Giáo trình Chương 3 Triển vọng của ASEAN +3, tác động của nó tới ASEAN và Việt Nam
3.1. Triển vọng của ASEAN+3
Triển vọng của ASEAN+3 sẽ như thế nào trong hoàn cảnh
thuận lợi cũng nhiều, khó khăn cũng lắm như vậy? Để trả lời
câu hỏi này, có ít nhất sáu vấn đề cần giải đáp.
1. ASEAN+3 có triển vọng chắc chắn không?
2. Nếu không chắc chắn, liệu ASEAN+3 có tồn tại hay không?
3. Nếu có thể tồn tại, ASEAN+3 có khả năng phát triển không?
4. Nếu có khả năng phát triển, lĩnh vực và mức độ hợp
tác đa phương trong ASEAN+3 thế nào?
5. Nếu hợp tác tăng lên, khuôn khổ và cơ cấu của ASEAN+3 có
thay đổi không?
6. Nếu các khả năng trên đều có, mô hình thể chế tương
lai của ASEAN+3 có thể như thế nào?
Đối với câu hỏi đầu tiên, triển vọng của ASEAN+3 là
không chắc chắn và khó dự báo. Cho dù sự hình thành của
thể chế này phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu
vực, phù hợp với lợi ích của các quốc gia thành viên, tương lai
của ASEAN+3 vẫn khó đoán định. Cho dù xu thế hợp tác
Đông Á có thể không thay đổi nhưng các hình thức thể chế
khu vực mà ASEAN+3 là một trong số đó vẫn có thể thay đổi.
Hiện nay, ASEAN+3 đang trong quá trình vận động với
những diễn biến khó đoán. Mối quan hệ hợp tác đa phương
trong ASEAN+3 đã được định hình nhưng vẫn chưa chắc
chắn. ASEAN+3 được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác đa
phương. Một khi hợp tác đa phương thay đổi, thể chế cũng sẽ
thay đổi theo. Bởi thế, ASEAN+3 vẫn có thể thay đổi.
Tính chưa chắc chắn trong triển vọng của hợp tác đa
phương ASEAN+3 được quy định bởi nhiều nhân tố khác
nhau. Trong đó có nhân tố tương đối ổn định và nhân tố bất
ổn định. Các vấn đề được nêu trong chương 2 chính là nơi
chứa đựng những nhân tố tương đối ổn định không có lợi cho
hợp tác đa phương ASEAN+3. Gọi là tương đối ổn định bởi sự
hiện diện kéo dài của chúng. Các vấn đề này không hề nhỏ,
tác động của chúng khá mạnh và toàn diện. Thậm chí, một số
vấn đề trong số chúng còn chứa đựng khả năng chấm dứt hợp
tác ASEAN+3. Việc khắc phục chúng khá khó khăn và đòi hỏi
thời gian lâu dài. Chính sự tồn tại của các vấn đề trên khiến
cho triển vọng của ASEAN+3 khó xác định. Trong nhiều năm
tới, chúng vẫn tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ lên
tiến trình hợp tác đa phương ASEAN+3.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chương 3 Triển vọng của ASEAN +3, tác động của nó tới ASEAN và Việt Nam
191 192 Chương 3 TRIỂN VỌNG CỦA ASEAN+3, TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ASEAN VÀ VIỆT NAM 3.1. Triển vọng của ASEAN+3 Triển vọng của ASEAN+3 sẽ như thế nào trong hoàn cảnh thuận lợi cũng nhiều, khó khăn cũng lắm như vậy? Để trả lời câu hỏi này, có ít nhất sáu vấn đề cần giải đáp. 1. ASEAN+3 có triển vọng chắc chắn không? 2. Nếu không chắc chắn, liệu ASEAN+3 có tồn tại hay không? 3. Nếu có thể tồn tại, ASEAN+3 có khả năng phát triển không? 4. Nếu có khả năng phát triển, lĩnh vực và mức độ hợp tác đa phương trong ASEAN+3 thế nào? 5. Nếu hợp tác tăng lên, khuôn khổ và cơ cấu của ASEAN+3 có thay đổi không? 6. Nếu các khả năng trên đều có, mô hình thể chế tương lai của ASEAN+3 có thể như thế nào? Đối với câu hỏi đầu tiên, triển vọng của ASEAN+3 là không chắc chắn và khó dự báo. Cho dù sự hình thành của thể chế này phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực, phù hợp với lợi ích của các quốc gia thành viên, tương lai của ASEAN+3 vẫn khó đoán định. Cho dù xu thế hợp tác Đông Á có thể không thay đổi nhưng các hình thức thể chế khu vực mà ASEAN+3 là một trong số đó vẫn có thể thay đổi. Hiện nay, ASEAN+3 đang trong quá trình vận động với những diễn biến khó đoán. Mối