Nghiên cứu giải pháp cấp nước phục vụ nuôi tôm nước lợ vùng ven biển Nam Trung Bộ

Tóm tắt: Nuôi tôm nước lợ là sinh kế quan trọng đối với người dân ven biển vùng Nam Trung Bộ nhờ

điều kiện nuôi phù hợp và diện tích nuôi tiềm năng lớn. Tuy nhiên, tình hình phát triển của ngành

chưa tương xứng với tiềm năng do hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước còn yếu kém. Nghiên cứu này sẽ

tổng hợp và đánh giá hiện trạng hạ tầng cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải trong các vùng nuôi

tôm nước lợ ven biển Nam Trung Bộ, tính toán cân bằng nước và đề xuất giải pháp tạo nguồn cấp

nước, giải pháp kỹ thuật về hạ tầng cấp nước cho các phân vùng nuôi. Kết quả tính toán là cơ sở để

xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi cấp nước trong vùng cũng như kế hoạch đầu tư về hạ tầng nuôi

tôm cho từng vùng nuôi, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định sinh kế cho nhân dân.

Từ khóa: Cấp nước, cân bằng nước, Nam Trung Bộ, nuôi tôm nước lợ.

pdf 9 trang Bích Ngọc 06/01/2024 1380
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giải pháp cấp nước phục vụ nuôi tôm nước lợ vùng ven biển Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giải pháp cấp nước phục vụ nuôi tôm nước lợ vùng ven biển Nam Trung Bộ

Nghiên cứu giải pháp cấp nước phục vụ nuôi tôm nước lợ vùng ven biển Nam Trung Bộ
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 58 
BÀI BÁO KHOA HỌC 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC PHỤC VỤ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ 
VÙNG VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ 
Nguyễn Văn Mạnh1, Đặng Thị Kim Nhung1, Trần Đình Dũng1, Lê Quang Hưng2 
Tóm tắt: Nuôi tôm nước lợ là sinh kế quan trọng đối với người dân ven biển vùng Nam Trung Bộ nhờ 
điều kiện nuôi phù hợp và diện tích nuôi tiềm năng lớn. Tuy nhiên, tình hình phát triển của ngành 
chưa tương xứng với tiềm năng do hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước còn yếu kém. Nghiên cứu này sẽ 
tổng hợp và đánh giá hiện trạng hạ tầng cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải trong các vùng nuôi 
tôm nước lợ ven biển Nam Trung Bộ, tính toán cân bằng nước và đề xuất giải pháp tạo nguồn cấp 
nước, giải pháp kỹ thuật về hạ tầng cấp nước cho các phân vùng nuôi. Kết quả tính toán là cơ sở để 
xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi cấp nước trong vùng cũng như kế hoạch đầu tư về hạ tầng nuôi 
tôm cho từng vùng nuôi, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định sinh kế cho nhân dân. 
Từ khóa: Cấp nước, cân bằng nước, Nam Trung Bộ, nuôi tôm nước lợ. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG* 
Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng 
Nam Trung Bộ khoảng 14.500 ha (năm 2017), 
trong đó diện tích nuôi vùng ảnh hưởng triều 
(chủ yếu là bán thâm canh) chiếm 81% diện tích 
và phân bố chủ yếu tại các tỉnh có nhiều đầm 
phá cửa sông như Quảng Nam, Bình Định, Phú 
Yên, Khánh Hòa. Nuôi tôm vùng không ảnh 
hưởng triều (vùng cát, chủ yếu là thâm canh) 
chiếm khoảng 19% diện tích nuôi trong vùng, 
trong đó diện tích nuôi tôm thương phẩm chiếm 
khoảng 16% và diện tích nuôi tôm giống chiếm 
khoảng 3%. Nuôi trồng thủy sản giống tập trung 
trên 90% tại địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Bình 
Thuận với rất nhiều doanh nghiệp thủy sản 
giống lớn cung cấp lượng thủy sản giống cho 
khắp cả nước. Dự kiến đến năm 2030 diện tích 
nuôi khoảng 13.335 ha, trong đó có 3.075 ha 
nuôi vùng cát chủ yếu là nuôi thâm canh và siêu 
thâm canh, 746 ha nuôi con giống và 9.514 ha 
nuôi vùng ảnh hưởng triều, diện tích nuôi giảm 
chủ yếu tại một số vùng phát triển du lịch như 
Hội An, Nha Trang, Cam Ranh. 
Hiện tại có tới trên 95%các vùng nuôi tôm 
nước lợ tập trung thuộc vùngNam Trung Bộ chưa 
1 Viện Quy hoạch Thủy lợi 
2 Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi 
xây dựng được hệ thống cấp nước ngọt, một số 
nguồn đã và đang cấp nước ngọt thì phụ thuộc vào 
hệ thống kênh tưới tiêu cho nông nghiệp. Bên 
cạnh đó, các công trình thủy lợi cấp nước khi xây 
dựng hầu như chưa xem xét, tính toán đến nhu cầu 
cấp nước ngọt cho nuôi tôm nước lợ ven biển. Do 
tình trạng thiếu nước ngọt nên các vùng nuôi tôm 
thương phẩm thường không thể tuân thủ theo quy 
trình nuôi khuyến cáo, làm cho năng suất, chất 
lượng tôm thịt hạn chế. Đối với các vùng nuôi con 
giống, chủ yếu sử dụng nước ngọt từ nguồn nước 
ngầm, trong điều kiện hạn hán thiếu nước hầu hết 
phải sản xuất cầm chừng, một số hộ nuôi phải 
mua nước ngọt từ các hệ thống cấp nước sinh hoạt 
với giá nước kinh doanh để phục vụ sản xuất con 
giống, chi phí phát sinh đã đẩy giá thành sản phẩm 
con giống đầu ra lên cao. 
