Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và bảo tồn quần thể voọc xám (trachypithecus crepusculus) ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên tỉnh Thanh Hóa

Voọc xám (Trachypithecus (phayrei) crepusculus) là loài linh trưởng đang bị đe dọa

tuyệt chủng trên toàn cầu, được xếp ở bậc "Nguy cấp (EN)" trong Danh lục Đỏ của IUCN.

Voọc xám chỉ phân bố ở một số nước Đông Nam Á (Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào,

Myanma, Thái Lan và Việt Nam) với 3 phân loài khác nhau: phayrei, crepusculus và

shanicus. Quần thể Voọc xám ở Việt Nam trước đây được xem thuộc phân loài crepusculus,

sau này được xem là loài độc lập Trachypithecus barbei hoặc Trachypithecus crepusculus.

Ở Việt Nam, Voọc xám hiện chỉ còn phân bố ở một số tỉnh từ Tây Bắc đến Nghệ An với các

quần thể nhỏ và đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng cá thể rất nhanh do tình

trạng săn bắn và mất sinh cảnh. Voọc xám được xếp vào bậc "Sẽ nguy cấp (VU)” trong

Sách Đỏ Việt Nam, thuộc nhóm "Các loài động vật rừng bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng

vì mục đích thương mại (IB)" theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và thuộc "Danh mục loài

nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ" theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính

phủ (Trong các tài liệu nói trên, Voọc xám được ghi dưới tên khoa học là Trachypithecus

barbei (T. phayrei) hoặc Trachypithecus (phayrei) barbei)".

Vì vậy, bảo tồn Voọc xám (Trachypithecus phayrei) trên thế giới hay loài Voọc xám

ở Việt Nam (Trachypithecus crepusculus) đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Ở Việt Nam

cho đến nay, những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Voọc xám

(Trachypithecus crepusculus) còn rất hạn chế; mới chỉ có một số ít nghiên cứu ban đầu ghi

nhận về phân bố, đặc điểm sinh sản và tập tính của chúng.

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên có tổng diện tích qui hoạch 23.406,6

ha, với trên 22.000 ha rừng tự nhiên phân bố tập trung và tiếp giáp với KBTTN Pù Hoạt,

tỉnh Nghệ An (diện tích gần 90.000 ha), tạo thành khu vực rừng tự nhiên rộng lớn có tính đa

dạng sinh học cao, có vai trò rất quan trọng trong bảo tồn Voọc xám ở Việt Nam. Sự hiện

diện của quần thể Voọc xám ở đây đã được ghi nhận từ năm 1998 và tiếp tục được ghi nhận

trong các đợt điều tra đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Năm 2014, tại đây đã ghi nhận

được năm đàn Voọc xám với số lượng khoảng 95 - 110 cá thể.

Nhằm góp phần nghiên cứu và bảo tồn bền vững loài Voọc xám ở KBTTN Xuân

Liên, tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã thực hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái

và bảo tồn quần thể Voọc xám (Trachypithecus crepusculus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên

Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá”.

pdf 29 trang dienloan 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và bảo tồn quần thể voọc xám (trachypithecus crepusculus) ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và bảo tồn quần thể voọc xám (trachypithecus crepusculus) ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên tỉnh Thanh Hóa

Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và bảo tồn quần thể voọc xám (trachypithecus crepusculus) ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên tỉnh Thanh Hóa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
 ƢỜ ỌC Ệ 
NGUYỄ Ì ẢI 
NGHIÊN CỨU ẶC ỂM SINH THÁI VÀ BẢO TỒN QUẦN THỂ 
VOỌC XÁM (TRACHYPITHECUS CREPUSCULUS) 
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN 
TỈNH THANH HÓA 
 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾ SĨ ỆP 
Hà Nội - 2018 
NGUYỄ Ì ẢI 
NGHIÊN CỨU ẶC ỂM SINH THÁI VÀ BẢO TỒN QUẦN THỂ 
VOỌC XÁM (TRACHYPITHECUS CREPUSCULUS) 
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN 
TỈNH THANH HÓA 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾ SĨ ỆP 
NGÀNH: LÂM SINH 
MÃ SỐ: 9620205 
 ƢỜ ƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 PGS.TS. NGUYỄ XU ẶNG 
 PGS.TS. PH M XUÂN HOÀN 
Hà Nội - 2018 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
 ƢỜ ỌC Ệ 
 Ờ CẢ Ơ 
Tác giả trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa 
Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Khoa lâm học, Bộ môn Động vật rừng - 
Trường Đại học Lâm nghiệp; Ban Giám đốc, Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế - 
Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá 
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Tác giả trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng và PGS.TS. Phạm 
Xuân Hoàn, những người trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ, truyền đạt 
những kiến thức, kinh nghiệm cho tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn 
thành luận án. 
Tác giả trân trọng cảm ơn Sở NN&PTNT Thanh Hóa, UBND huyện Thường 
Xuân, chính quyền và nhân dân của 05 xã vùng qui hoạch Dự án Khu BTTN Xuân 
Liên, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian khảo sát, 
điều tra và thu thập dữ liệu cho luận án. 
Tác giả trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã có những góp ý quý báu để tác 
giả bổ sung và hoàn thiện luận án. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm chia sẻ, động viên 
ủng hộ của gia đình, đồng nghiệp cả về mặt tinh thần và vật chất để tác giả có thêm 
nghị lực hoàn thành luận án. 
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án tác giả đã có nhiều 
cố gắng, song luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong tiếp tục 
nhận được những ý kiến góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô, các đồng nghiệp để 
luận án này được hoàn thiện. 
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018 
Tác giả luận án 
Nguyễn ình ải 
1 
 Ở ẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 
Voọc xám (Trachypithecus (phayrei) crepusculus) là loài linh trưởng đang bị đe dọa 
tuyệt chủng trên toàn cầu, được xếp ở bậc "Nguy cấp (EN)" trong Danh lục Đỏ của IUCN. 
Voọc xám chỉ phân bố ở một số nước Đông Nam Á (Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, 
Myanma, Thái Lan và Việt Nam) với 3 phân loài khác nhau: phayrei, crepusculus và 
shanicus. Quần thể Voọc xám ở Việt Nam trước đây được xem thuộc phân loài crepusculus, 
sau này được xem là loài độc lập Trachypithecus barbei hoặc Trachypithecus crepusculus. 
Ở Việt Nam, Voọc xám hiện chỉ còn phân bố ở một số tỉnh từ Tây Bắc đến Nghệ An với các 
quần thể nhỏ và đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng cá thể rất nhanh do tình 
trạng săn bắn và mất sinh cảnh. Voọc xám được xếp vào bậc "Sẽ nguy cấp (VU)” trong 
Sách Đỏ Việt Nam, thuộc nhóm "Các loài động vật rừng bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng 
vì mục đích thương mại (IB)" theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và thuộc "Danh mục loài 
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ" theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính 
phủ (Trong các tài liệu nói trên, Voọc xám được ghi dưới tên khoa học là Trachypithecus 
barbei (T. phayrei) hoặc Trachypithecus (phayrei) barbei)". 
Vì vậy, bảo tồn Voọc xám (Trachypithecus phayrei) trên thế giới hay loài Voọc xám 
ở Việt Nam (Trachypithecus crepusculus) đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Ở Việt Nam 
cho đến nay, những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Voọc xám 
(Trachypithecus crepusculus) còn rất hạn chế; mới chỉ có một số ít nghiên cứu ban đầu ghi 
nhận về phân bố, đặc điểm sinh sản và tập tính của chúng. 
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên có tổng diện tích qui hoạch 23.406,6 
ha, với trên 22.000 ha rừng tự nhiên phân bố tập trung và tiếp giáp với KBTTN Pù Hoạt, 
