

Việc khởi động động cơ có lẽ là chức năng quan trọng nhất của hệ thống

điện ôtô. Hệ thống khởi động thực hiện chức năng này bằng cách thay đổi năng

lượng điện từ ắc quy thành cơ năng của máy khởi động. Máy khởi động này

chuyển cơ năng qua bánh răng tới bánh đà trên trục khuỷu động cơ. Trong quá

trình quay khởi động , bánh đà quay, hỗn hợp không khí–nhiên liệu được đưa tới

xilanh, được nén và bốc cháy khởi động động cơ. Đa số động cơ yêu cầu tốc độ

quay khởi động khoảng 200v/ph

pdf 23 trang dienloan 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập lớn môn Trang bị điện ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập lớn môn Trang bị điện ô tô

Bài tập lớn môn Trang bị điện ô tô
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 1 -
BÀI TẬP LỚN
M¤N
TRANG BÞ §IÖN ¤ T¤
§Ò BµI
PHÇN I
HÖ THèNG KhëI ®éng toyota
Bµi lµm
Tổng quan
Việc khởi động động cơ có lẽ là chức năng quan trọng nhất của hệ thống
điện ôtô. Hệ thống khởi động thực hiện chức năng này bằng cách thay đổi năng
lượng điện từ ắc quy thành cơ năng của máy khởi động. Máy khởi động này
chuyển cơ năng qua bánh răng tới bánh đà trên trục khuỷu động cơ. Trong quá 
trình quay khởi động , bánh đà quay, hỗn hợp không khí–nhiên liệu được đưa tới 
xilanh, được nén và bốc cháy khởi động động cơ. Đa số động cơ yêu cầu tốc độ 
quay khởi động khoảng 200v/ph.
Hệ thống khởi động Toyota
Hai hệ thống khởi động khác nhau được sử dụng trên ôtô Toyota. Cả hai hệ 
thống có hai mạch điện tách biệt  một mạch điều khiển , một mạch động cơ. 
Nó có một động cơ khởi động thông thường. Hệ thống này dược sử dụng hầu 
hết trên những ô tô Toyota đời cũ. Một số khác có động cơ khởi động có bánh
răng giảm tốc. Hệ thống này được sử dụng hầu hết trên những xe Toyota hiện 
đại. Một Rơle từ tính hay cuộn solenoid mở và tắt motor. Đó là bộ phận của cả 
mạch motor và mạch điều khiển.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 2 -
Cả hệ thống được điều khiển bằng công tắc đánh lửa và được bảo vệ bằng
cầu chì. Trên một vài kiểu, Rơle khởi động sử dụng trong mạch điều khiển bộ 
khởi động. Trên kiểu xe với hộp số tự động, công tắc đề số 0 ngăn cản khởi 
động với hộp số trong ăn khớp răng. Trên kiểu xe với hộp số tay ly hợp sẽ 
ngăn cản sự khởi động nếu không đạp mở ly hợp hoàn toàn. Trên xe tải 4WD 
hay 4-Runner, công tắc cắt an toàn cho phép khởi động trên đồi dốc mà không 
ấn ly hợp. Nó thực hiện bằng cách đặt ra một đường dẫn tới mass.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 3 -
Sự hoạt động hệ thống khởi động
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 4 -
Cấu tạo motor khởi động
Tổng quan
Motor khởi động sử dụng trên xe Toyota có một công tắc từ chuyển bánh
răng quay(bánh răng chủ động) vào và tách khỏi ăn khớp với vành răng trên 
bánh đà động cơ. Hai kiểu motor được sử dụng là: loại thông thường và loại có
bánh răng giảm tốc. Công suất phát ra của cả hai được tính bằng KW lớn hơn 
đầu ra, lớn hơn công suất khởi động.
Motor khởi động thông thường
Motor khởi động thông thường bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình
vẽ. Bánh răng chủ động trên trục của phần ứng động cơ và quay cùng tốc độ.
Một lõi hút trong công tắc từ(solenoid) được nối với nạng gài. Khi kích hoạt nam 
châm điện thì nạng gài sẽ đẩy bánh răng chủ động khớp với vành răng bánh đà. 
Khi động cơ bắt đầu khởi động khớp ly hợp một chiều ngắt nối bánh răng chủ
động ngăn cản mô men động cơ làm hỏng motor khởi động.
