Nghiên cứu đánh giá hiện trạng bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải

sản (NLHS) ở vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đội ngũ cán bộ thanh tra của

tỉnh còn thiếu, cơ sở vật chất không đầy đủ. Hoạt động thanh tra bảo vệ NLHS tỉnh Quảng Nam được đánh giá

là thực hiện khá tốt, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách và quy định của Nhà nước về khai thác hải sản

được thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định vẫn diễn ra ở một số nghề khai thác: khoảng

92,0% tàu cá vi phạm quy định về kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng; 30,0% tàu cá vi phạm quy

định về ngư trường và có 31,3% số người được hỏi sử dụng ngư cụ cấm trong khai thác hải sản. Nguyên nhân

chính là: ý thức người dân chưa cao (chiếm khoảng 47,7% trường hợp); việc quản lý của đội ngũ cán bộ còn

yếu (chiếm khoảng 50,8% số người được hỏi) và 9,2% người được hỏi cho rằng công tác tuyên truyền của địa

phương đến người dân chưa được tốt.

Từ khóa: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngư cụ khai thác, ngư trường khai thác, tỉnh Quảng Nam.

pdf 8 trang Bích Ngọc 05/01/2024 4580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO VỆ NGUỒN LỢI HẢI SẢN 
VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH QUẢNG NAM 
STUDY ON THE ASSESSMENT OF ACTIVITIES OF PROTECTING MARINE RESOURCES 
IN THE COASTAL AREA OF QUANG NAM PROVINCE
Phạm Viết Tích¹, Trần Đức Phú², Đỗ Văn Thành³, 
Nguyễn Phi Toàn³, Nguyễn Đình Phùng³, Tô Văn Phương²
Ngày nhận bài: 10/1/2019; Ngày phản biện thông qua: 25/2/2019; Ngày duyệt đăng: 4/3/2019
TÓM TẮT
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải 
sản (NLHS) ở vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đội ngũ cán bộ thanh tra của 
tỉnh còn thiếu, cơ sở vật chất không đầy đủ. Hoạt động thanh tra bảo vệ NLHS tỉnh Quảng Nam được đánh giá 
là thực hiện khá tốt, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách và quy định của Nhà nước về khai thác hải sản 
được thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định vẫn diễn ra ở một số nghề khai thác: khoảng 
92,0% tàu cá vi phạm quy định về kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng; 30,0% tàu cá vi phạm quy 
định về ngư trường và có 31,3% số người được hỏi sử dụng ngư cụ cấm trong khai thác hải sản. Nguyên nhân 
chính là: ý thức người dân chưa cao (chiếm khoảng 47,7% trường hợp); việc quản lý của đội ngũ cán bộ còn 
yếu (chiếm khoảng 50,8% số người được hỏi) và 9,2% người được hỏi cho rằng công tác tuyên truyền của địa 
phương đến người dân chưa được tốt.
Từ khóa: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngư cụ khai thác, ngư trường khai thác, tỉnh Quảng Nam.
ABSTRACT
The study used the method of surveying and surveying activities of exploitation and protection of marine 
resources in coastal area of Quang Nam province. The results show that the contingent of inspectors in the 
province is inadequate, incomplete facilities. The inspection activities for the protection of marine resources 
in Quang Nam province is considered to be quite good, the propaganda on dissemination of policies and 
regulations of country on capture fi sheries has been implemented quite suffi ciently. The illegal fi shing is still 
occurring in some fi shing: about 92.0% of fi shing vessels violate mesh size and 30.0% of fi shing vessels violate 
fi shing grounds. On the fi shermen's opinion, about 31.3% of respondents said that the use of fi shing gear was 
illegal. Causes of fi shermen are due to: people's awareness is not high (about 47.7% of respondents said); the 
management of staff is weak (about 50.8% of respondents); and 9.2% said that the propaganda of local people 
was not good.
Key words: Protection of aquatic resources, fi shing gears, fi shing grounds, Quang Nam province.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Quảng Nam có bờ biển dài trên 125km, 
vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 40.000 km², 
hình thành nhiều ngư trường với NLHS phong 
phú, đa dạng về chủng loại để phát triển nghề 
khai thác hải sản [1-4]. Tuy nhiên, với áp lực 
khai thác ngày càng tăng, đặc biệt là ở vùng 
biển ven bờ, tình trạng ngư dân sử dụng ngư 
cụ cấm, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, 
đánh bắt không chọn lọc vẫn diễn ra ở một số 
nghề khai thác [5,6,8]. Điều này đã tàn phá ngư 
trường và NLHS, thậm chí còn phá hủy môi 
trường sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ, rong 
¹ Nghiên cứu sinh ngành Khai thác Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
² Trường Đại học Nha Trang
³ Viện nghiên cứu Hải sản 
96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
biển, làm mất nơi sinh cư của nhiều loài hải 
sản, trữ lượng nguồn lợi đang có nguy cơ bị 
suy giảm. 
