Các nhân tố tác động đến hợp tác lâu dài của nhà bán lẻ với nhà cung cấp
TÓM TẮT
Sử dụng dữ liệu thu thập từ các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu này đánh
giá dịch vụ cung ứng dưới góc nhìn của các nhà bán lẻ. Nghiên cứu dẫn đến cái nhìn rõ hơn các
nhà bán lẻ đánh giá nhà cung cấp mang lại các chiến lược quan trọng và hoạt động giá trị đến
cho các nhà bán lẻ như thế nào. Kết quả của nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ hợp tác lâu
dài được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và cam kết từ các nhà bán lẻ. Khi nhà bán lẻ tin rằng các
nhà cung cấp là trung thực, thiết tha và quan tâm đến kinh doanh của họ, họ sẽ cam kết hướng tới
mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
Từ khóa: Chuỗi cung ứng; Nhà bán lẻ; Nhà cung cấp; Quan hệ hợp tác lâu dài; Siêu thị.
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến hợp tác lâu dài của nhà bán lẻ với nhà cung cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố tác động đến hợp tác lâu dài của nhà bán lẻ với nhà cung cấp
56 Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC LÂU DÀI CỦA NHÀ BÁN LẺ VỚI NHÀ CUNG CẤP PHẠM THỊ HỒNG DIỆU1, NGUYỄN VĂN PHƯƠNG2,* 1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 2Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh *Email: nvphuong@hcmiu.edu.vn (Ngày nhận: 08/10/2018; Ngày nhận lại: 27/10/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018) TÓM TẮT Sử dụng dữ liệu thu thập từ các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu này đánh giá dịch vụ cung ứng dưới góc nhìn của các nhà bán lẻ. Nghiên cứu dẫn đến cái nhìn rõ hơn các nhà bán lẻ đánh giá nhà cung cấp mang lại các chiến lược quan trọng và hoạt động giá trị đến cho các nhà bán lẻ như thế nào. Kết quả của nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ hợp tác lâu dài được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và cam kết từ các nhà bán lẻ. Khi nhà bán lẻ tin rằng các nhà cung cấp là trung thực, thiết tha và quan tâm đến kinh doanh của họ, họ sẽ cam kết hướng tới mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Từ khóa: Chuỗi cung ứng; Nhà bán lẻ; Nhà cung cấp; Quan hệ hợp tác lâu dài; Siêu thị. Factors impacting long-term business relationship between suppliers and retailers ABSTRACT Using data collected from HCM city supermarkets, this research evaluates supply chain services from the eyes of retailers. The study gives us a closer look at how retailers view suppliers in providing them with important strategic and operational values. The results indicate that a long-term commercial partnership is set up based on trust and commitment from retailers. When retailers believe that a provider is honest, enthusiastic and care for their business, they are ready to commit a mutual long-term business relationship. Keywords: Long-term business relationship; Retailer; Supermarket; Supplier; Supply chain. 1. Giới thiệu Theo báo cáo khảo sát của công ty Nielsen Việt Nam, hiện Việt Nam có khoảng 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại các loại, 2.000 cửa hàng mua sắm tiện lợi và hơn 1 triệu cửa hàng khác. Trong vòng 3 năm tới, các chuyên gia dự báo sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm và hàng chục ngàn các cửa hàng tiện lợi, tập trung vào hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội. Qua đó nhận thấy, bức tranh thị trường bán lẻ tại Việt Nam rất sinh động khi có nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và nước ngoài tham gia. Dự báo trong tương lai sẽ xảy ra một sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Để các nhà bán lẻ trong nước gia tăng Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 57 khả năng cạnh tranh trước sức ép từ những đối thủ cạnh tranh nước ngoài, một trong