Đó là kiểu của bộ khởi động đã được sử dụng hầu hết ở năm 1975và trên 
những xe Toyota đời cũ. Nó là dòng được sử dụng trên kiểu Tercel đã biết. 
Công suất đầu ra là 0.8, 0.9 và 1KW. Trong hầu hết trường hợp thay thế bộ khởi
động cho motor cũ bằng motor có bánh răng giảm tốc.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 5 -
Motor khởi động có bánh răng giảm tốc
Motor khởi động bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ dưới. Đó là
kiểu của bộ khởi động có sự kết hợp, tốc độ motor cao và sự điều chỉnh của
bánh răng giảm tốc. Toàn bộ motor nhỏ hơn và nhẹ hơn motor khởi động thông 
thường, nó vận
hành ở tốc độ cao hơn. Bánh răng giảm tốc chuyển mô men xoắn tới bánh răng 
chủ động ở 1/4 đến 1/3 tốc độ motor. Bánh răng chủ động quay nhanh hơn bánh
răng trên bộ khởi động thông thường và mô men xoắn lớn hơn rất nhiều (công 
suất khởi động).
Bánh răng giảm tốc được gắn trên một vài trục như bánh răng chủ động. Và
khác với bộ khởi động thông thường, công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ
động(không qua cần dẫn động) tới ăn khớp với vòng răng bánh đà.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 6 -
Đó là kiểu đầu tiên đã được sử
dụng năm 1973 Corona MKII với 4M,
động cơ 6 xilanh. Nó được sử dụng
hầu hết ở năm 1975 và những xe 
Toyota đời mới. Công suất giới hạn
từ 0.8KW trên hầu hết xe Tercel và
một vài kiểu cũ tới 2.5KW trên xe 
Corolla, Camry và Truck với động cơ
diêden. Thời tiết lạnh công suất khởi
động sẽ dừng lại ở 1.4 hay 1.6KW. 
Toàn bộ bộ khởi động 1KW là thường
trên kiểu khác.
Bộ khởi đông có bánh răng giảm 
tốc thay cho bộ khởi động với hầu hết
bộ khởi động thông thường.
Sự hoạt động của motor khởi
động
Motor khởi động thông thường
Công tắc đánh lửa ở vị trí khởi 
động(“ST”)
 Cường độ dòng điện dòng
từ ắc quy qua cực 50 tới
cuộn giữ và cuộn hút. Tiếp
theo từ cuộn hút, dòng điện
dòng qua cực C tới cuộn
kích từ và cuộn dây phần
ứng.
 Sụt áp qua cuộn hút ngăn
chặn dòng điện tới motor, 
giữ ở tốc độ chậm.
 Lõi hút solenoid kéo khớp
dẫn động tới khớp bánh
răng chủ động với vành
răng bánh đà.
 Bánh răng xoắn và tốc dộ
khởi động chậm của motor 
giúp cho việc gài răng 
được êm dịu.
Bánh răng và vành răng bánh đà
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 7 -
được ăn khớp
 Khi bánh răng đã được ăn khớp, bản tiếp xúc trên lõi hút trên bộ
chuyển mạch chính đóng, nối giữa cực 30 và cực C.
 Cường độ dòng điện lớn tới motor và nó quay với mô men xoắn lớn
hơn(năng lượng khởi động).
 Cường độ dòng điện không lưu động lâu trên cuộn hút. Lõi hút được
giữ ở một vị trí bằng lực từ của cuộn giữ.
Công tắc đánh lửa ở vị trí mở “ON”
 Dòng điện không lưu động lâu ở cực “50”, nhưng phần dư bộ chuyển 
mạch chính đóng cấp dòng điện dòng từ cực “C” qua cuộn hút tới
cuộn giữ.
 Từ trường trong hai cuộn dây bị cắt và cần đẩy (lõi hút) được kéo trở
lại bằng lò xo hồi vị.
 Cắt dòng điện cao tới motor và bánh răng chủ động được nhả ra từ
vành răng bánh đà.
 Một lò xo hãm phần ứng.
Motor khởi động có bánh răng giảm tốc
Công tắc đánh lửa ở vị trí khởi động “ST”
 Dòng điện dòng từ ắc quy qua cực 50 tới cuộn giữ và cuộn hút. Tiếp
theo, từ cuộn hút, dòng điện dòng qua cực “C” tới cuộn kích từ và
cuộn ứng điện.
 Sụt áp qua cuộn hút ngăn chặn dòng điện tới motor, giữ nó ở tốc độ
chậm.
