Nghiên cứu đánh giá khả năng nguồn nước ngọt sông Hậu phục vụ cấp nước cho vùng sản xuất tôm, lúa tỉnh Bạc Liêu

Tóm tắt: Mô hình trồng lúa trên nền đất nuôi tôm, gọi tắt là mô hình Tôm - Lúa đang được coi

là loại hình sản xuất bền vững ở Bạc Liêu nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Trong đó nguồn

nước ngọt cấp cho việc rửa mặn để trồng lúa là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần quyết định

đến năng suất và chất lượng của vụ lúa. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt để rửa mặn cho các vùng

này ngoài nước mưa (nước trời), còn phải phụ thuộc vào nguồn nước mặt từ sông Hậu. Trong

khuôn khổ của nghiên cứu này nhóm tác giả bước đầu đánh giá khả năng cấp ngọt từ sông Hậu

cho vùng sản xuất Tôm - Lúa tỉnh Bạc Liêu thông qua kết quả mô phỏng bài toán thành phần

nguồn nước xét ở trường hợp hiện trạng và khi đã xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé.

Từ khóa: Nguồn nước ngọt sông Hậu, hệ thống thủy lợi, tôm - lúa, Bạc Liêu

pdf 9 trang Bích Ngọc 05/01/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá khả năng nguồn nước ngọt sông Hậu phục vụ cấp nước cho vùng sản xuất tôm, lúa tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá khả năng nguồn nước ngọt sông Hậu phục vụ cấp nước cho vùng sản xuất tôm, lúa tỉnh Bạc Liêu

Nghiên cứu đánh giá khả năng nguồn nước ngọt sông Hậu phục vụ cấp nước cho vùng sản xuất tôm, lúa tỉnh Bạc Liêu
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 41 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGUỒN NƯỚC NGỌT 
SÔNG HẬU PHỤC VỤ CẤP NƯỚC CHO VÙNG 
SẢN XUẤT TÔM - LÚA TỈNH BẠC LIÊU 
Nguyễn Đình Vượng, Huỳnh Ngọc Tuyên, Lê Văn Thịnh 
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 
Nguyễn Quang Phi 
 Trường Đại học Thủy lợi 
Tóm tắt: Mô hình trồng lúa trên nền đất nuôi tôm, gọi tắt là mô hình Tôm - Lúa đang được coi 
là loại hình sản xuất bền vững ở Bạc Liêu nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Trong đó nguồn 
nước ngọt cấp cho việc rửa mặn để trồng lúa là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần quyết định 
đến năng suất và chất lượng của vụ lúa. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt để rửa mặn cho các vùng 
này ngoài nước mưa (nước trời), còn phải phụ thuộc vào nguồn nước mặt từ sông Hậu. Trong 
khuôn khổ của nghiên cứu này nhóm tác giả bước đầu đánh giá khả năng cấp ngọt từ sông Hậu 
cho vùng sản xuất Tôm - Lúa tỉnh Bạc Liêu thông qua kết quả mô phỏng bài toán thành phần 
nguồn nước xét ở trường hợp hiện trạng và khi đã xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé. 
Từ khóa: Nguồn nước ngọt sông Hậu, hệ thống thủy lợi, tôm - lúa, Bạc Liêu 
Summary: The model of rice cultivation on shrimp cultured land, called the Rice-Shrimp 
farming model, is considered as a sustainable production model on the Bac Lieu province in 
particular and Mekong River Delta provinces in general. In this, the freshwater supply for salt 
washing for rice cultivation is very important, contributing to the productivity and quality of the 
rice crop. However, the source of freshwater for salt washing of these areas in addition to 
rainwater, also depends on surface water from the Hau River. In this study, the authors initially 
assessed the ability to supply freshwater from the Hau River for the production Rice-Shrimp 
farming region in Bac Lieu province through the simulation of the water resource composition in 
the present case and after sewers Cai Lon, Cai Be were built case. 