những vấn đề sống còn là phải phát triển mạnh hệ thống bán lẻ. Hoạt động quản trị mua hàng và quản trị quan hệ nhà cung cấp là hoạt động đầu vào của bất kỳ nhà bán lẻ nào và có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc chi phí của doanh nghiệp, liên quan đến việc kiểm soát thời gian giao hàng, tỷ lệ hao hụt, chất lượng sản phẩm cũng như phản ảnh khả năng đáp ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ, nhiều giám đốc điều hành của các công ty sản xuất quan tâm đến việc xây dựng một mối quan hệ hiệu quả với nhà cung cấp hậu cần để đảm bảo việc thực hiện chuỗi cung ứng chất lượng tốt nhất có thể (Rafiq và cộng sự, 2007; Hsiao và cộng sự, 2010; Li, 2011). Bài báo cáo này nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố lợi ích từ mối quan hệ của nhà cung cấp với nhà bán lẻ. Lợi ích mối quan hệ dựa trên giả định rằng cả hai bên – người cung cấp dịch vụ và người thụ hưởng dịch vụ - trong mối quan hệ kinh doanh phải hưởng một lợi ích nào đó khi mối quan hệ này tiếp tục trong dài hạn (Hennig-Thurau và cộng sự, 2002). Khi các nhà bán lẻ cảm nhận được lợi ích mối quan hệ sẽ giúp cả hai bên làm việc dễ dàng và cải thiện hiệu suất (Cannon và Perreault, 1999; Rokkan và cộng sự, 2003). Từ các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ từ giữa những năm 1990 (Berry, 1995; Bendapudi và cộng sự, 1997; Gwinner, 1998). Nhà nghiên cứu cho rằng khi các nhà bán lẻ nhận thức được các lợi ích quan hệ sẽ làm cho các đối tác trong chuỗi cung ứng dễ dàng đạt được sự hài lòng và thu lại kết quả thành công. Đối với nghiên cứu này, lợi ích quan hệ được định nghĩa là những lợi ích về giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà các nhà bán lẻ đã nhận được khi hợp tác với các nhà cung cấp. Lợi ích quan hệ có xu hướng kết nối các công ty thông qua các mối liên kết khác nhau của một chuỗi cung ứng với kết quả của mối tương tác chặt chẽ, cam kết lẫn nhau, và thúc đẩy hoạt động mong muốn. Mặc dù cách tiếp cận này đã được công nhận rộng rãi là quan trọng trong các tài liệu (Berry, 1995; Gwinner và cộng sự, 1998), tuy nhiên vai trò trung tâm của quan hệ lợi ích trong hoạt động bán lẻ nhận thấy bởi các nhà quản lý thường bị bỏ qua trong nghiên cứu hiện tại. Nghiên cứu hiện tại chỉ mối quan hệ chuỗi cung ứng chủ yếu đã tìm cách để giải thích bản chất của mối quan hệ quá trình chứ không phải là ảnh hưởng của nó trên hiệu suất (Fynes và cộng sự, 2005). Trong việc xây dựng nền tảng lý thuyết nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi tiếp cận từ hai phương pháp. Khái niệm lợi ích quan hệ từ các tài liệu marketing (Berry, 1995; Bendapudi và Berry,1997; Gwinner và công sự, 1998). Khái niệm sự tin tưởng/cam kết và mối quan hệ lâu dài từ cả hai tài liệu marketing và tài liệu trong hoạt động vận hành tổ chức/cung ứng (Morgan và cộng sự, 1994; Benton và cộng sự, 2005; Sargeant và cộng sự, 2006). 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Nhận thức lợi ích của mối quan hệ Để tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng người thụ hưởng dịch vụ, cả hai bên đều phải được lợi ích nào đó trong mối quan hệ. Trong quan hệ marketing, các nhà cung cấp đã thay đổi từ chỉ tập trung vào việc mua bán cứng nhắc sang xây dựng các mối quan hệ dài lâu, lợi ích mối quan hệ này là lợi ích mà khách hàng nhận được khi hai bên cùng có lợi (Berry, 1995; Hsiao và cộng sự, 2010). Loại lợi ích mà các nhà bán lẻ đang tìm kiếm bao gồm giảm chi phí, chất lượng phân phối, các dịch vụ mới và sáng tạo, truyền thông hợp tác (Qureshi và cộng sự, 2007; Shen và cộng sự, 2010; Strassfield ,2010; Trentin, 2010; Chiang Et và cộng sự, 2011; Kumar, 2011). Do đó mà hoạt động trong chuỗi cung ứng định hướng theo hành vi đã làm cho các nhà cung cấp phải bổ sung thêm các dịch vụ mới và sáng tạo để