Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuyển than huyền phù kiểu bánh xe đứng

Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2 là một hạng mục đầu tư quan trọng nằm trong “Quy hoạch phát triển ngành than đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”. Các thiết bị chính của Nhà máy được chế tạo ở trong nước theo Dự án KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo một số thiết bị chính cho Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2 với công suất 2 triệu tấn/năm”. Trong khuôn khổ Dự án này, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ (IEMM-TKV) đã được Bộ KH&CN giao thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy tuyển huyền phù bánh xe đứng cho Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2”, gồm các máy MTHP-20 và MTHP-16, là những thiết bị công nghệ chính trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. MTHP-20 và MTHP-16 đã được nghiên cứu, thiết kế theo mẫu máy CKB-20 (do Liên Xô chế tạo) với một số cải tiến và hoàn chỉnh về công nghệ, kết cấu, vật liệu chế tạo và đã được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến hiện có trong nước với sự trợ giúp của máy CNC. Trong 2016-1017, các máy đã được lắp đặt, chạy thử có tải liên động ổn định với toàn bộ dây chuyền sản xuất và sẵn sàng cho sản xuất

pdf 6 trang dienloan 8280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuyển than huyền phù kiểu bánh xe đứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuyển than huyền phù kiểu bánh xe đứng

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuyển than huyền phù kiểu bánh xe đứng
3060(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Đặt vấn đề
Quyết định số 403/QĐ-TTg của 
Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt điều 
chỉnh Quy hoạch phát triển ngành 
than đến 2020, có xét triển vọng đến 
năm 2030” đã định hướng sản lượng 
than thương phẩm “Khoảng 47-50 
triệu tấn/năm vào 2020; 51-54 triệu 
tấn/năm vào 2025 và 55-57 triệu tấn/
năm vào 2030”. Theo định hướng đó, 
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng 
sản Việt Nam (TKV) sẽ duy trì và nâng 
cấp các nhà máy tuyển than trung tâm 
và các xưởng, cụm sàng hiện có ở các 
mỏ, đầu tư thêm các nhà máy tuyển 
than mới công suất lớn, công nghệ tiên 
tiến. Nhà máy sàng tuyển than Vàng 
Danh 2 (công suất 2 triệu tấn/năm) là 
một hạng mục đầu tư quan trọng trong 
các năm 2015-1017 thuộc quy hoạch 
trên. Các thiết bị chính của Nhà máy 
được tự lực chế tạo ở trong nước theo 
Dự án KH&CN cấp quốc gia “Nghiên 
cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo một 
số thiết bị chính cho Nhà máy sàng 
tuyển than Vàng Danh 2 công suất 2 
triệu tấn/năm”. Trong khuôn khổ Dự 
án này, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ 
(IEMM-TKV) đã được Bộ KH&CN 
giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu 
thiết kế và chế tạo máy tuyển huyền 
phù bánh xe đứng cho Nhà máy sàng 
tuyển than Vàng Danh 2” gồm 2 máy 
MTHP-20 và MTHP-16. Đây là những 
máy công nghệ chủ yếu trong dây 
chuyền sản xuất của Nhà máy sàng 
tuyển than Vàng Danh 2. Việc nghiên 
cứu chế tạo thành công các máy nêu 
trên là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu 
quả của đầu tư Nhà máy sàng tuyển 
than Vàng Danh 2 và khẳng định khả 
năng tự lực chế tạo những máy tương 
tự.
Phương pháp và nội dung nghiên 
cứu
- Tổng quan về công nghệ tuyển 
than huyền phù.
- Khảo sát thực tế, đánh giá ưu 
nhược điểm của máy CKB-20 (Liên 
Xô) trong suốt quá trình vận hành tại 
Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 
1.
- Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo 
theo mẫu máy CKB-20: Tính toán 
kiểm tra các tính năng cơ bản, cân 
nhắc chọn lựa các giải pháp công 
nghệ và kết cấu, quyết định một số cải 
tiến và hoàn chỉnh, chọn lựa vật liệu 
và lập bản vẽ chế tạo các máy tuyển 
huyền phù bánh xe đứng MTHP-20 và 
MTHP-16, bảo đảm phù hợp ở mức 
tối đa với than nguyên liệu và yêu 
cầu than sản phẩm của Nhà máy sàng 
tuyển than Vàng Danh 2. Sử dụng các 
phần mềm như Autodesk, Autocad, 
Autodesk Inventor trong quá trình 
thiết kế. 
- Chế tạo máy được thực hiện trên 
các thiết bị công nghệ tiên tiến hiện 
có trong nước với sự trợ giúp của máy 
CNC.
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy tuyển than 
huyền phù kiểu bánh xe đứng
Cao Ngọc Đẩu*, Nguyễn Anh, Lê Văn Lợi
Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Ngày nhận bài 6/9/2017; ngày chuyển phản biện 8/9/2017; ngày nhận phản biện 9/10/2017; ngày chấp nhận đăng 18/10/2017
Tóm tắt:
Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2 là một hạng mục đầu tư quan trọng nằm trong “Quy hoạch phát triển ngành 
than đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”. Các thiết bị chính của Nhà máy được chế tạo ở trong nước theo Dự 
án KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo một số thiết bị chính cho Nhà máy sàng tuyển 
than Vàng Danh 2 với công suất 2 triệu tấn/năm”. Trong khuôn khổ Dự án này, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ 
(IEMM-TKV) đã được Bộ KH&CN giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy tuyển huyền phù bánh 
xe đứng cho Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2”, gồm các máy MTHP-20 và MTHP-16, là những thiết bị công 
nghệ chính trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. MTHP-20 và MTHP-16 đã được nghiên cứu, thiết kế theo mẫu máy 
CKB-20 (do Liên Xô chế tạo) với một số cải tiến và hoàn chỉnh về công nghệ, kết cấu, vật liệu chế tạo và đã được chế 
tạo bằng công nghệ tiên tiến hiện có trong nước với sự trợ giúp của máy CNC. Trong 2016-1017, các máy đã được 
lắp đặt, chạy thử có tải liên động ổn định với toàn bộ dây chuyền sản xuất và sẵn sàng cho sản xuất.
Từ khóa: Máy tuyển huyền phù bánh xe đứng, MTHP-16, MTHP-20, Nhà máy sàng tuyển than Vàng Danh 2.
Chỉ số phân loại: 2.3
*Tác giả liên hệ: Tel: 0913201946
3160(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
- Lắp đặt và chạy thử có tải liên 
động với toàn bộ dây chuyền sản xuất 
của Nhà máy.
Tổng quan về công nghệ tuyển than 
huyền phù
Tuyển than trong môi trường huyền 
phù (gọi tắt là tuyển than huyền phù) 
về bản chất thuộc các quá trình tuyển 
trọng lực trong môi trường lỏng. Môi 
trường lỏng ở đây bao gồm nước 
(H
2
O), các dung dịch nặng và huyền 
phù. Huyền phù thường sử dụng hỗn 
hợp nước với các hạt mịn khoáng chất, 
lơ lửng dưới dạng huyền phù. Nguyên 
lý tuyển huyền phù là: Huyền phù tạo 
ra môi trường nặng, ở đó những khoáng 
vật có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng huyền 
phù sẽ nổi lên, trong khi những khoáng 
vật có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng huyền 
phù sẽ chìm xuống. 
