Hệ thống mục lục trực tuyến với việc sử dụng tiêu đề đề mục

Mục lục trực tuyến (MLTT) – Online Catalog là hệ thống mục lục được tra cứu trên

mạng máy tính. Hay nói một cách khác MLTT là kết quả của việc tự động hóa hệ thống

mục lục phiếu.

Trên thế giới có nhiều phần mềm quản lý thư viện khác nhau cho nên có nhiều hình

thức tổ chức MLTT khác nhau, phần lớn là khác nhau về giao diện, còn nội dung tìm

kiếm thì tuân theo một chuẩn chung, đó là dựa trên cơ sở Hệ thống mục lục tiêu đề:

Tiêu đề tác giả, Tiêu đề nhan đề, và Tiêu đề đề mục.

Trong MLTT, người sử dụng thường nhận được những chỉ dẫn chung như sau:

– Luôn luôn bắt đầu bằng cách chọn tìm kiếm trong một tiêu đề (Heading) nào đó:

Tác giả (Author), Nhan đề (Title), hay Đề mục (Subject) bằng cách chọn Từ khóa

(Keyword hay Word) trong những tiêu đề đó. Cũng giống như trong Mục lục

phiếu, ta chỉ chọn mỗi lúc một tủ phiếu, hoặc là Tủ phiếu Nhan đề, hoặc là Tủ

phiếu Tác giả, hoặc là Tủ phiếu Đề mục.Trừ phi hệ thống phiếu được xếp theo

Mục lục từ điển (Dictionary Catalog) tức là các phiếu tác giả, nhan đề, đề mục đều

được xếp chung theo trật tự chữ cái, trong trường hợp này, trong MLTT ta chọn

tìm theo Từ khóa trong toàn CSDL;

– Để truy cập theo chủ đề (Subject Access), ta chọn tùy chọn (Option) là Đề mục

(Subject) rồi gỏ Từ khóa phản ánh đề tài ta muốn tìm vào ô hội thoại;

– Một danh sách Tiêu đề đề mục (TĐĐM) có chứa Từ khóa đó hiện ra. Từ khóa có

thể nằm trong Tiêu đề chính mà cũng có thể nằm trong Tiêu đề phụ; có khi chỉ

nằm ở đầu Tiêu đề chính mà thôi. Đây chính là hệ thống Mục lục đề mục;

– Người sử dụng dò tìm đề tài hay nội dung mình cần tìm bằng cách chọn một

TĐĐM thông qua hệ thống Mục lục đề mục đó;

 

pdf 11 trang dienloan 7940
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống mục lục trực tuyến với việc sử dụng tiêu đề đề mục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống mục lục trực tuyến với việc sử dụng tiêu đề đề mục