thu hút các nhà bán lẻ (Strassfield, 2010). Khi được áp dụng chính xác, các lợi ích 58 Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 liên quan được tạo ra trong chuỗi cung ứng có thể là lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng tổng thể của công ty (Mentzer và cộng sự, 2001). Loại lợi ích quan hệ này cho phép các nhà bán lẻ giảm hàng tồn kho và duy trì các dây chuyền chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Có thể định nghĩa tổng quát lợi ích từ mối quan hệ là những lợi ích mà khách hàng nhận được không những đến từ việc sử dụng hay trải nghiệm những sản phẩm và dịch vụ cốt lõi mà là kết quả của việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp dịch vụ (Hennig-Thurau và cộng sự, 2000). Theo nghiên cứu thực nghiệm của Li (2011), cho rằng lợi ích từ mối quan hệ bao gồm ba loại lợi ích quan trọng: lợi ích giá trị gia tăng, lợi ích hợp tác và lợi ích kinh tế. 2.1.1. Lợi ích giá trị gia tăng Lợi ích giá trị gia tăng là một tiến trình tự nhiên trong việc mở rộng kinh doanh, khi mà cùng lúc có nhiều nhà cung cấp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cùng loại, để tạo lợi thế cạnh tranh, các nhà cung cấp phải thật sự hiểu nhà bán lẻ của mình và phải có kinh nghiệm khi tham gia vào các thị trường mới (Long và Nelson, 2010). Dựa vào lịch sử mua bán và sự hiểu biết đối tác của mình, nhà cung cấp có thể dự đoán được thời gian, sản phẩm, dịch vụ, cần cung cấp trước khi nhà bán lẻ phát sinh ra nhu cầu. Cung cấp dịch vụ trước khi mua hàng là cách các nhà cung cấp tạo ra giá trị gia tăng cho nhà bán lẻ. Ví dụ, với các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như Unilever, P&G thông qua phương thức nhà tiếp thị thương mại (trade marketing) thực hiện các hoạt động như phát hàng mẫu, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cùng nhà bán lẻ đem đến sản phẩm cho người tiêu dùng một cách đầy đủ nhất. Thay đổi và sáng tạo từ nhà cung cấp làm cho phương thức tiếp thị quảng cáo trở nên mới mẻ hơn giúp gia tăng giá trị lợi ích. Một lợi ích giá trị gia tăng khác nữa của nhà cung cấp là cập nhật thông tin và kiến thức về các quy định quy tắc mới, tuân thủ an toàn. Trong nghiên cứu này, lợi ích giá trị gia tăng cũng liên quan đến sự quen thuộc của nhà cung cấp với các doanh nghiệp, các quy tắc an toàn và trách nhiệm tuân thủ. Điều này tạo ra một giá trị lợi ích thật sự cho nhà cung cấp. Ý thức giảm bớt lo lắng, tin cậy được vào người cung cấp, giảm nhận thức về rủi ro và đáp ứng đúng những mong đợi là lợi ích giá trị gia tăng quan trọng mà nhà cung cấp mang lại cho nhà bán lẻ. Ngoài ra, Bruning (2019) cho rằng việc chia sẻ thông tin hợp tác tích cực trong chuỗi cung ứng sẽ giúp cho việc quản trị rủi ro được tốt hơn. 2.1.2. Lợi ích hợp tác Một chuỗi cung ứng mạnh hay yếu tùy vào mối liên kết của nó. Quan niệm ở đây là tập trung vào sự hợp tác mạnh mẽ và có hiệu quả. Điểm cơ bản phân biệt quản lý chuỗi cung ứng và quản lý nguồn lực truyền thống là cách phối hợp giữa các đối tác kinh doanh được quản lý như thế nào. Do đó, hợp tác là một vấn đề quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay (Li, 2006; Li và Warfield, 2011; Raweewan và Ferrell, 2018). Li (2011) chỉ ra rằng cốt lõi của hợp tác là trao đổi thông tin là kết nối các liên kết của một chuỗi cung ứng với nhau. Lợi ích hợp tác khác với lợi ích giá trị gia tăng, hợp tác là tập trung vào chia sẻ thông tin và truyền thông; Trong khi dịch vụ giá trị gia tăng tập trung vào các lợi ích bổ sung cho dịch vụ chính. Lợi ích của hợp tác trao đổi thông tin có đóng góp vào mối quan hệ hỗ trợ và hợp tác kinh doanh lẫn nhau (Mohr và công sự, 1996; Prahinski và cộng sự, 2004). Prahinski và cộng sự (2004) nghiên cứu hành vi quan hệ từ quan điểm của nhà cung cấp và kết luận rằng hợp tác trao