Luận án Lễ hội bà chúa xứ của người Việt ở Nam Bộ

An Giang từ lâu được biết đến như là trung tâm của vựa lúa khu vực đồng

bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, kinh tế phát triển, An Giang còn nổi

tiếng với đặc sản là con cá da trơn hiện đang được xuất khẩu mạnh mẽ trên thị

trường quốc tế. Thế nhưng, khi nhắc đến An Giang, người ta lại nghĩ ngay đến lễ

hội truyền thống mang tầm ảnh hưởng to lớn trong vùng và trong cả nước là lễ hội

Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc. Lễ chính mùa Vía Bà chỉ diễn ra từ ngày 23 đến

27 tháng 4 âm lịch, nhưng khu vực Núi Sam - Châu Đốc gần như đông đúc quanh

năm.

Mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc, lễ hội Bà Chúa

Xứ Núi Sam - Châu Đốc phản ánh một cách sinh động về đời sống kinh tế - văn hóa

- xã hội của cộng đồng cư dân Nam Bộ nói chung, cư dân vùng Bảy Núi (cách gọi

khác dành cho cư dân An Giang) nói riêng. Những câu chuyện xoay quanh sự linh

ứng của Bà Chúa Xứ được lưu truyền trong dân gian ngày càng nhiều, độ hấp dẫn

huyền bí ngày một tăng lên khiến những người hiếu kỳ càng có thêm lý do tụ hội về

đây chiêm bái. Đặc biệt, từ sau năm 2001, khi lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

được nhà nước công nhận là lễ hội cấp quốc gia, các hoạt động tín ngưỡng trở nên

sinh động, sức lan tỏa vượt ra khỏi phạm vi trong nước mà minh chứng là lượt

khách quốc tế hành hương về đây ngày một gia tăng.

pdf 198 trang dienloan 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Lễ hội bà chúa xứ của người Việt ở Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Lễ hội bà chúa xứ của người Việt ở Nam Bộ

