Đánh giá của khách hàng cá nhân về nguồn lực doanh nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm phân biệt nguồn lực doanh nghiệp theo quan điểm cũ (resource based
view) - dựa vào nguồn lực và quan điểm mới - quan điểm trọng dịch vụ (service dominant logic).
Theo quan điểm trọng dịch vụ thì các nguồn lực chủ động (có khả năng tác động vào các nguồn lực
khác của doanh nghiệp - operant resource) sẽ là nguồn lực chủ chốt tạo nên năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp và khách hàng là một trong những nguồn lực chủ động này. Thông qua việc tổng
hợp và phân tích điểm khác biệt của nguồn lực được nêu ở hai quan điểm này, nghiên cứu chứng
minh được khách hàng cá nhân có khả năng đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp. Nghiên cứu
cũng sẽ góp phần giúp phát hiện hướng nghiên cứu mới trong việc nhận dạng các tiền tố ảnh hưởng
đến hành vi của khách hàng cá nhân thông qua nguồn lực doanh nghiệp.
Từ khoá: nguồn lực doanh nghiệp, nguồn lực chủ động (operrant resource), quan điểm
trọng dịch vụ, hành vi khách hàng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá của khách hàng cá nhân về nguồn lực doanh nghiệp
41 ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VỀ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP Nguyễn Trần Cẩm Linh* TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm phân biệt nguồn lực doanh nghiệp theo quan điểm cũ (resource based view) - dựa vào nguồn lực và quan điểm mới - quan điểm trọng dịch vụ (service dominant logic). Theo quan điểm trọng dịch vụ thì các nguồn lực chủ động (có khả năng tác động vào các nguồn lực khác của doanh nghiệp - operant resource) sẽ là nguồn lực chủ chốt tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khách hàng là một trong những nguồn lực chủ động này. Thông qua việc tổng hợp và phân tích điểm khác biệt của nguồn lực được nêu ở hai quan điểm này, nghiên cứu chứng minh được khách hàng cá nhân có khả năng đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp phát hiện hướng nghiên cứu mới trong việc nhận dạng các tiền tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng cá nhân thông qua nguồn lực doanh nghiệp. Từ khoá: nguồn lực doanh nghiệp, nguồn lực chủ động (operrant resource), quan điểm trọng dịch vụ, hành vi khách hàng. ASSESSMENT OF CUSTOMERS ABOUT ENTERPRISE RESOURCESABSTRACT ABSTRACT This research is aimed to distinguish firm resource’s definition and categorization via resource based view and service dominant logic. Based on service dominant logic, operant resources (which affect on other firm’s resources) will become key resources and bring competitive advatages to the firm. Customer is considered one of operant resources of the firm. Through the integrating and analysing firm resources, this research tries to figure out the customer’s evaluating capabity toward firm resources. This research also generates new research directions and gaps that might help to identify the anticidents affected to customer behaviour via firm resources. Keywords: firmresource, operant resource, service dominant logic, customer behaviour Đánh giá của . . . *ThS. GV. Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh 42 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguồn lực của doanh nghiệp trong các nghiên cứu trước đây thường được tiếp cận theo quan điểm dựa vào nguồn lực (resource based view) và thường được đánh giá bởi bản thân doanh nghiệp hay các doanh nghiệp cộng sự [2]. Một số nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện nhằm đánh giá cảm nhận của khách hàng về nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, điển hình như thương hiệu. Tuy nhiên, việc khách hàng cá nhân đánh giá các nguồn lực doanh nghiệp như: môi trường vật chất (servicescape) trong lĩnh vực dịch vụ, các kiến thức và kỹ năng của nhân viên trong doanh nghiệp, tính hệ thống hoá và cách thức tổ chức mạng lưới của doanh nghiệp thì lại rất ít được các học giả quan tâm nghiên cứu4. Với mục tiêu khẳng định khả năng đánh giá của khách hàng đối với các nguồn lực doanh nghiệp, nghiên cứu này đã tiếp cận nguồn lực của doanh nghiệp theo hai quan điểm đó là quan điểm dựa vào nguồn lực và quan điểm mới trọng dịch vụ (service dominant logic). Nghiên cứu này cũng dựa vào những đề xuất của Clulow (2003) nhằm đào sâu phân tích, lập luận về khả năng đánh giá của khách hàng đối với các nguồn lực doanh nghiệp dựa trên quan điểm mới trọng dịch vụ. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu các lý thuyết và trường phái dựa trên dữ liệu thứ cấp. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự các bước mà Cooper (1984) đề nghị cho phương pháp thực hiện một cơ sở lý thuyết đó là hình thành vấn đề nghiên cứu, thu thập dữ liệu (trên các tạp chí khoa học quốc tế trực tuyến), thực hiện đánh giá dữ liệu, phân tích và diễn dịch dữ liệu [5]. 2. NGUỒN LỰC THEO QUAN ĐIỂM DỰA VÀO NGUỒN LỰC (RESOURCE BASED VIEW) Quan điểm dựa vào nguồn lực là cách nhìn doanh nghiệp theo cách tiếp cận chiến lược. Thông qua quan điểm dựa vào nguồn lực, doanh nghiệp được khái quát hóa như là một nhóm các nguồn lực. Nhóm các nguồn lực này cùng với cách chúng được kết hợp với nhau sẽ làm cho các doanh nghiệp này có sự phân biệt với các doanh nghiệp khác. Quan điểm dựa vào nguồn lực được phổ biến và phát triển rộng khắp nhờ bắt nguồn từ nghiên cứu của Rumelt (1991)[16]. Ông khám phá ra rằng những doanh nghiệp trong cùng ngành có những khác biệt về lợi ích so với những doanh nghiệp khác ngành. Nghiên cứu cũng chỉ rõ sự khác biệt ấy càng rõ nét hơn khi so sánh các công ty cùng ngành với nhau và kết quả nghiên cứu của ông ngụ ý rằng sự khác biệt về nguồn lực sẽ mang lại sự khác biệt về lợi nhuận của doanh nghiệp. Barney (1991) đã đưa ra một danh sách các đặc tính chủ chốt của các nguồn lực quan trọng và mang tính chiến lược dựa trên các tiêu chí VRIN: (1) có giá trị (Value), (2) tính quí hiếm (Rare), (3) không thể sao chép (Immitative), (4) không thể thay thế (Nonsubstitutable)[2]: Nếu một nguồn lực được kiểm soát bởi một doanh nghiệp nhưng không có giá trị thì nguồn lực đó sẽ không thể giúp cho doanh nghiệp thực hiện những chiến lược khám phá ra những cơ hội hay cân bằng những thách thức của môi trường. Chính vì vậy việc tổ chức khai thác nguồn lực này sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sở hữu các loại nguồn lực và năng lực không có giá trị này (nonvaluable resources) sẽ rơi vào vị thế cạnh tranh bất lợi so với các doanh nghiệp khác. Nếu một nguồn lực hay năng lực có giá 43 trị nhưng không quý hiếm thì việc khai thác chúng để thực hiện chiến lược sẽ tạo nên cạnh tranh ngang bằng (competitive parity). Điều này có nghĩa là những nguồn lực có giá trị nhưng không hiếm (valuable-butnot-rare resources) có thể được hiểu như sức mạnh của một tổ chức chứ không thể trở thành lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức đó. Nếu một nguồn lực hay năng lực có giá trị, quý hiếm nhưng dễ dàng sao chép, thì việc khai thác chúng sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh tạm thời (temporary competitive advantage) cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khám