Luận án Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp X - Quang vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp thứ 2 sau ung thư phổi và là nguyên nhân gây
tử vong nhiều thứ 5. Nếu chỉ tính với nữ giới thì ung thư vú là dạng ung thư hay gặp nhất
và là nguyên nhân chính thứ 2 gây tử vong do ung thư ở nữ giới tại nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam [1].
Ở Mỹ, theo thống kê năm 2010 [50], có 1529560 trường hợp ung thư mới mắc và
569490 người tử vong do ung thư. Chỉ tính riêng ung thư vú thì có 209060 trường hợp mới
mắc và 40230 người tử vong. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú cũng tăng dần theo từng
năm. Đến nay đã có suất độ cao nhất so với các bệnh ung thư khác ở phụ nữ tại miền Bắc
và cao hàng thứ hai ở miền Nam [3]. Theo [2], tại Hà Nội, năm 1998 tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi của ung thư vú là 20,3/100000 dân và tại thành phố Hồ Chí Minh là 16,0/100000 dân.
Ước tính chung cho cả nước, năm 2000, tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi là
17,4/100000 dân, đứng hàng đầu trong các loại bệnh ung thư tại phụ nữ.
Chụp ảnh X-quang vú sàng lọc là chụp X-quang vú được thực hiện thường xuyên
trên một số lượng lớn dân chúng chưa có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh ung thư vú nhằm
phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương ung thư vú. Các bác sỹ sẽ tìm kiếm trên ảnh chụp
X-quang vú các dấu hiệu tổn thương ung thư vú. Một số dấu hiệu tổn thương ung thư vú
quan trọng mà các bác sỹ tìm kiếm đó là các tổn thương vi vôi hóa và các tổn thương hình
khối. Phát hiện sớm các tổn thương ung thư vú trên ảnh X-quang vú sẽ tăng khả năng điều
trị ung thư vú cũng như tăng tỷ lệ sống [20].
Cùng với việc phát triển của chương trình sàng lọc, tầm soát ung thư vú, các bác sỹ
phải đọc một số lượng lớn các ảnh chụp X-quang vú. Công việc này là khó khăn và đòi hỏi
bác sỹ phải có nhiều kinh nghiệm. Một số nghiên cứu hồi cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ bỏ sót,
không phát hiện ra ung thư vú nằm trong khoảng từ 10% đến 30% [95]. Các nguyên nhân
là do bác sỹ mệt mỏi, do cấu trúc phức tạp của mô vú trên ảnh hay do sự khó phân biệt của
ung thư vú so với mô bình thường. Thậm chí ngay cả những bác sỹ có kinh nghiệm nhất
cũng chỉ phát hiện chuẩn xác ung thư vú từ 85-91% [101]. Một số nghiên cứu khác chỉ ra
rằng nếu hai bác sỹ cùng đọc phim chụp X-quang vú thì tỷ lệ phát hiện phát hiện đúng tăng
lên khoảng 10% [73]. Tuy nhiên, thực hiện đọc phim chụp X-quang vú bởi hai bác sỹ là
tốn kém, tốn thời gian và khó khăn về mặt chuẩn bị
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp X - Quang vú
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Việt Dũng NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU TỔN THƯƠNG HÌNH KHỐI TRÊN ẢNH CHỤP X-QUANG VÚ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Việt Dũng NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU TỔN THƯƠNG HÌNH KHỐI TRÊN ẢNH CHỤP X-QUANG VÚ Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử Mã số: 62520203 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. NGUYỄN ĐỨC THUẬN 2. PGS. TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG Hà Nội - 2015 iLời cam đoan Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, không sao chép của bất kỳ người nào. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố bởi bất kỳ ai. Tác giả NCS. Nguyễn Việt Dũng ii Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Đức Thuận và PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, những người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học, Viện Điện tử -Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Gia đình tôi, vợ và con tôi, các anh chị em, đồng nghiệp và bạn bè những người đã ủng hộ và động viên giúp đỡ tôi trong thời gian làm Luận án. iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. GIẢI PHẪU VÀ BỆNH LÝ UNG THU VÚ, CHỤP ẢNH X-QUANG VÚ VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU TỔN THƯƠNG HÌNH KHỐI TRÊNẢNH CHỤP X-QUANG VÚ ............................................................5 1.1. Giải phẫu và sinh lý vú .............................................................................................5 1.2. Bệnh lý ung thư vú ....................................................................................................8 1.2.1. Phân loại ung thu vú ............................................................................................9 1.2.2. Các giai đoạn ung thư vú ...................................................................................12 1.2.3. Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú ...........................................................14 1.2.4. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vú .......................................................16 1.3. Chụp ảnh X-quang vú.............................................................................................17 1.3.1. Chụp ảnh X-quang vú sàng lọc .........................................................................17 1.3.2. Chụp ảnh X-quang vú chẩn đoán ......................................................................18 1.3.3. Trình tự thăm khám chụp ảnh X-quang vú .......................................................19 1.3.4. Các dấu hiện tổn thương u ng thư vú trên ảnh chụp X-quang vú.......................22 1.3.5. Chụp ảnh X-quang vú kỹ thuật số .....................................................................24 1.4. Giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiện tổn thương hình khối trên ảnh chụp X-quang vú.............................................................................................25 1.5. Cơ sở dữ liệu ảnh.....................................................................................................27 1.6. Kết luận ....................................................................................................................29 CHƯƠNG 2. TIỀN XỬ LÝ, TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG ẢNH CHỤP X-QUANG VÚ..............................................................................................30 2.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................30 2.2. Tách vùng ảnh vú ....................................................................................................31 2.3. Tách phần cơ ngực ra khỏi vùng ảnh vú ...............................................................35 2.4. Tăng cường chất lượng ảnh....................................................................................39 2.4.1. Tăng cường chất lượng ảnh kết hợp lọc trung bình với cân bằng mức xám đồ 42 2.4.2. Tăng cường chất lượng ảnh bằng biến đổi hình thái .........................................45 2.5. Kết luận ....................................................................................................................48 CHƯƠNG 3. PHÁT HIỆN CÁC VÙNG NGHI NGỜ CHỨA TỔN THƯƠNG HÌNH KHỐI THEO PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM ĐƯỜNG BIÊN ............................49 3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới hiện nay ......................................49 iv 3.1.1. Đánh giá hiệu quả phát hiện vùng nghi ngờ ......................................................49 3.1.2. Một số phương pháp phát hiện vùng nghi ngờ chứa tổn thương hình khối được đề xuất gần đây trên thế giới. .............................................................................51 3.2. Phát hiện vùng nghi ngờ tổn thương hình khối trên ảnh chụp X -quang vú......57 3.2.1. Phương pháp đối sánh mẫu ...............................................................................57 3.2.2. Phương pháp tìm kiếm đường biên ...................................................................59 3.3. Đánh giá hiệu quả phát hiện vùng nghi ngờ chứa tổn thương hình khối ..........62 3.3.1. Hiệu quả phát hiện vùng nghi ngờ của phương pháp đối sánh mẫu ..................62 3.3.2. Hiệu quả phát hiện vùng nghi ngờ của phương pháp tìm kiếm đường biên .....64 3.4. Kết luận ....................................................................................................................67 CHƯƠNG 4. GIẢM LƯỢNG DƯƠNG TÍNH GIẢ SỬ DỤNG MÁY VECTƠ HỖ TRỢ SVM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG ĐA MỨC ................................................................68 4.