Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các trường đại học vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Đảng và Nhà nước ta đã và đang tập trung chỉ đạo đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo Việt Nam, coi đó là động lực để phát triển nhanh và bền vững kinh tế- xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực lao động mới, có chất lượng cao cả về thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ an ninh quốc phòng là nhiệm vụ trọng tâm của nhiều ngành, trong đó có thể dục thể thao và giáo dục đào tạo các cấp ở nước ta. Với những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, thì việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy là thực sự cần thiết ở mỗi nhà trường, nhằm đảm bảo giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh, sinh viên, đáp ứng mặt bằng năng lực chuyên môn, tri thức trong khu vực và trên thế giới. Cùng với các mặt giáo dục khác, giáo dục thể chất và thể thao trong các cấp học nói chung và giáo dục đại học nói riêng, được các nhà trường đặc biệt quan tâm.

Giáo dục thể chất và thể thao trường học là bộ phận của thể dục thể thao, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản, có định hướng rõ của thể dục thể thao (TDTT) trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục- giáo dưỡng chung, với tư cách là một trong những môn học cần thiết và cơ bản ở nhà trường các cấp, đặc biệt chương trình giáo dục thể chất được xây dựng và tổ chức thực hiện theo hướng học sinh, sinh viên được tự chọn các nội dung hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, thể trạng tâm – sinh lý cá nhân. Đồng thời, trình độ phát triển thể dục thể thao là một trong những dấu hiệu thể hiện trình độ văn hoá thể chất và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn hoá, mở rộng quan hệ của nước ta với các nước.

docx 253 trang dienloan 8741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các trường đại học vùng duyên hải Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các trường đại học vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các trường đại học vùng duyên hải Nam Trung Bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
HỒ MINH MỘNG HÙNG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MỘT SỐ NỘI DUNG
VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN 
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI- 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
HỒ MINH MỘNG HÙNG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MỘT SỐ NỘI DUNG 
VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN 
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 	 62 14 01 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
 	 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Xuân Sinh
	2. PGS.TS. Đặng Thị Hồng Nhung
HÀ NỘI- 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
	Tác giả luận án.
	 Hồ Minh Mộng Hùng
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa.
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.
Danh mục các đơn vị đo lường được sử dụng trong luận án.
Danh mục các biểu bảng trong luận án.
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ trong luận án.
Đặt vấn đề.
1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
6
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thể chất ở Việt Nam.
6
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
6
1.1.2. Những khái niệm liên quan đến phát triển thể chất, giáo dục thể chất và kỹ thuật bài tập thể chất.
12
1.2. Đặc điểm lứa tuổi và phương pháp phát triển tố chất thể lực cho sinh viên đại học.
20
1.2.1. Đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi sinh viên 18- 22 tuổi.
20
1.2.2. Phương pháp phát triển tố chất thể lực cho SV đại học.
27
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các môn thể thao dân tộc và Võ cổ truyền Việt Nam.
34
1.3.1. Thời kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, sau năm 1945.
35
1.3.2. Thời kỳ thống nhất đất nước, giai đoạn từ năm 1975- 1985.
36
1.3.3. Thời kỳ đổi mới đất nước, giai đoạn từ năm 1986- 1994.
37
1.3.4. Thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, từ năm 1995 đến nay.
38
1.4. Khái quát về môn Võ cổ truyền Việt Nam.
40
1.4.1. Một số khái niệm trong Võ cổ truyền Việt Nam.
40
1.4.2. Đặc điểm, phân loại, nội dung cơ bản về môn VCTVN.
42
1.5. Các công trình nghiên cứu Võ cổ truyền Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục thể chất và thể thao.
49
Kết luận chương 1.
53
Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
55
2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.
55
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
55
2.1.2. Khách thể nghiên cứu.
55
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
56
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
56
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
57
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
58
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sinh cơ học
63
2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh.
66
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
71
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.
71
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
73
2.3.1. Thời gian nghiên cứu.
73
2.3.2. Lựa chọn địa bàn thực nghiệm.
74
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu.
74
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
75
3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham gia tập luyện môn VCTVN trong giờ học thể thao tự chọn chính khóa của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
75
3.1.1. Thực trạng về thực hiện chương trình chính khóa môn học giáo dục thể chất và ngoại khóa cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
75
3.1.2. Thực trạng về các yếu tố và các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC ở các trường đại học vùng DHNTB
78
3.1.3. Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC và năng lực thể chất của sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
81
3.1.4. Thực trạng về nhu cầu tham gia tập luyện môn võ cổ truyền Việt Nam trong giờ học thể thao tự chọn của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
86
3.1.5. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham gia tập luyện môn võ cổ truyền Việt Nam trong giờ học thể thao tự chọn của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
88
3.2. Xác định nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
91
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định nội dung quyền thuật tay không từ VCTVN tập luyện chính khóa cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
92
3.2.2. Kết quả lựa chọn nội dung quyền thuật tay không từ VCTVN ứng dụng giảng dạy chính khóa cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
99
3.2.3. Xây dựng nội dung, ứng dụng chương trình giảng dạy môn VCTVN vào học phần tự chọn cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
104
3.2.4. Bàn luận về nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
112
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn võ cổ truyền Việt Nam cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
114
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
114
3.3.2. Hiệu quả tác động của nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn VCTVN đối với sinh viên đại học về mặt thể chất.
