Giáo trình Lý thuyết thông tin - Học viện CN Bưu chính Viễn thông

Giáo trình Lý thuyết thông tin là một giáo trình cơ sở dùng cho sinh viên chuyên ngành

Điện tử – Viễn thông và Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Đây cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên chuyên ngành Điện - Điện tử.

Giáo trình này nhằm chuẩn bị tốt kiến thức cơ sở cho sinh viên để học tập và nắm vững các

môn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo cho sinh viên có thể đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cơ bản

của một hệ thống truyền tin một cách có căn cứ khoa học.

Giáo trình gồm 6 chương, ngoài chương I có tính chất giới thiệu chung, các chương còn lại

được chia thành 4 phần chính:

Phần I: Lý thuyết tín hiệu ngẫu nhiên và nhiễu (Chương 2)

Phần II: Lý thuyết thông tin và mã hóa (Chương 3 và Chương 4)

Phần III: Lý thuyết thu tối ưu (Chương 5)

Phần IV: Mật mã (Chương 6)

Phần I: (Chương II). Nhằm cung cấp các công cụ toán học cần thiết cho các chương sau.

Phần II: Gồm hai chương với các nội dungchủ yếu sau:

- Chương III: Cung cấp những khái niệm cơ bản của lý thuyết thông tin Shannon trong hệ

truyền tin rời rạc và mở rộng cho các hệ truyền tin liên tục.

- Chương IV: Trình bày hai hướng kiến thiết cho hai định lý mã hóa của Shannon. Vì

khuôn khổ có hạn của giáo trình, các hướng này (mã nguồn và mã kênh) chỉ được trình bày ở mức

độ các hiểu biết cơ bản. Để có thể tìm hiểu sâu hơn những kết quả mới và các ứng dụng cụ thể

sinh viên cần phải xem thêm trong các tài liệu tham khảo.

Phần III: (Chương V) Trình bày vấn đề xây dựng các hệ thống thu tối ưu đảm bảo tốc độ

truyền tin và độ chính xác đạt được các giá trị giới hạn. Theo truyền thống bao trùm lên toàn bộ

giáo trình là việc trình bày hai bài toán phân tích và tổng hợp. Các ví dụ trong giáo trình được

chọn lọc kỹ nhằm giúp cho sinh viên hiểu được các khái niệm một cách sâu sắc hơn. Các hình vẽ,

bảng biểu nhằm mô tả một cách trực quan nhất các khái niệm và hoạt động của sơ đồ khối chức

năng của các thiết bị cụ thể

Phần VI: (Chương VI) Trình bày cơ sở lý thuyết các hệ mật bao gồm các hệ mật khóa bí

mật và các hệ mật khóa công khai. Do khuôn khổ có hạn của giáo trình, một số vấn đề quan trọng

còn chưa được đề cập tới (như trao đổi và phân phối khóa, xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn )

Sau mỗi chương đều có các câu hỏi và bài tập nhằm giúp cho sinh viên củng cố được các kỹ

năng tính toán cần thiết và hiểu sâu sắc hơn các khái niệm và các thuật toán quan trọng.

Phần phụ lục cung cấp một số kiến thức bổ xung cần thiết đối với một số khái niệm quan

trọng về một số số liệu cần thiết giúp cho sinh viên làm được các bài tập được ra ở các chương.

pdf 227 trang Bích Ngọc 05/01/2024 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết thông tin - Học viện CN Bưu chính Viễn thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý thuyết thông tin - Học viện CN Bưu chính Viễn thông

