Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp

Chuyển giá là hiện tượng thường gặp trong các nền kinh tế hội nhập.

Các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá nhằm thay đổi giá

của hàng hóa và dịch vụ vì các mục đích khác nhau, đặc biệt là mục

đích thuế. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có biện

pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn và hạn chế các tác động tiêu cực

của chuyển giá. Bài viết này nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến

tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, thông qua việc tổng quan các

nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chuyển giá. Kết quả nghiên cứu là

cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố tới hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, phân

tích thực trạng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tính

hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp.

Từ khóa: chuyển giá, kiểm soát, kiểm soát chuyển giá đối với doanh

nghiệp

pdf 14 trang Bích Ngọc 06/01/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp
25
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 196- Tháng 9. 2018
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của 
kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Bùi Thị Minh Hải
Ngày nhận: 31/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 20/08/2018 Ngày duyệt đăng: 18/09/2018
Chuyển giá là hiện tượng thường gặp trong các nền kinh tế hội nhập. 
Các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá nhằm thay đổi giá 
của hàng hóa và dịch vụ vì các mục đích khác nhau, đặc biệt là mục 
đích thuế. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có biện 
pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn và hạn chế các tác động tiêu cực 
của chuyển giá. Bài viết này nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến 
tính hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, thông qua việc tổng quan các 
nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chuyển giá. Kết quả nghiên cứu là 
cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh 
hưởng của các nhân tố tới hiệu lực của kiểm soát chuyển giá, phân 
tích thực trạng, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tính 
hiệu lực của kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp.
Từ khóa: chuyển giá, kiểm soát, kiểm soát chuyển giá đối với doanh 
nghiệp
1. Đặt vấn đề 
ền kinh tế thị 
trường trong 
thời kỳ hội 
nhập kinh tế 
quốc tế luôn 
tiềm ẩn những khuyết tật do 
động cơ kinh doanh của hầu 
hết các doanh nghiệp thường 
chạy theo lợi ích. Lợi ích 
khiến cho một số doanh nghiệp 
luôn tính toán nhằm lợi dụng 
những lỗ hổng trong hệ thống 
pháp lý, sự buông lỏng quản 
lý của các cơ quan chức năng 
để tư lợi, trong đó có các chiêu 
trò chuyển giá. Chính vì vậy, 
để khắc phục những khiếm 
khuyết này, nhà nước phải làm 
tốt vai trò của mình trong quản 
lý kinh tế. Các hoạt động kiểm 
tra, kiểm soát đối với chuyển 
giá cần được các cơ quan có 
thẩm quyền của nhà nước thực 
hiện một cách phù hợp và hiệu 
quả nhằm phát hiện, ngăn chặn 
kịp thời các biểu hiện của hoạt 
động chuyển giá trái với quy 
định của pháp luật, từ đó loại 
bỏ hoặc hạn chế các tác động 
tiêu cực của hoạt động chuyển 
giá đối với nền kinh tế. 
Hiệu lực của kiểm soát chuyển 
giá phản ánh khả năng hoàn 
thành các mục tiêu đã định 
và có thể được đo lường và 
đánh giá thông qua các chỉ báo 
phản ánh các mục tiêu mà các 
quốc gia hướng tới. Kiểm soát 
chuyển giá phải ngăn ngừa và 
phát hiện kịp thời các vi phạm 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018
pháp luật liên quan đến các 
hành vi chuyển giá của các 
doanh nghiệp, loại bỏ hoặc 
hạn chế các tác động tiêu cực 
của chuyển giá đến nền kinh 
tế. Thông qua đó, kiểm soát 