116
3.3.3. Hiệu quả tác động của nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn VCTVN đối với sinh viên đại học về mặt tinh thần (cảm nhận, hứng thú, thái độ).
124
3.3.4. Hiệu quả tác động của nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn VCTVN đối với sinh viên đại học về mặt kỹ thuật.
129
3.3.5. Bàn luận về hiệu quả nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
141
Kết luận chương 3.
148
Kết luận và kiến nghị
150
A. Kết luận
150
B. Kiến nghị.
151
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BMI
-
Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)
BTTC
-
Bài tập thể chất
BK
-
Binh khí
DTS
-
Dung tích sống
DHNTB
-
Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐC
-
Đối chứng
ĐHĐN
-
Đại học Đà Nẵng
ĐHQN
-
Đại học Quảng Nam
ĐHPVĐ
-
Đại học Phạm Văn Đồng
ĐHQT
-
Đại học Quang Trung
ĐH.QN
-
Đại học Quy Nhơn
ĐHPY
-
Đại học Phú Yên
ĐHNT
-
Đại học Nha Trang
ĐHPT
-
Đại học Phan Thiết
HLV
-
Huấn luyện viên
HP
-
Học phần
LĐVTCTVN
-
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam
NXB
-
Nhà xuất bản
SM103
-
Simi Motion 103 (thiết bị đo xung lực)
SV
-
Sinh viên
GDTC
-
Giáo dục thể chất
GD và ĐT
-
Giáo dục và Đào tạo
GV
-
Giảng viên
TDTT
-
Thể dục thể thao
TN
-
Thực nghiệm
TK
-
Tay không
VCTVN
-
Võ cổ truyền Việt Nam
VĐV
-
Vận động viên
XPC
-
Xuất phát cao
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN
cm
-
Centimét
dm
-
Desimet
m
-
Mét
mm
-
Milimet
ms
-
Miligiây
mmHg
-
Mililit Thủy ngân
g
-
Gram
kg
-
Kilogram
KG
-
Kilogram lực
s
-
Giây
sl
-
Số lần
%
-
Phần trăm
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số
Nội dung
Trang
2.1
Số lượng đối tượng thực nghiệm sư phạm.
55
3.1
Thực trạng thực hiện chương trình GDTC trong các trường đại học vùng DHNTB (điều tra ở thời điểm 4/2014).
Sau 75
3.2
Kết quả khảo sát thực trạng về công tác TDTT ngoại khóa cho sinh viên đại học vùng DHNTB (n= 92)
77
3.3
Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC tại các trường đại học vùng DHNTB.
79
3.4
Kết quả điều tra về đội ngũ giảng viên TDTT ở các trường đại học vùng DHNTB (n= 93)
Sau 80
3.5
Thực trạng kết quả học tập các học phần môn GDTC của SV đại học vùng DHNTB năm học 2013- 2014 (n= 7839).
82
3.6
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB năm 1 (độ tuổi 19) thời điểm năm học 2013- 2014.
Sau 83
3.7
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB năm 2 (độ tuổi 20) thời điểm năm học 2013- 2014.
Sau 83
3.8
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB năm 3 (độ tuổi 21) thời điểm năm học 2013- 2014.
Sau 83
3.9
Thực trạng năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB năm 4 (độ tuổi 22) thời điểm năm học 2013- 2014.
Sau 83
3.10
So sánh năng lực thể chất của SV đại học vùng DHNTB giữa các năm 1 đến 4 (19- 22 tuổi) thời điểm năm học 2013- 2014 (n= 2829)
Sau 83
3.11
Diễn biến năng lực thể chất của nam SV đại học vùng DHNTB giữa các năm 1 đến 4 (lứa tuổi 19- 22) thời điểm năm học 2013- 2014 (n= 1460).
Sau 83
3.12
Diễn biến năng lực thể chất của nữ SV đại học vùng DHNTB giữa các năm 1 đến 4 (lứa tuổi 19- 22) (n= 1369).
Sau 83
3.13
Kết quả đánh giá nội dung kiểm tra từng nội dung theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên đại học vùng DHNTB (n= 2829)
84
3.14
Kết quả khảo sát nhu cầu tham gia tập luyên VCTVN và các môn thể thao trong giờ học GDTC chính khóa của sinh viên ở các trường đại học vùng DHNTB (n= 979).
Sau 86
3.15
Sự hiểu biết về môn thể thao truyền thống Võ cổ truyền Việt Nam của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
94
3.16
Các hình thức hiểu biết môn VCTVN của SV đại học vùng DHNTB.
94
3.17
Kết quả khảo sát về sự ưa chuộng xem thi đấu, biểu diễn môn VCTVN của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
96
3.18
Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân ưa thích môn VCTVN của sinh viên đại học vùng DHNTB.
97
3.19
Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân dẫn đến chưa ham thích tập luyện và thi đấu môn VCTVN của SV các trường đại học vùng DHNTB.
98
3.20
Bảng tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lựa chọn, biên soạn nội dung tập luyện VCTVN.
102
3.21
Kết quả phỏng vấn lần 1 lựa chọn các nội dung tập luyện chính khóa VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB (n=127).
Sau 102
3.22
Kết quả phỏng vấn lần 2 lựa chọn các nội dung tập luyện chính khóa VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB (n= 128).
Sau 102
3.23
Giá trị chỉ số wilcoxon qua 2 lần phỏng vấn xác định các nội dung tập luyện chính khóa VCTVN cho sinh viên đại học (20- 21 tuổi)
103
3.24
Chương trình giảng dạy môn học VCTVN- 60 tiết/2 học phần/2 học kỳ/ 30 tuần.
Sau 104
3.25
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về việc sử dụng các chỉ tiêu, test đánh giá hiệu quả tác động của nội dung VCTVN về mặt thể chất.
Sau 116
3.26
So sánh kết quả kiểm tra các test đánh giá sự phát triển thể chất sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC ở giai đoạn trước thực nghiệm.
Sau 117
3.27
So sánh đối chiếu kết quả ở các test đánh giá phát triển thể chất SV của nhóm TN và nhóm ĐC ở giai đoạn sau TN.
Sau 118
3.28
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các test sau thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC- nam sinh viên.
Sau 118
3.29
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các test sau thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC- nữ sinh viên.
Sau 118
3.30
Diễn biến và nhịp tăng trưởng các test đánh giá sự phát triển thể chất của SV giữa trước và sau thực nghiệm ở nhóm TN và nhóm ĐC.
Sau 122
3.31
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về việc sử dụng mục hỏi cho bản hỏi của phiếu điều tra hiệu quả về mặt tinh thần.
Sau 125
3.32
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung VCTVN tập luyện chính khóa của tổng thể SV nhóm TN sau thời gian TN (n=90)
Sau 126
3.33
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung VCTVN tập luyện chính khóa của nam SV nhóm TN sau thời gian TN (n=45)
Sau 126
3.34
 Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung VCTVN tập luyện chính khóa của nữ SV nhóm TN sau thời gian TN (n=45)
Sau 126
3.35
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung VCTVN tập luyện chính khóa của SV các nhóm sau thời gian TN
Sau 128
3.36
Kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung VCTVN tập luyện chính khóa của SV các nhóm theo xu hướng tích cực và tiêu cực sau thời gian TN
Sau 128
3.37
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá năng lực thực hiện kỹ thuật VCTVN đối với SV đại học (n= 25).
131
3.38
Kết quả kiểm tra các thông số động học trong đánh giá năng lực thực hiện kỹ thuật đấm thẳng (thoi sơn) và đá vòng cầu (đảo cước) bằng thiết bị đo xung lực SM 103 của SV nhóm TN, nhóm ĐC trước thực nghiệm
Sau 134
3.39
So sánh kết quả kiểm tra năng lực thực hiện kỹ thuật đấm thẳng (thoi sơn) và đá vòng cầu (đảo cước) trước thực nghiệm của SV nam nhóm TN và ĐC.
Sau 134
3.40
Kết quả kiểm tra các thông số động học trong đánh giá năng lực thực hiện kỹ thuật đấm thẳng, đá vòng cầu bằng thiết bị đo xung lực SM 103 của nhóm TN, nhóm ĐC sau thực nghiệm.
Sau 136
3.41
So sánh sự phát triển năng lực thực hiện kỹ thuật đòn tay đấm thẳng và đòn chân đá vòng cầu của SV nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm
Sau 136
3.42
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các thông số kỹ thuật của SV nhóm TN nam, nữ sau thực nghiệm
Sau 138
3.43
So sánh mức độ gia tăng kết quả ở các thông số kỹ thuật của SV nhóm ĐC nam, nữ sau thực nghiệm
Sau 138
3.44
Diễn biến và nhịp tăng trưởng các thông số động học trong đánh giá kỹ thuật của sinh viên giữa trước và sau thực nghiệm ở nhóm TN và nhóm ĐC.
