Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

TÓM TẮT

Bài viết đề cập đến các vấn đề: thực trạng hoạt động hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại

(DNTM) trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện nay như thế nào? Cần có những giải pháp gì để giúp

các doanh nghiệp thương mại trên thuận lợi trong quá trình tiếp cận nguồn vốn? Kết hợp phương

pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bài viết đã mô tả được thực trạng hoạt động

hỗ trợ vốn cho các DNTM tại Việt Trì, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ

vốn và kiến nghị một số giải pháp giúp tăng cường hỗ trợ vốn cho các DNTM, tạo đà cho các

doanh nghiệp thương mại trong quá trình phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Từ khóa: Hỗ trợ; Nguồn vốn; Doanh nghiệp Thương mại; Việt Trì; Phú Thọ

pdf 8 trang Bích Ngọc 08/01/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Nguyễn Thị Phương Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 165 - 171 
165 
HỖ TRỢ VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI 
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 
Nguyễn Thị Phương Hảo*, Đỗ Thị Tuyết Mai, Nguyễn Ngọc Hoa, Lương Thị Ánh Tuyết 
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Bài viết đề cập đến các vấn đề: thực trạng hoạt động hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thương mại 
(DNTM) trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện nay như thế nào? Cần có những giải pháp gì để giúp 
các doanh nghiệp thương mại trên thuận lợi trong quá trình tiếp cận nguồn vốn? Kết hợp phương 
pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bài viết đã mô tả được thực trạng hoạt động 
hỗ trợ vốn cho các DNTM tại Việt Trì, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ 
vốn và kiến nghị một số giải pháp giúp tăng cường hỗ trợ vốn cho các DNTM, tạo đà cho các 
doanh nghiệp thương mại trong quá trình phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 
Từ khóa: Hỗ trợ; Nguồn vốn; Doanh nghiệp Thương mại; Việt Trì; Phú Thọ 
MỞ ĐẦU* 
Doanh nghiệp thương mại đã và đang trở 
thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh 
tế Việt Nam. Với tỷ trọng chiếm trên 30% 
tổng số Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, 
kinh doanh trên cả nước, các DNTM đã có 
đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc 
dân, tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn 
đề xã hội. [1] Tuy nhiên, trong quá trình hoạt 
động, các DNTM gặp phải không ít những 
khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất 
là khả năng tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt về 
thủ tục, lãi suất cho vay, tài sản thế 
chấp....Với vai trò trọng yếu của DNTM trong 
nền kinh tế, yêu cầu đặt ra là cần phải có các 
giải pháp cấp thiết nhằm hỗ trợ DNTM tiếp 
cận được nguồn vốn, nâng cao năng lực kinh 
doanh, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị 
trường trong nước và quốc tế. Với lý do đó. 
nghiên cứu vấn đề "hỗ trợ vốn cho các doanh 
nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố 
Việt Trì" là thực sự cần thiết. [1] Hỗ trợ vốn 
cho DNTM là tạo điều kiện thuận lợi về tiếp 
cận nguồn vốn, giúp DNTM khắc phục những 
hạn chế, yếu kém trong quá trình tiếp cận 
nguồn vốn, phát huy được tính chủ động, 
sáng tạo trong sử dụng nguồn vốn của 
DNTM. [5] Nội dung cơ bản của công tác hỗ 
trợ vốn cho các DNTM bao gồm: hỗ trợ nhằm 
tăng khả năng thông tin về tiếp cận nguồn 
vốn; hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng đáp 
ứng các thủ tục pháp lý để doanh nghiệp tiếp 
cận nguồn vốn; hỗ trợ năng lực tài chính giúp 
doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn. 
*
 Tel: 0913 079111, Email: haontp@tueba.edu.vn 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tại thành phố Việt Trì, tổng số doanh nghiệp 
tính đến hết năm 2017 là 2156 doanh nghiệp, 
trong đó DNTM là 1645 doanh nghiệp (chiếm 
76,3%) [3]. Với tỷ trọng lớn của các DNTM 
tại thành phố Việt Trì như trên, tác giả nghiên 
cứu vấn đề hỗ trợ vốn với cách tiếp cận loại 
hình DNTM đứng trên góc độ của quản lý 
nhà nước. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các 
giải pháp được đề xuất hàm ý là các định 
hướng, chính sách giúp các DNTM thuận lợi 
trong quá trình tiếp cận nguồn vốn dưới cái 
nhìn của quản lý kinh tế. 
Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu là các 
số liệu thứ cấp giai đoạn 2015-2017 và các số 
liệu sơ cấp điều tra năm 2018. Các số liệu sơ 
cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực 
tiếp bằng bảng hỏi các DNTM trên địa bàn 
thành phố Việt trì với cách chọn mẫu ngẫu 
nhiên. Quy mô mẫu điều tra được xác định 
theo công thức Slovin: 
)e*N(1
N
n
2 
Với N = 1645 doanh nghiệp, e = 0,05. Quy mô 
mẫu tối thiểu được xác định là 322 doanh nghiệp. 
Trong bảng hỏi, tác giả sử dụng thang đo 
Likert với 5 mức độ (1. Hoàn toàn không 
đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Phân vân, 4. 
Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý) để thu thập 
thông tin: tính minh bạch về tiếp cận thông 
tin; mức độ thủ tục hành chính; tính năng 
động và tích cực của các cơ quan nhà nước 
trong hỗ trợ DN vay vốn... 
Nguyễn Thị Phương Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 165 - 171 
166 
Nhóm 1: Các yếu tố có liên quan tới “Phương 
án kinh doanh”. Mã biến: PAKD1: Doanh 
nghiệp có kế hoạch kinh doanh cụ thể; PAKD2: 
DN xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách 
khoa học, đảm bảo tính khách quan; PAKD3: 
Phương án kinh doanh rõ ràng, đảm bảo tính 
thuyết phục đối với ngân hàng PAKD4: Phương 
án kinh doanh được xây dựng dựa trên tình hình 
thực tế của doanh nghiệp. 
Nhóm 2: Các biến quan sát liên quan tới “tài 
sản đảm bảo”. Mã biến gồm: TSĐB1: Tài sản 
đảm bảo có giá trị kinh tế; TSĐB2: Tài sản 
đảm bảo có đầy đủ tính pháp lý; TSĐB3: DN 
cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản đảm bảo. 
Nhóm 3: Các biến quan sát liên quan tới “báo 
cáo tài chính”. Mã biến gồm: BCTC1: Báo 
cáo tài chính tại các đơn vị là minh bạch, rõ 
ràng; BCTC2: Báo cáo tài chính thực hiện 
đúng theo quy định của Bộ tài chính; BCTC3: 
Các thông tin trong báo cáo tài chính là tin 
cậy, phản ánh đúng tình hình tại DN. 
Nhóm 4: Các biến quan sát liên quan tới 
“năng lực quản lý của doanh nghiệp”. Mã 
biến gồm: NLQL1: DN có bộ máy quản lý 
kinh doanh hiệu quả; NLQL2: Đội ngũ nhân 
viên, quản lý có năng lực trình độ; NLQL3: 
Cán bộ, nhân việc có nhiều năm kinh nghiệm; 
NLQL4: Đội ngũ quản lý, nhân viên có tính 
thần trách nhiệm cao trong công việc. 
Nhóm 5: Các yếu tố có liên quan tới “ lãi suất 
cho vay”. Mã biến: LS1: Lãi suất cho vay linh 
hoạt đối với tình hình của doanh nghiệp; LS2: 
Các đơn vị thực hiện lãi suất cho vay đúng 
theo quy định của nhà nước; LS3: Lãi suất 
cho vay thấp, đáp ứng nhu cầu vay vốn của 
doanh nghiệp. 
Nhóm 6: Các yếu tố có liên quan tới “thủ tục 
cho vay”. Mã biến: TTCV1: Thủ tục cho vay 
vốn dễ dàng; TTCV2: Đa dạng hóa các gói 
sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp; 
TTCV3: Nhân viên tại các tổ chức tín dụng 
sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp khi đễn vay 
vốn; TTCV4: Các tổ chức tín dụng thực hiện 
đầy đủ các quy định về hỗ trợ tín dụng đối với 
doanh nghiệp. 