 Cần đẩy công tắc từ đẩy bánh răng chủ động ăn khớp với vành răng 
bánh đà.
 Bánh răng xoắn và tốc độ khởi động chậm của motor giúp cho việc ăn
khớp răng được êm dịu.
Bánh răng chủ động và vành răng bánh đà được ăn khớp
 Khi bánh răng đã ăn khớp, bản tiếp xúc trên lõi hút trên bộ chuyển
mạch chính đóng, nối giữa cực 30 và cực C.
 Cường độ dòng điện lớn tới motor và nó quay với mô men xoắn lớn
hơn(năng lượng khởi động).
 Cường độ dòng điện không lưu động lâu trên cuộn hút. Lõi hút được
giữ ở một vị trí bằng lực từ của cuộn giữ.
Công tắc đánh lửa ở vị trí mở “ON”
 Dòng điện không lưu động lâu ở cực “50”, nhưng phần dư bộ chuyển 
mạch chính đóng cấp dòng điện dòng từ cực “C” qua cuộn hút tới
cuộn giữ.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 8 -
 Từ trường trong hai 
cuộn dây bị cắt và cần
đẩy (lõi hút) được kéo
trở lại bằng lò xo hồi vị.
 Cắt dòng điện cao tới
motor và bánh răng chủ
động được nhả ra từ
vành răng bánh đà.
 Lõi phần ứng điên có
lực quán tính nhỏ hơn 
trong bộ khởi động
thông thường, lực ma 
sat ngừng nó lại và
không cần bộ hãm.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 9 -
Khớp ly hợp một chiều
Cả hai loại motor khởi động sử
dụng trên hệ thống khởi động Toyota
đều có một khớp ly hợp một chiều. 
khớp này ngăn cản sự phá hỏng
motor khởi động khi động cơ hoạt
động, nó thực hiện bằng cách nhả
phần vỏ (phần quay cùng phần ứng
motor) từ vòng trong (ống bị động) 
liên kết với bánh răng chủ động. Sử
dụng lò xo để chêm con lăn.
Nếu không có khớp ly hợp thì
motor khởi động sẽ bị hỏng ngay nếu
mô men động cơ đã truyền qua bánh
răng tới phần ứng motor.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 10 -
Chuẩn đoán và kiểm tra
Hệ thống khởi động đòi hỏi yêu cầu không cao về bảo dưỡng. Đơn giản, chỉ 
cần ắc quy được nạp điện đầy đủ và tất cả các mối nối điện sạch và không gỉ kín.
Chuẩn đoán về hệ thống khởi động là tương đối dễ. Hệ thông tổ hợp điện và 
cơ khí. Nguyên nhân của sự cố khởi động có lẽ là do phần điện (vd công tắc bị 
hỏng), hay là do phần cơ(cung cấp sai nhiên liệu ,hay là hỏng răng bánh đà). 
Triệu chứng đặc trưng của sự cố về hệ thống khởi động bao gồm:
 Động cơ không quay.
 Động cơ quay chậm.
 Chốt bộ khởi động chạy.
 Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay.
 Máy khởi động không cài khớp hoặc không nhả dứt khoát.
Đối với từng sự cố cần tham khảo bảng dưới để có những nguyên nhân và 
cách khắc phục. Chuẩn đoán bắt đầu với việc kiểm tra bằng mắt. Thao tác kiểm 
tra gồm: kiểm tra dòng điện của máy khởi động, kiểm tra sụt áp của mạch khởi 
động, kiểm tra sự hoạt động và tính liên tục của bộ phận điều khiển, và kiểm tra 
máy khởi động trên bệ thử.
TRIỆU CHỨNG NGUYÊN NHÂN CÔNG VIỆC CẦN LÀM
 Ắc quy chết Kiểm tra chế độ điện áp 
ắc quy
Động cơ không thể 
quay
 Cầu chì cháy
 Liên kết, mối 
nối bị lỏng
 Hỏng công tắc 
từ, rơ le, công 
tắc ngắt an 
toàn, khớp ly 
hợp.
 Sự cố phần 
điện trong động 
cơ.
 Sự cố trong hệ 
thống chống 
chộm.
 Thay cầu chì.
 Làm sạch và siết chặt 
liên kết ,mối nối.
 Kiểm tra hoạt động của 
công tắc và thay thế khi 
cần.
 Kiểm tra và thay thế.