Hạ tầng cấp nước trong các khu nuôi:VùngNam 
Trung Bộ đã xây dựng được khoảng 2.998 công 
trình thủy lợi các loại: 494 hồ, 1.705 đập dâng và 
799 trạm bơm (Đặng Thị Kim Nhung, 2015). Theo 
số liệu trong năm năm gần đây cho thấy chỉ có rất ít 
công trình thủy lợi kết hợp cấp nước cho nuôi trồng 
thủy sản, với diện tích khoảng 815 ha. Do các công 
trình cấp nước chủ yếu phục vụ tưới và kết hợp cấp 
nước nuôi trồng thủy sản nên lịch cấp nước cho thủy 
sản phụ thuộc theo lịch thời vụ tưới, kết cấu công 
trình dẫn nước cũng thô sơ với phần lớn kênh tấm lát 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 59 
bê tông, kênh đất hở chạy qua nhiều khu vực đông 
dân cư, công nghiệp và nông nghiệp nên thường bị xả 
thải trực tiếp vào kênh làm cho nguồn nước bị ô 
nhiễm nặng, không đảm bảo chất lượng cho nuôi 
trồng thủy sản nước lợ, đặc biệt là nuôi tôm, mặt khác 
vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ thường nằm sát 
biển, xa công trình thủy lợi và do đặc điểm địa hình 
vùng Nam Trung Bộ, vùng sát biển thường có các doi 
cát, cồn cát, nên việc đưa nguồn nước đến các vùng 
nuôi trồng gặp nhiều khó khăn. 
Hình 1. Bản đồ vùng nuôi thủy sản ven biển 
Nam Trung Bộ, các hình thức nuôi hiện trạng 
và quy hoạch (Đặng Thị Kim Nhung, nnk 2018). 
Đối với vùng tôm giống, nguồn nước ngọt 
cung cấp cho các cơ sở sản xuất là từ nước 
ngầm. Nhìn chung, đặc thù là tất cả các khu 
nuôi đều đang chi phí rất lớn cho nguồn nước 
ngọt, hơn nữa việc cấp nước thường không liên 
tục và chưa đảm bảo về chất lượng. 
Đối với hạ tầng cấp nước mặn, các ao nuôi 
thường tự lấy nước biển vào khu nuôi theo hình 
thức đặt ống bơm trực tiếp từ biển vào ao xử lý. 
Các hộ nuôi theo hình thức thâm canh, siêu 
thâm canh khu vực phía trong cũng thường tự 
đầu tư hệ thống riêng độc lập do phát triển tự 
phát,nên phần nào làm lãng phí nguồn lực 
chung. Cấp nước mặn tập trung đã từng được 
nghiên cứu và triển khai xây dựng cho vùng 
nuôi Ninh Phước, tuy nhiên việc áp dụng hình 
thức kênh bê tông hở, đi qua nhiều khu dân cư, 
thiếu hệ thống phân phối thích hợp, quy trình 
vận hành cấp nước chưa phù hợp dẫn đến nguồn 
nước ô nhiễm, không thuận tiện nên người dân 
hoàn toàn không sử dụng. 
Đối với vùng nuôi quảng canh cải tiến, bán 
thâm canh tại các khu vực cửa sông, đầm phá, 
nước mặn lấy qua hệ thống kênh đất với tỷ lệ 
gần 100%, đây cũng là những tuyến kênh vừa 
cấp nước vừa tiêu nước thải. 
Việc phát triển nóng và tự phát các khu nuôi 
tôm ven biển đã vượt quá khả năng đầu tư phát 
triển hạ tầng cấp nước, khả năng phục hồi của 
nguồn nước ngầm và khả năng tự làm sạch tự 
nhiên của hệ sinh thái trong vùng. Ngoài ra việc 
phát triển này cũng dẫn đến việc phá vỡ hiện 
trạng hạ tầng hiện có, người nuôi đã cải tạo, 
bơm hút bùn thải bừa bãi, lấn chiếm bờ kênh 
tiêu làm cho lòng kênh bị thu hẹp đáng kể, đã 
làm giảm năng lực cấp thoát nước của hệ thống 
so với thiết kế ban đầu và đang gây ô nhiễm 
nghiêm trọng. 
Từ thực tiễn yếu kém về cơ sở hạ tầng tạo 
nguồn cấp nước mặn ngọt, hạ tầng phân phối 
nước, hạ tầng thu gom và xử lý nước thải trong 
nuôi tôm nước lợ ven biển, bài báo này dựa trên 
cơ sở kết quả tính toán phân vùng khu nuôi sẽ 
tính toán đánh giá cân bằng nước của từng vùng 
nuôi, đề xuất các giải pháp tạo nguồn cấp nước 
ngọt và tính toán đề xuất các giải pháp kỹ thuật 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 60 
hạ tầng về cấp thoát nước cho các khu nuôi được 
phân vùng (Đặng Thị Kim Nhung, nnk 2018). 
2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Phương pháp đo đạc chất lượng nước 
Khảo sát chất lượng nước được thực hiện nhằm 
đánh giá khả năng cấp nước đảm bảo chất lượng 
nước mặn, ngọt cho các vùng điển hình nuôi tôm 
thương phẩm Ninh Lộc tỉnh Khánh Hòa và nuôi 
con giống vùng Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận. Tổng 
số vị trí lấy nước là lấy tại 6 vị trí, bao gồm 1 vị trí 
nguồn nước ngọt và 2 vị trí nguồn nước mặn, mỗi 
ngày lấy 2 mẫu đỉnh triều và chân triều, tổng cộng 
180 mẫu. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm 08 chỉ 
tiêu: Nhiệt độ; pH; Oxy hoà tan (DO); Độ kiềm; 
Độ trong; Độ mặn; NH3; H2S. 
