Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang

TÓM TẮT

Kết quả thu được ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang gồm 101 loài cá, xếp trong 70

giống, 38 họ, 16 bộ, 2 lớp; có 4 loài cá được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); có 97 loài

được sử dụng làm thực phẩm, 24 loài có tiềm năng làm cá cảnh, 32 loài có thể sử dụng trong nuôi

thương phẩm; 62,57% tổng số loài cá ở đây có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên

37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều; có 45 loài cá chiếm 44,55% phân bố ở môi

trường nước ngọt và 71 loài cá chiếm 70,29% phân bố ở môi trường nước lợ.

Từ khóa: tỉnh Tiền Giang, sông Tiền, thành phần loài cá, đặc điểm phân bố.

pdf 18 trang Bích Ngọc 05/01/2024 2160
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang

Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ 
Tập 16, Số 6 (2019): 115-132 
NATURAL SCIENCES AND TECHNOLOGY
Vol. 16, No. 6 (2019): 115-132
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
115 
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ 
CỦA CÁC LOÀI CÁ Ở SÔNG TIỀN, ĐOẠN QUA TỈNH TIỀN GIANG 
Tống Xuân Tám1*, Đạo Thị Ánh Phi2, Nguyễn Ái Như1 
1 Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
2 Trường THPT Nhân Việt – Thành phố Hồ Chí Minh 
* Tác giả liên hệ: Tống Xuân Tám – Email: tamtx@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 03-4-2019; ngày nhận bài sửa: 01-5-2019; ngày duyệt đăng: 11-6-2019 
TÓM TẮT 
Kết quả thu được ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang gồm 101 loài cá, xếp trong 70 
giống, 38 họ, 16 bộ, 2 lớp; có 4 loài cá được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); có 97 loài 
được sử dụng làm thực phẩm, 24 loài có tiềm năng làm cá cảnh, 32 loài có thể sử dụng trong nuôi 
thương phẩm; 62,57% tổng số loài cá ở đây có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên 
37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều; có 45 loài cá chiếm 44,55% phân bố ở môi 
trường nước ngọt và 71 loài cá chiếm 70,29% phân bố ở môi trường nước lợ. 
Từ khóa: tỉnh Tiền Giang, sông Tiền, thành phần loài cá, đặc điểm phân bố. 
1. Mở đầu 
Sông Tiền hay Tiền Giang là nhánh hạ lưu bên trái (tả ngạn) của sông Mekong, chảy 
từ đất Campuchia vào đồng bằng Tây Nam Bộ Việt Nam, qua các tỉnh An Giang, Đồng 
Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre rồi đổ ra biển Đông. Sông Tiền chảy 
thành một dòng thẳng tắp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tới tỉnh Vĩnh Long nó được 
tách làm ba nhánh lớn: nhánh Hàm Luông, Cổ Chiên chảy qua địa phận của tỉnh Bến Tre 
và đổ ra biển bằng hai cửa cùng tên; nhánh Mỹ Tho chảy qua địa phận Tiền Giang và đổ ra 
biển bởi ba cửa: cửa Tiểu, cửa Đại và cửa Ba Lai. Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền 
Giang dài khoảng 103 km; sông có chiều rộng 600-1800 m. Sông Tiền cùng 2 nhánh của 
nó có liên quan đến tỉnh Tiền Giang là sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại và hệ thống kênh rạch 
trong tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông. Sông 
Tiền và lưu vực của sông này là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt chủ yếu cho cả 
tỉnh Tiền Giang, là môi trường rất thuận lợi cho nuôi trồng và phát triển thủy sản (Vietnam 
National University, HCM City and Geomatics Center, 2017; Cổng Thông tin điện tử tỉnh 
Tiền Giang, 2017). 
Nguồn nước sông Tiền là nguồn nước chính trong sản xuất nông nghiệp của người 
dân trong khu vực này. Khi đó, vấn đề xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước trong sản 
xuất nông nghiệp đang ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến thành 
phần và sự phân bố của các loại cá ở nơi đây, làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và cạn 
kiệt nguồn trữ lượng tự nhiên. Dân số ngày càng tăng thì sự khai thác nguồn lợi cá của con 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 6 (2019): 115-132 
116 
người ngày càng đa dạng về hình thức, làm ảnh hưởng đến khu hệ cá của sông Tiền (Ủy 
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018). 
Vấn đề bảo vệ các loài cá quý hiếm nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung 
đang là vấn đề quan trọng. Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học cá và các nguồn gen quý 
hiếm ở sông Tiền là rất cần thiết. Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của các loài cá ở 
sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có ý nghĩa rất thiết thực nhằm góp phần đánh giá đầy đủ 
hơn về tác động của xâm nhập mặn đến tiềm năng nguồn lợi cá ở sông Tiền, từ đó đưa ra 
những dẫn liệu khoa học giúp các sở, ban, ngành của tỉnh hoạch định kế hoạch khai thác, 
bảo vệ và phát triển bền vững các loài cá. 
2. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thời gian 
Đề tài được tiến hành từ tháng 11/2017-6/2018 gồm 4 đợt thu mẫu, mỗi đợt trực tiếp 
thu từ 3-5 ngày. Ngoài ra, đề tài còn thu mẫu cá gián tiếp bằng cách thuê ngư dân thu vào 
thời gian gián đoạn giữa các đợt thực địa. Đo độ mặn và pH trực tiếp trên sông Tiền vào 
các đợt đi thu mẫu. 
Bảng 1. Thời gian, địa điểm thu mẫu ở sông Tiền – tỉnh Tiền Giang 
Đợt Thời gian Số ngày Mùa Địa điểm 
1 17/11/2017-20/11/2018 4 Mùa mưa Cửa Đại và Cửa Tiểu 
2 14/12/2018-17/12/2018 4 Mùa mưa Thành phố Mỹ Tho Huyện Cai Lậy 
3 26/01/2018-28/01/2018 3 Mùa khô Cửa Đại và Cửa Tiểu 
4 15/4/2018-19/4/2018 5 Mùa khô Thành phố Mỹ Tho Huyện Cai Lậy 
Tổng số 16 
Ghi chú: Thời gian thu mẫu không tính ngày đi và ngày về. 
2.2. Địa điểm 
Mỗi vị trí thả lưới cách nhau 1-2 km, thả lưới 8 lần/1 địa điểm thu mẫu (bao gồm cả 
lượt đi và lượt về); Phân tích mẫu cá tại Phòng Thí nghiệm Động vật – Khoa Sinh học – 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
Bảng 2. Các điểm thu mẫu cá và nước ở sông Tiền – tỉnh Tiền Giang 
STT Kí hiệu Điểm thu mẫu Tọa độ 
1 Đ01 Cửa Tiểu 10o 17’.215” N - 106o 41’.845” E 
2 Đ02 Cửa Đại 10o 17’.003’’ N - 106o 33’.045’’ E 
3 Đ03 Xã Long Bình - huyện Gò Công Tây 10o 17’.17’’ N - 106o 36’.059” E 
4 Đ04 Xã Tân Thạnh - huyện Tân Phú Đông 10o 15’.45’’ N - 106o 33’.050” E 
5 Đ05 Xã Xuân Đông - huyện Chợ Gạo 10o 19’.16’’ N - 106o 24’.051” E 
6 Đ06 Cồn Tân Long - thành phố Mỹ Tho 10o 20’.47’’ N - 106o 21’.050” E 
7 Đ07 Phường 9 - thành phố Mỹ Tho 10o 20’.27’’ N - 106o 23’.012” E 
8 Đ08 Xã Ngũ Hiệp - huyện Cai Lậy 10o 29’.17’’ N - 106o 15’.050” E 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
117 
Hình 1. Bản đồ sông Tiền – tỉnh Tiền Giang (Tạp chí Môi trường, 2017) 
2.3. Phương pháp 
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa 
2.3.1.1. Phương pháp thu mẫu cá ngoài thực địa 
- Thu mẫu định tính: Thu mẫu cá bằng ba phương pháp như: (1) thuê tàu, thuyền đi 
đánh bắt cá trực tiếp theo yêu cầu trong ngày ở các vị trí khác nhau trên sông Tiền; (2) mua 
cá trực tiếp tại các bến cá, các điểm đánh bắt trên sông Tiền của người dân địa phương 
đánh bắt được bằng các ngư cụ khác nhau; (3) hướng dẫn cách thu và đặt thùng ngâm mẫu 
có đựng dung dịch formalin 8% để ngư dân thu hộ trong thời gian chúng tôi không đi thu 
mẫu trực tiếp tại thực địa. Tùy theo số lượng con bắt gặp nhiều hay ít, nếu số lượng nhiều 
thì thu 5 cá thể, nếu số lượng quá ít thì thu 1-2 cá thể để phân tích, định loại và làm mẫu 
trưng bày ở phòng thí nghiệm (Pravdin, 1961). 
- Thu mẫu định lượng: thu trên từng ngư cụ và đếm số cá thể của từng loài cá đánh bắt 
được mỗi lần, ở mỗi địa điểm thu mẫu vào các mùa khác nhau để cho thấy mức độ thường 
gặp (Pravdin, 1961). 
- Phương pháp ghi nhãn cá: Ghi nhãn bằng bút bi nước trên giấy không thấm những 
thông tin như: số thứ tự mẫu, tên phổ thông, địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu và nhét 
nhãn vào mang cá (đối với loài cá lớn) hoặc cho cùng vào túi ni lông chứa cá rồi bấm kín 
miệng túi (Pravdin, 1961). 
- Phương pháp xử lí cá: Sau khi thu mẫu, rửa cá bằng nước sạch, sắp xếp cá ngay 
ngắn vào khay, tiêm formol nguyên chất vào xoang bụng, xoang hầu, hai bên thân và gốc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 6 (2019): 115-132 
118 
các vây, kéo căng các vây và dùng cọ phết đều formol nguyên chất vào các vây, giữ trong 
2 phút để formol ngấm đều sẽ làm cho các vây cá được xòe đẹp khi chụp hình (đối với tất 
cả các loài cá) (Pravdin, 1961). 