Luận án Lễ hội bà chúa xứ của người Việt ở Nam Bộ
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
BÙI THỊ NGỌC PHƯƠNG 
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ 
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN 
Hà Nội, 2018 
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
BÙI THỊ NGỌC PHƯƠNG 
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ 
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ 
Ngành: Văn hóa dân gian 
Mã số: 9229040 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN 
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Lan Oanh 
 2. TS Phú Văn Hẳn 
Hà Nội, 2018 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả 
nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai 
công bố. Những luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều được 
trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận án là trung 
thực và có nguồn gốc rõ ràng. 
 Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2018 
 Nghiên cứu sinh 
 Bùi Thị Ngọc Phương 
LỜI CẢM ƠN 
Luận án “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ của người Việt ở Nam Bộ” được thực hiện 
với sự giúp đỡ quý báu từ phía Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. 
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý Thầy Cô trong khoa Văn 
hóa học, đặc biệt là GS.TS Lê Hồng Lý, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, TS 
Hoàng Cầm, PGS.TS Phạm Quỳnh Phương đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức 
chuyên ngành, chia sẻ kinh nghiệm cùng những lời khuyên bổ ích. Cảm ơn giáo vụ 
Khoa Văn hóa học đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. 
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Cô hướng dẫn 
khoa học là PGS.TS Phạm Lan Oanh và TS Phú Văn Hẳn đã đóng góp nhiều ý kiến 
khoa học bổ ích, hướng dẫn tận tình, chu đáo, trách nhiệm. Bên cạnh đó, thầy cô 
còn hết lòng ủng hộ tôi về mặt tinh thần, quan tâm đến đời sống, chia sẻ những khó 
khăn trong học tập, nhất là trong quá trình thực hiện luận án. 
Tôi xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Châu Đốc, 
lãnh đạo sở VHTTDL tỉnh An Giang, các đồng chí công tác tại các cơ quan ban 
ngành tại thành phố Châu Đốc, Ban Quản trị lăng miếu Núi Sam và các vị bô lão 
và nhân dân phường Núi Sam đã tận tình chia sẻ, cung cấp thông tin, tư liệu quý 
cho tôi trong quá trình điền dã, phỏng vấn, thu thập thông tin. Xin tri ân những lời 
động viên, sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các 
em sinh viên. Tất cả đã tạo động lực to lớn cho tôi trong quá trình học tập và thực 
hiên luận án này. 
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự trân quý của mọi người 
dành cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. 
Trân trọng! 
 Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018 
 Nghiên cứu sinh 
 Bùi Thị Ngọc Phương 
MỤC LỤC 
Tranh phụ bìa 
Lời cam đoan 
Danh mục các chữ viết tắt, các biểu, bảng 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................. 9 
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 9 
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 20 
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................. 36 
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 40 
Chương 2: TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM 
CHÂU ĐỐC .................................................................................................... 42 
2.1. Khái quát tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ ......................................... 42 
2.2. Các di tích của vùng Núi Sam liên quan đến lễ hội ................................. 50 
2.3. Diễn trình lễ hội ....................................................................................... 59 
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 68 
Chương 3: LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ VÀ NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI .. 70 
3.1. Về thời gian tổ chức lễ hội ....................................................................... 71 
3.2. Về không gian lễ hội ................................................................................ 74 
3.3. Chủ thể lễ hội ........................................................................................... 77 
3.4. Mục đích, chức năng của lễ hội ............................................................... 84 