Tuyển huyền phù có vị trí hàng 
đầu trong tuyển than, nhất là đối với 
các loại than khó tuyển. Huyền phù 
magnetite được dùng phổ biển, trên cơ 
sở những đặc tính sau: 
- Than có khối lượng riêng trong 
khoảng 1.300-1.900 kg/m3; 
- Đá tạp có khối lượng riêng trong 
khoảng 2.600-3.000 kg/m3; 
- Nước (H
2
O) có khối lượng riêng 
là 998,23 kg/m3 ở 293 K (200C), trong 
khi magnetite (FeO.Fe
2
O3) có khối 
lượng riêng ~ 5.000 kg/m3. Huyền phù 
được tạo ra bởi các hạt mịn magnetite, 
trộn đều và ở trạng thái lơ lửng trong 
nước, có khối lượng riêng tối đa 2.500 
kg/m3.
Theo nguyên lý hoạt động, các 
thiết bị tuyển huyền phù có thể được 
phân thành nhóm các máy tuyển huyền 
phù bể (chia tách trọng lực đơn thuần) 
và nhóm các máy tuyển huyền phù ly 
tâm (kết hợp ứng dụng lực chia tách ly 
tâm). Các máy tuyển huyền phù tang 
quay và bánh xe (nghiêng và đứng) 
là những loại phổ biến của nhóm thứ 
nhất. Xoáy lốc huyền phù (cyclone) là 
loại phổ biến của nhóm thứ hai. 
Công nghệ tuyển than huyền phù 
đã được ứng dụng thương mại từ 
những năm giữa thế kỷ XX và hiện có 
vai trò chủ yếu trong tuyển than trên 
thế giới. Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, 
Australia, Indonesia, CHLB Nga, Nam 
Phi, CHLB Đức, Ba Lan, Kazakhstan 
là những nước có sản lượng than hàng 
đầu, góp phần chủ yếu vào tổng sản 
lượng than của thế giới (~ 6,9 tỷ tấn/
năm vào năm 2016 - coal and lignite) 
[1]. Tại các nước này, sản lượng than 
tuyển huyền phù chiếm ~ 50% so với 
20% tuyển lắng, 15% tuyển nổi... Ở 
Nam Phi, tỷ lệ tuyển than huyền phù 
thậm chí tới trên 80%. 
Ở Việt Nam, công nghệ tuyển huyền 
phù đã được ứng dụng tại các nhà máy 
tuyển than trung tâm Cửa Ông, Hòn 
Gai, Vàng Danh 1 và nhà máy tuyển 
than công ty PT.Vietmindo Energitama 
- Indonesia với các loại máy tuyển 
huyền phù bánh xe (nghiêng và đứng), 
máy tuyển huyền phù tang quay và 
xoáy lốc huyền phù [2].
Khảo sát về sử dụng máy CKB-20 
tại Nhà máy sàng tuyển than Vàng 
Danh 1
Máy tuyển huyền phù bánh xe 
đứng CKB-20 (do Liên Xô chế tạo) 
Research, design and manufacture 
of vertical wheel dense medium separators for coal
Ngoc Dau Cao*, Anh Nguyen, Van Loi Le
Institute of Energy and Mining Engineering, Vinacomin
Received 6 September 2017; accepted 18 October 2017
Abstract:
Vang Danh 2 Coal Screening Plant is an important investment item in the 
“Coal Industry Development Plan up to 2020 with the prospect up to 2030”. 
The main equipment of the plant are domestic products belonging to the 
National Science and Technology Project “Research, design and manufacture 
of main equipment for Vang Danh 2 Coal Screening Plant with the capacity 
of 2 million tons per year”. Within the framework of this project, Institute 
of Energy and Mining Mechanical Engineering (IEMM-TKV) has carried 
out the subproject “Research, design and manufacture of vertical wheel 
dense medium separators for coal dressing Vang Danh 2 Coal Screening 
Plant”, including MTHP-20 and MTHP-16, which are main technological 
machines of the production line. MTHP-20 and MTHP-16 have been 
researched, designed according to the prototype CKB-20 (manufactured by 
Soviet Union), improved and completed in terms of technology, structure, 
and fabrication materials, and manufactured by the advanced technologies 
available in Vietnam with the help of CNC system. In the period of 2016-
2017, they have been installed, tested with intermittently stable load with the 
entire production line and are now ready for production. 