Giáo trình Lý thuyết thông tin - Học viện CN Bưu chính Viễn thông
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
- - - - - - - 	 - - - - - - - 
BÀI GIẢNG 
LÝ THUYẾT THÔNG TIN 
Biên soạn : PGS.Ts. NGUYỄN BÌNH 
Lưu hành nội bộ 
HÀ NỘI - 2006 
LỜI NÓI ĐẦU 
Giáo trình Lý thuyết thông tin là một giáo trình cơ sở dùng cho sinh viên chuyên ngành 
Điện tử – Viễn thông và Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 
Đây cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên chuyên ngành Điện - Điện tử. 
Giáo trình này nhằm chuẩn bị tốt kiến thức cơ sở cho sinh viên để học tập và nắm vững các 
môn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo cho sinh viên có thể đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cơ bản 
của một hệ thống truyền tin một cách có căn cứ khoa học. 
Giáo trình gồm 6 chương, ngoài chương I có tính chất giới thiệu chung, các chương còn lại 
được chia thành 4 phần chính: 
Phần I: Lý thuyết tín hiệu ngẫu nhiên và nhiễu (Chương 2) 
Phần II: Lý thuyết thông tin và mã hóa (Chương 3 và Chương 4) 
Phần III: Lý thuyết thu tối ưu (Chương 5) 
Phần IV: Mật mã (Chương 6) 
Phần I: (Chương II). Nhằm cung cấp các công cụ toán học cần thiết cho các chương sau. 
Phần II: Gồm hai chương với các nội dungchủ yếu sau: 
- Chương III: Cung cấp những khái niệm cơ bản của lý thuyết thông tin Shannon trong hệ 
truyền tin rời rạc và mở rộng cho các hệ truyền tin liên tục. 
- Chương IV: Trình bày hai hướng kiến thiết cho hai định lý mã hóa của Shannon. Vì 
khuôn khổ có hạn của giáo trình, các hướng này (mã nguồn và mã kênh) chỉ được trình bày ở mức 
độ các hiểu biết cơ bản. Để có thể tìm hiểu sâu hơn những kết quả mới và các ứng dụng cụ thể 
sinh viên cần phải xem thêm trong các tài liệu tham khảo. 
Phần III: (Chương V) Trình bày vấn đề xây dựng các hệ thống thu tối ưu đảm bảo tốc độ 
truyền tin và độ chính xác đạt được các giá trị giới hạn. Theo truyền thống bao trùm lên toàn bộ 
giáo trình là việc trình bày hai bài toán phân tích và tổng hợp. Các ví dụ trong giáo trình được 
chọn lọc kỹ nhằm giúp cho sinh viên hiểu được các khái niệm một cách sâu sắc hơn. Các hình vẽ, 
bảng biểu nhằm mô tả một cách trực quan nhất các khái niệm và hoạt động của sơ đồ khối chức 
năng của các thiết bị cụ thể 
Phần VI: (Chương VI) Trình bày cơ sở lý thuyết các hệ mật bao gồm các hệ mật khóa bí 
mật và các hệ mật khóa công khai. Do khuôn khổ có hạn của giáo trình, một số vấn đề quan trọng 
còn chưa được đề cập tới (như trao đổi và phân phối khóa, xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn ) 
Sau mỗi chương đều có các câu hỏi và bài tập nhằm giúp cho sinh viên củng cố được các kỹ 
năng tính toán cần thiết và hiểu sâu sắc hơn các khái niệm và các thuật toán quan trọng. 
Phần phụ lục cung cấp một số kiến thức bổ xung cần thiết đối với một số khái niệm quan 
trọng về một số số liệu cần thiết giúp cho sinh viên làm được các bài tập được ra ở các chương. 
 Giáo trình được viết dựa trên cơ sở đề cương môn học Lỹ thuyết thông tin do Bộ Giáo dục 
và Đào tạo và được đúc kết sau nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu của tác giả. Rất mong được 
sự đóng góp của bạn đọc. 
Các đóng góp ý kiến xin gửi về 
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 1 - HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
KM 10. ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI - THỊ XÃ HÀ ĐÔNG 
 Email: KhoaDT1@hn.vnn.vn 
 Hoặc nguyenbinh1999@yahoo.com 
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn GS. Huỳnh Hữu Tuệ đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu 
trong các trao đổi học thuật có liên quan tới một số nội dung quan trọng trong giáo trình này. 
NGƯỜI BIÊN SOẠN 
Chương 1: Những vấn đề chung và những khái niệm cơ bản 
 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ NHỮNG KHÁI 
NIỆM CƠ BẢN 
 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA “LÝ THUYẾT 
THÔNG TIN” 
 1.1.1. Vị trí, vai trò của Lý thuyết thông tin 
Do sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật tính toán và các hệ tự động, một ngành khoa học 
mới ra đời và phát triển nhanh chóng, đó là: “Lý thuyết thông tin”. Là một ngành khoa học nhưng 
nó không ngừng phát triển và thâm nhập vào nhiều ngành khoa học khác như: Toán; triết; hoá; 
Xibecnetic; lý thuyết hệ thống; lý thuyết và kỹ thuật thông tin liên lạc và đã đạt được nhiều kết 