phá ra loại nguồn lực này sẽ đạt được lợi thế của người tiên phong trong ngành. Trong thời gian trước khi các đối thủ cạnh tranh sao chép chúng thì doanh nghiệp tiên phong này vẫn có khả năng đạt được hiệu quả kinh tế cao trên mức trung bình, vì vậy loại nguồn lực này có thể được xem là sức mạnh và khả năng đặc trưng (distinctive competence) của tổ chức. Nếu một nguồn lực hay năng lực có giá trị, quý hiếm và khó sao chép (sao chép được nhưng với chi phí cao), thì việc khai thác nguồn lực này sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong trường hợp này, các đối thủ cạnh tranh phải đối mặt với một bất lợi về chi phí khá cao khi muốn sao chép trực tiếp những nguồn lực và năng lực không dễ dàng sao chép hay thay thế đang tồn tại này. Ngay cả khi đối thủ cạnh tranh đạt được những nguồn lực ấy với chi phí cao thì họ cũng sẽ gặp phải những bất lợi khi cạnh tranh với các doanh nghiệp đang sở hữu chúng, vì vậy có thể nói những nguồn lực này là sức mạnh và khả năng đặc trưng bền vững (sustainable distinctive competence) của tổ chức. Những tranh cãi về quan điểm dựa vào nguồn lực Một nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cần có các đặc tính tiêu biểu VRIN là nguyên nhân của sự mơ hồ[9]. Sự sự mơ hồ này thể hiện doanh nghiệp không có khả năng quản lý một nguồn lực mà họ không biết có tồn tại hay không ngay cả môi trường doanh nghiệp yêu cầu nguồn này[9]. Môi trường bên ngoài luôn luôn vận động và thay đổi không ngừng, vì vậy lợi thế cạnh tranh bền vững ban đầu của doanh nghiệp có khả năng bị vô hiệu hóa, thậm chí có thể chuyển sang điểm yếu của doanh nghiệp[15] nếu như khả năng quản lý nguồn lực của doanh nghiệp không phù hợp với sự thay đổi đó. Khái niệm quý hiếm của nguồn lực doanh nghiệp trong tiêu chí VRIN đã lỗi thời[18], [2]. Mặc dù kết quả nghiên cứu về quan điểm dựa vào nguồn lực của Wernerfelt (1984) và Barney (1991) là một thành tựu nổi bật, nhưng nguồn lực cần tính năng quý hiếm để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững không còn cần thiết nữa[5]. Những ứng dụng của các tiêu chí VRIN khác (như: tính giá trị, tính không thể sao chép và không thể thay thế) đều bắt nguồn, kế thừa và bao hàm nội dung từ đặc tính quý hiếm. Hầu hết những giải thích cho sự khác biệt trong năng lực tập trung vào các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp dựa vào sự không thể sao chép và bất động của các nguồn lực này, nhưng cũng chính điều này là nguyên nhân gây mơ hồ và không bao hàm đầy đủ các yếu tố thị trường[7], [14]. Việc quan tâm đến sự phù hợp của nguồn lực bên trong và năng lực đã đánh giá thấp vai trò của nguồn lực bên ngoài ví dụ như vai trò của những mối quan hệ mạng lưới (networking relationships) [19]. Những cơ sở lý thuyết về mạng lưới (Network) cho thấy rằng mối quan hệ liên tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của tổ chức đó[13]. Thêm vào đó mối quan hệ với Đánh giá của . . . 44 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät các doanh nghiệp khác và các tổ chức liên minh hay những thỏa ước sẽ ảnh hưởng cả hành vi lẫn kết quả của doanh nghiệp[6]. 