Sau 139
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số
Nội dung
Trang
Sơ đồ
1.1
Phân loại kỹ thuật Võ cổ truyền Việt Nam
45
Biểu đồ
3.1
Diễn biến chỉ số chiều cao đứng của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.2
Diễn biến chỉ số Cân nặng của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.3
Diễn biến chỉ số Quetelet của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.4
Diễn biến chỉ số BMI của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.5
Diễn biến chỉ số Công năng tim của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.6
Diễn biến test Chạy 30m XPC của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.7
Diễn biến test Lực bóp tay thuận của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.8
Diễn biến test Bật xa tại chỗ của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.9
Diễn biến test Nằm ngửa gập bụng của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.10
Diễn biến test Chạy con thoi 4x10m của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
Sau 83
3.11
Diễn biến test Chạy tùy sức 5 phút của sinh viên (lứa tuổi 19- 22) các trường đại học vùng DHNTB.
84
3.12
Diễn biến hình thức hiểu biết môn VCTVN của SV đại học
95
3.13
So sánh kết quả nhóm chỉ tiêu hình thái, chức năng giữa SV 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm.
Sau 118
3.14
So sánh kết quả nhóm chỉ tiêu thể lực giữa SV 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm.
Sau 118
3.15
So sánh nhịp tăng trưởng hình thái, chức năng của SV nam, nữ giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thời gian thực nghiệm.
Sau 122
3.16
So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của SV nam, nữ giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thời gian thực nghiệm.
Sau 122
3.17
So sánh kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú về hiệu quả nội dung tập luyện chính khóa VCTVN của tổng thể SV nhóm TN sau thời gian TN
Sau 126
3.18
So sánh kết quả đáp chọn cảm nhận hứng thú theo xu hướng tích cực về hiệu quả  ... a các kỹ thuật đòn tay, đòn chân, đòn gạt đỡ, thuật di chuyển và tránh né của hai người tham gia đấu tập. Các nội dung bài tập chiêu thức công đối kháng thể hiện sự kết hợp hợp lý của các kỹ thuật đòn tay (Thủ pháp), đòn chân (Cước pháp), đòn gạt đỡ (Bông pháp), thuật di chuyển (Tấn pháp) với đặc trưng kỹ- chiến thuật linh hoạt (võ đài), gồm:
	Đòn tay: Thoi sơn, đảo sơn, đăng sơn, hoành sơn.
	Đòn chân: Bàng cước, nghịch cước, đảo cước, tiêu cước
	Đòn gạt đỡ: bông mở đơn, bông khép đơn.
	Di chuyển, tấn: Đinh tấn, long tấn, kê tấn.
B.Nhóm bài tập Quyền tay không (Võ biểu diễn): gồm có 2 bài tập.
Bài tập 7: HÙNG KÊ QUYỀN
	a) Khái niệm: Hùng Kê Quyền là bài quyền liên hoàn động tác tay không.
	b) Kỹ thuật động tác: Đây là bài quyền có số lượng động tác kỹ thuật tay (Thủ pháp) và gạt đỡ (Bông pháp) đơn giản, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tế. Bài Hùng Kê Quyền lưu truyền và quy định thống nhất của LĐVTCTVN và thường được sử dụng trong giai đoạn giảng dạy, huấn luyện ban đầu. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, bài quyền này chủ yếu được sử dụng để tăng cường khả năng chức phận hoạt động bên trong cơ thể thông qua điều chỉnh và điều khiển nhịp thở, và khả năng phối hợp vận động đa dạng của các bộ phận tay, chân, thân người trong di chuyển tiến, lùi, xoay vòng, bước nhảy, ra đòn chính xác của người tập.
	Các nội dung bài Hùng Kê Quyền thể hiện sự phối kết hợp hài hòa của các kỹ thuật đòn gạt đỡ (Bông pháp), đòn tay (Thủ pháp), đòn chân (Cước pháp), tấn di chuyển (Tấn pháp) với đặc điểm có lời thiệu bằng thơ ca, có tính mô phỏng động tác, người xưa đã nhân cách hóa các thao bên ngoài của hoạt động chọi gà (Kê chiến) trong luyện tập (Võ biểu diễn), gồm:
	Đòn tay: Thoi chỉ, đăng chỉ, hậu trửu
	Đòn chân: Song phi tiêu cước.
	Đòn gạt đỡ: bông thuận nghịch, bông mở kép, bông khép kép.