- Phương pháp chụp hình cá: Sau khi xử lí từng mẫu cá, phải chụp hình ngay để cá 
còn tươi nguyên, chưa bị mất màu bởi formol; dùng tấm xốp ép có kích thước lớn, màu 
xanh da trời để làm nền, giúp làm nổi bật hình cá khi chụp hình; đặt cá nằm ngay ngắn trên 
tấm nền sao cho đầu cá quay về phía tay trái, phía dưới bụng cá đặt thước đo để cho thấy 
kích thước thật của cá (Pravdin, 1961). 
- Phương pháp bảo quản cá: Chụp hình mẫu cá còn tươi sống, chụp hình, quay phim 
sinh cảnh thu mẫu. Sau khi thu mẫu phải chụp hình ngay để cá còn tươi, sống, chưa mất 
màu bởi dung dịch formalin. Chọn tấm mút có kích thước lớn, màu đen để làm nền, nổi bật 
hình cá khi chụp hình. Đặt cá nằm ngay ngắn trên tấm mút sao cho đầu cá quay về phía tay 
trái. Phía dưới bụng cá đặt thước đo để cho thấy kích thước thật của cá. Một tay xòe vây 
cá, một tay cầm cọ phết formol nguyên chất lên các vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu 
môn, vây đuôi để các vây này xòe đều. Cá chụp lên hình sẽ đúng kĩ thuật và đẹp 
(Pravdin, 1961). 
2.3.1.2. Phương pháp đo và đánh giá độ mặn 
Đo độ mặn (S‰) của nước sông Tiền tại 8 điểm thu mẫu cá (xem Bảng 1) bằng thiết 
bị đo ATAGO S/Mill-E, Japan. Căn cứ vào thang độ muối mà Karpevits, A.F. đã chia để 
phân loại nước theo độ mặn. 
2.3.1.3. Phương pháp khác 
- Ghi nhật kí thực địa: Ghi nhật kí thực địa về hoạt động khai thác, phương tiện đánh 
bắt cá và những thông tin khác có liên quan đến khu vực nghiên cứu (KVNC) 
(Pravdin, 1961). 
- Tiếp xúc cộng đồng: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp ngư dân KVNC về những vấn đề 
có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài (Pravdin, 1961). 
- Xác định tọa độ điểm thu mẫu cá và nước: Dùng máy định vị có gắn trên ghe (Cửa 
Đại và Cửa Tiểu), điện thoại di động thông minh (smart phone) (thành phố Mỹ Tho và 
huyện Cai Lậy). 
2.3.2. Trong phòng thí nghiệm 
2.3.2.1. Định loại cá 
- Định loại cá dựa vào các tài liệu chính (Mai Đình Yên (Chủ biên), Nguyễn Văn 
Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992; Nguyễn Văn Hảo, Ngô 
Sỹ Vân, 2001; Nguyễn Văn Hảo, 2005a, 2005b; Trần Đắc Định et al., 2013; Trương Thủ 
Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993; Vidthayanon, Chavalit, 2008)... 
- Phân tích hình thái cá theo tài liệu (Nguyễn Khắc Hường, 2001; Nielsen & Johnson, 
1981; Pravdin, 1961; Rainboth, 1996). 
- Định loại cá theo phương pháp kinh điển thông thường. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
119 
- Tra cứu, đối chiếu, tu chỉnh từng tên loài, tên đồng danh (synonym) (Eschmeyer, 
1998; FAO, 2018); sắp xếp các loài vào trật tự hệ thống phân loại cá theo Eschmeyer et al., 
2018; Froese & Pauly, 2018). 
2.3.2.2. Phương pháp xây dựng bộ sưu tập cá 
Sau khi định loại, cho cá vào lọ nhựa có kích thước phù hợp, đầu cá quay xuống dưới 
đáy lọ; đổ dung dịch formalin 8% ngập cá để cá không bị hư hỏng trong quá trình trưng 
bày lâu dài về sau này; đậy kín nắp. Bên ngoài lọ nhựa phải dán nhãn cá để trưng bày gồm 
các thông tin như: địa điểm lưu trữ mẫu, tên phổ thông và tên khoa học (tên Latin) của loài, 
tên giống, họ (phân họ), bộ (phân bộ), địa điểm thu mẫu, ngày thu mẫu. 
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá độ thường gặp 
Đánh giá độ thường gặp theo quy ước của Nguyễn Hữu Dực và Tống Xuân Tám 
(2009) ở Bảng 3 bằng cách tính tổng số cá thể mỗi loài thu được chia cho tổng số ngư cụ 
đánh bắt và chia cho tổng số lần đánh bắt trong một ngày; tùy theo kích thước của cá lớn 
hay bé mà xếp chúng vào ba nhóm khác nhau để quy ra mức độ thường gặp. 