tỉnh Nghệ An (diện tích gần 90.000 ha), tạo thành khu vực rừng tự nhiên rộng lớn có tính đa 
dạng sinh học cao, có vai trò rất quan trọng trong bảo tồn Voọc xám ở Việt Nam. Sự hiện 
diện của quần thể Voọc xám ở đây đã được ghi nhận từ năm 1998 và tiếp tục được ghi nhận 
trong các đợt điều tra đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Năm 2014, tại đây đã ghi nhận 
được năm đàn Voọc xám với số lượng khoảng 95 - 110 cá thể. 
Nhằm góp phần nghiên cứu và bảo tồn bền vững loài Voọc xám ở KBTTN Xuân 
Liên, tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã thực hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái 
và bảo tồn quần thể Voọc xám (Trachypithecus crepusculus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên 
Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá”. 
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 
2.1. Mục tiêu tổng quát 
Xây dựng cơ sở khoa học cho bảo tồn và phát triển bền vững quần thể Voọc xám ở 
KBTTN Xuân Liên nói riêng và Việt Nam nói chung. 
2.2. Mục tiêu cụ thể 
- Xác định được hiện trạng quần thể và phân bố của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. 
- Xác định đặc điểm sinh cảnh và một số đặc điểm sinh thái, tập tính của loài Voọc xám. 
- Xác định, đánh giá các mối đe doạ và nhận thức bảo tồn; qua đó đề xuất các giải pháp 
bảo tồn bền vững quần thể và sinh cảnh của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. 
2.3. Nội dung nghiên cứu 
2.3.1. Xác định hiện trạng quần thể và phân bố của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 
2.3.2. Xác định một số đặc điểm sinh cảnh rừng của Voọc xám 
2.3.3. Xác định một số đặc điểm sinh thái học của Voọc xám 
2.3.4. Đánh giá hiện trạng quản lý và bảo tồn Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 
2.3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 
2 
3.1. Ý nghĩa khoa học 
Luận án cung cấp thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính loài Voọc xám. 
Đây là nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học 
trong lĩnh vực lâm nghiệp, sinh thái học và bảo tồn động vật hoang dã. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 
Luận án đã đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững quần thể và sinh 
cảnh sống của loài Voọc xám tại KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. 
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 
4.1. ối tƣợng nghiên cứu 
 Quần thể Voọc xám và sinh cảnh sống của chúng ở KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh 
Hóa. 
4.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 
 Luận án nghiên cứu trên địa bàn vùng quy hoạch KBTTN Xuân Liên thuộc địa giới 
hành chính của 05 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm và Vạn Xuân - huyện 
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 
 Luận án nghiên cứu về hiện trạng quần thể, sinh cảnh và một số đặc điểm sinh thái học 
của Voọc xám, các mối đe dọa đến quần thể và sinh cảnh sống của chúng ở KBTTN Xuân 
Liên. 
5. Những đóng góp mới của Luận án 
- Cung cấp số liệu cập nhật về kích thước quần thể và cấu trúc đàn, mật độ phân bố 
Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. 
- Xác định được vùng sống của Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên có diện tích khoảng 
294 ha. Xác định được Tập tính ăn chiếm 48,88% và Nghỉ ngơi chiếm 21,89% trong tổng 
thời gian hoạt động của Voọc xám. 
 - Xác định được cấu trúc thảm thực vật nơi Voọc xám phân bố và danh sách các loài 
thực vật được Voọc xám sử dụng làm thức ăn tại KBTTN Xuân Liên cũng như đặc điểm vật 
hậu học của chúng. 
 - Phân tích được các tác động đe dọa đến quần thể Voọc xám làm cơ sở đề các xuất 
giải pháp bảo tồn bền vững loài Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên. 
C ƢƠ 1 
 Ổ QUA CÁC VẤ Ề Ê CỨU 
1.1. Trên thế giới 
Đã có nhiều công trình như: nghiên cứu khái quát về linh trưởng của Mittermeier và cs 
(1999); nghiên cứu các đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của: Bennett và cs (1994), Silver và 
cs (1998), Fashing (2001), Chapman và cs (1994, 2002, 2004), Ganzhorn (2003); điều tra 
đánh giá tình trạng quần thể và vùng phân bố của loài Voọc xám ở các vùng địa lý khác 
nhau, đề xuất các giải pháp bảo tồn của: Nowak (1999), Hutchins và cs (2004), Wilson và 
cs (2005), Bleisch và cs (2008), Corbett và cs (1992), Mittermeier và cs (2013), Timmins 
và cs (2013), Schwitzer và cs (2014); nghiên cứu phân loại và di truyền phân tử Voọc xám: 