quả. Tuy vậy nó cũng còn nhiều vấn đề cần được giải quyết hoặc giải quyết hoàn chỉnh hơn. 
Giáo trình “ Lý thuyết thông tin” này (còn được gọi là “Cơ sở lý thuyết truyền tin”) chỉ là 
một bộ phận của lý thuyết thông tin chung – Nó là phần áp dụng của “Lý thuyết thông tin” vào kỹ 
thuật thông tin liên lạc. 
Trong các quan hệ của Lý thuyết thông tin chung với các ngành khoa học khác nhau, ta phải 
đặc biệt kể đến mối quan hệ của nó với ngành Xibecnetic. 
Mối quan hệ giữa các hoạt động khoa học của con người và các quảng tính của vật chất 
được mô tả trên hình (1.1). 
- Năng lượng học: Là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan tới các 
khái niệm thuộc về năng lượng. Mục đích của năng lượng học là làm giảm sự nặng nhọc của lao 
động chân tay và nâng cao hiệu suất lao động chân tay. Nhiệm vụ trung tâm của nó là tạo, truyền, 
thụ, biến đổi, tích luỹ và xử lý năng lượng. 
Quảng tính của vật chất
Khối lượng
Công nghệ học
Thông tin 
Năng lượng 
Năng lượng học
Điều khiển học
(Xibecnetic) 
Các lĩnh vực hoạt động khoa học của 
con người 
Hình 1.1. Quan hệ giữa hoạt động khoa học và quảng tính của vật chất 
Chương 1: Những vấn đề chung và những khái niệm cơ bản 
 4
- Xibecnetic: Bao gồm các ngành khoa học chuyên nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến 
khái niệm thông tin và tín hiệu. Mục đích của Xibecnetic là làm giảm sự nặng nhọc của trí óc và 
nâng cao hiệu suất lao động trí óc. Ngoài những vấn đề được xét trong Xibecnetic như đối tượng, 
mục đích, tối ưu hoá việc điều khiển, liên hệ ngược. Việc nghiên cứu các quá trình thông tin (như 
chọn, truyền, xử lý, lưu trữ và hiển thị thông tin) cũng là một vấn đề trung tâm của Xibecnetic. 
Chính vì vậy, lý thuyết và kỹ thuật thông tin chiếm vai trò rất quan trọng trong Xibecnetic. 
- Công nghệ học: gồm các ngành khoa học tạo, biến đổi và xử lý các vật liệu mới. Công 
nghệ học phục vụ đắc lực cho Xibecnetic và năng lượng học. Không có công nghệ học hiện đại 
thì không thể có các ngành khoa học kỹ thuật hiện đại. 
 1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển 
Người đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng lý thuyết thông tin là Hartley R.V.L. Năm 1928, 
ông đã đưa ra số đo lượng thông tin là một khái niệm trung tâm của lý thuyết thông tin. Dựa vào 
khái niệm này, ta có thể so sánh định lượng các hệ truyền tin với nhau. 
Năm 1933, V.A Kachenhicov chứng minh một loạt những luận điểm quan trọng của lý 
thuyết thông tin trong bài báo “Về khả năng thông qua của không trung và dây dẫn trong hệ thống 
liên lạc điện”. 
Năm 1935, D.V Ageev đưa ra công trình “Lý thuyết tách tuyến tính”, trong đó ông phát 
biểu những nguyên tắc cơ bản về lý thuyết tách các tín hiệu. 
Năm 1946, V.A Kachenhicov thông báo công trình “Lý thuyết thế chống nhiễu’ đánh dấu 
một bước phát triển rất quan trọng của lý thuyết thông tin. 
Trong hai năm 1948 – 1949, Shanon C.E công bố một loạt các công trình vĩ đại, đưa sự 
phát triển của lý thuyết thông tin lên một bước tiến mới chưa từng có. Trong các công trình này, 
nhờ việc đưa vào khái niệm lượng thông tin và tính đến cấu trúc thống kê của tin, ông đã chứng 
minh một loạt định lý về khả năng thông qua của kênh truyền tin khi có nhiễu và các định lý mã 
hoá. Những công trình này là nền tảng vững chắc của lý thuyết thông tin. 
Ngày nay, lý thuyết thông tin phát triển theo hai hướng chủ yếu sau: 
Lý thuyết thông tin toán học: Xây dựng những luận điểm thuần tuý toán học và những cơ 
sở toán học chặt chẽ của lý thuyết thông tin. Cống hiến chủ yếu trong lĩnh vực này thuộc về các 
nhà bác học lỗi lạc như: N.Wiener, A. Feinstain, C.E Shanon, A.N. Kanmôgorov, A.JA Khintrin. 
Lý thuyết thông tin ứng dụng: (lý thuyết truyền tin) 
Chuyên nghiên cứu các bài toán thực tế quan trọng do kỹ thuật liên lạc đặt ra có liên quan 
đến vấn đề chống nhiễu và nâng cao độ tin cậy của việc truyền tin. Các bác học C.E Shanon, S.O 
RiCe, D. Midleton, W. Peterson, A.A Khakevich, V. Kachenhicov đã có những công trình quý 
báu trong lĩnh vực này. 
Chương 1: Những vấn đề chung và những khái niệm cơ bản 
 5
 1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - SƠ ĐỒ HỆ TRUYỀN TIN VÀ NHIỆM VỤ CỦA NÓ 
 1.2.1. Các định nghĩa cơ bản 
 1.2.1.1. Thông tin 
Định nghĩa: Thông tin là những tính chất xác định của vật chất mà con người (hoặc hệ 
