Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại
cổ phần (NHTMCP) đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005- 2016
để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân
hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Sử dụng phương pháp hồi
quy GMM sai phân với ưu điểm có thể khắc phục hiện tượng nội
sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan, bài nghiên cứu phát hiện
thấy rằng các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ
nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các ngân hàng
càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí
hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp
các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả của
nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ
tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến
nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.
Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại cổ phần, đặc điểm ngân
hàng, kinh tế vĩ mô, phương pháp hồi qui GMM
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Phạm Dương Phương Thảo Nguyễn Linh Đan Ngày nhận: 30/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 03/05/2018 Ngày duyệt đăng: 22/05/2018 Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005- 2016 để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Sử dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân với ưu điểm có thể khắc phục hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan, bài nghiên cứu phát hiện thấy rằng các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các ngân hàng càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại cổ phần, đặc điểm ngân hàng, kinh tế vĩ mô, phương pháp hồi qui GMM 1. Giới thiệu ệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, là cầu nối cho vốn được luân chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu sử dụng. Do đó, sự ổn định của ngành ngân hàng được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của nền kinh tế. Theo Kwambai và Wandera (2013), các NHTM đóng vai trò quan trọng ở thị trường mới nổi- nơi mà người đi vay khó tiếp cận với thị trường vốn. Các NHTM chính là trung gian tài chính phân bổ vốn giữa người gửi tiền và người đi vay. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong công tác cho vay do vấn đề nợ xấu. Hoạt động cho CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 vay mang đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng- được xem là rủi ro nghiêm trọng nhất khi mà các khoản nợ xấu trực tiếp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và hiệu quả hoạt động trong dài hạn. Khi nợ xấu gia tăng lên một cách đáng kể trong danh mục cho vay của ngân hàng thì sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một mức nợ xấu càng cao cho thấy sự tồn tại của các hạn chế tài chính và sự ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ngân hàng và cơ quan quản lý. Nợ xấu còn ảnh hưởng đáng kể đến các chức năng của ngân hàng thông qua sự suy yếu tài sản ngân hàng và sự suy giảm trong thu nhập khi các khoản nợ không thu hồi được ngày càng lớn. Trong trường hợp xấu nhất, một tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng có thể cho thấy tồn tại rủi ro hệ thống, từ đó có thể ảnh hưởng đến lượng tiền gửi và hạn chế hoạt động của các trung gian tài chính, kết quả là sẽ có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng đầu tư và kinh tế (Ahmed và các cộng sự, 2006). Chi phí tài chính của các khoản nợ xấu cũng rất đáng kể. Việc giải quyết các khoản nợ xấu thường được xử lý bởi các doanh nghiệp quản lý tài sản được lập ra dưới sự quản lý của nhà nước. Nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp này là tiếp nhận và xử lý các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính. Hậu quả là, nguồn thu ngân sách của chính phủ sẽ bị giảm. Theo Galindo và Tamayo (2000), việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng sẽ chiếm từ 10% đến 20% tổng GDP của quốc gia. Vì thế nghiên cứu về nợ xấu nhằm giảm thiểu chúng là một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lẫn