Hệ thống mục lục trực tuyến với việc sử dụng tiêu đề đề mục
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
22 
 ục lục trực tuyến (MLTT) – Online Catalog là hệ thống mục lục được tra cứu trên 
mạng máy tính. Hay nói một cách khác MLTT là kết quả của việc tự động hóa hệ thống 
mục lục phiếu. 
Trên thế giới có nhiều phần mềm quản lý thư viện khác nhau cho nên có nhiều hình 
thức tổ chức MLTT khác nhau, phần lớn là khác nhau về giao diện, còn nội dung tìm 
kiếm thì tuân theo một chuẩn chung, đó là dựa trên cơ sở Hệ thống mục lục tiêu đề: 
Tiêu đề tác giả, Tiêu đề nhan đề, và Tiêu đề đề mục. 
Trong MLTT, người sử dụng thường nhận được những chỉ dẫn chung như sau: 
– Luôn luôn bắt đầu bằng cách chọn tìm kiếm trong một tiêu đề (Heading) nào đó: 
Tác giả (Author), Nhan đề (Title), hay Đề mục (Subject) bằng cách chọn Từ khóa 
(Keyword hay Word) trong những tiêu đề đó. Cũng giống như trong Mục lục 
phiếu, ta chỉ chọn mỗi lúc một tủ phiếu, hoặc là Tủ phiếu Nhan đề, hoặc là Tủ 
phiếu Tác giả, hoặc là Tủ phiếu Đề mục.Trừ phi hệ thống phiếu được xếp theo 
Mục lục từ điển (Dictionary Catalog) tức là các phiếu tác giả, nhan đề, đề mục đều 
được xếp chung theo trật tự chữ cái, trong trường hợp này, trong MLTT ta chọn 
tìm theo Từ khóa trong toàn CSDL; 
– Để truy cập theo chủ đề (Subject Access), ta chọn tùy chọn (Option) là Đề mục 
(Subject) rồi gỏ Từ khóa phản ánh đề tài ta muốn tìm vào ô hội thoại; 
– Một danh sách Tiêu đề đề mục (TĐĐM) có chứa Từ khóa đó hiện ra. Từ khóa có 
thể nằm trong Tiêu đề chính mà cũng có thể nằm trong Tiêu đề phụ; có khi chỉ 
nằm ở đầu Tiêu đề chính mà thôi. Đây chính là hệ thống Mục lục đề mục; 
– Người sử dụng dò tìm đề tài hay nội dung mình cần tìm bằng cách chọn một 
TĐĐM thông qua hệ thống Mục lục đề mục đó; 
– Một danh sách những tài liệu thuộc TĐĐM đó được hiển thị để độc giả chọn tìm 
tài liệu thích hợp; 
– Cuối cùng biểu ghi thư tịch của tài liệu đó được hiển thị. 
Người sử dụng có thể tìm kiếm tài liệu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên để truy 
cập theo chủ đề thì đây là phương pháp cơ bản và chuẩn mực nhất mà người cán bộ biên 
mục cung cấp cho người sử dụng. Ta dễ dàng tìm thấy phương cách này trên bất cứ một 
hệ thống MLTT nào khắp nơi trên thế giới. 
Sau đây là minh họa cách tìm kiếm cơ bản đó trong hệ thống MLTT của Thư viện ĐH 
Khoa học Tự nhiên TP.HCM: 
HỆ THỐNG MỤC LỤC TRỰC TUYẾN 
VỚI VIỆC SỬ DỤNG 
TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC 
LƯƠNG MINH HÒA – BÙI THỊ MỸ DUYÊN 
Phòng Công tác Kỹ thuật 
Thư viện ĐH. Khoa học Tự nhiên TP. HCM. 
M
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
23 
Hình 1: Chọn Đề mục (Subject) trong giao diện tìm kiếm với từ khóa “việt nam” 
Hình 2: Danh sách liệt kê những TĐĐM có chứa Từ khóa “Việt nam” có trong tiêu đề chính và 
cả trong tiêu đề phụ. 
Dò tìm TĐĐM thích hợp (Ví dụ: chọn Tiêu đề đề mục “Tảo—Việt Nam”). Hệ thống sẽ 
cho ta một danh sách những tài liệu mang TĐĐM này. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
24 
Hình 3: Danh sách tài liệu ứng với TĐĐM “Tảo – Việt Nam”. Dò tìm tài liệu thích hợp (Ví dụ: 
chọn Tài liệu thứ hai) 
Hình 4: Kết quả biểu ghi thư tịch tài liệu với TĐĐM “Tảo – Việt Nam”. 
Chúng ta có thể xem những trường hợp truy cập theo chủ đề tương tự như vậy qua 
những minh họa các thư viện nước ngoài sau đây. Lưu ý rằng: 
– Trong tất cả hệ thống MLTT chuẩn hóa này, Mục lục đề mục luôn luôn được liệt 
kê để độc giả dò tìm. Có thể có khác nhau về cách trình bày; 
– Chỉ có TĐĐM và đôi khi một số từ chuẩn khác là được liệt kê. Từ khóa đề tài tức 
từ khóa tự do (Trường 653 trong MARC) là không được liệt kê. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
