Hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio SPP. Phân lập trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei) ở tỉnh Bến Tre

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra loại kháng sinh thích hợp dùng điều trị bệnh do Vibrio spp.

gây ra trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Bến Tre. Mẫu vi khuẩn được phân lập từ ao nuôi, từ tôm bệnh theo

phương pháp Buntin và ctv. (2008) và định danh bằng kit Nam Khoa IDS 14GNR. Kháng sinh đồ được thực

hiện và đánh giá bằng phương pháp Bauer-Kirby (1966) và đánh giá theo tiêu chuẩn CLSI (2016) với 17 loại

kháng sinh đang được sử dụng phổ biến. Kết quả cho thấy, với V. parahaemolyticus, kháng sinh bị kháng mạnh

nhất là Apramycin với tỷ lệ 66,7%, kháng sinh nhạy nhất là Cefotaxime và Levofloxacine (đồng tỷ lệ 100%).

Với V. alginolyticus, kháng sinh bị kháng mạnh nhất là Oxyetracyclin với tỷ lệ 60%, kháng sinh nhạy nhất

là Levofloxacine với tỷ lệ 100%. Vi khuẩn V. vulnificus kháng mạnh nhất với Metronidazole ở tỷ lệ 66,7% và

nhạy nhất với Chloramphenicol, Doxycycline, Levofloxacine (cùng tỷ lệ 93,3%). Ngoài ra, kết quả phân tích

ANOVA cho thấy, hiện trạng kháng kháng sinh của ba loài vi khuẩn V. parahaemolyticus, V. alginolyticus và V.

vulnificus là khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Từ khóa: Bến Tre, kháng sinh đồ, kháng khuẩn, Vibrio spp.

pdf 8 trang Bích Ngọc 05/01/2024 3060
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio SPP. Phân lập trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei) ở tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio SPP. Phân lập trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei) ở tỉnh Bến Tre

Hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio SPP. Phân lập trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei) ở tỉnh Bến Tre
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
¹ Khoa Nông nghiệp và CNTP, Trường Đại học Tiền Giang 
² Sinh viên Trường Đại học Tiền Giang
HIỆN TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Vibrio spp. PHÂN LẬP 
TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) 
Ở TỈNH BẾN TRE
THE STATUS OF ANTIBIOTICS RESISTANCE OF Vibrio spp. THAT ISOLATED FROM 
WHITE LEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei) FARMING POND IN BEN TRE PROVINCE 
Phan Thị Anh Thư ¹,², Đoàn Thị Đông Kiều¹,², Nguyễn Công Tráng¹
Ngày nhận bài: 30/07/2019; Ngày phản biện thông qua: 28/11/2019; Ngày duyệt đăng: 15/12/2019
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra loại kháng sinh thích hợp dùng điều trị bệnh do Vibrio spp. 
gây ra trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở Bến Tre. Mẫu vi khuẩn được phân lập từ ao nuôi, từ tôm bệnh theo 
phương pháp Buntin và ctv. (2008) và định danh bằng kit Nam Khoa IDS 14GNR. Kháng sinh đồ được thực 
hiện và đánh giá bằng phương pháp Bauer-Kirby (1966) và đánh giá theo tiêu chuẩn CLSI (2016) với 17 loại 
kháng sinh đang được sử dụng phổ biến. Kết quả cho thấy, với V. parahaemolyticus, kháng sinh bị kháng mạnh 
nhất là Apramycin với tỷ lệ 66,7%, kháng sinh nhạy nhất là Cefotaxime và Levofl oxacine (đồng tỷ lệ 100%). 
Với V. alginolyticus, kháng sinh bị kháng mạnh nhất là Oxyetracyclin với tỷ lệ 60%, kháng sinh nhạy nhất 
là Levofl oxacine với tỷ lệ 100%. Vi khuẩn V. vulnifi cus kháng mạnh nhất với Metronidazole ở tỷ lệ 66,7% và 
nhạy nhất với Chloramphenicol, Doxycycline, Levofl oxacine (cùng tỷ lệ 93,3%). Ngoài ra, kết quả phân tích 
ANOVA cho thấy, hiện trạng kháng kháng sinh của ba loài vi khuẩn V. parahaemolyticus, V. alginolyticus và V. 
vulnifi cus là khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.
Từ khóa: Bến Tre, kháng sinh đồ, kháng khuẩn, Vibrio spp.
ABSTRACT
The study was conducted to fi nd the most effective antibiotic to treat diseases caused by Vibrio spp. on 
vannamei farming industry in Ben Tre. Vibrio spp. bacteria samples were collected and isolated from cultured 
pond and diseased shrimp by the method of Buntin et al. (2008). Vibrio spp. were identifi ed by Nam Khoa 
IDS 14GNR kit. Antibiogram were performed and evaluated by diffusion method on agar plates according to 
Bauer-kirby (1966) and CLSI standard (2016) with 17 antibiotics commonly current using in shrimp farming. 