chuyển giá góp phần đảm bảo 
và tăng cường nguồn thu cho 
Ngân sách Nhà nước, đảm bảo 
tính minh bạch của nền kinh 
tế, là cơ sở đạt được sự công 
bằng và bình đẳng cho các 
doanh nghiệp thực hiện các 
hoạt động kinh doanh. Về phía 
người tiêu dùng, kiểm soát 
chuyển giá có thể ngăn chặn 
được các hành vi thao túng, 
độc quyền trên thị trường, từ 
đó đảm bảo lợi ích cho người 
tiêu dùng trong dài hạn. Về 
phía Nhà nước, kiểm soát 
chuyển giá là phương sách 
hữu hiệu để đảm bảo tính hiệu 
lực của quản lý nhà nước, góp 
phần hoàn thiện hệ thống pháp 
lý và tổ chức bộ máy của các 
cơ quan nhà nước.
Trên cơ sở tổng quan nghiên 
cứu, bài viết này phân tích, 
tổng hợp để nhận diện các 
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu 
lực của kiểm soát chuyển giá. 
Nghiên cứu này là cơ sở cho 
các nghiên cứu thực nghiệm 
đánh giá mức độ ảnh hưởng, 
cũng như thực trạng ảnh 
hưởng của các nhân tố đến 
hiệu lực của kiểm soát chuyển 
giá, qua đó có các giải pháp 
nhằm tăng cường hiệu lực 
kiểm soát chuyển giá.
2. Nhận diện các nhân tố 
ảnh hưởng đến hiệu lực 
kiểm soát chuyển giá đối với 
doanh nghiệp
Kiểm soát là quá trình mà 
trong đó chủ thể kiểm soát 
tác động lên khách thể kiểm 
soát để thực hiện được các 
mục tiêu đã định (Nguyễn Thị 
Phương Hoa, 2006). Kiểm 
soát cần được áp dụng phù 
hợp với mối quan hệ giữa chủ 
thể và khách thể kiểm soát 
trong các hoàn cảnh và các 
điều kiện khác nhau (Nguyễn 
Quang Quynh, 2008). Chuyển 
giá là hành vi của các chủ thể 
kinh doanh trong các giao 
dịch liên kết nhằm thay đổi 
giá trị trao đổi của hàng hóa 
và dịch vụ với mục đích tư 
lợi. Kiểm soát chuyển giá là 
hoàn toàn cần thiết vì hậu quả 
của chuyển giá, về cơ bản, gây 
ra nhiều tác động tiêu cực trên 
phạm vi rộng, ảnh hưởng đến 
lợi ích của nhiều bên và có tác 
động xấu đối với nền kinh tế. 
Kiểm soát chuyển giá của nhà 
nước đối với doanh nghiệp- 
dựa trên bản chất cơ bản của 
kiểm soát là một quá trình mà 
chủ thể kiểm soát là các cơ 
quan có thẩm quyền của nhà 
nước tác động lên khách thể 
kiểm soát là các doanh nghiệp 
trong các giao dịch liên kết 
nhằm mục đích ngăn chặn và 
loại trừ các ảnh hưởng tiêu 
cực của chuyển giá đến nền 
kinh tế. Là một quá trình nên 
kiểm soát chuyển giá bao gồm 
tập hợp nhiều hoạt động, từ 
việc ban hành các văn bản 
quy phạm pháp luật đối với 
chuyển giá cho đến việc thực 
hiện giám sát, kiểm tra, thanh 
tra, phát hiện các trường hợp 
vi phạm pháp luật liên quan 
đến chuyển giá đã được ban 
hành, từ đó có biện pháp xử lý 
phù hợp với các vi phạm trong 
chuyển giá. Hiệu lực của kiểm 
soát chuyển giá thể hiện ở 
việc đạt được các mục tiêu mà 
nhà nước mong muốn, trong 
đó cơ bản là các mục tiêu như 
tạo môi trường kinh doanh 
công bằng, bình đẳng, minh 
bạch, đảm bảo nguồn thu cho 
ngân sách nhà nước và đảm 
bảo luật pháp được thực thi 
nghiêm minh. 
Hiệu lực của kiểm soát chuyển 
giá chịu ảnh hưởng bởi các 
nhân tố liên quan đến chủ thể 
thực hiện kiểm soát, khách 
thể chịu sự kiểm soát trong 
môi trường kiểm soát nhất 
định. Chính vì vậy, các nhân 
tố ảnh hưởng đến kiểm soát 
chuyển giá bao gồm ba nhóm: 
(i) Nhóm nhân tố thuộc về 
chủ thể kiểm soát; (ii) nhóm 
nhân tố thuộc về khách thể 
kiểm soát và (iii) nhóm nhân 
tố thuộc về môi trường kiểm 
soát. 
2.1. Nhóm nhân tố thuộc về 
chủ thể kiểm soát
Chủ thể kiểm soát đối với 
doanh nghiệp trong nền kinh 
tế là các cơ quan có thẩm 
quyền của Nhà nước được 
phân công và chịu trách nhiệm 
thực hiện các chức năng thanh 
tra, kiểm tra đối với hoạt 
động chuyển giá do các doanh 
nghiệp thực hiện. Trong một 
quốc gia, thông thường chủ 
thể kiểm soát có thể là cơ 
quan thuế, hải quan, cơ quan 
thanh tra, kiểm toán nhà nước, 
kiểm toán độc lập và các cơ 
quan khác có liên quan như 
các Bộ Khoa học công nghệ, 
ngân hàng trung ương, Bộ Kế 