thống kỹ thuật) nhận được từ thế giới vật chất bên ngoài hoặc từ những quá trình xảy ra trong bản 
thân nó. 
Với định nghĩa này, mọi ngành khoa học là khám phá ra các cấu trúc thông qua việc thu 
thập, chế biến, xử lý thông tin. ở đây “thông tin” là một danh từ chứ không phải là động từ để chỉ 
một hành vi tác động giữa hai đối tượng (người, máy) liên lạc với nhau. 
Theo quan điểm triết học, thông tin là một quảng tính của thế giới vật chất (tương tự như 
năng lượng, khối lượng). Thông tin không được tạo ra mà chỉ được sử dụng bởi hệ thụ cảm. 
Thông tin tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào hệ thụ cảm. Trong nghĩa khái quát 
nhất, thông tin là sự đa dạng. Sự đa dạng ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Tính ngẫu 
nhiên, trình độ tổ chức, 
 1.2.1.2. Tin 
Tin là dạng vật chất cụ thể để biểu diễn hoặc thể hiện thông tin. Có hai dạng: tin rời rạc và 
tin liên tục. 
Ví dụ: Tấm ảnh, bản nhạc, bảng số liệu, bài nói, là các tin. 
 1.2.1.3. Tín hiệu 
Tín hiệu là các đại lượng vật lý biến thiên, phản ánh tin cần truyền. 
Chú ý: Không phải bản thân quá trình vật lý là tín hiệu, mà sự biến đổi các tham số riêng 
của quá trình vật lý mới là tín hiệu. 
Các đặc trưng vật lý có thể là dòng điện, điện áp, ánh sáng, âm thanh, trường điện từ 
 1.2.2. Sơ đồ khối của hệ thống truyền tin số (Hình 1.2) 
Mã bảo 
 mật 
Mã 
kênh 
Dồn 
kênh 
Trải 
phổ 
Giải mã 
mật 
Giải mã 
kênh 
Chia 
kênh 
Ép 
phổ 
Dòng bit 
Hệ thống đồng bộ 
( Synchronization ) Dạng sóng số 
K 
Ê 
N 
H 
N
h
i
ễ
u
Từ các nguồn khác 
Tới các bộ nhận tin khác 
Định khuôn 
dạng 
Định khuôn 
dạng 
Đầu vào số 
Đầu ra số 
Điều chế 
Máy 
Phát 
(XMT) 
Giải điều 
chế 
MáY 
THU 
(RCV) 
Khối cơ bản 
Khối tuỳ chọn 
Hình 1.2. Sơ đồ khối hệ thống truyền tin số. 
 m1 S1(t) 
Nhận 
tin 
 m1 
Nguồn 
tin Mã 
nguồn 
Giải mã 
nguồn 
Đa truy 
nhập 
Đa truy 
nhập 
Chương 1: Những vấn đề chung và những khái niệm cơ bản 
 7
 1.2.2.1. Nguồn tin 
Nơi sản ra tin: 
- Nếu tập tin là hữu hạn thì nguồn sinh ra nó được gọi là nguồn rời rạc. 
- Nếu tập tin là vô hạn thì nguồn sinh ra nó được gọi là nguồn liên tục. 
Nguồn tin có hai tính chất: Tính thống kê và tính hàm ý. 
Với nguồn rời rạc, tính thống kê biểu hiện ở chỗ xác suất xuất hiện các tin là khác nhau. 
Tính hàm ý biểu hiện ở chỗ xác suất xuất hiện của một tin nào đó sau một dãy tin khác nhau 
nào đó là khác nhau. 
Ví dụ: P(y/ta) ≠ P(y/ba) 
 1.2.2.2. Máy phát 
Là thiết bị biến đổi tập tin thành tập tín hiệu tương ứng. Phép biến đổi này phải là đơn trị 
hai chiều (thì bên thu mới có thể “sao lại” được đúng tin gửi đi). Trong trường hợp tổng quát, máy 
phát gồm hai khối chính. 
- Thiết bị mã hoá: Làm ứng mỗi tin với một tổ hợp các ký hiệu đã chọn nhằm tăng mật độ, 
tăng khả năng chống nhiễu, tăng tốc độ truyền tin. 
- Khối điều chế: Là thiết bị biến tập tin (đã hoặc không mã hoá) thành các tín hiệu để bức xạ 
vào không gian dưới dạng sóng điện từ cao tần. Về nguyên tắc, bất kỳ một máy phát nào cũng có 
khối này. 
 1.2.2.3. Đường truyền tin 
Là môi trường vật lý, trong đó tín hiệu truyền đi từ máy phát sang máy thu. Trên đường 
truyền có những tác động làm mất năng lượng, làm mất thông tin của tín hiệu. 
 1.2.2.4. Máy thu 
Là thiết bị lập lại (sao lại) thông tin từ tín hiệu nhận được. Máy thu thực hiện phép biến đổi 
ngược lại với phép biến đổi ở máy phát: Biến tập tín hiệu thu được thành tập tin tương ứng. 
Máy thu gồm hai khối: 
- Giải điều chế: Biến đổi tín hiệu nhận được thành tin đã mã hoá. 
- Giải mã: Biến đổi các tin đã mã hoá thành các tin tương ứng ban đầu (các tin của nguồn 
gửi đi). 
 1.2.2.5. Nhận tin 
Có ba chức năng: 
- Ghi giữ tin (ví dụ bộ nhớ của máy tính, băng ghi âm, ghi hình,) 
- Biểu thị tin: Làm cho các giác quan của con người hoặc các bộ cảm biến của máy thụ cảm 
được để xử lý tin (ví dụ băng âm thanh, chữ số, hình ảnh,) 
Chương 1: Những vấn đề chung và những khái niệm cơ bản 
 8
- Xử lý tin: Biến đổi tin để đưa nó về dạng dễ sử dụng. Chức năng này có thể thực hiện 
bằng con người hoặc bằng máy. 
 1.2.2.6. Kênh truyền tin 
 Là tập hợp các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc truyền tin từ nguồn đến nơi nhận tin. 
 1.2.2.7. Nhiễu 
Là mọi yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng xấu đến việc thu tin. Những yếu tố này tác động 
