Một vài nhận định về lựa chọn phần mềm mã nguồn mở khoa và dspace phục vụ thực hành các dịch vụ thư viện hiện đại cho sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện

Quá trình đào tạo đại học hiện nay đang hình thành 2 xu hướng: đại học học

thuật và đại học ứng dụng, tuy nhiên dù theo xu hướng nào, cũng cần tập trung nâng cao

kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong chuyên ngành. Khoa học thư viện là một trong số các chuyên ngành

chịu tác động rất lớn của công nghệ thông tin và truyền thông, vì vậy các cơ sở đào tạo

đại học chuyên ngành này thời gian qua đã và đang có những giải pháp nhằm nâng cao

kỹ năng cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó

là giải pháp lựa chọn các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành phục vụ quá trình đào

tạo vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là tài chính và kỹ thuật. Trong khuôn khổ bài viết,

nhóm tác giả tập trung phân tích về mối quan hệ giữa yêu cầu thực tiễn của hoạt động thư

viện từ đó đề xuất hướng lựa chọn phần mềm cho quá trình đào tạo đại học chuyên ngành

khoa học thư viện nhằm góp phần cho các cơ sở đào tạo thêm thông tin khi tiến hành đổi

mới chương trình đào tạo chuyên ngành khoa học thư viện theo mục tiêu của thực tiễn đặt

ra.

pdf 5 trang dienloan 7380
Bạn đang xem tài liệu "Một vài nhận định về lựa chọn phần mềm mã nguồn mở khoa và dspace phục vụ thực hành các dịch vụ thư viện hiện đại cho sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một vài nhận định về lựa chọn phần mềm mã nguồn mở khoa và dspace phục vụ thực hành các dịch vụ thư viện hiện đại cho sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện

Một vài nhận định về lựa chọn phần mềm mã nguồn mở khoa và dspace phục vụ thực hành các dịch vụ thư viện hiện đại cho sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ LỰA CHỌN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ KHOA VÀ 
DSPACE PHỤC VỤ THỰC HÀNH CÁC DỊCH VỤ THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI CHO 
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN 
Lê Thanh Huyền 
Phạm Quang Quyền 
Tóm tắt: Quá trình đào tạo đại học hiện nay đang hình thành 2 xu hướng: đại học học 
thuật và đại học ứng dụng, tuy nhiên dù theo xu hướng nào, cũng cần tập trung nâng cao 
kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và 
truyền thông trong chuyên ngành. Khoa học thư viện là một trong số các chuyên ngành 
chịu tác động rất lớn của công nghệ thông tin và truyền thông, vì vậy các cơ sở đào tạo 
đại học chuyên ngành này thời gian qua đã và đang có những giải pháp nhằm nâng cao 
kỹ năng cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó 
là giải pháp lựa chọn các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành phục vụ quá trình đào 
tạo vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là tài chính và kỹ thuật. Trong khuôn khổ bài viết, 
nhóm tác giả tập trung phân tích về mối quan hệ giữa yêu cầu thực tiễn của hoạt động thư 
viện từ đó đề xuất hướng lựa chọn phần mềm cho quá trình đào tạo đại học chuyên ngành 
khoa học thư viện nhằm góp phần cho các cơ sở đào tạo thêm thông tin khi tiến hành đổi 
mới chương trình đào tạo chuyên ngành khoa học thư viện theo mục tiêu của thực tiễn đặt 
ra. 
Nội dung 
Hiện nay, các cơ sở đào tạo đại học có xu hướng tập trung vào đổi mới chương trình 
đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề khi tác động của công nghệ thông 
tin và truyền thông ngày càng sâu rộng trên nhiều mặt, lĩnh vực. Vì vậy, một trong những 
nhóm kỹ năng quan trọng cần được trang bị cho sinh viên để đảm bảo họ có hành trang 
vững chắc sau khi tốt nghiệp đại học đó là có kỹ năng thực hành nghề nghiệp và đặc biệt 
là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động nghiệp vụ. 
Trong quá trình đổi mới chương trình, các cơ sở đại học đã và đang rất chú trọng 
đến việc lựa chọn giải pháp nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông bằng những việc chuyển đổi rất cụ thể: điều chỉnh tăng thời lượng đào tạo về các học 
phần ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, lựa chọn các giải pháp về phần mềm 
ứng dụng, Trong đó, lựa chọn giải pháp phần mềm là một vấn đề mang tính chất quan 
trọng đối với kết quả chất lượng của quá trình đào tạo. 
 Tiến sĩ, Trưởng khoa Văn hóa, Thông tin & Xã hội, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 
 Thạc sĩ, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 
Thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện hiện nay đã chuyển dịch mạnh mẽ dựa trên 
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các khái niệm thư viện mới xuất hiện mà 
thực chất là phản ánh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động 
thư viện như: thư viện điện tử, thư viện số, thư viện lai, 
Vì vậy, các cơ sở đào tạo sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện cần thiết phải 
có giải pháp phù hợp về trang bị phần cứng, phần mềm để nâng cao kỹ năng ứng dụng 
công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thông tin - thư viện cho sinh viên 
ngay từ khi còn trên ghế nhà trường để đảm bảo cho họ không bị bỡ ngỡ khi tiếp nhận công 
việc sau khi tốt nghiệp hoặc đi kiến tập, thực tập tại các cơ sở thực tế công việc. 
Từ đầu những năm 2000 đến nay, các thư viện và trung tâm thông tin trên cả nước 
đã và đang vẫn tiếp tục tìm kiếm những giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin 
và truyền thông trong hoạt động chuyên môn để xây dựng các dịch vụ thư viện hiện đại, 
tiện ích đối với bạn đọc. Với từng thư viện, cơ quan thông tin khác nhau sẽ lựa chọn mức 
độ ứng dụng khác nhau, trong đó có 2 dịch vụ của thư viện điện tử được áp dụng rất phổ 
biến và mang lại hiệu quả rõ rệt cho quá trình phục vụ bạn đọc của thư viện, đó là dịch vụ 
tra cứu OPAC và dịch vụ cung cấp tài liệu toàn văn. Trong quá trình lựa chọn và triển khai, 
các thư viện và trung tâm thông tin đã đi theo 2 hướng chủ đạo: Đầu tư trang bị và phát 
triển trên các phần mềm mã nguồn đóng và tự phát triển (hoặc thuê) cài đặt, cấu hình và 
phát triển trên nền tảng mã nguồn mở miễn phí. Với giải pháp lựa chọn thứ 2 đã giúp các 
thư viện và trung tâm thông tin khắc phục được khó khăn về kinh phí cho quá trình hiện 
đại hóa; tuy nhiên đòi hỏi một đội ngũ cán bộ ngoài việc nắm chắc qui trình, nghiệp vụ 
chuyên môn còn cần phải có kỹ năng nhất định về công nghệ thông tin, đặc biệt công nghệ 
web và các vấn đề đặt ra cho việc quản trị, vận hành thư viện điện tử - vì quá trình cài đặt 
và xây dựng thường chỉ mất công sức trong một thời gian nhất định, còn quá trình xây 
dựng, cập nhật, vận hành sẽ là quá trình hoạt động thường xuyên của các thư viện. Với lịch 
sử của quá trình đưa vào ứng dụng và phát triển thời gian vừa qua đã minh chứng rằng con 
đường lựa chọn phần mềm mã nguồn mở đối với các thư viện mà nguồn kinh phí còn hạn 
hẹp là đường đi ngắn nhất và cũng là con đường duy nhất có thể thực hiện được mục tiêu 
xây dựng, triển khai các dịch vụ thư viện hiện đại thành công. Trong quá trình phát triển 
phần mềm mã nguồn mở ngày càng xuất hiện nhiều tên tuổi khác nhau cùng thực hiện 
những chức năng nào đó của thư viện hiện đại. Vì vậy, để lựa chọn phần mềm nào cho phù 
hợp, chúng ta cần thực nghiệm trước khi đưa vào sử dụng chính thức. Để có căn cứ để đánh 
giá khi lựa chọn ban đầu là rất quan trọng tránh việc mất thời gian thực nghiệm nhiều lần, 
cũng cần đưa ra một số các tiêu chí để tiến hành thực nghiệm như: Phần mềm phải đảm 
bảo các tiêu chuẩn về công nghệ, phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của Quốc gia và 
