Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)
Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV là để biết vị thế
của ngân hàng đang ở điểm nào trên con đường cạnh
tranh, từ đó đưa ra chính sách, giải pháp nâng cao hơn
nữa vị thế trên thị trường. Nghiên cứu này sử dụng mô hình CALMS
để đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV với các yếu tố: Hệ thống
kinh doanh lõi và công nghệ; quy mô và mô hình tổ chức kinh doanh;
tiềm lực tài chính, khả năng sinh lời; chất lượng nguồn nhân lực;
thương hiệu, thị phần; dịch vụ ngân hàng và đã khái quát được 6
điểm mạnh, lợi thế và 6 điểm yếu, hạn chế của BIDV. Nghiên cứu này
chủ yếu là định tính, thống kê mô tả và phân tích dữ liệu.
Từ khóa: Tài chính, ngân hàng, cạnh tranh, mô hình
CALMS.
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22(32) - Tháng 05-06/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 24 1. Giới thiệu nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết VN, thành lập vào ngày 26/4/1957. Địa điểm đặt trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) là một trong 5 ngân hàng quốc doanh, được Chính phủ giao nhiệm vụ tài trợ cho các công trình trọng điểm của quốc gia. BIDV đang xây dựng và phát triển để trở thành ngân hàng hiện đại, cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ và trọng tâm là phát triển ngân hàng bán lẻ, đây là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển ở VN. Ngày 25/9/2014, tại Hồng Kông, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) được Tạp chí Asiamoney trao giải thưởng Ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngoại hối tốt nhất VN và Ngân hàng cung cấp Bản tin nghiên cứu và dự báo thị trường ngoại hối tốt nhất VN do khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính bình chọn. Theo đó, BIDV đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước bao gồm cả các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại VN để trong 2 năm liên tiếp (2013-2014) và lần thứ 5 (2007-2009 và 2013-2014) trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất VN do các khách hàng là doanh nghiệp và định chế tài chính bình chọn. Thực tế cho thấy để trở thành ngân hàng có đủ năng lực cạnh tranh quốc tế, thì BIDV còn phải tiếp tục đầu tư trên tất cả các tiêu chí. Vì vậy tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của BIDV là hết cần thiết. Mục tiêu của bài viết là sử dụng mô hình CALMS để đánh giá năng lực cạnh tranh của BID, trên cơ sở khái quát những điểm mạnh và điểm yếu, tồn tại. Để hoàn thành bài viết này, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch - quy nạp, thống kê - mô tả và kết quả thu được như sau: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) NcS. Lê Thị KiM NhạN Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV là để biết vị thế của ngân hàng đang ở điểm nào trên con đường cạnh tranh, từ đó đưa ra chính sách, giải pháp nâng cao hơn nữa vị thế trên thị trường. Nghiên cứu này sử dụng mô hình CALMS để đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV với các yếu tố: Hệ thống kinh doanh lõi và công nghệ; quy mô và mô hình tổ chức kinh doanh; tiềm lực tài chính, khả năng sinh lời; chất lượng nguồn nhân lực; thương hiệu, thị phần; dịch vụ ngân hàngvà đã khái quát được 6 điểm mạnh, lợi thế và 6 điểm yếu, hạn chế của BIDV. Nghiên cứu này chủ yếu là định tính, thống kê mô tả và phân tích dữ liệu. Từ khóa: Tài chính, ngân hàng, cạnh tranh, mô hình CALMS. Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 25 2. Những điểm mạnh, lợi thế Một: Về hệ thống ngân hàng lõi (Corebanking), trong những năm qua, BIDV đã bứt phá rõ nét trên thị trường kinh doanh vốn và tiền tệ bằng nhiều thay đổi tích cực. Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ của BIDV với hệ thống sản phẩm đa dạng, bao gồm 9 dòng sản phẩm chính: 6 dòng sản phẩm phục vụ khách hàng (mua bán ngoại tệ, mua bán vàng miếng, phái sinh lãi suất, phái sinh hàng hóa, sản phẩm cấu trúc, tư vấn phát hành trái phiếu) và 3 dòng sản phẩm tự doanh (ngoại tệ, trái phiếu chính phủ, tiền tệ). Trên cả 2 mảng hoạt động giao dịch liên ngân hàng và giao dịch khách hàng, BIDV đều cho thấy sự chủ động, linh hoạt và chuyên nghiệp, với ưu thế về thời gian giao dịch nhanh chóng, thủ tục thuận tiện, mức giá cạnh tranh. Trên bảng cân đối tài sản của BIDV, tổng thu ròng từ hoạt động này đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2010-2014 và đóng góp khoảng 20-25% vào tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Đặc biệt, với bề dày lịch sử và uy tín hoạt động của một ngân hàng thương mại hàng đầu, hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ của BIDV thừa hưởng và phát triển được nền tảng khách hàng rộng lớn, bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Mạng lưới chi nhánh và khách hàng giao dịch không ngừng được mở rộng. Hiện nay, khách hàng giao dịch ngoại tệ và phái sinh với ngân hàng lên tới hàng chục ngàn khách. Số khách hàng mới trong hoạt động trong các giao dịch này tăng bình quân 20-25%/năm. Khách hàng tư vấn thu xếp phát hành trái phiếu hầu hết là các tổng công ty, tập đoàn nhà nước lớn và các doanh nghiệp tư nhân có uy tín và thương hiệu lớn trong nước, hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề từ kinh doanh bất động sản, khai khoáng, xây lắp, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh đa ngành Khối lượng phát hành trong mỗi giao dịch do BIDV thực hiện khá đa dạng, với các giao dịch có khối lượng vừa (ước 300 tỷ đồng) đến quy mô lớn (3.000 tỷ đồng) với kỳ hạn lên tới 5-10 năm, đáp ứng tối đa và linh hoạt nhu cầu vốn cụ thể của doanh nghiệp. Trong kinh doanh ngoại tệ, doanh số giao dịch của BIDV đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm và nằm trong nhóm các ngân hàng có quy mô, hiệu quả lớn thu được từ hoạt động này. BIDV cũng nổi lên là ngân hàng đi đầu trên thị trường trái phiếu chính phủ ngay từ những ngày đầu mới thành lập, và duy trì là nhà tạo lập thị trường với thị phần giao dịch đứng đầu trên cả thị trường thứ cấp và sơ cấp thị trường. BIDV cũng đặc biệt coi trọng công tác phân tích dự báo thị trường để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ và là ngân hàng thương mại nội địa đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm phân tích, dự báo lãi suất – tỷ giá trên thị trường góp phần giúp các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước cập nhật kịp thời diễn biến thị trường và có quyết định kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Chính sách giá dành cho các sản phẩm của BIDV được thiết kế theo nguyên tắc thị trường, khá linh hoạt và cạnh tranh so với các đối thủ. Trên thị trường liên ngân hàng, BIDV luôn là ngân hàng chào giá tốt nhất trên tất cả các sản phẩm (ngoại tệ, trái phiếu, tiền tệ). Đối với khách hàng doanh nghiệp, BIDV đã xây dựng chính sách giá trên cơ sở tổng hòa lợi ích khách hàng từ nhiều sản phẩm. Với lợi thế của một ngân hàng hàng đầu, mô hình tổ chức của khối vốn chuyên nghiệp, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, giàu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ, BIDV mong muốn góp phần đưa hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ của ngân hàng VN ngày càng gần với các tiêu chuẩn của ngân hàng quốc tế. Hai: Về mô hình tổng quát. Hệ thống SIBS với ưu điểm nổi bật là hệ thống dữ liệu tập trung, định hướng theo khách hàng, xử lý giao dịch trực tuyến, cho phép BIDV có khả năng đưa ra nhanh chóng các sản phẩm mới phục vụ khách hàng trên diện rộng, phát triển các kênh phân phối mới như: Homebanking, Mobilebanking, Internetbanking, ATM, POS, đồng thời làm thay đổi toàn diện nền tảng công nghệ theo hướng hiện đại, đổi mới nghiệp vụ và các hoạt động quản lý kinh doanh của BIDV (tin học hoá hầu hết các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng). Ba: Mô hình hệ thống máy chủ Core Banking, có nền tảng công nghệ theo hướng hiện đại, hệ điều hành OS/400 V5R4, đặt tại 03 địa điểm: Trung tâm xử lý chính (Hà Nội), Trung tâm dự phòng (cách trung tâm xử lý 50km, Hải Dương) và dự phòng nóng (cách trung tâm xử lý 500m, Hà Nội). PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22(32) - Tháng 05-06/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 26 Khi có phát sinh giao dịch, dữ liệu trên máy chủ Production sẽ được đồng bộ gần như tức thời tới các máy chủ dự phòng (BackupHA và BackupDR) thông qua phần mềm MIMIX. Bốn: Mô hình ứng dụng BDS (Branch Delivery System), là hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh, còn gọi là chương trình BDS. Hiện tại các chi nhánh sử dụng chương trình bds làm công cụ để cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Mỗi chi nhánh đều có BDS riêng. Năm: Kho dữ liệu tập trung (DWH), đóng vai trò của bộ phận báo cáo tác nghiệp và quản lý thiết yếu cho ngân hàng. Kho dữ liệu DWH trích rút và chuyển đổi dữ liệu từ hai nguồn dữ liệu chính: SIBS và Treasury. Các phân hệ chính trên SIBS bao gồm: - Phân hệ quản lý thông tin khách hàng - Phân hệ tiền gửi - Phân hệ tiền vay - Phân hệ tài trợ thương mại - Phân hệ chuyển tiền - Phân hệ kế toán tổng hợp - Phân hệ Treasury. Sáu: Hệ thống quản lý thông tin khách hàng. Hệ thống thông tin khách hàng được xây dựng trên cơ sở các tham số và lưu trữ tập trung trong toàn hệ thống BIDV, đảm bảo tính thống nhất về thông tin trong toàn ngân hàng. Mỗi khách hàng có một mã số duy nhất (số CIF) trong toàn ngân hàng. Dựa vào mã số này, hệ thống cho phép vấn tin để xem xét tổng thể cũng như chi tiết các tài khoản của từng khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào. Khi có giao dịch phát sinh, hệ 1 LAN MDC IBM iSeries 570 Production IBM iSeries 570 BackupHA IBM iSeries 570 BackupDR LAN DRC TRUNG TÂM XỬ LÝ HÀ NỘI TRUNG TÂM DỰ PHÒNG HẢI DƯƠNG Cáp quang Băng thông 01Gbps Hình 1: Mô hình hệ thống máy chủ Corebanking của BIDV 1 1 Hình 2: Mô hình các phân hệ chính của Corebanking BIDV Hình 3: Hệ thống phần mềm của BIDV Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 27 thống sẽ cảnh báo đối với những khách hàng “có vấn đề”. Việc đánh giá đầy đủ và toàn diện về khách hàng sẽ thuận tiện cho việc xây dựng chính sách, chiến lược khách hàng. Hệ thống quản lý thông tin khách hàng là một trong những nền tảng cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng: ATM, thẻ tín dụng, POS, Internet Banking, Phone Banking Bảy: Phân hệ tiền gửi. Do dữ liệu được quản lý tập trung, phân hệ tiền gửi mới cho phép giao dịch “gửi nhiều nơi và rút nhiều nơi”, đồng thời cũng cho phép ngân hàng thực hiện “giao dịch một cửa”. Hệ thống được phát triển theo “định hướng khách hàng”, mọi khách hàng đều có tài khoản mở tại ngân hàng. Cách phát triển theo định hướng này cho phép quản lý được số dư tiền gửi chi tiết đến từng khách hàng, từng loại sản phẩm, kỳ hạn, lãi suất,...của từng chi nhánh và toàn hệ thống. Hệ thống được xây dựng trên cơ sở “các tham số” làm tăng tính linh hoạt trong việc quản lý, bổ sung, chỉnh sửa...Hệ thống mới cũng cung cấp thêm các sản phẩm tiền gửi đa dạng và phong phú hơn: Chuyển tiền tự động, chuyển tiền giữa các tài khoản, thấu chi Tiền gửi được chia làm hai loại: Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm) và tiền gửi có kỳ hạn. Tám: Phân hệ tín dụng. Mỗi khách hàng có một mã số khách hàng CIF và một mã số tín dụng (A/A) duy nhất trong toàn hệ thống. Mã số A/A dùng để quản