Nhóm 7: Các yếu tố có liên quan tới “thời hạn 
cho vay”. Mã biến: THCV1: Thời gian cho 
vay dài đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; 
THCV2: Đa dạng về các nguồn vốn vay; 
THCV3: Thông tin về thời hạn cho vay được 
cung cấp rõ ràng. 
Nhóm 8: Các yếu tố có liên quan tới “vốn chủ 
sở hữu”. Mã biến: VCSH1: Nguồn vốn chủ sở 
hữu lớn; VCSH2: Thời gian vòng quay vốn 
ngắn; VCSH3: Số lượng chủ sở hữu vốn; 
VCSH4: Hiệu suất sử dụng vốn 
Mô hình hồi quy binary có dạng: 
Log[P(Y=1)/P(Y=0)] = β0 + β1X1+ β2X2+ 
β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ β7X7+ β8X8 
Trong đó: Y là khả năng tiếp cận vốn. Y sẽ 
nhận các giá trị: P(Y=0): xác suất DN không 
được hỗ trợ vốn; P(Y=1): xác suất DN được 
hỗ trợ vốn. Xi: là các biến độc lập, với: X1 là 
phương án kinh doanh; X2 là tài sản đảm bảo; 
X3 là báo cáo tài chính; X4 là năng lực quản 
lý; X5 là lãi suất; X6 là thủ tục cho vay; X7 là 
thời hạn cho vay; X8 là vốn chủ sở hữu. Kỳ 
vọng hệ số bê ta các biến X1, X2 X3 X4 X8 
mang dấu dương, đây là các biến nội sinh của 
DN. Kỳ vọng hệ số beta của các biến X5 X6 X7 
mang dấu âm, đây là các biến ngoại sinh. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Khái quát về các DNTM tại Việt trì 
Đến hết năm 2017, thành phố Việt Trì có 
1645 doanh nghiệp là DNTM, 20 Doanh 
nghiệp được cấp phép thành lập trong giai 
đoạn 2015-2017 với tổng số vốn gần 50 tỷ 
đồng. [3] DNTM chiếm tỷ trọng khá lớn trong 
các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành 
phố Việt Trì. Năm 2015 DNTM có 776/1424 
doanh nghiệp và chiếm 54,49% ; năm 2016 là 
1130/1752 doanh nghiệp chiếm 64,49% ; năm 
2017 số doanh nghiệp thương mại là 
1645/2156 doanh nghiệp chiếm 76,29% tổng 
số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt 
Trì. [6] Số liệu trên chứng tỏ tầm quan trọng 
của doanh nghiệp thương mại trong hệ thống 
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì 
nói riêng và tầm quan trọng trong việc đóng 
góp giá trị kinh tế, xã hội, và giải quyết việc 
làm trên địa bàn thành phố nói chung. 
Thực trạng công tác hỗ trợ vốn cho các 
DNTM tại Việt Trì 
Hỗ trợ tăng khả năng thông tin tiếp cận vốn 
cho các DNTM 
Thông tin vốn phổ biến nhất và đến được các 
DNTM là các chương trình tín dụng riêng cho 
DNTM của mỗi ngân hàng với lãi suất ưu đãi, 
thường thấp hơn lãi suất cho vay các Doanh 
nghiệp lớn. Tuy nhiên, việc nắm bắt được 
nguồn thông tin chỉ là giai đoạn đầu, để tiếp 
Nguyễn Thị Phương Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 165 - 171 
167 
cận và vay được nguồn vốn từ các ngân hàng, 
đòi hỏi DNTM phải đáp ứng nhiều thủ tục 
hơn nữa. Khả năng tiếp cận vốn của DNTM 
còn phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập 
được về các dự án, công trình sẽ được thực 
hiện tại địa phương. Cơ sở hạ tầng của việc 
cung cấp thông tin như tính minh bạch về 
thông tin nguồn vốn, mối quan hệ để có thông 
tin về vốn vay, độ mở của các trang web của 
các tổ chức cho vay vốn. 
