Chọn lựa bộ đề mục chủ đề làm cơ sở xây dựng bộ đề mục chủ đề bằng Tiếng Việt
Bộ đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ luôn được cập nhật và
sửa đổi. Năm 1919, xuất bản lần thứ hai. Năm 1975, xuất bản lần thứ 8 và đổi tên
là “đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội” (Library of Congress Subject
Headings, gọi tắt là LCSH). Năm 1986 xuất bản lần thứ 10. Năm 1988 xuất bản
lần thứ 11. Năm 1990 xuất bản lần thứ 13 với 3 cuốn. Năm 1993 xuất bản lần thứ
16 với 4 cuốn. Năm 1998 xuất bản lần thứ 21 với 5 cuốn. Năm 2006 xuất bản lần
thứ 29 với 5 cuốn.
- Danh mục chủ đề Sears (Sears list of Subject Headings) được sử dụng chủ
yếu trong các thư viện trường học và thư viện công cộng nhỏ.
- ĐMCĐ cho thư viện trường học và thư viện công cộng (Subject Headings
for school and public libraries)
- Bộ đề mục chủ đề dùng cho tài liệu thiếu nhi (Subject Headings for
children)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chọn lựa bộ đề mục chủ đề làm cơ sở xây dựng bộ đề mục chủ đề bằng Tiếng Việt
CHỌN LỰA BỘ ĐỀ MỤC CHỦ ĐỀ LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ ĐỀ MỤC CHỦ ĐỀ BẰNG TIẾNG VIỆT ThS. Huỳnh Trung Nghĩa, Tống Thị Trúc Mai Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 1.Các Bộ Đề mục chủ đề sử dụng phổ biến trên thế giới Hiện nay, ở các nước trên thế giới ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề được sử dụng phổ biến, từ những nước có nền khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc như Hoa Kỳ, Pháp, Úc... Đến các nước đang phát triển như Ấn Độ, Singapore Do sự tiện ích cũng như tính cập nhật của nó, điển hình là Bộ đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. * HOA KỲ - Bộ đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ luôn được cập nhật và sửa đổi. Năm 1919, xuất bản lần thứ hai. Năm 1975, xuất bản lần thứ 8 và đổi tên là “đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội” (Library of Congress Subject Headings, gọi tắt là LCSH). Năm 1986 xuất bản lần thứ 10. Năm 1988 xuất bản lần thứ 11. Năm 1990 xuất bản lần thứ 13 với 3 cuốn. Năm 1993 xuất bản lần thứ 16 với 4 cuốn. Năm 1998 xuất bản lần thứ 21 với 5 cuốn. Năm 2006 xuất bản lần thứ 29 với 5 cuốn. - Danh mục chủ đề Sears (Sears list of Subject Headings) được sử dụng chủ yếu trong các thư viện trường học và thư viện công cộng nhỏ. - ĐMCĐ cho thư viện trường học và thư viện công cộng (Subject Headings for school and public libraries) - Bộ đề mục chủ đề dùng cho tài liệu thiếu nhi (Subject Headings for children). * PHÁP Thư viện Quốc gia Canada vùng Quebec đã dịch bộ đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ sang tiếng Pháp. Bộ bằng tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi 1 ở các nước nói tiếng Pháp. Thư viện Quốc gia Pháp sử dụng bảng RAMEAU (Répertoire d’Autorité Matière Encyclopédique et Alphabetique Unité). Bộ này được xây dựng và bổ sung thêm trên cơ sở tập hợp các đề mục chủ đề của Thư viện Quốc gia Pháp, có nguồn gốc từ bảng RVM (Répertoire de Vedettes Matière – danh mục đề mục chủ đề) của trường đại học Laval vùng Quebec và bộ đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. 