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện nay ............................................................68 4.1.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân loại ...........................................................68 4.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu gần đây trên thế giới......................................71 4.2. Trích chọn đặc trưng của vùng nghi ngờ ..............................................................81 4.2.1. Các đặc trưng thống kê bậc nhất FOS ...............................................................81 4.2.2. Các đặc trưng dựa trên ma trận đồng xuất hiện mức xám GLCM ....................81 4.2.3. Các đặc trưng sai khác xác suất ngược khối BDIP ...........................................84 4.2.4. Các đặc trưng biến thiên hệ số tương quan cục bộ khối BVLC ........................84 4.3. Mạng nơron NN và máy vectơ hỗ trợ SVM ..........................................................85 4.3.1. Mạng nơron NN.................................................................................................86 4.3.2. Máy vectơ hỗ trợ SVM......................................................................................90 4.4. Phân loại vùng nghi ngờ tổn thương hình khối ....................................................93 4.4.1. Tính toán các đặc trưng .....................................................................................93 4.4.2. Huấn luyện mạng NN và máy vectơ hỗ trợ SVM .............................................98 4.4.3. Kết quả phân loại đạt được ................................................................................99 4.5. Kết luận ..................................................................................................................107 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNHĐÃ CÔNG BỐ ......................................................117 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................118 vDANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. (a) Ảnh mặt cắt bên của vú. A: ống dẫn sữa, B: thùy, C: tuyến tiết sữa, D: núm vú, E: mô mỡ, F: cơ ngực chính, G: thành ngực, AA: tế bào biểu mô, BB: màng chính, CC: ống dẫn sữa. (b) A: cơ ngực chính, B: hạch nách mức I, C: hạch nách mức II, D: hạch nách mức III, E: hạch trên đòn, F: hạch vú trong (nguồn [49]). .............................. 6 Hình 1.2. Phần cuối ống tiểu thùy TDLU (nguồn [77]). ...................................................... 7 Hình 1.3 Tỷ lệ ung thư vú xâm lấn xuất hiện tại các vùng vú khác nhau (nguồn [88]). .... 10 Hình 1.4. Ung thư biểu mô ống. (a) các giai đoạn phát triển từ thành ung thư biểu mô ống xâm lấn (i) tế bào bình thường, (ii) tế bào tăng sản lành tính, (iii) tế bào tăng sản không điển hình, (iv) ung thư biểu mô ống không xâm lấn, (v) ung thư biểu mô ống xâm lấn ít, (vi) ung thư biểu mô ống xâm lấn. (b) A: ống sữa, B: tiểu thùy, C: xoang tiết sữa, D: núm vú, E: mô mỡ, F: cơ ngực chính, G: thành ngực, A1: tế bào bình thường, B1: tế bào ung thư phá vỡ màng ống, C1: màng ống (nguồn [49]) ............................................... 10 Hình 1.5. Ung thư biểu mô tiểu thùy. (a) không xâm lấn và (b) xâm lấn. A: ống sữa, B: Acinar, C: xoang tiết sữa, D: núm vú, E: mô mỡ, F: cơ ngực chính, G: thành ngực, A1: tế bào tiểu thùy bình thường, B1: tế bào tiểu thùy ung thư, C1: màng tiểu thùy, B2: tế bào ung thư phá vỡ màng tiểu thùy (nguồn [49]). .................................................... 11 Hình 1.6. Tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu và mạch bạch huyết. AA: mạch máu, BB: mạch bạch huyết, A: tế bào bình thường, B: tế bào ung thư, C: màng, D: mạch bạch huyết, E: mạch máu, F: mô vú (nguồn [49])............................................................... 