Trên cơ sở số liệu của đề tài “Nghiên cứu 
xây dựng cơ sở khoa học và giải pháp khai 
thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển 
Quảng Nam và lân cận”, nhóm nghiên cứu đã 
tiến hành đánh giá hiện trạng bảo vệ NLHS 
của vùng biển nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở 
khoa học giúp địa phương đưa ra các giải pháp 
sử dụng hợp lý, góp phần phát triển ngành thủy 
sản theo hướng bền vững.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: hoạt động bảo vệ 
NLHS ở vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: vùng biển ven bờ 
tỉnh Quảng Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Phỏng vấn cán bộ quản lý 
nghề cá tại địa phương.
- Số liệu sơ cấp: Điều tra ngư dân ở các 
huyện ven biển của tỉnh Quảng Nam và một 
số địa phương ven biển tiếp giáp ở Đà Nẵng 
và Quảng Ngãi. Việc thu số liệu sơ cấp được 
thực hiện theo phương pháp thu mẫu ngẫu 
nhiên, bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngư dân 
tại các cảng cá, bến cá, các khu vực tập trung 
ngư dân. Nghiên cứu đã điều tra 182 chủ tàu 
cá. Trong đó, nghề lưới kéo có 49 mẫu, lưới rê 
có 46 mẫu, lưới vây có 7 mẫu, nghề mành 18 
mẫu, nghề bẫy 32 mẫu, nghề câu 23 mẫu và lơ 
dây 7 mẫu.
2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý trên các phần mềm 
hiện có (Excel, Statistica 6.0...), được tổng 
hợp và phân tích theo hệ thống dựa trên các 
chỉ tiêu thống kê của các tài liệu được thu 
thập, làm rõ thực trạng bảo vệ NLHS ở vùng 
biển nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng về công tác quản lý và bảo vệ 
NLHS
1.1. Đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và việc thực 
thi công tác bảo vệ NLHS
Lực lượng thanh tra thủy sản của Quảng 
Nam hiện có 6 biên chế, 01 tàu thanh tra công 
suất 385cv và 1 ca nô có công suất máy 75cv. 
So với quy mô tàu thuyền và vùng biển hoạt 
động khai thác thì lực lượng này được đánh 
giá là thiếu, không tuần tra, kiểm soát được các 
hoạt động khai thác của ngư dân trên các vùng 
biển, đặc biệt là vùng ven bờ và vùng lộng, khó 
phát hiện kịp thời và ngăn chặn các hoạt động 
xâm hại đến NLHS [7]. 
Tuy nhiên, với việc kết hợp giữa tuyên 
truyền phổ biến các quy định pháp luật về bảo 
vệ nguồn lợi thủy sản với hoạt động tuần tra, 
thanh tra để xử lý, thì lực lượng Thanh tra thủy 
sản của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể 
trong năm 2016 như sau [7]:
- Tính đến 15/11/2016 đã thực hiện 36 đợt 
thanh tra, kiểm tra;
- Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra: 781 
cá nhân, 3 tổ chức;
- Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu tập 
trung vào việc chấp hành các quy định pháp 
luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy 
sản; quản lý tàu cá, chấp hành các quy định 
về đóng mới, cải hoán tàu cá; quy định đảm 
bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên 
sông, trên biển.
- Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện được 
74 trường hợp vi phạm và ra quyết định xử lý, 
chủ yếu là vi phạm quy định về đăng ký, đăng 
kiểm tàu cá; giấy phép khai thác thủy sản; tàu 
cá làm nghề lưới kéo khai thác thủy sản tại 
vùng biển ven bờ; sử dụng xung điện trên tàu 
cá để khai thác thủy sản.
