Hiểu siêu dữ liệu và mục đích của nó

“Siêu dữ liệu là biên mục được thực hiện bởi con người”1 Thế giới công nghệ thông tin đang bàn luận ngày càng nhiều về siêu dữ liệu. Tất cả mọi người ngày hôm nay dường như đang tạo ra một định dạng siêu dữ liệu nào đó. Thường có một thẻ trong một tài liệu HTML để chứa đựng siêu dữ liệu cho các nguồn tài nguyên Internet; các nhà khoa học đã phát triển một siêu dữ liệu để mô tả những bộ gen; các nhà xuất bản có một định dạng siêu dữ liệu để tạo điều kiện cho việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thông tin và dữ liệu giá tới người bán lẻ. Vậy, điều gì sẽ xảy ra trong một thế giới công nghệ hiện đang dẫn dắt tất cả mọi người tin rằng siêu dữ liệu là câu trả lời? Nếu một sự lựa chọn cho rằng siêu dữ liệu sẽ là câu trả lời, thì câu hỏi đó sẽ là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với thư viện và những mục lục thư viện (library catalogs)?

pdf 10 trang dienloan 7400
Bạn đang xem tài liệu "Hiểu siêu dữ liệu và mục đích của nó", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiểu siêu dữ liệu và mục đích của nó

Hiểu siêu dữ liệu và mục đích của nó
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
29 
HIỂU SIÊU DỮ LIỆU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NÓ 
KAREN COYLE 
“Siêu dữ liệu là biên mục được thực 
hiện bởi con người”1 
Thế giới công nghệ thông tin đang 
bàn luận ngày càng nhiều về siêu dữ liệu. 
Tất cả mọi người ngày hôm nay dường 
như đang tạo ra một định dạng siêu dữ 
liệu nào đó. Thường có một thẻ 
trong một tài liệu HTML để chứa đựng 
siêu dữ liệu cho các nguồn tài nguyên 
Internet; các nhà khoa học đã phát triển 
một siêu dữ liệu để mô tả những bộ gen; 
các nhà xuất bản có một định dạng siêu dữ 
liệu để tạo điều kiện cho việc tiếp thị sản 
phẩm, dịch vụ thông tin và dữ liệu giá tới 
người bán lẻ. Vậy, điều gì sẽ xảy ra trong 
một thế giới công nghệ hiện đang dẫn dắt 
tất cả mọi người tin rằng siêu dữ liệu là 
câu trả lời? Nếu một sự lựa chọn cho rằng 
siêu dữ liệu sẽ là câu trả lời, thì câu hỏi đó 
sẽ là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối 
với thư viện và những mục lục thư viện 
(library catalogs)? 
ĐỊNH NGHĨA SIÊU DỮ LIỆU 
(METADATA) 
Trước tiên chúng ta hãy định nghĩa 
siêu dữ liệu là gì? Một định nghĩa chung 
nhất cho siêu dữ liệu đó là “dữ liệu về dữ 
liệu”. Định nghĩa này thoạt nghe sẽ cảm 
thấy cuốn hút, nhưng nó không giúp 
chúng ta hiểu toàn bộ siêu dữ liệu là gì. 
Những gì giải thích sau đây ít cuốn hút 
hơn, nhưng nó đưa đến một cách hiểu tốt 
hơn. Với cách này, thì siêu dữ liệu là 
thông tin được cấu trúc, điều này có nghĩa 
là nó thuộc phạm trù sáng tạo của con 
người, và chúng ta không tìm thấy nó 
trong tự nhiên. Một minh họa tốt cho 
thông tin được cấu trúc là việc sử dụng 
kinh độ và vĩ độ để mô tả trái đất và các 
điểm trên đó. Trái đất trong thực tế hiển 
nhiên không có những đường kinh tuyến 
vòng quanh nó, mặc dù hiện nay chúng ta 
đã quen thuộc nhìn thấy bản đồ và quả địa 
cầu với những đường kinh tuyến đó, song 
sự sáng tạo ra kinh độ và vĩ độ cho phép 
chúng ta nói về các vị trí trên hành tinh 
này và di chuyển chính xác qua những 
khoảng cách rộng lớn mà không có một 
cột mốc nào chỉ dẫn cho chúng ta cả. 