25 
MỤC LỤC TRỰC TUYẾN THƯ VIỆN NƯỚC NGOÀI: 
1. Thư viện Đại học Chulalongkorn: 
Hình 5: Chọn Subject trong giao diện tìm kiếm với từ khóa “economy” 
Hình 6: Danh sách liệt kê những TĐĐM có chứa Từ khóa “Economy” có trong tiêu đề chính và 
cả trong tiêu đề phụ giống như MLTT của Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
26 
2. Thư viện Đại học Illinois: 
Hình 7: Chọn Subject trong giao diện tìm kiếm với từ khóa “vietnam” 
Hình 8: Danh sách liệt kê những TĐĐM có chứa Từ khóa “Vietnam” 
Danh sách TĐĐM được kiệt kê trong những minh họa của các thư viện trên là được hiển 
thị theo cách truyền thống (có dấu “–” trước tiểu phân mục). Trong minh họa sau đây 
của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Danh sách TĐĐM sẽ không có dấu “–” trước tiểu phân 
mục. Hiện nay nhiều thư viện làm theo cách mới này, chẳng hạn như Thư viện Quốc gia 
Singapore, Thư viện Quốc gia Anh, Thư viện Quốc gia Úc, vv 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
27 
 Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: 
Hình 9: Chọn Subject Browse trong giao diện tìm kiếm với từ khóa “library science” 
Hình 10: Danh sách liệt kê những TĐĐM có chứa Từ khóa “Library science”. Danh sách 
TĐĐM được hiển thị theo kiểu mới (Không có dấu “–” trước tiểu phân mục) 
MỤC LỤC TRỰC TUYẾN THƯ VIỆN VIỆT NAM 
Có nhiều bất cập trong các hệ thống MLTT thư viện ở nước ta hiện nay. Ở đây chúng 
tôi chỉ đề cập đến phần Truy cập theo chủ đề liên quan đến TĐĐM với một vài minh họa, 
qua đó chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng cả công cụ lẫn cán bộ biên mục đều có vấn 
đề. 
Như chúng ta thấy, việc liệt kê danh sách TĐĐM để phản ánh Mục lục đề mục là yêu 
cầu tất yếu trong một Hệ thống MLTT. Thế nhưng hầu hết MLTT của các thư viện Việt 
Nam đều không làm điều quan trọng đó. Chỉ có Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên với 
phần mềm iPortLib là hiển thị danh sách TĐĐM trong hệ thống MLTT với đầy đủ ý 
nghĩa như được minh họa ở trên. 
Một vài thư viện dùng phần mềm nước ngoài thì có hiển thị danh sách TĐĐM Tuy 
nhiên việc liệt kê này được thực hiện một máy móc là luôn luôn liệt kê toàn bộ hệ thống 
Mục lục đề mục một khi độc giả đưa vào bất cứ một Từ khóa có hay không có trong hệ 
thống, gây ra tình trạng nhiễu tin. Minh họa ở Hình 11. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
28 
Hình 11: Ở đây TĐĐM được gọi là “Chủ đề”. Tìm kiếm theo Chủ đề với từ khóa “Đại học 
quốc gia”. Một danh sách được hiển thị không liên quan gì đến chủ đề “Đại học quốc gia” 
Tuy ta không thấy TĐĐM có chứa từ khóa “Đại học quốc gia” nhưng hệ thống vẫn 
hiển thị danh sách TĐĐM với các TĐĐM khác có chứa từ “đại” hoặc “học”, đưa đến 
các TĐĐM không cần thiết, gây nhiễu tin cho người tra cứu. Cách thể hiện như thế này 
còn gây những nhiễu khác, chẳng hạn như ta muốn tìm “thư viện” thì có cả “thương 
binh”; muốn tìm “phần mềm” thì phải duyệt qua “Phần Lan” trước!. 
Nói chung, tình trạng cán bộ biên mục không hiểu rõ được ý nghĩa và mục đích của 
Mục lục đề mục là phổ biến. Mục lục đề mục là một hệ thống các TĐĐM được dùng để 
thể hiện nội dung sách và các tài liệu thông tin khác một cách ngắn gọn và bao hàm. Cần 
phải được liệt kê để độc giả dò tìm đề tài thích hợp trước khi chọn tài liệu cần tìm. 
Việc nhập nhằng giữa Từ khóa đề tài (Từ khóa tự do), Từ chuẩn và TĐDM cũng là 
nguyên nhân để tạo nên tình trạng trên. Sau đây là một vài minh họa. 
1. Hệ thống MLTT chỉ sử dụng Từ khóa: Hệ thống chỉ dùng Từ khóa đề tài 
(Subject Keyword): Định từ khóa một cách tự do để biểu thị chủ đề. Công việc này là chủ 
