Cần thiết phải có một bộ tiêu đề đề mục tiếng việt trong ngành thông tin thư viện Việt Nam

Để kiểm soát thư tịch (bibliographic

control) và cung cấp thông tin

(information provision) về các tài liệu mà

một thư viện hay liên hợp thư viện có cho

người sử dụng, người ta phải biên mục

(cataloguing) các tài liệu đó. Biên mục tài

liệu là một công đoạn trong ngành thông

tin-thư viện nhằm ghi trên một phiếu mục

lục thủ công (manual catalogue card) hay

trên một biểu ghi thư tịch trực tuyến

(online bibliographic record) các nét đặc

trưng bên ngoài của một tài liệu và xác

định nội dung của tài liệu đó. Do đó, người

ta mô tả một tài liệu cho người sử dụng

dưới hai hình thức: mô tả thư tịch

(bibliographic description) hay còn gọi là

biên mục mô tả (descriptive cataloguing)

và mô tả nội dung nét đặc trưng bên ngoài hay lý lịch của

một tài liệu trên một biểu ghi thư tịch gồm

có một dẫn mục mô tả (entry) chứa đựng

các thông tin đã được tiêu chuẩn hóa như

nhan đề, tác giả, lần xuất bản, chi tiết xuất

bản (nơi, nhà, năm xuất bản) và phần mô

tả vật chất (physical description) của tài

liệu (số trang, minh họa, kích cỡ), cũng

như tùng thư của nó và số tài liệu theo tiêu

chuẩn quốc tế (ISBN, ISSN, .).

Ngày nay, đa số các thư viện ở Việt

Nam đã biên mục tài liệu theo 8 vùng mô

tả của ISBD này.

pdf 9 trang dienloan 7520
Bạn đang xem tài liệu "Cần thiết phải có một bộ tiêu đề đề mục tiếng việt trong ngành thông tin thư viện Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cần thiết phải có một bộ tiêu đề đề mục tiếng việt trong ngành thông tin thư viện Việt Nam