Keywords: MTHP-16, MTHP-20, Vang Danh 2 Coal Screening Plant, Vertical 
wheel dense medium separator.
Classification number: 2.3
3260(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
đã được đưa vào sử dụng tại Nhà máy 
sàng tuyển than Vàng Danh 1 từ năm 
1972, với công suất ban đầu 0,6 triệu 
tấn/năm. Cho tới nay, máy vẫn đang 
được sử dụng kết hợp với các máy 
xoáy lốc huyền phù. Thực tế nhiều 
năm vận hành cho thấy máy CKB-20 
có những ưu việt sau:
- Mặc dù có chi phí đầu tư, chi 
phí sản xuất, đặc biệt là chi phí năng 
lượng và chi phí bảo dưỡng cao hơn 
tuyển lắng, nhưng máy CKB-20 cho 
hiệu suất thu hồi than sạch cao, có thể 
đạt tới 98-99% đối với than khó tuyển, 
trong khi tuyển lắng chỉ đạt 92-93%.
- Máy CKB-20 tương đối thích hợp 
với than cấp hạt lớn (10-250 mm), khó 
tuyển, cho năng suất tuyển cao (> 500 
tấn/giờ than đầu vào), kết cấu gọn, độ 
bền cao, hoạt động ổn định.
- CKB-20 có những ưu việt so với 
máy tuyển tang quay: a) Có 2 dòng 
huyền phù, chảy ngang và đứng (máy 
tang quay chỉ có dòng chảy ngang) 
nên độ ổn định huyền phù tốt hơn; b) 
Chiều cao lớp huyền phù của CKB-20 
lớn hơn nên khả năng lẫn đá tạp vào 
than ít hơn; c) Giới hạn trên cấp hạt 
của CKB-20 là 250 mm (của máy tang 
trống là 100 mm) cho phép lấy ra các 
loại than cục 1a, 1b, 1c; d) Tiêu thụ 
năng lượng ít hơn do không cần đập 
từ 250 mm xuống 100 mm và do chỉ 
cần quay bánh xe tháo đá trong khi 
máy tang quay phải quay cả thùng đầy 
tải; e) Cho tỷ lệ than cục cao hơn, tỷ lệ 
than bùn thấp hơn, giảm tải cho khâu 
xử lý bùn.
Tuy nhiên máy CKB-20 cũng có 
một số nhược điểm: 
- Đá vụn ứ đọng ở đáy thùng 
tuyển cản trở, thậm chí làm rung 
lắc và dừng bánh xe đứng. Đây là 
nguyên nhân chính của hiện tượng 
kết cấu hộp bánh xe bị “vặn vỏ đỗ”, 
gây quá tải, thậm chí làm cháy động 
cơ dẫn động. Để khắc phục, Nhà máy 
sàng tuyển than Vàng Danh 1 đã tăng 
công xuất động cơ của CKB-20 từ 5,5 
lên 11 kW, rồi tới 15 kW, máy mới có 
thể hoạt động ổn định. 
- Tiêu hao magnetite cao, khoảng 
2,95 kg/tấn than sạch.
Trong suốt quá trình vận hành, máy 
CKB 20 đã được cải tiến và nâng cấp 
một số lần. Từ cuối thập kỷ 90, Viện 
Cơ khí Năng lượng và Mỏ đã nghiên 
cứu, thiết kế và chế tạo nhiều bộ phận 
và phụ tùng chủ yếu của máy CKB-20 
(bánh xe thải, bộ truyền động) [3, 
4].
Thiết kế máy MTHP-20 và MTHP-16
Các máy tuyển huyền phù bánh xe 
đứng MTHP-20 và MTHP-16 được 
thiết kế theo mẫu máy CKB-20 với 
những cải tiến nhất định. Sơ đồ nguyên 
lý và kết cấu của máy được thể hiện ở 
hình 1 và năng suất tính toán của máy 
mẫu CKB-20 được thể hiện ở bảng 1.