Áp dụng quy trình lấy mẫu theo TCVN 
6663-1:2011. Mẫu nước lấy ở độ sâu 0,6H tại 
giữa dòng, nơi có dòng chảy ổn định. Số lượng 
nước lấy cho từng loại mẫu đảm bảo đầy đủ 
phân tích các chỉ tiêu dự kiến, các vị trí lấy mẫu 
đều có mô tả hiện trường khi lấy mẫu. Đo đạc 
một số chỉ tiêu: Nhiệt độ, DO, pH, độ mặn, độ 
đục ngoài hiện trường. Mẫu được bảo quản 
bằng hoá chất hoặc được làm lạnh phù hợp với 
các chỉ tiêu phân tích. 
2.2. Phương pháp định hướng giải pháp 
tạo nguồn nước 
Tính toán định hướng giải pháp tạo nguồn 
nước ngọt cơ bản dựa trên tính toán cân bằng 
nước cho các vùng nuôi và dựa trên các kết quả 
đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi. 
Dữ liệu phân vùng nuôi theo khả năng nguồn 
nước và kết quả tính toán về nhu cầu nước cho 
các loại hình nuôi tôm trên các phân vùng tính 
toán (Đặng Thị Kim Nhung, nnk 2018). Việc 
tính toán dựa trên các chỉ tiêu sau: 
a. Chỉ tiêu độ mặn nuôi tôm: Theo các quy 
phạm, tài liệu hướng dẫn hiện hành như Tiêu 
chuẩn ngành 28TCN 171-2001 Quy trình công 
nghệ nuôi thâm canh tôm sú, Văn bản 
298/TCTS-NTTS ngày 1/2/2013 về nội dung 
phổ biến mô hình nuôi tôm thành công trong 
vùng dịch bệnh và quy trình nuôi, sổ tay tài liệu 
hướng dẫn nuôi trồng thủy sản thực tế tại các 
địa phương, độ mặn phù hợp đem lại năng suất, 
chất lượng cao cho nuôi tôm từ 15‰÷25‰. Nếu 
nguồn nước phục vụ nuôi có độ mặn cao thì 
năng suất, chất lượng con tôm sẽ thấp hơn. Quá 
trình nuôi tôm thương phẩm bao gồm 05 giai 
đoạn (chuẩn bị ao nuôi, thả giống, 3 giai đoạn 
phát triển của tôm), nuôi con giống bao gồm 04 
giai đoạn (chuẩn bị ao nuôi, bắt đầu nuôi, phát 
triển, kết thúc). Thông tin về độ mặn nguồn 
nước theo các giai đoạn trong một vụ nuôi phụ 
thuộc vào độ mặn theo đơn đặt hàng của người 
mua thường giao động từ 10‰÷30‰. 
b. Chỉ tiêu số lượng nước cấp: Lượng nước 
sử dụng cho 1ha diện tích ao nuôi được tính 
toán chi tiết cho từng phân vùng, hình thức nuôi 
trồng theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu, có 
xét tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Đặng 
Thị Kim Nhung, nnk 2018). Tổng lượng nước 
yêu cầu dao động từ 6.990÷ 59.200 m3/ha/năm 
và lượng nước mặn chiếm khoảng 2/3 tổng nhu 
cầu, còn nước ngọt chiếm khoảng 1/3, tùy thuộc 
vào độ mặn ở mỗi vùng. 
Đối với hình thức nuôi cao triều (thâm canh) 
nhu cầu sử dụng nước ngọt thường cao hơn nuôi 
ở vùng triều do lượng nước đầu vào chủ yếu lấy 
trực tiếp từ biển nên có độ mặn cao. 
Nuôi con giống được nuôi theo yêu cầu đặt 
hàng và thực hiện trong trại khép kín nên có thể 
nuôi quanh năm và mỗi đợt nuôi yêu cầu 
khoảng 6.200 m3/ha nước ngọt. Dựa theo thời 
gian mỗi đợt và khoảng cách trung bình giữa 
các đợt trong một năm, mỗi đơn vị sản xuất có 
thể nuôi tối đa 4 đợt trong năm với yêu cầu tổng 
lượng nước khá lớn, lên đến 24.800 m3/ha/năm. 
c. Cập nhật tính toán cân bằng nước các lưu 
vực sông: Hiện nay các lưu vực sông đều đã có 
tính toán cân bằng nước mặt trong các đồ án 
quy hoạch thủy lợi, các đề tài nghiên cứu, đặc 
biệt là đề tài cấp Nhà nước KC08.24/11-25. 
Nghiên cứu này trên cơ sở kế thừa các mô hình 
và kết quả của các nghiên cứu hiện có, cập nhật 
tính toán bổ sung các nhu cầu nước của các 
vùng nuôi thủy sản (bảng 2) vốn chưa được đưa 
vào bài toán cân bằng nước trước đó và phương 
án cấp nước ngọt dự kiến từ các công trình thủy 
lợi, hệ thống sông suối cho các vùng để đánh 
giá khả năng cân bằng nguồn nước và phân tích 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 61 
lựa chọn các giải pháp tạo nguồn cũng như các 
giải pháp kỹ thuật khác kèm theo. Sơ đồ hướng 
tiếp cận tính toán như hình 2. 