3.5. Cấu trúc lễ hội .......................................................................................... 86 
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 95 
Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA .............. 97 
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM ................................................................ 97 
4.1. Vai trò của nhà nước trong biến đổi lễ hội Bà Chúa Xứ ......................... 97 
4.2. Du lịch - động lực cho sự biến đổi và phát triển của lễ hội Bà Chúa Xứ..... 108 
4.3. Vai trò của cộng đồng địa phương và sự thỏa hiệp với nhà nước trong 
biến đổi của lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam ...................................................... 117 
Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 126 
KẾT LUẬN ................................................................................................... 128 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 134 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 135 
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 147 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
1. AG : An Giang 
2. AL : Âm lịch 
3. BQT : Ban Quản trị 
4. CB : Chủ biên 
5. ĐH : Đại học 
6. H : Hà Nội 
7. HCM : Hồ Chí Minh 
8. KDL : Khu du lịch 
9. KHXH : Khoa học xã hội 
10. NCS : Nghiên cứu sinh 
11. Nxb : Nhà xuất bản 
12. TDTT : Thể dục thể thao 
13. THPT : Trung học phổ thông 
14. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 
15. Tp : Thành phố 
16. tr : trang 
17. TTVH : Trung tâm văn hóa 
18. UBND : Ủy ban nhân dân 
19. VHDT : Văn hóa dân tộc 
20. VHTT : Văn hóa thông tin 
21. VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch 
22. VHVN : Văn hóa văn nghệ 
23. Nxb : Nhà xuất bản 
DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN 
Bảng 3.1: Nội dung cầu nguyện của du khách khi đến miếu Bà .............................. 84 
Bảng 3.2: Khảo sát mục đích đi hội của người dân .................................................. 86 
Bảng 4.1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch trong tỉnh An Giang ................ 108 
Bảng 4.2: Hiện trạng khách du lịch đến các tỉnh Tây Nam Bộ .............................. 109 
Bảng 4.3: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu .................... 110 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
An Giang từ lâu được biết đến như là trung tâm của vựa lúa khu vực đồng 
bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, kinh tế phát triển, An Giang còn nổi 
tiếng với đặc sản là con cá da trơn hiện đang được xuất khẩu mạnh mẽ trên thị 
trường quốc tế. Thế nhưng, khi nhắc đến An Giang, người ta lại nghĩ ngay đến lễ 
hội truyền thống mang tầm ảnh hưởng to lớn trong vùng và trong cả nước là lễ hội 
Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc. Lễ chính mùa Vía Bà chỉ diễn ra từ ngày 23 đến 
27 tháng 4 âm lịch, nhưng khu vực Núi Sam - Châu Đốc gần như đông đúc quanh 
năm. 
Mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc, lễ hội Bà Chúa 
Xứ Núi Sam - Châu Đốc phản ánh một cách sinh động về đời sống kinh tế - văn hóa 
- xã hội của cộng đồng cư dân Nam Bộ nói chung, cư dân vùng Bảy Núi (cách gọi 
khác dành cho cư dân An Giang) nói riêng. Những câu chuyện xoay quanh sự linh 
ứng của Bà Chúa Xứ được lưu truyền trong dân gian ngày càng nhiều, độ hấp dẫn 
huyền bí ngày một tăng lên khiến những người hiếu kỳ càng có thêm lý do tụ hội về 
đây chiêm bái. Đặc biệt, từ sau năm 2001, khi lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 
được nhà nước công nhận là lễ hội cấp quốc gia, các hoạt động tín ngưỡng trở nên 
sinh động, sức lan tỏa vượt ra khỏi phạm vi trong nước mà minh chứng là lượt 
khách quốc tế hành hương về đây ngày một gia tăng. 
Nhịp sống của thời đại mới, thời đại của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập 
đã lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp trên các lĩnh vực của đời sống vật chất lẫn tinh 
thần của con người. Việc tổ chức lễ hội Bà Chúa Xứ những năm gần đây cho thấy 
nhịp sôi động, hối hả của cả chủ nhà (cộng đồng địa phương) lẫn khách phương xa 
(khách hành hương). Tất cả đều bị hút vào một vòng xoáy lễ hội, bên ngoài là hoạt 
động mua bán sinh động, với rất nhiều những dịch vụ mới lạ; bên trong là những 
nghi thức truyền thống vẫn được giữ nét tôn nghiêm. Sự hấp dẫn của lễ hội Bà Chúa 