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý (trên) và kết cấu máy tuyển huyền phù bánh xe đứng 
(dưới).
1. Máng cấp liệu; 2. Dòng liệu; 3. Tháo sản phẩm nhẹ (nổi); 4. Tháo vật thải (chìm); 5, 6. Dòng 
huyền phù (đứng và ngang); 7. Thùng tuyển; 8. Bánh xe đứng (tải vật thải); 9. Bộ truyền động; 10. 
Bộ cánh gạt than (vật nổi); 11. Gầu tải bánh xe đứng.
Bảng 1. Năng suất tính toán của máy mẫu CKB-20.
Cỡ hạt
Năng suất (tấn/giờ)
Huyền phù 1.500 kg/m3 Huyền phù 2.000 kg/m3
6-25 135 150
13-100 150 165
13-200 155 170
25-100 155 170
25-300 170 190
3360(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
Trong thiết kế, vấn đề được tập 
trung giải quyết là khắc phục hiện 
tượng kết cấu hộp bánh xe bị “vặn vỏ 
đỗ”, gây quá tải, có thể làm cháy động 
cơ dẫn động. Các giải pháp cụ thể được 
đề xuất là: Tăng tần suất làm sạch đá 
thải lắng ở đáy thùng tuyển ít nhất 2 
ngày 1 lần, thay vì 1 tuần 2 lần; đặt 
hệ thống riêng có thể xả đá vụn định 
kỳ ở đáy thùng tuyển, mà không cần 
phải xả huyền phù; thiết lập chế độ 
bảo vệ động cơ quá tải phù hợp với 
ngưỡng cho phép lượng đá lắng ở đáy 
thùng tuyển để xả đáy kịp thời. Nội 
dung thiết kế cải tiến chủ yếu là thay 
vì dùng 1 bộ dẫn động 15 kW được 
lắp ở 1 bên, nay dùng 2 bộ dẫn động 
giống nhau 2x7,5 kW được đặt cân 
đối ở 2 bên bánh xe đứng. Căn cứ của 
cải tiến này là sự tác động lẫn nhau 
của lực cản bánh xe F
x
 (do đá tích tụ 
ở đáy thùng tuyển) và lực dẫn động 
bánh xe đứng P (hình 2). Giá trị F
x
phụ thuộc vào ma sát của loại đá thải:
F
x
= f.G 
Trong đó, f là hệ số ma sát giữa 
đá và thép; G là tổng lực bánh xe tác 
động lên lớp đá đáy thùng tuyển, tạo 
ra bởi tổng khối lượng của bánh xe 
và khối lượng của đá thải chứa trong 
các gầu tải đá.
Lực cản F
x
 tác động ngược với 
lực dẫn động bánh xe đứng P. Trong 
trạng thái làm việc quả tải, các lực P 
và F
x
 (có giá trị tuyệt đối bằng nhau) 
gây ra momen xoắn cho 2 thành bên 
bánh xe. Khi bánh xe được dẫn động 
cân đối cả từ 2 bên, giá trị P ở mỗi 
bên chỉ còn một nửa. Khi lớp đá vụn 
đáy thùng đầy tạo ra lực cản F
x
 lệch 
một bên, nó sẽ bị lực dẫn động cùng 
phía, ngược chiều, triệt tiêu một nửa. 
Khi đó, giá trị momen xoắn các bên 
thành bánh xe cũng giảm đi một nửa 
và làm giảm khả năng gây ra, thậm 
chí triệt tiêu hiện tượng “vặn vỏ đỗ”.