1.2. Công tác quản lý khai thác và tuyên truyền 
bảo vệ NLHS
Để quản lý hoạt động khai thác và bảo 
vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách có hiệu quả, 
UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo đến các 
ngành chức năng cũng như người dân phải 
tuân thủ về quy định khai thác và bảo vệ nguồn 
lợi này một cách bền vững. UBND tỉnh đã 
ban hành Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ 
và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 
tỉnh (Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 
20/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam) [9]. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97
Bên cạnh quy định về khai thác, bảo vệ 
NLHS tỉnh cũng có quy định về quản lý san hô, 
rong mơ. Trong đó đối với hệ sinh thái rạn san 
hô Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, được thực 
hiện theo Quy chế quản lý khu bảo tồn biển Cù 
Lao Chàm. Đối với hệ sinh thái rạn san hô khu 
vực Bàn Than - Mũi An Hòa thuộc vùng biển 
ven bờ huyện Núi Thành, giao UBND huyện 
Núi Thành tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ, 
không để ngư dân khai thác, phá hoại san hô, 
xây dựng kế hoạch điều tra khoanh vùng khu 
vực bảo vệ, bảo tồn và cơ chế chuyển đổi nghề 
khai thác trên các vùng cần bảo vệ, bảo tồn và 
các vùng, khu vực cần phục hồi sinh thái [2,3].
Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thuỷ 
sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chỉ 
thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 
Chỉ thị 13/CT-UB của UBND tỉnh về nghiêm 
cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để 
khai thác thủy sản được thực hiện thường xuyên 
ở các huyện, thành phố có nghề cá trong tỉnh, 
đối tượng tuyên truyền là cán bộ xã, phường 
và ngư dân.
Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của 
người dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi 
thủy sản bằng các hình thức khác nhau được 
tăng cường và thực hiện thường xuyên. Tổ 
chức các lớp tập huấn tuyên truyền về chủ 
quyền biển, đảo, phổ biến Luật Biển Việt Nam, 
các quy định về khai thác thủy sản của nước ta 
và một số nước trong khu vực. 
Đã công bố ranh giới vùng khai thác hải sản 
ven biển với 02 tỉnh, thành phố giáp ranh là 
Quảng Ngãi và Đà Nẵng.
Kết quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về 
công tác thanh tra: 
Đã tổ chức được 12 lớp tập huấn, tuyên 
truyền, giáo dục pháp luật chuyên ngành thuỷ 
sản, với 720 người tham gia, cụ thể [7]:
- Tổ chức 03 lớp tập huấn tuyên truyền về 
chủ quyền biển, đảo cho đối tượng là ngư dân, 
với số lượng 180 người tham gia. Nội dung 
tuyên truyền tập trung phổ biến Luật biển Việt 
Nam, các quy định về khai thác thủy sản của 
nước ta và một số nước trong khu vực để ngư 
dân nắm rõ, tránh sai phạm trong khi hoạt động 
trên các vùng biển.
- Tổ chức 05 lớp tập huấn tuyên truyền, phổ 
biến các quy định pháp luật về khai thác và bảo 
vệ nguồn lợi thủy sản, với số lượng 300 người 
tham gia.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn tuyên truyền, 
hướng dẫn phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu 
nạn nghề cá, với số lượng 120 người tham gia.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn thành 
lập, hoạt động của Tổ đội đoàn kết khai thác 
hải sản trên biển, với số lượng 120 người 
tham gia.
Ngoài ra, chuyên mục bảo vệ nguồn lợi 
thủy sản đã được đăng tải trên trang thông tin 
điện tử (website) của Sở Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn tỉnh, trên sóng truyền thanh với 
tần suất 2 lần/tuần.
1.3. Thực trạng bảo vệ NLHS ở khu bảo tồn 
biển Cù Lao Chàm
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có nhiều 
hệ sinh thái quan trọng như: rạn san hô, thảm 
cỏ biển, thảm rong biển với nhiều giá trị nổi 
bật về đa dạng sinh học. Diện tích mặt nước 
khu bảo tồn biển là 5.175ha, với khoảng 311ha 
rạn san hô, 500ha thảm cỏ biển với nhiều loài 
hải sản có giá trị. Hiện nay, Ban quản lý khu 
bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã xác định 9 đối 
tượng mục tiêu cần ưu tiên bảo tồn đó là: rạn 
san hô, thảm cỏ biển, tôm hùm, bào ngư, ốc vú 
nàng, vú sao, trai tai tượng, ốc tù và, cá cảnh và 
bàn mai. Kết quả hoạt động bảo vệ NLHS của 
khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm trong giai đoạn 
2009 – 2013 như sau:
1.3.1. Hoạt động bảo vệ rạn san hô
Đào tạo kỹ thuật giám sát: Với sự hỗ trợ kỹ 
thuật của Viện Hải dương học và Viện Nghiên 
cứu Hải sản, Ban quản lý Khu bảo tồn biển đã 
đào tạo được 08 cán bộ kỹ thuật để thực hiện 
việc giám sát chất lượng các rạn san hô trong 
Khu bảo tồn biển.