3. NGUỒN LỰC TRONG LÝ LUẬN TRỌNG DỊCH VỤ (S-D logic) Nguồn lực bị động (operand resource) và nguồn lực chủ động (operant resource) Nguồn lực bị động (operand resource): trong lý luận trọng hàng hóa (good dominant logic gọi tắt là G-D logic) phần lớn các nguồn lực được định hướng theo nguồn lực bị động (operand resource). Nguồn lực bị động là những nguồn lực được các nguồn lực khác tác động lên để đạt được giá trị. Những nguồn lực này thường bất động và mang tính vật lý, trì trệ và cần những nguồn lực khác năng động hơn làm cho nó hữu ích. Hầu hết những nguồn tài nguyên tự nhiên là những nguồn lực bị động. Vì những nguồn lực này thường cần thiết cho con người nên chúng được khai thác từ đó tạo nên tài sản và trao đổi chúng nhằm mang lại lợi ích cho con người. Theo Lusch và ctg. (2008) sự tập trung vào những nguồn lực bị động được các doanh nghiệp thể hiện xuyên suốt trong triết lý của lý luận trọng hàng hóa (G-D logic). Sự tập trung này được phản ảnh khá rõ nét trong hành vi của tổ chức ở các khía cạnh: (1) tổ chức đó được xem như những nhà sản xuất trao đổi hàng hóa (các nguồn lực bị động); (2) khách hàng được xem là những nguồn lực bị động vì có thể được phân khúc, có thể được thâm nhập, có thể được phân phối đến, được quảng bá đến; (3) các tài sản đạt được từ những nguồn lực hữu hình và dựa vào đó doanh nghiệp thể hiện các hoạt động gia tăng giá trị; (4) trao đổi được xem như là phương thức để tối đa hóa lợi nhuận[12]. Nguồn lực chủ động (operant resource): Trái ngược hoàn toàn với lý luận trọng hàng hóa (G-D logic), lý luận trọng dịch vụ (S-D logic) tập trung vào nguồn lực chủ động (có thể tác động vào các nguồn lực khác - operant resource). Nguồn lực này thường vô hình (như là kiến thức và kĩ năng) và có khả năng tác động lên các nguồn lực bị động và cả những nguồn lực chủ động (operant resource) khác để tạo ra giá trị. Lý luận trọng dịch vụ (S-D logic) nhận ra rằng nhiều nguồn lực tiềm năng và nguồn lực bị động cần thiết không có tính chất rõ rệt mang lại lợi ích cụ thể (thậm chí có chút kháng cự bất lợi) cho đến khi con người học cách thuần hóa và khai thác chúng. Chính vì vậy lý luận trọng dịch vụ (S-D logic) cho rằng nguồn lực sẽ không phải là nguồn lực cho đến khi con người ứng dụng các nguồn lực chủ động để tác động lên (operant resource). Theo khái niệm nêu trên, nguồn lực chủ động (operant resource) mang lại hiệu quả cho khách hàng cũng như doanh nghiệp, chúng tạo ra giá trị thông qua sự chuyển hóa các nguồn lực tự nhiên trì trệ (cũng như chuyển hóa các nguồn lực chủ động khác). Khách hàng cũng là một nguồn lực chủ động (operant resource) và đồng sáng tạo ra giá trị trong tiến trình dịch vụ[17]. Đồng tình với quan điểm này, Arnould và ctg. (2006) định nghĩa khách hàng như một nguồn lực chủ động và nguồn lực này được phân loại theo ba tiêu chí: vật lý (physical), xã hội (social) và văn hóa (culture) (Hình 1). Vai trò của khách hàng cũng được nhấn mạnh bởi Arnould và ctg. (2006). Họ cho rằng khách hàng là những người tham gia tích cực trong các hoạt động kinh tế và đồng thời các tác giả cũng khẳng định rằng khách hàng sở hữu nhiều nguồn lực khác nhau. Những nguồn lực được khách hàng sở hữu này có khả năng hợp nhất với nhau đồng tạo ra giá trị thông qua những trải nghiệm gắn với văn hóa 45 tiêu dùng. Vai trò của doanh nghiệp và khách hàng được đánh giá là vai trò đồng hành trong quá trình tạo ra giá trị, trong đó vai trò của doanh nghiệp là triển khai các nguồn lực chủ động (operant resource) để chế tạo các nguồn lực bị động (operand resource) và giá trị đề nghị, còn vai trò của khách hàng là việc sử dụng nguồn lực chủ động (operant resource) đồng sáng tạo ra giá trị và xác định giá trị sử dụng của sản phẩm và dịch vụ (value in use). Hình 1. Nguồn lực toán hạn và nguồn lực chủ động của khách hàng [1] Nguồn: Arnould và ctg. (2006) 4. NHẬN THỨC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGUỒN LỰC THEO QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN TRỌNG