The research results showed that the status of antibiotics resistance as following: with V. parahaemolyticus, 
Apramycin was resisted highest with the rate of 66.7%. Cefotaxime và Levofl oxacine had been sensentive 
highest with the same rate of 100%. With V. alginolyticus, Oxyetracyclin was resisted highest with the rate 
of 60%. Levofl oxacine had been sensentive highest with the rate of 100%. However, V. vulnifi cus resisted 
to Metronidazole with the highest at 66.7% and it was most sensitive to Chloramphenicol, Doxycycline, 
Levofl oxacine with the same rate of 93.3%. In addition, the results of ANOVA analysis showed that the status 
of antibiotic resistance of three species including V. parahaemolyticus, V. alginolyticus and V. vulnifi cus were 
similarity. There was no signifi cant difference (p> 0.05) about antibiotics resistance abilities between species 
of Vibrio that It was isolated in 3 districts of Binh Dai, Ba Tri and Thanh Phu. 
Keywords: antibiogram, bacteria-resistance, Ben Tre, Vibrio spp.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành tôm Việt Nam đang là một 
trong những nền kinh tế mũi nhọn của nước 
ta. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 
2018, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 7,74 
triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản 
đạt 3,59 triệu tấn, khai thác biển đạt gần 3,4 
triệu tấn, khai thác nội địa 218.000 tấn. Sản 
lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4,15 triệu tấn, 
tăng 8,3%. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2018, 
đạt khoảng 228.139,8 tỷ đồng. Kim ngạch xuất 
khẩu thủy sản đạt khoảng 9 tỷ USD, trong 
đó tôm thẻ chân trắng xuất khẩu đạt 2,48 tỷ 
USD (Tổng cục Thủy Sản, 2018). Năm 2018, 
cả nước thả nuôi hơn 736.000 ha tôm nước 
lợ, trong đó, diện tích tôm thẻ chân trắng là 
103.568 ha, với sản lượng tôm thẻ chân trắng 
đạt 464.924 tấn (Vũ Viết Đoàn, 2019). Tại Bến 
Tre, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn (2018), toàn tỉnh này đã thả 
nuôi tôm biể n thâm canh, bá n thâm canh được 
gầ n 1.000 ha, trong đó phần lớn là tôm thẻ chân 
trắ ng (Nguyễn Sơn, 2018). Nuôi tôm thẻ chân 
trắng tại Bến Tre chủ yếu tập trung ở các huyện 
Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại. 
Thời gian qua, nghề nuôi tôm ở Bến Tre 
đã mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho 
người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay 
nghề nuôi tôm này cũng đang gặp phải những 
khó khăn thách thức vô cùng to lớn như tình 
trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn 
biến phức tạp (Nguyễn Thị Kim Ngân và 
ctv., 2013). Theo nhiều nghiên cứu, các loài 
vi khuẩn Vibrio spp. là tác nhân chính gây ra 
các bệnh trên tôm nuôi nước lợ. Trong đó, tác 
nhân gây bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm 
thẻ chân trắng nói chung và nghề nuôi tôm thẻ 
chân trắng tại Bến Tre nói riêng là 3 loài vi 
khuẩn Vibrio parahaemolyticus, V. vulnifi cus 
và V. alginolyticus. Khi tôm nuôi bị bệnh, 
người nuôi tôm ở Bến Tre hay chọn sử dụng 
kháng sinh như là giải pháp đầu tiên để trị bệnh. 
Tuy nhiên, các loài vi khuẩn này, hiện nay đã 
thể hiện tính kháng mạnh với hầu hết các loại 
kháng sinh dùng điều trị cho tôm (Từ Thanh 
Dung và ctv., 2014). Thực tế và các nghiên cứu 
gần đây cho thấy, việc sử dụng kháng sinh để 
điều trị bệnh cho tôm khi bùng phát dịch bệnh 
đã trở nên kém hiệu quả. Chính vì vậy, việc 
xác định những loại kháng sinh đã bị kháng 
và những kháng sinh còn nhạy thông qua thực 
hiện kháng sinh đồ để tìm ra loại kháng sinh 
phù hợp cho việc điều trị bệnh trên tôm thẻ 
chân trắng nuôi tại Bến Tre là điều cần thiết.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 12/2018 
đến 6/2019. Mẫu được thu mẫu tại các hộ 
nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp và các 
sông tự nhiên của huyện Bình Đại, Ba Tri 
và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Mẫu sau khi thu 
được phân tích mẫu và thực hiện kháng sinh 
đồ tại Phòng thí nghiệm vi sinhcủa Khoa 
Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, 
Trường Đại học Tiền Giang.