các nhà quản trị ngân hàng và các nhà điều hành chính sách của quốc gia trên thế giới (Boudriga và các cộng sự, 2009). Trong năm 2016 tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM là dưới 3% tổng dư nợ, đã đạt yêu cầu mà Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu chưa có nhiều triển vọng, chỉ giảm nhẹ từ 2,9% năm 2015 xuống 2,8%. Dù tiếp tục giảm nhẹ và một lượng lớn nợ được xử lý nhưng Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá, nợ xấu chờ xử lý và nợ xấu tiềm ẩn trong tái cơ cấu vẫn lớn. Sang năm 2017, nợ xấu lại có xu hướng tăng. Xuất phát từ thực tiễn về nợ xấu của ngân hàng Việt Nam và ảnh hưởng của nợ xấu đối với ngành ngân hàng, đối với nền kinh tế, bài nghiên cứu này phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần với kỳ vọng từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Yếu tố đặc điểm của ngân hàng ảnh hưởng đến nợ xấu 2.1.1. Quy mô ngân hàng Các nghiên cứu trước đây cung cấp bằng chứng cho thấy, tồn tại mối tương quan ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu của các ngân hàng (Salas và Saurina, 2002; Hu và các cộng sự, 2004; Cole và các cộng sự, 2004; Micco và các cộng sự, 2007; García-Marco và Robles-Fernández, 2008; Swamy, 2012). Theo Hu và các cộng sự (2004), các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có nhiều nguồn lực và kinh nghiệm hơn trong công tác xử lý và phân tích các vấn đề sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard). Trong khi đó các ngân hàng có quy mô nhỏ không thể giải quyết tốt vấn đề sự lựa chọn đối nghịch do thiếu năng lực và kinh nghiệm để đánh giá chất lượng tín dụng của người đi vay. Do vậy, các ngân hàng có quy mô nhỏ thường có tỷ lệ nợ xấu cao trong danh mục cho vay hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn. 2.1.2. Mức độ sử dụng chi phí hoạt động Trong thực tế, nợ xấu và chi phí hoạt động có tương quan với nhau nhưng mối quan hệ giữa hai biến này vẫn chưa rõ ràng. Do đó, ảnh hưởng của chi phí hoạt động lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều. Hughes và Moon (1995) tìm thấy rằng khi hiệu quả của việc sử dụng chi phí thấp thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 3Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự thất bại của các ngân hàng dường như có liên quan đến vấn đề quản trị của các ngân hàng (Berger và Humphery, 1992; Barr và Siems, 1994; DeYoung và Whalen, 1994; Wheelock và Wilson, 1994; Berger và DeYoung, 1997), họ cho rằng, có mối tương quan cùng chiều giữa mức độ sử dụng chi phí hoạt động và nợ xấu; quản trị yếu kém thì tốn kém chi phí và nợ xấu tăng. Lập luận cơ bản của các nhà nghiên cứu này là, khi hiệu quả của việc sử dụng chi phí là thấp cho thấy khả năng quản trị của các nhà quản trị ngân hàng yếu kém, do đó có thể tác động lớn đến hành vi cung cấp tín dụng của ngân hàng. Theo đó, các tác giả xác định sự quản trị yếu kém là do: (1) Yếu kém kỹ năng trong việc xếp hạng tín dụng và do đó sẽ có thể quyết định cho vay các khoản vay không sinh lời hoặc thậm chí làm cho ngân hàng mất vốn; (2) không có trình độ thẩm định tài sản đảm bảo của khoản vay đúng; (3) khó kiểm soát và theo dõi mục đích sử dụng vốn của khách hàng sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Mặt khác, hiệu quả chi phí thấp lại có thể tác động ngược chiều đến nợ xấu của các ngân hàng. Berger và DeYoung (1997) cho rằng có sự đánh đổi giữa việc phân bổ các nguồn lực để theo dõi khoản vay và hiệu quả chi phí. Nói cách khác, các ngân hàng ít nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng khoản vay thì dường như sẽ có hiệu quả chi phí tốt hơn, tuy nhiên, trong dài hạn nợ xấu sẽ gia tăng. 2.1.3. Hiệu quả hoạt động Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường có liên quan đến hành vi chấp nhận rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng (Hu và các cộng sự, 2004; Jimenez và Saurina, 2006; Boudriga và các cộng sự, 2009; Nikolaidou và Vogiazas, 2011). Theo Hu và các cộng sự (2004), các ngân hàng càng có lợi nhuận cao sẽ ít có động cơ tham gia vào các hoạt động rủi ro