Cần thiết phải có một bộ tiêu đề đề mục tiếng việt trong ngành thông tin thư viện Việt Nam
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
5 
CẦN THIẾT PHẢI CÓ MỘT BỘ 
TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC TIẾNG VIỆT 
TRONG NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN VIỆT NAM 
LÊ NGỌC OÁNH, ML. 
 ể kiểm soát thư tịch (bibliographic 
control) và cung cấp thông tin 
(information provision) về các tài liệu mà 
một thư viện hay liên hợp thư viện có cho 
người sử dụng, người ta phải biên mục 
(cataloguing) các tài liệu đó. Biên mục tài 
liệu là một công đoạn trong ngành thông 
tin-thư viện nhằm ghi trên một phiếu mục 
lục thủ công (manual catalogue card) hay 
trên một biểu ghi thư tịch trực tuyến 
(online bibliographic record) các nét đặc 
trưng bên ngoài của một tài liệu và xác 
định nội dung của tài liệu đó. Do đó, người 
ta mô tả một tài liệu cho người sử dụng 
dưới hai hình thức: mô tả thư tịch 
(bibliographic description) hay còn gọi là 
biên mục mô tả (descriptive cataloguing) 
và mô tả nội dung. 
Mô tả thư tịch: 
 Là sự chuẩn bị về thông tin thư tịch 
(bibliographic information) cho các biểu 
ghi mục lục (catalogue records). Người 
biên mục phải tuân theo các quy tắc và tiêu 
chuẩn được quốc tế thỏa thuận. Ðó là Tiêu 
chuẩn Mô tả Thư tịch Quốc tế ISBD 
(International Standard Bibliographic 
Description) được phát triển một cách chi 
tiết, cụ thể theo các Quy tắc Biên mục Anh 
Mỹ, Ấn bản hai AACR2 (Anglo-American 
Cataloguing Rules 2nd edition). Theo các 
chuẩn và quy tắc này, người ta mô tả các 
nét đặc trưng bên ngoài hay lý lịch của 
một tài liệu trên một biểu ghi thư tịch gồm 
có một dẫn mục mô tả (entry) chứa đựng 
các thông tin đã được tiêu chuẩn hóa như 
nhan đề, tác giả, lần xuất bản, chi tiết xuất 
bản (nơi, nhà, năm xuất bản) và phần mô 
tả vật chất (physical description) của tài 
liệu (số trang, minh họa, kích cỡ), cũng 
như tùng thư của nó và số tài liệu theo tiêu 
chuẩn quốc tế (ISBN, ISSN, .). 
 Ngày nay, đa số các thư viện ở Việt 
Nam đã biên mục tài liệu theo 8 vùng mô 
tả của ISBD này. 
 Tuy nhiên với phần mô tả thư tịch 
này, thư viện và các cơ sở thông tin chỉ 
giúp cho người sử dụng tiếp cận với tủ 
mục lục phiếu thủ công (manual card 
catalogue) hay truy cập trên mục lục trực 
tuyến (online catalogue) để tìm một tài liệu 
qua mục lục nhan đề (title catalogue) khi 
đã biết được nhan đề tài liệu đó, hoặc một 
hay những tài liệu của một tác giả qua mục 
lục tác giả (author catalogue) khi đã biết 
tên tác giả đó. 
 Phần mô tả thư tịch này không giúp 
được nhiều cho người làm công tác sưu 
tầm, nghiên cứu khi muốn tìm tất cả những 
tài liệu mà một thư viện hay liên hợp thư 
viện có theo một đề tài hay chủ đề. 
D 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
6 
 Mô tả nội dung và tiêu đề đề mục. 
Mô tả nội dung là một tập hợp các 
công đoạn, ở đó người ta trình bày nội 
dung một tài liệu bằng một hay một số từ, 
cụm từ hay ký hiệu. 
Người ta không thể dùng ngôn ngữ tự 
nhiên (natural language) để mô tả nội dung 
tài liệu vì không nắm được thực chất nội 
dung tài liệu do tính mơ hồ, phong phú, đa 
nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên. 
Ðể khắc phục những khó khăn về mặt 
ngữ nghĩa, người ta dùng ngôn ngữ tư liệu 
(documentary language) để mô tả nội dung 
cơ bản của tài liệu, phục vụ việc lưu trữ và 
tìm kiếm thông tin. Ðó là ngôn ngữ nhân 
tạo trong đó mỗi thuật ngữ có một ý nghĩa 
duy nhất đối với tất cả những ai sử dụng 
nó. 