Hóa chất và môi trường: Các môi môi trường 
Chrom agar, TCBS (xuất xứ Merck-Đức) dùng 
phân lập vi khuẩn. Môi trường MHA (Merck-
Đức) dùng để thực hiện kháng sinh đồ. Hóa 
chất gồm: nước nuối NaCl (0,9%), H2SO4 đậm 
đặc, BaCl2.2H2O, cồn công nghiệp. 
Kháng sinh: Các đĩa giấy tẩm sẵn kháng 
sinh do công ty Nam Khoa (TP Hồ Chí Minh) 
sản xuất. Các đĩa giấy tẩm kháng sinh được sử 
dụng trong nghiên cứu gồm 17 loại: Cefotaxime 
(10µg), Amoxcycline (10µg), Ceftiofur (30µg), 
Cefalexine (30µg), Streptomycine (10µg), 
Apramycin (40µg), Oxytetracycline (30µg), 
Doxycycline (30µg), Florphenicol (30µg), 
Chloramphenicol (30µg), Ciprofl oxacine 
(5µg), Levofl oxacine (5µg), Norfl oxacine 
(5µg), Enrofl oxacine (10µg), Metronidazole 
(10µg), Rifamycine (5µg) và Cotrim (25µg).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu nước trong ao nuôi tôm: Mỗi 
huyện thu 15 mẫu nước tại 15 hộ nuôi tôm thẻ 
chân trắng. Thu nước ở tầng đáy tại 5 điểm 
trong ao, mỗi điểm thu 500 mL, sau đó trộn 
các mẫu nước lại với nhau, lấy 500 mL cho vào 
chai sạch, đậy nắp kín, giữ ở 20 ºC (bảo quản 
mát bằng nước đá) để bảo quản mang về phòng 
thí nghiệm cấy khuẩn. 
124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
Thu mẫu nước ở kênh rạch tự nhiên cung 
cấp nước cho hệ thống các ao nuôi tôm thẻ 
trong vùng. Mẫu được thu tại các rạch như 
Băng Cung, Giồng Luông, Thị Hoàng và các 
sông như sông Chín Thước, sông An Thuận, 
sông Mỹ An của huyện Thạnh Phú. Tại huyện 
Ba Tri, thì mẫu nước được thu kênh Bảy Chảy, 
sông Vàm Hồ, sông An Bình Tây. Ở huyên 
Bình Đại, mẫu nước tại sông Rạch Nò, Định 
Trung, Lộc Thuận, Thạnh Phước và kênh Phú 
Vang cũng được thu để phân tích mẫu khuẩn. 
Mỗi sông, kênh, rạch thu 3 điểm ở tầng đáy, 
mỗi điểm 500 mL, sau đó tiến hành trộn mẫu 
nước lại với nhau và chọn ra 500 mL để bảo 
quản mang về phòng thí nghiệm cấy khuẩn.
Mẫu bùn chỉ thu trong ao nuôi tôm thẻ chân 
trắng. Bùn được thu ở đáy (sâu vào lớp mặt 
khoảng 5 cm) ao tại vị trí sàn cho ăn và giữa 
ao. Bùn thu bằng ca nhựa PVC, dùng ca lấy 
lớp bùn mặt dày khoảng 0,5 cm của đáy ao. 
Bảo quản bùn trong túi nhựa P.E. ở nhiệt độ 
dưới 20ºC chuyển về phòng thí nghiệm chờ 
phân tích.
Thu mẫu tôm bị các bệnh do vi khuẩn Vibrio 
spp. gây ra như phân trắng, gan tụy, đốm đen, 
phồng đuôi, hoại tử phụ bộ và đang được người 
nuôi sử dụng kháng sinh để điều trị. Mỗi hộ thu 
10 con, mẫu sau khi thu được trữ lạnh (dưới 
20ºC) đem về phòng thí nghiệm để cấy khuẩn. 
Trong quá trình thu mẫu tôm bệnh nghiên cứu 
viên kết hợp điều tra thêm thông tin về lịch sử 
sử dụng kháng sinh tại nông hộ như hộ đã dùng 
kháng sinh loại gì, dùng khi nào và hiệu quả ra 
sao ở vụ nuôi hiện tại và những vụ nuôi trước đó.
2.2. Phương pháp phân lập, định danh vi khuẩn
Các loài vi khuẩn Vibrio spp. từ mẫu nước, 
tôm, bùn được phân lập theo phương pháp của 
Buntin và ctv. (2008). Mẫu bùn được pha loãng 
với nước cất theo tỷ lệ 1 bùn/9 nước. Đối với 
mẫu tôm, thu đường ruột, khối gan tụy, chỗ 
phồng đuôi, sau đó nghiền và pha loãng với 
nước muối sinh lý đã tiệt trùng. Mẫu nước 
được pha loãng từ 10-100 lần bằng nước cất 
vô trùng. Mẫu bùn được cấy ria trên các môi 
trường TCBS và Chrom agar. Mẫu nước và 
mẫu tôm được cấy lên môi trường TCBS và 
Chrom agar theo phương pháp cấy trang. Các 
đĩa sau khi cấy được ủ ở 30ºC trong 24 giờ. 