Bảng 01. Các hình thức hỗ trợ thông tin về tiếp 
cận vốn cho DNTM 
ĐVT: lượt 
Hình thức 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Tổng 
Website 15 17 19 51 
Hội nghị về 
đầu tư 
5 8 9 22 
Thông báo 
văn bản 
7 6 7 20 
Khác 5 6 8 19 
Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư TP Việt Trì 
Kết quả khảo sát thực tế DN cho thấy công 
tác hỗ trợ thông tin về các nguồn vốn vay cho 
các DNTM trên địa bàn thành phố Việt Trì 
thực hiện chưa thực sự chưa tốt khi có tới 
63,2% các DN đánh giá các thông tin về 
nguồn vốn là không minh bạch; 48,6% DN 
cho rằng cần có "mối quan hệ" để có được các 
thông tin về vốn vay; 34,5 % DN cho rằng 
thương lượng với cán bộ cho vay là phần thiết 
yếu khi phát sinh nhu cầu vốn kinh doanh. 
Hỗ trợ tăng cường đáp ứng các thủ tục pháp lý 
Nếu thủ tục hành chính được thực hiện nhanh, 
thông thoáng, thì các DNTM sẽ tiết giảm 
được đáng kể chi phí để có vốn và nâng cao 
hiệu quả kinh doanh. Khảo sát đánh giá của 
DNTM về mức độ khó khăn trong các thủ tục 
hành chính mà doanh nghiệp thành phố Việt 
Trì phải thực hiện khi vay vốn và mức độ ảnh 
hưởng đến hiệu quả kinh doanh cho thấy: có 
đến 92,4% doanh nghiệp cho rằng việc phải 
có đủ các loại giấy phép để vay vốn là khó 
khăn không cần thiết; 75,8% doanh nghiệp 
cho rằng việc đáp ứng các thủ tục cần thiết 
khi vay vốn đã làm lỡ mất cơ hội kinh doanh; 
thời gian cần thiết để thực hiện điều chỉnh 
hoặc bổ sung các khoản mục trong giấy phép 
nhằm đáp ứng theo yêu cầu bên cho vay lên 
tới 7,4 ngày trong khi các doanh nghiệp cho 
rằng nếu có vốn sau 5,7 ngày kể từ khi ra 
quyết định đầu tư thì quyết định đầu tư đó 
không còn mang lại hiệu quả cao nhất. 
Để hoàn thiện các thủ tục hành chính về vay 
vốn, hầu hết các chủ DNTM đều phải tìm đến 
cơ quan nhà nước. Thời gian để DNTM hoàn 
thiện bộ hồ sơ vay vốn phụ thuộc rất lớn vào 
thái độ, năng lực của cán bộ nhà nước tại các 
cơ quan. Tuy nhiên, hầu hết các chủ DNTM 
đều có đánh giá chưa tốt về sự tích cực của 
các cơ quan này khi đề cập về việc hỗ trợ 
doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian hoàn 
tất hồ sơ. Về thái độ của lãnh đạo tỉnh đối với 
khu vực tư nhân (nơi tập trung đông nhất số 
lượng DNTM), chỉ có 35,4% doanh nghiệp 
đánh giá chính quyền tỉnh có thái độ tích cực 
hoặc rất tích cực. Có 44,1% doanh nghiệp 
đồng ý cho rằng các cơ quan nhà nước có sự 
sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết 
những trở ngại về thủ tục hành chính đối với 
cộng đồng doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có 
42,7% doanh nghiệp đánh giá cán bộ tỉnh 
nắm vững các chính sách, quy định pháp luật 
hiện hành để giải quyết khó khăn, vướng mắc 
cho doanh nghiệp, trong khi nếu phải thực 
hiện đi lại nhiều lần do các giải thích khác 
nhau từ cán bộ hướng dẫn, việc hoàn tất hồ sơ 
thủ tục chắc chắn sẽ kéo dài. 