Brandon-Jones (1984), Brandon-Jones và cs (2004), Kay và cs (1994), Wang và cs (1998), 
Groves (2001), Roos và cs (2001), Karanth và cs (2008); nghiên cứu về các đặc điểm sinh 
học và sinh thái học cơ bản của loài: He et al (1982), Mukkerjee và cs (1982), Stanford 
(1988), Choudhury (1987, 1994a, 1994b), Gupta và cs (1994, 1996, 1997), Lekagul và cs 
(1988), Lu và cs (2010, 2011), Gibson và cs (2012), Suarez (2013); nghiên cứu về các tập 
tính xã hội: Choudhury (1987, 1994b), Gupta (2000, 2002), Bose và cs (2002), Koenig và cs 
(2004, 2012), Pages và cs (2005), Lu và cs (2012) 
3 
1.2. Ở Việt Nam 
Nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam chỉ được phát triển mạnh từ những năm 60 của 
thế kỷ XX trở lại đây. Dựa trên các công trình nghiên cứu được thực hiện bởi một số tác giả 
như: Đào Văn Tiến (1987), Phạm Nhật (2002), Đặng Huy Huỳnh và cs (2008), Đặng Huy 
Huỳnh và cs (2010), có thể tóm lược lịch sử nghiên cứu linh trưởng ở Việt Nam như sau: 
Thời kỳ trước 1954: Nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam chủ yếu do người nước 
ngoài thực hiện, được tiến hành song song với các đợt điều tra khảo sát về thú hoặc động 
vật nói chung như: Milne-Edwards (1867-1874), Morice (1875), Billet (1896 -1898), 
Bountant (1900-1906), de Poursagues (1904), Trouessart (1911), Dolman (1912), Osgood 
(1932), Bourret (1942), Delacour (1940). 
Thời kỳ 1954-1975: Những tác giả Việt Nam đầu tiên có những công trình nghiên 
cứu về linh trưởng là Đào Văn Tiến (1960, 1970), Lê Hiền Hào (1960), Đặng Huy Huỳnh 
và Đỗ Ngọc Quang (1962), Cao Văn Sung và cs (1964). 
Thời kỳ sau 1975 tới nay: Những nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam được triển 
khai mạnh mẽ trong đó có những nghiên cứu sâu về nhóm linh trưởng: Đào Văn Tiến (1983, 
1985,1989), Lê Xuân Cảnh (1992, 1994, 1997, 1998, 2000, 2008), Phạm Nhật (1993, 1994, 
1995, 2002), Nguyễn Xuân Đặng và cs (2011) 
Các tác giả đều cho rằng: kết quả nghiên cứu giúp nâng cao hiểu biết về các đặc điểm 
sinh học và sinh thái học của các loài, qua đó cung cấp những cơ sở khoa học cho công tác 
quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các loài, đặc biệt các loài linh trưởng nguy cấp, quý, 
hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như 
ở Việt Nam về linh trưởng, đặc biệt là loài Voọc xám là định hướng quan trọng cho nghiên 
cứu tiếp theo của đề tài luận án. Dựa vào các nội dung nghiên cứu của đề tài, qua tổng quan này 
một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của đề tài luận án “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và 
bảo tồn quần thể Voọc xám (Trachypithecus crepusculus) ở Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh 
Thanh Hoá”. 
C ƢƠ 2 
 Ờ A , ỊA Ể VÀ ƢƠ Á Ê CỨU 
2.1. Thời gian nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 3 năm 2017, trong đó thời 
gian nghiên cứu trên hiện trường khoảng 600 ngày. 
2.2. ịa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu quần thể Voọc xám trong thiên nhiên được thực hiện tại KBTTN Xuân 
Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Nghiên cứu tập tính và thức ăn trong điều kiện 
nuôi được thực hiện tại Vườn thú Hà Nội và Trung tâm Cứu hộ Linh trường nguy cấp - VQG 
Cúc Phương. Phân tích số liệu và xây dựng luận án thực hiện tại Trường Đại học Lâm nghiệp, 
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện hàn lâm KHCN Việt Nam) và Ban quản lý Khu 
BTTN Xuân Liên. 
2.3. hƣơng pháp nghiên cứu 
2.3.1. iều tra phỏng vấn 
Các cuộc phỏng vấn "mở" được thực hiện với những người dân địa phương ở vùng 
đệm và các kiểm lâm viên của KBTTN Xuân Liên để thu thập thông tin phục vụ hoạt động 
điều tra Voọc xám trên hiện trường. Điều tra phỏng vấn được tiếp tục trong các đợt khảo sát 
tiếp theo khi có điều kiện tiếp xúc với người dân thường xuyên đi rừng hoặc kiểm lâm viên 
của khu bảo tồn. Trong quá trình phỏng vấn, có sử dụng ảnh màu chụp Voọc xám để hỗ trợ 
những người được phỏng vấn nhận dạng, cung cấp thông tin chính xác về đối tượng nghiên 
4 
cứu. Phỏng vấn thu thập thông tin về dân sinh, kinh tế - xã hội, kiến thức - thái độ - nhận thức 
của cộng đồng địa phương liên quan đến công tác bảo tồn Voọc xám theo phương pháp đánh 
giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) của Narayanasamy (2009), Launiala (2009) và 
Oepen (2013). 
2.3.2. iều tra quần thể theo tuyến 
-Làm quen với đối tượng nghiên cứu theo phương pháp của Williamson & Feistner 
(2011). 
- Điều tra số lượng quần thể theo tuyến: Áp dụng phương pháp Brockelman& Ali, 