	Di chuyển, tấn: Kê tấn, Trảo mã tấn, đinh tấn, long tấn, hạc tấn, 
d) Các chú ý cần thiết khi thực hiện bài quyền tay không (tương tự như bài tập 1)
	Ngoài ra, bài quyền được phân khúc thành 03 đoạn, tổ chức luyện tập mô phỏng theo từng đoạn và liên kết diễn tiến giữa các đoạn, cũng như toàn bài và lặp lại.
e) Bảng tóm tắt diễn biến của bài Hùng Kê Quyền
TRÌNH
TỰ
LỜI THIỆU BÀI QUYỀN TAY KHÔNG
ĐỘNG HÌNH KỸ THUẬT 
Đoạn I
Đoạn I: Câu 1 – 3
Hướng mắt: Đông
Câu 1
1. “Bái tổ Hùng Kê Quyền”- (Mở bài)
Câu 2
2. Lưỡng kê giao thủ thí trang hùng.
(Hình 1- 17)
Câu 3
3. Song túc tề phi trảo thượng xung.
(Hình 18- 22)
Đoạn II
Đoạn 2: Câu 4- 6
Hướng mắt: Đông
Câu 4
4. Trấn ải kim thương như bạch hổ.
(Hình 23- 24)
Câu 5
5. Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long.
(Hình 25- 30)
Câu 6
6. Xuyên cung độc tiễn tăng ư trác.
(Hình 31- 34)
Đoạn III
Đoạn 3: Câu 7- 10
Hướng mắt: Đông
Câu 7
7. Hồi thủ đơn câu, thọ tứ Hùng.
(Hình 35- 36)
Câu 8
8. Thiểu tẩu dược trân thiên sở tứ.
(Hình 37- 44)
Câu 9
9. Nhu cương, cường nhược tận kỳ trung.
(Hình 45- 46)
Câu 10
10. “Bái tổ Hùng Kê Quyền”- (Kết bài).
(Hình 47- 49)
Bài tập 8: LÃO MAI QUYỀN
a) Khái niệm: Lão Mai Quyền là bài quyền liên hoàn động tác tay không.
	b) Kỹ thuật động tác: Đây là bài quyền có số lượng động tác kỹ thuật tay (Thủ pháp), chân (Cước pháp), gạt đỡ (Bông pháp) và di chuyên (Tấn pháp) phức tạp, vượt quá nhu cầu sử dụng trong thực tế. Bài Lão Mai Quyền lưu truyền và quy định thống nhất của LĐVTCTVN, và thường được sử dụng trong giai đoạn giảng dạy, huấn luyện nâng cao. Trong giai đoạn huấn luyện nâng cao, bài quyền này chủ yếu được sử dụng để tăng cường khả năng chức phận hoạt động bên trong cơ thể thông qua điều chỉnh và điều khiển nhịp thở, và khả năng phối hợp vận động đa dạng, phức tạp của các bộ phận tay, chân, thân người trong di chuyển tiến, lùi, xoay vòng, bật nhảy, ra đòn chính xác của người tập.
	Các nội dung bài Lão Mai Quyền thể hiện sự phối kết hợp hài hòa của các kỹ thuật tấn di chuyển (Tấn pháp), đòn gạt đỡ (Bông pháp), đòn tay (Thủ pháp), đòn chân (Cước pháp) của người tập (võ quyền), với đặc điểm là có lời giới thiệu dạng thơ ca, người xưa đã nhân cách hóa mang tính biểu tượng mô tả về cây hoa mai (Mai già), rất thuận lợi trong việc tiếp thu, luyện tập, gồm:
	Di chuyển, tấn: Trung bình tấn, Kê tấn, Long tấn, Trảo mã tấn, đinh tấn, quy tấn, 
Đòn tay: Thoi sơn, đăng sơn, đảo đao, trực chỉ, đảo trửu, đăng trửu, hậu trửu, đăng đao, trực chưởng,
	Đòn chân: Đảo cước, song phi tiêu cước, bàng cước, đăng tất, ..
	Đòn gạt đỡ: bông thuận nghịch, bông khép kép, bông mở kép,
	d) Các chú ý cần thiết khi thực hiện bài quyền tay không (tương tự như bài tập 1)
	Ngoài ra, bài quyền này được phân khúc thành 04 đoạn, tổ chức luyện tập mô phỏng theo từng đoạn và liên kết diễn tiến giữa các đoạn, cũng như toàn bài và lặp lại.
e) Bảng tóm tắt diễn biến của bài Lão Mai Quyền.
TRÌNH
TỰ
LỜI THIỆU
ĐỘNG HÌNH KỸ THUẬT
Đoạn I
Đoạn 1: Câu 1- 3
Hướng mắt: Đông
Câu 1
1. “Bái tổ Lão Mai Quyền”- (Mở bài).
(Hình 1- 7)
Câu 2
2. Lão Mai độc thọ nhất chi vinh.
(Hình 8- 13)
Câu 3
3. Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành.