Hình 2. Sơ đồ giải bài toán cân bằng nước mặt 
để xác định giải pháp quy hoạch cấp nước 
2.3. Các tài liệu sử dụng 
Đầu vào của tính toán tiềm năng nguồn nước 
các phân vùng là bộ cơ sở dữ liệu quan trắc khí 
tượng, mưa, dòng chảy thủy văn các trạm quan 
trắc trên địa bàn. Mô hình toán mưa rào dòng 
chảy được sử dụng để xác định nguồn nước mặt. 
Một số kết quả chính về lượng mưa, mô số dòng 
chảy, tổng lượng dòng chảy các phân vùng thủy 
văn đã được tính toán trong nghiên cứu của đề 
tài cấp Nhà nước KC08.24/11-15 (Đặng Thị 
Kim Nhung, 2015). 
Tài liệu độ mặn nguồn nước theo không gian: 
Độ mặn nguồn nước thấp hơn tại các vùng cửa 
sông, đầm phá với độ mặn chỉ dưới 25‰÷27‰, 
nước mặn lấy trực tiếp từ biển ở các vùng nuôi 
trên cát dọc bờ biển có độ mặn 30‰÷35‰. 
Tài liệu độ mặn nguồn nước theo thời gian: 
Đối với mùa khô độ mặn dao động từ 25÷35‰, 
đối với mùa mưa độ mặn giao động từ 20÷27‰. 
Hầu hết thời gian trong các thời vụ nuôi trồng 
độ mặn nguồn nước đều cao hơn ngưỡng phù 
hợp để nuôi tôm đạt hiệu quả nhất. 
Các tài liệu về địa hình, quy hoạch ngành về thủy 
lợi, thủy sản, nông nghiệp và các bản đồ có liên quan. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả đo đạc chất lượng nguồn nước 
Khảo sát chất lượng nước tại 06 vị trí trên 2 
vùng là vùng Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận và 
Ninh Lộc tỉnh Khánh Hòa, thực hiện vào thời 
gian tháng 5/2018 và các tài liệu có liên quan 
được thu thập tại các tỉnh làm cơ sở xem xét 
chất lượng nguồn nước. Kết quả đo đạc và phân 
tích chất lượng nước cho thấy chất lượng nước 
đảm bảo đủ điều kiện nuôi,phù hợp theo “Quy 
chuẩn Việt Nam 02-19: 2014/BNNPTNT”;. Kết 
quả điều tra được tóm tắt ở bảng 1: 
Bảng 1. Kết quả khảo sát chất lượng nước 
Nguồn nước Tham số Nhiệt độ pH DO Độ trong Độ mặn NH4 NH3 Độ Kiềm H2S 
Trung bình 29,43 7,30 4,53 16,20 0,12 0,011 0,05 83,83 0,022 Nguồn nước ngọt tại Cầu 
đường sắt Ninh Hòa Độ lệch chuẩn 1,48 0,14 0,34 3,69 0,20 0,004 0,02 2,77 0,007 
Trung bình 29,93 8,02 7,46 36,23 22,49 0,018 0,12 107,70 0,006 Nguồn nước lợ tại Cống 
1, Ninh Hòa Độ lệch chuẩn 1,07 0,14 0,29 4,68 0,46 0,017 0,12 6,74 0,001 
Trung bình 29,83 7,96 7,13 37,63 22,51 0,017 0,13 115,37 0,006 Nguồn nước lợ tại Cống 
2, Ninh Hòa Độ lệch chuẩn 1,00 0,20 0,43 5,11 0,47 0,014 0,11 4,25 0,002 
Trung bình 30,05 7,34 5,36 44,33 0,07 0,079 0,34 82,27 0,008 Nguồn nước ngọt tại 
sông Cái Phan Rang Độ lệch chuẩn 1,28 0,26 0,56 11,16 0,07 0,074 0,32 7,52 0,007 
Trung bình 29,88 7,82 5,87 93,33 30,45 0,060 0,26 122,53 0,001 Nguồn nước mặn tại 
CtyUniPresidentVN Độ lệch chuẩn 1,30 0,24 0,43 14,91 1,93 0,028 0,12 4,35 0,000 
Trung bình 29,99 7,82 5,76 94,67 30,68 0,045 0,19 122,93 0,001 Nguồn nước mặn tại 
CtyBayTuoi Độ lệch chuẩn 1,43 0,25 0,31 13,60 1,19 0,022 0,09 3,66 0,000 
QCVN 02 - 19 : 2014 18÷33 7÷9 ≥3,5 20÷50 5÷35 <0,3 60÷180 <0,05 
3.2. Kết quả tính toán cân bằng nước 
Kết quả tính toán cân bằng nguồn nước mặt 
cho thấy có 05 vùng đảm bảo nguồn nước trong 
hiện trạng và tương lai, có 05 vùng thiếu nước 
cả trong hiện tại và tương lai (bảng 2). Khi tính 
toán cân bằng với các giải pháp đi kèm về tạo 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 62 
nguồn, còn một số vùng ven biển nuôi tôm trên 
cát vẫn rất khó khăn trong việc tạo nguồn nên 
tương lai vẫn thiếu nước và phải tận dụng nguồn 
nước ngầm tại chỗ. 