quan hệ hợp tác đa phương trong ASEAN+3 đã được định hình nhưng vẫn chưa chắc chắn. ASEAN+3 được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương. Một khi hợp tác đa phương thay đổi, thể chế cũng sẽ thay đổi theo. Bởi thế, ASEAN+3 vẫn có thể thay đổi. Tính chưa chắc chắn trong triển vọng của hợp tác đa phương ASEAN+3 được quy định bởi nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó có nhân tố tương đối ổn định và nhân tố bất ổn định. Các vấn đề được nêu trong chương 2 chính là nơi chứa đựng những nhân tố tương đối ổn định không có lợi cho hợp tác đa phương ASEAN+3. Gọi là tương đối ổn định bởi sự hiện diện kéo dài của chúng. Các vấn đề này không hề nhỏ, tác động của chúng khá mạnh và toàn diện. Thậm chí, một số vấn đề trong số chúng còn chứa đựng khả năng chấm dứt hợp tác ASEAN+3. Việc khắc phục chúng khá khó khăn và đòi hỏi thời gian lâu dài. Chính sự tồn tại của các vấn đề trên khiến cho triển vọng của ASEAN+3 khó xác định. Trong nhiều năm tới, chúng vẫn tồn tại và tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ lên tiến trình hợp tác đa phương ASEAN+3. 193 194 Các nhân tố này đang gây ra những tác động không thuận lợi cho tiến trình này từ cả môi trường bên ngoài lẫn môi trường bên trong. Không chỉ tạo ra tính không chắc chắn cho hợp tác đa phương ASEAN+3, các nhân tố đó còn góp phần tạo ra sự nghi ngờ về vai trò thực sự, hiệu quả hợp tác, tương lai thể chế hoá và thậm chí là cả khả năng tồn tại của ASEAN+3. Từ đó, sự kỳ vọng và tinh thần dấn thân vào ASEAN+3 bị giảm sút, làm yếu đi cơ sở chủ quan cho hợp tác đa phương ASEAN+3. Như trong chương 2 đã trình bày, chính sự tồn tại của các nhân tố này khiến cho ASEAN+3 hiện nay vẫn chưa ổn định và đang vận động khó khăn. Và sự khó khăn này được tin là sẽ tiếp tục trong tương lai bất chấp những thuận lợi không nhỏ đối với tiến trình này. Do quy mô và mức độ tác động khá lớn của các vấn đề đó, việc khắc phục chúng như thế nào sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của hợp tác đa phương ASEAN+3. Bên cạnh đó, triển vọng của ASEAN+3 còn khó đoán định hơn bởi sự tác động từ các nhân tố bất ổn định. Đó là các nhân tố thường xuất phát từ những nguyên nhân tình huống và yếu tố chủ quan. Chúng được gọi là bất ổn định bởi sự tồn tại không thường xuyên và tính dễ thay đổi của chúng. Mọi thể chế, mọi quan hệ hợp tác quốc tế trên thế giới đều chịu tác động bởi các nhân tố này nhưng khả năng chịu đựng và hoá giải là khác nhau. Trong trường hợp Đông Á với ASEAN+3, khả năng tác động của các nguyên nhân tình huống là lớn bởi nhiều lý do. Sự tồn tại các vấn đề nêu trong chương 2 chính là nguồn tạo ra các tình huống không có lợi cho hợp tác đa phương ASEAN+3. Sự đa dạng lớn là môi trường thuận lợi cho các tình huống phát sinh. Lòng tin còn yếu là mảnh đất tốt cho sự khuyếch đại tác động tiêu cực của tình huống. Tình hình khu vực vẫn phức tạp nên tình huống dễ thay đổi và tác động là khó lường. Bên cạnh đó, ASEAN+3 chưa có sự phát triển chắc chắn nên khả năng đối phó của nó với các tình huống chưa cao. Điều này càng làm cho nó dễ bị tác động nhiều hơn bởi các nguyên nhân tình huống. Một nhân tố bất ổn định khác là tính chủ quan vẫn ngự trị đáng kể trong quan hệ quốc tế khu vực Đông Á. Chính nhân tố chủ quan này đã khiến quan hệ quốc tế nói chung khó dự báo. Đối với Đông Á, tính chủ quan còn có khả năng lớn hơn nhiều nơi khác. Ở đây, cái tôi và chủ nghĩa quốc gia còn lớn, tâm lý lịch sử và sức nặng tình cảm còn mạnh nên chính sách đối ngoại dễ bị tác động bởi các yếu tố chủ quan. Ở một số nước Đông Á, do mức độ dân chủ và mức độ đại diện cho toàn xã hội không