(Hình 14- 25)
Đoạn II
Đoạn 2: Câu 4- 6
Hướng mắt: Đông
Câu 4
4. Tấn nhất đoản, thối hồi lão khởi.
(Hình 26- 28)
Câu 5
5. Phi nhất thác, hoàn thối thanh đình.
(Hình 29- 33)
Câu 6
6. Tàng nha hổ, dương oai thiết trảo.
(Hình 34- 43)
Đoạn III 
Đoạn 3: Câu 7- 8
Hướng mắt: Đông
Câu 7
7. Triển giác long, tốc lực lôi oanh.
(Hình 44- 46)
Câu 8
8. Lão hồi, thối tọa, liên ba biến.
(Hình 47- 55)
Câu 9
9. Hồ điệp song phi, lão bạng sanh.
(Hình 56- 60)
Đoạn IV
Đoạn 4: Câu 10- 12
Hướng mắt: Đông
Câu 10
10. Nguyệt quật, song câu lôi điển chấn.
(Hình 61- 67)
Câu 11
11. Vân tôn tam tảo, hổ, xà thành.
(Hình 68- 80)
Tiếp theo
Câu 12
12. “Bái tổ sư lập như tiền”- (Kết bài).
(Hình 81- 84)
C.Nhóm bài tập Đấu luyện tay không (Võ trận): gồm có 1 bài tập.
Bài tập 9: QUYỀN CƯỚC ĐẤU LUYỆN
a) Khái niệm: Quyền cước đấu luyện là tổ hợp các chiêu thức Đấu luyện tay không với tay không.
b) Kỹ thuật động tác: Đây là các chiêu thức luyện tập trong bài đấu luyện được thiết lập dựa trên các thể thức kỹ thuật cơ bản, đòn thế đánh bằng tay (quyền), chân (cước) và thường hay được sử dụng trong thực tế chiến đấu, tự vệ với những tình huống tấn công, phản công, phòng thủ được biết trước, có dự báo, áp dụng ở giai đoạn giảng dạy, huấn luyện ban đầu và nâng cao.
	Kết cấu của quyền cước đấu luyện ở dạng một bài đấu luyện tay không đấu với tay không được sử dụng các chiêu thức công, thủ, phản với các đòn thế, kỹ thuật đòn tay, đòn chân, đòn gạt đỡ, di chuyển, né tránh giữa hai hay nhiều người tham gia hiệp đấu luyện. Các nội dung của bài đấu luyện thể hiện chuyên về các kỹ thuật đòn tay (Thủ pháp), các kỹ thuật đòn chân (Cước pháp) và về sự kết hợp hài hòa của các kỹ thuật đòn tay và đòn chân nhưng kết thúc đòn đánh độc hiểm, cũng như đòn gạt đỡ (Bông pháp), thuật di chuyển (Tấn pháp) với đặc trưng chiến đấu linh hoạt (võ trận), gồm:
	Đòn tay: Thoi sơn, đảo sơn, đăng sơn, giáng đao, trực trửu, giáng trửu;
	Đòn chân: Bàng cước, đảo cước, tiêu cước, trực tất, đăng tất;
	Đòn gạt đỡ: bông mở đơn, bông khép đơn.
	Di chuyển, tấn: Đinh tấn.
D.Nhóm bài tập Đối kháng tay không (Võ đài): gồm có 4 bài tập.
Bài tập 10: QUYỀN THỦ ĐỐI KHÁNG
	a) Khái niệm: Quyền thủ đối kháng là tổ hợp các đòn tay Đối kháng trong tấn công, phòng thủ, phản công và ứng biến theo tình huống không dự báo trước.
b) Kỹ thuật động tác: Đây là đòn thế chuyên luyện tập về tay trong hiệp đấu, trận đấu đối kháng theo luật định hiện hành, được thiết lập dựa trên các động tác kỹ thuật cơ bản của chiêu thức công đối kháng được sử dụng trong thi đấu võ đài bằng 2 điểm chạm là hai nắm đấm (2 bàn tay) nhằm tấn công, phản công vào vùng đánh hợp lệ, được tính điểm (mỗi đòn tay được tính 1 điểm), với tình huống đối kháng tấn công, phản công, phòng thủ diễn ra giữa hai người, không dự báo trước. Áp dụng ở giai đoạn giảng dạy, huấn luyện ban đầu.
	Kết cấu của quyền thủ đối kháng được đánh giá dựa theo sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng các chiêu thức công đối kháng với các kỹ thuật đòn tay đánh thẳng, đánh vòng, đánh xốc, lật lưng, cùng với đòn gạt đỡ và thuật di chuyển, tránh né của hai người tham gia đấu tập. Các nội dung bài tập quyền thủ đối kháng thể hiện sự kết hợp hợp lý của các kỹ thuật đòn tay (Thủ pháp), với đặc trưng kỹ- chiến thuật linh hoạt (võ đài), gồm:
	Đòn tay đơn lẻ: Thoi sơn (đấm thẳng), đảo sơn (đấm vòng cầu), đăng sơn (đấm xốc), hoành sơn (đấm lật lưng).