2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề ở Việt Nam từ 1960 đến nay Trong khi các thư viện công cộng có xu thế chú trọng mục lục phân loại thì các thư viện chuyên ngành vẫn xây dựng đề mục chủ đề (ĐMCĐ) làm loại mục lục chính. Tuy nhiên, ở các thư viện chuyên ngành việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề không giống nhau do tính chất đặc thù của ngành. Việc sử dụng này theo hai hướng: một là tự biên soạn dùng riêng cho thư viện mình, như thư viện trường đại học Y và đại học Dược trước nay; hai là dùng bảng đề mục chủ đề của nước ngoài không dịch sang tiếng Việt. Chẳng hạn như thư viện Y học Trung ương dùng bảng đề mục chủ đề Y học (Medical Subject Headings – viết tắt Me.S.H) của thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ; Trung tâm Thông tin Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm sử dụng bảng danh mục chủ đề của hệ thống Thông tin quốc tế về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp của tổ chức FAO. * Bảng phân loại đề mục chủ đề của trường đại học Y Hà Nội: Bảng phân loại đề mục chủ đề do bác sĩ Đặng Vũ Viêm biên soạn, được áp dụng tại thư viện của trường. Đây là bảng lai ghép giữa bảng đề mục chủ đề và bảng phân loại kèm theo tên của các chủ đề là ký hiệu của các chủ đề đó. Bảng gồm hai phần: Phần 1: các chủ đề chính, sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Phần 2: các trợ ký hiệu ghép với chủ đề chính. * Thư viện đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh: 2 Do lượng tài liệu chuyên ngành phần lớn là tiếng nước ngoài nên thư viện dùng bảng Me.S.H., các đề mục chủ đề vẫn giữ nguyên tiếng nước ngoài, tiếng Việt rất ít. Việc xây dựng bộ đề mục chủ đề bằng tiếng Việt còn đang nghiên cứu. * Bộ đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được một số thư viện lớn ở miền Nam sử dụng như: Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM (áp dụng từ năm 1972), Trung tâm Thông tin Tư liệu Đà Nẵng và thư viện các trường đại học như thư viện đại học Đà Lạt, thư viện cao học của đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, thư viện đại học Sư Phạm Tp.HCM, thư viện đại học Sài Gòn, thư viện đại học Bách Khoa Tp.HCM, thư viện đại học Kinh tế Tp.HCM, thư viện đại học Quốc gia Tp.HCM, thư viện đại học An Ninh Tp.HCM, các thư viện này thực hiện định chủ đề bằng cách để nguyên các đề mục tiếng Anh hoặc dịch ra tiếng Việt, tích lũy và chỉnh lý dần đề mục chủ đề để phản ánh nội dung, đề tài của vốn tài liệu thư viện và hướng tới xây dựng bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt sử dụng nội bộ. Trong quá trình sử dụng bảng LCSH để định chủ đề bằng tiếng Việt, chúng ta có những nhận xét như sau: * Ưu điểm: - Đây là bộ đề mục chủ đề hỗ trợ đắc lực cho người làm công tác định chủ đề tài liệu (thuật ngữ chuẩn và có kiểm soát). - Thống nhất trong thuật ngữ tìm tin làm cho thông tin về chủ đề tài liệu tập trung, giảm thiểu phân tán tin, việc truy cập đạt hiệu quả. - Bộ LCSH cung cấp cho người dùng tin một cái nhìn toàn diện mang tính cơ cấu gồm nhiều tiết mục có liên quan đến đề tài mà họ lựa chọn nhờ những thuật ngữ căn bản đã có sẵn trong bảng LCSH, qua những tham chiếu, và qua dò tìm trên thư mục trực tuyến. Bảng LCSH cho phép chúng ta thêm tên các nhân vật, lắp ghép thêm các phụ đề được phép kết nối với chủ đề chính mà trong bộ ĐMCĐ không ghi. Ví dụ như Trần Bình Trọng, Võ Nguyên Giáp, giáo trình,.. thể hiện trên màn hình của thư mục trực tuyến để người đọc tham khảo. Vì vậy truy tìm thông tin theo chủ đề ở mục lục