Ngôn ngữ tư liệu được xây dựng thỏa 
mãn 3 yêu cầu: 
• Quan hệ ngữ nghĩa là một - một: 
một thuật ngữ diễn tả một sự vật. 
• Quan hệ cú pháp là nhất quán: chỉ 
có một cách biểu đạt. 
• Không phụ thuộc vào ngữ cảnh: 
tránh tính chủ quan của người sử 
dụng. 
Nó được xây dựng trên hai yếu tố cơ 
bản: 
• Vốn từ vựng của ngôn ngữ: Ðó là 
các từ chuẩn rút ra từ ngôn ngữ tự 
nhiên, thu gọn dưới một dạng ngữ 
pháp duy nhất. 
• Các yếu tố cú pháp: Ðó là cách 
trình bày hoặc cách sử dụng các 
thuật ngữ, có thể là các ký hiệu để 
nối chúng với nhau. 
Việc mô tả nội dung tài liệu có thể 
được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. 
Mô tả nội dung càng sâu sắc thì giá trị sử 
dụng càng cao. Ðối với một tài liệu, 
thường có bốn mức mô tả chính sau đây 
theo mức độ sâu sắc tăng dần: 
• Phân loại (Classifying): là xác 
định một con số sắp loại cho 
những tài liệu; nó tiêu biểu cho đề 
tài bằng một con số và những chữ. 
• Ðịnh đề mục hay chủ đề 
(Assigning subject): là xác định 
các đề mục hay chủ đề; nó tiêu 
biểu cho đề tài hay những đề tài 
của tác phẩm bằng những từ hay 
cụm từ. 
• Làm chỉ mục (Indexing): là liệt kê 
một số từ chuẩn rút ra từ nội 
dung, đề tài của tài liệu. 
• Tóm tắt (Abstracting): là cô đọng 
tài liệu bằng một bài viết ngắn. 
Ðối với tất cả các công đoạn này, đa 
số các thư viện và nhà xuất bản ở Việt 
Nam chỉ thực hiện được công đoạn 1 là 
phân loại tài liệu. Còn 3 công đoạn sau 
thường bỏ qua, khiến người sử dụng không 
khai thác hết được các nội dung của tài 
liệu; và do đó, công tác sưu tầm, nghiên 
cứu trở nên yếu kém. 
Phân loại tài liệu: 
Ðây là mô tả nội dung tài liệu ở mức 
độ sơ cấp nhất. Nó là công đoạn xác định 
nội dung hay đề tài chính của tài liệu và 
thể hiện bằng một thuật ngữ thích hợp của 
ngôn ngữ tư liệu, thường là một chỉ số 
trong khung phân loại. Phân loại nhằm 
giúp xếp tài liệu trên giá theo môn loại. 
Trước đây, các thư viện ở Việt Nam 
dùng khung phân loại BBK hay 19 dãy. 
Ngày nay, đã có chỉ thị các thư viện nên sử 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
7 
dụng khung Phân loại Thập phân Dewey 
DDC (Dewey Decimal Classification); và 
trong tương lai, khi các thư viện ở Việt 
Nam phát triển tối đa, nhất là các thư viện 
đại học và thư viện của các viện nghiên 
cứu, có thể chúng ta sẽ sử dụng khung 
Phân loại của Thư viện Quốc hội Hoa kỳ 
LCC (Library of Congress Classification). 
Trước đây, người ta thường dựa vào 
chỉ số phân loại của một khung phân loại 
để thiết lập mục lục phân loại (classified 
catalogue). Ðó là một loại mục lục đề mục 
hay chủ đề được sắp xếp một cách hệ 
thống mà dùng số phân loại. Trong một 
hộc phiếu mục lục, các phiếu hướng dẫn 
(guide cards) thường ghi một dẫn mục số 
phân loại (classification entry) chính lấy 
trong bảng phân loại mà các phiếu mục lục 
xếp sau phiếu hướng dẫn này đều có cùng 
một số phân loại chính. Bên cạnh số phân 
loại trên phiếu hướng dẫn này người ta 
thường ghi thuật ngữ chỉ đề tài hay chủ đề 
tương ứng với số phân loại này. 
Người sử dụng có thể dùng mục lục 
phân loại này để tìm tất cả những tài liệu 
trong một thư viện hay liên hợp thư viện 
có cùng một số phân loại hoặc đề tài hay 
chủ đề. Tuy nhiên, người sử dụng phải 
thuộc bảng phân loại tức là biết mỗi ký 
hiệu phân loại tiêu biểu cho một đề tài hay 
chủ đề nào. Ðiều này không dễ đối với 
người sử dụng thông thường. 
Ðiều trở ngại thứ hai là các phiếu 
mục lục ở đây lại sắp theo thứ tự số phân 
loại. Còn các thuật ngữ chỉ đề tài hay chủ 