Tổ chức giám sát kỹ thuật: Thừa kế các 
điểm khảo sát của Viện Hải dương học qua 
các năm 2004 và 2008, giai đoạn 2010 – 2013, 
Ban quản lý Khu bảo tồn biển đã sử dụng lực 
lượng đã được đào tạo để thực hiện công việc 
giám sát một số chỉ tiêu cơ bản: cá rạn, động 
98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
vật đáy, hợp phần đáy, v.v tại 10 khu vực có 
rạn san hô trong Khu bảo tồn biển. Kết quả 
giám sát cho thấy: 
- Độ phủ san hô sống trung bình trong toàn 
khu bảo tồn biển trong giai đoạn 2009 – 2012 
không có sự thay đổi đáng kể. Riêng năm 2013, 
chỉ tiêu này tăng đột biến, độ phủ chung đạt 
40,56%. Với độ phủ này, rạn san hô tại Cù Lao 
Chàm được xếp ở mức độ khá.
- Về cá rạn và động vật đáy kích thước lớn: 
mật độ cá rạn và động vật đáy ở mức độ thấp 
và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể: 
Cá bướm tại Hòn Lá thứ tự qua các năm 2011 
- 2012 - 2013 tương ứng là: 2 - 1,8 - 1,0 cá 
thể/500m³, cá bướm tại Bãi Bìm thứ tự qua các 
năm 2011 - 2012 - 2013 là: 2 - 1,5 - 1,0 cá 
thể/500m³.
Phục hồi diện tích rạn san hô: Giai đoạn 
2012 - 2013, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên 
cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng 
ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm”, BQL 
đã phối hợp với Viện Hải dương học phục hồi 
được 4.000m² san hô cứng tại 02 địa điểm là 
Bãi Tra - Bãi Nần và Bãi Xếp - thuộc vùng bảo 
vệ nghiêm ngặt.
1.3.2. Hoạt động ngăn chặn khai thác thuỷ sản 
trái phép
Hoạt động ngăn chặn khai thác thủy sản 
trái phép xung quanh khu bảo tồn biển Cù Lao 
Chàm do đội tuần tra trực thuộc ban quản lý 
khu bảo tồn đã tổ chức hoạt động tuần tra, ngăn 
chặn các tàu khai thác hải sản trái phép xung 
quanh khu bảo tồn Cù Lao Chàm. Để triển khai 
công tác này, đội đã phối hợp với các lực lượng 
chức năng và cộng đồng địa phương để thực 
hiện tuầ n tra định kỳ và độ t xuấ t nhằ m phát 
hiện, ngăn chặ n, xử lý nghiêm cá c hà nh vi vi 
phạ m Quy chế quả n lý khu bả o tồ n và cá c quy 
đị nh hiệ n hà nh của Nhà nướ c. 
Đến hết năm 2017, đội đã thực hiện được 
955 lượ t tuầ n tra. Trong đó , đội đã phố i hợ p 
vớ i bộ đội Biên phò ng Cù Lao Chà m thực hiện 
520 lượ t, với Công an xã Tân Hiệ p thực hiện 
435 lượ t. Ngoài ra, Độ i tuầ n tra còn phố i hợ p 
vớ i Hộ i nông dân, ban nông lâm ngư, Thanh 
tra Chi cụ c tỉ nh Quả ng Nam, tổ tuầ n tra cộ ng 
đồ ng thôn Bã i Hương và ngư dân xã Tân Hiệ p 
để thực hiện hoạt động tuần tra.
Trong quá trình kiểm tra, Độ i tuầ n tra đã 
phát hiện và xử lý 162 trườ ng hợ p vi phạ m Quy 
chế quả n lý khu bả o tồ n biể n. Trong đó , ngư 
dân đị a phương sống tại Cù Lao Chàm có 12 
trườ ng hợ p, ngư dân ngoà i đị a phương là 150 
trườ ng hợ p. Các loại nghề vi phạm chủ yếu là: 
nghề lưới kéo có 74 trườ ng hợ p; nghề lặ n có 
43 trườ ng hợ p; nghề lướ i vây và lướ i rê có 28 
trườ ng hợ p và 17 trường hợp đối với nghề câu, 
lưới mà nh, lặn khai thá c san hô.