cao nên tính chủ quan cá nhân vẫn còn khá lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại. Hơn nữa, khả năng hạn chế tính chủ quan cũng không cao do mức độ thể chế hoá chưa sâu sắc, ý chí tuân thủ thoả thuận còn yếu, các nguyên tắc vẫn có thể được thay đổi. Nhìn chung ở Đông Á, sự ràng buộc của cái chung còn yếu, sự đa dạng của cái riêng còn cao. Vì thế, tính chủ quan vẫn có chỗ đứng đáng kể trong hợp tác đa phương ASEAN+3, làm cho tiến trình này chưa ổn định, triển vọng của ASEAN+3 chưa chắc chắn. Sự thay đổi lãnh đạo, sự biến động bên trong, một ý đồ tập hợp lực lượng, một toan tính cá nhân, một tranh chấp 195 196 nảy sinh, một tình huống mới xuất hiện trong khi ASEAN+3 vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng đều có thể tác động đến sự vận động bình thường của nó. Khả năng tác động này còn lớn hơn trong trường hợp liên quan đến nước lớn, liên quan đến các lĩnh vực và vấn đề nhạy cảm như chủ quyền quốc gia hay tranh chấp quyền lực chẳng hạn. Chính triển vọng không chắc chắn nói trên của ASEAN+3 đã dẫn đến câu hỏi thứ hai: Liệu ASEAN+3 có tồn tại được hay không. Ngay từ khi mới thành lập ASEAN+3, câu hỏi này đã được đặt ra. Từ năm 1999, câu hỏi này ít được đặt ra hơn cho dù vẫn còn sự nghi ngờ. Gần đây, khi EAS được hình thành, câu hỏi này lại quay trở lại. Trên thực tế, người ta không nghi ngờ về sự cần thiết và giá trị của ASEAN+3 nhưng lại có sự băn khoăn liệu khuôn khổ này có thể vượt qua khó khăn để tồn tại hay không. Bị vướng mắc trong một mớ khó khăn, ASEAN+3 có thể bị chấm dứt hoặc được thay thế bằng hình thức thể chế khác? Những vấn đề được nêu trong chương 2 cho thấy khả năng đe dọa sự tồn tại của ASEAN+3 là có thật và không nhỏ. Nhưng trên thực tế, các vấn đề trên không chỉ có tác động một chiều đối với sự tồn tại của ASEAN+3. Các vấn đề đó đều chứa đựng những tác động tích cực và tiêu cực đối với hợp tác đa phương ASEAN+3. Tính hai mặt của tác động cũng nằm trong những tiền đề quy định khả năng hợp tác đa phương khu vực như đã trình bày trong phần 1.1. Trong đó, tác động chung lớn nhất từ các vấn đề này chính là sức ép thúc đẩy hợp tác đa phương nhằm duy trì môi trường ổn định cho khu vực và sự phát triển cho quốc gia. Là một thể chế được lập ra để hợp tác, ASEAN+3 dễ tồn tại hơn trong bối cảnh hợp tác và khó tồn tại hơn trong bối cảnh xung đột. Như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hợp tác hiện nay đã trở thành xu thế lớn trên cả cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Vì thế, trong bối cảnh đó, ASEAN+3 có nhiều lý do để tồn tại hơn là không tồn tại. Nhìn chung, xu hướng tăng cường hợp tác đa phương của ASEAN+3 vẫn sẽ được tiếp tục. Niềm tin này là có cơ sở bởi những lý do sau: Sự tồn tại của các tiền đề địa lý, lịch sử, văn hoá-xã hội, an ninh-chính trị và kinh tế đang góp phần tạo ra xu hướng khu vực hoá và sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực Đông Á. Xu hướng tăng cường hợp tác đa phương ASEAN+3 là sự phát triển phù hợp với môi trường quốc tế và xu thế hợp tác chung của thế giới. Nó có được động lực mạnh mẽ từ nhận thức và lợi ích chung của các nước thành viên đối với hợp tác đa phương khu vực vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng. Xu hướng này được sự ủng hộ của lịch sử, của các cố gắng xây dựng thể chế khu vực sau Chiến tranh lạnh và của những tiến bộ đạt được trong hợp tác đa phương ASEAN+3. Trong 10 năm qua, hầu hết các nước đều có thêm cơ hội phát triển và đã được hưởng lợi ít nhiều từ quá trình này. Tất cả những nhân tố trên đang góp phần quy định khả năng tồn tại tiếp tục của khuôn khổ hợp tác này. Trong