yếu dùng cho thông tin tư liệu chứ không phải là sách. 
Hình 12: MLTT của Thư viện Quốc gia Việt Nam thể hiện việc tra cứu theo“Chủ đề”, thực chất 
là “Từ khóa”. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
29 
Hình 13: MLTT Thư viện Hà Nội thể hiện việc tra cứu theo“Từ chuẩn”. 
Hình 14: MLTT Thư viện ĐH Bách Khoa Hà Nội thể hiện việc tra cứu theo“Chủ đề”. Thực 
chất là Từ khóa đề tài (Từ khóa tự do) biểu thị bởi trường 653 trong MARC. 
Hệ thống MLTT của Thư viện ĐH Bách Khoa Hà Nội không thể hiện “Chủ đề” trong 
biểu ghi thư tịch cho độc giả tra cứu chỉ có trong biểu ghi MARC, chứng tỏ không xem 
yếu tố chủ đề là quan trọng điều này cũng chứng tỏ rằng cả chuyên viên kỹ thuật lẫn cán 
bộ biên mục không hiểu biết về TĐĐM (Subject Headings), do đó mới gọi Subject 
Heading bằng một thuật ngữ nghe rất lạ tai: Từ khóa đề mục! 
2. Hệ thống MLTT không phân biệt giữa Từ khóa với TĐĐM: Có thư viện sử 
dụng TĐĐM với những tên gọi khác nhau: Đề mục chủ đề, Chủ đề đề mục, Từ khóa đề 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
30 
mục, Thuật ngữ chỉ đề tài, vv Những thư viện này quen dùng Từ khóa, nay du nhập 
thêm khái niệm Subject Heading và không được đào tạo một cách bài bản để sử dụng 
chúng. Cho nên đã đưa vào trong hệ thống MLTT một cách nhập nhằng và tùy tiện. 
Có phần mềm chủ động sử dụng TĐĐM tiếng Anh thì gọi là TĐĐM, còn TĐĐM 
tiếng Việt thì gọi là Từ khóa. 
Hình 15: MLTT TT Thông tin Thư viện ĐHQG Hà Nội chỉ thể hiện việc tra cứu theo“Từ 
khóa”. Nhưng trong biểu ghi thì vừa thể hiện Từ khóa vừa TĐĐM: Từ khóa thì Tiếng Việt, còn 
TĐĐM thì Tiếng Anh! 
Hình 16: MLTT Thư viện ĐH Bách Khoa TP. HCM thể hiện việc tra cứu theo“Chủ đề”. Tìm 
kiếm theo Chủ đề với từ khóa “Nước thải” ta có Hình 17 
Thư viện đã dùng luôn cả TĐĐM và Từ khóa cho sách. TĐĐM được dùng một cái tên 
lạ tai “Từ khóa đề mục” như của ĐH Bách Khoa Hà Nội. Điều lưu ý ở đây là ta tìm 
kiếm với “Chủ đề” nhưng với biểu ghi này Subject là “Nước – Kiểm tra và xử lý” và 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
31 
Keyword mới là “Nước thải”. Ở hình 17 danh sách TĐĐM hiển thị cũng là “Nước thải”, 
nghĩa là Thư viện đã không có sự rõ ràng giữa TĐĐM và Từ khóa. Trong trường hợp này 
kỹ thuật tìm kiếm cũng đánh đồng Subject với Keyword, đồng thời kỹ thuật tìm kiếm này 
đã tách đôi cụm từ “Nước thải” tức là sẽ hiển thị tất cả những biểu ghi có từ “Nước” 
hoặc “thải”. 
Hình 17: Hết sức nhập nhằng trong hệ thống MLTT Thư viện ĐH Bách Khoa TP. HCM 
 Nhiều thư viện đại học Phía Nam chỉ sử dụng TĐĐM để biên mục sách và tổ chức 
MLTT, chẳng hạn như Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM, Thư viện ĐH Mở, Thư 
viện ĐH Sư Phạm, TT Học liệu ĐH Huế, vv.... Tuy nhiên hầu hết không hiển thị danh 
sách TĐĐM như là “Mục lục đề mục”. Khi tra tìm theo TĐĐM mà MLTT không hiển 
thị được danh sách TĐĐM tức là đã không thể hiện đúng chức năng của Mục lục đề mục. 
 Qua một số minh họa, chúng ta đã thấy sự nhập nhằng giữa TỪ KHÓA và TIÊU ĐỀ 
ĐỀ MỤC trong các hệ thống MLTT là đáng báo động. Điều này đã được ThS. Nguyễn 
Minh Hiệp đề cập trong bài viết “Bản chất công việc định chủ đề” – đăng trong Tạp chí 
Thư viện Việt Nam của Thư viện Quốc gia Việt Nam, Số 3(7) Tháng 9/2006. 
 3. Lạm dụng thuật ngữ OPAC 
OPAC – Online Public Access Catalog có nghĩa là Mục lục Truy cập Công cộng Trực 
tuyến. Để một hệ thống MLTT được gọi là OPAC để thông tin, cụ thể là các biểu ghi thư 
tịch có thể trao đổi nhau giữa hai CSDL về mặt kỹ thuật và nhận biết nhau về mặt nghiệp 
vụ thư viện thì phải thỏa mãn hai yêu cầu: 
• Chuẩn thư tịch – Bibliographic Standards tức là Chuẩn nghiệp vụ biên mục trong 