đổi thông tin sẽ bổ sung lẫn nhau giữa các nhà bán lẻ và nhà cung cấp và có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhà bán lẻ. Chia sẻ thông tin và sự liên đới giữa các nhà cung cấp và nhà bán lẻ tạo điều kiện cho dự đoán nhu cầu của nhau, thúc đẩy hợp tác và điều phối. Xu (2011a); Xu (2011b); Li (2006) phát hiện ra rằng sự hợp tác trọn vẹn và chia Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 59 sẻ thông tin thường xuyên, kịp thời giữa các đối tác thương mại giúp liên kết quá trình cung và cầu, cho phép chuỗi cung ứng đáp ứng kịp thời nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng hơn. Một cuộc khảo sát các nhà sản xuất (Strassfield, 2010) đồng ý rằng một doanh nghiệp mạnh là một doanh nghiệp cùng nhau hợp tác trao đổi thông tin để đảm bảo xuyên suốt tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch kinh doanh từ đầu vào cho đến đầu cuối. 2.1.3. Lợi ích kinh tế Mục tiêu của hợp tác chuỗi cung ứng trong nghiên cứu này liên quan đến hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cải thiện truyền thông và chia sẻ thông tin giữa các nhà bán lẻ và nhà cung cấp cho phép các đối tác thương mại xem toàn bộ chuỗi cung ứng từ đầu này đến đầu kia. Lợi ích kinh tế mà các nhà bán lẻ nhận được khi tham gia giao dịch chủ yếu dựa vào tiền tệ. Peterson (1995); Sheth và Parvatiyar (1995) cho rằng lợi ích kinh tế là động lực chính cho việc phát triển mối quan hệ giữa các tổ chức kinh doanh và chuỗi cung ứng. Loại lợi ích kinh tế có thể là những cân nhắc đặc biệt về giá đối với những khách hàng đã phát triển mối quan hệ kinh doanh lâu dài với một nhà cung cấp hoặc có thể được khuyến mãi và tỷ lệ chiết khấu đặc biệt. Các điều khoản thanh toán cũng được coi là những lợi ích quan trọng cho các nhà bán lẻ. Ngoài ra, Luthra và cộng sự (2018) cho rằng nếu xây dựng hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung cứng hiệu quả không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn gia tăng việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng tốt hơn và đồng thời hướng tới phát triển kinh doanh bền vững hơn. 2.2. Kết quả của mối quan hệ Bài nghiên cứu hy vọng rằng các lợi ích quan hệ sẽ ảnh hưởng đến các kết quả quan hệ (như lượng bán, vị thế thị trường, và một quy trình cung ứng thuận lợi) dưới cách nhìn của nhà bán lẻ. Lợi ích quan hệ làm định hướng và khung thể chế để hướng dẫn thực hiện. Trong quan hệ nhân quả, nó có thể được lập luận một cách hợp lý rằng sự tồn tại của một loạt các lợi ích quan hệ sẽ dẫn đến một kết quả quan hệ tích cực. Thứ nhất, với sự phát triển của lợi ích quan hệ, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp sẽ có khả năng tốt hơn để xây dựng kỳ vọng lẫn nhau và tăng cường khả năng thích ứng chung. Thứ hai, khi các sự kiện không lường trước được, nhà cung cấp sẽ giúp các đối tác của mình giải quyết các vấn đề và đạt được các mục tiêu thực hiện (Prahinsky và cộng sự, 2004; Benton và cộng sự, 2005; Abreu và cộng sự, 2008). Lập luận lợi ích quan hệ cho rằng khi nhận thấy lợi ích mối quan hệ tồn tại, toàn bộ quá trình có thể dự đoán sự phát triển tương lai từ các mối quan hệ hiện tại (Hennig- Thurau và cộng sự, 2002). Hợp tác trong chuỗi cung ứng khuyến khích việc thích ứng và hiểu biết (Ma và cộng sự, 2011; Zdravkovic và cộng sự, 2011). Với quy tắc như vậy, nó tác động vào việc sử dụng chuyên môn và các nguồn lực từ cả hai nhà bán lẻ và nhà cung cấp để đạt được một vị thế thị trường và kết quả thuận lợi (Davis-Sramek và cộng sự, 2008). Đây là một quá trình lặp đi lặp lại. Trong các tài liệu marketing, càng có nhiều lợi ích được nhận thức, càng có nhiều khả năng rằng mối quan hệ sẽ được coi là thành công và tạo ra sự sẵn sàng để tham gia vào các giao dịch khác với cùng một đối tác (Ford,1980; Ganesan, 1990). Chắc chắn khi công việc được thực hiện tốt với sự hài lòng của các nhà bán lẻ cùng với cảm giác hợp tác và cùng chung lợi ích, thì mối quan hệ được coi là thành công và tạo ra những kết quả quan trọng. 