Xứ ở chỗ, trải dài theo năm tháng, trước bao thăng trầm của lịch sử, nó không đứng 
yên một cách bảo thủ mà vận động và biến đổi cho phù hợp với bối cảnh xã hội mà 
 2 
nó tồn tại. Những trò chơi, trò diễn, những hoạt động hội được bổ sung phong phú 
qua các năm thể hiện nhịp điệu phát triển đầy sôi động của một Châu Đốc trẻ trung, 
song các nghi thức tế lễ, cúng bái vẫn giữ được nét truyền thống. Nhờ vậy, người đi lễ 
một mặt được tắm mình trong các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức bầu không 
khí lễ hội tưng bừng; mặt khác lại được tìm về với chốn linh thiêng, cởi bỏ hết những 
xô bồ của cuộc sống, thanh tịnh trước thần linh để trải lòng và khấn nguyện. 
Đến với miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam vào tháng 4 âm lịch hàng năm để thấy 
một không gian hội rộng lớn với đa dạng thành phần du khách và tưng bừng các 
hoạt động mang tính chất giải trí cao. Tham gia lễ hội, du khách còn được hòa mình 
trong bầu không khí của một Châu Đốc thân thiện, ở đó, chính quyền địa phương 
tập trung chăm lo cho sự an toàn của du khách, người dân nô nức tham gia các vai 
diễn để thể hiện niềm tự hào vì bản sắc quê hương. 
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam với 
các nội dung đã được đề cập như: lịch sử lễ hội; những giai thoại về Bà Chúa Xứ; 
những nội dung của lễ thức - lễ nghi; sự giao thoa văn hóa của bốn dân tộc anh em 
Kinh, Hoa, Chăm, Khmer trong tín ngưỡng và trong lễ hội; vai trò của lễ hội trong 
đời sống cộng đồng cư dân địa phương Với đề tài này, NCS mong muốn phác 
họa một cách tổng quan nhất về lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam trong giai đoạn hiện 
nay với nhiều biến đổi mạnh mẽ, nhất là từ sau khi được nhà nước công nhận là lễ 
hội cấp quốc gia vào năm 2001; đồng thời qua đó, tìm hiểu những tác động của nhà 
nước đối với sự biến đổi của lễ hội cũng như tìm hiểu mức độ tham gia của cộng đồng 
trong việc bảo tồn lễ hội trước những tác động to lớn ấy. Bên cạnh đó, đề tài đặt sự 
biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ trong bối cảnh phát triển du lịch một cách nhanh chóng 
để xem sự tác động hai chiều từ lễ hội đến du lịch và ngược lại, từ đó cho thấy sự vận 
động linh hoạt của lễ hội dân gian theo những biến thiên của thời cuộc. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Nhận diện lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ ra sự 
biến đổi trên những phương diện cụ thể về không gian, thời gian, chủ thể cũng như 
cấu trúc, chức năng của lễ hội. Từ đó làm rõ thêm hai quan điểm biến đổi văn hóa 
 3 
và sáng tạo truyền thống trong quá trình trao truyền các giá trị và trong nghi thức 
thực hành văn hóa. 
Khẳng định lễ hội vận động và biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố, 
song sự chủ động chọn lựa của cộng đồng quyết định quá trình lưu giữ bản sắc, và 
sự thỏa hiệp giữa hai phía nhà nước và nhân dân chính là mấu chốt của quá trình 
biến đổi đầy sáng tạo và linh hoạt. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Miêu thuật lại một cách cụ thể, sinh động lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 
truyền thống từ diễn trình theo thời gian và không gian lễ hội. 
Trình bày những nét mới của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (so với trước 
khi lễ hội được công nhận cấp quốc gia) từ phía tổ chức lẫn người đi lễ. Nêu và mô 
tả những sự biến đổi đó trong lễ hội thông qua khảo sát từ năm 2001 tới năm 2017 
so với trước đó. 
Tìm hiểu những tác động của nhà nước thông qua những công văn ban hành 
nhằm quản lý và hỗ trợ nhân dân tổ chức lễ hội tại địa phương. 
Bàn luận sự tương tác qua lại giữa lễ hội và du lịch diễn ra trong những năm 
gần đây tại lễ hội Vía Bà, khái quát những dự án đầu tư phát triển du lịch tại đây 
cho thấy sự mở rộng quy mô của lễ hội, sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch 
tâm linh ở khu vực Núi Sam - Châu Đốc. 
Khảo sát những kế hoạch của cộng đồng để gìn giữ bản sắc trước những tác 
động mạnh mẽ của du lịch tại một trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - Miếu 
Bà Chúa Xứ Núi Sam. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Luận án Lễ hội Bà Chúa Xứ của người Việt ở Nam Bộ nghiên cứu trường 
hợp Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Núi Sam tỉnh An Giang, tiếp cận ở góc độ nghiên cứu 
những nhân tố mới nảy sinh trong đời sống xã hội đương đại. Theo đó, đề tài tập 