1987; Buckland và cs, 2015, Buckland và cs (2015), Ross & Reeve (2011). Hệ thống các 
tuyến điều tra được thiết lập đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau của khu bảo tồn và. Tất cả 
có 09 tuyến chính và các tuyến phụ hình xương cá điều tra, mỗi tuyến dài từ 3 đến 7 km (Hình 
2.1). Tổng chiều dài các tuyến chính, tuyến phụ xương cá khoảng 100 km. Mỗi tuyến được 
điều tra ít nhất một lần. Các tuyến có khả năng gặp voọc cao hơn được khảo sát nhiều lần. 
Hoạt động điều tra được thực hiện vào các buổi sáng (từ 6 - 7h đến 11- 11h30 trưa) và các 
buổi chiều (từ 13h đến 17h). Nhóm điều tra gồm 3 - 4 người ( NCS và 2 trợ lý nghiên cứu 
cùng 1 kiểm lâm viên hoặc 1 người dân dẫn đường). Các thiết bị sử dụng cho khảo sát gồm: 
ống nhòm, máy ảnh, máy quay video, máy định vị GPS. 
Hình 2.1. Các tuyến chính khảo sát Voọc xám tại KBTTN Xuân Liên 
2.3.3. hƣơng pháp thu thập số liệu tập tính 
Điều kiện địa hình và cấu trúc rừng phức tạp cùng với các cá thể Voọc xám rất nhạy 
cảm (sợ hãi và lẩn trốn) với sự có mặt của con người là những khó khăn trong việc theo dõi 
và thu thập số liệu tập tính của các cá thể Voọc xám trong thiên nhiên ở KBTTN Xuân Liên. 
Để khắc phục điều này, máy quay phim kỹ thuật số Sony HDR-24 đã được sử dụng để ghi 
lại hoạt động của Voọc xám, sau đó sử dụng phần mềm VLC ( 
phát lại băng hình để phân tích các tập tính hoạt động của Voọc xám. Việc quay phim cũng 
cho phép ghi lại được những tập tính hoạt động của Voọc xám diễn ra quá nhanh mà không 
thể ghi nhận được bằng quan sát trực tiếp (Rowe & Myers, 2011; Le Khac Quyet, 2014). 
Do không thể phân biệt giới tính của các nhóm tuổi của Voọc tại hiện trường, nên 
nghiên cứu này chỉ thu thập được số liệu tập tính hoạt động của Voọc theo 3 nhóm tuổi: 
trưởng thành, chưa trưởng thành và con non. 
Các số liệu thu thập bao gồm: Thời gian và khoảng thời gian diễn ra của mỗi dạng 
tập tính, tuổi của con vật trọng tâm quan sát. Các dạng tập tính hoạt động (theo 
5 
Boonratana and Le (1993); Dong Thanh Hai (2011) bao gồm: 
- Kiếm ăn (Feeding - F): kiếm tìm, sử dụng, tiêu hóa và sự lựa chọn thức ăn. 
- Đi lại (Travel - T): Con vật di chuyển cả cơ thể không bao gồm hoạt động ăn và 
kiếm ăn. 
- Nghỉ ngơi (ngủ, nghỉ ngơi; Resting - R): Con vật nghỉ và ngủ không có hoạt động 
tích cực nào. 
- Giao tiếp (Social communication - S): Các hoạt động bao gồm: Chải lông cho cá 
thể khác, chơi đùa, chăm sóc con. 
- Tự chải lông (Self-grooming - G): Con vật tự chải lông cho mình. 
- Quan sát (Observing - O): Con vật t ...  (89,0%).Tỷ lệ ra lá non của 05 loài thức ăn trong 12 tháng có 
tỷ lệ ổn định cao nhất từ tháng 4 (12,9%) đến tháng 8 (12,0%). 
* Hiện tượng biến đổi của lá bánh tẻ 
Tỷ lệ cây ra lá bánh tẻ của các loài thực vật là quanh năm, không có biến động lớn giữa 
các tháng theo dõi, tỷ lệ cao nhất ở tháng 1 (96,7%), phổ biến từ tháng 2 (77,2%) đến tháng 12 
(96,2%). Tỷ lệ ra lá bánh tẻ của 05 loài thức ăn trong 12 tháng có tỷ lệ ổn định và khá cao trong 
tháng 01 (7,2%) đến tháng 12 (9,5%), 
 * Hiện tượng ra hoa 
Tỷ lệ cây ra hoa trong các tháng quan sát có biến động đều giữa các tháng và có tỷ lệ 
thấp: Tỷ lệ cao nhất trong tháng 5 (7,8%), thấp nhất trong tháng 2 (1,3%), phổ biến từ tháng 
3 (3,1%) đến tháng 7 (5,3%). 
 * Hiện tượng ra quả của cây rừng trên các tuyến 
Quả xanh: Tỷ lệ cây ra quả xanh trong các tháng quan sát có biến động đều giữa các 
tháng, có tỷ lệ thấp: Tỷ lệ cao nhất trong tháng 9 (8,1%), thấp nhất trong tháng 2 (1,0%), 
phổ biến từ tháng 6 (6,5%) đến tháng 10 (8,0%). 
Quả chín: Tỷ lệ cây ra quả chín trong các tháng quan sát có biến động đều giữa các 
tháng, có tỷ lệ thấp: Tỷ lệ cao nhất trong tháng 12 (6,1%), thấp nhất trong tháng 5 (0,1%), 
phổ biến từ tháng 1 (4,2%) đến tháng 2 (2,1%) và từ tháng 8 (3,6%) đến tháng 12 (6,1%) 
* Hiện tượng vật hậu loài cây gỗ là thức ăn đã biết của Voọc xám trên các tuyến 
Tổng số có 5 loài cây thức ăn đã xác định của Voọc xám với tổng số 98 cây xuất hiện 
21 
trên 4 tuyến vật hậu (Bảng 3.20 của Luận án). Tỷ lệ vật hậu của 05 loài cây gỗ là thức ăn 
của Voọc xám đều ổn định theo mùa trong 12 tháng; ghi nhận bộ phận Voọc xám sử dụng 
trên hiện trường là: Chồi, lá non, lá bánh tẻ cho thấy đều tỷ lệ cao ở giai đoạn từ tháng 4 đến 
tháng 8 và cũng tương đồng với hiện tượng vật hậu của các loài thực vật trên tuyến. 
3.5. Hiện trạng quản lý và bảo tồn Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 
3.5.1. Các đe dọa đến quần thể Voọc xám và sinh cảnh 
 * Các đe dọa trực tiếp 
 Săn, bắn, bẫy, bắt động vật rừng; khai thác gỗ, khai thác thực vật ngoài gỗ; thả gia 