Minh họa đó dẫn chúng ta đến một đặc 
tính cần thiết thứ hai của siêu dữ liệu: siêu 
dữ liệu được con người phát triển cho một 
mục đích hoặc một chức năng nào đó. Bởi 
vậy, một bản đồ hệ thống tàu điện ngầm 
dùng cho người lái tàu với các tuyến 
đường và điểm chuyển tiếp được mã hóa 
màu sắc. Bản đồ này thường chỉ vừa đủ 
đại diện cho tỷ lệ và địa lý thực tế của 
một thành phố mà tuyến xe điện ngầm đó 
phục vụ, song nó thực sự hữu ích bởi vì 
nó đưa ra một bức tranh tập trung của hệ 
thống tàu điện ngầm, mặc dù nó không 
quan tâm đến sự chính xác về mặt địa lý. 
Một bản đồ đường bộ của một khu vực 
tương tự sẽ thực tế hơn về mặt địa lý, 
song nếu bản đồ đó do một ban quản lý về 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
30 
du lịch thiết kế thì nó thường làm nổi bật 
lên vị trí các khách sạn, bảo tàng, điểm di 
tích và bãi đỗ xe. Một bản đồ của một khu 
vực do một câu lạc bộ đi bộ sử dụng 
thường tập trung vào xây dựng những 
hình học và mốc chỉ ra thắng cảnh tự 
nhiên. Rõ ràng rằng không có một bản đồ 
duy nhất nào phục vụ mọi nhu cầu, bởi 
vậy không có một loại siêu dữ liệu nào 
cho các tài liệu hoặc các đối tượng thông 
tin khác nhau. Tại sao lại như vậy, chính 
bởi vì không phải chỉ chính đối tượng 
thông tin quyết định siêu dữ liệu mà còn 
cả nhu cầu và mục đích của người tạo ra 
nó cũng như đối tượng mà nó hướng đến. 
Nếu không quá siêu hình thì siêu dữ liệu 
không phải là một thế giới, nó là cách 
chúng ta nhìn thế giới như thế nào vào 
một thời điểm vì một mục đích nào đó. 
Siêu dữ liệu cũng thường được sử 
dụng như là dữ liệu đại diện cho một vật 
thực tế. Trong một mục lục thư viện, các 
tiêu đề (headings) là thông tin đại diện 
cho những quyển sách trên giá sách. 
Trong khi người sử dụng thư viện thường 
khó khăn xem mỗi sách để quyết định họ 
cần quyển sách nào thì ít ra quyển sách cụ 
thể vẫn ở trên giá để họ có thể xem qua. 
Trong môi trường số, vai trò đại diện của 
siêu dữ liệu là rất quan trọng bởi vì nhiều 
nguồn tài nguyên không dễ dàng có thể 
xem toàn văn và nhiều nguồn không chứa 
đựng dữ liệu rõ ràng mô tả về chính 
chúng. Sự quan tâm ngày càng tăng đến 
siêu dữ liệu là một phần trong nỗ lực tổ 
chức lại thế giới hỗn loạn của các nguồn 
tài nguyên số và cung cấp sự truy cập và 
dịch vụ hoàn hảo hơn mà nó chưa từng có 
trước kia. Nó cũng là một cách trao đổi dữ 
liệu giữa nơi lưu trữ tài nguyên khác hẳn 
nhau, đồng thời cho phép tìm kiếm rộng 
khắp trên nhiều kho dữ liệu số. 
XML và RDF 
Hai từ viết tắt mà người ta thường 
nghe và được sử dụng đồng thời khi họ 
bàn luận về siêu dữ liệu là XML và RDF. 
XML là từ viết tắt của eXtensible 
Markup Language2 và RDF là viết tắt là 
Resource Description Framework3. Một 
số người nói về XML và RDF dường như 
chúng chính là những định dạng siêu dữ 
liệu, nhưng điều này là một sự nhầm lẫn 
giữa khổ mẫu (form) và nội dung. Cả 
XML và RDF thực tế là những định dạng 
dữ liệu chung mà người ta có thể dùng 
cho nhiều ứng dụng. Cụ thể, XML thường 
được sử dụng như là định dạng tài liệu và 
là một định dạng mở rộng của HTML. 