Hì nh thứ c xử lý : phạ t vi phạm hành chính 
101 trườ ng hợ p vớ i tổ ng số 72.400.000 đồng; 
tịch thu ngư cụ 5 trường hợp; cảnh cáo, nhắc 
nhở 56 trường hợp;.
1.3.3. Hoạt động bảo vệ bãi biển
Đã tổ chức 02 cuộc tham vấn cộng đồng và 
các bên liên quan để xác định hiện trạng và giải 
pháp bảo vệ bãi biển. 
Xây dựng được dự thảo quy chế quản lý bãi 
biển, mục đích của quy chế là nhằm quản lý 
các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại 
các bãi biển trên địa bàn xã Tân Hiệp, thành 
phố Hội An. 
Đào tạo được 04 cán bộ có kỹ năng cứu hộ 
trên biển; xây dựng 01 chòi canh, phục vụ công 
tác cứu hộ tại Bãi Ông và đầu tư các trang thiết 
bị ban đầu như áo phao, trang phục, ống nhòm. 
1.3.4. Hoạt động bảo vệ một số loài điển hình
Ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 
đã xác định được một số đối tượng mục tiêu 
cần bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó có tôm hùm, 
ốc vú sao và ốc vú nàng. Trong 5 năm qua, Ban 
quản lý khu bảo tồn đã triển khai nhiều hoạt 
động khác nhau và đạt được các kết quả như 
sau:
- Thực hiện công tác truyền thông nhằm 
nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo 
vệ các loài có giá trị này.
- Triển khai 02 cuộc họp cấp cộng đồng 
(2011), với sự tham gia của hơn 30 người có 
hoạt động liên quan đến khai thác tôm hùm, 
ốc vú sao và ốc vú nàng. Kết quả cuộc họp, 
cộng đồng đã thống nhất các giải pháp bảo vệ 
tôm hùm, ốc vú sao và ốc vú nàng như: thành 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99
lập các tổ tự quản cộng đồng khai thác - bảo 
vệ; thực hiện truyền thông; cam kết không khai 
thác tôm hùm, ốc vú sao, vú nàng có kích thước 
nhỏ hơn quy định, v.v.
- Triển khai ghi nhật ký khai thác: hoạt động 
này được thực hiện từ năm 2012. Ban quản lý 
khu bảo tồn đã tập huấn và triển khai cho 10 
hộ tham gia ghi chép thông tin hằng ngày. Kết 
quả có 03/10 hộ đã thực hiện được việc ghi 
thông tin. Từ số liệu nhật ký khai thác kết hợp 
với PRA (phương pháp quản lý dựa vào cộng 
đồng) cho thấy: đa số tôm hùm khai thác có 
khối lượng lớn hơn khối lượng quy định là 0,15 
kg/con, ốc vú nàng (vú nàng vú, vú nàng hang) 
có kích thước khai thác lớn hơn kích thước cho 
phép là 4cm.
- Hoạt động tuần tra kiểm soát việc khai thác 
tôm hùm trái phép: giai đoạn 2009 - 8/2013 đã 
thực hiện 660 lượt tuần tra, phát hiện 4 trường 
hợp vi phạm khai thác tôm hùm trong thời gian 
cấm, không phát hiện trường hợp nào khai thác 
tôm đang mang trứng. 
1.3.5. Hoạt động bảo vệ loài cua đá
Hoạt động bảo vệ loài cua đá được thực 
hiện thông qua dự án “Cộng đồng tham gia 
phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững cua 
đá Cù Lao Chàm”, với sự hỗ trợ của Quỹ môi 
trường toàn cầu (GEF). Dự án được thực hiện 
trong giai đoạn từ tháng 9/2009 - 12/2012, do 
Hội nông dân xã Tân Hiệp điều hành, Ban quản 
lý khu bảo tồn cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật. Một 
số kết quả đạt được cụ thể như sau:
- Xây dựng quy hoạch phân vùng và quy 
chế quản lý: ban điều hành phối hợp với nhóm 
chuyên gia Dự án đã tiến hành 01 cuộc họp cấp 
cộng đồng, với 18 người dân khai thác cua đá 
tham gia để thu thập thông tin, phân tích các 
bên liên quan, phân vùng phân bố, khai thác, 
chỉ số theo dõi, xây dựng quy hoạch và quy 
chế quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi cua đá; 
tổ chức 01 cuộc tham vấn cấp xã với 50 người 
tham gia, để lấy ý kiến của các cơ quan về dự 
thảo phân vùng và quy chế quản lý.