DỊCH VỤ 4.1. Doanh nghiệp chỉ tạo ra giá trị đề nghị (value proposition), khách hàng mới là người tạo ra giá trị thực. Nguồn lực trong lý luận trọng dịch vụ (S-D logic) như đã trình bày ở các phần trên bao gồm nguồn lực bị động (operand resource) và nguồn lực chủ động (operant resource). Nguồn lực bị động không tự sản sinh ra giá trị mà chỉ khi có nguồn lực chủ động (operant resource) tác động lên nó thì giá trị mới xuất hiện. Do đó doanh nghiệp chỉ tạo ra giá trị đề nghị (value proposition) khi sở hữu và sử dụng các nguồn lực bị động. Chỉ khi có sự tham gia của khách hàng (là nguồn lực chủ động) thì giá trị thực sự mới được tạo ra (value in use và value in context). Chính vì vậy nguồn lực được một doanh nghiệp sử dụng bản thân nó không tạo ra giá trị, mà giá trị của nó chỉ có thể được tạo ra và xác định bởi cá nhân khách hàng sử dụng dịch vụ [10]. 4.2. Trọng tâm của lý thuyết nguồn lực chưa bao hàm đánh giá của khách hàng đối với các nguồn lực chủ chốt. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp không đặt trọng tâm vào mối quan hệ nhân quả của tài sản và năng lực mà khách hàng nhận thức được, chính vì vậy Clulow và ctg. (2003) nhấn mạnh rằng cần có những nghiên cứu xem xét đánh giá nhận thức của khách hàng đối với giá Đánh giá của . . . 46 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät trị của nguồn lực[4]. Các tác giả cũng đặt ra các câu hỏi liên quan đến nguồn lực chủ chốt mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng có mang lại giá trị cho khách hàng hay không? Điều này mở ra hướng tiếp cận mới cho các nghiên cứu, đó là nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn lực doanh nghiệp lên sự cảm nhận của khách hàng đối với giá trị của dịch vụ. Trình tự nhận thức của khách hàng theo đó cũng được sắp xếp theo cách đánh giá của họ đối với dịch vụ từ đó có thể ứng dụng trong tiếp thị nhằm làm thoả mãn nhu cầu và tăng lòng trung thành. Nếu như các nghiên cứu trước đây đặt trọng tâm vào việc nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thì hướng nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn lực lên cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ có thể mang lại những mảnh đất trống màu mỡ trong việc kết hợp với nghiên cứu hành vi khách hàng. 4.3. Khách hàng là người đồng sáng tạo ra giá trị vì vậy có thể nhận thức được nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình tương tác. Theo quan điểm trọng dịch vụ (S-D logic) thì khách hàng là người đồng sáng tạo ra giá trị (cocreator) bằng cách tích hợp các nguồn lực của doanh nghiệp và của bản thân khách hàng với nhau[17]. Chính vì vậy khách hàng sẽ đánh giá được các nguồn lực thông qua quá trình tương tác với chúng. Khái niệm nguồn lực chủ chốt là những năng lực cốt lõi và năng lực động được doanh nghiệp và khách hàng sử dụng để đồng sáng tạo ra giá trị và mối quan hệ giữa nhà cung ứng và những bên tham gia nhằm đạt được các giá trị mong muốn. Những mối quan hệ này được xếp vào nguồn lực chủ động (operant resource)[3]. Lusch và Webster (2011) bổ sung, giá trị được tạo nên khi một khách hàng tương tác với các nguồn lực và năng lực được cung cấp bởi một mối quan hệ giữa nhà cung ứng dịch vụ và những nhà cung cấp nguồn lực khác (nguồn lực đầu vào) và giá trị được đồng sáng tạo ra bởi người bán hàng (sellers) và khách hàng [11]. Điều này thể hiện khách hàng hoàn toàn có thể đánh giá và cảm nhận các nguồn lực mà họ tương tác cùng. Khách hàng có thể làm việc với nhân viên tuyến đầu (front line staff) và tuyến sau (back stage) thông qua người liên lạc