Nếu một nhân viện thư viện chưa quen 
thuộc với cấu trúc biểu ghi XML thì nó 
trông có vẻ khá phức tạp và bí ẩn. Thực tế 
thì định dạng cơ bản của nó khá đơn giản 
mặc dù người ta có thể dùng nó để tạo ra 
những biểu ghi dữ liệu phức tạp. Nếu một 
thủ thư biết về một biểu ghi MARC như 
là có các trường dữ liệu được mô tả bởi 
các thẻ trường (tags), ví dụ như sử dụng 
thẻ “245” ám chỉ cho thẻ “nhan đề” - 
“title”: 
245$a Hamlet, Prince of Denmark 
sau đó XML chỉ là một cách khác tạo ra 
thẻ nhằm gắn phần tử dữ liệu vào trong 
đó, mặc dù với tài liệu XML nhất thiết 
phải đưa ra thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc 
(với một dấu “/” trước tên thẻ đó) bao lấy 
mỗi phần tử dữ liệu: 
Hamlet, Prince of 
Denmark 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
31 
Những thẻ này có thể là bất kỳ cái gì mà 
chúng ta muốn chúng như vậy, miễn là 
chúng cần được định nghĩa trước trong 
một cấu trúc định nghĩa định dạng dữ liệu. 
Bởi vậy, nếu muốn, người ta có thể định 
nghĩa bằng bất kỳ kí tự nào cho một thẻ 
nhan đề: 
Hamlet, Prince of 
Denmark 
Hamlet, Prince of Denmark 
XML, cũng như thẻ MARC và 
trường con, cần thiết phải là một cấu trúc 
có thứ bậc. Lợi thế đối với MARC21 đó là 
nó có nhiều mức phân cấp tới mức cần 
thiết chứ không phải chỉ hai cấp độ của 
thẻ và trường con. Trong tài liệu XML, sự 
phân cập này được lồng vào nhau như 
“búp bê Nga” tới mức cần thiết. 
Định dạng RDF là một hoặc hai 
bước tiến vượt xa hơn XML. RDF nhấn 
mạnh vào mối quan hệ giữa các phần tử 
dữ liệu. Một mối quan hệ chính trong 
RDF đó là “về” (“about”). Ở đâu một 
nguồn tài nguyên Web là đối tượng của tài 
liệu RDF, và các trường khác trong tài 
liệu đó là sự mô tả về nguồn tài nguyên 
đó. Đó là một cách hiểu đơn giản nhất. 
RDF cũng có thể tận dụng các mối quan 
hệ như: 
subClassOf 
subPropertyOf 
member 
isDefinedby 
và những mối quan hệ khác. RDF là một 
cấu thành cần thiết của một nỗ lực mà 
người ta gọi là “Web ngữ nghĩa”4 
(“Sementic Web”), một cố gắng của tổ 
chức 3WC (World Wide Web 
Consortium) nhằm bổ sung một cấu thành 
có ngữ nghĩa vào việc chia sẻ dữ liệu qua 
Internet. RDF phức tạp hơn và ít được sử 
dụng hơn XML, và người ta vẫn chưa rõ 
ràng liệu nó có kế thừa như là một ngôn 
ngữ chung để mô tả thế giới Web không. 
Dường như rõ ràng rằng nó đòi hỏi chúng 
ta phải hiểu sâu những khái niệm có tính 
triết học nhất định hơn là đối với XML và 
số người thấy nó vốn đã khó hiểu (và tôi 
ở trong nhóm đó) lớn hơn nhiều số người 
cho nó là một giải pháp. (Ví dụ dưới đây 
của một biểu ghi sử dụng một định dạng 
đơn giản của RDF). 
SIÊU DỮ LIỆU CHO ĐỐI 
TƯỢNG GIỐNG TÀI LIỆU 
Như là các thủ thư, chúng ta sẽ làm 
việc với siêu dữ liệu mô tả tài liệu và các 
đối tượng giống tài liệu (Document-like 
objects) mặc dù chúng ta thấy công việc 
của mình chính là lưu trữ, tổ chức, và 
cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều loại 
siêu dữ liệu khác nhau, ví dụ như siêu dữ 
liệu khoa học. Song, đối với bài báo này, 
tôi sẽ tập trung vào siêu dữ liệu mô tả tài 
liệu, và xoay quanh một vấn đề chính là 
siêu dữ liệu này sẽ khác với mục lục của 
thư viện như thế nào? Chúng ta có thể ghi 
nhận rằng các định dạng siêu dữ liệu giới 
thiệu trong bài báo này (Dublin Core, 
MODS và METS) chỉ là ba trong số nhiều 
định dạng đang được sử dụng hiện nay, 
song ba định dạng này là ba tiêu chuẩn 
được sử dụng thường xuyên nhất trong 
các thư viện số. 