đề ghi bên cạnh số phân loại dĩ nhiên là 
không theo thứ tự chữ cái nên khó cho 
người tìm kiếm thông tin theo nội dung. 
Ðiều khiếm khuyết thứ ba là ký hiệu 
phân loại không phản ánh hết mọi khía 
cạnh của đề tài. Hơn nữa, trong bảng phân 
loại Dewey chẳng hạn, chỉ có 22000 dẫn 
mục chính, cộng thêm với các ký hiệu của 
các bảng phụ thì chỉ số phân loại chỉ lên 
tới trên 50000. Trong khi đó, các đề tài có 
thể lên tới hàng trăm nghìn. 
Ðiều bất cập cuối cùng là mỗi phiếu 
mục lục phân loại chỉ phản ánh một đề tài; 
trong khi một tài liệu có thể có nhiều nội 
dung chính mà người sử dụng cần tìm đọc. 
Vì những nhược điểm này nên ngày 
nay nhiều thư viện không còn thiết lập 
mục lục phân loại nữa. 
Ðịnh đề mục hay chủ đề 
(assigning subject): 
Ðây là mô tả nội dung tài liệu ở mức 
độ sâu sắc hơn hay còn gọi là biên mục đề 
mục hay chủ đề (subject cataloguing). Nó 
là công đoạn xác định những khái niệm và 
nội dung mà tài liệu đề cập tới và thể hiện 
bằng một số thuật ngữ (hay từ vựng có 
kiểm soát) của ngôn ngữ tư liệu. Ðến đây, 
chúng ta cần phải phân biệt hai loại ngôn 
ngữ tư liệu: 
1. Ngôn ngữ tiền kết hợp (pre-
coordination language): 
Ðó là những ngôn ngữ có cấu trúc 
chặt chẽ theo cấp bậc một cách hệ thống. 
Người biên mục sắp xếp những thành phần 
của một tiêu đề (những từ chuẩn) để tạo 
nên những tiêu đề đề mục (subject 
headings) cụ thể theo một trật tự định 
trước. 
Người biên mục phải tuân thủ 9 
nguyên tắc thiết lập và 2 nguyên tắc ứng 
dụng của Liên Hiệp các Hiệp hội Thư viện 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
8 
Thế Giới IFLA (International Federation 
of Library Associations and Institutions) 
để ấn định tiêu đề đề mục cho tài liệu. Một 
trong những nguyên tắc quan trọng là 
Nguyên tắc tiêu đề thống nhất (uniform 
heading principle): mỗi đề tài chỉ được 
biểu thị bởi một tiêu đề đề mục nhất định. 
Nguyên tắc này được khai triển và làm rõ 
hơn bằng Nguyên tắc từ đồng nghĩa 
(synonym principle): các từ đồng nghĩa 
phải được kiểm soát trong ngôn ngữ tiêu 
đề đề mục, nghĩa là chỉ có một từ được 
chọn làm tiêu đề đề mục, còn các từ đồng 
nghĩa khác phải được bao gồm trong 
khung đề mục như là những từ tham chiếu; 
và Nguyên tắc hệ biến từ với các quan hệ 
tương đương (paradigmatic principle with 
equivalence relationships). 
Hai khung tiêu đề đề mục chuẩn hiện 
nay mà các thư viện ở Việt Nam có thể 
dựa vào để soạn một bộ ngôn ngữ tiêu đề 
đề mục bằng tiếng Việt là Khung Tiêu đề 
Ðề mục của Thư viện Quốc hội Hoa kỳ 
LCSH (Library of Congress Subject 
Headings) và một khung tiêu đề đề mục 
dành cho thư viện vừa và nhỏ là Danh mục 
Tiêu đề Ðề mục của Sears (Sears List of 
Subject Headings). Với những tiêu đề đề 
mục có sẵn này, người dùng tin chỉ cần 
căn cứ vào đó để định vị tài liệu và tập hợp 
những nội dung, đề tài muốn tìm qua mục 
lục đề mục hay chủ đề (subject catalogue) 
mà không cần phải có một ý niệm kết hợp 
nào trong chiến lược tìm tin của mình. 
Ví dụ 1. Với nhan đề: 
Thực trạng kinh tế Việt Nam thời mở 
cửa 
Người tìm tin có thể tìm ra tài liệu 
này và định vị nó trên giá sách dưới đề 
mục: 
Việt Nam – Ðiều kiện kinh tế – Thời 
kỳ đổi mới, 1986. 
Người tìm tin cũng có thể tìm ra tất 
cả những tài liệu khác trong một thư viện 
hay liên hợp thư viện có nội dung tương tự 
như nội dung của tiêu đề đề mục nêu trên. 
Ví dụ 2. Với nhan đề: 
Hội nhập quốc tế và giữ vững bản 
sắc 
Người tìm tin có thể tìm ra loại tài 
liệu này và định vị nó trên giá sách dưới đề 
mục: 
Việt Nam – Chính trị và chính quyền. 