Keywords: freshwater source of Hau River, irrigation system, Rice-Shrimp, Bac Lieu. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Bạc Liêu là tỉnh đứng thứ 3 về diện tích nuôi 
tôm kết hợp trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu 
Long. Thời gian qua, diện tích sản xuất Tôm – 
Lúa tại Bạc Liêu tăng rất nhanh, từ 5.851 ha 
năm 2011 lên đến gần 30.000 ha năm 2016. 
Hình thức nuôi tôm trên nền đất trồng lúa cho 
năng suất bình quân 300 - 400 kg/ha, mang lại 
lợi nhuận khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/năm, 
Ngày nhận bài: 20/6/2017 
Ngày thông qua phản biện: 24/8/2017 
Ngày duyệt đăng: 26/9/2017 
vượt trội hơn hẳn so với trồng lúa truyền 
thống. Thực tế cho thấy, mô hình Tôm - Lúa 
tuy đạt hiệu quả kinh tế, nhưng lại bị phụ 
thuộc vào tự nhiên. Vùng canh tác Tôm - Lúa 
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hầu hết nằm ở cuối 
nguồn nước ngọt nên sản xuất lúa trên đất nuôi 
tôm chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa và một 
phần nước ngọt từ sông Hậu. 
Có thể nói nguồn nước ngọt đóng vai trò rất 
quan trọng cho mô hình Tôm - Lúa, tuy nhiên 
thực tế hiện nay hầu hết các địa phương trong 
tỉnh đều phải phụ thuộc vào nước mưa nên 
không chủ động được nguồn nước ngọt trong 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 42 
sản xuất. Một vấn đề đang rất được quan tâm 
đó là ngoài nước mưa thì nguồn nước ngọt trên 
sông Hậu có khả năng cấp để rửa mặn cho 
vùng trồng lúa trên đất nuôi tôm của tỉnh Bạc 
Liêu hay không và phạm vi được đến đâu? 
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi 
bước đầu đánh giá khả năng cấp ngọt từ sông 
Hậu cho tỉnh Bạc Liêu thông qua tính toán 
thành phần nước ngọt, áp dụng lý thuyết lan 
truyền các thành phần nguồn nước kết hợp với 
mô hình thủy động lực 1 chiều (Mike11) nhằm 
làm rõ phân bố nguồn nước ngọt trên kênh 
rạch ở Bạc Liêu, đây là cơ sở đề xuất các thời 
điểm bổ sung nguồn nước ngọt từ sông Hậu 
cho các vùng sản xuất Tôm - Lúa của tỉnh. 
Nghiên cứu này kế thừa và phát triển phương 
pháp luận tính toán mô phỏng sự lan truyền 
các thành phần nguồn nước, trong đó có thành 
phần nước ngọt (từ sông Hậu) của đề tài [4] và 
[5]. Bài toán được phân tích trên 2 kịch bản 
tính toán nhằm làm rõ sự thay đổi nguồn ngọt 
trong điều kiện hiện trạng khi chưa xây dựng 
cống Cái Lớn, Cái Bé và trường hợp đã xây 
dựng hệ thống cống Cái Lớn, Cái Bé kiểm soát 
mặn biển Tây. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Các phương pháp chính sẽ được sử dụng trong 
nghiên cứu này như sau : 
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, 
số liệu về nguồn nước, đặc điểm khí tượng 
thủy văn, từ kết quả nghiên cứu của các đề 
tài, dự án đã thực hiện vùng Bán đảo Cà Mau 
và trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; 
- Phương pháp điều tra, thu thập tổng hợp tài 
liệu: Trong quá trình nghiên cứu đã tiến hành 
điều tra, thu thập các tài liệu về địa hình, 
nguồn nước, khí tượng thủy văn, dòng chảy, 
phục vụ công tác tính toán nguồn nước ngọt; 
- Phương pháp mô hình toán: Áp dụng lý 
thuyết lan truyền các thành phần nguồn nước 
kết hợp với phần mềm thủy lực 1 chiều (MIKE 
11) để tính toán lan truyền nguồn nước ngọt từ 
sông Hậu về vùng nghiên cứu [1],[2],[3]; 
- Ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) và các 
phần mềm chuyên ngành để hệ thống hoá và 
số hoá bản đồ, các dữ liệu và kết quả tính toán 
nguồn nước ngọt. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Hiện trạng mô hình sản xuất Tôm - Lúa 
ở Bạc Liêu 
Mô hình Tôm - Lúa của tỉnh Bạc Liêu đã có từ 
hơn 30 năm nay nhưng phát triển khá mạnh từ 
năm 2011 với 5.851 ha. Diện tích đã tăng 
nhanh qua các năm và hiện nay tập trung chủ 
yếu ở các huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá 
Rai và Vĩnh Lợi. 