Bảng 2. Kết quả tính toán cân bằng nước mặt theo các phân vùng nuôi tôm 
vùng Nam Trung Bộ 
Nhu cầu nước ngọt (triệu m3) 
Phân vùng 
2017 RCP4.5 RCP8.5 
Kết quả cân bằng nguồn nước 
Vùng 1: Hạ lưu sông Cu Đê 0,3 0,9 0,9 Đảm bảo NCN trong hiện tại và tương lai 
Vùng 2: Hạ lưu sông Thu Bồn 9,7 8,5 8,4 Đảm bảo NCN trong hiện tại và tương lai 
Vùng 3: Ven sông Trường Giang, Tam Kỳ 39,6 46,0 45,8 Thiếu nước, khó khăn trong tạo nguồn vùng ven biển 
Vùng 4: Hạ lưu sông Trà Bồng 3,4 1,7 1,6 Đảm bảo nhu cầu trong hiện tại và tương lai 
Vùng 5: Hạ lưu sông Trà Khúc 4,9 6,6 6,6 Thiếu nước, khó khăn trong tạo nguồn vùng ven biển 
Vùng 6: Hạ lưu sông Trà Câu 6,6 5,4 5,5 
Thiếu nước, khó khăn trong tạo nguồn cho vùng 
 ... ất 
Vùng 24: Ven biển La Gi - Hàm Tân 7,2 1,1 1,1 Thiếu nước trong hiện tại và tương lai, rất khó tạo nguồn 
Tổng cộng 283,5 261,2 261,4 
3.3. Kết quả đề xuất giải pháp tạo nguồn 
cấp nước 
Tới năm 2030, theo quy hoạch ngành của các 
địa phương, chỉ còn 22 phân vùng tiếp tục nuôi, 
hai phân vùng chuyển đổi sang phát triển du 
lịch. Giải pháp nguồn nước ngọt được lựa chọn 
sau khi tính toán cân bằng nước và biện pháp kỹ 
thuật công trình đã được đề xuất cho các vùng 
nuôi bao gồm bốn giải pháp chính sau: 
(i) Đối với các khu nuôi vùng ảnh hưởng 
triều, cần khai thác nguồn nước ngọt, lợ sẵn có 
trên dòng chính hoặc đầm phá, giải pháp chính 
là làm trạm bơm/cống và kênh trục để lấy nước 
chủ động theo thủy triều; 
(ii) Đối với các vùng nuôi thâm canh hạ lưu 
các hệ thống thủy lợi lớn, có thể khai thác 
nguồn nước từ các kênh thủy lợi (như hệ thống 
kênh Thạch Nham, Phú Ninh), giải pháp chính 
là sử dụng trạm bơm và đường ống lấy nước từ 
kênh chính của hệ thống để giảm thiểu ô nhiễm 
dọc kênh mương; 
(iii) Đối với các vùng khan hiếm nước và có 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 63 
tiềm năng tạo nguồn bằng giải pháp công trình, 
bổ sung nhiệm vụ cấp nước cho nuôi trồng thủy 
sản nước lợ từ các hồ thủy lợi dự kiến trong 
vùng, đối với các hệ thống xây mới có thể dễ 
dàng thiết lập hệ thống hạ tầng phù hợp với từng 
vùng nuôi, tuy nhiên khuyến nghị hệ thống phân 
phối nước là hệ thống ống kín; 
(iv) Đối với các vùng khan hiếm nước và 
không thể tạo nguồn, cần khai thác hợp lý 
nguồn nước ngầm hiện có, tuy nhiên diện 
tích nuôi cần dựa trên các đánh giá về trữ 
lượng và chất lượng nước ngầm của mỗi khu 
vực. Tóm tắt các giải pháp tạo nguồn, giải 
pháp kỹ thuật công trình và các khuyến nghị 
cho từng vùng nuôi được thể hiện chi tiết 
trong bảng 3: 
Bảng 3. Giải pháp tạo nguồn nước ngọt cho các phân vùng nuôi tôm vùng Nam Trung Bộ 
Phân vùng 
Đặc điểm nuôi, diện tích 
hiện trạng/quy hoạch 
Định hướng nguồn nước Giải pháp kỹ thuật chính Kiến nghị 
Vùng 1: Hạ 
lưu sông Cu 
Đê 
Nuôi thâm canh, diện 
tích16/50ha 
Nguồn nước ngọt và nước mặn 
sẵn có từ sông Cu Đê, nhu cầu 
không lớn, thuận tiện khai thác 
Trạm bơm Trường Định 
lấy nước trên sông Cu Đê 
Có thể nuôi thâm canh, nuôi 
công nghiệp 
Vùng 2: Hạ 
lưu sông Thu 
Bồn 
Nuôi quảng canh là 
chính, diện tích phân tán, 
565/491 ha 
Sử dụng nguồn nước ngọt, lợ 
sẵn có trên sông Thu Bồn 
Cống lấy nước kết hợp 
trạm bơm lấy nước từ 
sông 
Phát triển nuôi quảng canh 
và quảng canh bền vững 
Vùng 3: Ven 
sông Trường 
Giang 
Nuôi quảng canh phân 
tán 1.960/1.506 ha và 
thâm canh trên cát 
295/1.000ha 
Nguồn từ công trình thủy lợi 
Phú Ninh và các hồ thủy lợi dự 
kiến xây dựng khác; 
Tận dụng nước ngầm tầng nông 
vùng cát 
Bơm + đường ống từ kênh 
chính Phú Ninh; Bổ sung 
quy hoạch các hồ Trường 
Đồng và Bồng Miêu 
Ổn định diện tích nuôi trên 
cát, quản lý chặt diện tích 
nuôi thâm canh trong vùng 
triều 
Vùng 4: Hạ 
lưu sông Trà 
Bồng 
Nuôi quảng canh phân 
tán 112/100ha 
Nguồn nước từ sông Trà Bồng 
Cống lấy nước kết hợp 
trạm bơm 
Nuôi quảng canh và quảng 
canh là chính, hạn chế nuôi 
thâm canh 
Vùng 5: Hạ 
lưu sông Trà 
Khúc 
Nuôi quảng canh 
247/400 ha và hiện trạng 
có 4/0 ha thâm canh trên 
cát 