lý hạn mức tín dụng tối đa đối với mỗi khách hàng. Dựa vào số CIF và A/A, khách hàng có thể được vay vốn ở nhiều chi nhánh khác nhau của BIDV. Việc xây dựng sản phẩm, thông tin về tài sản thế chấp cũng như các thông tin khác sử dụng trong khoản vay được thiết lập bằng tham số đã trợ giúp cho việc sửa đổi, bổ sung rất thuận lợi. Nếu chính sách của BIDV cho phép, hệ thống còn có thể hỗ trợ thực hiện giao dịch trực tuyến và các giao dịch liên chi nhánh. Quản lý khoản vay có nhiều cấp độ khác nhau: - CIF: Thông tin khách hàng - Duy nhất trong toàn hệ thống. - A/A: Mã số tín dụng - Duy nhất trong toàn hệ thống. - Facility: Hợp đồng (Hạn mức vay hoặc bảo lãnh) - Gồm 9 cấp độ. - Tài khoản thông thưòng. - Tài khoản chính. - Tài khoản phụ. Việc quản lý nhiều cấp độ như vậy thuận tiện cho việc theo dõi hạn mức của khách hàng từ tổng thể cho đến chi tiết từng loại. Bên cạnh phân hệ tiền vay, hệ thống cũng cung cấp phân hệ Quản lý tài sản đảm bảo kết nối với facility (Hạn mức) trong phân hệ tiền vay. Hệ thống có sự phân biệt giữa hai loại tài khoản: Tài khoản khách hàng và tài khoản GL. Mỗi khoản vay được theo dõi riêng biệt trên một tài khoản, nợ quá hạn được theo dõi thông qua các trạng thái mà không chuyển qua lại giữa các tài khoản kế toán như hệ thống hiện hành. Chín: Tài trợ thương mại. Phân hệ tài trợ thương mại cho phép thực hiện các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ tài trợ thương mại như: Phát hành thư tín dụng nhập khẩu; thanh toán chứng từ theo thư tín dụng; phát hành bảo lãnh nhận hàng; ký hậu vận đơn; chiết khấu chứng từ; thông báo thư tín dụng; cho vay theo hình thức biên lai tín thác;...Hệ thống cho phép cập nhật và sao chép các giao dịch thương mại của các sản phẩm được cung cấp, cho phép kiểm tra hạn mức và cập nhật hạn mức khi thực hiện giao dịch. Hệ thống cũng cung cấp các chức năng kiểm soát, phê duyệt giao dịch trực tuyến đối với những người có thẩm quyền. Người sử dụng có thể thu và tra cứu những khoản ký quỹ, hoàn trả tiền ký quỹ hoặc có thể sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán các khoản đến hạn. Hệ thống tạo các bút toán tổng hợp một cách tự động dựa trên cơ sở các quy định về kế toán do người sử dụng định nghĩa. Hệ thống cũng tự động tạo điện SWIFT/TELEX. Dựa trên các phương pháp tính toán xác định, hệ thống tự động tính lãi, phí phạt, phí hoa hồng và các phí dịch vụ khác. Đồng thời hệ thống cũng tự động tính lãi cộng dồn hàng ngày cho các khoản vay thương mại. Hệ thống cung cấp các báo cáo phục vụ việc quản lý, kiểm toán, các chức năng tra cứu, vấn tin cho các giao dịch và hạn mức khách hàng. Hệ thống có đặc điểm là tham số hoá, tức là sử dụng bảng tham số xử lý tập trung do người dùng định nghĩa để tự động thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại. Để đảm bảo cho việc kiểm soát và an toàn, hệ thống cho phép kiểm soát giao dịch theo 2 cấp độ (cấp dành cho cán bộ thực hiện nhập dữ liệu giao dịch và cấp dành cho kiểm soát viên duyệt giao dịch). Hệ thống có khả năng bảo mật tập trung và hỗ trợ giao dịch đa tiền tệ. Mười: Nghiệp vụ chuyển tiền. Phân hệ chuyển tiền mới có PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22(32) - Tháng 05-06/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 28 khả năng thực hiện các hoạt động thanh toán sau: Mua bán ngoại tệ tiền mặt, Séc du lịch; phát hành Séc ngân hàng ra nước ngoài; thanh toán chuyển tiền mặt cho khách vãng lãi. Khi chuyển tiền ra ngoài hệ thống SIBS, mỗi nghiệp vụ chuyển tiền được thiết lập một sản phẩm chuyển tiền cụ thể. Mỗi giao dịch viên (Teller) được cấp một hạn mức giao dịch. Oficer chỉ thực hiện phê duyệt giao dịch khi hạn mức giao dịch của Teller bị vượt hoặc có sự thay đổi tỷ giá, phí chuyển tiền do Teller thiết lập. Trong hệ thống chuyển