hoạch đầu tư được Chính 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018
phủ phân công chức năng, 
nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc 
về kiểm soát chuyển giá. Hiệu 
lực của kiểm soát chuyển giá 
phụ thuộc nhiều vào các nhân 
tố phản ánh các kỳ vọng, yêu 
cầu hoặc vai trò mà Chính phủ 
tại từng nước xác lập đối với 
chủ thể kiểm soát và năng lực 
của chủ thể kiểm soát trong 
tổ chức thực hiện kiểm soát 
chuyển giá. 
Yêu cầu đối với hoạt động 
kiểm soát chuyển giá mà 
Chính phủ từng quốc gia đặt 
ra tạo thành:
(i) Áp lực đối với chủ thể 
kiểm soát. Các yêu cầu có thể 
khác nhau giữa các quốc gia, 
tuy nhiên, một trong những 
điểm chung nhất là kiểm soát 
chuyển giá cần được thực hiện 
do xuất phát từ quan điểm 
và nhận thức của các nhà 
lãnh đạo về sự cần thiết của 
kiểm soát chuyển giá, hoặc từ 
những hệ lụy mà hoạt động 
chuyển giá gây ra làm thất thu 
ngân sách nhà nước (NSNN) 
khiến kiểm soát chuyển giá 
phải thực hiện để truy thu số 
tiền thuế mà doanh nghiệp 
chiếm đoạt, hoặc do xu hướng 
các doanh nghiệp lợi dụng các 
kẽ hở của hệ thống luật pháp 
để thực hiện hành vi chuyển 
giá ngày càng tăng. Trước, 
trong cuộc thanh tra, kiểm tra 
hoạt động chuyển giá, chủ thể 
kiểm soát chịu áp lực từ nhiều 
nhân tố khác nhau. Cụ thể: 
Nhân tố thời gian cho một 
cuộc thanh, kiểm tra chuyển 
giá (đối với cơ quan thuể là 
thanh tra/kiểm tra, đối với 
kiểm toán là kiểm tra/kiểm 
toán): Doanh nghiệp chịu 
sự tác động của hoạt động 
chuyển giá từ nhiều bên như 
cơ quan quản lý nhà nước (cơ 
quan thuế) và tổ chức kiểm 
tra độc lập (công ty kiểm toán 
độc lập). Nguyễn Văn Phượng 
(2015) và Nguyễn Đại Thắng 
(2016) cho rằng các cơ quan 
quản lý Nhà nước thường thực 
hiện hoạt động kiểm tra, kiểm 
soát chuyển giá trong khoảng 
thời gian hạn hẹp. Kiểm soát 
chuyển giá là hoạt động phức 
tạp, nghiệp vụ chuyển giá 
phát sinh không những giữa 
các công ty nội bộ chuyển giá 
với nhau, hoạt động chuyển 
giá diễn ra ở nhiều quốc gia 
và nhiều vùng lãnh thổ khác 
nhau. Vì vậy, sức ép về thời 
gian thanh tra, kiểm tra đối 
với hành vi chuyển giá là thử 
thách đối với cơ quan thuế và 
công ty kiểm toán, khiến cho 
chất lượng các cuộc thanh tra, 
kiểm tra chuyển giá không 
đảm bảo. Các gian lận hoặc 
sai sót trong hoạt động chuyển 
giá sẽ có cơ hội bị bỏ qua. Các 
bằng chứng về chuyển giá do 
cơ quan thuế thu thập có thể 
không đủ về số lượng và đảm 
bảo yêu cầu về tính thích hợp. 
Nếu thời gian thanh tra, kiểm 
tra chuyển giá được cho phép 
dài hơn sẽ tạo điều kiện cho 
cơ quan thuế thực hiện cuộc 
thanh tra, kiểm tra kỹ hơn, 
chất lượng tốt hơn. Nhờ vậy, 
kết luận thanh tra, kiểm tra sẽ 
đảm bảo tính hợp lý và xác 
đáng.
Áp lực của nhà quản lý cấp 
trên các cơ quan Nhà nước: 
Quan điểm và triết lý điều 
hành, tính chính trực và giá 
trị đạo đức, sự am hiểu về 
luật pháp và tinh thần tuân 
thủ pháp luật của lãnh đạo 
cấp trên có ảnh hưởng lớn 
đến kiểm soát chuyển giá. 
Nếu lãnh đạo cấp trên của các 
cơ quan nhà nước (ví dụ như 
người đứng đầu Chính phủ là 
Thủ tướng Chính phủ) nhận 
thức rõ những mối nguy và 
hệ quả từ kiểm soát chuyển 
giá tác động đối với nền kinh 
tế, đối với sự cạnh tranh công 
bằng của các doanh nghiệp 
hoặc lợi ích của người tiêu 
dùng, đối với sự thượng tôn 
pháp luật và tính hiệu lực 
trong quản lý nhà nước thì 
các hoạt động chuyển giá sẽ 
không có điều kiện thuận lợi 
để phát triển. Áp lực của nhà 
quản lý cấp trên đối với hoạt 
động kiểm soát chuyển giá 
được hiểu là việc nhà quản 
lý đặt ra những yêu cầu khắt 
khe, các mục tiêu nghiêm túc 
nhằm ngăn chặn và giảm thiểu 
các hành vi chuyển giá do các 
doanh nghiệp thực hiện, từ đó 
các cơ quan trong bộ máy nhà 
nước như cơ quan thuế, cơ 
quan hải quan, kiểm toán nhà 
nước, thanh tra sẽ phải thực 
hiện các chức năng, nhiệm vụ 