 Kiểm tra bản dẫn hướng 
cho kiểm tra hệ thống.
Động cơ bắt đầu 
quay quá chậm
 Ắc quy yếu. Kiểm tra ắc quy và điện 
tích.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 11 -
 Lỏng hay mòn 
liên kết, mối 
nối.
 Hỏng động cơ 
khởi động.
 Động cơ hay 
máy khởi động 
có sự cố về 
phần điện.
 Làm sạch và siết chặt 
liên kết.
 Kiểm tra máy khởi động.
 Kiểm tra động cơ và máy 
khởi động, thay thế bộ 
phận bị mòn.
Chốt bộ phận khởi 
động chạy
 Hỏng bánh răng 
hay vành răng 
bánh đà.
 Hỏng cần đẩy 
hay công tắc từ.
 Hỏng công tắc 
máy hay mạch 
điều khiển.
 Khóa đánh lửa 
kẹt.
 Kiểm tra mòn hay hỏng 
răng.
 Thử cuộn hút và cuộn 
giữ của máy khởi động.
 Kiểm tra công tắc và 
mạch hoạt động.
 Kiểm tra khóa.
Máy khởi động quay 
nhưng động cơ 
không quay
 Khớp ly hợp bị 
hỏng.
 Mòn hay hỏng 
bánh răng gài 
hay vành răng 
bánh đà.
 Kiểm tra khớp ly hợp có 
hoạt động chính xác.
 Kiểm tra răng và thay thế 
khi cần.
Máy khởi động 
không gài khớp hay 
nhả không dứt 
khoát.
 Hỏng công tắc 
từ.
 Mòn hỏng bánh 
răng gài hay 
vành răng bánh 
đà.
 Thử máy khởi động trên 
bệ thử.
 Kiểm tra độ mòn hỏng 
răng và thay thế nếu cần.
Kiểm tra bằng mắt
Việc kiểm tra bằng mắt chỉ ra một số cách khắc phục sự cố đơn giản.
Trước hết là vấn đề an toàn việc kiểm tra ắc quy cần phải chú ý đến vấn đề an
toàn. Tháo vòng đeo tay, đồng hồ, hay đồ trang sức khác ra khi tiếp xúc với điện
cực bình ắc quy. Mặc quần áo bảo vệ và đeo kính an toàn. Cẩn thận không đẻ
cho chất điện phân chảy ra, và phải biết sử lý nếu để chất điện phân dính vào mắt, 
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 12 -
da hay quần áo hay lớp sơn vỏ ô tô. Ghi cài đặt lập trình trên bộ phận điện điện
tử. Tránh gây ra đánh lửa.
 Đặc tính khởi động: Kiểm tra 
đặc tính khởi động. Triệu 
chứng sự cố, nguyên nhân 
và các thao tác tiến hành 
được đưa ra ở trang trước.
 Kiểm tra ắc quy: Quan sát sự 
ăn mòn của ắc quy và độ rơ 
lỏng của các mối liên kết. 
Kiểm tra mực điện phân và 
trạng thái của bản cực và 
tấm cách, kiểm tra tình trạng 
điện tích (mật độ tương đối 
hay điện áp không tải). Kểm 
tra nạp điên ắc quy, nó phải 
cung cấp ít nhất 9.6 vol trong 
quá trình khởi động.
Dây cáp motor: Kiểm tra tình
trạng và các mối nối cáp. Lớp
cách điện không được bị hở, 
hỏng, mối nối cần sạch và không 
gỉ.
Mạch điều khiển bộ khởi động:
Kiểm tra sự hoạt động của công 
tắc máy. Dòng điện cần phải 
cung cấp cho công tắc từ khi 
công tắc ở vị trí ‘’on’’ và khớp ly 
hợp hay công tắc đề số 0 đóng. 
Chi tiết hư hỏng ngăn cản sự 
quay có thể định vị bằng công tắc 
điều khiển từ xa và một đoạn cáp 
nối. Sử dụng phương pháp chuẩn 
đoán “ chia nửa”. Sử dụng ôm kế 
để tìm ra mạch gặp sự cố.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 13 -
Kiểm tra cường độ dòng điện
Kiểm tra cường độ dòng điện máy khởi động cung cấp nhanh, đầy đủ thông 
tin về hệ thống khởi động. Với máy kiểm tra Sun VAT-40 kiểm tra được điện áp
khởi động của ắc quy. Nếu sử dung thiết bị kiểm tra khác thì cần làm theo 
hướng dẫn của nhà sản xuất.
cường độ dòng điện và điện áp khởi động được đáp ứng trong những bảng
thông số kỹ thuật của những mẫu Toyota đang tồn tại. Quy chuẩn cường độ
dòng điện là 130 150 A cho động cơ 4 xilanh và 175A cho động cơ 6 xilanh. 