12 Hình 1.7. Các hướng chụp ảnh X-quang vú. (a):hướng chụp phổ biến nhất, trên xuống CC và chéo xiên MLO. (b): chụp vuông góc từ biên vào giữa 90LAT-LM. (c): chụp vuông góc từ giữa ra biên 90LAT-ML (nguồn [55]).......................................................... 19 Hình 1.8. (trái): chụp ảnh X-quang vú phát hiện khối u và vi vôi hóa. (giữa): dụng cụ đặc biệt cho kỹ thuật vùng áp lực. (phải): dụng cụ đặc biệt cho kỹ thuật phóng đại .......... 20 Hình 1.9. (a) Sơ đồ cấu trúc của máy chụp ảnh X-quang vú, (b) Đặt bệnh nhân. Sử dụng máy chụp X-quang vú MAMMOMAT Novation S của Siemens theo các hướng (c) CC và (d) MLO.......................................................................................................................... 20 Hình 1.10. Từ trái sang phải, ảnh chụp X-quang vú hướng MLO được phân loại là mô mỡ, mô tuyến và mô tuyến dầy đặc............................................................................... 21 Hình 1.11. Các hình dạng, đường biên, mật độ khác nhau của tổn thương hình khối (nguồn [21])......................................................................................................................... 22 Hình 1.12. Tổn thương hình khối lành tính (trái) và ác tính (phải). ................................... 23 Hình 1.13. Tổn thương vi vôi hóa lành tính (trái) và ác tính (phải). .................................. 23 Hình 1.14. Cấu trúc giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp X-quang vú. .................................................................................. 27 Hình 1.15. Các thông số đi kèm mỗi ảnh trong cơ sở dữ liệu mini-MIAS [47]. ................ 28 Hình 2.1. Các thành phần chính trên ảnh chụp X-quang vú số hóa từ cơ sở dữ liệu vi mini-MIAS [47]. .................................................................................................................. 30 Hình 2.2.Mức xám đồ của ảnh mdb 132. ............................................................................ 32 Hình 2.3. Ảnh chụp X-quang vú ban đầu (trái) và ảnh vùng vú (phải). (a) Ảnh mdb115. (b) Ảnh mdb274. (c) Ảnh mdb283. ..................................................................................... 33 Hình 2.4. So sánh hiệu quả tách vùng ảnh vú của phương pháp được sử dụng với phương pháp của Masek [67] và Telebour [9]. Hàng trên cùng: ảnh mdb209, ảnh mô tuyến. Hàng giữa: ảnh mdb163, ảnh mô tuyến dầy đặc. Hàng cuối: ảnh mdb205, ảnh mô mỡ. ............. 34 Hình 2.5. Kết quả tách phần cơ ngực khỏi phần mô vú dùng đa mức ngưỡng tối thiểu entropy chéo của Masek [67]. Trên: ảnh mdb209, ảnh mô tuyến. Dưới: ảnh mdb163, ảnh mô tuyến dầy đặc. ................................................................................................................................ 37 Hình 2.6. Nguyên lý thực hiện phương pháp tách phần cơ ngực khỏi vùng ảnh vú được sử dụng. .................................................................................................................................... 37 Hình 2.7.Minh họa 4 ảnh phân ngưỡng tương ứng thu được ............................................... 38 Hình 2.8. Kết quả tách phần cơ ngực của phương pháp được sử dụng.................................. 38 Hình 2.9. Kết quả tách phần cơ ngực của phương pháp được sử dụng. Trên: ảnh mdb274, nhãn ảnh chờm vào vùng ảnh vú. Dưới: ảnh mdb283, lỗi số hóa chờm vào vùng ảnh vú....... 39 Hình 2.10. So sánh phương pháp tách phần cơ ngực khỏi vùng ảnh vú được sử dụng với phương pháp của Masek [67] trên các ảnh chụp X-quang vú khác nhau từ cơ sở dữ liệu mini-MIAS [47]. Hàng trên cùng: ảnh mdb209, ảnh mô tuyến. Hàng giữa: ảnh mdb163, ảnh mô tuyến dầy đặc. Hàng cuối: ảnh mdb205, ảnh mô mỡ. ................................................ 40 Hình 2.11. Bốn nhóm kỹ thuật tăng cường chất lượng ảnh chụp X-quang vú. ...................... 