xấu đến tin truyền đi từ bên phát đến bên thu. Để cho gọn, ta gộp các yếu tố tác động đó vào một 
ô trên hình 1.2. 
Hình 1.2 là sơ đồ khối tổng quát nhất của một hệ truyền tin số. Nó có thể là: hệ thống vô 
tuyến điện thoại, vô tuyến điện báo, rađa, vô tuyến truyền hình, hệ thống thông tin truyền số liệu, 
vô tuyến điều khiển từ xa. 
 1.2.2.8. Các phương pháp biến đổi thông tin số trong các khối chức năng của hệ thống 
Chương 1: Những vấn đề chung và những khái niệm cơ bản 
 9
 Định dạng/ Mã nguồn 
Mã hoá ký tự 
Lấy mẫu 
Lượng tử hoá 
Điều chế mã xung 
(PCM) 
- PCM vi phân 
- Điều chế Delta (DM) 
- DM có tốc độ biến đổi 
liên tục (CVSD) 
- Mã hoá dự đoán tuyến 
tính (LPC) 
- Các phương pháp nén: 
Mã Huffman, mã số học, 
thuật toán Ziv_Lempel 
Điều chế 
Kết hợp 
- PSK: Manip pha 
- FSK: Manip tần số 
- ASK: Manip biên độ 
- Hỗn hợp 
- OQPSK: Manip pha 
tương đối 4 mức 
- MSK 
Không kết hợp 
- PSK vi phân 
- FSK 
- ASK 
- Hỗn hợp 
Mã kênh 
Dạng sóng 
Tín hiệu M_trị 
Tín hiệu trực giao 
Tín hiệu song trực 
giao 
Các dãy có cấu trúc 
- Mã khối 
- Mã liên tục 
Dồn kênh/ Đa truy cập 
- Phân chia tần số: 
 FDM/ FDMA 
- Phân chia thời gian: 
 TDM/ TDMA 
- Phân chia mã: 
 CDM/ CDMA 
- Phân chia không gian: 
 SDMA 
- Phân chia cực tính: 
 PDMA 
- OFDM 
Trải phổ 
Dãy trực tiếp (DS) 
Nhảy tần (FH) 
Nhảy thời gian (TH) 
Các phương pháp hỗn 
hợp 
Đồng bộ 
- Đồng bộ sóng mang 
- Đồng bộ dấu 
- Đồng bộ khung 
- Đồng bộ mạng 
- Hoán vị 
- Thay thế 
- Xử lý bit 
- Các phương pháp hỗn hợp 
- Thuật toán RSA 
- Thuật toán logarit rời rạc 
- Thuật toán McElice 
- Thuật toán Merkle-Hellman 
- Thuật toán sử dụng đường 
cong Elliptic 
Mã bảo mật 
Mã hoá theo khối 
Mã hoá dòng số liệu 
Mật mã cổ điển 
Mật mã khoá công khai 
Chương 1: Những vấn đề chung và những khái niệm cơ bản 
 10
 1.2.3. Những chỉ tiêu chất lượng cơ bản của một hệ truyền tin 
 1.2.3.1. Tính hữu hiệu 
Thể hiện trên các mặt sau: 
- Tốc độ truyền tin cao. 
- Truyền được đồng thời nhiều tin khác nhau. 
- Chi phí cho một bit thông tin thấp. 
 1.2.3.2. Độ tin cậy 
Đảm bảo độ chính xác của việc thu nhận tin cao, xác suất thu sai (BER) thấp. 
Hai chỉ tiêu trên mâu thuẫn nhau. Giải quyết mâu thuẫn trên là nhiệm vụ của lý thuyết thông 
tin. 
 1.2.3.3. An toàn 
- Bí ... 1. Entropie vi phân có điều kiện ............................................................................................... 76 
3.6.2. Entropie vi phân của nhiễu Gausse ....................................................................................... 77 
3.6.3. Lượng thông tin chéo trung bình truyền theo kênh Gausse .................................................. 78 
3.6.4. Tính chất của các tín hiệu có phân bố chuẩn ........................................................................ 80 
3.7. KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA KÊNH GAUSSE.................................................................... 82 
3.7.1. Khả năng thông qua của kênh Gausse với thời gian rời rạc.................................................. 82 
3.7.2. Khả năng thông qua của kênh Gausse với thời gian liên tục trong một giải tần hạn chế...... 83 
3.7.3. Khả năng thông qua của kênh Gausse với thời gian liên tục trong giải tần vô hạn .............. 84 
3.7.4. Định lý mã hoá thứ hai của Shannon đối với kênh liên tục .................................................. 85 
3.7.5. Ví dụ: Khả năng thông qua của một số kênh thực tế ........................................................... 85 
BÀI TẬP............................................................................................................................................... 86 
CHƯƠNG IV – CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÃ HÓA.................................................................................. 90 
4.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.......................................................................... 90 
4.1.1. Các định nghĩa cơ bản........................................................................................................... 90 
4.1.2. Các khái niệm cơ bản............................................................................................................ 91 
4.1.3. Khả năng khống chế sai của một bộ mã đều nhị phân .......................................................... 93 