	Đòn tay liên hoàn: Thoi sơn- hoành sơn, Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn. 
	Đòn gạt đỡ: bông mở đơn, bông khép đơn.
	Di chuyển, tấn: Đinh tấn, thuật né tránh.
Bài tập 11: QUYỀN CƯỚC ĐỐI KHÁNG
	a) Khái niệm: Quyền cước đối kháng là tổ hợp các đòn chân Đối kháng trong tấn công, phòng thủ, phản công và ứng biến theo tình huống không dự báo trước.
b) Kỹ thuật động tác: Đây là đòn thế chuyên luyện tập về chân trong hiệp đấu, trận đấu đối kháng theo luật định hiện hành, được thiết lập dựa trên các động tác kỹ thuật cơ bản của chiêu thức công đối kháng, được sử dụng trong thi đấu võ đài bằng 2 điểm chạm là hai bàn chân nhằm tấn công, phản công vào vùng đánh hợp lệ, được tính điểm (mỗi đòn chân được tính 2 điểm), với tình huống đối kháng tấn công, phản công, phòng thủ diễn ra giữa hai người, không dự báo trước. Áp dụng ở giai đoạn giảng dạy, huấn luyện ban đầu.
	Kết cấu của quyền cước đối kháng được đánh giá dựa theo sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng các chiêu thức công đối kháng với các kỹ thuật đòn chân đánh thẳng, đánh vòng, đánh xỉa, đánh lái, cùng với đòn gạt đỡ và thuật di chuyển, tránh né của hai người tham gia đấu tập. Các nội dung bài tập quyền cước đối kháng thể hiện sự kết hợp hợp lý của các kỹ thuật đòn chân (Cước pháp), với đặc trưng kỹ- chiến thuật linh hoạt (võ đài), gồm:
	Đòn chân đơn lẻ: Bàng cước (đá thẳng- tống ngang), Trực cước (đá tống dọc), Nghịch cước (đá lái- tống sau), đảo cước (đá vòng cầu), tiêu cước (đá xỉa).
	Đòn chân liên hoàn: Trực cước- đảo cước, Bàng cước- nghịch cước, Bàng cước- nghịch cước- đảo cước, Trực cước- tiêu cước- đảo cước.
	Đòn gạt đỡ: bông mở đơn, bông khép đơn.
	Di chuyển, tấn: Đinh tấn, thuật né tránh.
Bài tập 12: QUYỀN THUẬT ĐỐI KHÁNG
	a) Khái niệm: Quyền thuật đối kháng là tổ hợp các đòn tay, đòn chân Đối kháng trong tấn công, phòng thủ, phản công và ứng biến theo tình huống không dự báo trước.
b) Kỹ thuật động tác: Đây là đòn thế chuyên luyện tập phối hợp về tay và chân trong hiệp đấu, trận đấu đối kháng theo luật định hiện hành, được thiết lập dựa trên các động tác kỹ thuật cơ bản của quyền thủ đối kháng và quyền cước đối kháng, được sử dụng trong thi đấu võ đài bằng 4 điểm chạm là hai bàn tay và hai bàn chân nhằm tấn công, phản công vào vùng đánh hợp lệ, được tính điểm (mỗi đòn tay được tính 1 điểm, đòn chân được tính 2 điểm), với tình huống đối kháng tấn công, phản công, phòng thủ diễn ra giữa hai người, không dự báo trước. Áp dụng ở giai đoạn giảng dạy, huấn luyện ban đầu.
	Kết cấu của quyền cước đối kháng được đánh giá dựa theo sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng các chiêu thức công đối kháng với các kỹ thuật đòn chân đánh thẳng, đánh vòng, đánh xỉa, đánh lái, cùng với đòn gạt đỡ và thuật di chuyển, tránh né của hai người tham gia đấu tập. Các nội dung bài tập quyền cước đối kháng thể hiện sự kết hợp hợp lý của các kỹ thuật đòn chân (Cước pháp), với đặc trưng kỹ- chiến thuật linh hoạt (võ đài), gồm:
	Đòn tay liên hoàn: Thoi sơn- hoành sơn, Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn.
Đòn chân liên hoàn: Trực cước- đảo cước, Bàng cước- nghịch cước, Bàng cước- nghịch cước- đảo cước, Trực cước- tiêu cước- đảo cước.
Đòn tay- chân phối hợp liên hoàn: Thoi sơn- hoành sơn phối hợp Trực cước- đảo cước; Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn phối hợp Bàng cước- nghịch cước; Trực cước- tiêu cước- đảo cước phối hợp Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn.
	Đòn gạt đỡ: bông mở đơn, bông khép đơn.
	Di chuyển, tấn: Đinh tấn, thuật né tránh.