súc; khai thác củi; tác động khác. 
 * Các mối đe dọa gián tiếp 
 Tỷ lệ hộ đói nghèo cao; hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp thấp; trình độ 
dân trí hạn chế; gia tăng dân số; Hiệu quả công tác quản lý về buôn bán; săn bắt động vật 
hoang dã hạn chế; phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng đệm. 
3.5.2. Nhận thức bảo tồn của cộng đồng địa phƣơng 
Kết quả phỏng vấn 549 cá nhân (499 nam và 50 nữ) ở 11 thôn vùng đệm sống giáp ranh 
với vùng lõi của KBTTN Xuân Liên bước đầu cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá về mức độ 
kiến thức, thái độ và nhận thức của người dân địa phương đối với công tác bảo tồn Voọc xám 
nói riêng và đa dạng sinh học nói chung. Đa phần ý kiến đều cho rằng rừng có vai trò quan 
trọng trong việc giữ nước (87,43%), cung cấp cây thuốc và lâm sản khác (80,69%), lấy gỗ 
(19,49%) và là nơi sinh sống của các loài động, thực vật rừng (22,40%). 
Kiến thức hiểu biết chung về vai trò của rừng và KBTTN Xuân Liên của cộng đồng 
địa phương sống xung quanh vùng lõi khu bảo tồn là khá tốt về vai trò cung cấp, duy trì 
nguồn nước, nguyên liệu chất đốt và một phần dược liệu, nguyên liệu và thực phẩm khác; 
kiến thức về chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng nói chung ở 
mức trung bình, kiến thức hiểu biết về loài động thực vật quý hiếm còn hạn chế. 
Thái độ của hộ dân trong tham gia hoạt động quản lý BVR & PTR, bảo vệ các loài 
động thực vật rừng còn hạn chế. Thái độ trong hoạt động sử dụng tài nguyên rừng từ khu 
bảo tồn là khá tốt. Thái độ đối với vai trò của khu bảo tồn tích cực. Thái độ đối với cơ quan 
quản lý rừng là Nhà nước nên cần tổ chức cơ quan quản lý rừng đặc dụng chuyên trách. 
Nhận thức của cộng đồng vùng đệm KBTTN Xuân Liên về những hành vi bị cấm 
trong khu bảo tồn ở mức thấp dưới trung bình, còn khá hạn chế; nhận thức về diễn biến tài 
nguyên rừng khu bảo tồn khá tích cực; nhận thức về vai trò của việc thành lập khu bảo tồn 
khá tốt; nhận thức về các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên khu bảo tồn phù hợp với 
thực trạng hiện tại; nhận thức về các giải pháp bảo vệ bền vững tài nguyên rừng khu bảo tồn 
còn hạn chế trong thực hiện chính sách giảm nghèo và vẫn còn nặng tư tưởng mong muốn 
được lợi dụng nguồn tài nguyên gỗ, săn bắt động vật rừng. 
3.5.3. Công tác quản lý và bảo tồn Voọc xám 
- Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Bảo vệ Voọc xám từ 
cấp thôn bản được cho là ưu tiên hàng đầu. 
- Hoạt động kiểm tra, tuần tra bảo vệ và thực thi pháp luật trong quản lý bảo vệ 
rừng: Tại 11 thôn vùng đệm, thuộc địa bàn 5 xã sống giáp ranh với vùng lõi khu bảo tồn 
được ưu tiên giao khoán rừng vùng lõi khu bảo tồn để quản lý bảo vệ, ở mỗi thôn được 
thành lập 01 tổ bảo lâm, với số lượng từ 25 đến 50 người tùy theo số lượng hộ trong từng 
thôn và được cộng đồng thôn bầu chọn và được UBND xã phê duyệt danh sách trên cơ sở 
hợp đồng giao khoán rừng giữa cộng đồng thôn và Ban quản lý của khu bảo tồn. 
- Hoạt động nghiên cứu khoa học: KBTTN Xuân Liên đã có nhiều hoạt động nghiên 
cứu của các nhà khoa học và các tổ chức trong nước, cũng như quốc tế được triển khai; 
trong đó, tập trung vào nghiên cứu, đánh giá về đa dạng sinh học và hiện trạng quần thể của 
22 
các loài là đối tượng nghiên cứu, trong đó có loài Voọc xám. 
- Hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng vùng đệm của Khu bảo tồn: Hoạt động bảo vệ rừng 
dựa vào cộng đồng; hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn loài nguy cấp, quý 
hiếm; chuyển giao tiến bộ khoa học gắn các mô hình hiệu quả kinh tế cao cho cộng đồng 
đã góp phần nâng cao hiệu quả mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn. 
3.6. ề xuất các nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 
3.6.1. ăng cƣờng hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực thi pháp luật 
Hoạt động 1: Nâng cao nhận thức về bảo vệ quần thể Voọc xám và sinh cảnh của 
chúng ở khu bảo tồn. 
Hoạt động 2: Đưa nội dung tăng cường công tác bảo vệ quần thể, sinh cảnh của 
Voọc xám trong bổ sung xây dựng, rà soát quy ước thôn bản về bảo vệ rừng và sử dụng, 
phát triển rừng bền vững trong cộng đồng dân cư vùng đệm. 
Hoạt động 3: Hoạt động tuần tra, giám sát định kỳ các loài thực vật, động vật rừng 
quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ; trong đó có quần thể Voọc xám của kiểm lâm địa bàn, với sự 
tham gia chủ lực của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách thôn bản sống xung quanh khu 
bảo tồn. 