41 Hình 2.12.Mặt nạ lọc làm trơn kích thước 3x3. ................................................................... 42 Hình 2.13. Ảnh có độ tương phản thấp và cao cùng mức xám đồ tương ứng của chúng (nguồn [86]). ........................................................................................................................ 43 Hình 2.14. Hiệu quả tăng cường chất lượng ảnh khi kết hợp lọc trung bình và cân bằng mức xám đồ. Trên: ảnh mdb209, ảnh mô tuyến. Giữa: ảnh mdb163, ảnh mô tuyến dầy đặc. Cuối: ảnh mdb205, ảnh mô mỡ. ............................................................................................ 44 Hình 2.15.Một số dạng phần tử cấu trúc (trái). Chuyển sang dạng chữ nhật (phải) .............. 45 Hình 2.16. Nguyên lý tăng cường chất lượng ảnh bằng biến đổi hình thái. ........................... 46 Hình 2.17. Tăng cường chất lượng ảnh sử dụng biến đổi hình thái. Trên: ảnh mdb209, ảnh mô tuyến. Giữa: ảnh mdb163, ảnh mô tuyến dầy đặc. Cuối: ảnh mdb205, ảnh mô mỡ. ......... 47 Hình 3.1. Ví dụ mô tả sự chồng lấn giữa vùng tổn thương thật (đường ... –1293. [60]. J. T. Sample (2003) Computer Assisted Screening of Digital Mammogram Images. PhD Dissertation, Louisiana State University, 2003. [61]. K. Yuvaraj, U. S. Ragupathy (2013) Computer Aided Segmentation and Classification of Mass in Mammographic Images using ANFIS, European Journal for Biomedical Information, vol. 9(2), 2013, pp. 37-41. [62]. Kumar S. M., Balakrishnan G. (2013) Multi Resolution Analysis for Mass Classification in Digital Mammogram using Stochastic Neighbor Embedding, 113 2013 International Conference on Communications and Signal Processing (ICCSP), pp. 101-105. [63]. L. O. Martins, L. O. Junior, A. C. Silva, A. C. Paiva, M. Gattass (2009) Detection of Masses in Digital Mammograms using K-mean and Support Vector Machine, Electronic Letters on Comput. Vision and Image Anal., vol. 8(2), 2009, pp. 39-50. [64]. M. Bator, L. J. Chmielewski (2009) Finding regions of interest for cancerous masses enhanced by elimination of linear structures and considerations on detection correctness measures in mammography. Pattern Anal. Applic., vol.12, 2009, pp.377-390. [65]. M. H. Swartz (2004) Textbook of Physical Diagnosis: History and Examination. WB Saunders Co. [66]. M. M. Eltoukhy, I. Faye, B. B. Samir (2010) Automatic Detection of Breast Masses in Digital Mammograms Using pattern Matching. 2010 IEEE EMBS Conference on Biomedical Engineering and Sciences (IECBES), pp. 73-76. [67]. M. Masek (2004) Hierarchical Segmentation of Mammograms Based on Pixel Intensity, PhD Dissertation, The University of Western Australia, 2004. [68]. M. Z. do Nascimento, A. S. Martins , L. A. Neves, R. P. Ramos et all (2013) Classification of masses in mammographic image using wavelet domain features and polynomial classifier. Expert Systems with Applications, vol. 40, 2013, pp. 6213-6221. [69]. Man To Wong, Xiangjian He, Hung Nguyen, Wei-Chang Yeh (2012) Mass Classification in Digitized Mammograms Using Texture Features and Artificial Neural Network, Springer Lecture Note in Computer Science, vol. 7667, 2012, pp. 151-158. [70]. Moayedi F., Azimifar Z., Boostani R., Katebi S. (2010) Computer - based mammography mass classification using SVM family. Computer in Biology and Medicine, vol. 40, 2010, pp. 373-383. [71]. N. Cristianini, J. Shawe-Taylor (2010) An Introduction to Support Vector Machines. Cambridge University Press. [72]. N. Karssemeijer (1998) Automated classification of parenchymal patterns in mammograms, Phys. Med. Biol., vol. 43(2), 1998, pp. 365–378. [73]. N. Karssemeijer, J. D. Otten, A. L. Verbeek, J. H. Groenewoud, H. J. de Koning, J. H. Hendriks and R. Holland (2003) Computer-aided detection versus independent double reading of masses in mammograms. Radiology, vol. 227, 2003, pp. 192–200. [74]. Namita Aggarwal, R. K. Agrawal (2012) First and Second Order Statistics Features for Classification of Magnetic Resonance Brain Images. Journal of Signal and Information Processing, vol. 3, 2012, pp. 146-153. [75]. National Cancer Institute (2007) Recommendations on screening, prevention and treatment of breast cancer. US National Institutes of Health. [76]. Nguyen Thai Ha, Nguyen Duc Thuan, Pham Manh Hung, Doan Dinh Nhan (2009) Gray Level Cooccurance Matrix Application of Abnormalities on Mammograms. 