Bài tập 13: QUYỀN ĐỐI KHÁNG ĐẤU TẬP
	a) Khái niệm: Quyền đối kháng đấu tập là tổ hợp các động tác thực hiện trong mỗi hiệp đấu, trận đấu đối kháng, diễn ra giữa hai người cùng tập với các kỹ thuật đơn lẻ, phối hợp và ứng biến đòn tay, đòn chân chủ yếu và chuyên biệt trong điều kiện có tình huống không dự báo trước của thi đấu tập giới hạn và toàn diện.	
b) Kỹ thuật động tác: 
	Đấu tập giới hạn: đối kháng từng phần đòn tay riêng, đòn chân riêng để phát triển kỹ năng từng loại kỹ thuật, tạo hưng phấn cho SV trong giờ học, ứng dụng kỹ- chiến thuật chủ yếu trong điều kiện có tình huống nhằm hình thành kỹ năng, phát triển năng lực kỹ thuật, thể lực, tâm lý. Áp dụng ở giai đoạn giảng dạy, huấn luyện ban đầu.
	Kết cấu của bài tập thi đấu đối kháng giới hạn được sử dụng ở dạng bài tập đi sâu về đòn tay riêng, đòn chân riêng đã lựa chọn nhằm hướng tới sự cũng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác đơn lẻ và liên hoàn đòn tay, đòn chân trong tấn công, phản công, ứng biến giũa hai người cùng tập trong môn đối kháng, gồm: 
	Đòn tay đơn lẻ: Thoi sơn (đấm thẳng), đảo sơn (đấm vòng cầu), đăng sơn (đấm xốc), hoành sơn (đấm lật lưng).
	Đòn chân đơn lẻ: Bàng cước (đá thẳng- tống ngang), Trực cước (đá tống dọc), Nghịch cước (đá lái- tống sau), đảo cước (đá vòng cầu), tiêu cước (đá xỉa).
	Đòn tay liên hoàn: Thoi sơn- hoành sơn, Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn. 
	Đòn chân liên hoàn: Trực cước- đảo cước, Bàng cước- nghịch cước, Bàng cước- nghịch cước- đảo cước, Trực cước- tiêu cước- đảo cước.
	Thuận đỡ gạt: bông mở đơn, bông khép đơn.
	Thuật di chuyển, tấn: Đinh tấn, thuật né tránh.
	Đấu tập toàn diện: đối kháng toàn phần cả đòn tay, đòn chân phối hợp để sinh viên làm quen, ứng biến kỹ thuật, thích ứng ý đồ chiến thuật, thể lực chuyên môn, tâm lý, chuyển tốt kỹ xảo vận động trong hiệp đấu, trận đấu theo luật định hiện hành trong phân môn Đối kháng. Áp dụng ở giai đoạn giảng dạy, huấn luyện nâng cao.
	Kết cấu của bài tập đấu tập đối kháng toàn diện được sử dụng ở dạng bài tập chuyên môn hóa sâu nhằm hướng tới sự hoàn thiện và nâng cao kỹ- chiến thuật đã lựa chọn, động tác khó, đòn thế tay- chân phối hợp phức tạp trong tấn công, phản công, phòng thủ, ứng biến giũa hai người cùng tập trong môn đối kháng, gồm: 
	Đòn tay liên hoàn: Thoi sơn- hoành sơn, Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn. 
	Đòn chân liên hoàn: Trực cước- đảo cước, Bàng cước- nghịch cước, Bàng cước- nghịch cước- đảo cước, Trực cước- tiêu cước- đảo cước.
Đòn tay- chân phối hợp liên hoàn: Thoi sơn- hoành sơn phối hợp Trực cước- đảo cước; Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn phối hợp Bàng cước- nghịch cước; Trực cước- tiêu cước- đảo cước phối hợp Thoi sơn- đảo sơn- đăng sơn.
	Thuận đỡ gạt: bông mở đơn, bông khép đơn.
	Thuật di chuyển, tấn: Đinh tấn, thuật né tránh.
Ngoài ra, còn có một số trò chơi vận động (có chương trình hóa động tác võ thuât trong trò chơi thi đấu: Trò chơi chọi gà, chọi cóc, đá ngựa, đấu tăng, bảo vệ gót chân, tranh phần, nhảy cừu, chong chóng, nhảy dây tiếp sức), động tác bổ trợ, sửa sai kỹ thuật động tác: Xoay chân trụ, mở hông, nâng cao đùi, nâng cao gót, duỗi co cẳng chân bổ trợ giảng dạy giai đoạn đi sâu các động tác kỹ thuật đòn chân đã lựa chọn; thể lực chung và chuyên môn thông qua thi đấu tập (giới hạn và toàn diện).

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_mot_so_noi_dung_vo_co_truyen_vie.docx