Cơ khí, chế tạo máy - Hàn bằng ngọn lửa khí
Hàn bằng ngọn lửa khí:
Là nung nóng vật hàn và que hàn đến trạng thái nóng chảy bằng hỗn hợp khí đốt là các
Carbua Hydro (C2H2, CH4, C5H6) và Ôxy, kim loại lỏng điền đầy vào vị trí cần hàn.
- Được dùng hàn các chi tiết mỏng – kim loại màu – hợp kim màu.
Khí hàn:
Là hỗn hợp cháy có tỉ lệ, thành phần thích hợp, bao gồm:
- Thông dụng là Acetylen (C2H2).
- Khí Oxy tinh chất 98,5% - 99,5%
- Còn lại là Nitơ hoặc Argon trong Oxy kỹ thuật.
Thuốc hàn
Thuốc hàn là những chất dùng để khử ôxy cho kim loại, tạo ra các hợp chất dễ chảy, dễ
tách khỏi vùng hàn và tạo màng xỉ để che phủ mối hàn, (dùng khi hàn một số thép hợp
kim, gang và kim loại màu)
Bạn đang xem tài liệu "Cơ khí, chế tạo máy - Hàn bằng ngọn lửa khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ khí, chế tạo máy - Hàn bằng ngọn lửa khí
Giáo án lý thuyết HÀN VÀ CẮT BẰNG NGỌN LỬA KHÍ . GV: Lê Trung Kính ` ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÊN BÀI: HÀN BẰNG NGỌN LỬA KHÍ BÀI GIẢNG I. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ HÀN KHÍ Các thiết bị chính của một trạm hàn hoặc cắt bằng khí gồm có các bộ phận sau: H.5.1. Sơ đồ một trạm hàn và cắt bằng khí 1. Bình chứa ôxy; 2. Bình chứa axêtylen; 3. Van gảm áp; 4. Đồng hồ đo áp 5. Khoá bảo hiểm; 6. Dây dẫn khí; 7. Mỏ hàn hoặc mỏ cắt; 8. Ngọn lửa hàn II. KHÁI NIỆM: II.1. Hàn bằng ngọn lửa khí: Là nung nóng vật hàn và que hàn đến trạng thái nóng chảy bằng hỗn hợp khí đốt là các Carbua Hydro (C2H2, CH4, C5H6) và Ôxy, kim loại lỏng điền đầy vào vị trí cần hàn. - Được dùng hàn các chi tiết mỏng – kim loại màu – hợp kim màu. II.2 Khí hàn: Là hỗn hợp cháy có tỉ lệ, thành phần thích hợp, bao gồm: - Thông dụng là Acetylen (C2H2). - Khí Oxy tinh chất 98,5% - 99,5% - Còn lại là Nitơ hoặc Argon trong Oxy kỹ thuật. II.3. Thuốc hàn Thuốc hàn là những chất dùng để khử ôxy cho kim loại, tạo ra các hợp chất dễ chảy, dễ tách khỏi vùng hàn và tạo màng xỉ để che phủ mối hàn, (dùng khi hàn một số thép hợp kim, gang và kim loại màu). II.4. Que hàn Que hàn là vật liệu phụ để đắp mối hàn (phù hợp với vật liệu hàn). II.5. Các loại ngọn lửa hàn Khi hàn khí, tuỳ thuộc vào tỉ lệ thành phần của hỗn hợp cháy có thể nhận được ba loại ngọn lửa hàn khác nhau: Ngọn lửa bình thường, ngọn lửa ôxy hóa, ngọn lửa cácbon hóa. Giáo án lý thuyết HÀN VÀ CẮT BẰNG NGỌN LỬA KHÍ . GV: Lê Trung Kính Ngọn lửa hàn có thể chia làm 3 vùng: II.5.1. Hạt nhân ngọn lửa: ở ngay đầu mỏ hàn, có màu sáng trắng, dạng hình côn đầu tù. II.5.2. Vùng trung tâm: là vùng kế tiếp vùng hạt nhân có màu sáng xanh, nhiệt độ đạt cao nếu cách nhân ngọn lửa từ 2- 4 mm, dùng nung chảy kim loại hàn. II.5.3. Vùng đuôi: sau vùng trung tâm, có màu đỏ sẩm , nhiệt độ thấp, có khói. H 2.1:Các loại ngọn lửa hàn a/ Ngọn lửa hàn bình thường, b/ Ngọn lửa cacbon hóa, c/ Ngọn lửa ôxy hóa III. KỸ THUẬT HÀN III.1 Phương pháp III.1.1 Hàn phải : mỏ hàn dịch từ trái sang phải, mỏ hàn đi trước que hàn, dùng vật liệu hàn dày từ 3mm trở lên. III.1.2 Hàn trái : mỏ hàn dịch từ phải qua trái, que hàn đi trước mỏ hàn, dùng hàn vật liệu từ 3mm trở xuống. H.3.1. Sơ đồ các phương pháp hàn khí a) Hàn phải b) Hàn trái 1) Mỏ hàn 2) Que hàn phụ 3) Mối hàn 4) Vật hàn III.2. Chế độ hàn khí Khi hàn khí, dựa vào tính chất của vật liệu, kích thước, kết cấu vật hàn, vị trí