Bảng 3. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá 
* Đơn vị tính: cá thể / ngư cụ / lần đánh bắt 
Mức độ Kí hiệu 
Nhóm 1 
(L0 10 cm) 
Nhóm 2 
(10 < L0 20 cm) 
Nhóm 3 
(L0 > 20 cm) 
Không gặp - - - - 
Rất ít + 3 - 5 1 - 2 0 - 1 
Ít ++ 6 - 9 3 - 5 2 - 3 
Nhiều +++ 10 - 30 6 - 10 4 - 5 
Rất nhiều ++++ > 30 > 10 > 5 
Chú thích: L0: Chiều dài chuẩn của cá (trừ vây đuôi) 
2.3.2.4. Phương pháp đánh giá độ gần gũi 
+ Để tính mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa 2 khu hệ nghiên cứu, đề tài sử 
dụng công thức của Stugren-Radulescu (1961): 
Trong đó: 
R: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố 
RS: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ loài 
RSS: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ phân loài 
X (X’): là số loài (phân loài) có ở khu hệ A mà không có ở khu hệ B 
Y (Y’): là số loài (phân loài) có ở khu hệ B mà không có ở khu hệ A 
Z (Z’): là số loài (phân loài) có cả ở 2 khu hệ A và B. 
R biến thiên từ -1 đến +1 và được phân chia theo mức độ sau: 
+ R = từ -1 đến - 0,70: quan hệ rất gần gũi 
+ R = từ -0,69 đến - 0,35: quan hệ gần gũi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 6 (2019): 115-132 
120 
+ R = từ -0,34 đến 0: quan hệ rất gần ít 
+ R = từ 0 đến +0,34: khác nhau ít 
+ R = từ +0,35 đến + 0,69: khác nhau 
+ R = từ +0,7 đến +1: rất khác nhau. 
Đề tài tiến hành đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa khu hệ cá 
nghiên cứu với hai khu hệ cá lân cận là: 
+ Khu hệ cá sông Hậu – tỉnh Hậu Giang. 
+ Khu hệ cá sông Cái Lớn – tỉnh Kiên Giang. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1. Thành phần loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang 
Qua tổng hợp, tra cứu, đối chiếu, tu chỉnh tên loài, tên đồng danh (synonym) và sắp 
xếp lại các loài vào trật tự của hệ thống phân loại cá theo FAO (2018), Eschmeyer (2018), 
Eschmeyer et al. (2018) chuẩn tên loài theo và Froese & Pauly (2018), Fish Base, sắp xếp 
các loài vào trật tự của hệ thống trong công trình nghiên cứu của tác giả và các tác giả khác 
(xem Bảng 4). 
Bảng 4. Danh sách các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang 
STT TÊN PHỔ THÔNG TÊN KHOA HỌC 
Số m
ẫu thu 
Đ
ộ thư
ờ
ng gặp 
C
ao H
oài Đ
ứ
c và cs (2013 – 2014) 
Lê K
im
 N
gọc và cs (2018) 
PHÂN BỐ 
MÙA THỦY VỰC 
M
ư
a 
K
hô 
VỊ TRÍ 
ĐỘ MẶN 
C
ử
a Đ
ại và C
ử
a T
iểu 
TP M
ỹ T
ho 
H
uyện C
ai L
ậy 
N
ư
ớc ngọt (0‰
) 
N
ư
ớc lợ vừ
a (1 - 10‰
) 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 
A 
LỚP CÁ MANG 
TẤM ELASMOBRANCHII 
I BỘ CÁ ĐUỐI MYLIOBATIFORMES 
1 
HỌ CÁ ĐUỐI 
BỒNG 
DASYATIDAE 
1 Giống cá Đuối 
Brevitrygon Last, Naylor & 
Manjaji-Matsumoto, 2016 
1 Cá Đuối bồng vằn 
Brevitrygon imbricata (Bloch 
& Scheider, 1801)  ◙ 
1 + x x x 
2 Giống cá Đuối 
Hemitrygon Müller & Henle, 
1838 
2 Cá Đuối bồng lào 
Hemitrygon laosensis (Roberts 
& Karnasuta, 1987)  ◙ 
1 + x x x 
B LỚP CÁ VÂY TIA ACTINOPTERI 
II BỘ CÁ CHÌNH ANGUILLIFORMES 
2 
HỌ CÁ LỊCH 
BIỂN 
MURAENIDAE 
Phân họ cá Lịch 
biển 
Muraeninae 
3 Giống cá Lịch trần Gymnothorax Bloch, 1795 
3 Cá Lịch chấm 
Gymnothorax reevesii 
(Richardson, 1845)  ◙ 
1 ++ + x x x 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
121 
3 
HỌ CÁ CHÌNH 
RẮN 
OPHICHTHIDAE 
Phân họ cá Chình 
rắn 
Ophichthinae 
4 Giống cá Lịch cu Pisodonophis Kaup, 1856 
4 Cá Lịch cu 
Pisodonophis boro (Hamilton, 