bởi vì các ngân hàng này ít bị áp lực bởi việc tạo ra lợi nhuận. Đồng thời các ngân hàng có lợi nhuận càng cao thì sẽ có cơ hội để lựa chọn ra các khách hàng có khả năng tài chính tốt và rủi ro thấp. Do đó, khi lợi nhuận của các ngân hàng gia tăng, xác suất mà các nhà quản trị ngân hàng tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro sẽ giảm và do đó xác suất mà các khoản vay của ngân hàng chuyển sang nợ xấu cũng sẽ giảm tương ứng. Ngược lại, các ngân hàng không có lợi nhuận (hoặc hoạt động không hiệu quả) thì sẽ tham gia vào các hoạt động cho vay có rủi ro khi các nhà quản trị bị áp lực về việc tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn. Khi các nhà quản trị tham gia vào các hoạt động rủi ro sẽ làm gia tăng khả năng các khoản vay chuyển sang nợ xấu, và do đó sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. 2.1.4. Đa dạng hóa thu nhập Các nhà nghiên cứu trước đây đã ủng hộ lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro bởi việc đa dạng hóa danh mục sẽ giúp cho các ngân hàng có thể bù đắp phần tổn thất từ một sản phẩm bởi thu nhập của sản phẩm khác (Winton, 1999; Templeton và Severiens, 1992; Gallo và các cộng sự, 1996). Do đó, những tổn thất tiềm tàng của hoạt động cho vay có thể được bù đắp bởi doanh thu từ các hoạt động kinh doanh phi truyền thống. Mặt khác, các nhà nghiên cứu trước đây như Maksimovic và Philips (2002), DeYoung và Roland (2001) và Stiroh (2006) đã lập luận rằng đa dạng hóa thu nhập không phải là một đảm bảo cho mức độ nợ xấu thấp ở các ngân hàng. Bởi vì quá nhiều hoạt động kinh doanh thì sẽ làm cho các ngân hàng không thể tập trung vào lĩnh vực chuyên môn và do đó làm giảm hiệu quả giám sát của các khoản vay, kết quả là sẽ làm gia tăng khả năng các khoản vay chuyển sang nợ xấu. Do đó, các ngân hàng nên tập trung vào một mảng kinh doanh thì sẽ có thể tận dụng được kinh nghiệm của nhà quản trị trong việc làm giảm xác suất xảy ra nợ xấu. 2.2. Các biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu Bên cạnh các yếu tố gây ra bởi đặc điểm của ngân hàng, các nhà nghiên cứu còn cho rằng nợ xấu và khủng hoảng ngân hàng xảy ra còn do môi trường kinh tế vĩ mô tác động CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 (Festic và cộng sự, 2011; Louzisvà cộng sự, 2012; Nkusu, 2011) như kinh tế suy giảm, thất nghiệp gia tăng, lãi suất, lạm phát. Llewellyn (2002) còn quan sát thấy rằng các rắc rối và rủi ro xảy ra cho ngân hàng thường được dẫn dắt bởi sự yếu kém về cấu trúc của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Vì vậy, kế thừa từ nghiên cứu của Chaibi và Ftiti (2015), nghiên cứu của chúng tôi sẽ kiểm định mức độ tác động của các biến số vĩ mô sau đây lên nợ xấu của các ngân hàng: Tăng trưởng kinh tế: Các nghiên cứu trước đây như Salas và Suarina (2002), Jajan và Dhal (2003), Fofack (2005), Jimenez và Saurina (2005), Pasha và Khemraj (2009), Louzis và các cộng sự (2012) và Saba và các cộng sự (2012) đã cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức độ nợ xấu của các NHTM. Các nghiên cứu giải thích cho kết quả này như là sự thay đổi trong chu kỳ kinh doanh có tác động đến khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có tương quan cùng chiều với thu nhập của các cá nhân lẫn tổ chức trong nền kinh tế, kết quả là sẽ cải thiện khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay, và do đó sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái (chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hoặc âm), các hoạt động kinh tế nhìn chung sẽ suy giảm, lượng tiền mặt được nắm giữ bởi các tổ chức kinh doanh hoặc các hộ gia đình cũng sẽ suy giảm theo. Những yếu tố này sẽ làm giảm khả năng trả nợ của người đi vay, và dẫn đến gia tăng xác suất các khoản vay của ngân hàng thành các khoản nợ xấu. Lạm phát: Lạm phát sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh toán lãi vay và trả nợ của các khách hàng vay của ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, và do đó tác động của lạm phát đến nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều (Fofack, 2005; Pasha và