Biên mục thư viện rõ ràng là điều 
kiện tuyệt đối cần thiết của mô tả siêu dữ 
liệu tài liệu. Nó có thể truy tìm nguồn gốc 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
32 
về tận giữa những năm 1800 với sự thống 
trị của Jewett và Panizzi. Nó đã quen 
thuộc, thậm chí với một người có chút 
kiến thức trong thế giới nói tiếng Anh 
(Anglo-American). Số mục lục thư viện 
hiện có vừa đủ để áp đảo bất cứ lược đồ 
siêu dữ liệu nào khác sẽ được sử dụng cho 
sách (mặc dù không thể dùng cho bài báo 
tạp chí). Bởi vậy, khi người phát triển 
trong các ứng dụng Internet cần siêu dữ 
liệu cho các tài liệu truy cập trực tuyến, 
họ đã không chấp nhận một tiêu chuẩn sẵn 
có của thư viện. Trong thực tế, một tiêu 
chuẩn siêu dữ liệu tài liệu thường thấy 
nhất trong những ứng dụng không phải 
thư viện đó là Dublin Core. Để hiểu được 
nguyên nhân tai sao lại như vậy, chúng ta 
cần xem xét đến mục đích của nó. 
Dublin Core 
Bởi vì từ “Dublin” trong “Dublin 
Core” ám chỉ cho thành phố ở bang Ohio, 
trụ sở của OCLC và bởi vì OCLC là tổ 
chức hỗ trợ tiêu chuẩn Dublin Core (DC), 
cho nên người ta thường tưởng lầm rằng 
DC là một sự kế thừa nào đó từ truyền 
thống của thư viện. Trên thực tế, đã có 
nhiều nỗ lực để chia tách chuẩn Dublin 
Core khỏi những tiêu chuẩn truyền thống 
của thư viện, và nỗ lực đó đã phần lớn 
thành công. Mục đích của Dublin Core là 
cung cấp một bộ phần tử dữ liệu đơn giản 
cho việc mô tả tài liệu và các đối tượng 
khác trên Internet. Nó sẽ đơn giản tới mức 
bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một biểu ghi 
cho tài liệu riêng của mình. Dublin Core 
có 15 phần tử dữ liệu chính (“core”)5, mà 
những phần tử này sẽ được chi tiết hóa 
hơn bằng việc sử dụng các bộ chuẩn hóa 
dữ liệu (qualifiers). Những phần tử chính 
này có ý nghĩa rất mở rộng, bởi vậy thay 
thế thẻ Tác giả (Author), nó sẽ là “Người 
tạo lập” (Creator), song thẻ “Người tạo 
lập” có thể được gán cho tên tác giả, 
người tạo lập hoặc người sáng tác vv. 
Tôi có thể dễ dàng làm một biểu ghi 
Dublin Core cho bất thứ cái gì, kể cả cho 
chính bài báo mà tôi vẫn chưa viết xong 
này: 
creator = Karen Coyle 
title = Understanding Metadata and its 
Purpose 
date = December, 2004 
description = The first draft of an article 
for Journal of Academic Librarianship 
subject = metadata 
type = text 
Một hy vọng của tiêu chuẩn 
Dublin Core đó là mọi tài liệu trên 
Internet sẽ có được sự mô tả thư tịch 
riêng của chúng, và chúng sẽ có những 
phần tử dữ liệu được mã hóa cho các 
phần thông tin như tác giả, nhan đề, ngày 
tháng. Theo một ý nghĩa khác, tiêu chuẩn 
này đại diện cho một quan điểm rất giống 
như một thủ thư, điều này có nghĩa là một 
tài liệu có thể được tìm theo tên tác giả 
hoặc nhan đề. Trên Internet ngày hôm 
nay, Dublin Core quả thật đã được sử 
dụng ngày càng nhiều mặc dù nó vẫn 
chưa tạo ra một mục lục của nguồn tài 
nguyên Internet. Thay vào đó, Dublin 
Core đã trở thành một siêu dữ liệu mô tả 
tài liệu cho nhiều ứng dụng dựa trên Web. 
Một ví dụ của ứng dụng này đó là 
“Creative Commons License”. 
Creative Commons6 là cả một dịch 
vụ Web và một phong trào có tính xã hội. 
Nó được phát triển bởi Larry Lessig, một 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
33 
giáo sư luật trường đại học Standford nổi 
tiếng về việc bị chỉ trích đối với sự tăng 
hiệu lực của luật bản quyền không có lợi 
cho quyền của công chúng đối với việc sử 
dụng và sử dụng lại những ý tưởng của 
người đi trước7. Với sự quan tâm tạo điều 
kiện cho người tạo lập có thể cho phép sử 
dụng những tác phẩm của mình, một bộ 
những cấp phép đã được phát triển để dễ 
dàng gắn vào các tập tin trên Internet. 