1822)  ◙ 
2 ++ + x x x x 
5 Cá Nhệch ăn cua 
Pisodonophis cancrivorus 
(Richardson, 1848) ◙ 
2 + x x x x 
4 HỌ CÁ DƯA MURAENESOCIDAE 
5 Giống cá Lạc Congresox Gill, 1890 
6 Cá Lạc vàng 
Congresox talabon (Cuvier, 
1829) 
2 ++ x x x x 
III 
BỘ CÁ THÁT 
LÁT 
OSTEOGLOSSIFORMES 
5 
HỌ CÁ THÁT 
LÁT 
NOTOPTERIDAE 
6 Giống cá Thát lát Chitala Fowler, 1934 
7 Cá Thát lát còm 
Chitala ornata (Gray, 1831) 
▼◙ 
 + + x x x 
IV BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFORMES 
6 HỌ CÁ TRÍCH CLUPEIDAE 
7 Giống cá Cơm trích Clupeoides Bleeker, 1851 
8 Cá Cơm trích 
Clupeoides borneensis 
(Bleeker, 1851) 
2 ++ + + x x x x x 
7 HỌ CÁ TRỎNG ENGRAULIDAE 
8 Giống cá Cơm Stolephorus Lacépède, 1803 
9 Cá Cơm thái 
Stolephorus dubiosus 
(Wongratana, 1983) ♦ ◙ 
2 ++ x x x x x 
 ... êm 
Johnius trachycephalus 
(Bleeker, 1851) 
3 ++ x x x 
89 Cá Đù 
Johnius novaehollandiae 
(Steindachner, 1866) 1 +++ x x x 
60 Giống cá Đù nanh 
Nibea Jordan & Thompson, 
1911 
90 Cá Sửu 
Nibea soldado (Lacépède, 
1802) ♦ 
4 +++ + x x x x 
61 Giống cá Sủ Boesemania Trewavas, 1977 
91 Cá Sủ 
Boesemania microlepis 
(Bleeker, 1858)  
1 ++ + + x x x 
33 HỌ CÁ NHỤ POLYNEMIDAE 
62 
Giống cá Nhụ 
thường 
Polynemus Linnaeus, 1758 
92 Cá Phèn vàng 
Polynemus melanochir 
(Valenciennes, 1831) ♦ 
2 ++++ + x x x x x 
93 Cá Phèn đen 
Polynemus paradiseus 
(Linnaeus, 1758) ♦ 
5 +++ + x x x x 
63 Giống cá Nhụ Eleutheronema Bleeker, 1862 
94 Cá Chét 
Eleutheronema tetradactylum 
(Shaw, 1804) 
1 ++ + x x x 
64 Giống cá Da Bahaba Herre, 1935 
95 Cá Da môi vàng 
Bahaba polykladiskos 
(Bleeker, 1852) 
1 + x x x 
34 HỌ CÁ HIÊN DREPANEIDAE 
65 Giống cá Hiên Drepane Cuvier, 1831 
96 Cá Hiên chấm 
Drepane punctata (Linnaeus, 
1758) 
1 + x x x 
35 HỌ CÁ CHIM MONODACTYLIDAE 
66 Giống cá Chim Monodactylus Lacépède, 1801 
97 Cá Chim bạc 
Monodactylus argenteus 
(Linnaeus, 1758) 
1 + x x x 
36 HỌ CÁ ĐÀN LIA CALLIONYMIDAE 
67 Giống cá Đàn lia Callionymus Linnaeus, 1758 
98 Cá Đàn lia 
Callionymus hindsii 
(Richardson, 1844) 
1 + x x x x 
37 HỌ CÁ NÂU SCATOPHAGIDAE 
68 Giống cá Nâu Scatophagus Cuvier, 1831 
99 Cá Nâu 
Scatophagus argus (Linnaeus, 
1766) ♦ 
3 +++ + + x x x x x x x 
38 HỌ CÁ SẶC BELONTIIDAE 
69 Giống cá Sặc bướm 
Trichopodus Bloch & 
Schneider, 1801 
100 Cá Sặc rằn 
Trichopodus pectoralis 
(Regan, 1910)  ◙ ♦ 
1 ++ + + x x x 
70 Giống cá Sặc 
Trichogaster Bloch & 
Schneider, 1801 
101 Cá Sặc điệp 
Trichogaster microlepis 
(Günther, 1861) ◙ 
1 ++ + + x x x 
TỔNG 168 40 44 81 58 85 26 38 45 71 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
127 
Các kí hiệu ghi trong bảng 
Kí hiệu Chú thích Kí hiệu Chú thích 
* Loài nhập cư đến - Không gặp 
 Loài đang bị giảm sút mạnh, cần được bảo vệ + Rất ít 
▼ Loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ++ Ít 
♥ Loài cá quý hiếm +++ Nhiều 
◙ Cá kinh tế ++++ Rất nhiều 
♦ Cá làm cảnh x Có mặt 
3.2. Đa dạng thành phần loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang 
* Về bậc bộ: KVNC có 101 loài, thuộc 70 giống, 38 họ và 16 bộ. 
* Về bậc họ: KVNC có 38 họ. Họ cá Chép (Cyprinidae) có số giống và số loài 
phong phú nhất với 9 giống (12,85%) và 15 loài (14,85%); tiếp đến là họ cá Bống trắng với 
6 giống (8,57%) và 8 loài (7,92%); các họ còn lại có từ 1-4 giống, chiếm từ 1,43%-5,71% 
và có từ 1-7 loài, chiếm từ 0,99%-6,94% (xem Bảng 4). 