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT 
tỉnh Bạc Liêu [6]: Năm 2016, kế hoạch sản 
xuất lúa trên đất nuôi tôm ban đầu 29.457 ha, 
diện tích thực tế cho thu hoạch là 31.328 ha, 
đạt 106,35% kế hoạch; Trong đó: Diện tích 
sản xuất của các huyện, thị xã: Vĩnh Lợi 101 
ha, Phước Long 9.045 ha, Hồng Dân 21.617 
ha và Thị xã Giá Rai 565 ha, lợi nhuận bình 
quân 10.072.000 đồng/ha, đạt 66,6 % so với 
đầu tư. 
Kế hoạch mở rộng diện tích lúa trên đất nuôi 
tôm năm 2016 là 3.835 ha, thực hiện 2.603 
ha, trong đó: Các huyện Hồng Dân kế hoạch 
1.500 ha, thực hiện 1.500 ha đạt 100% kế 
hoạch; Phước Long kế hoạch 719 ha, thực 
hiện 437 ha đạt 60,78% kế hoạch; Thị xã Giá 
Rai kế hoạch 1.453 ha, thực hiện 565 ha đạt 
38,89% kế hoạch; Vĩnh Lợi kế hoạch 163 ha, 
thực hiện 101 ha đạt 61,96%. Trong năm 
2017, dự kiến kế hoạch mở rộng diện tích 
lúa trên đất tôm là 1.270 ha trong đó huyện 
Vĩnh Lợi 99 ha, Phước Long 283 ha và thị 
xã Giá Rai 888 ha. 
Mô hình sản xuất lúa trên nền đất nuôi tôm 
được xem là mô hình khá bền vững, bởi ngoài 
việc tự túc được lương thực tại chỗ thì cây lúa 
còn có khả năng cải tạo môi trường rất hiệu 
quả, có thể hấp thu các chất độc hại và cách ly 
mầm bệnh cho vụ tôm nuôi kế tiếp, những phế 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 43 
phẩm của cây lúa (rơm, rạ...) khi phân hủy sẽ 
tạo thành nguồn thức ăn tự nhiên giúp cho tôm 
phát triển tốt, vì thế trồng lúa trên đất nuôi tôm 
là rất cần thiết và có hiệu quả cao cho các vụ 
nuôi tôm ở Bạc Liêu. Ngoài ra, khâu rửa mặn 
để canh tác lúa trên vùng nuôi tôm cũng góp 
phần hạn chế quá trình mặn hóa, kéo dài tuổi 
thọ sử dụng đất. 
3.2. Kịch bản tính toán mô phỏng 
Bảng 1: Các kịch bản tính toán 
Đặc điểm của kịch bản Kịch 
bản Hạ tầng thủy lợi (PA) Nhu cầu nước Điều kiện biên 
KB1 PA1= Hiện trạng 2013 Hiện trạng 2013 Năm 2005 
KB2 PA2 = PA1 + cống Cái Lớn, Cái Bé Hiện trạng 2013 Năm 2005 
3.3. Kết quả tính toán mô phỏng lan truyền 
nguồn nước ngọt 
Kết quả tính toán mô phỏng khả năng lan truyền 
thành phần nước mặt ngọt (biểu thị theo tỷ lệ %) 
từ sông Hậu đến tỉnh Bạc Liêu được thể hiện từ 
Bảng 2 đến Bảng 5 và từ Hình 1 đến Hình 10. 
