Luận án Nghiên cứu xác định đặc trưng khí động lực của cánh quay trực thăng xét đến sự tương tác với thân và mặt giới hạn
Với thế mạnh về tính cơ động và khả năng hoạt động linh hoạt trong mọi
địa hình thời tiết, TT là thiết bị bay ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều
quốc gia trên thế giới, trong nhiều lĩnh vực, cả quân sự và dân sự. Hiện nay ở
Việt Nam có số lượng lớn các loại TT đang hoạt động, phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhau như vận tải, du lịch, cứu hộ cứu nạn, phòng chống thiên tai,
cháy rừng, khai thác dầu khí. Các dòng TT đang hoạt động tại Việt Nam như
UH-1, Mi-8, Mi-17, Mi-171, Mi-172, Mi-24, K28, K32, EC155, EC225,.Việc
tham gia thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, cả về hình thức và điều kiện môi trường
(mưa bão, gió lớn, sóng biển, vùng đồi núi.) luôn đặt ra yêu cầu cấp thiết cần
nâng cao khả năng điều khiển, đảm bảo an toàn trong khai thác sử dụng TT.
Các nghiên cứu về TT nói chung, về khí động trực thăng nói riêng trong những
nhiệm vụ bay cụ thể có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở khoa học để đưa ra các
khuyến cáo bay phù hợp hạn chế ảnh hưởng của điều kiện địa hình thời tiết đến
quá trình bay, nâng cao tính an toàn, độ tin cậy trong mỗi chuyến bay. Trong
các chuyến bay tới các giàn khoan, tới các vùng biển đảo, trong các điều kiện
gió lớn, ở các vị trí cất hạ cánh phức tạp (nóc giàn khoan, nóc tòa nhà, trên
tàu ), để hoàn thành nhiệm vụ cần thiết phải có những nghiên cứu tính toán
xét ảnh hưởng của gió, ảnh hưởng của mặt biển, địa hình.Bề mặt địa hình có
kích thước và hình dạng khác nhau sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đến
đặc trưng khí động của TT, tác động trực tiếp đến khả năng điều khiển và ổn
định TT khi cất hạ cánh
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_xac_dinh_dac_trung_khi_dong_luc_cua_canh.pdf
- Thong tin LATS dua len mang.pdf
- Tom tat LATS.pdf