* Về bậc giống: Trong 70 giống cá, có 22 giống đa loài, phát hiện từ 2-5 loài chiếm 
31,43%; còn lại 48 giống chỉ thu được 1 loài, chiếm 68,57%. Trong đó, giống cá Bơn cát 
(Cynoglossus) có số loài nhiều nhất với 5 loài, tiếp đến là giống cá Bơn vỉ (Brachirus) và 
giống cá Uốp (Johnius) có 4 loài; giống cá Lành canh (Coilia), giống cá Úc gạo 
(Hemipimelodus) có 3 loài; giống cá Lịch cu (Pisodonophis), giống cá Dảnh (Puntioplites), 
giống cá Tựa trôi (Labeo), giống cá Trôi (Cirrhinus), giống cá Linh rìa (Labiobarbus), 
giống cá Mè vinh (Barbonymus), giống cá Lòng tong suối (Rasbora), giống cá Tra 
(Pangasius), giống cá Trê (Clarias), giống cá Úc (Arius), giống cá Mặt quỷ 
(Allenbatrachus), giống cá Bống cau (Butis), giống cá Rễ cau (Taenioides), giống cá Bống 
cát trắng (Glossogobius), giống cá Đối vây dài (Osteomugil), giống cá Sơn xương 
(Ambassis), giống cá Nhụ thường (Polynemus) mỗi giống có 2 loài; các giống còn lại chỉ 
có 1 loài (xem Bảng 4). 
* Về bậc loài: Trong 101 loài thuộc các bộ khác nhau thì có 22 loài, chiếm 21,79% 
thuộc bộ cá Vược (Perciformes); 16 loài, chiếm 15,84% thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes); 
tiếp đến là 15 loài, chiếm 14,85% thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) (xem Bảng 3). 
3.3. Tình hình các loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở sông Tiền – 
tỉnh Tiền Giang 
KVNC thu được 4 loài cá (chiếm 3,96%) thuộc 4 giống, 3 họ và 3 bộ có tên trong 
Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt 
Nam, 2007) ở mức phân hạng sẽ nguy cấp (VU) và (T) (xem Bảng 4). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 6 (2019): 115-132 
128 
Bảng 5. Các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang 
có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) 
TT Tên phổ thông Tên khoa học Phân hạng 
1 Cá Thát lát còm Chitala ornata (Gray, 1831) VU A1a,c,d 
2 Cá Duồng Cirrhinus microlepis (Sauvage, 1878) VU A1c,d B1 + 2c,d,e 
3 Cá Hường vện Datnioides polota (Hamilton, 1822) VU A1a,c,d 
4 Cá Ét mọi Labeo chrysophekadion (Bleeker, 1849) LC 
Chú thích: VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable); LC: ít quan tâm (Least concern) 
3.4. So sánh khu hệ cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang với các khu hệ khác 
Bảng 6. So sánh các đơn vị phân loại cá ở sông Tiền – tỉnh Tiền Giang với các khu hệ 
Khu hệ cá lưu vực Thời gian thu mẫu (năm) 
Số đợt 
thu mẫu 
Bộ Họ Loài 
Khu hệ cá sông Tiền 2017-2018 4 16 38 101 
Khu hệ cá sông Cái Lớn (1) 2013-2014 6 16 50 117 
Khu hệ cá sông Hậu (2) 2015-2016 6 19 46 125 
Ghi chú: (1) Cao Hoài Đức, Tống Xuân Tám, Huỳnh Đặng Kim Thủy (2014); (2) Tống 
Xuân Tám, Lâm Hồng Ngọc, Phạm Thị Ngọc Cúc (2014). 
Bảng 7. So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài với khu hệ cá lân cận 
Khu hệ cá 
Khu hệ cá sông Cái Lớn Khu hệ cá sông Hậu 
Chỉ số tính 
X 61 57 
Y 77 81 
Z 40 44 
R 0,55 0,52 
Qua so sánh các đơn vị phân loại ở Bảng 6 và chỉ số R ở Bảng 7 cho thấy mức độ gần 
gũi về thành phần loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang có quan hệ khác nhau với 
khu hệ cá ở sông Cái Lớn thuộc tỉnh Kiên Giang và khu hệ cá ở sông Hậu thuộc tỉnh Hậu 
Giang. Điều đó chứng tỏ giữa chúng không có mối liên hệ, giao thoa về tính chất thủy văn. 
3.5. Độ thường gặp của các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang 
Khu hệ cá ở KVNC có 5 mức độ thường gặp là: “rất nhiều” có 5 loài (chiếm 4,95%), 
“nhiều” có 22 loài (chiếm 21,7%), “ít” có 34 loài (chiếm 33,67%), “rất ít” có 39 loài 
(chiếm 38,61%). Ngoài ra, có 1 loài cá Thát lát còm (Chitala ornata) (chiếm 0,99%) chỉ 
đưa vào danh sách là có mặt vì không được mẫu (xem Bảng 4). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
129 
3.6. Đặc điểm phân bố cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang 
3.6.1. Phân bố theo mùa 
Đại đa số các loài cá ở sông Tiền – tỉnh Tiền Giang đều xuất hiện quanh năm ở hai 
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt gặp 81 loài (chiếm 80,19%), mùa khô bắt gặp 58 loài 
(chiếm 60%) (xem Bảng 4). 