tiền mới, mỗi giao dịch chuyển tiền được gắn với một số chuyển tiền (RM No). Có thể kết hợp hoạt động mua bán ngoại tệ trên lệnh chuyển tiền. Phí chuyển tiền được tự động tính dựa trên bảng phí chuyển tiền. Hệ thống có thể phục vụ khách hàng thanh toán nhiều nơi trong hệ thống ... kiểm soát việc tuân thủ hạn mức theo thời gian thực hoặc bất thường. Hệ thống tự động thực hiện các bút toán hạch toán vào GL, tạo thư xác nhận, tính toán giá cả, lãi suất,và cho phép đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá mức độ rủi ro khi có sự biến động của thị trường. Hoạt động Treasury được thực hiện tập trung tại Hội sở chính và sẽ đưa thêm hai điểm giao dịch SGD1 và Chi nhánh TPHCM. 3. Một số điểm yếu, hạn chế Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống SIBS đã hoạt động ổn định với ước tính lượng giao dịch, dữ liệu của BIDV đã tăng trưởng khoảng 550% (tăng gấp 5.5 lần so với thời điểm triển khai). Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng (hơn 9 năm), quản lý gần 6 triệu khách hàng, hệ thống SIBS cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể như sau: Một: Về mặt kỹ thuật. Hai máy chủ iSeries 570 đặt tại Trung tâm xử lý bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 2/2006 đến nay đã hơn 7 năm. Với mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng là gần 30% mỗi năm và tổng số lượng giao dịch trên toàn hệ thống SIBS tăng trưởng bình quân 15%-20% mỗi năm. BIDV đã tiến hành mở rộng hết phần tài nguyên (CPU, Memory) đang tích hợp sẵn trên máy để tăng năng xử lý của hệ thống. Cụ thể: Sau khi triển khai mở rộng tài nguyên trên máy chủ iSeries 570, thời gian Batchrun đã giảm xuống 01 tiếng, hệ thống iSeries 570 Production và BackupHA chạy khá ổn định, năng lực xử lý của hệ thống được gia tăng góp phần nâng cao chất lượng công tác vận hành của Trung tâm xử lý. Tuy nhiên, dung lượng dữ liệu hiện tại tăng trưởng rất nhanh, quá trình vận hành phải liên tục dọn dẹp để duy trì hoạt động ở trạng thái an toàn <85% dung lượng đĩa cứng, dung lượng dữ liệu hiện tại đang chiếm khoảng 75%. Do vậy Trung tâm CNTT đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tối ưu hóa hệ thống, cụ thể như: Phân tải để Tài nguyên máy chủ Production/ BackupHA Trước khi kích hoạt Sau khi kích hoạt Số bộ xử lý (Processors) 5 Active 8 Active Dung lượng bộ nhớ (Memory) 32 GB 64 GB Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 29 5-7 năm lại đây nhằm phù hợp với khả năng phát triển của công nghệ và mục tiêu quản trị tập trung, giảm thiểu rủi ro vận hành, tác nghiệp. Hệ thống SIBS hiện tại chưa đáp ứng đầy đủ theo mô hình quản lý CNTT tập trung mà BIDV đang từng bước triển khai (do vẫn duy trì máy chủ, dữ liệu, chương trình BDS được cài đặt tại chi nhánh và do chi nhánh quản lý). Ba: Về an toàn, bảo mật. Mô hình tổng thể của hệ thống SIBS được chia làm 02 cấu phần chính: Cấu phần Core (tại Trung tâm xử lý) và cấu phần BDS (tại chi nhánh) được bảo mật dữ liệu như: Phân lớp mạng để hạn chế người không có quyền có thể truy cập máy chủ và triển khai các hàn bảo mật dữ liệu. Các biện pháp bảo mật cho máy chủ BDS đặt tại chi nhánh bao gồm: Thiết lập Firewall tại máy chủ để đảm bảo an toàn, triển khai hệ thống xác thực hai yếu tố, qua đó bổ sung thêm một yếu tố để xác thực người dùng (One Time Password). Mô hình bảo mật này đã bộc lộ nhiều bất cập do phải duy trì một hệ thống các BDS (gồm: máy chủ, CSDL, phần mềm) tại tất cả các chi nhánh của BIDV. Bốn: Mức độ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, quản trị điều hành và phát triển dịch vụ. Khi triển khai hệ thống SIBS, quy trình nghiệp vụ của BIDV được thay đổi hoàn toàn (chuyển từ phương thức quản lý tài khoản sang quản lý theo khách hàng), cán bộ BIDV chưa nắm được nhiều cấu phần/chức năng trên