Sau khi ủ, chọn những khuẩn lạc đặc trưng cho 
từng loài Vibrio sp. tiếp tục cấy chuyền sang 
các đĩa TCBS và Chrom agar để làm thuần. 
Các loài vi khuẩn Vibrio spp. sau khi được 
làm thuần được tiến hành định danh bằng bộ 
kit định danh IDS 14GNR của công ty Nam 
Khoa theo hướng dẫn sử dụng. 
2.3. Phương pháp thực hiện kháng sinh đồ
Kháng sinh đồ được thực hiện theo phương 
pháp khuếch tán trên đĩa thạch của Bauer-
Kirby (Bauer và ctv., 1966). Tỷ lệ kháng của vi 
khuẩn (%) = [số mẫu khuẩn cho kết quả kháng/
tổng số mẫu khuẩn khảo sát]x100. Tỷ lệ nhạy 
của vi khuẩn (%) = [số mẫu khuẩn cho kết quả 
nhạy/tổng số mẫu khuẩn khảo sát]x100.
3. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được, dùng phần 
mềm M.S Excel 2010 và SPSS 16.0 để xử 
lý. Phân tích ANOVA 1 yếu tố bằng phép thử 
Duncan (α =0,05) để so sánh khả năng kháng 
kháng sinh của 3 loài vi khuẩn với nhau và của 
mẫu khuẩn phân lập được từ 3 huyện của tỉnh 
Bến Tre.
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
1. Hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn 
Vibrio parahaemolyticus
Tỷ lệ kháng sinh bị vi khuẩn kháng 
và tỷ lệ kháng sinh còn nhạy với vi 
khuẩn V. parahaemolyticus phân lập được ở 
Bến Tre thể hiện qua Bảng 1.
Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn 
V. parahaemolyticus cao nhất (66,7%) đối 
với Apramycin, Oxytetracyclin và khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 
tất cả các kháng sinh còn lại. Ngược lại 
Cefotaxime và Levofloxacine hoàn toàn 
không bị V. parahaemolyticus kháng và 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 
15 kháng sinh còn lại trong nghiên cứu. 
Enrofloxacin, Metronidazole là hai loại 
kháng sinh bị cấm nhưng người dân vẫn 
sử dụng và kết quả cho thấy với tỷ lệ bị 
kháng khá cao lần lượt là 40% và 26,7%. 
Xét về tính nhạy, nhiều loại kháng sinh 
còn nhạy với V. parahaemolyticus với 
tỷ lệ từ 26,7-100% (Bảng 1). Đặc biệt, 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125
Cefotaxime và Levofloxacine nhạy hoàn 
toàn với V. parahaemolyticus với cùng tỷ lệ 
100% và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các 
kháng sinh còn lại. Ngược lại, 2 loại có tỷ lệ 
nhạy thấp là Apramycin, Oxytetracyclin (cùng 
tỷ lệ 26,7%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) 
với 15 loại kháng sinh khác. 
Nghiên cứu của Trương Thị Mỹ Hạnh và ctv., 
2016 cho thấy vi khuẩn V. parahaemolyticus 
gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại Quỳnh 
Lưu - Nghệ An kháng với Doxycycline và 
Oxytetracyclin lần lượt là 33,3% và 22,2%. So 
với kết quả nghiên cứu này tại Bến Tre, tỷ lệ 
kháng với Doxycycline và Oxytetracyclin lần 
lượt là 6,7% và 66,7%. Nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Tú Anh và ctv. (2016) về mức độ mẫn cảm 
của V. parahaemolyticus trên tôm hùm bông 
nuôi tại Phú Yên cho thấy, Ciprofl oxacine bị 
kháng với tỷ lệ (33,3%) cao hơn nghiên cứu 
này (6,7%). Ciprofl oxacine, một trong những 
kháng sinh có tác dụng mạnh trong nhóm 
Quinolone, có tác dụng tốt với các vi khuẩn 
đã kháng kháng sinh sinh thuộc các nhóm 
khác như Aminoglycosid, Cephalosporin, 
Tetracyclin, Penicilin (King và ctv., 2000; 
Huỳnh Ngọc Trưởng và ctv., 2015). Chính vì 
hiệu quả cao nên Ciprofl oxacine được sử dụng 
nhiều trong nuôi tôm, dẫn đến Ciprofl oxacine 
bị kháng mạnh bởi V. parahaemolyticus phân 
lập được trên tôm nuôi tại Nghệ An và bắt đầu 
bị kháng bởi V. parahaemolyticus phân lập 
được trên tôm nuôi tại Bến Tre. 