- Cộng đồng tham gia bảo vệ và khai thác 
hợp lý cua đá: đã thực hiện được các hoạt động 
như thành lập một tổ cộng đồng bảo vệ và khai 
thác cua đá, với 33 thành viên tham gia, Tổ 
cộng đồng hoạt động theo quy ước được UBND 
xã chứng nhận; tổ chức thực hiện chương trình 
dán nhãn sinh thái cho cua đá được khai thác 
bởi các thành viên của tổ cộng đồng. Đến tháng 
7/2013, tổ cộng đồng đã dán được 7.000 nhãn 
sinh thái cho sản phẩm cua đá trước khi đưa ra 
thị trường tiêu thụ. 
- Truyền thông cộng đồng về bảo vệ cua đá: 
đã thiết kế và xây dựng các tài liệu tuyên truyền 
như tờ rơi, tờ gấp, bảng hướng dẫn, bảng quảng 
cáo, tài liệu tập huấn; thực hiện 02 lớp tập huấn 
cho đối tượng là chủ nhà hàng, hộ kinh doanh 
dịch vụ ăn uống, có gần 100 người tham gia.
1.3.6. Xây dựng mô hình tiểu khu bảo tồn biển 
Được sự đồng ý về chủ trương của UBND 
tỉnh Quảng Nam, Ban quản lý khu bảo tồn đã 
tiến hành xây dựng đề án thành lập Tiểu khu 
đồng quản lý bảo tồn biển thôn Bãi Hương 
vào năm 2011. Đề án đã được UBND tỉnh phê 
duyệt và triển khai thực hiện trong giai đoạn 
2011 - 2013. Các hoạt động đã thực hiện trong 
khuôn khổ Tiểu khu bảo tồn biển như sau:
- Xây dựng khung thể chế:
+ Tổ chức đại hội cộng đồng: hoạt động 
thực hiện vào năm 2011, với sự tham gia của 
hơn 50 người dân thôn Bãi Hương. Kết quả 
Đại hội đã bầu được Ban quản lý cộng đồng 
(03 thành viên), Tổ tuần tra (04 thành viên), Tổ 
truyền thông (02 thành viên) và Tổ tự quản (02 
thành viên). 
+ Xây dựng quy chế quản lý Tiểu khu bảo 
tồn biển: ban quản lý khu bảo tồn hỗ trợ Ban 
quản lý cộng đồng tổ chức 03 cuộc tham vấn 
cộng đồng, với sự tham gia của gần 200 lượt 
người. Dự thảo Quy chế được Ban quản lý khu 
bảo tồn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn và UBND thành phố Hội An 
lấy ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành và trình 
UBND tỉnh. Quy chế được UBND tỉnh phê 
duyệt tại quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 
03/7/2013.
+ Đã xây dựng và ban hành quy chế tổ chức, 
hoạt động của Ban quản lý cộng đồng Tiểu khu 
khu bảo tồn biển và hương ước cộng đồng 
tham gia quản lý nghề cá tại thôn Bãi Hương.
100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
- Đào tạo nâng cao năng lực: đã tổ chức 01 
đợt tham quan học tập kinh nghiệm quản lý các 
hoạt động khai thác thuỷ sản của cộng đồng 
tạ i Chi hộ i nghề cá xã Vinh Giang, tỉ nh Thừ a 
Thiên Huế , với 14 thà nh viên tham gia.
- Truyền thông nâng cao nhận thức:
+ Tổ chức tập huấn truyền thông: Ban quản 
lý khu bảo tồn đã tổ chức 09 buổi tập huấn, 
truyền thông về Quy chế quản lý Tiểu khu bảo 
tổn biển tại 09 xã ven biển của Quảng Nam, 
các buổi tập huấn đã thu hút được 450 người 
tham gia; 04 buổi tập huân cho cộng đồng ngư 
dân ở 04 thôn tại Cù Lao Chàm, với 400 người 
tham gia.
+ Xây dựng pano, tờ rơi: đã xây dựng được 
02 pano lắp đặt tại thôn Bãi Hương; in 3.000 tờ 
rơi phát cho ngư dân địa phương. 
+ Thiết kế trang thông tin điện tử (website): 
giới thiệu về các hoạt động của Tiểu khu bảo 
tồn biển, lồng ghép quảng bá hoạt động du lịch 
sinh thái của cộng đồng thôn Bãi Hương. 
- Tuần tra, giám sát hoạt động khai thác 
thuỷ sản:
+ Trang bị phương tiện tuần tra: năm 2011, 
đã trang bị được 01 thuyền gỗ, công suất 27cv 
để phục vụ công tác phối hợp tuần tra trong 
phạm vi Tiểu khu bảo tồn biển.