Khemraj, 2009; Nkusu, 2011). Các nghiên cứu giải thích mối quan hệ này như là lạm phát cao có thể làm cải thiện năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm giá trị thực của các khoản vay khi lãi suất cho vay là cố định (các ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất nhưng lạm phát lại thay đổi suất sinh lợi thực của khoản vay này). Tuy nhiên, lạm phát cũng có thể làm giảm năng lực trả nợ của các khách hàng bởi việc làm giảm thu nhập thực của các khách hàng. Hơn thế nữa, khi lãi suất cho vay là thả nổi, thì lạm phát sẽ làm giảm năng lực trả nợ của khách hàng khi các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm duy trì lãi suất thực áp dụng cho các khách hàng, kết quả là sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Do đó, mối quan hệ giữa lạm phát và nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều. Tỷ giá hối đoái: Giống như lạm phát, sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng thông qua các kênh khác nhau và do đó tác động của tỷ giá hối đoái đến nợ xấu có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều (Nkusu, 2011). Như đã được đề cập bởi Pasha và Khemraj (2009), tỷ giá hối đoái bị định giá thấp có tác động đáng kể đến khả năng trả nợ của khách hàng. Một mặt, sự định giá thấp này có thể cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Bởi khi đó các doanh nghiệp này có thể đẩy mạnh doanh thu nhờ vào chi phí thấp. Do đó, sự định giá thấp của tỷ giá hối đoái có thể cải thiện năng lực trả nợ của các khách hàng có hoạt động xuất khẩu. Mặt khác, tỷ giá hối đoái bị định giá thấp có tác động ngược chiều đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động nhập khẩu. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trên cơ sở khung lý thuyết trên, nghiên cứu thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính) của các NHTMCP đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2016. Các báo cáo này được tổng hợp bởi Hệ thống FiinPro. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn sau CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI ... thương lượng, đàm phán với khách hàng nhằm mục đích tránh chuyển nhóm nợ. Do đó có thể làm giảm tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng này. Chi phí hoạt động cũng thể hiện tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 5%. Điều này Bảng 3. Kết quả hồi quy ảnh hưởng các yếu tố đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam Npl Tên biến Phương trình (1) Phương trình (2) Npl(-1) tỷ lệ nợ xấu năm trước 0.2709*** (8.27) 0.1853*** (3.27) Llp tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng -0.9472*** (-2.58) -0.9787** (-2.03) Cost hiệu quả chi phí -0.0378**(-1.93) -0.0442*** (-2.62) Lev đòn bẩy của ngân hàng -0.0458 (-0.71) 0.0368 (0.46) Nonint thu nhập phi lãi 0.0085(0.89) Size quy mô của ngân hàng 0.0040 (1.00) -0.0056 (1.14) Roe lợi nhuận ngân hàng -0.1472***(-2.87) -0.1869*** (-2.92) Inf lạm phát 0.0280(0.72) 0.0478*** (3.64) Gdpgr tốc độ tăng trưởng kinh tế -0.5337*** (-4.09) -0.6452*** (-5.21) Longint lãi suất dài hạn 0.0445(0.59) Unemploy tỷ lệ thất nghiệp -0.0028(-0.73) 0.0036 (0.85) Exrate tỷ giá hối đoái 0.0147(0.72) 0.0694** (2.21) AR(1) 0.007 0.027 AR(2) 0.774 0.507 Sargan Test 0.19 0.214 Kiểm định AR(1) và AR(2) và bậc 2 với giả thuyết H 0 : không tồn tại hiện tượng tự tương quan. Kiểm định Sargan xem xét tính giá trị của các biến công cụ sử dụng trong phương pháp GMM với giả thuyết H 0 : các biến công cụ không tương quan với phần dư của mô hình. Giá trị thống kê t được trình bày trong dấu ngoặc đơn (). Ngoài ra, *, **, *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tác giả tính toán với phần mềm Stata 13 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 cho thấy rằng các ngân hàng càng có chi phí hoạt động càng cao (hiệu quả chi phí càng thấp) thì sẽ làm giảm thiểu được tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Kết quả này có phần trái ngược với bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy bởi Berger và DeYoung (1997), Louzis và các cộng sự (2012) và Chaibi