Nghiên cứu của Lê Kiều Xuyên và Từ 
Thanh Dung (2015) về sự kháng thuốc của 
V. parahaemolyticus gây bệnh trên tôm thẻ 
chân trắng tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng 
và Trà Vinh cho kết quả, Cefalexine chỉ nhạy 
(8,3%), Streptomycine không nhạy (0%). Kết 
quả nghiên cứu trên khác với nghiên cứu này 
tại Bến Tre là Cefalexine nhạy cao (86,7%), 
Streptomycine cũng nhạy cao (73,3). Kết quả 
nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hương và ctv. 
(2014) về hiện trạng kháng thuốc trên 2 loài 
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas 
Bảng 1. Tỷ lệ nhạy và kháng của vi khuẩn V. parahaemolyticus với các loại kháng sinh
Nhóm kháng sinh Loại kháng sinh Tỷ lệ bị kháng (%) Tỷ lệ nhạy (%)
β – Lactam
Cefotaxime 0,0±0,00a 100,0±0,00e
Amoxcycline 26,7±6,67bc 60,0±11,55abcd
Ceftiofur 26,7±6,67bc 73,3±6,67bcde
Cefalexine 6,7±6,67ab 86,7±6,67de
Aminoside
Streptomycine 20,0±11,55abc 73,3±17,64bcde
Apramycin 66,7±13,33d 26,7±6,67a
Tetracyline
Oxytetracyclin 66,7±6,67d 26,7±6,67a
Doxycycline 6,7±6,67ab 86,7±13,33de
Phenicol
Florphenicol 6,7±6,67ab 86,7±6,67de
Chloramphenicol 6,7±6,67ab 80,0±0,00cde
Quinolones
Ciprofl oxacine 6,7±6,67ab 80,0±0,00cde
Levofl oxacine 0,0±0,00a 100,0±0,00e
Norfl oxacine 26,7±13,33bc 60,0±20,00abcd
Enrofl oxacine 40,0±0,00c 46,7±13,33abc
Imidazol Metronidazole 26,7±6,67bc 60,0±0,00abcd
Nhóm khác
Rifamycine 26,7±6,67bc 40,0±11,55ab
Cotrim 13,3±6,67ab 73,3±17,64bcde
Ghi chú: Các giá trị trong bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có chứa các ký tự chữ khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống 
kê (p<0,05).
126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
hydrophila gây bệnh trên cá tra ở đồng bằng 
sông Cửu Long cho thấy, Cotrim có tỷ lệ nhạy 
là 0% với vi khuẩn Aeromonas hydrophila; so 
với nghiên cứu Cotrim trên vi khuẩn Vibrio 
parahaemolyticus tại Bến Tre thì tỷ lệ nhạy là 
73,3%. Ngoài ra, V. parahaemolyticus phân lập 
trong nghiên cứu này vẫn nhạy với Levofl oxacin, 
Cotrim, Chloramphenicol. Kết quả của nghiên 
cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước đó 
(Al-Othrubi và ctv., 2014; Shaw và ctv., 2014) 
về sự nhạy cảm của V. parahaemolyticus với 
Chloramphenicol và Cotrim. 
2. Hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn 
Vibrio alginolyticus
Kết quả kháng kháng sinh của Vibrio 
parahaemolyticus gây ra trong nuôi tôm thẻ 
chân trắng ở Bến Tre và kết quả được thể hiện 
qua Bảng 2. 
Bảng 2. Tỷ lệ nhạy và kháng của vi khuẩn V. alginolyticus với các loại kháng sinh
Nhóm kháng sinh Loại kháng sinh Tỷ lệ bị kháng (%) Tỷ lệ nhạy (%)
β – Lactam
Cefotaxime 6,7±6,67a 86,7±6,67cd
Amoxcycline 26,7±6,67abc 53,3±17,64abc
Ceftiofur 20,0±11,55ab 60,0±20,00abcd
Cefalexine 20,0±11,55ab 73,3±6,67abcd
Aminoside
Streptomycine 13,3±6,67a 80,0±11,55bcd
Apramycin 46,7±24,04bcd 40,0±20,00ab
Tetracyline
Oxytetracyclin 60,0±11,55d 33,3±6,67a
Doxycycline 0,0±0,00a 93,3±6,67cd
Phenicol
Florphenicol 26,7±6,67abc 73,3±6,67abcd
Chloramphenicol 6,7±6,67a 93,3±6,67cd
Quinolones
Ciprofl oxacine 6,7±6,67a 86,7±13,33cd
Levofl oxacine 0,0±0,00a 100,0±0,00d
Norfl oxacine 26,7±6,67abc 66,7±6,67abcd
Enrofl oxacine 53,3±13,33cd 33,3±13,33a
Imidazol Metronidazole 26,7±6,67abc 66,7±6,67abcd
Nhóm khác
Rifamycine 13,3±6,67a 66,7±13,33abcd
Cotrim 6,7±6,67a 60,0±20,00abcd
Ghi chú: Các giá trị trong bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột chứa các ký tự chữ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).
Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn 
V. alginolyticus với 17 loại kháng sinh trên 
địa bàn tỉnh Bến Tre dao động từ 0-60%. 
Levofl oxacine và Doxycycline hoàn toàn 
không bị kháng (0,0%) và những kháng 
sinh có tỷ lệ kháng thấp như Cefotaxime, 
Chloramphenicol, Ciprofl oxacine và Cotrim 
(6,7%), đồng thời khác biệt có ý nghĩa thống 
kê (p<0,05) với các kháng sinh còn lại. Nằm 
trong danh sách bị cấm nhưng Enrofl oxacine 
và Metronidazole nhưng người dân vẫn sử 
dụng, và bị V. alginolyticus kháng với tỷ lệ khá 
cao lần lượt là 53,3%, 26,7% (Bảng 2). 
Levofloxacine cho tỷ lệ nhạy tuyệt đối 
(100%) và khác biệt có ý nghĩa với 16 
loại còn lại (p>0,05). Nhạy khá đối với 
V. alginolyticus là Doxycycline (93,3%) và 
Norfl oxacine (66,7%). Oxytetracyline và 
Enrofl oxacine có cùng tỷ lệ nhạy là 33,3%, 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với các loại còn 
lại (p<0,05). Lajnef và ctv. (2012) cho rằng 
có 69,6% trong số 69 chủng vi khuẩn Vibrio 
alginolyticus phân lập từ các cơ sở nuôi cá ở 
Bắc Châu Phi thể hiện tính kháng mạnh với 
Doxycycline. Banerjee và ctv. (2011), phân 
lập được 48,3% các loài vi khuẩn thuộc nhóm 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127
Vibrio spp. trong đó có V. alginolyticus từ 
các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng đã cho 
kết quả kháng cao với Norfloxacine.Tại 
Phú Yên, V. alginolyticus gây bệnh đỏ thân 
trên tôm hùm bông đã kháng Doxycycline 
với tỷ lệ 25% (Võ Văn Nha, 2015). Kết quả 
này trái ngược với kết quả thực hiện tại Bến 
Tre trên mẫu khuẩn tôm thẻ (V. alginolyticus 
không kháng Doxycycline). Cùng với kết 
quả đó tại Phú Yên Ciprofl oxacine đã kháng 
(50,0%) nhưng Bến Tre chỉ cho kết quả kháng 
Ciprofl oxacine 6,7%. Từ các nghiên cứu khác 
nhau thấy được, tình trạng kháng kháng sinh 
hiện nay trên động vật thủy sản diễn biến khá 
phức tạp. Cùng một loài vi khuẩn nhưng được 
phân lập ở 2 vùng địa lý khác nhau sẽ nhận 
được kết quả kháng kháng sinh khác nhau.
3. Hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn 
Vibrio vulnifi cus
Kết quả thực hiện kháng sinh đồ 17 loại 
kháng sinh trên vi khuẩn V. vulnifi cus thì có 
đến 15 loại kháng sinh đã bị kháng (Bảng 3). 
Bảng 3. Tỷ lệ nhạy và kháng của vi khuẩn V. vulnifi cus với các loại kháng sinh
Nhóm kháng sinh Loại kháng sinh Tỷ lệ bị kháng (%) Tỷ lệ nhạy (%)
β – Lactam
Cefotaxime 6,7±6,67ab 86,7±6,67cd
Amoxcycline 60,0±11,55cde 26,7±6,67ab
Ceftiofur 40,0±11,55a-e 26,7±17,64ab
Cefalexine 26,7±26,67a-d 73,3±26,67bcd
Aminoside
Streptomycine 13,3±13,33ab 86,7±13,33cd
Apramycin 73,3±17,64e 13,3±6,67a
Tetracyline
Oxytetracyclin 60,0±20,00cde 33,3±24,04ab
Doxycycline 0,0±0,00a 93,3±6,67d
Phenicol
Florphenicol 13,3±13,33ab 73,3±6,67bcd
Chloramphenicol 6,7±6,67ab 93,3±6,67d
Quinolones
Ciprofl oxacine 6,7±6,67ab 73,3±13,33bcd
Levofl oxacine 0,0±0,00a 93,3±6,67d
Norfl oxacine 20,0±11,55abc 73,3±17,64bcd
Enrofl oxacine 33,3±6,67a-e 33,3±17,64ab
Imidazol Metronidazole 66,7±17,64d-e 33,3±17,64ab
Nhóm khác
Rifamycine 33,3±13,33a-e 53,3±6,67abcd
Cotrim 46,7±6,67b-e 40,0±11,55abc
Ghi chú: Các giá trị trong bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có chứa các ký tự chữ khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tỷ lệ kháng sinh bị V. vulnifi cus kháng từ 
0-73,3%. Doxycycline nhóm Tetracycline và 
Levofl oxacine không bị kháng và khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các kháng sinh 
còn lại. Nhóm Aminoside có Apramycin có 
tỷ lệ bị kháng cao nhất là 73,3%, khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 16 loại kháng 
sinh còn lại. Nhóm Imidazol có Metronidazole 
cũng có tỷ lệ bị kháng khá cao với 66,7%. 