+ Thực hiện tuần tra, giám sát: hoạt động 
này được thực hiện từ năm 2012, tính đến tháng 
7/2013, đã phối hợp vớ i Độ i tuầ n tra khu bảo 
tồn biển, lự c lượ ng Biên phò ng Cù Lao Chàm, 
Công an xã Tân Hiệ p thực hiện 175 lượt tuần 
tra nhằm xử lý cá c vụ vi phạ m trong Tiể u khu 
bảo tồn biển.
2. Kết quả thực thi pháp luật về bảo vệ và 
phát triển NLHS
2.1. Công tác thanh tra bảo vệ nguồn lợi 
thủy sản
2.1.1. Vi phạm quy định về kích thước mắt lưới
Kết quả khảo sát kích thước mắt lưới nhỏ 
nhất tại bộ phận tập trung cá của một số ngư cụ 
khai thác hải sản ở Quảng Nam được thể hiện 
tại bảng 1.
Bảng 1: Kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại bộ phận tập trung cá
So với các quy định hiện hành về quản lý 
khai thác và bảo vệ nguồn lợi, thì tỷ lệ vi phạm 
kích thước mắt lưới ở phần chứa cá của các 
nghề khai thác vẫn diễn ra. 
Kết quả khảo sát cho thấy, có 92,0% tàu 
cá sử dụng kích thước mắt lưới ở phần chứa 
cá nhỏ hơn quy định hiện hành. Trong đó, có 
100% tàu lưới kéo và nghề lờ dây vi phạm; 
nghề lưới mành có 36,4% tàu vi phạm; nghề 
lưới rê có 8,7% tàu vi phạm và chủ yếu tập 
trung ở các tàu làm nghề lưới rê ba lớp, công 
suất 20÷50cv.
2.1.2. Vi phạm ngư trường hoạt động
Với hơn 86,3% tàu thuyền có công suất nhỏ 
hơn 90cv, ngư trường khai thác chính của đội 
tàu ở Quảng Nam là vùng ven bờ và vùng lộng. 
Kết quả khảo sát ngư trường hoạt động của 
một số nghề khai thác hải sản ở Quảng Nam 
được thể hiện ở bảng 2.
Kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 30,0% 
tàu thuyền khai thác hải sản vi phạm quy định 
về ngư trường đánh bắt. Trong đó, có 100% tàu 
hoạt động nghề lưới kéo, lưới rê, nghề mành, 
nghề câu và nghề bẫy có công suất ≥90cv vi 
phạm ngư trường khai thác; có 100% tàu có 
công suất 20÷90cv làm nghề lưới rê và nghề 
lờ dây vi phạm ngư trường, tỷ lệ này ở nghề 
khác dao động từ 16,1% đến 75%. Các tàu có 
nhóm công suất <20cv hầu như không vi phạm 
quy định về ngư trường khai thác. Riêng nghề 
mành, có 50,0% các tàu được khảo sát vi phạm 
ngư trường, theo quy định thì các tàu này chỉ 
được khai thác ở vùng ven bờ, tuy nhiên các 
tàu này lại ra vùng lộng đánh bắt. Các tàu lưới 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101
vây tuân thủ quy định về ngư trường khai thác 
tốt nhất, có 100% tàu được khảo sát đều hoạt 
động đúng theo các vùng nước quy định.
2.2. Quan điểm của ngư dân về công tác bảo 
vệ NLHS
Ngư dân là đối tượng trực tiếp khai thác 
NLHS, do đó ngoài công tác quản lý của các 
cấp chính quyền địa phương thì việc ngư dân 
nhận thức, tham gia vào công tác bảo vệ và 
phát triển NLHS đóng vai trò vô cùng quan 
trọng. Kết quả điều tra về việc sử dụng ngư cụ 
cấm, về ngư cụ có tác động xâm hại tới nguồn 
lợi và nguyên nhân còn tồn tại việc này trong 
cộng đồng ngư dân cho thấy:
- Có 31,3% người được hỏi trả lời ở Quảng 
Nam có tình trạng sử dụng ngư cụ cấm để khai 
thác hải sản. Theo đánh giá của ngư dân có 3 
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các tàu 
vẫn sử dụng ngư cụ cấm để khai thác hải sản 
là công tác quản lý của địa phương, ý thức của 
ngư dân và do tàu của địa phương khác vào 
đánh bắt. Trong đó, có tới 50,8% ngư dân cho 
rằng việc tồn tại ngư cụ cấm là do công tác 
quản lý yếu kém của địa phương; 47,7% người 
được hỏi trả lời là do ý thức của người dân 
kém; 9,2% cho rằng do công tác tuyên truyền 
của địa phương đến người dân chưa được tốt.