SIBS, dẫn đến sau triển khai đã phải chỉnh sửa/nâng cấp rất nhiều (BIDV đã phê duyệt, triển khai 2 dự án nâng cấp SIBS với tổng kinh phí đạt 1.350.000 USD, tuy nhiên hiện nay vẫn đang tiếp tục phát sinh thêm nhiều yêu cầu mới từ phía các Ban nghiệp vụ và đòi hỏi cần phải tiếp tục nâng cấp hệ thống SIBS). Hệ thống SIBS đã hỗ trợ việc tham số hóa để tạo ra các sản phẩm mới, tuy nhiên các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên SIBS chủ yếu là cơ bản, truyền thống và không đáp ứng triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại (tham số tại các phân hệ chưa linh hoạt, chi phí để phát triển các sản phẩm mới rất cao do thường xuyên phải chỉnh sửa chương trình để tạo sản phẩm mới). Việc tích hợp các sản phảm dịch vụ mới rất khó khăn: Đã phát sinh nhiều nghiệp vụ mới với nhiều sản phẩm đặc thù không thể phát triển, nâng cấp trên hệ thống SIBS, do vậy Trung tâm CNTT đã phải xây dựng rất nhiều chương trình bên ngoài kết nối vào hệ thống SIBS, dẫn đến Chi nhánh phải thao tác trên rất nhiều chương trình và ảnh hưởng đến tải của hệ thống SIBS (do quá nhiều chương trình kết nối vào). Hệ thống SIBS được phát triển và triển khai đã khá lâu nên thiết kế nội tại của hệ thống nói chung chưa sẵn sàng đáp ứng đối với những hệ thống mới phát triển mạnh mẽ hiện nay (Hệ thống thẻ, Internet Banking/Mobile Banking, MIS, CRM, Contrac Center, ERP, Hệ thống quản lý phân bổ thu nhập chi phí, v.v..) Điều này dẫn đến hạn chế lớn đối với hệ thống SIBS là khó khăn trong tích hợp và kết nối với các hệ thống khác. Trên thực tế, tối ưu hóa hệ thống; giảm tải cho máy chủ chính (Production) bằng cách chuyển một số phân hệ sang máy chủ HA và DR; định kỳ dọn dẹp dữ liệu trên các phân hệ; tinh chỉnh, tối ưu hóa hoạt động của cơ sở dữ liệu. Các giải pháp trên cũng chỉ là giải pháp tạm thời bởi vì theo thiết kế ban đầu hệ thống SIBS và các phân hệ liên quan được vận hành trên 1 máy Production và các máy dự phòng HA, DR đóng vai trò là máy Production khi máy chủ chính gặp sự cố (hiện nay nếu chuyển toàn bộ các phân hệ từ máy HA, DR về chạy trên máy Production thì chắc chắn sẽ bị quá tải). Do vậy, nếu rủi ro có sự cố ở mức thảm họa đối với máy chủ chính thì hệ thống SIBS không thể vận hành với đầy đủ chức năng. Hai: Về mô hình, kiến trúc, công nghệ. Hệ thống SIBS được nhà thầu SILVERLAKE xây dựng theo Module (tức có thể cung cấp theo mudule riêng lẻ), do vậy cấu trúc SIBS phức tạp và không thống nhất (phía SILVERLAKE đang phải duy trì đội ngũ kỹ thuật khá lớn để có thể đáp ứng bảo trì tất cả các phân hệ). Đây là hệ thống lớn, phức tạp cả về kỹ thuật và nghiệp vụ (như: Phát triển trên nhiều nền tảng hệ điều hành, đa dạng ngôn ngữ lập trình, hệ CSDL) và được xây dựng trên nền công nghệ cũ (triển khai tại BIDV từ năm 2003 và đã sử dụng tại các ngân hàng khác tại Malaysia từ những năm 2000). Hệ thống SIBS được xây dựng trên kiến trúc Client/Server tại chi nhánh, là kiến trúc phân tán đã được các nhà cung cấp Core bắt đầu thay đổi trong khoảng PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22(32) - Tháng 05-06/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 30 khi triển khai các hệ thống mới (như hệ thống Internet Banking/ Mobile Banking, hệ thống thẻ MasterCard, Treasury,..) BIDV đều phải trả chi phí lớn (về tài chính, thời gian, công sức ...) cho việc tích hợp và kết nối với SIBS. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai các dự án quan trọng này. Năm: Kênh giao dịch tại chi nhánh Hệ thống được phát triển trên nền công nghệ cũ (java 1.3), không phù hợp với khả năng phát triển của công nghệ và mục tiêu quản trị tập trung nhằm giảm thiểu rủi ro vận hành, tác nghiệp. Các module phân hệ vận hành, tác nghiệp phát triển trên nền công nghệ cũ (java 1.3), không phù hợp với khả năng phát triển của công nghệ và mục tiêu quản trị tập trung đối với các hệ thống khác. Việc quản lý phân tán chương trình tại các chi nhánh gây ra nhiều bất cập trong quá trình quản lý, vận hành như: Chi nhánh không chủ động và sẵn sàng với các phiên bản nâng cấp chương trình/CSDL từ Trung tâm. Không xử lý/ đáp ứng được yêu cầu khi xảy ra các sự cố ngoài khả năng và tầm kiểm soát tại chi nhánh. Việc chi nhánh quản lý toàn bộ BDS (Database, User, nhóm quyền, hạn mức, ) do đó có thể tạo User, đổi mật khẩu, cài đặt BDS giả để thực hiện giao dịch, Việc chi nhánh quản lý hoàn toàn quyền quản trị, cấp phát User, nhóm quyền,... sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vận hành chủ quan do con người gây ra. Về ứng dụng còn quá nhiều lỗi phát sinh trong quá trình hỗ trợ, quản trị vận hành, làm giảm hiệu suất khai thác hệ thống, mất nhiều công sức hỗ trợ, vận hành. Tốn chi phí nhân lực cho việc quản trị, quản lý hơn 150 hệ thống BDS phân tán tại các chi nhánh. Trình độ của các cán bộ CNTT, môi trường công nghệ trong khu vực tại các chi chánh không đồng đều (đặc biệt là đối với chi nhánh xa các trung tâm chính trị - hành chính) gây nhiều hạn chế và rủi ro trong công tác quản trị, vận hành hệ thống. Một số chi nhánh điều kiện về phòng máy chủ chưa được đảm bảo (theo quy định...), ví dụ về hệ thống cảnh báo phòng máy chủ, điện, nhiệt độ, hệ thống chống sét Sáu: Các lỗi đã phát sinh/ tồn tại do hiệu năng của hệ thống kém Hệ thống SIBS đã phát sinh một số lỗi khá nghiêm trọng, Trung tâm CNTT đã đề nghị nhiều lần mà ngay chính nhà thầu Silverlake vẫn chưa có giải pháp xử lý (các ngân hàng khác cũng gặp lỗi tương tự) như: Quá tải thời gian kết thúc cuối - ngày/tháng/năm (Batchrun): Từ năm 2010, Trung tâm - CNTT đã nghiên cứu và đã phối hợp với phía Silverlake triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thời gian Batchrun, tuy nhiên cùng với tăng trưởng dữ liệu/giao dịch trên hệ thống và số lượng chương trình kết nối vào, thời gian Batchrun vẫn ngày càng tăng dần lên. Hệ thống SIBS có thời gian - chạy cuối ngày (Batchrun) hiện nay là 6 tiếng, trong khi có hệ thống Corebanking khác yêu cầu chạy Batchrun cuối ngày nhưng thời gian chạy Batchrun tương đối ngắn 1-2 tiếng (như: T24, FlexCube). Thậm chí có hệ thống Core Banking có thể chạy không ngừng (Non-stop), không cần chạy Batchrun. - Quá tải về giao dịch (Timeout): Trung tâm CNTT đã phối hợp, đôn đốc phía SILVERLAKE nhiều lần, nhưng hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân/giải pháp khắc phục, lỗi này tuy ít phát sinh nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác dữ liệu giao dịch tại các chi nhánh (do SIBS gửi sai thông tin trạng thái giao dịch về BDS tại chi nhánh). Hệ thống ATM hiện tại có khoảng 1.200 máy ATM với 2,8 triệu thẻ, (trung bình phát hành khoảng 6.000 thẻ/1 ngày); các Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 31 giao dịch ATM và các giao dịch phát hành thẻ nội địa đều được xử lý trên ATM Host, các job Online này thường xuyên chiếm CPU rất lớn trên máy AS400. Sau khi dự án Master hoàn thành triển khai, trên SIBS sẽ chỉ còn cấu phần phát hành thẻ và quản lý hạn mức thẻ nội địa, các cấu phần này không liên quan nhiều đến các phân hệ khác trên SIBS. Phân hệ ATM Host của SILVERLAKE đã quá cũ và hiện nay phía SILVERLAKE không tập trung nhân lực cho phân hệ ATM (không có chuyên gia hỗ trợ tại VN) Bảy: Kho dữ liệu thực sự hỗ trợ BIDV trong việc báo cáo mềm dẻo, hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt cho công tác điều hành. Cụ thể: DWH không được xây dựng − theo mô hình ngân hàng chuẩn: Vì vậy, không có khả năng tổng hợp các dữ liệu phân tán từ nhiều nguồn ứng dụng và thông tin riêng biệt trong và ngoài ngân hàng. DWH không được xây dựng − trên một hạ tầng