2.3. Lòng tin, cam kết, và mối quan hệ kinh doanh lâu dài 2.3.1. Lòng tin Ở đây một kết quả quan hệ tốt sẽ là nền tảng cho sự phát triển của lòng tin và là cơ sở để cam kết mối quan hệ này trong dài hạn (Morgan và Hunt, 1994; Morton và cộng sự, 2006). Tin tưởng được định nghĩa là lòng tin hoặc niềm tin mà qua quá t ... ự, 2005; Sargeant và cộng sự, 2006) đều dựa trên sự tin tưởng như một yếu tố thành công quan trọng cho sự cam kết, mặc dù phần lớn kết quả là tạo mối quan hệ lâu dài. Điều này phù hợp với sự khẳng định của Benton và cộng sự (2005) tin tưởng đó có ảnh hưởng tích cực đến cam kết và sự hài lòng của đối tác chuỗi cung ứng là do bản chất của mối quan hệ. Từ kết quả của nghiên cứu này, chúng ta có thể kết luận rằng sự tin tưởng là một trạng thái của tâm trí và cam kết là một hành động. Khi sự tin tưởng được chuyển thành cam kết, hành động này được coi là một tín hiệu trực tiếp rằng nhà cung cấp có thể được tin cậy. Cần lưu ý rằng có một ảnh hưởng của kết quả mối quan hệ về cam kết - thông qua sự tin tưởng - như vậy khi mà các nhà bán lẻ đạt được những kết quả mong muốn thông qua các lợi ích do nhà cung cấp cung cấp, kết quả tích cực sẽ ảnh hưởng đến lòng tin, và điều đó sẽ tác động tích cực đến sự cam kết và lâu dài quan hệ kinh doanh. Nói tóm lại, tạo ra các mối quan hệ kinh doanh lâu dài và cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các đối tác trong chuỗi cung ứng phải là hợp tác kinh doanh đáng tin cậy. 5.2. Lợi ích mối quan hệ là tác động chính đến lòng tin/cam kết và tạo ra quan hệ đối tác chiến lược lâu dài Các yếu tố tác động chính ảnh hưởng đến lòng tin/cam kết và tạo ra quan hệ đối tác chiến lược lâu dài là những lợi ích quan trọng. Lợi ích quan trọng tập trung vào những lợi ích mà các nhà sản xuất nhận được ngoài dịch vụ cốt lõi, tập trung vào bản chất tổng thể của mối quan hệ và sự hiểu biết về mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Quan điểm về lợi ích quan hệ cho thấy kết quả quan hệ và sự tin tưởng/cam kết là trung tâm của chất lượng mối quan hệ chuỗi cung ứng. Khi nhà cung cấp có thể hỗ trợ kinh doanh cho khách hàng bằng cách cung cấp các lợi ích giá trị gia tăng, lợi ích hợp tác và lợi ích kinh tế, khách hàng của họ sẽ xem mối quan hệ của họ là mối quan hệ chung và sẵn sàng cam kết duy trì mối quan hệ chiến lược dài hạn. Lợi ích hợp tác đã được tìm thấy là rất quan trọng trong việc tăng cường kết quả quan hệ của nhà bán lẻ. Hợp tác truyền thông có thể giúp thiết lập một bầu không khí hỗ trợ lẫn nhau, qua đó tạo ra sự gắn bó tốt hơn giữa các nhà bán lẻ và nhà cung cấp của họ. Dựa trên số liệu điều tra, những phát hiện gợi ý rằng khi mức độ hợp tác cao, hiệu quả của các lợi ích hợp tác đối với kết quả quan hệ thì tốt hơn so với sự cộng tác thấp. Truyền thông hợp tác, lập kế hoạch hợp tác và giải quyết vấn đề là rất quan trọng để duy trì mối quan hệ trung thành và làm cho cả hai nhà bán lẻ và nhà cung cấp cảm thấy như một phần không thể tách rời của một nhóm để phấn đấu cho cùng một mục tiêu. Bằng việc bồi dưỡng các giá trị chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau, và sắp xếp lại quá trình kinh doanh, lợi ích hợp tác mang lại cho nhà sản xuất thêm động lực để tạo mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp. Quản lý mối quan hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 69 về tác động của các lợi ích quan hệ được nhận biết đối với kết quả quan hệ và mối quan hệ kinh doanh lâu dài mà còn là kiến thức đầy đủ về cách đánh giá và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp bên ngoài. Với nhà bán lẻ, những người đã