những tình huống xấu đi, ASEAN+3 vẫn có thể tồn tại ít nhất như nó đã từng ban đầu, tức là một cuộc họp đơn 197 198 thuần của ba ASEAN+1 trong khuôn khổ ASEAN PMC. Đơn giản là vì sự tồn tại của ASEAN+3 cần thiết đối với các nước thành viên. ASEAN sẽ cố giữ hình thức này vì điều đó giúp cho việc duy trì vai trò của ASEAN trong khu vực. Còn ba nước Đông Bắc Á thì vẫn có một diễn đàn để trao đổi các vấn đề khu vực và duy trì quan hệ với ASEAN. Các nước ASEAN và Hàn Quốc cần ASEAN+3 để hạn chế áp lực từ các nước lớn. Trung Quốc và Nhật Bản cần ASEAN+3 để kiềm chế lẫn nhau và Trung Quốc thì còn có thêm lý do làm giảm áp lực từ phía Mỹ. Tất cả chúng đều cần ASEAN+3 để thúc đẩy hợp tác phát triển, kiềm chế xung đột và đảm bảo an ninh. Và trong bối cảnh toàn cầu hóa, tất cả chúng đều cần ASEAN+3 để nâng cao tiếng nói của mình trong quan hệ với bên ngoài. Những điều này cho thấy ASEAN+3 có khả năng tồn tại ngay cả khi tình hình không hoàn toàn thuận lợi. Do đó, khả năng ASEAN+3 bị chấm dứt và thay thế bằng hình thức thể chế khác là tương đối ít. Cho dù ASEAN+3 đang gặp nhiều khó khăn, đang gặp thách thức từ APEC và EAS, cơ hội cho ASEAN+3 tồn tại vẫn lớn hơn so với khả năng trên. Đối với những thách thức từ APEC và EAS, ASEAN+3 ngay từ đầu đã được cố gắng định hướng như một cơ chế bổ sung và tìm cách hạn chế sự chồng chéo với các thể chế khu vực khác. Hơn nữa, sự tồn tại của ASEAN+3 cũng đang được hi vọng đóng góp ít nhiều cho tự do hoá thương mại trong APEC và tạo tiền đề thể chế cho EAS. Khi các thể chế đi cùng một hướng, không dẫm lên chân nhau, không ngáng trở nhau thì sự tồn tại của ASEAN+3 là hoàn toàn có thể. Như vậy, về đại thể, cơ hội tồn tại của ASEAN+3 là có. Bên cạnh những xu thế chung của thế giới, khu vực và trong từng quốc gia thành viên đang ủng hộ tiến trình ASEAN+3, việc ASEAN+3 tồn tại và phát triển được trong 10 năm qua bất chấp khó khăn vẫn còn đó đã chứng tỏ sức sống nhất định của nó, chứng tỏ khả năng tồn tại tiếp tục của nó. Vậy một khi có thể tồn tại, khả năng phát triển của nó sẽ ra sao? Vị trí vai trò của ASEAN+3 đối với hợp tác khu vực sẽ như thế nào? Đây chính là câu hỏi thứ ba liên quan đến triển vọng của ASEAN+3. Hoặc ASEAN+3 sẽ chỉ tồn tại một cách hình thức với vai trò yếu ớt, hoặc ASEAN+3 sẽ ngày càng phát triển và trở thành thể chế khu vực quan trọng, hoặc ASEAN+3 rơi vào tình trạng ở giữa hai mức trên tức là có tiến triển nhưng chậm chạp và vai trò của nó chỉ là mức vừa phải. Khả năng đầu tiên của ASEAN+3 tồn tại chỉ về hình thức với những hoạt động không thực chất của ASEAN+3 là có. Những khó khăn quá lớn và không được giải quyết trong quá trình hợp tác đa phương ASEAN+3 sẽ khiến nó có thể bị rơi vào tình trạng này. Thậm chí các nguyên nhân tình huống cũng có thể gây ra sự cầm chừng hay tê liệt trong hoạt động. Khi đó, ASEAN+3 có thể vẫn tồn tại vì sự cần thiết duy trì đối thoại cho tương lai hơn là cố gắng phát triển hợp tác về thực chất. Tình trạng như thế sẽ khiến vai trò của nó đối với hợp tác đa phương khu vực trở nên yếu ớt. Tình trạng này không hề hiếm trong thực tế thể chế ở Đông Á như đã từng xảy ra với 199 200 những trường hợp được coi là thành công hơn cả là ASEAN hay APEC trong những năm đầu hoạt động và trong chừng mực nào đó là cả ARF hiện nay. Mặc dù khả năng này là có nhưng không còn cao trong bối cảnh hiện nay. Tình hình quốc tế, điều kiện khu vực, lợi ích của các nước thành viên đều dẫn đến yêu cầu phải có một thể chế hợp tác đa phương cho Đông Á có tính thực chất chứ không phải hình thức. Một sự thiếu thực chất sẽ đồng nghĩa với việc không tồn tại. Khả năng thứ hai là ASEAN+3 sẽ ngày càng phát triển với tốc độ cao và trở thành thể chế khu vực quan trọng. Xét về mặt tiềm năng, khả năng này là có thể, nhất là khi Đông Á chưa có một tổ chức hợp tác thuần khu vực nào cả ngoài ASEAN+3. Khả năng này còn được phản ánh trong vai trò đang có hiện nay của ASEAN+3 và sự kỳ vọng vào nó. Tuy nhiên, như chương 2 đã đề cập, ASEAN+3 đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề trong hợp tác nội khối. Việc giải quyết các vấn đề này khá khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian. Mức độ thể chế hoá của nó còn lâu mới thoát khỏi tình trạng lỏng lẻo nên khả năng thống nhất nỗ lực không cao, khả năng ứng phó linh hoạt thấp. ASEAN+3 cũng đang gặp phải sự cạnh tranh của APEC, EAS và ARF về vai trò trong khu vực. Hơn nữa, tuy ASEAN+3 ... thực sự dấn sâu vào hợp tác Đông Á với việc hình thành ASEAN+3. Kể từ đó, ASEAN ngày càng có xu hướng trở thành một bộ phận không tách rời của Đông Á. Lợi ích và vấn đề của ASEAN cũng gắn bó nhiều hơn vào ASEAN+3. Hợp tác ASEAN+3 trở thành nơi quy định nhiều cơ hội và thách thức đối với ASEAN. Cho đến nay, ASEAN vẫn tiếp tục tham gia vào tiến trình hợp tác này. Số phận của ASEAN sẽ tiếp tục gắn vào Đông Á. Sự vận động của ASEAN vẫn đi cùng con đường hợp tác Đông Á. Trong bối cảnh hợp tác ASEAN+3, vấn đề duy trì vai trò của ASEAN vẫn tiếp tục là lợi ích thiết yếu đối với các thành viên. Tuy nhiên, hợp tác đa phương ASEAN+3 cũng đặt ra trước ASEAN hàng loạt cơ hội và thách thức mới. Vai trò tương lai của ASEAN sẽ phụ thuộc nhiều vào việc tận dụng cơ hội và đối phó với các thách thức đó như thế nào. ASEAN+3 có vai trò quan trọng đối với Việt Nam. Sự tồn tại của ASEAN+3 đem lại cơ hội phát triển và duy trì môi trường ổn định cho Việt Nam. Vì thế, Việt Nam đã tham gia và ủng hộ quá trình này. Hiện nay, đối với Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển ASEAN+3 trở thành một mục tiêu chính sách quan trọng. Tuy nhiên, trong tiến trình hợp tác ASEAN+3, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thuận lợi và khó khăn. Và cũng giống như ASEAN, sự tham gia hiệu quả của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phát huy thuận lợi, hạn chế khó khăn của nước ta trong tiến trình này. Tham gia vào tiến trình ASEAN+3, việc nâng cao vai trò của Việt Nam là hết sức quan trọng. Vai trò không chỉ giúp củng cố sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nó còn là cơ sở đem lại cho chúng ta khả năng tác động tới sự vận động và phát triển của ASEAN+3 sao cho phù hợp nhất với lợi ích và điều kiện của Việt Nam. Tất nhiên, điều căn bản để có được vai trò đáng kể trong một cơ cấu hợp tác 261 262 quốc tế thì phải có thực lực. Trong bối cảnh quốc tế và định hướng kinh tế của ASEAN+3, thực lực được xây dựng chủ yếu trên cơ sở trình độ phát triển. Vì thế, giải pháp lâu dài để nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác ASEAN+3 chính là phát triển. Phát triển chính là câu trả lời cho mọi vấn đề. Cuối cùng là một số ý kiến liên quan đến vấn đề này. Thứ nhất, hợp tác quốc tế ngày càng mang tính sống còn đối với một quốc gia. Đây là phương thức quan trọng để thực hiện hai lợi ích quốc gia cơ bản là an ninh và phát triển, là nguồn để xây dựng nội lực quốc gia. Thứ hai, cần có cách tiếp cận kinh tế-chính trị đối với các vấn đề khu vực, kể cả những vấn đề thuần kinh tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Đông Á, nơi môi trường quan hệ còn đầy phức tạp, đan xen và giằng chéo. Thứ ba, cần quan niệm hợp tác quốc tế là công việc của cả xã hội chứ không phải chỉ của một bộ phận thượng tầng, của nhóm hay giới nào đó. Có thế, trên dưới mới