trung vào các vấn đề chính yếu: nhận diện lễ hội trong bối cảnh xã hội mới để nhìn 
thấy sự biến đổi trên nhiều bình diện; nghiên cứu, khảo sát các văn bản mang tính 
nhà nước để hiểu hơn quá trình quản lý lễ hội của chính quyền những năm gần đây 
 4 
trong mối quan hệ thỏa hiệp với người dân địa phương; tình hình khai thác lễ hội 
vào hoạt động du lịch trong xã hội đương đại cũng như sự chủ động của cộng đồng 
trong quá trình chọn lọc và lưu truyền. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Phạm vi về không gian: hiện nay, Bà Chúa Xứ được thờ phụng ở nhiều tỉnh 
thành thuộc khu vực Nam Bộ. Ngoài việc lưu giữ những nét chung của việc thờ Bà, 
mỗi cơ sở thờ tự cũng sẽ có những dị biệt trong nhiều yếu tố cả về ý nghĩa tâm linh 
lẫn nghi thức cúng bái. Đề tài trong phạm vi giới hạn của mình chỉ tập trung nghiên 
cứu lễ hội Bà Chúa Xứ ở Núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, bởi 
đây chính là trung tâm của loại hình tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ. Trong quá 
trình nghiên cứu, tác giả tiến hành nhiều khảo sát trong phạm vi thành phố Châu 
Đốc, phường Núi Sam và khu vực lân cận trong tỉnh An Giang. 
Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu Lễ hội Bà Chúa Xứ theo cả hai chiều 
đồng đại và lịch đại. Theo đó, đề tài tập trung chú ý các mốc thời gian: 2001, 2013, 
2015, 2017. Trong đó, năm 2001 là mốc quan trọng trong nghiên cứu, vì đánh dấu 
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia, từ đây đã 
bắt đầu xuất hiện nhiều những thay đổi trong tổ chức lễ hội. Năm 2013, Châu Đốc 
chuyển mình từ thị xã lên thành phố theo Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ. 
Năm 2015, Châu Đốc lại một lần nữa khẳng định sự phát triển của mình bằng 100% 
xã đạt chuẩn nông thôn mới và được công nhận là đô thị loại II theo Quyết định số 
499/QĐ-TTg. Cũng trong năm 2015, Châu Đốc vinh dự đón nhận bằng di sản văn 
hóa phi vật thể cấp quốc gia được cấp cho Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi ... ị nhận xét về dịch vụ 
lưu trú như thế nào 
59 71 2 51 61 
10. Anh chị nhận xét về dịch vụ ăn uống như thế nào? 
Câu hỏi Tốt 
Trung 
bình 
Không tốt khác 
Không ý 
kiến 
Anh chị nhận xét về dịch vụ 
ăn uống như thế nào 
66 78 15 24 61 
11. Anh/Chị nhận xét về sự tiếp đón của Ban Quản lý như thế nào? 
Câu hỏi Hài lòng 
Bình 
thường 
Không hài 
lòng 
Khác 
Không ý 
kiến 
Anh/Chị nhận xét về sự tiếp 
đón của Ban quản lý như thế 
nào? 
142 81 05 05 12 
12. Anh/Chị có quay lại hàng năm? 
Câu hỏi Có Không 
Còn tùy 
sự linh 
nghiệm 
Sẽ quay lại 
dù cò được 
phù hộ hay 
không 
Không 
ý kiến 
Phân vân 
Anh/Chị có quay lại hàng 
năm 
125 05 17 34 05 58 
13. Anh/Chị cảm thấy phiền phức nhất khi đến Miếu Bà là 
Câu hỏi 
Chi phí 
đắt đỏ 
Chèo 
kéo, nài 
ép mua 
bán 
Ăn 
xin 
nhiều 
Móc 
túi, 
giựt 
đồ 
Lừa 
gạt 
Các 
hoạt 
động 
mê tín 
Không 
thấy 
phiền 
Khác 
Anh/Chị cảm thấy 
phiền phức nhất khi 
đến Miếu Bà là 
27 42 18 46 22 28 41 20 
 156 
PHỤ LỤC 3 
1. Thống kê khách cúng Bà đêm Mộc Dục: (2015) 
Chỉ riêng đêm Mộc Dục đã có 258 đoàn với 9660 người được chia thành 42 lượt 
khách có đăng ký vào viếng Bà (con số này không thống kê khách hành hương 
bên ngoài chánh điện, khu vực miếu Bà, ) 
Trong đó, đông nhất là du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh với 3.841 lượt 
người. 
Thống kê theo tỉnh thành (từ cao đến thấp) 
Đơn vị tính: người 
TT Tên tỉnh thành 
Số 
lượng 
TT Tên tỉnh thành 
Số 
lượng 
TT Tên tỉnh thành 
Số 
lượng 
1 Tp. HCM 3.841 11 Quảng Nam 192 21 Long An 80 
2 Đà Nẵng 732 12 Kiên Giang 180 22 Phan Rang 75 
3 Bình Định 586 13 Quảng Ngãi 164 23 Bình Thuận 68 
4 Vũng Tàu 533 14 Cà Mau 151 24 Tây Ninh 63 
5 An Giang 495 15 Lâm Đồng 133 25 KonTum 40 
6 Bình Dương 346 16 Huế 127 26 Quảng Trị 30 
7 Tiền Giang 292 17 Cần Thơ 110 27 Hậu Giang 20 
8 Phú Yên 252 18 Bến Tre 89 28 Hà Nội 15 
9 Đồng Tháp 215 19 Bình Phước 85 29 Daklak 13 
10 Đồng Nai 208 20 Gia Lai 82 30 Sóc Trăng 12 
* Còn 427 người không rõ xuất xứ 
Thống kê theo khu vực 
Vùng Đông 
Nam bộ 
Tây 
Nam bộ 
Tây 
Nguyên 
Trung bộ Bắc bộ Không 
rõ 
Tổng cộng 
Số 
lượng 
(người) 
5.077 1.647 268 2.226 15 427 9.660 
Tỷ lệ 
(%) 
52,56 17,05 2,77 23,04 0,16 4,42 100 
 157 
2. Thống kê khách cúng Bà đêm Mộc Dục: (2016) 
Chỉ riêng đêm Mộc Dục đã có 335 đoàn với 10.568 người được chia thành 39 
lượt khách có đăng ký vào viếng Bà (con số này không thống kê khách hành 