4.1.4. Mã đều nhị phân không có độ thừa....................................................................................... 94 
4.2. MÃ THỐNG KÊ TỐI ƯU ............................................................................................................. 94 
4.2.1. Độ dài trung bình của từ mã và mã hóa tối ưu..................................................................... 95 
4.2.2. Yêu cầu của một phép mã hóa tối ưu.................................................................................... 95 
4.2.3. Định lý mã hóa thứ nhất của Shannon (đối với mã nhị phân)............................................... 95 
4.2.4. Thuật toán Huffman.............................................................................................................. 96 
4.3. CÁC CẤU TRÚC ĐẠI SỐ VÀ MÃ TUYẾN TÍNH..................................................................... 99 
4.3.1. Một số cấu trúc đại số cơ bản................................................................................................ 99 
4.3.2. Các dạng tuyến tính và mã tuyến tính................................................................................. 101 
Mục lục 
 223
4.3.3. Các bài toán tối ưu của mã tuyến tính nhị phân ..................................................................104 
4.4. VÀNH ĐA THỨC VÀ MÃ XYCLIC .........................................................................................105 
4.4.1. Vành đa thức .......................................................................................................................105 
4.4.2. Ideal của vành đa thức.........................................................................................................107 
4.4.3. Định nghĩa mã xyclic ..........................................................................................................109 
4.4.4. Ma trận sinh của mã xyclic..................................................................................................110 
4.4.5. Ma trận kiểm tra của mã xyclic ...........................................................................................110 
4.5. MÃ HÓA CHO CÁC MÃ XYCLIC............................................................................................111 
4.5.1. Mô tả từ mã của mã xyclic hệ thống ...................................................................................111 
4.5.2. Thuật toán mã hóa hệ thống ................................................................................................112 
4.5.3. Thiết bị mã hóa....................................................................................................................112 
4.5.4. Tạo các dấu kiểm tra của mã xyclic ....................................................................................114 
4.5.5. Thuật toán thiết lập từ mã hệ thống theo phương pháp nhân ..............................................116 
4.6. GIẢI MÃ NGƯỠNG ...................................................................................................................117 
4.6.1. Hai thủ tục giải mã ..............................................................................................................117 
4.6.2. Giải mã theo Syndrom.........................................................................................................117 
4.6.3. Hệ tổng kiểm tra trực giao và có khả năng trực giao ..........................................................118 
4.6.4. Giải mã ngưỡng dựa trên hệ tổng kiểm tra trực giao ..........................................................119 
4.6.5. Giải mã ngưỡng dựa trên hệ tổng kiểm tra có khả năng trực giao ......................................122 
4.7. GIẢI MÃ THEO THUẬT TOÁN MEGGIT ...............................................................................123 
4.8. GIẢI MÃ XYCLIC THEO THUẬT TOÁN CHIA DỊCH VÒNG..............................................126 
4.8.1. Nhiệm vụ của thuật toán giải mã.........................................................................................126 
4.8.2. Giải mã theo thuật toán chia dịch vòng...............................................................................127 
4.8.3. Ví dụ....................................................................................................................................127 