114 Journal of Science and Technology Technical University, vol. 73B, 2009. [77]. P. P. Osin, R. Anbazhagan, J. Bartkova, B. Nathan, B.A. Gusterson (1998) Breast development gives insights into breast disease. Histopathology, vol. 33(3), 1998, pp. 275–283. [78]. Pelin Görgel, Ahmet Sertbasa, Osman N. Ucan (2013) Mammographical mass detection and classification using Local Seed Region Growing–Spherical Wavelet Transform (LSRG–SWT) hybrid scheme. Computers in Biology and Medicine, vol. 43(6), 2013, pp. 765–774. [79]. R. A. Jong, M. J. Jaffe (2005) Digital mammography, Can Assioc Radiol J, 2005, pp. 319–323. [80]. R. Bellotti, F. De Carlo, S. Tangaro, G. Gargano, G. Maggipinto et all (2006) A completely automated CAD system for mass detection in a large mammographic database, Med. Phys. vol. 33(8), 2006, pp. 3066-75. [81]. R. C. Gonzales, R. Woods (2008) Digital Image Processing, Prentice Hall. [82]. R. E. Lenhard, R. T. Osteen, T. Gansler (2002) Clinical oncology. American Cancer Society, Atlanta, 2001. American Joint Committee on Cancer, editor. AJCC cancer staging manual. Springer-Verlag, New York, 6th edition. [83]. R. J. Ferrari, R. M. Rangayyan, J. E. L. Desautels, R. A. Borges, A. F. Frère (2004) Automatic Identification of the Pectoral Muscle in Mammograms. IEEE Trans. Med. Imag, vol. 23(2), 2004, pp. 232-245. [84]. R. Kohavi (1995) A study of cross-validation and bootstrap for accuracy estimation and model selection, 14th International Joint Conference on Artificial intelligence (IJCAI'95), 1995, pp. 1137-43. [85]. R. P. Ramos, M. Z de Nascimento, D.C. Pereira (2012) Texture extraction: An evaluation of ridgelet, wavelet and co-occurrence based methods. Expert Systems with Applications, vol. 39, 2012, pp. 11036-11047. [86]. Rangaraj M. Rangayyan (2005) Biomedical Image Analysis. CRC Press. [87]. S. A. Feig, M. J. Yaffe (1996) Current status of digital mammography. Semin Ultrasound CT MR, vol. 17(5), 1996, pp. 424–443. [88]. S. Campleman, R. Curtis, C. Morris, S. L Kwong (2004) Breast Cancer in California, 2003, volume Chapter 9: Laterality, Detailed Site, and Histology of Female Breast Cancer,California, 1988–1999. California Department of Health Services, Cancer Surveillance Section Sacramento, California, 2004. [89]. S. K. Lee, P.S. Liao, S.M. Guo, N.S. Yu, L.C. Chen, C.I. Chang (2012) Mass detection in Mammograms. International Journal on Computer, Consumer and Control, vol. 1(1), 2012, pp. 8-16. [90]. Sampat M. P., Bovik A. C. (2003) Detection of Spiculated Lesions in Mammograms. 25th Annual International Conference of the IEEE Engineering in Medicine and Biology Society (EMBC'03), 2003, pp. 810-813. [91]. Scharcanski J., Jung C. R. (2006) Denoising and enhancing digital mammographic images for visual screening. Comput. Med. Imaging Graphics, vol. 30, 2006, pp 243-254. 115 [92]. Shen-Chuan Tai, Zih-Siou Chen, Wei-Ting Tsai (2014) An Automatic Mass Detection System in Mammograms based on Complex Texture Features. IEEE Journal of Biomedical and Health Informatics, vol. 18(2), 2014, pp. 618-627. [93]. Sze Man Kwok, Chandrasekhar R. A., Attikiouzel Y., Rickard M. T. (2004) Automatic pectoral muscle segmentation on mediolateral oblique view mammograms. IEEE Transactions on Medical Imaging, vol. 23(9), 2004, pp. 1129-1140. [94]. T. D. Nguyen, S. H. Kim and N. C. Kim (2006) Surface extraction using SVM- based texture classification for 3D fetal ultrasound image. 