hương bên ngoài chánh điện, khu vực miếu Bà, ) 
Trong đó, đông nhất là du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh với 4.339 lượt 
người. 
Thống kê theo tỉnh thành (từ cao đến thấp) 
Đơn vị tính: người 
TT Tên tỉnh thành 
Số 
lượng 
TT Tên tỉnh thành 
Số 
lượng 
TT Tên tỉnh thành 
Số 
lượng 
1 Tp. HCM 4.339 11 Hậu Giang 180 21 KonTum 56 
2 Đà Nẵng 931 12 Bình Phước 177 22 Gia Lai 51 
3 An Giang 820 13 Tiền Giang 165 23 Dak Nông 45 
4 Bình Định 577 14 Cà Mau 125 24 Bình Thuận 45 
5 Lâm Đồng 515 15 Cần Thơ 105 25 Tây Ninh 28 
6 BR-Vũng Tàu 502 16 Đồng Nai 105 26 Quảng Bình 26 
7 Long An 469 17 Huế 93 27 Quảng Trị 15 
8 Bình Dương 348 18 Bến Tre 71 28 Quảng Ngãi 14 
9 Phú Yên 337 19 Quảng Nam 70 29 Nghệ An 10 
10 Kiên Giang 271 20 Ninh Thuận 69 30 Đồng Tháp 09 
* Còn 427 người không rõ xuất xứ 
Thống kê theo khu vực 
Vùng Đông 
Nam Bộ 
Tây 
Nam Bộ 
Tây 
Nguyên 
Trung 
Bộ 
Tổng 
cộng 
Số lượng (người) 5.499 2.215 667 2.187 10.568 
Tỷ lệ (%) 52 21 6,3 20,7 100 
 158 
PHỤ LỤC 4 
TỔ CHỨC PHÂN CÔNG 
LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM NĂM 2016 
1. Chánh Tế: Ông Thái Công Nô 
2. Chánh Tế ca công: Ông Nguyễn Văn Phiến 
3. Bồi Tế: Ông Hồ Văn Tựu, Ông Nguyễn Hòa Bình, Ông 
 Huỳnh Văn Đường 
4. Chấp Kích: Ông Nguyễn Văn Đực - Đánh Mõ 
 Ông Ngô Văn Sang - Đánh Chiêng 
 Ông Nguyễn Ngọc Bê - Đánh Trống 
5. Văn Tế: Ông Ngọc Nương, Ông Hữu Tâm 
6. Ban Nhạc: Ông Phương chịu trách nhiệm 
7. Ban Lễ: Ông Năm Phiến, ông Tư Điện 
8. Tổ Tắm Bà: Bà Hữu, Bà Út, Bà Phiến, Bà Mởn, Bà Dung, Bà 
 Thiện, Cô Thúy, 
 Cô Hân, Bà Bé Hai. 
9. Lễ Thỉnh sắc: Ông Chánh tế chịu trách nhiệm 
10. Tài Chính: Ban Lãnh đạo Ban Quản trị chịu trách nhiệm 
11. Dẫn Chương trình lễ: Ông Sang 
12. Tổ Trật tự an ninh: Ông Dũng 
13. Tổ Kế toán thư ký: Minh Hải, bà Hữu, Ánh Vương, Thanh Thúy 
14. Tổ Tiếp tân: Ông Sáu Tựu (tổ trưởng), ông Đực, ông Ngọc 
 Nương, ông Lập, 
 chú Thanh, chú Giang, cô Trang 
15. Tổ Hậu cần: Ông Phong 
16. Tổ Điện: Ông Mười, ông Bắc, chú Phục 
17. Tổ Tài sản: Bà Dung, Ông Điền, Tiến Anh, Ông Bảy 
18. Tổ Thỉnh sanh - Thủ sự: Ông Dũng, Ông Bằng 
19. Tổ mua đồ cúng: Ông Phong 
20. Tổ nhận xôi: Ông Huỳnh, Ông Vui, Ông Sơn 
 159 
21. Tổ Vệ sinh: Ông Tâm, Ông Lam, Ông Sang, Ông Vui 
22. Đội Lân: Ông Tài chịu trách nhiệm 
23. Trực lăng: Ông Giao, Ông Đực 
24. Trực miếu Khổng Tử: Ông Dũng 
Ban Quản trị lăng miếu Núi Sam 
 160 
PHỤ LỤC 5 
DANH SÁCH LỄ VẬT DÂNG CÚNG BÀ ĐÊM TÚC YẾT 
Ngày 25/4 AL Năm Bính Thân (2016) 
STT Họ và tên Xôi Trái cây Khác 
01 Mã Kim Loan Phin Nước ngọt 
02 La Răn Rô Sương X 
03 Trần Văn Vui X 
04 Nguyễn Thị Mai X 
05 Trần Kim Phú X 
06 Nguyễn Ngọc Thanh X 
07 Nguyễn Thị Tuyết Mai X 
08 Nguyễn Thị Ngô X 
09 Dương Thị Ẩn X 
10 Trần Văn Cẩm X 
11 Cao Văn Hết X 
12 Nguyễn Thị Điệp X 
13 Nguyễn Thị Thu Vân X 
14 Nguyễn Ngọc Hằng X 
15 Nguyễn Văn Tý Nước Suối 
16 Giáo Khỏe 7777777 X 
17 Phòng Trọ số 9 X 
18 Hồ Văn Tựu X 
19 Nguyễn Thị Mởn X 
20 Ngô Thị Hoàng X Bánh giò 
21 9 Tồng X 
22 Huệ Cần X 
23 Hiệp Thơ X 
24 Huỳnh Văn Lan X 
 161 
25 Kim Nguyệt X Bánh kem 
26 Thúy Hằng X 
27 Trương Hiệp Muối Bánh kem 
28 Trần Tuyền X 
29 Út Hiếu Bánh bò 
30 Tịnh Độ Trà Vinh Bánh các loại 
31 Tịnh Độ Trà Cú Bánh in 
32 Lưu Văn Kiệt Bánh bò 
33 Nguyễn Thị Thúy Bánh bò 
34 Nguyễn Văn Cường Bánh bò 
35 Trần Kim Giàu Bánh bột da 
36 Trần Kim Quý Bánh bột da 
37 Trần Kim Phước Bánh bột da 
38 Trương Học Lương Bánh bột da 
39 Trần Kim Thọ Bánh bột da 
40 Nguyễn Thanh Liêm X 
41 Trần Thị Lượm 2 Trầu cau 
42 Lê Kim Trang Nước ngọt 
43 Trần Thanh Dũng X 
44 Huỳnh Thị Đào X 
45 Trần Quốc Việt X 
46 Trần Văn Liêm X 
47 Võ Tấn Hiếu X 
48 Nguyễn Văn So X 
49 Ba Chánh X 
50 Lê Thị Liên X 
51 Sang Nhỏ X 
52 Trần Thị Gái X 
53 Nguyễn Trà My 2 Bánh ngọt 
 162 
54 Trần Văn Đức X 
55 Nhựt Trường X Bánh ngọt 
56 Phạm Thị Nguyệt X 
57 Tâm Châu Sương X 
58 Mai Thị Hồng Trang X 
59 3 Phước Bánh bao 
60 Bùi Thái Công X 
61 Bùi Thị Lân X 
62 Hồ Thông Minh X 
63 Nguyễn Đoàn Trúc Ngọc 3 
64 Trần Thị Trang X 
65 Út Nguyên X 
66 Phò Nướng X 
67 Trí Bảo vệ X 
68 Nguyễn Thanh Tâm X 
69 Nguyên Bảo vệ X 
70 Dẫn Bảo vệ X 
71 6 Liên X 
72 Thanh phường B X 
73 Trương Kim Muổi X 
74 Mỹ Hạnh 1A X 
75 Trịnh Thị Nhung X 
76 Lê Thị Thu Thảo X 
77 Nguyễn Văn Hiệp Bánh mì 
78 Đỗ Thị Chấn Bánh mì 
79 Mạc Văn Đầy X 
80 2 Tài vụ X 
81 Lan Cọm Bánh bao 
82 Tuấn Đạt Bánh bao 
 163 
83 Chí Cường Bánh bao 
84 2 Cốt X 
85 9B Bánh bao 
86 Ngô Tấn Thiệt X 