Những bộ cấp phép này xác lập rằng 
người tạo lập lên một tác phẩm cho phép 
sử dụng và sử dụng lại cái gì. Ngoài sự 
cấp phép này ra, phần mềm Creative 
Commons cho phép người tạo lập gắn 
thêm một phần nhỏ những gì mà các thủ 
thư gọi là siêu 
dữ liệu “mô 
tả”: Người tạo 
lập (creator), 
nhan đề (title), 
và ngày tháng 
(date), và mô 
tả ngắn về một 
tiêu đề. Họ sử 
dụng những 
phần tử dữ liệu 
Dublin Core là 
creator, title, 
date, 
description 
(được mã hóa 
trong một biểu 
ghi như là” 
dc:creator”, 
“dc:title”, ). (Hình 1). 
Để sử dụng phần mềm Creative 
Commons License không cần hiểu về luật 
bản quyền hoặc các thoả thuận hợp đồng, 
vì gần như bất kỳ ai đều có thể dễ dàng 
hiểu các phần tử mô tả. Theo nghĩa này, 
Dublin Core đã đạt được mục đích cung 
cấp một bộ phần tử chính có thể dễ dàng 
nhúng vào nhiều ứng dụng Web khác 
nhau. 
Một trong những điều gì làm cho 
Dublin Core dễ dàng sử dụng đối với bất 
kỳ ai, đó là nó không gắn liền với một 
quy tắc biên mục. Đây là cái gì đi ngược 
lại khuynh hướng của nguyên tắc biên 
mục thư viện và nó nhất định làm giảm đi 
khả năng có thể sử dụng lại nội dung của 
các biểu ghi Dublin Core. Có nhiều sự mô 
tả mỗi phần tử dữ liệu theo tiêu chuẩn 
Dublin Core, bởi vậy ý nghĩa của một 
phần dữ liệu được định nghĩa chung 
chung, song 
biên mục vẫn 
hợp lệ khi biên 
mục một phần 
tử dữ liệu 
“Creator=Karen 
Coyle cũng như 
“Creator = 
Coyle, Karen”. 
Lợi thế của điều 
này đó là 
Dublin Core có 
thể được sử 
dụng bởi nhiều 
cộng đồng và 
văn hóa khác 
nhau; và điều 
bất lợi hiển 
nhiên đó là nội 
dung của các trường dữ liệu không nhất 
quán hay thống nhất trên mọi ứng dụng, 
điều đó làm cho sự vận hành liên kết trở 
lên khó khăn. 
Hình 1 
Creative Commons License với Phần tử Dữ liệu 
Dublin Core in đậm 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
34 
MODS: Một khổ mẫu MARC nhẹ 
nhàng và đơn giản hơn 
Khổ mẫu MARC một biểu ghi 
được cấu trúc chuyên biệt ở mức cao cho 
việc mã hóa thông tin thư tịch. Nó nổi 
tiếng trong thế giới thư viện và được hậu 
thuẫn bởi nhiều hệ thống thư viện tại Hoa 
Kỳ, Canada và nhiều nước khác, đặc biệt 
trong thế giới các quốc gia nói tiếng Anh. 
Trong một môi trường nối kết mạng mà ở 
đó siêu dữ liệu mô tả được chuyển tiếp 
qua nhiều hệ thống và có thể gắn liền vào 
trong hoặc với nhiều loại siêu dữ liệu 
khác, thì quả thật lý tưởng để sử dụng 
biểu ghi MARC cho mục đích này. Tuy 
nhiên, vấn đề của MARC đó là việc 
nhúng dữ liệu này nói chung đòi hỏi sử 
dụng một cấu trúc dữ liệu XML, và 
MARC không phải một biểu ghi XML. 
Thư viện Quốc hội Mỹ đã tạo ra một cách 
nhằm biên dịch biểu ghi MARC sang 
XML, nhưng đã không nhận được sự 
hưởng ứng, vì một lý do có thể nhận thấy, 
đó là: biểu ghi MARC lớn và chi tiết hơn 
là mọi hệ thống có thể cần, và việc sử 
dụng các thẻ số và mã trường con làm cho 
mọi người khó hiểu nếu không được đào 
tạo đầy đủ. Bởi vậy, người ta đã cần một 
phiên bản MARC nhẹ nhàng và đơn giản 
hơn mà có thể chấp nhận những phần tử 
dữ liệu chính từ một biểu ghi MARC và 
chuyển chúng vào một khổ mẫu XML dễ 
dàng hiểu hơn. Vậy, tiêu chuẩn MODS đã 
ra đời (Tiêu chuẩn Mô tả Đối tượng Siêu 
Dữ liệu – Metadata Object Description 
Standard). 