Hỗ trợ năng lực tài chính 
Qua khảo sát, tại thành phố rất ít hoặc chưa 
có bất kỳ biện pháp hỗ trợ cụ thể nào từ các 
cơ quan quản lý nhà nước để cải thiện chất 
lượng quản trị điều hành cũng như cải thiện 
hoạt động quản lý tài chính kế toán của doanh 
nghiệp. Về sự hỗ trợ từ các quỹ, mới chỉ có 
hoạt động của Quỹ bảo lãnh DNTM (do Ngân 
hàng Phát triển Việt Nam VDB - Chi nhánh 
tỉnh Phú Thọ quản lý) nhằm hỗ trợ doanh 
nghiệp vay vốn ngân hàng, Quỹ phát triển 
khoa học công nghệ (trực thuộc Sở Khoa học 
và Công nghệ Phú Thọ) nhằm cải thiện công 
nghệ, kỹ thuật mới trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh cho doanh nghiệp; Quỹ đầu tư 
phát triển Phú Thọ có một phần thực hiện đầu 
tư trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tư và 
góp vốn thành lập doanh nghiệp. Các quỹ này 
nhìn chung đã hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp 
một phần vốn cho DNTM, tuy nhiên mức độ 
còn rất nhỏ bé so với nhu cầu của lực lượng 
DNTM tại địa phương. 
Nguyễn Thị Phương Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 165 - 171 
168 
Bảng 03. Kết quả hỗ trợ vốn cho các DNTM trên 
địa bàn thành phố Việt Trì 
STT Năm Số lượng DN Số tiền (triệu đồng) 
1 2015 425 12.215 
2 2016 639 19.321 
3 2017 812 25.324 
 Tổng 1.867 58.860 
Nguồn: Phòng tài chính thành phố Việt Trì 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hỗ 
trợ vốn cho các DNTM 
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tới 
công tác hỗ trợ vốn cho các DNTM tại thành 
phố Việt trì, nghiên cứu sử dụng phương pháp 
phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi 
quy nhị phân Binary logistic. 
Bảng 04. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s 
Alpha 
STT Các yếu tố ảnh hưởng 
Kết quả 
Cronbach’s 
Alpha 
1 Phương án KD 0.784 
2 Tài sản đảm bảo 0.792 
3 Báo cáo tài chính 0.767 
4 Năng lực quản lý 0.754 
5 Lãi suất cho vay 0.802 
6 Thủ tục cho vay 0.817 
7 Thời hạn cho vay 0.823 
8 Vốn chủ sở hữu 0.831 
Kết quả phân tích EFA 
Kiểm định thang đo: Trước khi tiến hành phân 
tích EFA, nghiên cứu thực hiện kiểm định độ 
tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s 
Alpha. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số 
Cronbach’s Alpha của các biến đều lớn hơn 
0.6, như vậy hệ thống thang đo được xây dựng 
với 8 nhóm biến (28 biến) là đảm bảo. 
Kiểm định sự phù hợp của EFA: Để có thể 
đánh giá được sự phù hợp của mô hình EFA, 
tác giả sử dụng kiểm định KMO (Kaiser - 
Meyer - Olkin Measure). Kết quả kiểm định 
KMO = 0.754, KMO thỏa mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1, 
như vậy phương pháp phân tích nhân tố khám 
phá là phù hợp và có đủ tin cậy để sử dụng. 
Bảng 05. Kiểm định KMO và Bartlet’s Test 
KMO and Bartlett's Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of 
Sampling Adequacy. 
0.754 
Bartlett's Test of 
Sphericity 
Approx. Chi-
Square 
417.631 
Df 313 
Sig. .000 
Kiểm định tương quan của các biến quan sát: 
Ngoài KMO thì kiểm định Barlett được sử 
dụng để đánh giá xem liệu các biến quan sát 
có tương quan với nhau với thang đo hay 
không. Theo kết quả phân tích, hệ số kiểm 
định Bartlett có giá trị sig. nhỏ hơn 0.05. Như 
vậy, ta có thể kết luận rằng, các biến quan sát 
có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. 
Và như vậy, việc triển khai phân tích nhân tố 
khám phá là đảm bảo tính phù hợp và khoa 
học. Ma trận nhân tố xoay (Rotated 
Component Matrix) cho thấy rằng hệ số tải 
đều lớn 0.3. Như vậy, kết quả của ma trận 
xoay đảm bảo ý nghĩa thống kê. 