trực tuyến sẽ cung cấp cho người dùng tin nhiều khả năng tìm kiếm hơn. 3 - Một số nhà nghiên cứu khi thực hiện về một đề tài, họ thường không biết trước một cách chắc chắn là họ muốn cái gì, hoặc tìm cái gì, cũng không biết trước tầm bao quát của các từ vựng trong một lĩnh vực mới. Ưu điểm của LCSH là có thể giải quyết vấn đề này. LCSH cung cấp cho họ nhiều lựa chọn trong việc truy tìm một đề tài, và như thế giúp cho những người mới bắt đầu nghiên cứu có thể nhận ra ngay những khả năng truy tìm mà họ không thể xác định trước trong lối truy tìm bằng từ khoá. Các truy tìm mang tính cơ cấu như thế giúp cho những nhà nghiên cứu có thể làm việc một cách có hệ thống hơn, sâu rộng hơn và tập trung hơn trong lần truy tìm đầu tiên, mà không cần có hiểu biết thật chuyên sâu trong lĩnh vực của họ. Nhược điểm: - Sử dụng nguyên bản bằng tiếng Anh sẽ hạn chế việc tìm thông tin của người dùng tin tại Việt Nam. Vì trong thực tế người dùng tin không phải ai cũng giỏi về một ngoại ngữ hay biết nhiều ngoại ngữ, trong khi biết chủ đề bằng tiếng việt có những tài liệu khác nhau, người ta có thể nhờ người dịch những tài liệu họ cần. - Không phản ánh hết tình hình phát triển về kinh tế, xã hội của tất cả các nước. Chẳng hạn chủ đề lịch sử Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, rất chi tiết so với lịch sử các nước khác. Qua những trình bày nêu trên, chúng ta thấy ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề được sử dụng theo hai khuynh hướng: - Các thư viện lớn, thư viện tỉnh và thành phố, tìm tin theo chủ đề là ngôn ngữ hỗ trợ ngôn ngữ phân loại, giúp ngôn ngữ phân loại phát huy hiệu quả tìm tin của mình. - Các thư viện chuyên ngành, ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề tồn tại song song với ngôn ngữ tìm tin theo phân loại. - Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực Thư viện – Thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề ngày càng phát triển ở các thư viện chuyên ngành, thư viện trường đại học và một số thư viện tỉnh và thành phố lớn. Ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề được xem như là một trong những chuẩn hóa trong 4 nghiệp vụ thư viện. Chính vì vậy, nhu cầu về một bộ đề mục chủ đề tiếng Việt chuẩn, phản ánh được nội dung tài liệu của các thư viện và trung tâm thông tin ở Việt Nam lại càng trở nên cấp thiết. 3. Chọn lựa Thực tế trong quá trình xây dựng đề mục chủ đề phục vụ cho nhu cầu tìm tin, các thư viện đã dựa vào LCSH (dịch sang tiếng Việt, giữ nguyên tiếng Anh, hoặc cả hai). Vì vậy LCSH chính là cơ sở để chúng ta dựa vào đó xây dựng một bộ đề mục chủ đề bằng tiếng Việt mang tầm quốc gia và theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng ta có các phương án chọn lựa sau đây: * Phương án 1: dịch Bộ LCSH sang tiếng Việt. Bộ LCSH xuất bản năm 2006 tức tái bản lần thứ 29 có tất cả là 7946 trang phản ánh tất cả các chủ đề có trong vốn tài liệu của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Khi dịch sang tiếng Việt sẽ tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nhưng không khả thi. Vì nó không phản ánh đúng các chủ đề của vốn tài liệu Việt Nam đồng thời lại kèm theo một số lượng khá lớn các đề mục chủ đề không cần thiết (vốn tài liệu của Việt nam so với vốn tài liệu của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ). Vì thế phương án 1 không mang tính