Việt Nam – Chính sách đối ngoại. 
Việt Nam – Quan hệ đối ngoại. 
Hơn nữa, người tìm tin còn có thể tìm 
ra tất cả những tài liệu khác có trong một 
thư viện hay một liên hợp thư viện có nội 
dung tương tự như nội dung của 3 tiêu đề 
đề mục nêu trên. 
Trong trường hợp người tìm tin 
không nắm vững cấu trúc của tiêu đề đề 
mục vì nó là ngôn ngữ tư liệu, họ có thể sử 
dụng ngôn ngữ tự nhiên như: Chính sách 
đối ngoại của Việt Nam và họ có thể tìm 
thấy một phiếu tham chiếu (reference card) 
trong mục lục đề mục dẫn đến tiêu đề đề 
mục đã được định trước. 
2. Ngôn ngữ hậu kết hợp (post-
coordination language): 
Ðó là những ngôn ngữ có cấu trúc tổ 
hợp. Người sử dụng có thể dùng toán tử 
Boolean (AND, NOT, OR) để kết hợp 
những từ chuẩn và từ khóa tự do trong 
chiến lược tìm tin của mình. 
Người sử dụng có thể dùng các từ và 
cụm từ trong các từ điển từ chuẩn, danh 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
9 
mục các từ chuẩn, danh mục các từ khóa 
để làm các cấu trúc tổ hợp cho loại ngôn 
ngữ hậu kết hợp này. 
Ví dụ 1. Với nhan đề: 
Thực trạng kinh tế Việt Nam thời mở 
cửa 
Người tìm tin có thể tìm ra tài liệu 
này dưới các từ khóa sau đây: 
 Thực trạng 
 Kinh tế 
 Việt Nam 
 Mở cửa (hay Ðổi mới) 
hoặc là dùng toán tử Boolean để kết hợp 
các từ khóa này, tìm tài liệu trên mạng 
máy tính: 
Thực trạng AND kinh tế AND Việt 
Nam AND đổi mới 
 Ví dụ 2. Với nhan đề: 
Hội nhập quốc tế và giữ vững bản 
sắc 
 Người ta có thể tìm ra tài liệu này 
dưới các từ khóa sau đây: 
 Quốc tế 
 Bản sắc 
 Hội nhập 
 Giữ vững 
hoặc là dùng toán tử Boolean để kết hợp 
các từ khóa này, tìm tài liệu trên mạng 
máy tính: 
Quốc tế AND bản sắc AND hội 
nhập AND giữ vững 
Ngôn ngữ hậu kết hợp có thể giúp 
người biên mục làm chỉ mục (indexing) 
các bài đăng trong tạp chí và các tài liệu 
không phải là sách, và giúp người sử dụng 
định vị các tài liệu. 
Nói tóm lại, Ngôn ngữ tiền kết hợp 
được dùng chủ yếu trong công tác biên 
mục sách và những tài liệu thông tin khác 
là công việc vô cùng quan trọng mang tính 
nghiệp vụ cao nhất của người cán bộ thư 
viện; trong khi đó công việc hậu kết hợp 
chủ yếu dùng cho người dùng tin. Thế 
nhưng ở nước ta Ngôn ngữ tiền kết hợp 
hầu như bị lãng quên!. Ngay trong giáo 
trình Thông tin học của Giáo sư Ðoàn 
Phan Tân cũng có đề cập đến hai loại ngôn 
ngữ tiền và hậu kết hợp. Giáo sư giải thích 
rất rõ về các từ chuẩn: các nét đặc trưng cơ 
bản, các mối quan hệ và các cách trình bày 
của nó. Tuy nhiên, tuyệt đối Ông không 
giải thích gì thêm về ngôn ngữ tiền kết hợp 
và các tiêu đề đề mục của nó. 
Sự khác biệt giữa tiêu đề mục và 
các từ chuẩn, từ khóa trong ngôn 
ngữ hậu kết hợp. 
• Tiêu đề đề mục: 
o Mỗi tiêu đề đề mục phản ánh toàn 
bộ hay một phần quan trọng của nội 
dung tác phẩm- mục đích là để tiếp 
cận với những đề tài quan trọng 
nhất của một tác phẩm. Do đó, một 
tác phẩm chỉ có thể ấn định từ 1 đến 
10 tiêu đề đề mục, phản ánh từ 1 
đến 10 đề tài chính của tác phẩm là 
tối đa, thường chỉ là 1 đến 2 , 3 tiêu 
đề đề mục. 
o Tiêu đề đề mục tiêu biểu chính xác 
nội dung của một tác phẩm, không 
rộng hơn mà cũng không hẹp hơn. 
Chỗ nào, một tiêu đề chính xác 
không thể ấn định được, ta ấn định 
một tiêu đề có ý nghĩa rộng lớn hơn 
hay tổng quát hơn đề tài một bậc. 
o Ta có thể ghép thêm vào tiêu đề đề 
mục chính các tiểu phân mục 
(subdivisions) để thu hẹp nội dung, 
phản ánh một cách chính xác và rõ 
hơn về đề tài. Các tiểu phân mục đó 
là tiểu phân mục về đề tài (topical 