Hoạt động 4: Kiểm soát súng, bẫy bắt động vật rừng. 
3.6.2. Cải thiện sinh kế cho cộng đồng vùng đệm 
Hoạt động 5: Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia cho cộng đồng thôn, bản vùng 
đệm. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia ở những khu vực xung quanh khu 
bảo tồn. 
Hoạt động 6: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong tổ chức sản xuất tại cộng đồng 
thôn (bản) vùng đệm. 
3.6.3. Nghiên cứu, điều tra, giám sát quần thể Voọc xám và bảo vệ, phục hồi sinh cảnh 
của loài Voọc xám 
Hoạt động 7: Giám sát chặt chẽ quần thể loài trên cơ sở dữ liệu nghiên cứu, điều tra 
về đặc điểm sinh học, sinh thái và hiện trạng loài; nắm bắt được sự thay đổi về số lượng cá 
thể, vùng hoạt động của quần thể, các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi để xây dựng giải 
pháp bảo tồn loài phù hợp, hiệu quả . 
Hoạt động 8: Bảo vệ và phục hồi sinh cảnh của loài Voọc xám. 
Hoạt động 9: Xây dựng Đề án" Sử dụng tài nguyên rừng bền vững rừng đặc dụng 
KBTTN Xuân Liên" 
23 
KẾ UẬ , Ồ , K UYẾ Ị 
1. Kết luận 
1.1. Hiện trạng quần thể và phân bố của Voọc xám ở Khu BTTN Xuân Liên 
- Ở KBTTN Xuân Liên đã ghi nhận được 5- 6 đàn Voọc xám, trong đó có 5 đàn được 
ghi nhận trực tiếp trong thời gian nghiên cứu và 1 đàn khác được ghi nhận từ năm 2012. Tổng 
số cá thể Voọc xám quan sát trực tiếp là 129 và ước tính là 180. Nếu tính cả 2 đàn chỉ ghi 
nhận tạm thời qua phỏng vấn thì tổng số cá thể quan sát được là 151 cá thể và ước tính là 
224. Mỗi đàn đều có ít nhất một cá thể đực trưởng thành, nhiều cá thể cái trưởng thành và cá 
thể bán trưởng thành và cá thể con non. Con đầu đàn là cá thể đực trưởng thành. KBTTN Xuân 
Liên được ghi nhận là nơi có quần thể Voọc xám lớn và quan trọng đối với công tác bảo tồn 
loài linh trưởng này ở Việt Nam. 
- Xác định được vùng sống của Voọc xám ở Khu BTTN Xuân Liên có diện tích 
khoảng 294 ha. 
- Voọc xám phân bố ở 4 dạng sinh cảnh rừng gồm: Rừng thường xanh trên núi đá 
vôi; Rừng thường xanh á nhiệt đới; Rừng thường xanh nhiệt đới và Rừng hỗn giao gỗ - tre 
nứa. Tổng diện tích 4 sinh cảnh này là 12.523 ha, chiếm 53 % tổng diện tích rừng của Khu 
BTTN Xuân Liên. Đây là những khu vực có chất lượng rừng tốt, nguồn thức ăn phong phú 
và an toàn đối với sự sinh trưởng và phát triển của các đàn Voọc xám ở Xuân Liên. 
- Voọc xám sinh sống ở độ cao từ 490-1.217 m so với mặt biển, thuộc các tiểu khu: 
484, 485,489, 495, 497, 499 và 505. Cùng với chất lượng sinh cảnh rừng, sự an toàn trong 
sinh cảnh có vai trò quyết định trong việc lựa chọn nơi sinh sống của Voọc xám ở KBTTN 
Xuân Liên. 
1.2. Thức ăn của Voọc xám 
 - Đã xác định được 58 loài thực vật thuộc 28 họ là cây thức ăn của Voọc xám, trong 
đó, có 18 loài được ghi nhận trực tiếp tại Khu BTTN Xuân Liên gồm: 15 loài cây gỗ, 02 
loài thân leo và 01 loài thân tre nứa thuộc 16 chi, 12 họ. Ở mỗi loài thực vật, Voọc xám chỉ 
chọn ăn một hoặc vài bộ phận như: Chồi, lá non, lá bánh tẻ, cành non, cuống lá, thân non, 
vỏ cây, quả xanh, quả chín và hạt. 
- Sự thay đổi vật hậu các bộ phận (lá, hoa, quả, hạt) của các cây gỗ tầng cao của rừng 
theo chu kỳ năm cho thấy nguồn thức ăn của Voọc xám phong phú và ổn định trong tất cả 
các tháng trong năm. Tỷ lệ vật hậu của 05 loài cây gỗ là cây thức ăn đã biết của Voọc xám 
ghi nhận được trên các tuyến vật hậu đều ổn định theo mùa trong suốt 12 tháng; các bộ phận 
thực vật được Voọc xám ăn (Chồi, lá non, lá bảnh tẻ) đều có tỷ lệ cao ở giai đoạn từ tháng 4 
đến tháng 8. 
1.3. Tập tính hoạt động của Voọc xám 
Voọc xám dành nhiều thời gian cho hoạt động Kiếm ăn (48,88%) và Nghỉ ngơi 
(21,89%); Các hoạt động khác chiếm thời gian ít hơn: Giao tiếp (15,03%), Đi lại (6,20%), 
Quan sát (5,75%), Chải lông (1,64%) và Không xác định (0,61%). Quỹ thời gian hoạt động 
của Voọc xám có sự thay đổi giữa các tháng khác nhau trong năm và khác biệt giữa các 
nhóm tuổi của loài . 
1.4. ặc điểm và cấu trúc sinh cảnh của Voọc xám 
- Các sinh cảnh của Voọc xám đều là rừng tự nhiên, có hiện trạng tốt: rừng nhiều tầng, 
tán cao 15,4 ± 5,0 -18,4 ± 5,8 m, mật độ cây gỗ trung bình từ 521 cây/ha- 798 cây/ha; thành 
phần loài cây gỗ rất đa dạng (290 loài cây gỗ, thuộc 139 chi, thuộc 56 họ), có dưới 10 loài cây 
gỗ tầng cao có giá trị chỉ số IVI ≥ 40 % tổng giá trị IVI của các loài trong sinh cảnh. 
- Trong các sinh cảnh của Voọc xám, đã xác định được 33 loài cây gỗ ưu thế gồm: Táu 
mặt quỷ (Hopea mollissima), Ngâu rừng (Aglaia odorata), Sến mật (Madhuca pasquieri), 
Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), Côm balansa 