khả thi. * Phương án 2: dựa vào cấu trúc của LCSH để xây dựng bộ đề mục chủ đề bằng tiếng Việt. Phương án này mang tính khả thi, vì: - Ít tốn kém nhiều chi phí so với phương án 1. - Bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt thực sự phản ánh các chủ đề có trong vốn tài liệu của Việt Nam và theo tiêu chuẩn quốc tế về ĐMCĐ. Tuy nhiên để thực hiện được phương án này, chúng ta phải thành lập ban dự án xây dựng bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt mà chủ trì là Thư viện Quốc gia Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi chỉ xem xét ở góc độ Bộ ĐMCĐ mà dựa vào đó xây dựng bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt. Để soạn thảo xây dựng bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt, theo quan điểm chúng tôi có hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Soạn thảo một bộ đề mục chủ đề cơ bản bằng tiếng Việt. 5 Ở giai đoạn này, thông qua những bài viết về ĐMCĐ hiện nay, chúng tôi thấy có những ý kiến như sau: -Ý kiến 1: dựa vào Danh mục các ĐMCĐ của Sears dầy 1.000 trang để phiên dịch. -Ý kiến 2: dựa vào các ĐMCĐ của Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Theo quan điểm của chúng tôi về hai ý kiến nêu trên: -Ý kiến 1: Ưu: những ĐMCĐ sẽ đa dạng ở các lĩnh vực đề tài. Nhược: có những ĐMCĐ thừa vì nó không có trong vốn tài liệu của Thư viện Việt Nam và thiếu là nó không phản ánh những chủ đề riêng của Việt Nam như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh, Ý kiến 2: ĐMCĐ của Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh chưa bao quát được mọi đề tài do dựa trên nền tảng tài liệu của thư viện chủ yếu về Khoa học tự nhiên. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất thêm một ý kiến khác để các nhà nghiên cứu cũng như các đồng nghiệp tham khảo thêm. Ý kiến 3: dựa vào ĐMCĐ của thư viện đa ngành hay Thư viện công cộng. Lý do: - Thư viện công cộng: tài liệu không chuyên sâu như thư viện các trường đại học nhưng đề tài của vốn tài liệu rộng hơn vì nó phục vụ mọi đối tượng như: học sinh, sinh viên, cán bô, công chức, doanh nhân,và đa dạng về trình độ (phổ thông, đại học, sau đại học). - ĐMCĐ ở các thư viện này đa dạng đáp ứng được việc xây dựng bộ ĐMCĐ cơ bản bằng tiếng Việt. Giai đoạn 2: Kết hợp các ĐMCĐ mà các thư viện đã tích lũy vào bộ ĐMCĐ cơ bản Các thư viện đưa các các ĐMCĐ của thư viện mình vào để chi tiết và cụ thể hóa hơn cho ĐMCĐ cơ bản. 6 Ví dụ: ngoài ĐMCĐ cơ bản là Hóa học chúng ta sẽ có thêm các chủ đề chi tiết hơn như hóa học vô cơ, hóa học hữu cơ, hóa học phân tích. Lưu ý: trong suốt quá trình Xây dựng bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt, ban tổ chức, các ủy viên, các thư viện tham gia phải: - Tuân thủ những nguyên tắc thiết lập ĐMCĐ. - Thống nhất về mặt thuật ngữ ĐMCĐ. Giai đoạn 3: Kiểm tra, in ấn, cập nhật. Bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt phải thông qua sự góp ý của các thư viện thành viên và kiểm tra kỹ trước khi in ấn. Những ĐMCĐ mới phát sinh phải được xem xét và cập nhật theo định kỳ đã định. Tóm lại: sự ra đời của Bộ ĐMCĐ bằng tiếng Việt là điều vô cùng cấp thiết, kết hợp với DDC 14, AACR2 MARC 21, thúc đẩy sự nghiệp Việt Nam phát triển và nhanh chóng hội nhập với hệ thống thư viện khu vực và thế giới. 7
File đính kèm:
- chon_lua_bo_de_muc_chu_de_lam_co_so_xay_dung_bo_de_muc_chu_d.pdf