MODS sử dụng những thẻ mà 
người ta dễ dàng hiểu để thay thế cho 
những thẻ bằng 3 chữ số và mã trường 
con của MARC (vd., “Nhan đề” (“title”) 
thay thế cho “245”). Nó bỏ qua phần lớn 
các phần tử dữ liệu của trường cố định, 
ngoại trừ những mã khổ mẫu có tính vật 
lý (của mã 007) và nhiều mã dành cho thể 
loại (của mã 008). Nó cũng giới thiệu một 
số cách thực hành hiệu quả và cách tân 
hơn. MODS định nghĩa một cấu trúc gọi 
là “Tên” (“Name”) đại diện nhiều trường 
bao gồm cả trường con để chứa đựng 
thông tin tên cá nhân, công ty và cho tên 
một hội nghị. Cấu trúc này có thể được sử 
dụng bất kỳ khi nào một tên xuất hiện, nó 
có thể là mục dữ liệu chính, phụ hoặc chủ 
đề. Bởi vậy, với một trường tên như: 
 Shakespeare, 
 William 
 1564– 
 1616 
Có thể được sử dụng như một 
trường tác giả, hoặc có thể trở thành một 
phần của “tiêu đề đề mục” (Subsject 
Heading): 
 Shakespeare, 
 William 
 1564– 
 1616 
 Bibliography 
 Periodicals 
Mặc dù được sinh ra từ MARC21 
và chi tiết hơn nhiều tiêu chuẩn Dublin 
Core, những MODS lại ít quy tắc biên 
mục hơn MARC21. Tương tự như Dublin 
Core, không có nhiều trường phụ thuộc 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
35 
và tất cả các trường đều có thể lặp lại. 
MODS chứa đựng nhiều giá trị từ MARC, 
song nó cũng có những nhiều điểm khác 
với MARC21: Không có những khái 
niệm về “dẫn mục chính” (“main entry”) 
hoặc “dẫn mục phụ” (“added entry”), tất 
cả tác giả đơn giản chỉ là “tác giả”; và một 
biểu ghi có thể có nhiều nhan đề mà 
không có một “nhan đề chính” (“main 
title”). Khi những biểu ghi MARC21 
được biên dịch tới MODS, thì người ta có 
một biểu ghi trong XML mang dấu ấn của 
MARC. Biểu ghi MODS có thể được tạo 
ra từ siêu dữ liệu thư tịch mà không khởi 
đầu từ mục lục thư viện, ví dụ như trích 
dẫn của bài báo, và nó thường được sử 
dụng trong cở sở dữ liệu có sự trộn lẫn 
của mục lục thư viện và dữ liệu biên mục 
khác. 
METS – Một siêu dữ liệu cấu trúc 
Đó là một định dạng siêu dữ liệu 
tài liệu và mục đích của nó không phải là 
“mô tả” theo nghĩa biên mục của thuật 
ngữ đó. Một định dạng siêu dữ liệu đang 
được sử dụng phổ biến bởi nhiều thư viện 
số và lưu trữ số gọi là Tiêu chuẩn Mã hóa 
và Truyền Siêu dữ liệu (METS – 
Metadata Encoding and Transmission 
Standard). METS đóng vai trò như là môt 
tiêu chuẩn “gói siêu dữ liệu” (“wrapper”) 
và nó giúp tái đóng gói các tập tin cùng 
tạo lên một đối tượng số. Không giống 
như một cuốn sách đóng tập, tài liệu số 
thường được tạo lên từ nhiều tập tin riêng 
rẽ đại diện cho những trang của cuốn sách 
hoặc các đơn vị số khác. Và không giống 
như một cuốn sách in, người ta thường 
không nhìn thấy trang bìa hoặc trang nhan 
đề, cũng không có một hình ảnh thu nhỏ 
nào thông qua trang sách để tìm thấy một 
vị trí cụ thể trong cuốn sách. Chúng ta 
hãy nghĩ về tiêu chuẩn METS như là một 
tiêu chuẩn đóng tập, đóng gói và di 
chuyển cho một nhóm tập tin số. Nó cũng 
bao gồm thông tin kỹ thuật cần thiết để 
quản lý và hiểu những tập tin đó, như 
định dạng tập tin, công nghệ được sử 
dụng để số hóa nếu tiêu đề đó đã bắt đầu 
đời sống của nó trên giấy, và sự chuyển 
đổi sang hình thức số và nén số đã được 
sử dụng đối với những tập tin đó. Điều gì 
mà tiêu chuẩn METS không định nghĩa 
đó là siêu dữ liệu mô tả. Thay vào đó, nó 
cho phép người ta tạo ra biểu ghi METS 
nhúng bất cứ siêu dữ liệu mô tả nào mà 
họ mong muốn để sử dụng cho tài liệu đó. 