Điện áp khoảng từ 9.6 11vol. Luân phải tham khảo tài liệu hướng dẫn sửa
chữa. Chỉ sử dụng để kiểm tra đối với động cơ ở nhiệt độ làm việc.
Bước tiếp theo, tóm tắt những phương pháp cơ bản để thực hiện việc kiểm
tra cường độ dòng điện trên hệ thống khởi động.
1. Kiểm tra độ bền của ắc quy. khối lượng riêng đọc được ở 800oF 
trung binh nhỏ nhất là 1 190 (50% đã nạp điện). Nạp điện ắc quy nếu cần thiết.
2. Chuẩn bị máy kiểm tra: 
 Xoay tăng tải điều chỉnh tới OFF.
 Kiểm tra điện năng kế ở vị trí 0. điều chỉnh nếu cần.
 Nối dây ra của máy kiểm tra tới các cực của ắc quy : Đỏ nối với cực
dương, đen nối với cực âm.
CHÚ Ý: Mạch điện hở ắc quy điện áp phải ở 12,2 vol(50% đã nạp), nếu
không cần nạp điện cho ắc quy.
 Điều chỉnh kim chỉ vol tới INT 18 vol. Máy kiểm tra vôn kế cần báo ắc
quy mạch hở.
 Điều chỉnh đầu kiểm tra tới 2 đầu nạp.
 Điều chỉnh ampe kế về 0 sử dụng bộ điều khiển điều chỉnh không 
điện.
3. Nối cảm biến dòng điện quanh cáp nối mát ắc quy hay cáp điện.
4. Chắc chắn tất cả đèn và các thiết bị phụ khác là tắt và cửa xe đóng.
5. Điều chỉnh công tắc kiểm tra chuyển mạch tới #1 Starting.
6. Ngắt công tắc đánh lửa nên động cơ không thể khởi động trong qua 
trình kiểm tra.
7. Quay động cơ và quan sát toàn bộ bộ kiểm tra ampe kế và vôn kế.
 Tốc độ khởi động bình thường là 200-250 vòng/phút.
 Cường độ dòng điên không được vượt qua giá trị lớn nhất định mức.
 Điện áp khởi động lớn hơn hoặc bằng giá trị nhỏ nhất định mức.
8. Phục hồi lại chế độ khởi động của động cơ và tháo dây ra khỏi máy
thử.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 14 -
KẾT QUẢ KIỂM TRA: Cường độ dòng điện cao và tốc độ khởi động
chậm chỉ rằng mày khởi động bị hỏng. Cường độ dòng điện này cũng có thể là
nguyên nhân bởi sự cố của động cơ. Tốc độ khởi động chậm với dòng điện thấp
nhưng điện áp khởi động cao chỉ ra rằng điện trở cao trong mạch khởi động. 
Nên nhớ ắc quy phải được nạp đầy và được nối kín đảm bảo đúng.
KIỂM TRA ĐỘ SỤT ÁP:
Qúa trình kiểm tra độ sụt áp có thể phát hiện ra điện trở dư trong hệ thống khởi
động(phần nguồn điện hay phần nối mass) sẽ giảm cường độ dòng điện tới máy
khởi động. Nó có thể là nguyên nhân làm cho tốc độ khởi động chậm và khó
khởi động. Điện trở cao trong mạch điều khiển khởi động sẽ làm giảm cường độ
dòng điện tới công tắc từ. Nó có thể là nguyên nhân làm hoạt động sai hay là
không hoạt động ở tất cả.
Máy kiểm tra Sun VAT-40 hoặc vôn kế là có thể sử dụng. Bước tiếp theo 
là đưa ra những phương pháp để thực hiện việc kiểm tra sụt áp trên hệ thống
khởi động:
Mạch động cơ điện (phía cách điện)
1. Nếu sử dụng Sun VAT-40 chỉnh đầu chỉ vol tới EXT 3V . Sử dụng tỉ lệ
thấp hơn cho vôn kế khác.
2. Nối dây vôn kế  đỏ tới cực dương của ắc quy , đen tới cực C của
công tắc từ máy khởi động.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 15 -
3. Tắt nút đề máy nên động cơ không thể khởi động trong quá trình kiểm
tra.