24 
(Elaeocarpus balansae), Táu muối (Vatica chevalieri), Re hương (Cinnamomum 
parthenoxylon), Trường (Xerospermum noronhianum), Dẻ gai (Castanopsis chinensis) 
- Các sinh cảnh của Voọc xám có năng lực tái sinh tốt, có khả năng duy trì cấu trúc 
rừng và nguồn thức ăn cho Voọc xám. Đã ghi nhận 169 loài cây tái sinh thuộc 118 chi, 57 họ; 
mật độ cây tái sinh: 6412 - 7.864 cây/ha, tỷ lệ cây tài sinh có tiềm năng (cao trên 1,5m) đạt 
13,9% ở SC2 - 39,8% ở SC1, tỷ lệ cây có chất lượng tốt 71% ở SC2 - 100% ở SC1, tỷ lệ cây 
thức ăn của Voọc xám đạt 2,4% ở SC6 - 8,3% ở SC1. 
1.5. Các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp bảo tồn Voọc xám 
Các mối đe dọa trực tiếp đối với Voọc xám và sinh cảnh sống của chúng ở KBTTN 
Xuân Liên bao gồm: Khai thác gỗ bất hợp pháp, săn bắt bất hợp pháp, khai thác lâm sản ngoài 
gỗ, chăn thả gia súc, khai thác củi và các hoạt động quấy nhiễu khác của con người . Các đe 
dọa gián tiếp bao gồm: tỷ lệ đói nghèo còn cao, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, trình độ dân trí 
còn hạn chế, tỷ lệ gia tăng dân số còn cao, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp chưa được 
quản lý chặt chẽ và phát triển cơ sở hạ tầng gia tăng. 
- Cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm KBTTN Xuân Liên đã có kiến thức, thái độ 
và nhận thức tương đối rõ ràng về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của KBTTN Xuân Liên 
và đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và loài Voọc xám nói riêng. 
- Để bảo tồn và pháp triển bền vững quần thể Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên, đề 
xuất 03 nhóm giải pháp với 09 hoạt động được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu của đề 
tài bao gồm: 1) Tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực thi pháp luật; 
2) Cải thiện sinh kế cho cộng đồng vùng đệm; và 3) Nghiên cứu, điều tra, giám sát quần thể 
Voọc xám và bảo vệ, phục hồi sinh cảnh của loài Voọc xám. 
2. Tồn tại 
Các số liệu thực địa của nghiên cứu này đã được thu thập trong thời gian dài, từ 
tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2017. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của khu vực 
nghiên cứu có độ dốc lớn và chia cắt mạnh, điều kiện thời tiết vùng núi không thuận lợi, đối 
tượng nghiên cứu (Voọc xám) có số lượng ít và phân bố ở khu vực sâu xa, hiểm trở, cũng 
như rất sợ hãi và lẫn trốn với sự xuất hiện của của con người, nguồn lực và nhân lực nghiên 
cứu còn rất hạn chế nên các kết quả nghiên cứu về thức ăn, tập tính hoạt động của loài 
chưa thu thập được đầy đủ như mong muốn. 
3. Khuyến nghị 
 - Các số liệu thu thập được của đề tài luận án là cơ sở khoa học quan trọng cho xây 
dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững quần thể Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên 
nói riêng và Việt Nam nói chung. Các giải pháp đề xuất trong luận án là những gợi ý quan 
trọng để các cơ quan quản lý bảo tồn tham khảo. Đề nghị BQL KBTTN Xuân Liên và các 
ban ngành, tổ chức bảo tồn liên quan cần tích cực khai thác sử dụng các nguồn liệu này 
nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn Voọc xám ở Xuân Liên và ở Việt Nam nói riêng. 
- Cần tiếp tục các điều tra, nghiên cứu khoa học, đặc biệt về sinh thái và tập tính của 
loài Voọc xám ở KBTTN Xuân Liên nhằm bổ sung tài liệu cơ sở khoa học phục vụ công tác 
bảo tồn và phát triển bền vững loài Voọc xám nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ này. 
DA ỤC CÁC BÀ BÁO Ã CÔ BỐ 
1. Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Huy Phương, Nguyễn Mậu Toàn, 
Nguyễn Xuân Nghĩa (2016), "Hiện trạng quần thể Voọc xám (Trachypithcus crepusculus) ở 
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Sinh học, (38), trang 162-
170. 
2. Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Mậu Toàn (2017), "Một số dẫn liệu 
mới về thức ăn của Voọc xám (Trachypithcus crepusculus) ở Việt Nam", Tạp chí Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, (7), trang 112-119. 
3. Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Mậu Toàn (2017), "Nghiên cứu 
một số đặc điểm cấu trúc rừng và tính đa dạng thành phần loài thực vật trong các sinh cảnh 
của Voọc xám (Trachypithecuscrepusculus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên", Tạpchí 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 172 – 178. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_thai_va_bao_ton_quan_the_vo.pdf
  • pdfTomTatLuanAn (TiengViet) - ncs.NguyenDinhHai_DHLN.pdf