- Khi được hỏi về loại ngư cụ hoạt động làm 
ảnh hưởng nhiều đến NLHS ở Quảng Nam thì 
có tới 95,1% người được hỏi cho rằng là nghề 
đăng đáy, te, xiệc; tỷ lệ ngư dân trả lời là nghề 
lưới kéo dao động từ 63,2% - 64,3%; tỷ lệ đánh 
giá nghề lờ dây là 33,5%. Chỉ có 1,1% người 
được hỏi cho rằng nghề lưới rê là nghề xâm 
hại đến NLHS nhiều mặc dù tỷ lệ tàu lưới rê vi 
phạm quy định về kích thước mắt lưới và ngư 
trường khai thác ở Quảng Nam tương đối cao.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất thực thi 
công tác bảo vệ NLHS ở Quảng Nam vẫn còn 
thiếu và hạn chế, chưa kiểm soát được hoạt 
động đánh bắt của ngư dân trên các vùng biển.
- Công tác bảo vệ nguồn lợi trong các khu 
bảo tổn biển ở Quảng Nam đã được thực hiện 
khá tốt, đặc biệt là tại khu bảo tồn Cù Lao 
Chàm, góp phần bảo vệ và phát triển NLHS 
của vùng biển Quảng Nam.
- Các văn bản, chính sách về quản lý khai 
Bảng 2: Ngư trường hoạt động của các tàu khai thác hải sản ở Quảng Nam
102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2019
thác, bảo vệ và phát triển NLHS của Nhà nước 
nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đã 
được xây dựng và ban hành khá hoàn thiện và 
đầy đủ.
- Tỷ lệ tàu thuyền vi phạm quy định về 
kích thước mắt lưới khai thác cho phép và ngư 
trường khai thác ở Quảng Nam còn khá nhiều.
- Quan điểm của ngư dân về sử dụng ngư cụ 
cấm, ngư cụ có tính xâm hại và công tác quản 
lý hoạt động khai thác của các cơ quan quản lý 
còn chưa tốt.
2. Kiến nghị
- UBND tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục đẩy 
mạnh chủ trương nâng cấp tàu thuyền khai thác 
hải sản xa bờ, hạn chế đội tàu khai thác ven bờ.
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý 
nghề khai thác hải sản, đặc biệt là các quy định 
về ngư cụ cấm, kích thước mắt lưới và ngư 
trường hoạt động của các nghề và theo nhóm 
công suất tàu.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất và tăng cường 
nhân lực cho lực lượng thanh tra thủy sản của 
địa phương.
- Nhân rộng mô hình quản lý ở khu bảo tồn 
biển Cù Lao Chàm ra các vùng biển khác, trong 
đó đề cao vai trò đồng quản lý của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Cường (2017), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản và môi trường ở vùng biển 
Quảng Nam và lân cận, Báo cáo chuyên đề, Viện nghiên cứu Hải sản.
2. Nguyễn Hữu Đại (2006), Xây dựng mô hình phục hồi và quản lý hệ sinh thái cỏ biển ở xã Tam Giang, Viện 
Hải dương học.
3. Nguyễn Văn Long (2008), Báo cáo kết quả đánh giá đa dạng sinh học và chất lượng môi trường khu Bảo 
tồn biển Cù Lao Chàm giai đoạn 2004 – 2008, Viện Hải dương học.
4. Nguyễn Văn Lục (2005), Hiện trạng nguồn lợi sinh vật đới bờ tỉnh Quảng Nam, Báo cáo chuyên đề, Viện 
Hải dương học.
5. Nguyễn Trọng Lương (2015), Nghiên cứu xây dựng mô hình chà - rạn nhân tạo nhằm khai thác bền vững và 
tái tạo nguồn lợi ven bờ tỉnh Quảng Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Trường Đại học Nha Trang.
6. Tô Văn Phương (2016), Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh 
Quảng Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo thường niên về kết quả sản xuất 
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
8. Nguyễn Trọng Thảo (2018), "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng 
Nam và lân cận", Khoa học và Công nghệ Thủy sản, (2), tr. 63-70.
9. UBND tỉnh Quảng Nam (2014), Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND, ngày 20/10/2014 về việc ban hành quy 
chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_hien_trang_bao_ve_nguon_loi_hai_san_vung.pdf