subdivision) (vd: Ô tô – Ðộng cơ – 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
10 
Bộ hòa khí; Bộ hòa khí đó là một 
tiểu phân mục đề tài nằm trong đề 
tài Ðộng cơ; Ðộng cơ đó là một tiểu 
phân mục đề tài nằm trong đề tài Ô 
tô); tiểu phân mục hình thức (form 
subdivision) (vd: từ điển, bách khoa 
từ điển, ấn phẩm định kỳ.); tiểu 
phân mục thứ tự thời gian 
(chronological subdivision) (vd: thế 
kỷ 18, 1961 .); tiểu phân mục địa lý 
(geographic subdivision) (vd: Việt 
Nam, Ðông Nam Á.). 
Mục lục đề mục hay chủ đề gồm 
những phiếu đề mục rất hữu ích cho công 
việc sưu tầm, nghiên cứu. Dưới một tiêu 
đề đề mục, người sử dụng có thể tìm thấy 
từ một đến vài chục tác phẩm có trong một 
thư viện hay liên hợp thư viện phù hợp 
nhất với những đề tài mình đang đi tìm 
kiếm để khai thác và sử dụng. 
Ký hiệu 
xếp giá 
Tiêu đề chính 
Phần mô tả 
Phần liệt kê đề mục 
và Tiêu đề khác 
Phiếu mục lục thủ công có phần liệt kê các tiêu đề đề mục 
Biểu ghi mục lục trực tuyến có phần biên mục đề mục 
959.7041 
 RO-J 
 Roy, Jules 
 Trận Ðiện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp / 
Jules Roy ; Bùi Thân Phượng dịch. 
 Tp. Hồ Chí Minh : Nhà xb TpHCM, 1994. 
 979 tr ; 21 cm. 
1. Ðiện Biên Phủ, Trận đánh, 1954. 2. Việt Nam – 
Lịch sử - Kháng chiến chống Pháp I . Bùi Thân 
Phượng. II. Nhan đề. 
SỐ HIỆU 959.7041 
 RO-J 
NHAN ÐỀ Trận Ðiện Biên Phủ dưới con mắt 
 người Pháp 
LẦN XUẤT BẢN Thứ hai 
NHÀ XUẤT BẢN Hà Nội : ÐHQG Hà Nội , 1998 
MÔ TẢ VẬT CHẤT 347 tr. : biểu đồ ; 19 cm . 
TÁC GIẢ Roy, Jules 
DỊCH GIẢ Bùi Thân Phượng 
ÐỀ MỤC 1. Ðiện Biên Phủ, Trận đánh, 1954. 
 2. Việt Nam - Lịch sử - Kháng chiến 
 chống Pháp, 1945 - 1954. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
11 
• Từ chuẩn, từ khóa trong ngôn ngữ 
hậu kết hợp: 
o Trong tủ mục lục phiếu thủ công, 
nếu ta lấy 2 ví dụ trên với nhan đề: 
Thực trạng kinh tế Việt Nam thời 
mở cửa, ta có các từ chuẩn, từ khóa: 
thực trạng - kinh tế - Việt Nam - mở 
cửa. Với nhan đề: Hội nhập quốc tế 
và giữ vững bản sắc, ta có các từ 
chuẩn, từ khóa: quốc tế - bản sắc - 
hội nhập - giữ vững. Nếu ta dùng 
một từ khóa ở trên đưa vào mục lục 
chủ đề, các chủ đề đó phản ánh một 
đề tài rất rộng, bao gồm rất nhiều 
tài liệu dưới một chủ đề, và mỗi chủ 
đề này không phản ánh chính xác 
nội dung của từng tài liệu. Còn ta 
không thể dùng toán tử boolean để 
kết hợp các từ chuẩn, từ khóa này 
trên phiếu mục lục thủ công. 
o Do đó người ta thường chỉ dùng các 
từ chuẩn, từ khóa này trên mạng 
internet để tìm kiếm tài liệu. 
o Nếu ta dùng mỗi từ chuẩn, từ khóa 
ở trên để truy hồi các tài liệu trên 
mạng internet, ta có thể có hàng 
ngàn tài liệu, có khi hàng chục ngàn 
dưới một từ khóa và những từ khóa 
này, như trên, cũng không phản ánh 
chính xác nội dung của mỗi tài liệu 
tìm được, gây lãng phí thời gian của 
người tìm tin. 
o Nếu ta dùng toán tử Boolean như 
nêu ở trên để tìm kiếm tài liệu trên 
mạng internet, ta cũng có thể có 
hàng trăm tài liệu, có khi hàng 
nghìn dưới mỗi cấu trúc tổ hợp và 
một số lớn tài liệu trên tìm được 
dưới tổ hợp này cũng chỉ phản ánh 
một cách mơ hồ nội dung của chủ 
đề mà người tìm tin đang tìm kiếm 
và làm mất thì giờ của người sử 
dụng trong việc lựa chọn, loại bỏ. 
o Vì vậy, việc tìm kiếm tài liệu theo 
tiêu đề đề mục có tính cách 
chuẩn xác hơn. 
Làm chỉ mục (indexing): 
Ðây là một dạng mô tả nội dung tài 
liệu mà ở đó người ta chọn ra những thuật 
ngữ thích hợp nhất để trình bày nội dung 
và những khái niệm mà tài liệu đề cập tới. 