Nguồn từ kênh Nam Thạch 
Nham và từ sông Trà Khúc; 
Tận dụng nước ngầm tầng nông 
vùng cát 
Cống lấy nước kết hợp 
trạm bơm cho khu nuôi 
vùng triều 
Ổn định diện tích nuôi trên 
cát; Quản lý chặt việc phát 
triển nuôi thâm canh trong 
vùng nuôi quảng canh 
Vùng 6: Hạ 
lưu sông Vệ - 
Trà Câu 
Nuôi quảng canh 61/70 
ha và thâm canh trên cát 
146/310ha 
Nguồn nước ngọt từ kênh 
Thạch Nham, hồ Núi Ngang, hồ 
Liệt Sơn; Tận dụng nước ngầm 
tầng nông vùng cát 
Trạm bơm và đường ống 
lấy nước từ kênh Thạch 
Nham, hồ Núi Ngang, hồ 
Liệt Sơn cho vùng nuôi 
trên cát. Cống lấy nước kết 
hợp trạm bơm cho khu nuôi 
vùng triều 
Cân đối lại diện tích nuôi 
trên cát theo khả năng 
nguồn nước; Quản lý chặt 
việc phát triển nuôi thâm 
canh trong vùng nuôi quảng 
canh 
Vùng 7: Hạ 
lưu sông Lại 
Giang 
Nuôi quảng canh phân 
tán khoảng 107/200ha 
Lấy nước Lại Giang và đập Ông 
Khéo, được bổ sung từ hồ Đồng 
Mít sau khi xây dựng xong 
Trạm bơm và đường ống 
lấy nước từ kênh chính 
Có thể mở rộng diện tích 
thâm canh khi có nguồn 
nước 
Vùng 8: Ven 
đầm Trà Ổ 
Chủ yếu nuôi thâm canh 
trên cát, 194/394 ha 
Khu vực này khá khan hiếm 
nguồn nước ngọt;Sử dụng 
nguồn nước từ hồ Phú Hà để bổ 
sung một phần, một phần khai 
thác từ nguồn nước ngầm tầng 
nông trên cát 
Trạm bơm và đường ống 
lấy nước từ hồ Phú Hà 
Ổn định diện tích nuôi tương 
ứng với nguồn nước ngọt 
chủ động. Kiến nghị không 
tăng diện tích nuôi trên cát 
do khó khăn về nguồn nước 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 64 
Phân vùng 
Đặc điểm nuôi, diện tích 
hiện trạng/quy hoạch 
Định hướng nguồn nước Giải pháp kỹ thuật chính Kiến nghị 
Vùng 9: Ven 
đầm Đề Ghi 
Nuôi quảng canh 
467/636 ha và thâm canh 
52/152 ha 
Khu vực này khá khan hiếm 
nguồn nước ngọt; Sử dụng nước 
từ hồ Hội Sơn thông qua hệ 
thống đập Đức Phổ đồng thời 
cân đối nguồn nước của hồ chứa 
Chánh Hùng và hồ chứa Tân 
Thắng để cấp nước bổ sung cho 
vùng nuôi trồng này 
Cống và trạm bơm cho 
vùng nuôi ven đầm Đề 
Ghi; Trạm bơm và đường 
ống cấp cho khu nuôi 
vùng cát 
Nguồn nước ngọt ở xa, giải 
pháp cấp đắt đỏ về kinh tế, 
cần ổn định diện tích thâm 
canh vùng cát, hạn chế diện 
tích thâm canh trong khu 
nuôi vùng triều 
Vùng 10: Ven 
đầm Thị Nại 
Nuôi quảng canh 
1.028/1.195ha ven đầm 
Nguồn nước ngọt dồi dào từ hệ 
thống Tân An Đập Đá 
Cống và trạm bơm cho 
vùng nuôi ven đầm Thị 
Nại 
Nuôi phân tán, khó bố trí 
cấp nước, thoát nước. Cần 
ổn định diện tích nuôi quảng 
canh, hạn chế nuôi thâm 
canh 
Vùng 11: Ven 
đầm Cù Mông 
Nuôi quảng canh 
368/600 ha và thâm canh 
20/20 ha 
Khó khăn về nguồn nước ngọt; 
Cân đối sử dụng nguồn nước từ 
hồ Xuân Bình, hồ Nhiên Hậu 
Cống, kênh và trạm bơm 
lấy nước từ đầm Cù 
Mông; Tận dụng nguồn 
nước ngầm tầng nông 
Hạn chế diện tích thâm canh 
do khó khăn về nguồn nước 
ngọt 
Vùng 12: Hạ 
lưu sông Kỳ 
Lộ 
Nuôi quảng canh 
647/345 ha và thâm canh 
26/24 ha 
Khó khăn về nguồn nước ngọt 
Khai thác nguồn nước lợ từ 
sông Kỳ Lộ 
Đập dâng và trạm bơm 
trên sông Kỳ Lộ 
Nuôi quảng canh, hạn chế 
diện tích nuôi thâm canh 
Vùng 13: Hạ 
lưu sông Bàn 
Thạch 
Nuôi quảng canh 
947/947 ha và thâm canh 
65/7 ha 
Sử dụng nước từ hồ chứa nước 
Mỹ Lâm đang chuẩn bị được 
xây dựng cấp nước thủy sản 
Hệ thống đường ống/kênh 
kín lấy nước từ hồ Mỹ 
Lâm 
Khi có nguồn nước có thể 
mở rộng diện tích nuôi thâm 
canh trên cát 
Vùng 14: Ven 
vịnh Vân 
Phong 
Nuôi quảng canh 
1.208/640 ha và thâm 
canh 150/60 ha (siêu 
thâm canh) 
Nguồn nước ngọt từ hồ Hoa 
Sơn và hồ Đồng Điền 
Hệ thống đường ống/kênh 
kín lấy nước từ hồ Hoa 
Sơn và hồ Đồng Điền 
Hạn chế diện tích thâm canh 
ở vùng khai thác nước ngầm 
xã Vạn Thọ 
Vùng 15: Hạ 
lưu sông Cái 
Ninh Hòa 
Nuôi quảng canh 
2.000/1.300 ha và con 
giống 15/60 ha 
Nguồn nước lợ từ sông Cái 
Ninh Hòa, 
hồ Ninh Vân và dự kiến từ hồ 
Chà Rang 
Hồ chứa và kênh kính 
hoặc đường ống; Cống, 
kênh và trạm bơm cho 
vùng nuôi quảng canh 
Quy hoạch nguồn nước ngọt 
để chuyển đổi diện tích từ 
quảng canh sang nuôi thâm 
canh. 