Điều này minh họa một đặc tính quan 
trọng của thế giới siêu dữ liệu, mà chúng 
ta đã thấy trong ví dụ của phần mềm 
Creative Commons: siêu dữ liệu có thể 
được sử dụng lại thay vì sáng tạo ra nó. 
Những biểu ghi METS thường mang siêu 
dữ liệu mô tả theo tiêu chuẩn Dublin 
Core, hoặc MODS. 
SIÊU DỮ LIỆU VÀ MỤC LỤC 
THƯ VIỆN 
Vậy tất cả những gì đề cập ở trên 
có thể làm việc với mục lục thư viện, và 
quan trọng hơn cả, liệu siêu dữ liệu có 
thay thế mục lục thư viện không? Như tôi 
đã đề cập ở trên, một trong những vấn 
đền chính đối với biểu ghi Dublin Core 
đó là thiếu qui tắc biên mục, và bởi thế 
hầu như không có được sự dự báo giữa 
cộng đồng người dùng hoặc các dự án 
thực hiện về nội dung của những trường 
dữ liệu. Cái gì mà việc biên mục và mục 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
36 
lục thư viện có thể đem đến đó là khả 
năng tương thích ở mức cao về dữ liệu 
chứa đựng trong các biểu ghi. Sự tương 
thích này tạo ra một dịch vụ cho người 
dùng. Người dùng có thể chuyển từ một 
mục lục thư viện này đến một mục lục thư 
viện khác mà vẫn đảm bảo thống nhất về 
dữ liệu. Song, giá trị chính của sự tương 
thích này là nó tạo cho chúng ta khả năng 
biên mục hợp tác và trao đổi biểu ghi thư 
tịch giữa các thư viện và hệ thống thư 
viện với nhau. Điều này cũng cho phép 
các nhà cung cấp hệ thống thư viện tạo ra 
một sản phẩm có thể sử dụng ở bất kỳ thư 
viện nào, ví như phiếu mục lục theo kích 
cỡ tiêu chuẩn có thể đề vừa bất kỳ ngăn 
kéo mục lục phiếu nào. 
Hiệu quả từ sự tương thích này thật 
là to lớn và cộng đồng thư viện phụ thuộc 
vào điều này để biên mục các tài liệu gốc 
của mình. Song, vì thư viện đang chuyển 
sang việc tổ chức những tài liệu ít có tính 
truyền thống hơn, cho nên cả qui tắc biên 
mục và hệ thông thư viện trước kia đều 
không đem đến các giải pháp khả thi. Hãy 
tưởng tượng rằng bạn có một bộ lữu trữ 
ảnh về thành phố của quê hương bạn kể từ 
đầu thế kỷ 20, và bạn muốn nó sẵn có 
trên Web. Và chúng ta giả sử bạn có 
khoảng một nghìn bức ảnh trong số chúng 
mà hầu như bạn không biết về tác giả 
chụp chúng là ai, và thường không rõ về 
ngày tháng chụp. Bạn chỉ có thể thấy rằng 
ai đó đã ghi bằng bút chì lên phía sau bức 
ảnh cho biết bức ảnh này chụp cái gì. Vd., 
“Main Street, circa 1910”. Để biên mục và 
tạo ra một biểu ghi MARC21 của những 
bức ảnh này thường rất tốn thời gian và 
thường kết quả là biểu ghi sẽ có rất ít 
thông tin. Thay vào đó, bạn có thể tạo ra 
một biểu ghi Dublin Core đơn giản như 
sau: 
date = circa 1910 
description = Main Street 
Biểu ghi này có thể không được 
nhập vào một mục lục trực tuyến mặc dù 
biểu ghi như thế này có thể là điểm truy 
cập cho các công nghệ tìm kiếm siêu dữ 
liệu cho phép một tìm kiếm duy nhất để 
có thể tìm kiếm với nhiều cơ sở dữ liệu có 
định dạng siêu dữ liệu khác nhau. Lợi ích 
chính đó là những biểu ghi như thế này có 
thể được nhân viên thư viện tạo ra nhanh 
và dễ dàng mà không cần phải đào tạo 
nhiều. Bởi thế, siêu dữ liệu cho một 
nguồn tài nguyên nào đó dễ dàng có thể 
được tạo ra, mà nếu theo cách mô tả khác 
thường thì không có thông tin gì cả. 