Nội dung của tài liệu được thể hiện 
bằng một tập hợp các từ vựng của ngôn 
ngữ tư liệu mà tài liệu đó sử dụng, lấy từ 
từ điển từ chuẩn, danh mục các từ khóa. 
Các thuật ngữ chọn ra được sắp xếp sao 
cho nó tạo thành như một dãy các chỉ dẫn, 
thường là theo thứ tự chữ cái, có xen kẽ 
các tham chiếu tương đương, hệ cấp hay 
liên hệ, giúp cho việc tìm tin. 
Việc làm chỉ mục này thường được 
thể hiện ở cuối các tài liệu là sách dưới 
hình thức Bảng chỉ mục hay Bảng tra 
(index) và cũng thường được thể hiện ở 
các Sách chỉ mục phân tích các bài báo 
đăng trong các ấn phẩm định kỳ (indexes 
to periodical literature). 
Tóm tắt (abstracting): 
Ðây là biên mục nội dung tài liệu ở 
mức độ cao hơn. Nó là công đoạn cô đọng 
nội dung tài liệu bằng một bản tóm lược 
với độ dài thay đổi tùy theo trình độ phân 
tích và giá trị của tài liệu được sử dụng. 
Tóm tắt có lợi ích kép là dễ ghi nhớ, rút 
gọn thời gian tra cứu tài liệu và cho phép 
người dùng tin dễ hình dung ra nội dung 
chứa trong tài liệu. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
12 
Ðôi khi, ta có thể thấy những mục 
tóm tắt trong vùng phụ chú (notes) của 
biểu ghi mục lục. Ta cũng có thể tìm thấy 
các Sách tóm lược (abstracts) các bài viết 
đăng trong tạp chí, nhất là tạp chí y khoa, 
dưới hình thức các bảng chỉ mục. Các sách 
tóm lược này rất hữu ích cho các nhà 
nghiên cứu, nhất là các vị đang soạn luận 
án tiến sĩ, khi cần phải so sánh, lựa chọn 
và loại bỏ những ý kiến, những sáng kiến 
của người khác đã đề cập tới. 
 Sự cần thiết phải có một bộ tiêu 
đề đề mục bằng tiếng Việt. 
Qua các phần trình bày ở trên, ta thấy 
rằng việc biên mục đề mục hết sức cần 
thiết cho công việc sưu tầm, khảo cứu của 
người sử dụng mà xưa nay ngành thông 
tin-thư viện và xuất bản của chúng ta đã 
thường bỏ qua. 
Hiện nay, đa số các thư viện đã làm 
công tác phân loại trong biên mục; công 
việc làm bảng chỉ mục, sách chỉ mục và 
sách tóm lược là công việc của các nhà 
xuất bản. Thư viện của chúng ta ít ra cũng 
phải thực hiện công việc định đề mục hay 
chủ đề cho từng tài liệu bổ sung vào thư 
viện để giới thiệu rõ ràng và chính xác nội 
dung của từng tác phẩm cho người sử 
dụng. 
Ðể thực hiện công việc định đề mục 
hay chủ đề, ta phải có một bộ tiêu đề đề 
mục bằng tiếng Việt, tốt hơn hết là chúng 
ta cứ dựa vào kinh nghiệm mà nước ngoài 
đã trải qua, những thành quả mà họ đã thu 
lượm được bằng cách chuyển dịch hai 
khung tiêu đề đề mục chuẩn đã nêu ở trên. 
Tuy nhiên, dịch Khung Tiêu đề Ðề mục 
của Thư viện Quốc hội Hoa ky LCSH gần 
hơn 10000 trang là một vấn đề lâu dài và 
phải trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh 
những sai sót, trùng lập. 
Vì vậy chúng ta nên xây dựng bộ tiêu 
đề đề mục này qua 2 giai đoạn: 
• Giai đoạn 1: Soạn thảo một bộ tiêu đề 
đề mục cơ bản bằng tiếng Việt. 
Về điều này, chúng ta có thể dựa vào 
Danh mục các Tiêu đề Ðề mục của Sears 
(Sears List of Subject Headings) dầy 1000 
trang để phiên dịch. Ban phiên dịch phải 
tuân thủ những nguyên tắc thiết lập tiêu đề 
đề mục của IFLA và phải trải qua một 
khóa đào tạo về biên mục đề mục. 
• Giai đoạn 2: Tích lũy các tiêu đề đề 
mục do từng thư viện soạn thảo. 
Từng thư viện sẽ dựa vào Khung Tiêu 
đề Ðề mục của Thư viện Quốc hội Hoa ky 
LCSH (Library of Congress Subject 
Headings), thiết lập các tiêu đề đề mục 
bằng cách dịch, bổ sung cho bộ tiêu đề đề 
mục cơ bản bằng tiếng Việt. Khi biên mục 
một tài liệu, thư viện sẽ tích lũy các tiêu đề 
đề mục cho mục lục đề mục của thư viện 