87 Nghi Sài Gòn Bánh bông lan 
88 Bảo Thuyên Bánh bao 
89 Loan Thảo X 
90 Quý Khách Bánh bao 
91 Shop Nghi Xuân Bánh bao 
92 Trần Thị Thúy X 
93 Hồ Chí Dũng X 
94 Võ Bá Tân X 
95 5 Hồng X 
96 Huệ Càng Bánh bao 
97 Bùi Chí Dũng X 
98 Trần Thị Thùy Dung X 
99 Trần Thị Thanh Thúy Bánh bò 
100 Trần Duy Khánh Bánh bông lan 
101 Huỳnh Thị Ba X 
102 Nguyễn Minh Nguyệt X 
103 6 Tánh X 
104 Chi Trái cây Bánh bao 
105 Chùa Cô 7 Củ Chi 10 mâm 
106 Lê Thành Mừng X 
107 2 Hồng Bánh bao 
108 Lê Thị Sơn X 
109 Nguyễn Thị Thanh Thủy X 
110 Bình Đẳng X 
111 Huệ Giác X 2 bánh bao 
 164 
112 Nguyễn Đoàn Trúc Nhị X 
113 Đình Thánh Tam Vũng Tàu Bánh bao 
114 Huỳnh Công Danh X 
115 Nguyễn Thị Hồng Ngọc Bánh bao 
116 Hải Lan X 
117 Hòa Liên 4 mâm bánh 
118 Nguyễn Thanh Dân X 
119 Lâm Văn Hiếu Bánh bao 
120 Ngô Trọng Hiệp X 
121 5 Xín X 
122 4 Nghiệp X 
123 Trinh Trang X 
124 Linh X 
125 3 Dậm X 
126 Dương Thị Thu Cúc X 
127 Bà Giáo Thảo (cô Dung) X 
128 Nguyễn Văn Dỉ X 
129 2 Thào Bánh bao 
130 Hà Thanh Hùng X 
131 Nguyễn Ngọc Nương X 
132 Bình Bé 3 X 
133 Trần Thị Bé 5 X 
134 Đoàn Tiền Giang 3 
135 Đấu Tiên X 
136 Tú Hiền X 
137 Mạc Thị Ba X 
138 Huỳnh Nhật Phụng X 
139 Hữu Hậu X 
140 Nguyễn Ngọc Đào X 
 165 
141 5 Phiến X 
142 Diệu Hiền Bánh bao 
143 Út Liên X 
144 Trang NT 26 Bánh bao 
145 Minh NT 26 Bánh bao 
146 Bình Thu X 
147 Hà Chớp Bánh bao 
148 Đỗ Văn Lập X 
149 Kim Sâu X 
150 Nguyễn Ngọc Bê X 
151 Lan Hòa X Gà 
152 Tư Bé Bánh bao 
153 Tư Dao X 
154 Lê Bá Thiện X 
155 Tư Phát X 
156 Miếu Quán Thánh X 
157 4 Đồng X 
158 8 Thọ X 
159 Thủy X Bánh bao 
160 Thu X 2 bánh bao 
161 Tân 4 Đồng X 
162 Lê Thanh Hảo X 
163 3 Đức X 
164 5 Nô X 
165 2 Đường X 
166 6 Phong X 
167 Diệu X 
168 Xôi Hội 3 
169 Phạm Thị Kiều Tiên X 
 166 
170 Ngô Tiết Hương X 
171 Út Bến Tre X Bánh hộp 
172 Mã Hùng X 
173 Hân Nhung X 
174 Đỗ Thị Xuyến Bánh Gà 
175 Ngọc Duệ X 
176 Hạnh Hồ X Bánh bao 
177 Phúc Hoan 2 
178 Võ Thị Kim Chi X 
179 4 Đực X 
180 Ngọc Nga Bánh in 
181 Loan Bánh bông lan 
182 
Trần Minh Thiện 
X 
2 Tôm, 3 nước 
ngọt 
183 Vọng Thu X 
184 Thúy Vy 3 bánh in 
185 Phúc Tài Sản X 
186 Kim Anh Gò Vấp X 
187 Kim Long Bánh bao 
188 10 Te X 
189 Ngọc Hiếu X 
190 Kim Thoa X 
191 Có + Vinh X 
192 10 Chơi Bánh bao 
193 Cô 8 thành phố Kẹo 
194 Nguyễn Thị Kim Hồng Bánh bông lan 
195 Sương 2 bánh mì 
196 Giang Thuần Bánh mì 
197 Nguyễn Thị Bê X 
 167 
198 Cô 3 Rạng X 
199 6 Thể X 
200 Thanh Ngân X 
201 Vinh VTI X 
202 6 Thành X 
203 Ngọc Huyền Bánh bao 
204 Cô 7 Tâm X 
205 Nguyễn Thị Thu Ngân X 
206 Hà Hải Giang X Vỏ bánh 
207 Toàn Bảo vệ X 
208 Hùng Quốc Tế Bánh bao 
209 Võ Kim Nên Bánh Kem 
210 Trần Văn Lang X 
211 Huỳnh Trang X 
212 Nguyễn Thanh Hậu X 
213 Phước Xương X Đường 
214 Đinh Lan 7 bánh mì 
215 10 Tường X 
216 Nhiệm + Thúy Vi X 
217 Huỳnh Lê 2 
218 7 Hùng X Bánh bông lan 
219 
6 Đưa 
1 bông lan, 1 
bánh kem 
220 Phước Đặng 2 bánh kem 
221 Thanh Bình Bánh kem 
222 Lê Tấn Đức X X Xôi gà 
223 Tú Thu X 
224 Ngô Văn Nhiều Em X 
225 Đào Ngọc Tuấn X Xôi gà 
 168 
226 Ngô Thị San X Nước ngọt 
227 Cường nhà bếp Heo 
228 Giảng Hải Bánh bao 
229 La Thị Cẩm Xuân Bánh bao 
230 Nguyễn Thị Phiến Bánh bao 
231 Huỳnh Hữu Thọ Nước ngọt 
232 Tú Di Nước ngọt 
233 Cô Mỹ Lệ 2 
234 Ngọc Phương Nước ngọt 
 169 
PHỤ LỤC 6 
BẢNG GIÁ LỄ VẬT CÚNG BÀ (THEO BỘ) 
(Khảo sát năm 2016) 
STT TÊN LỄ VẬT 
LÒ QUAY 
HEO NGỌC 
DIỆP 
LÒ QUAY 
HEO SƠN 
TIỀN 
LÒ QUAY 
HEO 
HUỲNH KÝ 
1 
Heo quay (dưới 
10kg) 
250.000đ/kg 220.000đ/kg 250.000đ/kg 
2 Heo quay (10-15kg) 240.000đ/kg 210.000đ/kg 240.000đ/kg 
3 Heo quay (≥ 20kg) 230.000đ/kg 200.000đ/kg 230.000đ/kg 
4 Hoa huệ (chục) 70.000đ 50.000đ 60.000đ 
5 
Áo Bà (giấy) + nhang 
đèn 
70.000đ 70.000đ 70.000đ 
6 Áo vải (rồng chìm) 1.700.000đ 1.700.000đ 
1.500.000đ -
1.700.000đ 
7 Áo vải (rồng nổi) 2.500.000đ 2.500.000đ 
2.500.000đ - 
3.000.000đ 
8 Giỏ trái cây 80.000đ 100.000đ 80.000đ 
9 Rượu, muối, gạo Miễn phí Miễn phí Miễn phí 
 170 
PHỤ LỤC 7 
Tổng ngày khách lưu trú và số ngày khách lưu trú trung bình 
tại khu du lịch Núi Sam giai đoạn 2002-2015 
TT Chỉ tiêu 
Năm 
2002 2007 2012 2013 2014 2015 
1 
Tổng ngày 
khách (ngày) 
155.880 275.229 390.220 325.842 165.389 264.151 
1.1 
Khách quốc 
tế 
13.320 36.156 65.680 30.466 50.265 45.141 
1.2 Khách nội địa 142.560 239.073 324.540 295.376 115.124 219.010 
2 
Ngày khách 
lưu trú trung 
bình (ngày) 
1,20 1,28 1,18 1,2 1,3 1,5 
2.1 
Khách quốc 
tế 
0,80 0,83 1,26 0,7 0,73 0,5 