Kết quả mô hình EFA: qua kiểm định thang 
đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình EFA 
cho thấy có 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến 
việc hỗ trợ vốn cho các DNTM tại thành phố 
Việt trì gồm: nhóm nhân tố phương án kinh 
doanh; nhóm biến báo cáo tài chính, nhóm 
biến “tài sản đảm bảo”; Các yếu tố có liên 
quan tới “thời hạn cho vay”; nhóm biến “thủ 
tục cho vay”, nhóm biến “ lãi suất cho vay”; 
nhóm biến “năng lực quản lý của doanh 
nghiệp” và nhóm biến “vốn chủ sở hữu”. 
Kết quả hồi quy Binary logistic 
Các giả thiết nghiên cứu tác giả đưa ra trong 
mô hình gồm 8 giả thiết: Giả thiết 1: Phương 
án kinh doanh sẽ góp phần nâng cao khả năng 
hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Giả thiết 2: Tài 
sản đảm bảo sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả 
năng được hỗ trợ vốn. Giả thiết 3: Báo cáo tài 
chính minh bạch sẽ nâng cao khả năng nhận 
được hỗ trợ vốn của doanh nghiệp. Giả thiết 
4: Năng lực quản lý của doanh nghiệp giúp 
việc quản lý nguồn vốn được hỗ trợ hiệu quả 
hơn. Giả thiết 5: Lãi suất cho vay tác động 
mạnh số vốn mà doanh nghiệp được hỗ trợ 
vốn. Giả thiết 6: Thủ tục cho vay sẽ ảnh 
hưởng đến số lượng doanh nghiệp được hỗ 
trợ vốn. Giả thiết 7: Thời hạn cho vay sẽ tác 
động hoạt động hỗ trợ vón cho doanh nghiệp. 
Giả thiết 8: Nguồn vốn chủ sở hữu của DN 
cao sẽ tăng khả năng vay vốn của DN. 
Kiểm định Omnibus cho thấy các giá trị sig 
đều nhỏ hơn 0.05; do đó chấp nhận giả thuyết 
H1: các biến đưa ra đều có ảnh hưởng tới khả 
năng tiếp cận vốn của DN. 
Nguyễn Thị Phương Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 165 - 171 
169 
Bảng 06. Ma trận nhân tố xoay 
Rotated Component Matrix
a
Component 
1 2 3 4 5 6 7 8 
PAKD1 .631 
PAKD2 .627 
PAKD3 .587 
PAKD4 .639 
TSĐB1 .714 
TSĐB2 .691 
TSĐB3 .727 
BCTC1 .719 
BCTC2 .733 
BCTC3 .708 
NLQL1 .602 
NLQL2 .616 
NLQL3 .584 
NLQL4 .522 
LS1 .701 
LS2 .725 
LS3 .734 
TTCV1 .635 
TTCV2 .681 
TTCV3 .634 
TTCV4 .677 
THCV1 .704 
THCV2 .781 
THCV3 .736 
VCSH1 .632 
VCSH2 .658 
VCSH3 .691 
VCSH4 .639 
Extraction Method: Principal Component Analysis. 
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. 
a. Rotation converged in 9 iterations. 
Bảng 07. Kết quả kiểm định Omnibus 
 Chi-square Df Sig 
Step 1 step 118.425 8 .000 
Block 18.425 8 . 000 
Model 18.425 8 .000 
Bảng 08. Kết quả hồi quy Binary Logistic 
 ꞵ Df Sig 
Constant -2.049 1 .006 
X1 2.025 1 . 032 
X2 1.842 1 .032 
X3 2.147 1 .012 
X4 1.517 1 .071 
X5 -.334 1 .031 
X6 -.247 1 .029 
X7 -1.024 1 .033 
X8 1.246 1 .034 
Kết quả mô hình hồi quy như sau: 
Log[P(Y=1)/P(Y=0)] = -2,049 + 2.025X1 + 
1.842X2 + 2.147X3 + 1.517X4 – 0.334X5 – 
0.247X6 – 1.024 X7 + 1.246X8 
Kết quả hồi quy cho thấy có 1 biến X4 là 
năng lực quản lý không có ý nghĩa thống kê 
vì có sig = 0.074 > 0.05, chứng tỏ ở mô hình 
nghiên cứu này, biến Năng lực quản lý có ảnh 
hưởng không rõ ràng tới khả năng tiếp cận 
vốn của doanh nghiệp. 
Các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê. 
