Luận án Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu nghiệm không lỗi trong học máy

Nghiên cứu về học máy, nghiên cứu sinh nhận thấy quá trình giải một bài toán trong học máy thường gồm ba bước chính: bước mô hình hóa, bước học và bước suy diễn. Trong đó, mô hĩnh hóa là tìm một mô hình thích hợp cho bài toán cần giải quyết, học là quá trình tối ưu các tham số của mô hình và suy diễn là bước dự đoán kết quả đầu ra của mô hình dựa trên các tham số đã huấn luyện. Ký hiệu X là tập các tham số của mô hình, khi đó bước học chính là quá trình ước lượng tham số, tức là tìm tham số X sao cho dữ liệu sẵn có và mô hình khớp với nhau nhất. Việc tối ưu tham số, hay còn gọi là quá trình học tham số, là ý tưởng chính của các bài toán học máy nhằm tìm được mối tương quan giữa các đầu vào và đầu ra dựa trên dữ liệu huấn luyện. Một phương pháp ước lượng tham số thông dụng được sử dụng trong học máy thống kê chính là phương pháp ước lượng hợp lý cực đại MLE (Maximum Likelihood Estimation) [1, 2]. MLE thực hiện chủ yếu dựa trên các dữ liệu quan sát và thường làm việc tốt trên các mô hình có dữ liệu huấn luyện đủ lớn [3, 4, 5, 6].

pdf 131 trang dienloan 15380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu nghiệm không lỗi trong học máy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_an_mot_so_phuong_phap_ngau_nhien_cho_bai_toan_cuc_dai_h.pdf
  • pdfThong-tin-Anh.pdf
  • pdfThong-tin-Viet.pdf
  • pdfTom-tat-BTTXuan.pdf
  • pdfTrich-yeu-BTTXuan.pdf