2.2 Khách nội địa 1,13 1,19 1,01 1 1 1,5 
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang 
 171 
PHỤ LỤC 8: HÌNH ẢNH 
Hình 1: Miếu Bà không còn chỗ chen chân trong những ngày hội 
(ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 2: Đội lân phục vụ mùa lễ Vía 2015 (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 172 
Hình 3: Già làng khấn vái, chuẩn bị lên núi thỉnh Thánh Mẫu 
(ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 4: Đoàn rước lên đỉnh núi Sam thỉnh Thánh Mẫu 
(ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 173 
Hình 5: Đông đảo bà con xem hội trên đỉnh núi Sam 
(ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 6: Tái hiện truyền thuyết Bà nhập đồng (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 174 
Hình 7: Áo, Mão trên bệ đá Bà ngự (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 8: Rước áo mão trong lễ Phục hiện (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 175 
Hình 9: Đoàn rước xuống núi (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 10: Rước Thánh Mẫu nhập miếu (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 176 
Hình 11: Đội hình bảo vệ trực lễ hội (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 12: Nhà bia không còn chỗ chen chân (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 177 
Hình 13: Lựa hoa chuẩn bị nấu nước tắm Bà (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
Hình 14: Hoa và khăn đã sẵn sàng cho lễ tắm Bà (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
 178 
Hình 15: Nước nấu xong, đóng thùng chờ lễ tắm Bà 
(ảnh tác giả chụp năm 2016) 
Hình 16: Dâng mão đêm tắm Bà (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
 179 
Hình 17: Dâng lễ vật (đôi hia) (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
Hình 18: Dâng lễ vật (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
 180 
Hình 19: Dây chuyền vàng 162 lượng với 187 hạt châu 
(ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 20: Áo, mão chuẩn bị cho đêm Tắm Bà (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 181 
Hình 21: Lãnh đại thành phố Châu Đốc nguyện hương 
(ảnh tác giả chụp năm 2016) 
Hình 22: Đông kín người đi hội tràn vào chánh điện sau khi tắm Bà 
(ảnh tác giả chụp năm 2016) 
 182 
Hình 23: Khu vực nhà trưng bày không còn một chỗ trống 
(ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 24: Đoàn Thỉnh sắc (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 183 
Hình 25: Đoàn diễu hành trên đường phố (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 26: Các vị bô lão, chánh tế thỉnh bài vị (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 184 
Hình 27: Thỉnh sắc về miếu (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 28: Đưa Sắc (bài vị) nhập miếu (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 185 
Hình 29: Các bài vị trên ban thờ (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 30: Lễ vật xếp gọn chờ Túc Yết (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
 186 
Hình 31: Lễ vật được bày lên ban thờ trong đêm Túc Yết 
(ảnh tác giả chụp năm 2016) 
Hình 32: Lễ vật hiến tế đêm Túc yết (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 187 
Hình 33: Heo quay cúng Bà (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
Hình 34: Nghệ tửu tôn sở (Học trò lễ cùng Xướng nội dẫn ông Chánh tế đi đến 
bàn lễ) (ảnh tác giả chụp năm 2915) 
 188 
Hình 35: Phế cân - Chánh tế lấy khăn đỏ lau mặt (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 36: Đọc chúc - Hương văn đọc Văn tế (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 189 
Hình 37: Chánh tế ca công chuẩn bị Xây chầu (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
Hình 38: Bà con đông kín để xem hát bộ (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
 190 
Hình 39: Nơi đốt vàng mã khá khiêm tốn (ảnh tác giả chụp năm 2015) 
Hình 40: Khu sửa soạn lễ vật (ảnh tác giả chụp năm 2016) 
 191 
Hình 41: Trái cây sau khi cúng được chuyền đến các cơ sở từ thiện 
(ảnh tác giả chụp năm 2017) 
Hình 42: Lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Vía 
Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc - An Giang 
(ảnh tác giả chụp năm 2015) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_le_hoi_ba_chua_xu_cua_nguoi_viet_o_nam_bo.pdf
  • jpgScan0124.JPG
  • jpgScan0125.JPG
  • pdfTomtat_BuiThiNgocPhuong.pdf
  • pdfTomtat_Eng_BuiThiNgocPhuong.pdf
  • pdfTrichyeu_BuiThiNgocPhuong.pdf