4.9. GIẢI MÃ LƯỚI. ..........................................................................................................................128 
4.9.1. Trạng thái và giản đồ lưới ...................................................................................................128 
4.9.2. Giải mã lưới.........................................................................................................................132 
4.10. MÃ HAMMING VÀ MÃ CÓ ĐỘ DÀI CỰC ĐẠI ...................................................................138 
4.11. CÁC MÃ KHỐI DỰA TRÊN SỐ HỌC CỦA TRƯỜNG HỮU HẠN......................................139 
4.11.1. Trường hữu hạn cỡ nguyên tố GF(p) ...............................................................................139 
4.11.2. Các trường mở rộng của trường nhị phân. Trường hữu hạn GF(2m).................................140 
4.11.3. Biểu diễn đa thức cho trường hữu hạn GF(2m) .................................................................141 
4.11.4. Các tính chất của đa thức và các phần tử của trường hữu hạn ..........................................142 
4.11.5. Xác định các mã bằng các nghiệm ....................................................................................145 
4.11.6. Mã Hamming.....................................................................................................................146 
Mục lục 
 224
4.11.7. Mã BCH............................................................................................................................ 146 
4.11.8. Các mã Reed –Solomon (RS) ........................................................................................... 149 
4.12. CÁC MÃ CHẬP ........................................................................................................................ 150 
4.12.1. Mở đầu và một số khái niệm cơ bản. ................................................................................ 150 
4.12.2. Các mã Turbo.................................................................................................................... 154 
BÀI TẬP............................................................................................................................................. 156 
CHƯƠNG V – LÝ THUYẾT THU TỐI ƯU ....................................................................................... 160 
5.1. ĐẶT BÀI TOÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN ......................................................................... 160 
5.1.1. Thu tín hiệu khi có nhiễu là một bài toán thống kê............................................................. 160 
5.1.2. Máy thu tối ưu..................................................................................................................... 161 
5.1.3. Thế chống nhiễu.................................................................................................................. 161 
5.1.4. Hai loại sai lầm khi chọn giả thuyết.................................................................................... 161 
5.1.5. Tiêu chuẩn Kachennhicov................................................................................................... 161 
5.1.6. Việc xử lý tối ưu các tín hiệu .............................................................................................. 161 
5.1.7. Xác suất giải sai và quy tắc giải tối ưu................................................................................ 162 
5.1.8. Hàm hợp lý.......................................................................................................................... 163 
5.1.9. Quy tắc hợp lý tối đa........................................................................................................... 163 
5.2. XỬ LÝ TỐI ƯU CÁC TÍN HIỆU CÓ THAM SỐ ĐÃ BIẾT. KHÁI NIỆM VỀ THU KẾT HỢP 
VÀ THU KHÔNG KẾT HỢP........................................................................................................................ 164 
5.2.1. Đặt bài toán ......................................................................................................................... 164 
5.2.2. Giải bài toán........................................................................................................................ 164 
5.2.3. Khái niệm về thu kết hợp và thu không kết hợp ................................................................. 168 