đồng thuận, hợp tác mới thực chất và hiệu quả. Thứ tư, cần phải đầu tư nghiêm túc và biết thoả hiệp theo tinh thần có đi có lại trong quan hệ với bên ngoài. Thứ năm, trong giai đoạn đầu, hợp tác ASEAN+3 cần rút kinh nghiệm từ ASEAN và APEC nhiều hơn là từ EU và NAFTA. Sự thích hợp này dựa trên những điểm chung về chủ thể, môi trường, điều kiện và vấn đề giữa các khuôn khổ đó. Thứ sáu, cần quán triệt nguyên tắc tư duy thống nhất trong sự đa dạng và linh hoạt trong sự biến đổi. Cách thức hành xử theo kiểu “ASEAN way” sẽ không còn dễ dàng như trước trong hợp tác ASEAN+3. Thứ bảy, cần có nhận thức rằng cơ hội hoàn toàn có thể trở thành thách thức nếu không tận dụng được. Ngược lại, thách thức cũng có thể chuyển hóa thành cơ hội nếu có cách thức xử lý đúng. Thứ tám, cơ chế ra quyết sách của ASEAN+3 phải gồm cả những người có quyền, có tiền và có tri thức chứ không nên đơn giản như trong ASEAN. Sự kết hợp ba giới chính trị, doanh nhân và học giả là cần thiết để có được cái nhìn toàn diện, thực tiễn và khoa học. Thứ chín, hợp tác khu vực bao gồm cả hợp tác đa phương và song phương, trong đó song phương là cơ sở tốt cho đa phương. Có thể cách thức kết hợp song phương và đa phương là phù hợp đối với hợp tác ASEAN+3. Về phía Việt Nam, để có thể tham gia hiệu quả vào hợp tác đa phương ASEAN+3, ngoài việc tăng cường thực lực qua phát triển, chúng ta cần tăng cường nghiên cứu và phổ biến tri thức về ASEAN+3. Chính sách và tri thức phổ biến ra xã hội sẽ trở thành nhận thức chung, tạo ra sự đồng thuận xã hội, khai thác và phát huy được các nguồn lực vào công cuộc hợp tác quốc tế. Thứ hai, chúng ta phải tìm ra nhiều lợi thế so sánh mới. Chúng ta có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát hiện được những thứ mình có mà người khác cần. Người ta cần mình càng nhiều, mình càng dễ có tiếng nói. Chỉ nhìn vào những tiềm năng và lợi thế hiện có như dân số đông và lực lượng lao động giá rẻ, sẽ không thể làm tăng vị thế của chúng ta trong sự phân công lao động khu vực. Thứ ba, duy trì vai trò điều phối của ASEAN trong ASEAN+3 là cần thiết để có thể giữ vững hoặc nâng cao vai trò của Việt Nam trong 263 264 khuôn khổ hợp tác này. ASEAN vẫn là một khối, là một bên trong hợp tác ASEAN thì tiếng nói của chúng ta sẽ là phép cộng của Việt Nam và ASEAN – một khối gồm 10 quốc gia. Thứ tư, chúng ta cần duy trì được sự cân bằng linh hoạt trong quan hệ với các nước lớn liên quan đến ASEAN+3 như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, các thế lực ngoài khu vực như EU, Nga, Ấn Độ, Australia và những cơ chế toàn cầu khác như Liên Hợp Quốc, WTO cũng cần được chú ý để tạo thêm khả năng cân bằng linh hoạt đối với các tác động bất lợi từ phía các nước lớn. 265 266 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ngô Xuân Bình, Hướng tới một cộng đồng kinh tế Đông Á phát triển bền vững, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (55)-2005 2. Vũ Văn Hà, Những đặc trưng biến đổi chủ yếu của cộng đồng kinh tế khu vực Đông Á, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (55)-2005 3. Vũ Văn Hà chủ biên, Quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2007 4. Dương Phú Hiệp & Vũ Văn Hà chủ biên, Cục diện Châu Á-Thái Bình Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006 5. Nguyễn Quốc Hùng, Đông Á trong nền chính trị thế giới thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 2E-2003 6. Nguyễn Thu Mỹ, Hợp tác ASEAN+3: quá trình phát triển, thành tựu và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2008 7. Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược (chủ biên), Hướng tới Cộng đồng kinh tế Đông Á, Nxb Thế giới, Hà Nội 2004 8. Phạm Đức Thành, “Hợp tác Đông Á (ASEAN+3): Hiện trạng và Triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, 2002 9. Kỷ yếu hội thảo “Hướng tới Cộng đồng Đông Á: Cơ hội và Thách thức”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), 2005 TIẾNG ANH 10. 11. ADB Institute, Economic Integration and FTA Initiatives in East Asia, 12. Anthony Milner, Our Dignity in Asia, 13. Bae Geung-Chan, ASEAN+3 Regional Cooperation: Challenges and Prospects, Korean Observations on foreign Relations Vol.3, No.1, June 2001, Korean Council on Foreign Relations 14. Chia Siow Yue, East Asian Regionalism and the ASSEAN- Japan Economic Partnership, pp. 75-94 15. Chia Siow Yue & Mari Pangestu, The rise of East Asian Regionalism, Draft, December 2003 16. Choong Yong-Ahn, Newly Emerging Economic Integration in Northeast Asia: Challenges and Prospects, Korea and World Affairs Vol. XXVI, No.1, spring 2002, Research Center for Peace and Unification of Korea 267 268 17. Danny Unger, A Regional Economic Order in East and Southeast Asia?, The Journal of Strategic Studies Vol. 24, No. 4, Dec 2001, Special Issue on Future Trend in East Asian International Relations, Frank Cass & Co. Ltd, Great Britain 2001 18. Chang-Jae Lee, East Asian Economic Regionalism and the Role of South Korea, Draft prepared for presentation at the Korea conference on “Korea as a 21st Century Power” at the University off Cambridge, on April 3rd- 6th, 2002 19. East Asia Study Group, Final Report of the East Asia Study Group, ASEAN+3 Summit, 4 November 2002, Phnom Penh, Cambodia 20. East Asia Vision Group, Towards an East Asian Community: Region of Peace, Prosperitiy and Progress, ASEAN Secretarat, Jakarta 21. Edward D. Mansfield & Helen V. Milner, The New Wawe of Regionalism, International Organization vol 53 No 3 Summer 1999, The Massachusetts Institute of Technology Press, pp. 589-627 22. Eiji Ogawa, Monetary Integration in East Asia, The Journal of East Asian Affairs Vol. XV, No. 2, Fall/Winter 2001, p 344-368 23. Eisuke Sakakibara & Sharon Yamakawa, Regional Integration in East Asia: Challenges and Opportunities, Part Two: Trade, Finance and Integration, World Bank East Asia Project, Global Security Research Center-Keio University 24. Feng Lu, Free Trade Area: Awakening regionalism in Easta Asia, Working Paper No. E2003010, China Center for Economic Rearch at Peking University, 10/2003 25. Fu-Kuo Liu and Philippe Régnier, Regionalism in East Asia, RoutledgeCuzon, New York 2003 26. Glenn D. Hook, Globalization, East Asian Regionalism, and Japan’s Role in Euro-Asian Interregionalization, Japan Review No. 12, 2000, Bulletin of the International Research Center for Japan Studies, p 5-40 27. G. Ikenberry & Jitsuo Tsuchiyama, Between balance of power and community: the future of multilateral security co-operation in the Asia-Pacific, International Relations of Asia Pacific Vol. 2, No. 1, 2002 Journal of the Japan Association of International Relations, Oxford University Press, p 69-94 28. Hadi Soesatro, Whither ASEAN Plus 3?, PECC Trade Forum, Bangkok, Thailand June 12-13, 2001 29. A. Hasnan Habib, Defining the “Asia Pacific Region”, The Indonesian Quarterly Vol. XXIII No. 4, 1995, pp. 302-308 30. Ivo Strecker, Soft and Hard Regionalism, Socialogy and Ethnology Bulletin Vol. 1, no. 3, 1994, pp. 47-52 269 270 31. Jiro Okatomo, Asian Regionalism and Japan, IDE APEC Study Center, 3/1997 32. John Ravenhill, A Three Bloc World? The New East Asia regionalism, International Relations of the Asia-Pacific Volume 2 (2002), pp. 167-195 33. Joseph M. Grieco, Realism