Như vậy, có 7 biến tác động tới khả năng tiếp 
cận vốn của DN chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: 
các nhân tố bên trong DN như phương án 
kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản đảm 
bảo, vốn chủ sở hữu. Nhóm 2: các yếu tố bên 
ngoài DN như lãi suất cho vay, thời hạn cho 
vay, thủ tục cho vay. 
Nguyễn Thị Phương Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 165 - 171 
170 
Đánh giá chung 
Với thực trạng các giải pháp hiện hành về hỗ 
trợ vốn cho các DNTM trên địa bàn thành phố 
Việt Trì thì đã có nhiều doanh nghiệp có được 
cơ hội tiếp cận với nguồn vốn hơn so với 
trước đây. Song, công tác này vẫn còn gặp 
những hạn chế về: Các thủ tục hành chính tuy 
được chính quyền địa phương quan tâm cải 
cách nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm 
tốn. Điều này tiếp tục cản trở DNTM trong 
việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý nhằm đáp 
ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng. Quy 
mô các quỹ còn quá nhỏ, thủ tục để DNTM 
nhận được sự hỗ trợ còn rất khó khăn. Các 
giải pháp nhằm cải thiện khả năng lập kế 
hoạch, phương án kinh doanh có thể tạo được 
độ tin cậy cao hay cải thiện khả năng quản trị 
doanh nghiệp, quản trị tài chính để cung cấp 
thông tin đầy đủ về sức khỏe của DNTM vẫn 
chưa được các cấp, ngành quan tâm. 
Nguyên nhân hạn chế đó là: 
Thái độ nhìn nhận vai trò và sự đóng góp của 
lực lượng DNTM trong các cơ quan quản lý 
nhà nước còn rất mờ nhạt. Do đó, tiến trình 
cải cách hướng đến đối tượng doanh nghiệp 
này thực hiện rất chậm và không được lãnh 
đạo địa phương quan tâm nhiều. 
Cơ chế xin cho vẫn còn hiện hữu khiến 
DNTM vẫn vấp phải nhiều rào cản để hoàn 
thiện các thủ tục giấy tờ, vì vậy phần lớn các 
doanh nghiệp hiện vẫn còn bị vướng nhiều ở 
khâu thủ tục hành chính dẫn đến việc tiếp cận 
vốn vay vẫn còn nhiều trở ngại. 
Vẫn còn tồn tại tư tưởng doanh nghiệp nhà 
nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do 
đó các ưu đãi trong phân phối tư liệu sản xuất 
như đất đai, giấy phép khai thác tài nguyên, 
vẫn dành phần nhiều hơn cho các doanh 
nghiệp thuộc khu vực nhà nước. Mặc dù Nhà 
nước có quan tâm và thành lập các quỹ hỗ trợ 
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng mức độ quan 
tâm và đầu tư chưa tới nơi tới chốn, thiếu sự 
quan tâm và sâu sát. 
Việc hình thành các quỹ đầu tư chỉ ở góc độ 
làm cho có, chưa thực sự xem xét và đánh giá 
hiệu quả của mô hình này dẫn đến quy mô 
quỹ hạn chế và chưa phát huy hết được chức 
năng vai trò của các quỹ này. 
Việc cải thiện năng lực quản trị sản xuất, tài 
chính của doanh nghiệp, còn chưa được 
chính bản thân các doanh nghiệp nhận thức để 
cải thiện, trong khi các cơ quan ban ngành 
nhà nước là đơn vị chỉ có chức năng hỗ trợ 
gián tiếp, vì vậy các biện pháp hỗ trợ từ các 
cơ quan này đến doanh nghiệp càng rất ít, hay 
nói cách khác, không được quan tâm. 
Kiến nghị một số giải pháp 
Để tăng cường công tác hỗ trợ vốn cho các 
DNTM tại Việt trì, giúp các DNTM tăng khả 
năng tiếp cận với nguồn vốn cần có một số 
giải pháp: 
Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về 
nguồn vốn bằng cách bằng cách thường xuyên 
mở các lớp đào tạo về năng lực quản trị điều 
hành của các chủ doanh nghiệp, ngoài ra 
chính quyền địa phương cũng có thể phối hợp 
với các tổ chức tín dụng tổ chức những buổi 
hội thảo, tọa đàm, các buổi trao đổi thông 
tin để các chủ doanh nghiệp có điều kiện 
nắm rõ hơn các quy định, quy trình, cách thức 
tiếp cận vốn để từ đó con đường đến với vốn 
vay ngân hàng của các DNTM sẽ dễ dàng và 
rộng mở hơn. 