3.6.2. Phân bố cá theo độ mặn của nước 
Từ kết quả đo độ mặn, theo thang đo của Karpevits cho thấy tại KVNC có 71 loài cá 
phân bố ở nước lợ vừa (độ mặn từ 1-10‰) chiếm 70,29% và 45 loài cá phân bố ở nước 
ngọt (độ mặn 0‰) chiếm 44,55% (xem Bảng 4). 
3.6.3. Phân bố cá theo loại hình thủy vực 
- Ở Cửa Đại và Cửa Tiểu: có 85 loài chiếm 84,15% tổng số loài KVNC. Chủ yếu là 
các loài ưa nước lợ và nước mặn các loài từ biển di cư vào trong mùa sinh sản hoặc đi 
kiếm ăn. 
- Thành phố Mỹ Tho: có 26 loài chiếm 25,74% tổng số loài KVNC. Chủ yếu là các 
loài ưa nước chảy, nồng độ oxy tương đối cao, cá cỡ nhỏ và vừa sống tầng mặt và tầng 
trung, cá lớn sống tầng đáy. 
- Ở huyện Cai Lậy: có 38 loài chiếm 37,62% chủ yếu là các loài ưa nước chảy mạnh, 
nồng độ oxy cao, cá cỡ nhỏ và vừa. Đây là nơi chịu ngập lũ đầu tiên trong lưu vực khi 
nước lũ về. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
- Đề tài thu được 168 mẫu cá với 101 loài, xếp trong 70 giống, 38 họ, 16 bộ, 2 lớp. 
Trong đó, 1 loài cá Thát lát còm không thu được mẫu; phát hiện 4 loài cá thuộc 4 giống, 3 
họ và 3 bộ ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Có 97 loài được sử dụng làm thực phẩm, 
24 loài có tiềm năng làm cá cảnh, 32 loài có thể sử dụng trong nuôi thương phẩm và 14 
loài vừa có khả năng sử dụng làm thực phẩm vừa có thể nuôi làm cá cảnh. 
- Trong số 101 loài, có 62,57% tổng số loài cá ở KVNC có độ thường gặp ít, rất ít và 
không gặp; chỉ có trên 37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều. 
- Khu hệ cá sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang có quan hệ khác nhau với khu hệ cá 
sông Hậu và khu hệ cá sông Cái Lớn. 
- Yếu tố mùa không ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố của các loài cá nhưng có ảnh 
hưởng lớn đến số lượng cá thể. Số lượng cá thể của đa số các loài cá thường xuất hiện 
nhiều vào mùa mưa, có 81 loài xuất hiện vào mùa mưa và 58 loài xuất hiện vào mùa khô. 
Chất lượng nước và độ mặn tác động rất lớn đến sự phân bố thành phần loài cũng như số 
lượng loài cá ở các loại hình thủy vực ở sông Tiền, có 45 loài bắt gặp ở nước ngọt và 71 
loài ở nước lợ. Sự phân bố cá cũng chênh lệch theo thủy vực, 85 loài đánh bắt được ở Cửa 
Đại và Cửa Tiểu, 26 loài ở thành phố Mỹ Tho và 38 loài ở huyện Cai Lậy. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 6 (2019): 115-132 
130 
- Xây dựng được 101 bộ mẫu cá trưng bày ở Phòng Thí nghiệm Động vật – Khoa Sinh 
học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho công tác giảng dạy 
và nghiên cứu. 
4.2. Kiến nghị 
- Cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hoàn chỉnh hơn về cơ sở dữ liệu các loài cá ở 
sông Tiền. Tăng cường nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, quy trình nhân nuôi của 
những loài cá có giá trị cao trong các loài làm thực phẩm, làm cảnh, phòng dịch, làm thuốc 
và các loài quý hiếm nhằm sử dụng hợp lí, bảo tồn, phát triển bền vững và đồng thời giảm 
áp lực khai thác cá tự nhiên ở nơi đây. 
- Các cấp chính quyền nên có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác cá quá mức và 
cần có những biện pháp tích cực bảo vệ các loài cá ở sông Tiền được ghi trong Sách Đỏ 
Việt Nam (2007) và những loài cá bị giảm sút đến mức đáng báo động để tránh tình trạng 
các loài cá này không còn xuất hiện ngoài tự nhiên ở KVNC. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. (2007). Sách Đỏ Việt Nam. 
Phần I: Động vật. Hà Nội: Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 515 tr. 
Cao Hoài Đức, Tống Xuân Tám, và Huỳnh Đặng Kim Thủy. (2014). Nghiên cứu thành phần loài 
và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn – tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học, Khoa 
học Tự nhiên và Công nghệ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. ISSN 1859-
3100, 61(95)., 132-145. 
Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang. (2017). Điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang (2014). Khai 
thác ngày 18/5/2017, từ 
tu-nhien/Dieu-kien-tu-nhien.aspx 
Eschmeyer, W.N. (1998). Catalog of Fishes - Vol. 1, 2, 3. US: California Academy of Sciences, 
San Francisco, 1-958, 959-1820, 1821-2905. 