mối hàn và kiểu mối hàn để chọn chế độ hàn hợp lý, bao gồm chọn góc nghiêng mỏ hàn, công suất ngọn lửa và đường kính que hàn phụ. III.2.1 Góc nghiêng mỏ hàn: Giáo án lý thuyết HÀN VÀ CẮT BẰNG NGỌN LỬA KHÍ . GV: Lê Trung Kính Góc nghiêng mỏ hàn (α) so với mặt phẳng hàn được chọn theo nguyên tắc sau: Chiều dày càng lớn, góc nghiêng mỏ hàn càng lớn; Nhiệt độ chảy và độ dẫn nhiệt của vật liệu hàn càng cao, góc nghiêng càng lớn. III.2.2 Công suất ngọn lửa: Công suất ngọn lửa tính bằng lượng khí tiêu hao trong một giờ, chọn theo nguyên tắc: vật hàn càng dày, công suất ngọn lửa càng lớn; vật liệu có nhiệt độ chảy và độ dẫn nhiệt càng cao, công suất ngọn lửa càng lớn. - Khi hàn thép cácbon thấp, đồng thau, đồng thanh thường chọn lượng tiêu hao C2H2 trong một giờ theo công thức sau: VC2H2 = (100 - 120).S [lít/h] - đối với hàn trái VC2H2 = (120 -150).S [lít/h] - đối với hàn phải Trong đó S là chiều dày vật hàn [mm]. - Khi hàn đồng đỏ do tính dẫn nhiệt lớn nên tính theo công thức sau: VC2H2 = (150 - 200).S [lít/h]. - Tỉ lệ Oxy/ Axetylen trung bình = 1,2. III.2.3 Đường kính que hàn: Phụ thuộc vật liệu hàn và phương pháp hàn. Khi hàn thép cácbon, chọn theo công thức kinh nghiệm sau: IV. CHUẨN BỊ PHÔI: - Vật liệu phù hợp với chế độ hàn cắt bằng khí: độ dày, loại vật liệu - Bề mặt vật liệu phải được xử lý: không rỉ sét, bụi bẩn, dầu mở - Mép hàn giữa các chi tiết không có bavia, được làm sạch mỗi bên 20-30mm độ hở phù hợp (tùy theo loại vật liệu, độ dày..). - Que hàn, thuốc hàn phù hợp với vật liệu hàn, cắt. V. QUI TRÌNH VẬN HÀNH THIẾT BỊ VÀ HÀN: V.1 Chuẩn bị phôi liệu và các dụng cụ hỗ trợ: búa, que hàn, thuốc hàn... V.2 Kiểm tra độ kín của các chổ nối dây, đèn hàn, van giảm áp, các mối ren nối. V.3 Mở van giảm áp trên 2 bình khí. V.4 Mở van điều chỉnh dòng khí Axetylen từ mỏ hàn. V.5 Mồi lửa (bật lửa). V.6 Điều chỉnh ngọn lửa hàn phù hợp với vật hàn. V.7 Hàn gá, định vị chi tiết cần hàn. V.8 Thực hiện hàn. V.9 Sau khi kết thúc công việc phải tắt ngọn lửa, đầu tiên đóng van khí Acetylen sau đó đóng van oxy trên mỏ hàn. Giáo án lý thuyết HÀN VÀ CẮT BẰNG NGỌN LỬA KHÍ . GV: Lê Trung Kính GIÁO ÁN SỐ: 02 Thời gian thực hiện: 01 tiết. Tên chương: Hàn bằng ngọn lửa khí Thực hiện ngày: 11/11/2010 TÊN BÀI: HÀN BẰNG NGỌN LỬA KHÍ MỤC TIÊU CỦA BÀI: *> Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 1. Về kiến thức: - Trình bày được phương pháp chuẩn bị vật liệu hàn. - Chọn chế độ hàn thích hợp cho từng công việc. - Trình bày được kỹ thuật hàn bằng ngọn lửa khí. 2. Về kỹ năng: - Hàn được 1 số chi tiết đơn giản đúng qui trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn. 3. Về thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chịu khó, chính xác, gọn gàng ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bảng, phấn (viết), giáo án, giáo trình, máy chiếu. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 3 phút 1. Quan sát không gian: vị trí ngồi, bố trí bàn ghế, bảng và sắp xếp hợp lý. 2. Điểm danh. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC S T T NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN (phút) HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập: 3 Như chúng ta được biết, nghành hàn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực cơ khí. Trong bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về hàn hồ quang điện. Ngoài pp trên, còn có những phương pháp nào để - Thuyết trình - Lắng nghe Giáo án lý thuyết HÀN VÀ CẮT BẰNG NGỌN LỬA KHÍ . GV: Lê Trung Kính lắp ghép các chi tiết kim loại với nhau? - Nhận xét, giới thiệu bài học. - Ghi tiêu đề lên bảng. - Hs trả lời - Lắng nghe - Ghi chép. 2 Giảng bài mới I. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ HÀN KHÍ II. KHÁI NIỆM: II.1. Hàn bằng ngọn lửa khí: Là nung nóng vật hàn và que hàn đến trạng thái nóng chảy bằng khí đốt là các Carbua Hydro (C2H2, CH4, C5H6). II.2 Khí hàn: Là hỗn hợp cháy có tỉ lệ, thành phần thích hợp II.3. Thuốc hàn II.4. Que hàn II.5. Các loại ngọn lửa hàn Ngọn lửa bình thường, ngọn lửa ôxy hóa, ngọn lửa cácbon hóa. II.5.1. Hạt nhân ngọn lửa II.5.2. Vùng trung tâm: II.5.3. Vùng đuôi: III. KỸ THUẬT HÀN III.1 Phương pháp III.1.1 Hàn phải : mỏ hàn dịch từ trái sang phải, mỏ hàn đi trứơc que hàn dùng vật liệu hàn dày từ 3mm trở lên. III.1.2 Hàn trái : mỏ hàn dịch từ - Gọi hs nhắc lại các thiết bị hàn điện. - Thuyết trình. - Gọi 1 hs nhắc lại kn hàn hồ quang. - Thuyết trình So sánh với thuốc hàn điện, hàn khí bảo vệ - So sánh với que hàn điện (thuốc). - So sánh hàn điện: hồ quang - Thuyết trình - PV: Vì sao đối với vật liệu mỏng chọn pp hàn trái? - 1 HS trả lời. - Lắng nghe - 1 HS trả lời, số HS còn lại lắng nghe và suy nghĩ, bổ sung - 1 HS trả lời, số HS còn lại lắng nghe và suy nghĩ 3 12 16 Giáo án lý thuyết HÀN VÀ CẮT BẰNG NGỌN LỬA KHÍ . GV: Lê Trung Kính phải qua trái, que hàn đi trước mỏ hàn. Dùng hàn vật liệu từ 3mm trở xuống III.2. Chế độ hàn khí III.2.1 Góc nghiêng mỏ hàn: Góc nghiêng mỏ hàn (α) so với mặt phẳng hàn được chọn theo nguyên tắc sau: Chiều dày càng lớn, góc nghiêng mỏ hàn càng lớn; Nhiệt độ chảy và độ dẫn nhiệt của vật liệu hàn càng cao, góc nghiêng càng lớn. III.2.2 Công suất ngọn lửa: VC2H2 = (100 - 120).S [lít/h] - đối với hàn trái. VC2H2 = (120 -150).S [lít/h] - đối với hàn phải Trong đó S là chiều dày vật hàn [mm]. - Khi hàn đồng đỏ do tính dẫn nhiệt lớn nên tính theo công thức sau: VC2H2 = (150 - 200).S [lít/h] III.2.3 Đường kính que hàn: IV. CHUẨN BỊ PHÔI: V. QUI TRÌNH VẬN HÀNH THIẾT BỊ VÀ HÀN: 1/ Chuẩn bị phôi liệu 2/ Kiểm tra độ kín của thiết bị hàn. 3/ Mở van giảm áp. 4/ Mở van điều chỉnh dòng khí Axetylen. 5/ Mồi lửa (bật lửa). 6/ Mở van điều chỉnh dòng khí oxy phù hợp với vật hàn. 7/ Hàn gá chi tiết cần hàn. 8/ Bắt đầu hàn hoàn thiện. 9/ Sau khi kết thúc công việc phải tắt ngọn lửa. - Gọi hs nhắc lại chế độ hàn điện: đk que hàn, c độ d điện, tốc độ hàn, số lớp hàn 1 4 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài 2 Giáo án lý thuyết HÀN VÀ CẮT BẰNG NGỌN LỬA KHÍ . GV: Lê Trung Kính - Tóm lược lại nội dung bài giảng. - Nhấn mạnh những điểm trọng tâm. - Gọi 1 HS trình bày qui trình thực hiện hàn khí. - Lắng nghe, ghi nhớ - 1 HS trả lời 4 Hướng dẫn tự học 1 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về phương pháp hàn khí tại các xưởng sửa chữa cơ khí. Nguồn tài liệu tham khảo 1. Sổ tay thợ hàn – Nguyễn Bá An – NXB Hà Nội, 1986 2. Cẩm nang hàn –Hoàng Tùng – NXB KH&KT, 1998 3. Sách tra cứu thép gang thông dụng – Ngiêm Hùng – Trường DHBK Hà Nội 1999 Quảng Nam , ngày 11 tháng 11 năm 2010 TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN GIÁO VIÊN Lê Trung Kính
File đính kèm:
- han_bang_ngon_lua_khi.pdf