Kết quả này cảnh báo sự cần thiết kiểm soát 
nghiêm ngặt việc dùng thuốc kháng sinh để 
phòng trị bệnh cho tôm nuôi. Tỷ lệ kháng sinh 
nhạy với V. vulnifi cus từ 13,3-93%. Kháng 
sinh có tỷ lệ nhạy cao nhất là Doxycycline, 
Chloramphenicol, Levofl oxacine (cùng tỷ 
lệ 93,3%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05) với 14 loại còn lại (Bảng 3).
Nghiên cứu về khả năng kháng kháng sinh 
của vi khuẩn Vibrio sp. gây bệnh phát sáng, 
phân lập được từ hậu ấu trùng tôm sú cho kết 
quả, 26 trong 27 chủng Vibrio sp. thì có 15% 
kháng với Cotrim (Đặng Thị Hoàng Oanh, 
128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
2006). Tại Bến Tre, V. vulnifi cus phân lập được 
từ môi trường nuôi tôm nước lợ cũng có tỷ lệ 
kháng với Cotrim khá cao với 40%. Nghiên cứu 
của He và ctv. (2016) tại Trung Quốc cho thấy, 
các chủng Vibrio parahaemolyticus phân lập 
được từ mẫu tôm sống và cá thương phẩm tại 
các chợ kháng cao với Streptomycin (45,25%). 
Kết quả nghiên cứu tại Bến Tre này cũng đã 
thấy bắt đầu hiện tượng kháng Streptomycin 
của V. vulnifi cus với tỷ lệ 33,3%. Từ các nghiên 
cứu cho thấy, các chủng Vibrio sp. kháng kháng 
sinh đã có mặt hầu hết các tỉnh ở Đồng Bằng 
sông Cửu Long. Điều này là một vấn đề đáng 
lo ngại cho nghề nuôi tôm nước lợ nói riêng và 
ngành nuôi trồng thủy sản chung.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với các mẫu Vibrio spp. được phân lập 
từ 3 huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại, 
có 16/17 loại kháng sinh đã bị kháng. Vi 
khuẩn V. parahaemolyticus kháng cao nhất 
(66,7%) đối với Apramycin, Oxytetracyclin. 
Cefotaxime và Levofl oxacine hoàn toàn 
không bị V. parahaemolyticus kháng. Đối 
với V. alginolyticus, kháng sinh có tỷ lệ bị 
kháng thấp là Cefotaxime, Chloramphenicol, 
Ciprofl oxacine và Cotrim (cùng tỷ lệ 6,7%). 
Levofl oxacine và Doxycycline là 2 kháng 
sinh hoàn toàn không bị kháng (0,0%) 
bởi V. alginolyticus. Đối với V. vulnifi cus, 
Apramycin và Metronidazole có tỷ lệ bị 
kháng cao (73,3% và 66,7%). Tỷ lệ nhạy 
cao nhất với V. vulnifus là Doxycycline, 
Chloramphenicol và Levofl oxacine (cùng tỷ lệ 
93,3%).
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Công 
ty TNHH TS Tâm Việt đã tài trợ chi phí cho 
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Tú Anh, Võ Văn Nha, 2016. Tỷ lệ nhiễm và mức độ mẫn cảm kháng sinh Vibrio parahaemolyticus 
phân lập từ tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng ở vùng biển Phú Yên. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú 
y tập XXIII, 2 : 71-77.
2. Từ Thanh Dung, Nguyễn Anh Tuấn, Partrick Sorgeloos, Annemie Decostere, Margo Baele, Freddy 
Haesebrouck, 2010. Hiện trạng kháng thuốc kháng sinh trên vi khuẩn Edwardsiella ictaluti gây bệnh gan, thận 
mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ, 15a/2010: 162-171.
3. Trương Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thị Yến, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Phan Thị Vân, Nguyễn Đình Vinh, Trương Thị 
Thành Vinh, 2016. Hiện trạng sử dụng thuốc và tính kháng kháng sinh của Vibrio parahaemolyticus gây bệnh 
hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại Quỳnh Lưu - Nghệ An. Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học 
Nha Trang, số 2/2016: 57-64.