1st International Conference on Communications and Electronics (ICCE2006), 2006, pp. 285-290. [95]. T. M. Kolb, J. Lichy, J. H. Newhouse (2002) Comparison of the performance of screening mammography, physical examination, and breast us and evaluation of factors that influence them: an analysis of 27,825 patient evaluations. Radiology, vol. 225, 2002, pp. 165-175. [96]. T. S. Subashini, V. Ramalingam, S. Palanivel (2010) Automated assessment of breast tissue density in digital mammogram, Computer Vision and Image Understanding, vol. 114(1), 2010, pp. 33–43. [97]. T. Stojic, I. Reljin, B. Reljin (2005) Local Contrast Enhancement in Digital Mammography by Using Mathematical Morphology. 2005 IEEE International Symposium on Signals, Circuits and Systems (ISSCS), pp. 609-612. [98]. Terada T., Fukumizu Y. , Yamauchi H., Chou H., Kurumi Y. (2010) Detecting Mass and Its Region in Mammograms Using Mean Shift Segmentation and Iris Filter. 2010 International Symposium on Communications and Information Technologies (ISCIT), pp. 1176-1179. [99]. U. Bick, K. Doi (2000) Tutorial on Computer Aided-Diagnosis - Computer Aided Diagnosis Tutorial. CARS 2000. [100]. Vladimir Vapnik (1995) The Nature of Statistical Learning Theory. Springer- Verlag. [101]. W. A. Murph, J. M. Destouet, B. S. Monsees (1990) Professional quality assurance for mammography screening programs. Radiology, vol. 175, 1990, pp. 319-320. [102]. W. B. Sampaio, E. M. Diniz, A. C. Silva, A. C. de Paiva, M. G. (2011) Detection of masses in mammogram images using CNN, geostatistic functions and SVM. Computer in Biology and Medicine, vol. 41, 2011, pp. 653-664. [103]. Wei Zhao, W. G. Ji, A. Debrie, J. A Rowlands (2003) Imaging performance of amorphous selenium based flat-panel detectors for digital mammography: Characterization of a small area prototype detector. Medical Physics, vol. 30(2), 2003, pp. 254–263. [104]. Xi-Zhao Li, Williams S., Lee G., Min Deng (2012) Computer - Aided Mammography Classification Of Malignant Mass Regions And Normal Regions Based On Novel Texton Features, 12th International Conference on Control, Automation, Robotics & Vision, 2012, pp. 1431-1436. 116 [105]. Y. L. Huang, K. L. Wang, D. R. Chen (2006) Diagnosis of breast tumors with ultrasonic texture analysis using support vector machines, Neural Computing & Applications, vol. 15(2), 2006, pp. 164-169. [106]. Y. Zhang, N. Tomuro, J. Furst, D. S. Raicu (2010) Image Enhancement and Edge- based Mass Segmentation in Mammogram, Proc. SPIE 7623, Medical Imaging 2010: Image Processing, 2010. [107]. Y. Zheng (2010) Breast Cancer Detection with Gabor Features from Digital Mammograms. Algorithms, vol. 3(1), 2010, pp. 44-62. [108]. Zeyun Yu, Bajaj C. (2004) A fast and adaptive method for image constrast enhancement. 2004 International Conference on Image Processing (ICIP '04), pp. 1001-1004. [109]. Zhili Chen, Reyer Zwiggelaa. Segmentation of the Breast Region with Pectoral Muscle Removal in Mammograms. Medical Image Understanding and Analysis, 2010, pp. 71-76. 117 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN [1]. Nguyen Viet Dung, Nguyen Duc Thuan, Nguyen Tien Dzung, Pham Van Thanh. An Automated Method to Segment and Classify Masses in Mammograms. International Journal of Electrical and Computer Engineering vol 4(8), 2009, ISSN: 2010-3956. [2]. Viet Dzung Nguyen, Duc Thuan Nguyen, Tien Dzung Nguyen, Thom Thao Nguyen Thi, Duc Hoa Tran. A Program For Locating Possible Breast Masses On Mammograms. Proceedings of the Third International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam, Vietnam Jan 2010 [3]. Nguyen Viet Dung, Pham Van Thanh, Nguyen Tien Dung, Nguyen Duc Thuan. Automatically contour-based detection of suspicious massive lesions in mammograms. Journal of Science and Technology No 79B, 2010, ISSN: 0868-3980. [4]. Viet Dzung Nguyen, Duc Thuan Nguyen, Tien Dzung Nguyen, Huu Long Nguyen, Duc Huyen Bui. Application of Neural Network in Classifying Massive Lesions in Mammogram. Proceedings of the 4th International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam, Vietnam, Jan 2012 [5]. Viet Dzung Nguyen, Duc Thuan Nguyen, Huu Long Nguyen, Duc Huyen Bui, Tien Dzung Nguyen. Automatic identification of massive lesions in digitalized