được hưởng lợi từ giá cả cạnh tranh, dịch vụ giá trị gia tăng và cam kết của nhà cung cấp, cần thiết phải tạo ra một liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp và đầu tư vào mối quan hệ liên tục. Khi được áp dụng chính xác, mô hình lợi ích quan hệ được gợi ý trong nghiên cứu này có thể giúp chuyển đổi một nhà cung cấp mới thành một đối tác chiến lược lâu dài có thể giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng tổng thể của công ty. Bằng cách làm nổi bật lợi ích chung và các mục tiêu chung, các lợi ích liên quan có thể tạo ra sự tuân thủ dự kiến giữa các đối tác kinh doanh và tăng kết quả chuỗi cung ứng tích cực. 5.3. Kiến nghị Trong nghiên cứu này, phần nào đã phát triển một mô hình khái niệm, thêm vào những hiểu biết lý thuyết mới về các bộ ba lợi ích – kết quả – lòng trung thành đã được áp dụng bởi các nhà bán lẻ và nhà cung cấp và cung cấp một số quan điểm có ý nghĩa về cách đánh giá việc phối hợp các nhà cung cấp, làm sao chuyển đổi từ một nhà cung cấp chiến thuật thành một đối tác kinh doanh dài hạn. Sự đóng góp của nghiên cứu này là cung cấp một số ý tưởng có liên quan để giúp các nhà bán lẻ tạo ra sự hợp tác có ý nghĩa với nhà cung cấp của họ về các vấn đề chiến lược. Bài nghiên cứu đã miêu tả hoạt động dịch vụ cung cấp hàng hóa của nhà cung cấp dưới mắt nhìn từ các nhà bán lẻ. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá lợi ích dịch vụ của nhà cung cấp và kết quả quan hệ bằng cách sử dụng tiếng nói của khách hàng hơn là dựa vào xếp hạng báo cáo của nhà cung cấp. Có một số hạn chế cần được xem xét để nghiên cứu trong tương lai. Thứ nhất, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ tự sản xuất và trở thành nhà cung cấp cho chính họ. Nghiên cứu này có thể là điểm khởi đầu cho các nhà bán lẻ để phân tích quá trình kinh doanh của họ trước khi xem xét việc tự cung tự cấp hàng hóa không qua nhà cung cấp bên ngoài. Trong nghiên cứu này đã không chia các nhà cung cấp theo từng nhóm hàng hóa riêng mà các nhà bán lẻ mua. Nên nghiên cứu trong tương lai có thể khám phá các lợi ích liên quan dựa trên các loại hình dịch vụ cung cấp hàng hóa khác nhau. Thứ hai, phân tích thống kê của bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập được từ các nhà bán lẻ, mặc dù nghiên cứu đã tiến hành các cuộc phỏng vấn cá nhân với các nhà cung cấp. Nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét cả hai nhà sản xuất và các nhà cung cấp cùng một lúc để cả hai bên có thể hiểu được lợi ích và sự đánh giá dành cho nhau. Thứ ba, có một số câu hỏi nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng và các mối quan hệ từ nghiên cứu này đáng để nghiên cứu thêm: (1) Trường hợp hợp tác tốt và cạnh tranh tốt là gì? (2) Loại hợp tác nào là tốt nhất ở giai đoạn đầu hợp tác và mức độ hợp tác nào là tốt nhất với đối tác thuê ngoài ? (3) Có phải hợp tác yếu sẽ tạo thuận lợi cho việc thăm dò và hợp tác mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác? (4) Khi nào các doanh nghiệp tạo sức ép khó khăn trong thương lượng và khi nào họ nên tham gia vào thỏa hiệp vì lợi ích lẫn nhau khi các doanh nghiệp muốn gây dựng mối quan hệ với các công ty khác? Cuối cùng, đề nghị nghiên cứu trong tương lai tìm hiểu mối quan hệ giữa các chiến lược quan hệ và ba lợi ích quan hệ được xác định trong nghiên cứu này. Chiến lược này nên tăng cường mối quan hệ tích cực giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng 70 Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 Tài liệu tham khảo Anderson, J. C. & Narus, J. A. (1990). A Model of Distributor Firm and Manufacturer Firm Working Partnerships. Journal of Marketing, 54(1), 42-58. Bendapudi, N. and Berry, L. L. (1997). Customers’ motivations for maintaining relationships with service providers. Journal of Retailing, 