và trách nhiệm tương ứng và 
nghiêm túc trong kiểm soát 
chuyển giá. Chính vì vậy, áp 
lực của nhà quản lý cấp trên 
của các cơ quan nhà nước 
được coi là nhân tố có ảnh 
hưởng đến hoạt động kiểm 
soát chuyển giá.
Áp lực từ việc giao chỉ tiêu 
số tiền truy thu, truy hoàn 
thuế từ doanh nghiệp: Thuế 
là nguồn thu chủ yếu trong 
ngân sách quốc gia. Việc cân 
đối nguồn thu nhằm đảm bảo 
các khoản chi là điều kiện tiên 
quyết để các quốc gia kiểm 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018
soát tốt rủi ro thanh khoản 
do bội chi ngân sách. Thuế là 
khoản đóng góp bắt buộc cho 
NSNN do luật pháp quy định 
đối với các pháp nhân và thể 
nhân nhằm đáp ứng nhu cầu 
chi tiêu của Nhà nước. Ngân 
sách bị thất thu là do Nhà 
nước không thu được thuế 
theo quy định của luật pháp và 
theo các chỉ tiêu pháp lệnh đã 
được thiết lập trong năm dự 
toán. Bên cạnh những nguyên 
nhân khách quan dẫn đến 
nguồn thu sụt giảm, thì các 
hành vi trốn hoặc tránh thuế 
(trong đó có liên quan đến 
chuyển giá) của những đơn 
vị nộp thuế là nguyên nhân 
chủ quan cơ bản dẫn đến thất 
thu ngân sách. Nhu cầu tìm 
kiếm các nguồn lực tài chính 
để cân đối ngân sách quốc gia 
được coi là áp lực lên các cơ 
quan thuế để họ phải có những 
chính sách và hành động thích 
hợp nhằm thu được ngân sách 
nhiều hơn. Chính vì vậy, việc 
Nhà nước giao chỉ tiêu về số 
tiền truy thu và truy hoàn thuế 
từ các đơn vị nộp thuế cho 
các cơ quan thuế có tác động 
trực tiếp đến việc thanh, kiểm 
tra hoạt động chuyển giá. Chỉ 
tiêu truy thu và hoàn thuế 
giao cho các cơ quan thuế có 
tác động thuận chiều đến số 
lượng và tính phức tạp của 
các cuộc thanh, kiểm tra thuế. 
Trong các cuộc thanh, kiểm 
tra thuế liên quan đến các giao 
dịch liên kết, việc thanh tra 
hoạt động chuyển giá đã dần 
được coi là nội dung thanh 
tra cơ bản và trọng tâm mà 
cơ quan thuế cần thực hiện. 
Tại Romania, Cơ quan quản 
lý ngân sách quốc gia (2011) 
đã xác định tầm quan trọng 
của việc thanh tra hoạt động 
chuyển giá trong Chiến lược 
của ngành thuế từ năm 2010 
đến 2013. Theo đó, các cơ 
quan thuế cần tập trung vào 
ba vấn đề cơ bản: (1) Nhận 
diện các đơn vị liên kết với 
các doanh nghiệp nước ngoài 
tại các địa phương có kết quả 
kinh doanh lỗ; (2) rà soát các 
tài liệu về chuyển giá do các 
đơn vị nộp thuế báo cáo; (3) 
xem xét giá giao dịch giữa các 
bên liên kết có được xác định 
theo nguyên tắc giá giao dịch 
độc lập hay không.
Áp lực từ việc giao chỉ tiêu số 
lượng doanh nghiệp có dấu 
hiệu chuyển giá phải thanh tra 
theo kế hoạch: Việc kiểm soát 
giá chuyển giao cũng chịu áp 
lực từ việc Nhà nước giao chỉ 
tiêu số lượng các cuộc thanh, 
kiểm tra và số lượng các 
doanh nghiệp cần thanh tra 
dấu hiệu chuyển giá. Vì vậy, 
cán bộ thanh tra, kiểm tra chịu 
áp lực từ các bên như lãnh đạo 
cấp trên về số cuộc thanh tra 
và số lượng doanh nghiệp phải 
thanh tra theo kế hoạch được 
giao. Chẳng hạn, tại Romania, 
theo yêu cầu của Cơ quan 
quản lý ngân sách quốc gia 
(2011), mỗi cơ quan thuế địa 
phương phải thực hiện ít nhất 
một cuộc thanh tra chuyển giá 
trong tháng. Kết quả là, chỉ 
trong năm 2010, tổng số các 
cuộc thanh tra chuyển giá cho 
các cơ quan thuế tại Romania 
thực hiện lên đến 150 cuộc. 
Tổng giá trị điều chỉnh từ các 
hoạt động chuyển giá bị thanh 
tra khoảng 8,5 triệu Bảng, 
trong đó, cuộc thanh tra có 
giá trị điều chỉnh lớn nhất là 2 
triệu Bảng. Chính vì vậy, việc 
giao chỉ tiêu số cuộc thanh tra 
và số lượng các doanh nghiệp 
cần phải thanh tra dấu hiệu 
chuyển giá có tác động thuận 
chiều tới kiểm soát giá chuyển 
giao.
(ii) Trình độ chuyên môn, 
thâm niên công tác của 
chủ thể kiểm soát: Trình độ 
chuyên môn và thâm niên 
công tác của chủ thể kiểm 
soát là nhân tố quan trọng 
tác động hoạt động kiểm soát 
chuyển giá. Ngoài những yêu 
cầu chung đặt ra với các cán 