Chú ý Trong kiểu với bộ đánh lửa tổ hợp, cắt buji ‘’IIA’’, trên loại khác thì
ngắt nối điện tách khỏi bộ đánh lửa(dây đen- da cam).
4. Quay động cơ và quan sát vôn kế . Nhỏ hơn 0,5vol thì điên trở chấp
nhận được, nếu lớn hơn 0,5vol thì điện trở quá cao. Nguyên nhân có
thể là do cáp diện hỏng, mối nối lỏnghoặc là hỏng công tắc từ.
5. Nếu đã chỉ ra điện trở cao, vạch ra nguyên nhân. Chấp nhận điện áp
sụt qua công tắc từ là 0,3vol, qua cáp là 0,2vol và 0 vol qua mối nối
cáp. Sửa chữa và thay thế nếu cần.
Mạch đông cơ điện(khu vực nối mát)
1. Nối vôn kế  dây đỏ nối với vỏ động cơ khởi động, dây đen nối với
cực âm ắc quy.
2. Quay động cơ và quan sát vôn kế. Thấp hơn 0,2vol tức là điện trở có
thể được chấp nhận, cao hơn 0,2vol tức là điện trở cao. Nó có thể là nguyên 
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 16 -
nhân do bệ motor không chắc chắn , mass ắc quy hỏng, mối nối không chắc. 
Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết. Cần chắc chắn bản nối mass thân động
cơ đảm bảo.
Mạch điều khiển
1. Nối vôn kế đỏ tới cực dương ắc quy, dây đen tới cực 50 của động
cơ khởi động.
2. Trên xe với hộp số tự đông, cần gạt ở vị trí đỗ hoặc vị trí trung gian. 
Trên xe với hộp số tay, thì đạp ly hợp.
(Chú ý:một đoạn cáp nối có thể là sử dụng đường nhánh cũng không của
bộ ngắt mạch.)
3. Quay động cơ và quan sát vôn kế. Nhỏ hơn 5 vol là chấp nhận được. 
Nếu cường độ dòng điện kéo đã cao hoặc tốc độ khởi động chậm, motor khởi
động hỏng. Lớn hơn 5vol chỉ ra rằng điện trở cao. Tách sự cố và khắc phục
nguyên nhân.
4. Kiểm tra công tắc đề số 0 hoặc ly hợp cho độ sụt áp dư. Ngoài ra cần
kiểm tra công tắc đánh lửa. Điều chỉnh hoặc thay thế công tắc hỏng nếu cần.
5. Một phương án kiểm tra độ sụt áp qua mỗi bộ phận là dời nối vôn kế
tới cực dương ăc quy và di chuyển đầu dây âm vôn kế qua mạch về phía ắc quy. 
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 17 -
Điểm có điện trở cao là căn cứ giữa điểm nơi sụt áp trong phạm vi kỹ thuật và
điểm kiểm tra cuối.
Ph©n tÝch kiÓm tra c¸c bé phËn
Để có những cách kiểm tra khác nhau cho những thành phần của hệ
thống khởi động, ta nên tham khảo tài liệu hướng dẫn sửa chữa Toyota để có
những phương pháp kiểm tra và những đặc điểm kỹ thuật.
Công tắc đánh lửa và khoá
Với công tắc đánh lửa nên kiểm tra phần cơ cũng như phần điện. Cần
chắc chắn rằng công tắc hoạt động êm dịu, nhẹ nhàng, chuẩn và không bị ràng 
buộc. Kiểm tra sự hao mòn hay mạt kim loại của khoá đánh lửa, đó là nguyên 
nhân gây nên kẹt công tắc ở vị trí khởi động(”start”). Nếu có nghi ngờ phần điện
gặp sự cố cần tháo dời ắc quy , kiểm tra sự hoạt động thích hợp và tính liên tục
bằng ôm kế.
Rơle khởi động
Kiểm tra tính liên tục: Sử dụng ôm kế, kiểm tra tính liên tục giữa cực 1 và 3, 
và tính không liên tục giữa cực 2 và 4. Thay rơ le nếu tính liên tục không được 
chỉ rõ.
Kiểm tra sự hoạt động: Gắn điện áp vào hai cực 1 và 3 và kiểm tra tính liên 
tục giữa cực 2 và 4. Thay rơ le nếu sự hoạt động đó không rõ ràng.