73(1), 15-37. Benton, W. C. and Maloni, M. (2005). The influence of power driven buyer/seller relationships on supply chain satisfaction. Journal of Operations Management, 23(1), 1-22. Brüning, M. K. (2019). Collaborative recovery from supply chain disruptions. In: Bode C., Bogaschewsky R., Eßig M., Lasch R., and Stölzle W. (eds) Supply Management Research. Advanced Studies in Supply Management. Springer Gabler, Wiesbaden, 51-75. Cachon, G. P. and Fisher, M. (2000). Supply chain inventory management and the value of shared information. Management Science, 46(8), 1032-1048 Cannon, J. P. and Perreault, W. D. (1999). Buyer-seller relationships in business markets. Journal of Marketing Research, 36(4), 439-460 Cao, M., Vonderembse, M. A., Zhang, Q. & Ragu-Nathan, T. S. (2010). Supply chain collaboration: conceptualization and instrument development. International Journal of Production Research, 48(22), 6613–6635. Daniel, C. & Nirmalya, K. (2005). Do Suppliers Benefit from Collaborative Relationships with Large Retailers? An Empirical Investigation of Efficient Consumer Response Adoption. Journal of Marketing, 69(6), 80-94. Davis-Sramek, B., Mentzer, J. T. and Stank, T. P. (2008). Creating consumer durable retailer customer loyalty through order fulfillment service operations. Journal of Operations Management, 26(6), 781-797. Dwyer, F. R., Schurr, P. H. and Oh. (1987). Developing Buyer-Seller Relationships. Journal of Marketing, 51(5), 11-27. Đỗ Ngọc Mỹ và Đặng Văn Mỹ (2008). Quan hệ hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối trong lĩnh vực hàng tiêu dùng: nghiên cứu thăm dò. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, 3(26), 145- 154. Ganesan, S. (1994). Determinants of long-term orientation in buyer–seller relationships. Journal of Marketing, 58(4), 1-19. Gilbert, N. N., Judith, M. W. & Daniel, F. L. (2010). Examining supply chain relationships: Do buyer and supplier perspectives on collaborative relationships differ? Journal of Operations Management, 28(2), 101-114. Grover, V., Teng, J. and Fiedler, K. (2002). Investigating the role of information technology in building buyer-supplier relationships. Journal of Association for Information Systems, 3(1), 217-450. Gwinner, K. P., Gremler, D. D. and Bitner, M. J. (1998). Relational benefits in services industries: the customer’s perspective. Academy of Marketing Science Journal, 26(2), 101-115. Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 71 Hoàng Lệ Chi (2013). Rào cản chuyển đổi và lòng trung thành của khách hàng: vai trò trung gian của sự cam kết. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 189(II), 96-103. Hoàng Lệ Chi (2013). Chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng: nghiên cứu trường hợp khách hàng công nghiệp ngành dịch vụ viễn thông, Luận văn tiến sĩ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Handfield, R. B. (1993). A resource dependence perspective of just-in-time purchasing. Journal of Operations Management, 11(3), 289-311 Henning-Thurau, T., Gwinner, K. P. & Gremler, D. D. (2002). Understanding relationship marketing outcomes: an integration of relational benefits and relationship quality. Journal of Service Research, 4(3), 230 - 470. Hunt, S. D. (1990). Truth in Marketing Theory and Research. Journal of Marketing, 54(3), 1-15. Hoàng Lệ Chi (2012). Các nhân tố tác động lên lòng tin trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và khách hàng doanh nghiệp tại Viêt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 183, 27 - 35. Johnson, J. L. & Black, G. S. (1996). The Effects of Relationalism and Supplier Replaceability on Industrial Distribution Channel Outcomes. Journal of Marketing Channels, 5(2), 25-44. Johnston, D. A. et al. (2004). Corrigendum to effects