bộ thực hiện thanh, kiểm tra 
(như có bằng tốt nghiệp đại 
học phù hợp với chuyên môn 
thuộc ngành, lĩnh vực công 
tác; có chứng chỉ bồi dường 
nghiệp vụ; có chứng chỉ ngoại 
ngữ, sử dụng thành thạo 
tin học văn phòng; có thâm 
niên công tác) thì các cán bộ 
thanh, kiểm tra cần có kiến 
thức chuyên sâu về chuyển 
giá trong các doanh nghiệp. 
Sự am hiểu của chủ thể kiểm 
soát về các hình thức chuyển 
giá, các dấu hiệu chuyển giá 
và phương pháp chuyển giá là 
nền tảng kiến thức cơ bản hỗ 
trợ để giúp các chủ ... há 
cao với tình hình kinh doanh 
khá thuận lợi. Năm 2016 
doanh thu của khối doanh 
nghiệp này tăng 21,7% so 
với năm 2015 (Thu Lê, 2018) 
và cao hơn mức độ tăng tài 
sản (18,6%) và tăng vốn chủ 
sở hữu (15,5%). Như vậy, 
NSNN thất thu lớn do không 
thể thu thuế đối với khoảng 
½ số lượng doanh nghiệp có 
vốn đầu tư nước ngoài tại 
Việt Nam mặc dù hiệu quả 
sản xuất kinh doanh của các 
doanh nghiệp FDI nói chung 
tương đối cao. Theo Thu Lê 
(2018), năm 2016, tỷ suất lợi 
nhuận trước thuế trên vốn chủ 
sở hữu là 16,3% và tỷ suất lợi 
nhuận ròng trên tổng tài sản là 
5,82%. 
Doanh thu nghìn tỷ, liên tục 
mở rộng kinh doanh, nhưng 
doanh nghiệp vẫn lỗ triền 
miên, đóng góp khiêm tốn 
cho ngân sách. Đó là thực tế 
đang diễn ra tại nhiều doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước 
ngoài (FDI) tại Việt Nam, 
dẫn đến hệ quả gây mất bình 
đẳng trong cạnh tranh và gia 
tăng sự không minh bạch trên 
thị trường. Điển hình trong 
lĩnh vực vận tải hành khách, 
trong những năm gần đây, 
các hãng taxi nội địa truyền 
thống kinh doanh rất khó khăn 
do có sự xuất hiện của một 
loại hình kinh doanh mới là 
taxi công nghệ của Uber và 
Grab. Các hãng này liên tục 
có các chương trình khuyến 
mại giảm giá cước nhằm 
chiếm lấy khách hàng của taxi 
truyền thống. Từ năm 2014 
đến 2017, Grab và Uber liên 
tục mở rộng quy mô và hoạt 
động kinh doanh, nhưng Nhà 
nước không thể thu được thuế 
vì hai đơn vị này liên tục báo 
lỗ. Theo Ngọc Thủy (2017), 
trong năm 2016, số lượng xe 
hoạt động như taxi của Grab 
tăng lên gần 10.000 chiếc. 
Kể từ khi hoạt động tại Việt 
Nam tháng 2/2014 đến hết 
2017, với số vốn đầu tư 20 tỷ 
đồng ban đầu, Grab đã lỗ lũy 
kế hơn 938 tỷ đồng. Riêng 
năm 2016, Grab đạt doanh 
thu 192 tỷ đồng nhưng báo 
lỗ 443 tỷ đồng. Sự xuất hiện 
của Uber và Grab, trong ngắn 
hạn đã gây ra những thiệt hại 
rõ ràng cho các công ty taxi 
truyền thống và NSNN. Trong 
dài hạn, người tiêu dùng có 
thể gánh chịu hậu quả từ độc 
quyền khi các hãng taxi công 
nghệ này đủ sức thôn tính các 
đối thủ cạnh tranh và thâu tóm 
phần lớn thị trường vận tải 
hành khách bằng taxi tại Việt 
Nam.
Trong bối cảnh NSNN eo hẹp 
và thường xuyên có bội chi 
ngân sách hàng năm, kiểm 
soát chuyển giá thực sự cần 
thiết để giảm bớt gánh nặng 
nợ công và thâm hụt ngân 
sách tại Việt Nam. Tuy nhiên 
tính hiệu lực của kiểm soát 
chuyển giá tại Việt Nam còn 
thấp. Sở dĩ tính hiệu lực của 
kiểm soát chuyển giá tại Việt 
Nam còn hạn chế là do những 
nguyên nhân khác nhau, chịu 
chi phối bởi các nhân tố khác 
nhau, đặc biệt là các nhân tố 
thuộc về chủ thể kiểm soát và 
môi trường kiểm soát. Trên 
cơ sở nhận diện và phân tích 
các nguyên nhân cơ bản, tác 
giả khuyến nghị các giải pháp 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018
nhằm tăng cường tính hiệu 
lực của kiểm soát đối với các 
doanh nghiệp tại Việt Nam, 
cụ thể:
Trước hết, về cơ sở dữ liệu: 
Các cơ quan thanh kiểm tra 
thuế thiếu cơ sở dữ liệu phục 
vụ cho phân tích, so sánh 
để xác định giá chuyển giao 
trong các giao dịch liên kết. 
Một trong các điều kiện tiên 
quyết để thực hiện kiểm soát 
chuyển giá thành công là cần 
phải có hệ thống cơ sở dữ liệu 
về giá của các hàng hóa và 
dịch vụ được xác lập trong các 
giao dịch độc lập, đặc biệt là 
các giao dịch được thực hiện 
ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy 
nhiên hiện nay các cơ quan 
chức năng chưa có một hệ 
thống cơ sở dữ liệu đầy đủ 
phục vụ cho việc phân tích, 
so sánh giữa giá của hàng 
hóa, dịch vụ trong các giao 
dịch liên kết với giao dịch 
độc lập; cơ sở dữ liệu về giá 
trong nước chưa kết nối và 
liên thông với cơ sở dữ liệu về 
giá trên các thị trường quốc 
tế. Việc mua cơ sở dữ liệu từ 
nước ngoài gặp nhiều trở ngại 
do chi phí cao và cơ sở dữ liệu 
thường xuyên thay đổi.
Cơ sở dữ liệu về người nộp 
thuế cũng có nhiều hạn chế 
do thiếu thông tin, thông tin 
không chính xác, dữ liệu về 
ngành nghề hoạt động sản 
xuất kinh doanh của người 
nộp thuế còn chưa sát, chưa 
đúng với thực tế doanh 
nghiệp. Hơn nữa hệ thống 
thông tin dữ liệu về người 
nộp thuế không được cập nhật 
thường xuyên. Đây được coi 
là trở ngại rất lớn ảnh hưởng 
đến tính khả thi trong quá 
trình thực hiện các phương 
thức kiểm soát chuyển giá do 
các cơ quan có thẩm quyền 
của Nhà nước thực hiện. 
Thực tế ở nhiều địa phương 
cho thấy, các cơ quan thuế 
đã phát hiện được những dấu 
hiệu có gian lận trong kiểm 
soát chuyển giá, hoặc rủi ro 
có chuyển giá ở một số doanh 
nghiệp trên địa bàn phụ trách 
được đánh giá ở mức độ cao. 
Tuy nhiên, do không có đầy 
đủ cơ sở dữ liệu để so sánh, 
nên việc thu thập, tìm kiếm 
bằng chứng chứng minh có 
chuyển giá trong một số các 
giao dịch liên kết không thể 
thực hiện được. Chính vì 
vậy, việc hoàn thiện cơ sở dữ 
liệu của người nộp thuế, tăng 
cường trao đổi thông tin giữa 
Việt Nam và các nước trên thế 
giới về dữ liệu của các giao 
dịch liên kết sẽ là giải pháp 
hữu hiệu để thu thập bằng 
chứng đầy đủ, thích hợp, đưa 
ra kết luận xác đáng về các sai 
phạm trong các giao dịch liên 
kết với mục đích chuyển giá 
do doanh nghiệp thực hiện. 
Thứ hai, về nguồn nhân lực: 
Các hoạt động chuyển giá 
được thực hiện rất phức tạp, 
với nhiều phương thức khác 
nhau trên phạm rộng, không 
chỉ đơn giản giữa các doanh 
nghiệp liên kết trong nước 
mà thường diễn ra giữa một 
doanh nghiệp trong nước với 
doanh nghiệp liên kết ở nước 
ngoài. Các hoạt động chuyển 
giá trong các giao dịch liên 
kết thường được tính toán kỹ 
lưỡng với sự trợ giúp của đội 
ngũ tư vấn, luật sư dày dạn 
kinh nghiệm tại các công ty 
đa quốc gia. Trong khi đó, lực 
lượng cán bộ thực hiện kiểm 
tra, thanh tra chuyển giá hiện 
nay tại Việt Nam còn tương 
đối mỏng. Ví dụ ở Thành phố 
Hồ Chí Minh, trung bình một 
cán bộ thuế quản lý 500 hộ cá 
thể và 160 doanh nghiệp nộp 
thuế. Bên cạnh đó, các cán 
bộ thực hiện chức năng thanh 
kiểm tra lại chưa có nhiều 
kinh nghiệm, chưa được đào 
tạo chuyên sâu về kiến thức, 
nghiệp vụ liên quan đến các 
hoạt động chuyển giá. Khi 
triển khai các bước công việc 
và áp dụng các phương pháp 
xác định giá chuyển giao và 
lựa chọn cơ sở dữ liệu phục 
vụ cho phân tích so sánh còn 
gặp nhiều khó khăn và lúng 
túng, dẫn đến tính hiệu lực 
trong kiểm soát chuyển giá 
tại Việt Nam còn nhiều hạn 
chế. Như vậy để tăng cường 
tính hiệu lực đối với kiểm soát 
chuyển giá, nhất thiết phải 
tăng cường đào tạo về kiến 
thức và kỹ năng cần thiết cho 
cán bộ thanh kiểm tra và tăng 
cường đội ngũ nhân lực cho 
thanh kiểm tra chuyển giá.
Thứ ba, về phối hợp giữa 
các cơ quan chức năng trong 
kiểm soát chuyển giá. Hiện 
nay việc phối hợp giữa các cơ 
quan có thẩm quyền và chức 
năng trong thanh, kiểm tra để 
kiểm soát chuyển giá vẫn chưa 
chặt chẽ. Chưa có đầu mối để 
cơ quan thuế, cơ quan công 
an, hải quan và các cơ quan có 
liên quan cùng tham gia, theo 
dõi sát các hoạt động chuyển 
giá diễn ra. Ví dụ, chưa có 
đầu mối tập hợp và xử lý 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
37Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 196- Tháng 9. 2018
thông tin để phát hiện các dấu 
hiệu chuyến giá như kê khai 