và Ftiti (2015) nhưng kết quả này lại phù hợp với sự kỳ vọng của giả thuyết hà tiện (skimping hypothesis) và phát hiện của Nguyễn Tuấn Kiệt và Đình Hưng Phú (2016). Có thể giải thích rằng có sự đánh đổi giữa việc phân bổ các nguồn lực để theo dõi khoản vay và hiệu quả chi phí. Nói cách khác, các ngân hàng ít nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng khoản vay cao thì sẽ tiết kiệm chi phí, tuy nhiên trong dài hạn nợ xấu sẽ gia tăng. Do đó các ngân hàng có đủ nguồn vốn để theo dõi các khách hàng vay, đánh giá tài sản đảm bảo và giám sát, kiểm soát các khách hàng sau khi vay thì dường như hiệu quả chi phí sẽ giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, so với các ngân hàng không đủ vốn để đảm bảo chất lượng khoản vay tốt thì nợ xấu vẫn thấp hơn. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cũng cho thấy mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng, khi lợi nhuận của các ngân hàng càng được cải thiện thì sẽ giúp cho các ngân hàng giảm thiểu nợ xấu trong danh mục dư nợ cho vay của mình. Điều này tương tự với phát hiện của Louzis và các cộng sự (2012), Chaibi và Ftiti (2015). Có thể giải thích kết quà này như là các ngân hàng càng có lợi nhuận càng cao sẽ ít có động cơ tham gia vào các hoạt động rủi ro bởi vì các ngân hàng này ít bị áp lực bởi việc tạo ra lợi nhuận (Hu và các cộng sự, 2004). Đồng thời các ngân hàng có lợi nhuận càng cao thì sẽ có cơ hội để lựa chọn ra các khách hàng có khả năng tài chính tốt và rủi ro thấp. Do đó, khi lợi nhuận của các ngân hàng gia tăng, xác suất mà các nhà quản trị ngân hàng tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro sẽ giảm và do đó xác suất mà các khoản vay của ngân hàng chuyển sang nợ xấu cũng sẽ giảm tương ứng. Ngược lại, các ngân hàng không có lợi nhuận (hoặc hoạt động không hiệu quả) thì sẽ tham gia vào các hoạt động cho vay có rủi ro khi các nhà quản trị bị áp lực về việc tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn. Khi các nhà quản trị tham gia vào các hoạt động rủi ro thì sẽ làm gia tăng khả năng mà các khoản vay chuyển sang nợ xấu, và do đó sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa là khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thì sẽ giúp các NHTM cổ phần giảm thiểu nợ xấu của các ngân hàng trong danh mục dư nợ cho vay. Kết quả này tương tự với bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy bởi Salas và Suarina (2002), Jajan và Dhal (2003), Fofack (2005), Jimenez và Saurina (2005), Pasha và Khemraj (2009), Louzis và các cộng sự (2012), Saba và các cộng sự (2012) và Chaibi và Ftiti (2015). Có thể giải thích kết quả này như là sự thay đổi trong chu kỳ kinh doanh sẽ có tác động đến khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có tương quan cùng chiều với thu nhập của các cá nhân lẫn tổ chức trong nền kinh tế, kết quả là sẽ cải thiện khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay, và do đó sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái (chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hoặc âm), các hoạt động kinh tế nhìn chung sẽ suy giảm, lượng tiền mặt được nắm giữ bởi các tổ chức kinh doanh hoặc các hộ gia đình cũng sẽ suy giảm theo. Những yếu tố này sẽ làm giảm khả năng trả nợ của người đi vay, và dẫn đến gia tăng xác suất các khoản vay của ngân hàng thành các khoản nợ xấu. Trong khi đó, các yếu tố kinh tế vĩ mô khác trong bài nghiên cứu này lại không đạt ý nghĩa thống kê. 5. Kết luận và đề xuất Tóm lại, bằng việc phân tích số liệu của 27 NHTM CP đang hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2005- 2016 để nghiên cứu tác động của các CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP, kết quả nghiên cứu cho thấy, các NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nợ xấu bình quân không quá cao (đạt giá trị trung bình 2,21%) và đã có nhiều nỗ lực duy trì tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn mức quy định của NHNN (dưới 3%). Sử dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân, bài nghiên cứu phát hiện thấy rằng, các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kể đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các ngân hàng càng có chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, chi phí hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Trong khi đó, kết quả của chúng tôi chỉ mới xác nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ở mức ý nghĩa 1% (tức là độ tin cậy 99%). Điều này cho thấy rằng khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thì sẽ giúp các ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu xuống. Từ kết quả này, chúng tôi đưa ra một đề xuất nhằm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu cho các NHTMCP Việt Nam như sau: - Mặc dù bối cảnh sau khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhưng việc duy trì tăng trưởng kinh tế bằng các chính sách linh hoạt của Chính phủ là rất cần thiết. Tăng trưởng kinh tế sẽ giúp tạo ra thành quả hoạt động cho doanh nghiệp, tạo ra sinh lợi cho nhà đầu tư và gia tăng thu nhập cá nhân lẫn tổ chức trong nền kinh tế, kết quả là sẽ cải thiện khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay, và do đó sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Ngược lại, hệ thống ngân hàng giảm tối thiểu được tỷ lệ nợ xấu thì sẽ giảm bớt rủi ro trong hoạt động; hệ thống hoạt động lành mạnh lại là kênh truyền dẫn vốn thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế. - Bản thân các NHTM phải chú ý cải thiện các tác nhân xuất phát từ đặc điểm hoạt động của chính mình thì mới Tài liệu tham khảo 1. Ahmad, F., & Bashir, T. (2013). Explanatory power of bank specific variables as determinants of non-performing loans: Evidence form Pakistan banking sector. World Applied Sciences Journal, 22(9), 1220-1231. 2. Ahmed, A. S., Kilic, E., & Lobo, G. J. (2006). Does recognition versus disclosure matter? Evidence from value-relevance of banks’ recognized and disclosed derivative financial instruments. The Accounting Review, 81(3), 567-588. 3. Berger, A. N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and cost efficiency in commercial banks. Journal of Banking & Finance, 21(6), 849-870. 4. Berger, A. N., & Humphrey, D. B. (1992). Measurement and efficiency issues in commercial banking. In Output measurement in the service sectors (pp. 245-300). University of Chicago Press. 5. Boudriga, A., Taktak, N. B., &Jellouli, S. (2009). Bank specific, business and institutional environment determinants of nonperforming loans: Evidence from MENA countries. Paper for ERF сonference on «Shocks, Vulnerability and Therapy», Cairo, Egypt. 6. Chaibi, H., &Ftiti, Z. (2015). Credit risk determinants: Evidence from a cross-country study. Research in international business and finance, 33, 1-16. 7. DeYoung, R., & Roland, K. P. (2001). Product mix and earnings volatility at commercial banks: Evidence from a degree of total có thể cải thiện tỷ lệ nợ xấu và không cho tỷ lệ này gia tăng trong tương lai. Đó chính là phải tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng, không chỉ bằng cách tăng số tiền vật chất (tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng) mà còn phải nâng cao ý thức thận trọng đối với các khoản cho vay các khách hàng, thực sự quan tâm vào công tác kiểm soát các khoản vay sau khi giải ngân một cách thiết thực như rà soát và cải tiến các quy trình giám sát chéo trong nội bộ ngân hàng đối với các khoản cho vay, từ đó có thể giúp ngân hàng nhận diện được các khoản vay có vấn đề và có thể thương lượng, đàm phán với khách hàng nhằm mục đích tránh chuyển nhóm nợ, tránh những hoạt động sai trái trục lợi cho chính cán bộ nhân viên cho vay của ngân hàng gây ra. Thậm chí quy trình giám sát này ngày càng phải nâng cao thành giám sát chéo các lãnh đạo cấp cao của từng chi nhánh, từng bộ phận như Tín dụng, Ngân quỹ, Có như vậy mới giảm thiểu được vấn đề nợ xấu của ngân hàng. ■ CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 leverage model. Journal of Financial Intermediation, 10(1), 54-84. 8. Fofack, H. (2005). Nonperforming loans in Sub-Saharan Africa: causal analysis and macroeconomic implications. 