mình. Như thế, khi thư viện này gia nhập 
một mạng lưới liên thông thư viện, các thư 
viện trong mạng sẽ ngồi lại với nhau để 
chọn ra những tiêu đề đề mục được thiết 
lập đúng nguyên tắc, chính xác và chung 
cho mạng. Số lượng các tiêu đề đề mục 
trong danh mục các tiêu đề đề mục này 
càng ngày càng lớn lên cho đến khi các 
mạng liên thông trao đổi tài liệu, cơ sở dữ 
liệu với nhau, họ lại có dịp thống nhất lại 
các tiêu đề đề mục một lần nữa trên một 
diện rộng lớn hơn nhiều. 
Ðến một lúc nào đó, một ủy ban tiêu 
đề đề mục ở tầm cỡ quốc gia được thiết lập 
để kiểm định lại các tiêu đề đề mục đã 
được biên dịch, và đến lúc đó có thể tập 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 3/2007 
13 
hợp lại để đưa ra một danh mục tiêu đề đề 
mục chính thức. 
Tuy nhiên, các cán bộ biên mục đề 
mục của từng đơn vị, trong lúc chuyển 
dịch, cũng phải tuân thủ triệt để các 
nguyên tắc thiết lập tiêu đề đề mục của 
Liên hiệp các Hiệp hội Thư viện Thế Giới 
IFLA và cũng cần phải trải qua một khóa 
đào tạo về biên mục đề mục. 
Trên đây là một số ý kiến liên quan 
đến việc biên mục nội dung các tài liệu, 
nhất là về sự cần thiết phải xây dựng một 
bộ tiêu đề đề mục bằng tiếng Việt để biên 
mục nội dung các tài liệu trong các thư 
viện, cơ sở thông tin tại Việt Nam. Mong 
rằng việc chuyển dịch một bộ tiêu đề đề 
mục cơ bản sang tiếng Việt sớm được thực 
hiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Andersen, Elaine, Marry Gosling và Marry Mortimer. Learn basic library skills. 
Canberra : DocMatrix, 1998. 
2. Chan, Lois Mai. IFLA principles for subject headings. [Bài giảng powerpoint]. 
3. Chan, Lois Mai. Subject headings vs Keywords. [Bài giảng powerpoint]. 
4. Ðoàn, Phan Tân. Thông tin học : giáo trình dành cho sinh viên ngành thông tin - thư 
viện và quản trị thông tin. Hà Nội : Nxb Ðại học Quốc Gia Hà Nội, 2001. 337 tr. 
5. Ganendran, Jacki. Learn subject access. 2nd edition. Canberra : DocMatrix, 1998. 109 
tr. 
6. Lâm, Vĩnh Thế. Góp ý về tiêu đề đề mục // Bản tin điện tử Câu lạc bộ Thư viện. Số 1 
(37) : tháng 3/2001. 
7. Lê, Ngọc Oánh. Biên mục mô tả. [Giáo trình chưa xuất bản]. 130 tr. 
8. Lê, Ngọc Oánh. Những nguyên tắc định tiêu đề đề mục. 
 0001/clb/bantin/thietlapdm.htm 
9. Lê, Ngọc Oánh. Thiết lập các tiêu đề đề mục bằng tiếng Việt dựa trên cơ sở các hệ 
thống tiêu đề đề mục hoàn chỉnh bằng tiếng nước ngoài // Bản tin Liên hiệp Thư viện 
: Kỷ niệm một năm thành lập FESAL. Tháng 11/2002. Tr. 18 - 21. 
10. Mortimer, Marry. Learn descriptive cataloguing. 2nd edition. Canberra : DocMatrix, 
1999. 
11. Nguyễn, Cửu Sà. Ðôi điều về việc xây dựng hệ thống tiêu đề đề mục bằng tiếng Việt // 
Sổ tay quản lý thông tin thư viện / Nguyễn Minh Hiệp chủ biên . [và các tác giả khác]. 
Tp. Hồ Chí Minh : Ðại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, 2002. Tr.215 - 219. 
12. Nguyễn, Cửu Sà. Về cấu trúc tiêu đề đề mục (subject headings) // Sổ tay quản lý 
thông tin thư viện / Nguyễn Minh Hiệp chủ biên . [và các tác giả khác]. Tp.Hồ Chí 
Minh : Ðại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh, 2002. Tr.177 - 181. 
13. Nguyễn, Minh Hiệp. Bài giảng cơ sở thông tin học. [Giáo trình powerpoint]. 
14. Nguyễn, Minh Hiệp, Lê Ngọc Oánh và Dương Thúy Hương. Tổng quan khoa học 
thông tin và thư viện. Tp. Hồ Chí Minh : Ðại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh, 2001. 
vii, 179 tr., xx : tranh ảnh, biểu đồ ; 24 cm. 

File đính kèm:

  • pdfcan_thiet_phai_co_mot_bo_tieu_de_de_muc_tieng_viet_trong_nga.pdf