Siêu dữ liệu (metadata) vững chắc: Do đó, định nghĩa và thuộc tính của các trường thông tin dữ liệu không được xác định gây nên tình trạng dữ liệu sai lệch, không nhất quán, thông tin khó tìm kiếm, khó sử dụng cho người dùng cuối. Tám: Hệ thống báo cáo hỗ trợ chi nhánh nặng nề, trùng hợp và thiếu sót (chuyển dữ liệu thô hàng ngày xuống cho hơn 100 chi nhánh là một quy trình tương đối nặng nề, tốn kém tài nguyên và không đáp ứng được nhu cầu kịp thời của các chi nhánh),. Đã phát sinh những nội dung yêu cầu nâng cấp, sửa chữa đối với hệ thống SIBS rất khó có thể thực hiện được (như: Sửa đổi đáp ứng yêu cầu tràn số dư đối với tài khoản Kho bạc Nhà nước, sửa đổi đáp ứng yêu cầu phân bổ thu nhập chi phí,...). Đội ngũ hỗ trợ của Silverlake hiện nay thiếu những chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm. Hiện tại, phần lớn những cán bộ của Silverlake đã triển khai hệ thống SIBS hoặc nắm rõ, có kiến thức sau về hệ thống SIBS không tham gia bảo trì hệ thống SIBS của BIDV và số nhiều đã chuyển khỏi Silverlake. 4. Kết luận Năng lực cạnh tranh của BIDV khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh trên các mặt: Mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp ở cả 63 tỉnh thành và đang mở rộng hoạt động ở các nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Myanmar) và một số nước châu Âu (Séc, Nga). Ngân hàng đi đầu trong việc phát triển sản phẩm phái sinh, đặc biệt là phái sinh hàng hóa; là ngân hàng có truyền thống phục vụ đầu tư phát triển cho quốc gia; có quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước và chính phủ, được tiếp nhận các nguồn vốn lớn ODA và ủy thác từ các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới. BIDV là một trong những NHTM hàng đầu VN; có tầm ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính - ngân hàng. Với thương hiệu lâu đời và quy mô vững chắc cùng quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước. Có hoạt động quản lý vốn ủy thác chuyên nghiệp, bài bản và uy tín. Nguồn nhân lực ổn định và được đào tạo bài bản. Mạng lưới rộng khắp tại các tỉnh thành trong cả nước; hệ thống CNTT mạnh và có chiến lược chú trọng đầu tư cho CNTT; mối quan hệ với các khách hàng truyền thống được củng cố và tăng cường hợp tác nhiều mặt; là ngân hàng dẫn đầu về tài trợ dự án. là ngân hàng đi đầu về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. (Định hạng quốc tế Moody’s; thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực VAS và IFRS). Bên cạnh điểm mạnh thì cũng lộ điểm yếu của BIDV như: Cơ chế thu hút người tài chưa có tính cạnh tranh trên thị trường. Cơ chế thu nhập chưa tạo được biến chuyển đột phá trong việc tạo môi trường lao động cạnh tranh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Chưa tạo được sự khác biệt lớn trong sản phẩm dịch vụ. Công tác phát triển thương hiệu mới chỉ được chú trọng ở một số thành phố lớn, nhận diện thương hiệu chưa được triển khai thống nhất trên toàn hệ thống. Cơ cấu hoạt động kinh doanh, cơ cấu khách hàng; cơ cấu thu nhập chưa được đa dạng hóa. Chất lượng tín dụng dù đã được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao hơn trung bình ngành (TB ngành 2010: 1,8%). Từ thực trạng này, để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cần có giải pháp đồng bộ và toàn diện hơnl TÀI LIỆU THAM KHẢO Bản tin Công nghệ thông tin BIDV tháng 8,9,10/2013, tháng 7,8,9,10,11/2014. (Ngày truy cập 15 tháng 12 năm 2014) (Ngày truy cập 15 tháng 08 năm 2014) (Ngày truy cập 15 tháng 08 năm 2014) (Ngày truy cập 15 tháng 08 năm 2014) Trịnh Quốc Trung (2004), Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại VN đến năm 2010, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
File đính kèm:
- danh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_pha.pdf