Eschmeyer, W.N., Fricke, R., Fong, J.D. (2018). Species by Family/ Subfamily in the Catalog of 
Fishes. California Academy of Sciences Research. Retrieved September 20, 2018, from 
FAO. (2018). Fisheries and Aquaculture Department. Food and Agriculture Organization of the 
United Nations. Retrieved August 29, 2018 from  
Froese, R., & Pauly, D. (2018). Fish Base, World Wide Web Electronic Publication (Version 
10/2018). Retrieved October 15, 2018 from  
Mai Đình Yên (Chủ biên), Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, và Hứa Bạch 
Loan. (1992). Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Hà Nội: NXB Khoa học và Kĩ thuật, 
351 tr. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
131 
Nguyễn Khắc Hường. (2001). Động vật chí Việt Nam, tập 12. Hà Nội: Nxb Khoa học và Kĩ thuật, 
324 tr. 
Nguyễn Văn Hảo (Chủ biên), và Ngô Sỹ Vân. (2001). Cá nước ngọt Việt Nam, Họ cá Chép 
(Cyprinidae), tập I. Hà Nội: NXB Nông nghiệp, 622 tr. 
Nguyễn Văn Hảo. (2005). Cá nước ngọt Việt Nam, Lớp cá Sụn và bốn liên bộ của nhóm cá Xương 
(liên bộ cá Thát lát, liên bộ cá dạng Trích, tổng bộ cá dạng Cháo và liên bộ cá dạng Chép). 
tập II. Hà Nội: NXB Nông nghiệp, 760 tr. 
Nguyễn Văn Hảo. (2005). Cá nước ngọt Việt Nam, Ba liên bộ của lớp cá Xương (liên bộ cá dạng 
Mang ếch, liên bộ cá dạng Suốt và liên bộ cá dạng Vược), tập III. Hà Nội: Nxb Nông 
nghiệp, 759 tr. 
Nielsen, L.A., Johnson, D.L. (1981). Fisheries Techniques. Maryland: The American Fisheries 
Society Bethesda, 468 pp. 
Pravdin, I.F. (1961). Hướng dẫn nghiên cứu cá (chủ yếu cá nước ngọt). Phạm Thị Minh Giang 
dịch. Hà Nội: NXB Khoa học và Kĩ thuật (1973), 278 tr. 
Rainboth, W.J. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. Rome: Food and Agriculture of 
Organization of the United Nations, 55-265. 
Tạp chí môi trường (VEM). (2017, May 5). Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo môi trường 
Quốc gia. Khai thác ngày 05/5/2017, từ  
Tống Xuân Tám và Nguyễn Hữu Dực. (2009). Biến động thành phần loài cá trước và sau khi thành 
lập hồ Dầu Tiếng. Tạp chí Sinh học. ISSN 0866-7160, 31(3), Hà Nội: Viện Khoa học và 
Công nghệ Việt Nam, 29-40. 
Tống Xuân Tám, Lâm Hồng Ngọc, và Phạm Thị Ngọc Cúc. (2014). Nghiên cứu thành phần loài cá 
ở lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Khoa 
học Tự nhiên và Công nghệ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, ISSN 1859-
3100, 64(98)., 49-57. 
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai 
Văn Hiếu, và Utsugi Kenzo. (2013). Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long, Việt 
Nam. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ, 174 tr. 
Trương Thủ Khoa, và Trần Thị Thu Hương. (1993). Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông 
Cửu Long. Cần Thơ: Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, 361 tr. 
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường. (2018). Báo cáo tổng hợp kết quả 
quan trắc môi trường năm 2017. Tiền Giang. 
Vidthayanon, Chavalit. (2008). Field Guide to Fishes of the Mekong Delta. ISBN No. 978-92-
95061-03-3. Lao PDR: Mekong River Commission (MRC), Vientiane, 288 p. 
Vietnam National University, HCM City and Geomatics Center. (2017). Thủy hệ – thủy văn. Khai 
thác ngày 18/5/2017, từ https://mgis.vn/DBSCL%23thuyhe 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 6 (2019): 115-132 
132 
RESEARCH ON SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION 
OF FISH SPECIES IN TIEN GIANG PROVINCE SECTION OF TIEN RIVER 
Tong Xuan Tam1*, Dao Thi Anh Phi2, Nguyen Ai Nhu1 
1 Department of Biology, Ho Chi Minh City University of Education 
2 Nhan Viet High School – Ho Chi Minh City 
* Corresponding author: Tong Xuan Tam – Email: tamtx@hcmue.edu.vn 
Received: 03/4/2019; Revised: 01/5/2019; Accepted: 11/6/2019 
ABSTRACT 
The results collected from Tien river shows that there are 101 species of fish, 70 gena, 38 
families, 16 orders, and 2 class in this river section; among them, there are 4 threatened species in 
Red Book of Vietnam (2007); 97 species used for food, 24 species used as pet, and 32 species used 
for commercial purposes; 62.57% of the species in the study area are rare or extremely rare 
species; only more than 37.42% of the species are common species; there are 45 freshwater fish 
(44.55%) and 71 brackish water fish (70.29%). 
Keywords: Tien Giang provine, Tien river, fish species composition, distribution 
characteristic. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thanh_phan_loai_va_su_phan_bo_cua_cac_loai_ca_o_s.pdf