Cải cách thủ tục hành chính thông qua việc 
nâng cao năng lực cán bộ công chức trong 
bộ máy quản lý nhà nước; Cải cách theo 
hướng tinh giản các thủ tục cần thiết trong việc 
xử lý các hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. 
Đa dạng hóa nguồn vốn: Ngoài kênh vay vốn 
từ ngân hàng và các quỹ của Chính quyền, 
cần phát triển rộng rãi hơn hình thức huy 
động vốn từ cổ phần hóa. 
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trợ 
giúp phát triển doanh nghiệp thương mại. 
Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý doanh 
nghiệp thương mại. 
Phát huy vai trò bảo lãnh vay vốn của Ngân 
hàng Phát triển Việt Nam (VDB). 
Khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ 
phát triển kinh doanh. 
KẾT LUẬN 
Chính sách hỗ trợ phát triển các DNTM trên 
địa bàn thành phố Việt Trì là một đòi hỏi tất 
yếu bởi nó tác động trực tiếp tới sự phát triển 
Nguyễn Thị Phương Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 165 - 171 
171 
của địa phương, ảnh hưởng đến sự phát triển 
kinh tế và ổn định xã hội của cả nước. Cùng 
với tiến trình phát triển kinh tế của cả nước 
tới năm 2030 nước ta cơ bản trở thành một 
nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì 
kinh tế tư nhân lại càng cần củng cố địa vị 
trong nền kinh tế quốc dân. [4] Các DNTM 
cần phải luôn nỗ lực vươn lên để khẳng định 
vai trò quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế 
quốc dân thể hiện sự tiên phong trong ứng 
dụng khoa học công nghệ và kinh doanh có 
hiệu quả. Để làm được điều này nhất định cần 
phải có những biện pháp, chính sách phù hợp 
nhằm tạo động lực cho các DNTM phát triển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Sách doanh 
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Nxb Thống kê. 
2. Chính phủ (2012), Quyết định số 1231/QĐ-TTg 
ngày 7/9/2012 về việc phê duyệt kế hoạch phát 
triển DNNVV. 
3. Cục Thống kê Phú Thọ (2017), Niên giám 
thống kê tỉnh Phú Thọ. 
4. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2015), Văn kiện đại hội 
đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII. 
5. Đỗ Thị Thành Vinh (2014), “Khả năng tiếp cận 
vốn tín dụng của DNNVV”, Tạp chí Tài chính số 
09, năm 2014. 
6. Phòng Kế hoạch Đầu tư thành phố Việt Trì 
(2017), Báo cáo kết quả hoạt động xúc tiến đầu tư. 
SUMMARY 
SUPPORTING CAPITAL FOR COMMERCIAL ENTERPRISES 
IN VIET TRI CITY, PHU THO PROVINCE 
Nguyen Thi Phuong Hao
*
, Do Thi Tuyet Mai, 
Nguyen Ngoc Hoa, Luong Thi Anh Tuyet
University of Economics and Business Administration - TNU 
The article refers to the issues: what is the current situation of supporting capital for commercial 
enterprises in Viet Tri City? What solutions should be provided to help these enterprises better in 
accessing capital? The article uses quantitative and qualitative research to describes the current situation 
of supporting capital for commercial enterprises in Viet Tri City, identifying the factors influencing the 
capital and giving some solutions help increase capital support for businesses, creating momentum for 
commercial enterprises in the process of development, improve business efficiency.. 
Keywords: Support, Capital, Commercial Enterprises, Viet Tri, Phu Tho 
Ngày nhận bài: 27/8/2018; Ngày phản biện: 06/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018
*
 Tel: 0913 079111, Email: haontp@tueba.edu.vn 
172 

File đính kèm:

  • pdfho_tro_von_cho_cac_doanh_nghiep_thuong_mai_tai_thanh_pho_vie.pdf