giá trị nhập hàng hóa và dịch 
vụ rất thấp để giảm thuế nhập 
khẩu, hoặc nhập máy móc, 
nguyên liệu đầu vào với giá 
cao nhằm tăng chi phí để giảm 
lợi nhuận và thuế thu nhập 
doanh nghiệp Như vậy, cần 
có sự quy định rõ ràng chức 
năng và nhiệm vụ của các cơ 
quan quản lý Nhà nước trong 
tổ chức bộ máy kiểm soát 
chuyển giá, đồng thời có cơ 
chế phối hợp hợp lý và hiệu 
quả giữa các cơ quan này. 
Thứ tư, về áp lực thời gian 
trong thanh, kiểm tra chuyển 
giá. Một trong những khó 
khăn trong kiểm soát chuyển 
giá là thời gian thực hiện 
thanh kiểm tra đối với các 
giao dịch liên kết quá ngắn. 
Thời gian thanh kiểm tra 
quá ngắn, kết hợp với những 
khó khăn về cơ sở dữ liệu, 
nguồn nhân lực khiến kiểm 
soát chuyển giá tại Việt Nam 
không thu được hiệu quả cao. 
Thời gian thanh tra trung bình 
đối với doanh nghiệp tại Việt 
Nam chỉ khoảng 1/10 thời 
gian cho một cuộc thanh tra 
thuế theo thông lệ của các 
nước trên thế giới. Theo Tổ 
chức Hợp tác và Phát triển 
kinh tế (OECD), thời gian 
trung bình để thực hiện một 
cuộc thanh tra giá chuyển 
nhượng trên thế giới là 573 
ngày làm việc. Trong khi đó 
theo quy định của Luật Thanh 
tra số 56/2010/QH12, một 
cuộc thanh tra của cơ quan 
thuế tại Việt Nam thường phải 
thực hiện trong vòng 45 ngày, 
nếu công việc thanh tra phức 
tạp thì chủ thể kiểm soát có 
thể kéo dài thời gian thanh 
tra nhưng không được quá 70 
ngày. Đối với công ty kiểm 
toán, thời gian thực hiện kiểm 
toán thường thực hiện trong 
vòng từ 1 tuần đến 1 tháng 
(nếu khách thể kiểm toán quy 
mô lớn và phức tạp). Chính vì 
vậy, cần có quy định phù hợp 
hơn để giảm tải áp lực thời 
gian cho cơ quan thanh tra. 
Trên thực tế, việc thanh tra 
một số doanh nghiệp có vốn 
đầu tư nước ngoài như Big 
C, Metro kéo dài hơn 1 năm 
để chờ doanh nghiệp cung 
cấp và bổ sung tài liệu và cơ 
quan thuế thu thập dữ liệu. 
Hiện nay Bộ Tài chính đã có 
đề xuất thời gian thanh tra các 
doanh nghiệp có giao dịch 
liên kết xuyên biên giới không 
quá 360 ngày làm việc tại trụ 
sở của người nộp thuế (không 
bao gồm thời gian cung cấp 
tài liệu, trao đổi thông tin và 
tạm dừng, tạm hoãn). Theo 
quan điểm của tác giả, đề xuất 
này hoàn toàn cần thiết, phù 
hợp với thông lệ quốc tế nhằm 
tăng cường tính hiệu lực của 
các cuộc thanh, kiểm tra giá 
chuyển nhượng và tạo điều 
kiện cần thiết cho các cơ quan 
chức năng thực hiện các hoạt 
động kiểm soát chuyển giá với 
kết quả tốt. 
Thứ năm, hoàn thiện khung 
pháp lý về chuyển giá. Việc 
ban hành Nghị định 20/2017/
NĐ-CP ngày 24/2/2017 và sau 
đó là 41/2017/TT-BTC ngày 
22/6/2017 đã thể hiện những 
nỗ lực của Việt Nam trong 
kiểm soát chuyển giá trên cơ 
sở tiệm cận với các thông lệ 
quốc tế. Tuy nhiên, hiện các 
văn bản trên đã bộc lộ một số 
bất cập khiến việc áp dụng 
trên thực tế còn gây lúng 
túng và khó khăn cho chủ thể 
và khách thể trong các cuộc 
thanh, kiểm tra hoạt động 
chuyển giá. Một số nội dung 
trong các văn bản trên cần 
rà soát và hướng dẫn cụ thể, 
tạo điều kiện thuận lợi cho cả 
các cơ quan thanh, kiểm tra 
và người nộp thuế tuân thủ 
một cách nghiêm túc và có 
hiệu quả, đồng thời tránh các 
xung đột hoặc bất đồng về 
lợi ích giữa các cơ quan thuế 
với người nộp thuế, ví dụ quy 
định về khấu trừ chi phí cho 
mục đích tính thuế (Điều 8- 
Thông tư 41), hoặc quy định 
về nghĩa vụ kê khai và thời 
hạn nộp các báo cáo liên quan 
đến các bên trong giao dịch 
liên kết, cách thức cơ quan 
thuế điều chỉnh giá trong giao 
dịch liên kết
Thứ sáu, các chế tài xử lý các 
vi phạm về thuế nói chung và 
chuyển giá nói riêng tại Việt 
Nam còn chưa nghiêm, tính 
hiệu lực chưa cao và chưa có 
tác dụng răn đe để ngăn ngừa 
và hạn chế các hành vi trốn 
tránh thuế. Để ngăn chặn và 
răn đe các vi phạm pháp luật 
về chuyển giá, cần điều chỉnh 
các chế tài xử phạt theo hướng 
tăng nặng cả về hình thức và 