thư viện: MARC, AACR2, vv... trong đó hệ thống TĐĐM phải được định theo 
đúng chuẩn của LCSH – Library Congress of Subject Headings 
• Chuẩn kỹ thuật – Techical Standards tức là chuẩn của Công nghệ thông tin, trong 
đó chủ yếu là giao thức Z39.50. Đối với một số thư viện, nhất là các thư viện đại 
học thường chúng ta không có quyền tự chủ về hệ thống mạng, để có thể trao đổi 
dữ liệu qua giao thức Z39.50 vì yêu cầu Firewall phải mở một số cổng cần thiết để 
trao đổi dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác. Vấn đề này liên quan đến an toàn bảo 
mật của cả hệ thống mạng, do đó mà một thư viện trực thuộc trường đại học hay 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
32 
một cơ quan chức năng cao hơn, thường không được phép mở các cổng dịch vụ 
này, nên không thể trao đổi cơ sở dữ liệu qua giao thức Z39.50 với các thư viện 
khác. Các thư viện nên xem lại chúng ta có quyền này hay không. 
4. Quảng cáo trên giao diện phần mềm 
• Một phần mềm bán cho khách hàng rồi thì không được đặt logo quảng cáo trên đó. 
Như ta thấy ở các Mục lục tra cứu của Thư viện nước ngoài ta không bao giờ nhìn 
thấy logo quảng cáo của các phần mềm mà chỉ thấy để logo của Thư viện (Xem 
minh họa ở các thư viện nước ngoài đầu bài viết này); 
• Ở Việt Nam một số thư viện sử dụng những phần mềm nghiêm túc không có 
quảng cáo trên đó như:Thư viện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Thư 
viện Trung tâm Tin học ĐH Khoa học Tự nhiên, Thư viện Trường ĐH Mở 
TP.HCM, Thư viện ĐH Công nghệ Sài Gòn, Thư viện Khoa Thư viện-Thông tin 
ĐH Sài Gòn, Thư viện ĐH Ngân hàng, Thư viện Trường Giao thông Công chánh, 
Thư viện Trung tâm ĐHQG TP.HCM, Thư viện ĐH Bách khoa TP.HCM, Thư 
viện ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM, và Thư viện ĐH Bách khoa Hà 
Nội. Xem minh họa Hình 1, Hình 11, Hình 14. 
• Những thư viện khác sử dụng những phần mềm có quảng cáo tên và công ty viết 
phần mềm là không đúng. Thông thường, khi nhìn vào các MLTT này ta không 
biết được mình đang tra cứu ở thư viện nào bởi vì không hề thấy tên thư viện mà 
chỉ thấy tên phần mềm. Xem minh họa Hình 12 và Hình 15. 
Vài nét phác thảo trên đây nhằm đưa ra một bức tranh về hiện đại hóa thư viện dưới 
góc độ ứng dụng các giải pháp tin học cho MLTT. Qua đó chúng ta thấy có nhiều vấn đề 
về nghiệp vụ và một ít về kỹ thuật. Do đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào những 
chuyên viên CNTT có thể giúp ta giải quyết. Hay nói một cách cụ thể hơn tất cả những 
phần mềm trong và ngoài nước hiện nay đều có thể đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống 
MLTT của các thư viện Việt Nam. Sử dụng có tốt và có đúng chuẩn hay không là vấn đề 
của người cán bộ thư viện. Cụ thể là phải nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng 
của Mục lục đề mục bằng cách phải học thật kỹ cách thiết lập Tiêu đề đề mục để 
phản ánh nội dung tài liệu. 
KẾT LUẬN 
Việc sử dụng Phần mềm quản lý thư viện để tổ chức Hệ thống MLTT được xem như 
sử dụng công nghệ mới để hiện đại hóa thư viện. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi 
những giá trị cũ để phù hợp với việc ứng dụng công nghệ mới. Vai trò người cán bộ thư 
viện quyết định sự thành công của việc ứng dụng này chứ không phải chỉ lệ thuộc vào 
công nghệ. Bài viết này nhằm minh họa một phần ý tưởng này và cảnh báo rằng chúng ta 
phải học cách yêu cầu nhà kỹ thuật phục vụ mình tới nơi tới chốn. 
 Library’s role has not changed, 
 but how we do it has changed. 
 Dr. VARAPRASAD 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_muc_luc_truc_tuyen_voi_viec_su_dung_tieu_de_de_muc.pdf