Tiêu chuẩn siêu dữ liệu như 
Dublin Core thiếu cấp độ dự báo cho 
phép sử dụng lại một cách hệ thống trên 
diện rộng những biểu ghi. Trên thực tế, 
những khổ mẫu siêu dữ liệu này, và nhiều 
khổ mẫu dữ liệu khác thường được sử 
dụng trong các hệ thống riêng biệt và đơn 
lẻ. Dù rằng thư viện đã bắt đầu trao đổi 
với nhau từ cuối thế kỷ 19, nhưng chúng 
ta mới thấy những hệ thống riêng biệt này 
bắt đầu trao đổi dữ liệu, cho nên các nhà 
phát triển đi đến một kết luận rằng, không 
phải cấu trúc dữ liệu, mà là nội dung của 
những biểu ghi siêu dữ liệu làm nên sự 
khác biệt giữa một giải pháp trên một hệ 
thống duy nhất và hệ thống mục lục gắn 
kết. 
Nói một cách khác, chúng ta có thể 
thấy khi siêu dữ liệu tăng lên và trở nên 
đủ lớn thì nó sẽ trở thành mục lục thư 
viện. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
37 
CHÚ GIẢI VÀ THAM KHẢO 
1. Cách giải thích này lần đầu tiên được đưa ra bởi Tom Delsey của Thư viện Quốc 
gia Canada nói (“Metadata: Cataloging for men”), và Michael Gorman (‘‘. . . 
metadata is cataloging done by men.’’). 
2. Tiêu chuẩn XML được định nghĩa bởi 3WC ( song 
nhiều tiêu chuẩn ứng dụng XML lại được định nghĩa bởi nhiều nhóm khác, ví dụ 
như nhóm tiêu chuẩn kinh doanh điện tử (e-business standard group), OASIS 
( 
3.  
4.  
5. 15 phần tử Dublin Core là như sau: Contributor, Coverage, Creator, Date, 
Description, Format, Identifier, Language, Publisher, Relation, Rights, Source, 
Subject, Title, Type ( 
6.  
7. Lawrence Lessig là một tác giả của các cuốn sách “Code and Other Laws of 
Cyberspace (New York: Basic Books, c1999); The Future Of Ideas: The Fate Of 
The Commons In A Connected World (New York: Random House, 2001); Free 
Culture: How Big Media Uses.Technology And The Law To Lock Down Culture 
And Control Creativity (New York: Penguin Press, 2004)”. 
8.  
“Siêu dữ liệu là Phiếu mục lục  
GIỐNG NHAU: 
• Được biên mục bởi con người; 
• Trình bày lý lịch của tài liệu hay còn được gọi là thư tịch (biểu ghi thư tịch – 
bibliographic record và siêu dữ liệu thư tịch – bibliographic metadata): tác giả, 
nhan đề, năm xuất bản, vv; so sánh với hộ tịch: họ và tên, ngày sinh, vv 
KHÁC NHAU: 
• Phiếu mục lục tách rời kho tài liệu; trong khi siêu dữ liệu thường kèm theo nội 
dung tài liệu; 
• Những thành phần mô tả của phiếu mục lục hay biểu ghi thư tịch thường tách 
rời theo từng cụm từ hay nhản trường (MARC) được trao đổi dưới dạng liên 
biến (analog); trong khi thành phần mô tả siêu dữ liệu được đóng gói bằng 
công nghệ web và trao đổi dưới dạng kỹ thuật số (digital). 
 được thể hiện trong môi trường số”
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
38 
Minh họa một biểu ghi thư tịch MARC so với siêu dữ liệu 
thư tịch MARC-XML và Dublin Core trong OPAC của 
Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM 
 Biểu ghi thư tịch MARC của nhan đề sách “Tổng quan khoa học thông tin và thư viện” 
Siêu dữ liệu thư tịch MARC-XML và Siêu dữ liệu thư tịch Dublin Core 
(được đóng gói bằng ngôn ngữ XML) 

File đính kèm:

  • pdfhieu_sieu_du_lieu_va_muc_dich_cua_no.pdf