4. Võ Văn Nha, 2005. Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra ở tôm hùm bông 
(Panulirus ornatus) nuôi lồng tại vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa và các biện pháp phòng trị. Báo cáo tổng kết 
khoa học và kỹ thuật đề tài cấp Bộ, 2005. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.
5. Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Công Tráng, Nguyễn Văn Trai, 2013. Nhận thức của người dân về tác động 
bất lợi của nuôi tôm thâm canh đến môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Bến Tre. Kỷ yếu Hội nghị Khoa 
học trẻ Ngành thủy sản toàn quốc lần 4. Trường Đại học Nông Lâm TP HCM.
6. Đặng Thị Hoàng Oanh, Đoàn Nhật, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Phương, 2006. Xác định vị trí 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129
phân loại và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Vibrio phát sáng phân lập từ hậu ấu trùng tôm sú 
(Penaeus monodon). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ: 42-52.
7. Huỳnh Ngọc Trưởng, Trần Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Tiến Dũng, 2015. Tình hình nhiễm và tỷ lệ kháng thuốc 
của Vibrio spp. phân lập từ thủy sản và nước nuôi tại Tiền Giang. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Thành Phố 
Hồ Chí Minh, số 2 (67) năm 2015, trang 157-167.
8. Lê Kiều Xuyên, 2014. Nghiên cứu sự kháng thuốc của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phân lập từ ao nuôi 
tôm. Luận văn Đại học ngành Bệnh học thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
9. Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thiện Nam, Từ Thanh Dung, Nguyễn Anh Tuấn, (2014). Hiện trạng kháng 
thuốc kháng sinh trên hai loài vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá tra tra 
(Pangasianodon hypophthalmus) ở đồng bằng sông cửu Long. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản Toàn quốc 
lần thứ IV, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh ngày 16/12/2011, trang 250-261.
Tiếng Anh
10. Al-Othrubi, S. M., Kqueen, C. Y., Mirhosseini, H., Hadi, Y. A., and Radu, S., 2014. Antibiotic resistance of 
Vibrio parahaemolyticus isolated from cockles and shrimp seafood marketed in Selangor, Malaysia. Clinical 
Microbiology 3: 148–154.
11. Banerjee, S., Ooi, M.C., Shariff, M., and Khatoon, H., 2011. Antibiotic resistant Salmonella and Vibrio 
associated with farmed Litopenaeus vannamei. The Scientifi c World Journal, 2012.
12. Bauer, A. W., Kirby, M. D., Sherris, J. C., and Turck, M., 1966. Antibiotic susceptibility testing by a 
standardized single disk method. American Journal of Clinical Patholog, 45: 493-496.
13. Buntin, N., Chanthachum, S., and Hongpattarakere, T., 2008. Screening of lactic acid bacteria from 
gastrointestinal tracts of marine fi sh for their potential use as probiotics. Songklanakarin Journal of Science & 
Technology, 30: 141-148.
14. He, Y., Jin, L., Sun, F., Hu, Q., and Chen, L., 2016. Antibiotic and heavy-metal resistance of Vibrio 
parahaemolyticus isolated from fresh shrimps in Shanghai fi sh markets, China. Environmental Science and 
Pollution Research, 23(15): 15033-15040.
15. King, D. E., Malone, R., and Lilley, S. H., 2000. New classifi cation and update on the quinolone antibiotics. 
American family physician, 61(9): 2741-2748.
16. Lajnef, R., Snoussi, M., Romalde, J.L., Nozha, C., and Hassen, A., 2012. Comparative study on the 
antibiotic susceptibility and plasmid profi les of Vibrio alginolyticus strains isolated from four Tunisian marine 
biotopes. World Journal of Microbiology and Biotechnology, 28(12), 3345-3363.
17. Shaw, K. S., Goldstein, R. E.R., He, X., Jacobs, J. M., Crump, B. C., and Sapkota, A. R., 2014. Antimicrobial 
susceptibility of Vibrio vulnifi cus and Vibrio parahaemolyticus recovered from recreational and commercial 
areas of Cheaspeake Bay and Maryland coastal bay. PLoS ONE 9(2):e89616.
Website
18. Tổng cục Thủy Sản, 2018. Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của. 
https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/tin-t%E1%BB%A9c/-tin-v%E1%BA%AFn/doc-tin/011994/2018-12-25/
hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-nam-2018-va-trien-khai-nhiem-vu-nam-2019-cua-tong-cuc-thuy-san.
19. Vũ Viết Đoàn, 2019. Nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. https://www.nhandan.com.vn/baothoinay/
baothoinay-xahoi/baothoinay-xahoi-phongsu/item/39928302-nuoi-tom-o-dong-bang-song-cuu-long.html.
20. Nguyễn Sơn, 2018. Bến Tre phát triển nghề nuôi tôm biển. 
phat-trien-nghe-nuoi-tom-bien-477568.html. 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_khang_khang_sinh_cua_vi_khuan_vibrio_spp_phan_lap.pdf