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 4 
Tỷ lệ phần trăm so với diện tích (%) 
TT Thành phần nước ngọt (%) KB1 KB2 
1 0 14,59 11,64 
2 0-5 24,93 23,20 
3 5-10 7,51 9,69 
4 10-20 7,13 9,25 
5 20-40 7,32 9,61 
6 40-60 5,43 6,32 
7 60-80 7,20 4,89 
8 80-100 25,89 25,39 
Tổng 100,00 100,00 
Kết quả tính toán lan truyền nguồn nước ngọt 
tháng 4 cho thấy: Trong trường hợp điều kiện 
biên là năm 2005, khi chưa xây dựng cống Cái 
Lớn, Cái Bé thì tỷ lệ % nguồn nước ngọt lớn 
hơn 40% từ sông Hậu về tỉnh Bạc Liêu chiếm 
45% diện tích toàn tỉnh. Khi đã xây dựng cống 
Cái Lớn, Cái Bé thì tỷ lệ % nguồn nước ngọt 
lớn hơn 40% từ sông Hậu về tỉnh Bạc Liêu 
cũng chỉ chiếm 46% diện tích toàn tỉnh, xem 
Hình 1. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 44 
Hình 15: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 4 
31-3-2005 2-4-2005 4-4-2005 6-4-2005 8-4-2005 10-4-2005 12-4-2005 14-4-2005 16-4-2005 18-4-2005 20-4-2005 22-4-2005 24-4-2005 26-4-2005
25.6
25.8
26.0
26.2
26.4
26.6
26.8
27.0
27.2
27.4
27.6
27.8
28.0
28.2
28.4
28.6
28.8
29.0
29.2
29.4
29.6
29.8
30.0
30.2
30.4
30.6
[g/l] Time Series Concentration Concentration
QUANLOPHUNGHIEP 92400.00 SAL
- Độ mặn nhỏ nhất 
tháng 4 trên kênh 
QL_PH (đầu kênh 
Huyền Sử 3) 25,7 g/l.
Hình 16: Diễn biến độ mặn trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp (đầu kênh Láng Trâm) tháng 4- KB1 
31-3-2005 2-4-2005 4-4-2005 6-4-2005 8-4-2005 10-4-2005 12-4-2005 14-4-2005 16-4-2005 18-4-2005 20-4-2005 22-4-2005 24-4-2005 26-4-2005 28-4-2005 30-4-2005
25.4
25.6
25.8
26.0
26.2
26.4
26.6
26.8
27.0
27.2
27.4
27.6
27.8
28.0
28.2
28.4
28.6
28.8
29.0
29.2
29.4
29.6
29.8
30.0
30.2
[g/l] Time Series Concentration Concentration
QUANLOPHUNGHIEP 81400.00 SAL
- Độ mặn nhỏ nhất 
tháng 4 trên kênh 
QL_PH (đầu kênh 
QL_GR) 25,6 g/l.
Hình 17: Diễn biến độ mặn trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp (đầu kênh Quản Lộ-Giá Rai) tháng 4 - KB1 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 45 
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 5 
Tỷ lệ phần trăm so với diện tích (%) 
TT Thành phần nước ngọt (%) KB1 KB2 
1 0 11,69 11,57 
2 0-5 23,14 23,28 
3 5-10 9,61 9,68 
4 10-20 9,22 9,25 
5 20-40 9,59 9,65 
6 40-60 6,43 6,33 
7 60-80 4,93 4,86 
8 80-100 25,39 25,39 
Tổng 100,00 100,00 
Kết quả tính toán lan truyền nguồn nước ngọt 
tháng 5 cho thấy: Trong trường hợp điều kiện 
biên là năm 2005, khi chưa xây dựng cống 
Cái Lớn, Cái Bé thì tỷ lệ % nguồn nước ngọt 
lớn hơn 40% từ sông Hậu đến tỉnh Bạc Liêu 
chiếm 46% diện tích toàn tỉnh. Khi đã xây 
dựng cống Cái Lớn, Cái Bé thì % nguồn nước 
ngọt lớn hơn 40% từ sông Hậu đến tỉnh Bạc 
Liêu cũng chỉ chiếm 46,5% diện tích toàn 
tỉnh, xem Hình 4. 