Vùng 17: Ven 
vịnh Cam 
Ranh 
Nuôi quảng canh và thâm 
canh 1.086/410 ha 
Khan hiếm nguồn nước, có thể 
cân đối 1 phần từ hồ Cam Ranh 
và từ dự án hồ Tân Mỹ qua hồ 
Sông Trâu 
Cống, kênh và trạm bơm 
lấy nước từ vịnh Cam 
Ranh 
Hạn chế phát triển nuôi 
thâm canh để kiểm soát ô 
nhiễm 
Vùng 18: Ven 
biển Ninh Hải 
Nuôi con giống 150/100 
ha 
Rất khó khăn về nguồn 
nước;Có thể lấy nước từ hồ Ông 
Kinh được bổ sung từ hệ thống 
Tân Mỹ 
Đường ống kín lấy nước từ 
hồ Ông Kinh hoặc/và trực 
tiếp từ đường ống tiếp nước 
cho hồ Ông Kinh 
Hạn chế diện tích theo khả 
năng nguồn nước 
Vùng 19: Ven 
đầm Nại 
Nuôi quảng canh và thâm 
canh 462/600 ha 
Nguồn nước ngọt dồi dào từ 
kênh Bắc hệ thống Nha Trinh 
Lâm Cấm 
Hệ thống kênh kín hoặc 
đường ống lấy nước từ 
kênh chính Bắc 
Diện tích tập trung lớn, 
kiểm soát chặt việc vận 
hành kênh cấp nước và thoát 
nước. Phát triển 600ha là 
quá lớn, rủi ro rất cao 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 65 
Phân vùng 
Đặc điểm nuôi, diện tích 
hiện trạng/quy hoạch 
Định hướng nguồn nước Giải pháp kỹ thuật chính Kiến nghị 
Vùng 20: Ven 
biển Nam 
sông Dinh 
Nuôi quảng canh và thâm 
canh 353/416 ha; nuôi 
con giống 125/130 ha 
Nguồn nước ngọt dồi dào từ 
kênh Nam hệ thống Nha Trinh 
Lâm Cấm và từ sông Dinh trước 
đập ngăn mặn sông Dinh, hồ 
Núi Một 
Trạm bơm kết hợp kênh 
hộp hoặc đường ống kín; 
Ống hóa và quản lý tốt 
kênh cấp nước và kênh 
thoát nước khu nuôi hồ 
Núi Một 
Cân đối diện tích theo 
nguồn nước, 
Vùng 21: Ven 
biển Tuy 
Phong 
Nuôi thâm canh 463/389 
ha; nuôi con giống 
170/456 ha 
Tương đối khan hiếm nguồn 
nước; 
Có thể cân đối từ hồ Lòng Sông 
và hồ Đá Bạc để cấp cho toàn 
vùng 
Giải pháp đường ống và 
trạm bơm tăng áp nếu cần 
thiết 
Kiểm soát chặt nguồn thải 
để tránh ô nhiễm do diện 
tích nuôi con giống tập 
trung lớn.Hạn chế diện tích 
theo khả năng nguồn nước, 
nuôi tập trung 456ha con 
giống ở vùng này là quá lớn. 
Vùng 22: Hạ 
lưu sông Lũy 
Nuôi thâm canh 33/312 
ha 
Nguồn nước dồi dào từ sông 
Lũy, đặc biệt sau khi xây xong 
hồ Sông Lũy bổ sung nguồn 
nước 
Giải pháp đường ống lấy 
nước trong các hệ thống 
kênh chính phía sau hệ 
thống thủy lợi hồ Sông 
Lũy 
Có thể mở rộng diện tích 
thâm canh khi có nguồn 
nước, cần kiểm soát chặt chẽ 
nguồn thải 
Vùng 24: Ven 
biển La Gi - 
Hàm Tân 
Nuôi thâm canh 339/50 
ha 
Rất khó khăn về nguồn nước, 
dự kiến có nguồn từ hồ sông 
Dinh 3 sau khi hoàn thiện. Tận 
dụng nguồn nước ngầm tầng 
nông trên cát 
Đường ống từ kênh chính 
Tây hồ sông Dinh 3 
Hạn chế phát triển để phát 
triển du lịch dịch vụ 
4. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 
Nghiên cứu đã căn cứ trên đặc điểm nguồn 
nước, điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng thủy lợi 
và hình thức tôm nước lợ của từng phân vùng để 
đề xuất định hướng nguồn nước cho 22/24 phân 
vùng (02 phân vùng quy hoạch chuyển đổi sang 
hoạt động kinh tế khác), theo hướng lấy nước từ 
các công trình thủy lợi có nguồn nước đảm bảo 
chất lượng (hồ Phú Ninh, Núi Một, Hoa Sơn, 
Sông Dinh 3), vị trí gần và thuận lợi; một số 
phân vùng sẽ phải lấy nước từ các tuyến sông 
chính lân cận do không thể tiếp cận nguồn nước 
ngọt từ hồ chứa nên cần phải kiểm soát xử lý kỹ 
chất lượng nước đầu vào. 