mammograms. Proceedings of the Fourth International Conference on Communications and Electronics (ICCE2012), Vietnam, Aug 2012 [6]. Q. D. Truong, M. P. Nguyen, V. T. Hoang, H. T. Nguyen, D. T. Nguyen, T. D. Nguyen, V. D. Nguyen. Feature Extraction and Support Vector Machine Based Classification for False Positive Reduction in Mammographic Images. Springer Lecture Notes in Electrical Engineering, vol. 269, 2013, ISSN: 1876-1100. [7]. M. P. Nguyen, Q. D. Truong, D. T. Nguyen, T. D. Nguyen, V. D. Nguyen An Alternative Approach to Reduce Massive False Positives in Mammograms Using Block Variance of Local Coefficients Features and Support Vector Machine. Elsevier Procedia of Computer Science, vol. 20, 2013, ISSN: 1877-0509. [8]. V. D. Nguyen, D. T. Nguyen, T. D. Nguyen, Q. D. Truong, M. D. Le. Combination of Block Difference Inverse Probability Features and Support Vector Machine to Reduce False Positives in Computer-Aided Detection for Massive Lesions in Mammographic Images. Proceedings of the 6th International Conference on Biomedical Engineering and Informatics (BMEI2013), China, Dec 2013. 118 PHỤ LỤC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT HIỆN VÙNG NGHI NGỜ TỔN THƯƠNG HÌNH KHỐI TRÊN ẢNH CHỤP X-QUANG VÚ Giải pháp hỗ trợ phát hiện vùng nghi ngờ tổn thương hình khối trên ảnh chụp X-quang vú được viết bằng ngôn ngữ lập trình C# thuộc gói phần mềm hỗ trợ lập trình Microsoft® Visual Studio kết hợp với nền tảng Microsoft®.Net Framework. Ngoài tính năng chính là phát hiện các vùng nghi ngờ tổn thương hình khối trên ảnh chụp X-quang vú, giải pháp này còn có một số tính năng xử lý và quản lý khác. Các tính năng này được phân vào các menu như sau: - Menu File: mở ảnh, lưu ảnh với nhiều định dạng khác nhau như jpeg, bmp, png, tiff, dicom. - Menu Edit: hủy bỏ lệnh vừa thực hiện, khôi phục lệnh vừa hủy bỏ. - Menu View: xem mức xám đồ của ảnh - Menu Enhancement: gồm các tính năng tăng cường chất lượng của ảnh như cân bằng mức xám đồ, lọc trung vị, biến đổi hình thái. - Menu Edge Detection: tìm đường biên sử dụng toán tử Sobel, theo phương pháp Canny, sai khác đường biên - Menu Tool: loại bỏ nhãn ảnh, loại bỏ cơ ngực, co ảnh; biến đổi âm bản, phân vùng ảnh bằng lấy ngưỡng Otsu, biến đổi hình thái (phát triển, ăn mòn) - Menu Computer Aided Detection: đây chính là tính năng chính của công cụ, gồm nhiều bước như loại bỏ nhãn ảnh, loại bỏ cơ ngực, tăng cường chất lượng ảnh, tìm kiếm vùng nghi ngờ tổn thương hình khối, phân loại tổn thương hình khối. - Menu User Account: thoát khỏi phiên làm việc hoặc khởi tạo người dùng mới. - Menu Help: thông tin về công cụ. Một số hình ảnh thể hiện các giao diện khi sử dụng của giao diện được nghiên cứu, phát triển được đưa ra dưới đây. 119 Hình 1. Giao diện khi bắt đầu khởi động Hình 2. Giao diện khi đăng nhập. Trên: đăng nhập sai. Dưới: đăng nhập đúng Giao diện ban đầu khi khởi động giải pháp (hình 1). Người sử dụng phải nhập tên tài khoản và mật khẩu (hình 2). Nếu nhập sai thì có cảnh báo và quay trở về màn hình nhập tên tài khoản và mật khẩu. Nếu nhập đúng sẽ có thông báo và người dùng bắt đầu phiên làm việc của mình. 120 Hình 3. Ảnh gốc được hiển thị phía trên bên trái và ảnh sau xử lý được hiển thị phía trên bên phải. Các thông tin của ảnh ban đầu cũng được hiển thị (mức xám đồ cùng một vài số liệu thống kê mức xám của ảnh) 121 Hình 4. Thực hiện tính năng tăng cường chất lượng ảnh (trên). Ảnh thu được cùng phân bố mức xám đồ của nó (dưới) 122 Hình 5. Thực hiện phát hiện đường biên trên ảnh (trên). Ảnh thu được cùng phân bố mức xám đồ của nó (dưới) 123 Hình 6. Thực hiện tách nhãn ảnh (trên). Ảnh thu được (dưới) 124 Hình 7. Thực hiện tách vùng cơ ngực (trên). Ảnh thu được (dưới). 125 Hình 8. Thực hiện phát hiện vùng nghi ngờ tổn thương hình khối (trên). Các vùng nghi ngờ được phát hiện ra (dưới trái) và sau khi phân loại bằng máy vectơ hỗ trợ SVM và đặc trưng BVLC đa mức (dưới phải)
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_phat_trien_giai_phap_ho_tro_phat_hien_cac.pdf