Công tắc đề số 0
Nếu động cơ sẽ bắt đầu với bộ chọn lọc chuyển vị trong bất kì phạm vi khác 
với N hay P, điều chỉnh công tắc. Đầu tiên ,nới lỏng bu lông(vị trí chốt) công tắc 
và đặt bộ chọn tới N. Rồi ngắt kết nối công tắc nối và nối ôm kế vào giữa cực “2” 
và “3”. Điều chỉnh cho đến khi nó liên tục.(Tham khảo tài liệu sửa chữa cho 
những xe riêng).
Khớp ly hợp khởi động
Theo phương pháp đã cho trong tài liệu sửa chữa Toyota để kiểm tra chiều 
cao và khe hở dễ dàng. Rồi kiểm tra sự hoạt động chính xác và liên tục của 
công tắc. Sử dụng ôm kế trên đầu nối công tắc , cần phải liên tục khi công tắc là 
mở(ấn ly hợp) và không liên tục khi tắt(không ấn ly hợp). Nếu tính liên tục không 
rõ ràng thì cần phải thay thế công tắc.
Công tắc cắt an toàn
 Kiểm tra tính liên tục: Sử dụng ôm kế , cần không có sự liên tục giữa 
cực 2 và 1, 3 và 1 hay 2 và 3 nếu nó liên tục thì thay thế công tắc.
 Kiểm tra sự hoạt động: Nối ắc quy giữa cực 3 và 1 như hình vẽ. không 
có tính liên tục cần thấy ở gữa cực 1 và 2 . Nhưng khi sự chuyển đổi đưa ra ở 
trên là cần liên tục. Nếu sự hoạt động không như đã định thì cần thay thế công 
tắc an toàn.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 18 -
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 19 -
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 20 -
Thử động cơ trên giá
Nếu trên hệ thống tự chẩn đoán ô tô báo bộ khởi động có lỗi, cần phải
được tháo ra để kiểm tra và thay thế.
 Luân tháo cực âm ắc quy ra trước khi tháo động cơ khởi động.
 Mỗi lần thử cần hoàn tất trong vòng từ 3-5 giây để tránh cháy cuộn
dây.
 Tham khảo những tài liệu thích hợp để có những phương pháp kiêm 
tra.
Kiểm tra cuộn hút
1. Ngắt nối dây cuộn kích từ với cực “C”.
2. Nối ắc quy tới công tắc từ bản dương nối với cực “50”, bản âm nối
với cực “C” và vỏ.
3. Khớp bánh răng chủ động dịch chuyển ra ngoài, nếu không , cần
thay công tắc khởi động.
Kiểm tra cuộn giữ
1. Với khớp bánh răng chủ động ở ngoài, ngắt nối giữa bản cực âm và
cực”C”.
2. Nếu khớp bánh răng chuyển động vào trong thì phải thay thế công 
tắc từ.
Kiểm tra sự hồi vị của khớp bánh răng
1. Cắt nối dây dẫn giữa vỏ và bản cực âm.
2. Khớp bánh răng phải hồi vị vào trong. Nếu không, cần thay thế công 
tắc từ.
Ki ểm tra sự vận hành không tải
1. Nối bản âm ắc quy với cuộn giữ, bản dương với ampe kế.
2. Nối bản âm ampe kế với cực “30” và cực “50”.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 21 -
3. Bộ khởi động cần phải quay êm dịu với khớp bánh răng di chuyển ra 
ngoài, ampe kế phải đọc giá trị xác định (tham hảo phần khởi động của tài
liệu sửa chữa Toyota).
TỰ KIỂM TRA
1. Hệ thống khởi động có hai mạch điện. Là:
A. Mạch điện mo tơ và mạch đánh lửa.
B. Mạch cách ly và mạch công suất.
C. Mạch mô tơ và mạch điều khiển.
D. Mạch tiếp đất và mạch điều khiển.
2. Một mạch điều khiển khởi động cơ bản tiếp năng lượng cho công tắc từ 
nhờ công tắc đánh lửa và:
A. Solenoid.
B. Công tắc đề số 0.
C. Khớp khởi động.
D. Máy điều chỉnh.
3. Trên máy khởi động giảm tốc Toyota, thoi đẩy trong rơ le từ:
A. Kéo dẫn động cần gạt ăn khớp bánh răng.
B. Đẩy bánh răng chủ động ăn khớp với vòng răng bánh đà.
C. Giữ lại bằng cuộn kích từ.
D. Tách bánh răng chủ động từ phần ứng máy khởi động.
4. Khi động cơ bắt đầu khởi động , bánh răng nhỏ chủ động bị ngắt từ bộ 
khởi động bằng:
A. Rơ le từ.
B. Cần đẩy.
C. Bộ ly hợp.
D. Lò xo hồi vị ly hợp.
5. Nếu động cơ khởi động quay quá chậm, nguyên nhân là do: 
A. Động cơ có sự cố.
B. Công tắc đề số 0 bị hỏng.
C. Công tắc mạch điều khiển bị hở.
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 22 -
D. Bánh răng chủ động bị hư hại.
6. Nếu động cơ khởi động quay nhưng không gài khớp và quay động cơ thì 
nguyên nhân có thể do:
A. Công tắc từ.
B. Bộ ly hợp.
C. Cáp cực dương ắc quy.
D. Công tắc khóa điện.
7. Khi sử dung thiết bị kiểm tra cường độ dòng điện, cường độ dòng điện 
thấp chứng tỏ rằn:
A. Điện trở lớn.
B. Bộ khởi động hỏng.
C. Sự phóng điện ắc quy.
D. Ngắn mạch trong bộ khởi động.
8. Khi sử dụng thiết bị kiểm tra cường độ dòng điện , cường độ dòng điện 
cao chứng tỏ rằng:
A. Sự phóng điện ắc quy.
B. Điện trở lớn.
C. Cực ắc quy bị mòn.
D. Động cơ có vấn đề hay bộ khởi động bị hỏng.
9. Khi chạy thử hệ thống khởi động thì có sự sụt áp giữa cực + ắc quy và cực 
C của máy khởi động khoảng 1 vol. nguyên nhân chính có lẽ do:
A. Mạch điện động cơ có điện trở thấp.
B. Mạch điện động cơ có điện trở cao.
C. Điện trở thấp trong mạch điều khiển.
D. Điện trở cao trong mạch điều khiển.
10. Sự giảm điện thế phía mass mạch động cơ khởi động nguyên nhân 
không nhiều hơn:
A. Điện áp ắc quy.
B. 0.1 vol.
C. 0.2 vol
D. 0.5 vol.
TRẢ LỜI TỰ KIỂM TRA
1. “C” hệ thống khởi động có hai mạch điện riêng biệtmạch điều khiển và 
mạch mô tơ.(trang 1)
2. “B” nếu hộp số trng ăn khớp mạch điều khiển giữa công tắc máy và công 
tắc từ khởi động ngắt quãng bằng công tắc đề số 0.(trang 2).
3. “B” khác với bộ khởi động thông thường , công tắc từ đẩy theo ăn khớp 
trực tiếp răng (không qua cần dẫn động) đẩy bánh răng vào ăn khớp với 
vành răng bánh đà. (trang 4).
TOYOTA STARTING SYSTEMS
- 23 -
4. “C” một khớp ly hợp tách bánh răng chủ động và ngăn sự hư hỏng máy 
khởi động khi động cơ hoạt động.(trang 7).
5. “A” nếu động cơ bắt đầu quay quá chậm , nguyên nhân có lẽ là do sự 
phóng điện ắc quy, lỏng hay là mòn liên kết, hỏng máy khởi động hoặc 
động cơ có vấn đề.(trang 8).
6. “B” nếu máy khởi động quay ,nhưng động cơ lại không quay , kiểm tra 
khớp ly hợp (trang 8).
7. “A” cường độ dòng điện kéo thấp, tốc độ khởi động chậm và động cơ 
phát điện cao luôn luôn báo điện trở lớn trong mạch khởi động.(trang 10).
8. “D” cường độ dòng điện kéo cao, động cơ khởi động chậm luôn báo lỗi 
bộ khởi động hoặc đông cơ có vấn đề như cung cấp sai dầu hay điều 
chỉnh đánh lửa sai (trang 10).
9. “B” với vôn kế được nối giữa cực + ắc quy và cực C máy khởi động , đọc 
chỉ số thấy cao hơn 0.5 vol(trong mạch mô tơ).(trang 11).
10. “C” với vôn kế nối giữa cực - ắc quy với cuộn giữ đọc thấy chỉ số cao 
hơn 0.2 vol (trong mạch nối mát mô tơ).(trang 12).

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_lon_mon_trang_bi_dien_o_to.pdf