Các khuyến nghị để phát triển hiệu quả, bền 
vững nuôi tôm nước lợ vùng Nam Trung Bộ 
bao gồm: (i) Xem xét dừng nuôi hoàn toàn tại 
một số vùng như hạ lưu sông Cái Nha Trang – 
Khánh Hòa, vùng La Gi - Bình Thuận do manh 
mún và có thể gây ô nhiễm môi trường tác 
động tiêu cực đến mục tiêu phát triển kinh tế 
bền vững, hiệu quả toàn vùng; (ii) Đối với diện 
tích nuôi vùng ven cửa sông và đầm phá ảnh 
hưởng mạnh bởi thủy triều, cần hướng tới nuôi 
bán thâm canh bền vững; (iii) Vùng cát ven 
biểntại một số địa phương (Quảng Nam, Quảng 
Ngãi, Bình Định, Phú Yên) có thể mở rộng 
thêm diện tích nuôi thâm canh không ảnh 
hưởng triều nhưng phải trên cơ sở hoạch định 
đầy đủ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cấp thoát 
nước và xử lý nước thải; (iv) Cần làm tốt công 
tác tuyên truyền ý thức người nuôi về vấn đề 
xả thải, hạn chế ô nhiễm và lây lan chéo giữa 
các khu nuôi, tiến hành đầu tư nạo vét các kênh 
trục cấp thoát nước trong vùng, quản lý chặt 
chẽ thải bùn thải các ao ra kênh. 
Ngoài ra nghiên cứu cũng đã khảo sát chất 
lượng nước cấp dự kiến, bao gồm nguồn nước 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 63 (12/2018) 66 
mặn, nước ngọt tại các vị trí tiềm năng cấp 
nước, kết quả cho thấy chất lượng nước đảm 
bảo cho các hoạt động nuôi tôm nước lợ theo 
quy chuẩn hiện hành. 
Tóm lại, nghiên cứu này đã hoạch định được 
giải pháp tổng thể tạo nguồn và các giải pháp 
kỹ thuật cấp nước cho các khu nuôi tôm nước 
lợ vùng Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu 
này là kênh tham khảo có ý nghĩa để các địa 
phương xem xét quyết định việc lập kế hoạch 
đầu tư cụ thể, chính xác hóa từng vùng nuôi cả 
về quy mô, mạng lưới ao nuôi, kênh mương 
dẫn nước ngọt, mặn, ao chứa, ao lắng, ao trữ và 
xử lý nước thải. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Khoa học và Công nghệ (2011). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-1:2011 về Chất lượng nước – 
Lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu, Hà Nội. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001). Tiêu chuẩn ngành 28TCN 171:2001 Quy trình 
công nghệ nuôi thâm canh tôm sú, Hà Nội. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Công văn số 298/TCTS-NTTS ngày 1/2/2013 về 
việc phổ biến mô hình nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh, Hà Nội. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-
19:2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi tôm nước lợ - điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi 
trường và an toàn thực phẩm, Hà Nội. 
Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Hà Nội. 
Đặng Thị Kim Nhung (2015), Tính toán cân bằng nước vùng Nam Trung Bộ, Hội nghị khoa học 
chương trình KC08/11-15, Viện Quy hoạch Thủy lợi. 
Đặng Thị Kim Nhung (2015). Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng sử dụng nguồn nước mặt 
để cân bằng nước và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước 
bền vững cho vùng Nam Trung Bộ. Đề tài KC08.24/11-15,Viện Quy hoạch Thủy lợi. 
Đặng Thị Kim Nhung, Nguyễn Văn Mạnh, Đặng Vi Nghiêm và nnk (2018). Nghiên cứu phân vùng 
và đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong nuôi tôm nước lợ ven biển Nam Trung Bộ, Viện Quy 
hoạch Thủy lợi. 
Abstract: 
ORIENTATION SOLUTIONS OF WATER SUPPLY FOR SHRIMP 
FARMING IN THE SOUTH CENTRAL COAST REGION 
Brackish shrimp farming is a crucial livelihood of farmers in the South Central Coast region 
through appropriate farming conditions with huge potential area. However, the sector has not 
developed adequately with the potential due to very poor infrastructure of water supply and waste 
water treatment. This study will summarize and assess the current state of water supply and 
drainage infrastructure in shrimp farming areas in the South Central Coast, performence of water 
balance and propose technical solutions for water supply infrastructure in zoning areas. The results 
are the basis for the development of the water supply planning in the area as well as the plan of 
investment of infrastructure in each farming area to ensure sustainable development and stable 
livelihoods for local people. 
Keywords: water supply, water balance, South Central Coast, brackish shrimp farming 
Ngày nhận bài: 25/10/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 07/12/2018 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_giai_phap_cap_nuoc_phuc_vu_nuoi_tom_nuoc_lo_vung.pdf