hoặc trang thiết bị của tổ chức cung ứng dịch vụ (coordinator/ service encounters) vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể đánh giá năng lực và kĩ năng của nhân viên trong doanh nghiệp đó [20]. Ngoài ra khách hàng là người thụ hưởng những giá trị do mình đồng sáng tạo ra với nhà cung ứng bằng cách sử dụng các nguồn lực chủ động (operant resources). Chính vì vậy thông qua việc sử dụng và tích hợp giữa nguồn lực chủ động (operant resource) của nhà cung ứng và người thụ hưởng (khách hàng), khách hàng sẽ nhận thức được tính hữu dụng của các nguồn lực chủ động của nhà cung ứng từ đó họ có thể sử dụng chúng cho việc tạo nên giá trị lẫn nhau cho các nguồn lực chủ động của họ để phục vụ cho nhu cầu. 4.4. Khách hàng tiềm năng sẽ là người hiểu rõ các nguồn lực và năng lực của nhà cung cấp. Khả năng cung cấp đúng các giá trị như đã hứa của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào sự lựa chọn những khách hàng tiềm năng thích hợp, những người thích sản phẩm/dịch vụ, hiểu được sản phẩm và dịch vụ ấy là hiểu được sự phù hợp giữa các nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp và các bên tham gia. Đối với những khách hàng không tiềm năng, nghĩa là những khách hàng không hiểu được giá trị của các nguồn lực, không đánh giá 47 được năng lực của doanh nghiệp [11] và bản thân khách hàng ấy theo đó sẽ không nhận được giá trị thực của sản phẩm và dịch vụ (real value). Thông qua những lập luận trên, nghiên cứu này đề xuất mô hình đánh giá của khách hàng cá nhân đối với các nguồn lực của doanh nghiệp từ đó đánh giá giá trị mà doanh nghiệp mang lại làm căn cứ để biểu hiện hành vi của khách hàng đối với doanh nghiệp đó. Hình 2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết Các khái niệm về giá trị cảm nhận và lòng trung thành cũng như mối quan hệ giữa chúng không được đặt trọng tâm trong nghiên cứu này. Điểm sáng của nghiên cứu là phân biệt giữa nguồn lực chủ động và nguồn lực bị động theo quan điểm trọng dịch vụ chính vì vậy mô hình nghiên cứu lý thuyết muốn nhấn mạnh các tiền tố về nguồn lực hơn là các khái niệm về giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng cá nhân. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã khẳng định được tầm quan trọng của nguồn lực chủ động của doanh nghiệp và khách hàng trong quá trình đánh giá của khách hàng cá nhân đối với nguồn lực doanh nghiệp. Ngoài ra thông qua những lập luận và lý thuyết đã nêu, nghiên cứu đề xuất được mô hình nghiên cứu lý thuyết về đánh giá của khách hàng cá nhân đối với các nguồn lực của doanh nghiệp từ đó đánh giá giá trị mà doanh nghiệp mang lại nhằm làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo. Thông qua phần tổng hợp lý thuyết trong nghiên cứu này, những quan điểm và giả thuyết liên quan đến nguồn lực trong lý luận trọng dịch vụ S-D logic sẽ được áp dụng làm nền tảng cho những lập luận khách hàng sử dụng những năng lực chuyên môn và kỹ năng của mình (knowledge and skills) nhận thức, phân tích và đánh giá các nguồn lực bị động (operand resource) và nguồn lực chủ động (operant resource) của doanh nghiệp. Điều này tạo ra giá trị trong quá trình tương tác với dịch vụ đó, giá trị này được phân phối cho tất cả các bên thụ hưởng bao gồm khách hàng, doanh nghiệp, nhà cung ứng... Theo thời gian, sự xuất hiện của lý luận trọng dịch vụ (S-D logic)[17] mở ra một bước ngoặc cho tương lai của tiếp thị dịch vụ. Xu hướng nghiên cứu sử dụng lý luận trọng dịch vụ để giải thích cho các hiện tượng trong tiếp thị dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế và dần thay thế cho quan điểm trọng hàng hóa cổ điển (Goods dominant logic). Theo S-D logic, khách hàng là người đồng sáng tạo ra giá trị của dịch vụ và họ cũng chính là nguồn lực chủ động (operant resource) nhằm thay đổi những nguồn lực bị động (operand resource) mà các quan điểm trước đây chưa phân biệt được. Đánh giá của . . . Lòng trung thành 48 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Arnould, E. J., Price, L. L., & Malshe, A. (2006). Toward a cultural resource-based theory of the customer. The service-dominant logic of marketing: Dialog, debate and directions, 320-333. [2]. Barney, J. (1991). Firm resources and sustained advantage. Journal of Management, 17, 99-120. [3]. Bolton, R. N. (2004). Linking marketing to financial performance and firm value. Journal of Marketing, 68(4), 73-75. [4]. Clulow, V., Gerstman, J., & Barry, C. (2003). The resource-based view and sustainable competitive advantage: the case of a financial services firm. Journal of European Industrial Training, 27(5), 220-232. [5]. Cooper, H. M., (1984). The integrative research review: A systematic approach. Applied social research methods series. Beverly Hills, CA: Sage. [6]. Gulati, R., Nohria, N., & Zaheer, A. (2000). Guest editors’ introduction to the special issue: strategic networks. Strategic Management Journal, 21(3), 199-201. [7]. Helfat, C. E. (2000). Guest editor’s introduction to the special issue: The evolution of firm capabilities. Strategic Management Journal, 21(10-11), 955-959. [8]. Hoopes, D. G., Madsen, T. L., & Walker, G. (2003). Guest editors’ introduction to the special issue: why is there a resourcebased view? Toward a theory of competitive heterogeneity.Strategic Management Journal, 24(10), 889-902. [9]. Lippman, S. A., & Rumelt, R. P. (1982). Uncertain imitability: An analysis of interfirm differences in efficiency under competition. The Bell Journal of Economics, 418-438. [10]. Lusch, R. F., & Vargo, S. L. (2006). Service-dominant logic: reactions, reflections and refinements. Marketing theory, 6(3), 281-288. [11]. Lusch, R. F., & Webster Jr, F. E. (2011). A Stakeholder-Unifying, Cocreation Philosophy for Marketing. Journal of Macromarketing, 31(2), 129-134. [12]. Lusch, R. F., Vargo, S. L., & Wessels, G. (2008). Toward a conceptual foundation for service science: Contributions from service-dominant logic. IBM Systems Journal, 47(1), 5-14. [13]. Mowery, D. C., Oxley, J. E., & Silverman, B. S. (1996). Strategic alliances and interfirm knowledge transfer. Strategic Management Journal, 17, 77-91. [14]. Penrose, E. (1959). The theory ofthe growth ofthe firm.JohnW iley& Sons, New York. [15]. Priem, R. L., & Butler, J. E. (2001). Is the resource-based” view” a useful perspective for strategic management research? Academy of management review, 22-40. [16]. Rumelt, R. P. (1991). How much does industry matter? Strategic Management Journal, 12(3), 167-185. [17]. Vargo, S. L., & Lusch, R. F. (2004). The four service marketing myths. Journal of Service Research, 6(4), 324-335. [18]. Wernerfelt, B. (1984). A resourcebased view of the firm.Strategic Management Journal, 5(2), 171-180. [19]. Zaheer, A., & Bell, G. G. (2005). Benefiting from network position: firm capabilities, structural holes, and performance. Strategic Management Journal, 26(9), 809-825. [20]. Zeithaml, V., Bitner, M., & Gremler, D. (2009). Services marketing: Integrating customer focus throughout the firm: McGraw-Hill, Boston.
File đính kèm:
- danh_gia_cua_khach_hang_ca_nhan_ve_nguon_luc_doanh_nghiep.pdf