Hình 18: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 5 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 46 
30-4-2005 2-5-2005 4-5-2005 6-5-2005 8-5-2005 10-5-2005 12-5-2005 14-5-2005 16-5-2005 18-5-2005 20-5-2005 22-5-2005 24-5-2005 26-5-2005 28-5-2005 30-5-2005 1-6-2005
25.0
25.5
26.0
26.5
27.0
27.5
28.0
28.5
29.0
29.5
30.0
30.5
31.0
[g/l] Time Series Concentration Concentration
QUANLOPHUNGHIEP 92400.00 SAL
- Độ mặn nhỏ nất 
tháng 5 trên kênh 
QL_PH (đầu kênh 
Huyền Sử 3) 25g/l.
Hình 19: Diễn biến độ mặn trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp (đầu kênh Huyền Sử 3) 
 tháng 5 – KB1 
2-5-2005 4-5-2005 6-5-2005 8-5-2005 10-5-2005 12-5-2005 14-5-2005 16-5-2005 18-5-2005 20-5-2005 22-5-2005 24-5-2005 26-5-2005 28-5-2005 30-5-2005
20.5
21.0
21.5
22.0
22.5
23.0
23.5
24.0
24.5
25.0
25.5
26.0
26.5
27.0
27.5
28.0
28.5
29.0
29.5
30.0
30.5
31.0
[g/l] Time Series Concentration Concentration
QUANLOPHUNGHIEP 81400.00 SAL
- Độ mặn nhỏ nhất 
tháng 4 trên kênh 
QL_PH (đầu kênh 
QL_GR) 20.5 g/l.
Hình 20: Diễn biến độ mặn trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp (đầu kênh Quản Lộ-Giá Rai) 
tháng 5 – KB1 
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 6 
Tỷ lệ phần trăm so với diện tích (%) 
TT Thành phần nước ngọt (%) KB1 KB2 
1 0 20,94 20,51 
2 0-5 18,02 18,11 
3 5-10 8,02 8,06 
4 10-20 8,93 8,97 
5 20-40 11,55 11,30 
6 40-60 9,71 9,61 
7 60-80 20,47 20,53 
8 80-100 2,36 2,91 
Tổng 100,00 100,00 
Kết quả tính toán lan truyền nguồn nước ngọt 
tháng 6 cho thấy: Trong trường hợp điều kiện 
biên là năm 2005, khi chưa xây dựng cống 
Cái Lớn, Cái Bé thì % nguồn nước ngọt lớn 
hơn 40% từ sông Hậu đến tỉnh Bạc Liêu 
chiếm 44% diện tích toàn tỉnh. Khi đã xây 
dựng cống Cái Lớn, Cái Bé thì % nguồn nước 
ngọt lớn hơn 40% từ sông Hậu đến tỉnh Bạc 
Liêu cũng chỉ chiếm 44,6% diện tích toàn 
tỉnh, xem Hình 7. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 47 
Hình 21: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 6 
30-5-2005 1-6-2005 3-6-2005 5-6-2005 7-6-2005 9-6-2005 11-6-2005 13-6-2005 15-6-2005 17-6-2005 19-6-2005 21-6-2005 23-6-2005 25-6-2005 27-6-2005 29-6-2005
19.0
19.5
20.0
20.5
21.0
21.5
22.0
22.5
23.0
23.5
24.0
24.5
25.0
25.5
26.0
26.5
27.0
27.5
28.0
28.5
29.0
29.5
30.0
30.5
31.0
[g/l] Time Series Concentration Concentration
QUANLOPHUNGHIEP 92400.00 SAL
- Độ mặn nhỏ nhất 
tháng 6 trên kênh 
QL_PH (đầu kênh 
Huyền Sử 3) 
18,5g/l.