5.3. PHÁT TÍN HIỆU TRONG NHIỄU NHỜ BỘ LỌC PHỐI HỢP TUYẾN TÍNH THỤ ĐỘNG.. 169 
5.3.1. Định nghĩa bộ lọc phối hợp tuyến tính thụ động ................................................................ 169 
5.3.2. Bài toán về bộ lọc phối hợp ................................................................................................ 169 
5.3.3. Đặc tính biên tần và đặc tính pha tần của bộ lọc phối hợp ................................................. 172 
5.3.4. Phản ứng xung của mạch lọc phối hợp .............................................................................. 173 
5.3.5. Hưởng ứng ra của mạch lọc phối hợp................................................................................. 174 
5.4. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU KẾT HỢP CÁC TÍN HIỆU NHỊ PHÂN .................................... 175 
5.4.1. Lập sơ đồ giải tối ưu một tuyến .......................................................................................... 175 
5.4.2. Xác suất sai khi thu kết hợp tín hiệu nhị phân .................................................................... 176 
5.5. XỬ LÝ TỐI ƯU CÁC TÍN HIỆU CÓ THAM SỐ NGẪU NHIÊN – THU KHÔNG KẾT HỢP
........................................................................................................................................................................ 182 
5.5.1. Các tham số của tín hiệu là các tham số ngẫu nhiên ........................................................... 182 
5.5.2. Xử lý tối ưu các tín hiệu có tham số ngẫu nhiên biến thiên chậm ...................................... 183 
Mục lục 
 225
5.5.3. Xác suất hậu nghiệm của tín hiệu có các tham số thay đổi ngẫu nhiên...............................183 
5.5.4. Xử lý tối ưu các tín hiệu có pha ngẫu nhiên........................................................................184 
5.5.5. So sánh thu kết hợp với thu không kết hợp.........................................................................187 
5.5.6. Chú thích .............................................................................................................................188 
5.6. MÃ KHỐI KHÔNG GIAN , THỜI GIAN (STBC).....................................................................188 
5.6.1. Kỹ thuật thu phân tập. .........................................................................................................188 
5.6.2. Mã khối không gian – thời gian dựa trên hai máy phát.......................................................190 
BÀI TẬP .............................................................................................................................................193 
PHỤ LỤC................................................................................................................................................196 
BẤT ĐẲNG THỨC BUNHIACOVSKI-SCHWAZT ........................................................................196 
BIẾN ĐỔI HILBERT .........................................................................................................................197 
ĐỊNH LÝ KACHENNHICOV ..........................................................................................................198 
LUẬT PHÂN BỐ CHUẨN ................................................................................................................201 
LOGARIT CƠ SỐ HAI CỦA CÁC SỐ NGUYÊN TỪ 1 ĐẾN 100 ..................................................202 
HÀM VÀ ENTROPIE CỦA NGUỒN NHỊ PHÂN............................................................................203 
ENTROPIE H(X) CỦA CÁC LUẬT PHÂN BỐ RỜI RẠC. .............................................................204 
ENTRIPIE VI PHÂN H(X) CỦA CÁC LUẬT PHÂN BỐ LIÊN TỤC............................................207 
CÁC ĐA THỨC TỐI TIỂU CỦA CÁC PHẦN TỬ TRONG TRƯỜNG . .......................................214 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................................219 
MỤC LỤC...............................................................................................................................................220 
BÀI GIẢNG 
LÝ THUYẾT THÔNG TIN 
Mã số : 492LTT340 
Chịu trách nhiệm bản thảo 
TRUNG TÂM ÐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_thong_tin_hoc_vien_cn_buu_chinh_vien_th.pdf