Quốc tế về chuyên ngành, 
Qua quá trình tìm hiểu và vận dụng vào thực tiễn các phần mềm thư viện mã nguồn 
mở đã xâm nhập vào các thư viện và trung tâm thông tin tại Việt Nam như: greenstone, 
omeka, phpmylibrary, new gen lib, koha, Đến nay, 2 phần mềm dần dần khẳng định 
được vị trí vì đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, đó là: 
- Phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp koha; 
- Phần mềm quản trị bộ sưu tập số Dspace. 
Vì 2 phần mềm này đã đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về mặt công nghệ, đồng 
thời đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về chuyên ngành, cụ thể như: 
1. Phần mềm thư viện điện tử tích hợp (KOHA). 
- KOHA là hệ thống quản trị thư viện điện tử tích hợp mã nguồn mở phát triển trên 
ngôn ngữ perl, quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, hỗ trợ đầy đủ các chức năng của hệ quản trị 
thư viện điện tử tích hợp bao gồm: từ bổ sung cho tới phục vụ bạn đọc. Ngoài ra, phần 
mềm có những tiện ích hỗ trợ công tác chuyên môn nghiệp vụ rất đặc biệt mà hầu hết các 
phần mềm cùng chức năng không có như hỗ trợ module lưu thông offline (koc). Trong cấu 
trúc hệ thống phần mềm koha, việc tùy biến giao diện cho thư viện viên đã được các nhà 
phát triển phần mềm chú ý và thiết kế theo hướng dễ dàng thực hiện như được thiết kế theo 
từng thành phần trên giao diện, mỗi thành phần có khu vực riêng và được tích hợp thêm 
nhiều các ngôn ngữ kịch bản web quen thuộc khác - từ đơn giản đến nâng cao hỗ trợ cho 
việc sáng tạo không giới hạn như ngôn ngữ HTML, ngôn ngữ java. Với thiết kế này, cho 
phép người quản trị hệ thống có thể tùy biến giao diện dành cho bạn đọc dễ dàng hơn đối 
với cả những người quản trị hệ thống có trình độ khác nhau về công nghệ thông tin. 
- Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Quốc tế về chuyên ngành thông tin - thư viện 
như: hỗ trợ đầy đủ các trường dữ liệu theo MARC21 và ngoài ra cung cấp khả năng tùy 
biến đối với biểu mẫu biên mục theo MARC21 (bớt đi các trường không sử dụng), phần 
mềm hỗ trợ tiêu chuẩn trao đổi theo ISO2709 qua giao thức z39.50 (Vinh, 2009), phần 
mềm hỗ trợ cho việc tùy biến, cấu hình tìm kiếm theo các hệ ngôn ngữ khác nhau trên thế 
giới, 
- Được cộng đồng thế giới cũng như Việt Nam tìm hiểu và phát triển, vì vậy khi cần 
sự hỗ trợ về kỹ thuật trong quá trình sử dụng, vận hành sẽ thuận lợi hơn so với những phần 
mềm ít được cộng đồng Việt Nam nghiên cứu. 
2. Phần mềm thư viện số (quản trị tài liệu số) 
Xu hướng phát triển của các tập đoàn phần mềm cũng muốn tích hợp chức năng 
quản lý tài liệu số vào hệ phần mềm nêu trên, tuy nhiên trong quá trình tích hợp thì cũng 
gặp những vấn đề khó khăn về phương diện kỹ thuật, đặc biệt là quản trị tài liệu số cũng 
có những yêu cầu khác biệt như quản lý bản thân tài liệu số (đối tượng số), quản lý siêu dữ 
liệu, quản lý liên kết giữa siêu dữ liệu với tài liệu số, quản lý việc phân quyền cho người 
sử dụng, phân quyền đối với thành viên quản trị, Đối với các phần mềm mã nguồn mở 
thực hiện chức năng này, Dspace đã và đang dần được ứng dụng rộng rãi vì đáp ứng được 
các yêu cầu và tuân thủ các chuẩn nghiệp vụ như sau (Quyền, 2014): 
- Phần mềm Dspace được thiết kế dành cho quản trị các đối tượng số với cấu trúc 
linh hoạt, có khả năng tùy biến về giao diện và các thành phần khác của phần mềm, đáp 
ứng các yêu cầu khác nhau trong quá trình ứng dụng. 
- Đáp ứng yêu cầu nhập tin theo tiêu chuẩn DublinCore (Tân, 2014). 
- Quản trị 2 nhóm đối tượng theo mô hình phân cấp: Người dùng và tài liệu số. Đối 
với người dùng quản lý theo nhóm và từng thành viên; đối với tài liệu số quản lý theo Đơn 
vị, đơn vị con và từng tài liệu. 
- Sử dụng kỹ thuật đánh chỉ mục solr, cho phép đánh chỉ mục đa ngôn ngữ và hỗ trợ 
tìm kiếm linh hoạt tương tự kỹ thuật của google. 
- Hỗ trợ công cụ tìm kiếm mạnh, linh hoạt theo nguyên lý tìm kiếm của google. 
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành thông tin - thư viện vì vậy cần phải có những cải 
tiến chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong đó, cần chú trọng đến kỹ 
năng của sinh viên trong quá trình đào tạo. Với những phân tích nêu trên, việc lựa chọn 
phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp koha và phần mềm quản trị thư viện số Dspace 
trong quá trình thực hành cho sinh viên chuyên ngành khoa học thư viện sẽ đáp ứng được 
yêu cầu trang bị cho sinh viên kỹ năng áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành vào 
các phần mềm cụ thể - trên cơ sở đó hình thành kỹ năng có thể tiếp cận với bất cứ phần 
mềm nào khác của chuyên ngành được đào tạo bởi lẽ, các phần mềm khác nhau cũng đều 
tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên 
ngành của quốc gia và quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Quang Quyền (2014), Hướng dẫn xây dựng thư viện điện tử bằng phần mềm 
mã nguồn mở: Sách chuyên khảo, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 
2. Đỗ Quang Vinh (2009), Thư viện số chỉ mục và tìm kiếm: Sách chuyên khảo, Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
3. Đoàn Phan Tân (2014), DSpace, giải pháp phần mềm cho thư viện điện tử, quản lý và 
khai thác nguồn thông tin số nội sinh ở các trường Đại học hiện nay, Đại học Quốc 
gia Hà Nội, Hà Nội. 
4. Hồ Thị Xuân Thanh (2013), “Xây dựng và phát triển thư viện điện tử tại Học viện 
Cảnh sát nhân dân”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 6 (44). 
MỘT SỐ ĐỊA CHỈ HỆ THỐNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TÍCH HỢP 
HỆ THỐNG TÍCH HỢP CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI 
HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 
HỆ THỐNG TÍCH HỢP THỰC NGHIỆM CỦA CÔNG TY D&L 

File đính kèm:

  • pdfmot_vai_nhan_dinh_ve_lua_chon_phan_mem_ma_nguon_mo_khoa_va_d.pdf