Hình 22: Diễn biến độ mặn trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp (đầu kênh Huyền Sử 3) 
tháng 6 – KB1 
1-6-2005 3-6-2005 5-6-2005 7-6-2005 9-6-2005 11-6-2005 13-6-2005 15-6-2005 17-6-2005 19-6-2005 21-6-2005 23-6-2005 25-6-2005 27-6-2005 29-6-2005
6.0
8.0
10.0
12.0
14.0
16.0
18.0
20.0
22.0
24.0
26.0
28.0
30.0
[g/l] Time Series Concentration Concentration
QUANLOPHUNGHIEP 81400.00 SAL
- Độ mặn tháng 4 
trên kênh QL_PH 
(đầu kênh QL_GR) 
5g/l (vào cuối tháng 
6).
Hình 23: Diễn biến độ mặn trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp 
(đầu kênh đầu kênh Quản Lộ-Giá Rai) tháng 6 – KB1 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 48 
Bảng 5: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 7 
Tỷ lệ phần trăm so với diện tích (%) TT Thành phần nước ngọt (%) KB1 KB2 
1 0 1,52 5,07 
2 0-5 8,21 6,84 
3 5-10 5,07 5,27 
4 10-20 9,77 9,44 
5 20-40 11,00 9,31 
6 40-60 15,08 11,95 
7 60-80 15,54 13,09 
8 80-100 33,80 39,02 
Tổng 100,00 100,00 
Kết quả tính toán lan truyền nguồn nước ngọt 
tháng 7 cho thấy: Trong trường hợp điều kiện 
biên là năm 2005, khi chưa xây dựng cống Cái 
Lớn, Cái Bé thì tỷ lệ % nguồn nước ngọt lớn 
hơn 40% từ sông Hậu đến tỉnh Bạc Liêu chiếm 
75% diện tích toàn tỉnh. Khi đã xây dựng cống 
Cái Lớn, Cái Bé thì % nguồn nước ngọt lớn 
hơn 40% từ sông Hậu đến tỉnh Bạc Liêu chiếm 
75,6% diện tích toàn tỉnh, xem Hình 10. 
Hình 24: Phân bố tỷ lệ thành phần nước ngọt sông Hậu lớn nhất tháng 7 
4. KẾT LUẬN 
Từ kết quả tính toán trên có thể thấy rằng: 
trong thời điểm hiện trạng khả năng cấp ngọt 
cho các huyện sản xuất Tôm – Lúa ở Hồng 
Dân, Giá Rai từ nguồn nước sông Hậu sẽ là rất 
khó khăn, do đó nguồn nước để rửa mặn trồng 
lúa cho vùng này chủ yếu là nước mưa. 
Vào tháng 4, tháng 5 hoàn toàn không có khả 
năng dùng nước ngọt sông Hậu để rửa mặn 
trồng lúa. Tuy nhiên vào cuối tháng 6 (28/6-
10/7) độ mặn trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp 
giảm mạnh (5-8g/l) nên có thể dùng nước trên 
kênh để pha loãng nước mặn trong vuông tôm 
(rửa giai đoạn đầu). Từ giữa tháng 7 đến tháng 
8 hoàn toàn có thể dùng nước ngọt từ sông 
Hậu qua các hệ thống kênh Quản Lộ - Giá Rai, 
kênh Phó Sinh, Phó Sinh 2 để rửa mặn ở giai 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 40 - 2017 49 
đoạn sau cho một số xã thuộc huyện Phước 
Long, Hồng Dân nằm dọc theo trục kênh Quản 
Lộ - Phụng Hiệp, một số xã thuộc huyện Giá 
Rai (Phong Thạnh A, Phong Thạnh, một phần 
Phong Tân, một phần xã An Trạch). 
Các vùng trồng lúa trên nền đất nuôi tôm chủ 
yếu tập trung ở các huyện: Giá Rai, Phước 
Long, Hồng Dân. Thành phần nước ngọt từ 
sông Hậu về các huyện này là khá ít trừ một số 
xã thuộc huyện Phước Long, Hồng Dân nằm 
dọc theo trục kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp 
(thành phần nước ngọt từ sông Hậu về 20-
70%) nên có thể dùng nước ngọt trên kênh 
rạch để rửa mặn. Đối với huyện Giá Rai thành 
phần nước ngọt từ sông Hậu về cũng tương đối 
thấp (ngoại trừ vùng ngọt hóa từ xã Phong Tân 
dọc theo Quốc lộ 1A về phía Bắc), tuy nhiên 
cũng có một số xã có khả năng dùng nước mặt 
để rửa mặn như xã Phong Thạnh A, xã Phong 
Thạnh và một phần xã An Trạch (thành phần 
nước ngọt từ sông Hậu về 10-30%). 