9. Galindo, J., & Tamayo, P. (2000). Credit risk assessment using statistical and machine learning: basic methodology and risk modeling applications. Computational Economics, 15(1-2), 107-143. 10. Gallo, J. G., Apilado, V. P., &Kolari, J. W. (1996). Commercial bank mutual fund activities: Implications for bank risk and profitability. Journal of Banking & Finance, 20(10), 1775-1791. 11. García-Marco, T., &Robles-Fernández, M. D. (2008). Risk-taking behaviour and ownership in the banking industry: The Spanish evidence. Journal of Economics and Business, 60(4), 332-354. 12. HU, J. L., Li, Y., & CHIU, Y. H. (2004). Ownership and nonperforming loans: Evidence from Taiwan’s banks. The Developing Economies, 42(3), 405-420. 13. Klein, N. (2013). Non-performing loans in CESEE: Determinants and impact on macroeconomic performance (No. 13-72). International Monetary Fund. 14. Kwambai, K. D., &Wandera, M. (2013). Effects of credit information sharing on nonperforming loans: the case of Kenya commercial bank Kenya. European Scientific Journal, ESJ, 9(13). 15. Louzis, D. P., Vouldis, A. T., &Metaxas, V. L. (2012). Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking & Finance, 36(4), 1012-1027. 16. Messai, A. S., &Jouini, F. (2013). Micro and macro determinants of non-performing loans. International journal of economics and financial issues, 3(4), 852. 17. Micco, A., Panizza, U., & Yanez, M. (2007). Bank ownership and performance. Does politics matter?.Journal of Banking & Finance, 31(1), 219-241. 18. Nikolaidou, E., &Vogiazas, S. D. (2014). Credit risk determinants for the Bulgarian banking system. International Advances in Economic Research, 20(1), 87-102. 19. Nkusu, M. M. (2011). Nonperforming loans and macrofinancial vulnerabilities in advanced economies (No. 11-161). International Monetary Fund. 20. Saba, I., Kouser, R., &Azeem, M. (2012). Determinants of Non Performing Loans: Case of US Banking Sector. The Romanian Economic Journal, 44(6), 125-136. 21. Salas, V., &Saurina, J. (2002). Credit risk in two institutional regimes: Spanish commercial and savings banks. Journal of Financial Services Research, 22(3), 203-224. 22. Swamy, V. (2012). Impact of macroeconomic and endogenous factors on non performing bank assets. 23. Wheelock, D. C., & Wilson, P. W. (1994). Can deposit insurance increase the risk of bank failure? Some historical evidence. Federal Reserve Bank of St. Louis Review, (May), 57-71. Thông tin tác giả Phạm Dương Phương Thảo, Thạc sỹ Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế Tp.HCM Email: pdpthao@ueh.edu.vn Nguyễn Linh Đan Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế Tp.HCM Email: nguyenlinhdan06121996@gmail.com Summary Determinants of non-performing loans at Vietnamese joint-stock commercial banks This study analyzes data of 27 joint-stock commercial banks operating in Vietnam from 2005-2016 to examine the effects of macro-economic factors and bank-specific features on their rates of non-performing loans. Using difference-GMM method of regression to overcome the endogeneity, heteroskedasticity, and autocorrelation, the research results find that bank-specific variables have significantly effects. Specifically, high non-performing loans rates of previous year lead to higher rates in the current year. Banks with higher rates of loan-loss provision, higher operation-cost, higher profits will reduce bad debt ratio. The results of this study also indicate that macro- economic factors such as GDP growth have positive effects on non-performing rates of commercial banks. From the research results, the authors suggest recommendations to improve credit risks and non-performing loans for Vietnamese joint-stock commercial banks. Keywords: non-performing loans, joint-stock commercial banks, bank-specific, difference-GMM method of regression. Thao Duong Phuong Pham, M.Ec. Dan Linh Nguyen Organization of all: School of Finance, University of Economics Ho Chi Minh City
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_ty_le_no_xau_cua_cac_ngan_hang_thuo.pdf