quy mô phạt đối với các bên 
trong giao dịch liên kết. ■
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 196- Tháng 9. 2018
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), Kiểm soát quản lý, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006.
2. Thu Lê (2018), Gần 50% doanh nghiệp FDI báo lỗ: Kẽ hở chuyển giá. Truy cập tại 
nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam/Gan-50-doanh-nghiep-FDI-bao-lo-Ke-ho-chuyen-gia/341155.vgp ngày 27/7/2018
3. Nguyễn Thanh Nhàn (2015), Bàn về hoạt động chuyển giá nội địa ở Việt Nam hiện nay thuvien.thanglong.edu.vn:8081/
dspace/bitstream/DHTL.../Lê%20Thanh%20Nhàn.pdf
4. Hàn Ni (2017), Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, Truy cập tại 
cuoc-364576.html
5. OECD (2013), Draft handbook on transfer prcing risk assessment Truy cập tại https://www.oecd.org/.../transfer-pricing/
Draft-Handbook-TP-Risk-Ass...
6. Roman Oleksiienko (2017), The need for greater convergence and coordination between customs and tax authorities over the 
issue of transfer pricing Truy cập tại biblio.umsf.dp.ua/jspui/bitstream/.../1/CSJ_special-edition-91-102.pdf
7. Nguyễn Văn Phượng (2015), Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học 
Kinh tế quốc dân.
8. Matthew Pepitt, Earnst & Young (2009), Tax Due Diligence, Spiramus Press February 1, 2009 p.165 ISBN: 9781904905462.
9. Nguyễn Quang Quynh (2008), Lý thuyết kiểm toán, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh 
Phúc, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
11. Price Waterhouse and Cooper (2013), Transfer pricing perspective PwC Thought leadership journal. Truy cập tại https://
www.pwc.com/na/.../thought-leadership-event-presentations.htm...
12. The Romania National Agency for Fiscal Administration (2011), Tranfer Pricing demand increases in Romania. Truy cập tại 
www.transferpricing.ro/.../232c480999947f8ca8e3fd4d93c545c4.pdf
13. The World Bank, The performance indicator for tax administrations - The Toolkit for Tax Administration Diagnogis - some 
essential questions to identify tax administration weaknesses, environmental comstraints, and reform priorities. Truy cập tại 
siteresources.worldbank.org/INTTPA/Resources/focussedtoolkit.doc
14. Ngọc Thủy (2017), Đã tới lúc phải sòng phẳng với Uber và Grab. Truy cập tại https://nhipcaudautu.vn/nhan-vat/da-toi-luc-
phai-song-phang-voi-uber-va-grab-3318208/
15. Tony Dong at al (2017), Transfer Pricing in China: overview. Truy cập tại https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/w-
007-8954?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true&comp=pluk&bhcp
16. Anh Vũ (2014), Hàng loạt doanh nghiệp FDI trốn thuế: Kỳ 2 không thể nhân nhượng. Truy cập tại https://thanhnien.vn/tai-
chinh-kinh-doanh/hang-loat-doanh-nghiep-fdi-chuyen-gia-tron-thue-ky-2-khong-the-nhan-nhuong-385787.html
Thông tin tác giả
Bùi Thị Minh Hải, Tiến sĩ
Viện Kế toán- Kiểm toán, Đại học Kinh tế quốc dân
Emai: havpco@yahoo.com.vn
Summary
Factors that influence effectiveness of control over transfer pricing in enterprises in Vietnam
Transfer pricing is normal part of commerce in context of intergrated economies. While companies can manipulate 
related parties prices for different purposes, especially for tax advantage, authorities need to prevent and limit 
transfer pricing’s adverse impact. This paper studies and identifies determinants of transfer pricing control. Based 
on assessement result, this paper gives recommendations to enhance effectiveness of transfer pricing control in 
Vietnam.
Keywords: transfer pricing, control, transfer pricing in enterprises. 
Hai Thi Minh Bui, PhD.
School of Accounting and Auditing, National Economics University

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_hieu_luc_cua_kiem_soat_chuyen.pdf