Cần thấy rằng với sự gia tăng về diện tích cũng 
như hiện tượng tăng vụ đang phát triển tại nhiều 
nơi thuộc vùng ngọt của Tp. Cần Thơ, các tỉnh 
Hậu Giang và Sóc Trăng thì nguồn nước ngọt 
của sông Hậu sẽ càng khó khăn hơn trong việc 
mong muốn đưa nguồn nước này về phía Bạc 
Liêu, cùng với thực trạng hệ thống kênh rạch 
chuyển nước hiện nay (bị bồi lắng, thu hẹp dòng 
chảy) thì khả năng cấp ngọt cho vùng sản xuất 
Tôm - Lúa ở Bạc Liêu sẽ ngày càng khó khăn 
hơn, dẫn chứng cụ thể cho vấn đề này là việc 
nước mặn 9-10 g/l đã có thời điểm lên tới Ngã 
Năm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Vì vậy 
một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất hiện 
nay là ngoài việc đẩy mạnh mở rộng các hệ 
thống dẫn ngọt thuộc hệ thống kênh KH (kênh 
nối sông Hậu với sông Cái Lớn), cần thiết phải 
nạo vét, mở rộng trục Quản Lộ - Phụng Hiệp 
nhằm góp phần bảo đảm sản xuất hiệu quả và 
bền vững cho tỉnh Bạc Liêu, trong đó nạo vét 
kênh trục và hệ thống nội đồng có nhiệm vụ rửa 
mặn trồng lúa cho diện tích vùng canh tác Lúa - 
Tôm của tỉnh, nhiệm vụ này có thể vẫn có giá trị 
ngay cả khi đã xây dựng cống ngăn mặn Cái 
Lớn và Cái Bé. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Ân Niên và Tăng Đức Thắng (2003), “Tính toán các thành phần nguồn nước – một 
công cụ mới đa năng phục vụ quản lý tổng hợp nguồn nước và môi trường”, Tuyển tập kết 
quả KHCN Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam năm 2003, TP. Hồ Chí Minh. 
[2]. Tăng Đức Thắng (2002), Nghiên cứu hệ thống thủy lợi chịu nhiều nguồn nước tác động – Ví 
dụ ứng dụng cho ĐBSCL và Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Viện Khoa học Thủy lợi miền 
Nam, TP. Hồ Chí Minh. 
[3]. Tăng Đức Thắng (2006), “Một vài kết quả tính toán sự lan truyền thành phần nước Sông 
Hậu trong vùng bán đảo Cà Mau”, Tuyển tập kết quả KHCN Viện Khoa học Thủy lợi Miền 
Nam năm 2005, TP. Hồ Chí Minh. 
[4]. Tăng Đức Thắng (Chủ nhiệm, 2009-2013), Đề tài Độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu giải 
pháp thủy lợi phục vụ phát triển bền vững vùng Bán đảo Cà Mau, Viện Khoa học Thủy Lợi 
miền Nam, TP. Hồ Chí Minh. 
[5]. Nguyễn Đình Vượng (Chủ nhiệm, 2009-2012), Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất quy trình 
rửa mặn phục hồi vùng đất bị nhiễm mặn do nuôi trồng thủy sản thuộc 2 tỉnh Bạc Liêu và 
Cà Mau, Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam, TP. Hồ Chí Minh. 
[6]. Sở Nông nghiệp & PTNT Bạc Liêu (2016). Báo cáo tổng kết mở rộng mô hình lúa trên đất 
nuôi tôm năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_kha_nang_nguon_nuoc_ngot_song_hau_phuc_v.pdf