and Regionalism: American Power and German and Japanese Institutional Strategies During and After the Cold War 34. Lee Poh Ping, Tham Siew Yean, George T. Yu, The Emerrging East Asian Community: Security & Economic Issues, Penerbit Universiti Kebangsaan Malaysia, Bangi 2006 35. Linda Low, Multilateralism, Regionalism, Bilateral and Crossregional Free Trade Arrangements: All Paved with Good Intention for ASEAN?, Asian Economic Journal Vol. 17, No.1, 2003, pp. 65-87 36. MOFA (Japan), Summary of ASEAN+3 (People’s Republic of China, Japan and the Republic of Korea) Summit Meeting, 24/Nov/2000, 37. Mari Pangestu & Sudarshan Gooptu, New Regionalism: Option for China and East Asia, East Asia Integrates: A Trade Policy Agenda for Shares Growth, pp. 79-99 38. Michael J. Green, The United States and East Asia in the Unipolar Era, Journal of Strategic Studies Vol. 24, No. 4, Dec 2001, Special Issue on Future Trend in East Asian International Relations, Frank Cass & Co. Ltd, Great Britain 2001 39. Narihiro Bono, Regionalism in East Asia: The transformation of regional political economy in East Asia, 40. OECD, Miracle, Crisis and Beyond – A Synthesis of Policy Coherence Towards East Asia, OECD 2006 41. Pablo Bustelo, The Impact of the Financial Crises on East Asian Regionalism, 8/2000, 42. Ponciano S. Intal, Jr. and Myrna S. Austria, APEC: A Review and the Way Forward 43. Quanseng Zhao, Asia-Pacific International Relations in the 21st Century, Journal of Strategic Studies Vol. 24, No. 4, Dec 2001, Special Issue on Future Trend in East Asian International Relations, Frank Cass & Co. Ltd, Great Britain 2001 44. Quanseng Zhao, Asia-Pacific International Relations in the 21st Century, Journal of Strategic Studies Vol. 24, No. 4, Dec 2001, Special Issue on Future Trend in East Asian International Relations, Frank Cass & Co. Ltd, Great Britain 2001 45. Razeen Sally, Trade Policy in East Asia: Regionalism Triumphant? 46. Richard Stubbs, ASEAN Plus Three: Emerging East Asian Regionalism? Asian Survey, Vol. XLII, No.3, May/June 2002, University of California Press 47. Robert A. Scalapino, Trends in East Asian International Relations, Journal of Strategic Studies Vol. 24, No. 4, Dec 2001, 271 272 Special Issue on Future Trend in East Asian International Relations, Frank Cass & Co. Ltd, Great Britain 2001 48. Sang-Hochung, A Move toward an East Asia Community and its Future Outlook, The Journal of East Asian Affairs Vol. XV, No. 2, Fall/Winter 2001, p 397-420 49. M. Shamsul Haque, Environmental Security in East Asia: A Critical View, Journal of Strategic Studies Vol.24, No.4, Dec 2001, Special Issue on Future Trend in East Asian Itnernational Relations, Frank Cass & Co.Ltd, Great Britain 50. Shao Rong Lee & YuQin Han & Yong Peng, The role of China in East Asia after its Entrance into the WTO, The Journal of East Asian Affairs Vol. XV, No. 2, Fall/Winter 2001, p 369-395 51. Soogil Young, Varieties of Regionalism in East Asia: A Critical Assessement, Pacific Economic Cooperation council 52. Tsutomu Kikuchi, East Asian Regionalism: A Look at the “ASEAN plus three” Framework, Japan Review of International Affairs, Spring 2002 53. Wendy Dobson & Chia Siow Yue, Multinationals and East Asian Integration, International Development Research Centre, Canada and Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 1999 54. Zhang Yun Ling (edited), East Asian Cooperation: Progress and Future, Beijing World Affairs Press, 2003 55. World Bank, World Development Indicators 2006,
File đính kèm:
- giao_trinh_chuong_3_trien_vong_cua_asean_3_tac_dong_cua_no_t.pdf