of supplier trust on performance of cooperative supplier relationships. Journal of Operations Management, 22(5), 23–38. Lê Thị Mộng Nhung và Nguyễn Thị Mai Trang (2014). Lợi ích mối quan hệ, cam kết, sự thỏa mãn và lòng trung thành: Trường hợp khách hàng cá nhân tại ngân hàng TP.HCM, Việt Nam. Tạp chí phát triển Khoa học và công nghệ, Q3, 61-70. Li, L. (2006). The effects of information technology implementation on supply chain collaboration. International Journal of Internet and Enterprise Management, 4(2), 118-134. Ling, L., John, B. F., Xin, Z. and Li, X. (2012). Relational benefits and manufacturer satisfaction: An empirical study of logistics service in supply chain. International Journal of Production Research, 50(19), 5445-5459. Liu, Y., Luo, Y., and Liu, T. (2009). Governing buyer–supplier relationships through transactional and relational mechanisms: evidence from China. Journal of Operations Management, 27(4), 294-309. Long, T. and Nelson, A. (2010). Speech, supply chain management in Norfolk Southern Corporation. Norfolk: USA Luthra, S., Mangla, S. K., Chan, F. T. and Venkatesh, V. G. (2018). Evaluating the Drivers to Information and Communication Technology for Effective Sustainability Initiatives in Supply Chains. International Journal of Information Technology & Decision Making, 17(01), 311-338. Mohr, J. J., Fisher, R. J. and Nevin, J. R. (1996). Collaborative communication in inter-firm relationships: moderating effects of integration and control. Journal of Marketing, 60(3), 103-115. 72 Phạm T. H. Diệu và Nguyễn V. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 63(6), 56-72 Morgan, R. M. & Hunt, S. D. (1994). The Commitment-Trust Theory of Relationship Marketing. Journal of Marketing, 58(3), 20-38. Phạm Thị Minh Lý (2009). Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hậu WTO: vấn đề quản trị chuỗi cung ứng và logistics. Tạp chí Khoa học và ứng dụng, 10, 14 – 17. Palaima, T. and Auruskeviciene, V. (2007). Modeling relationship quality in the parcel delivery services market. Baltic Journal of Management, 2(1), 37-54. Patterson, P. G. and Smith, T. (2001). Relationship benefits in service industries: a replication in a Southeast Asia context. Journal of Services Marketing, 15(6), 425-443. Peterson, R. A. (1995). Relationship marketing and the consumer. Journal of the Academy of Marketing Science, 23(4), 278-281. Prahinski, C. and Benton, W. C. (2004). Supplier evaluations: communication strategies to improve supplier performance. Journal of Operations Management, 22(1), 39-62. Qureshi, M. N., Kumar, D., and Kumar, P. (2007). Modeling the logistics outsourcing relationship variables to enhance shippers’ productivity and competitiveness in logistical supply chain. International Journal of Productivity and Performance Management, 56(8), 689-714. Raweewan, M. and Ferrell Jr, W. G. (2018). Information Sharing in Supply Chain Collaboration. Computers & Industrial Engineering, 126(December 2018), 269-281. Sahay, B. S. (2003). Understanding trust in supply chain relationships. Industrial Management and Data Systems, 103(8), 553-563 Simatupang, T. M. and Sridharan, (2002). The collaborative supply chain. International Journal of Logistics Management, 13(1), 15-30. Stank, T. P., Keller, S. B. and Daugherty, P. J. (2001). Supply chain collaboration and logistical service performance. Journal of Business Logistics, 22(1), 29-48. Xu, L. (2011a). Information architecture for supply chain quality management. International Journal of Production Research, 49(1), 183-198. Xu, L. (2011b). Enterprise systems: state of the art and future trends. IEEE Transactions on Industrial Informatics, 7(4), 630-640.
File đính kèm:
- cac_nhan_to_tac_dong_den_hop_tac_lau_dai_cua_nha_ban_le_voi.pdf