Một cải tiến khác là gần như toàn 
bộ thùng tuyển, bánh xe đứng được 
làm bằng thép không nhiễm từ SUS 
304 (thay vì bằng thép thường như của 
CKB-20), nhằm chống sự bám dính 
của magnetite vào thành thùng tuyển 
và bánh xe. 
Chế tạo, lắp đặt 
Trong năm 2016, các máy MTHP-
20 và MTHP-16 đã được tự lực chế 
tạo trọn bộ, với năng suất và các thông 
số kỹ thuật theo đúng yêu cầu của dự 
án đầu tư Nhà máy sàng tuyển than 
Vàng Danh 2 (bảng 2). Quá trình chế 
Hình 2. Sơ đồ lực cản chuyển động bánh xe đứng do đá vụn ở đáy thùng tuyển 
gây ra.
1. Bánh xe đứng; 2. Gàu tải; 3. Thùng máy tuyển; 4. Lớp đá vụn ở đáy thùng tuyển.
1 
G
v
Fx
1 
3 
4 
2 
P 
Fx 
Bảng 2. Đặc tính kỹ thuật thực tế của các máy được chế tạo.
TT Thông số Đơn vị
Máy mẫu
CKB-20
Máy được thiết kế
MTHP-20 MTHP-16
1 Bề rộng thùng tuyển (dòng sản phẩm nổi) mm 2.000 2.000 1.600
2 Năng suất (than vào, 15-200 mm) tấn/giờ 190-240 190-240 150-180
3 Bánh xe đứng (guồng tải đá) Chiếc 1 1 1
Đường kính ngoài mm 3.860 3.860 3.460
Rộng (trong) mm 1.200 1.200 1.200
Số gầu tải Gầu 8 8 8
Tốc độ quay v/ph 2 2 2
4 Bộ dẫn động bánh xe đứng Bộ 1 2 2
Hộp giảm tốc Hộp 1 2 2
Động cơ điện kW 1x15 2x7,5 2x5,5
5 Bộ gạt than Bộ 1 1 1
Đường kính bánh gạt mm 1.200 1.200 1.200
Bề rộng bánh gạt mm 1.968 1.968 1.530
Tốc độ quay v/ph 13,5 13,5 13,5
Động cơ điện kW 1x2,2 1x2,2 1x2,2
6 Kích thước bao (DxRxC) m ~ 5x5x4,5 ~ 5x5x4,5 ~4,8x4,2x3,6
7 Khối lượng toàn máy kg 16.000 17.277 16.290
3460(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
tạo được thực hiện tại Nhà máy Chế 
tạo máy - mỏ thuộc Viện Cơ khí Năng 
lượng và Mỏ kết hợp với Công ty Môi 
trường công nghệ, Công ty Cơ khí Việt 
- Hàn, Công ty Cơ điện Đại Dương và 
Công ty Máy điện Việt - Hung, ứng 
dụng công nghệ tiên tiến hiện có trong 
nước với sự trợ giúp của máy CNC. 
Các máy đã được lắp đặt đồng bộ với 
toàn bộ dây chuyến sản xuất của Nhà 
máy sàng tuyển Vàng Danh 2 (hình 3). 
Chạy thử có tải 
Trong 6 tháng đầu năm 2017, các 
máy đã chạy thử có tải liên động với 
toàn bộ dây chuyền sản xuất, gồm 4 
đợt: 3 đợt đầu, mỗi đợt trong ~30 giờ 
và đợt 4 trong 61 giờ. Than đầu vào 
được lấy từ mỏ Vàng Danh (bảng 3), 
với tổng lượng mẫu là 51.000 tấn. Sử 
dụng huyền phù magnetite với khối 
lượng riêng 1.960-2.000 kg/m3. 
Chất lượng máy đã được minh 
chứng bằng các đợt chạy thử liên 
động. Kết quả như sau:
- Năng suất dây chuyền đạt 95-98% 
(mặc dù độ ẩm than đầu vào > 12%, 
cao hơn quy định do bị ảnh hưởng 
mưa). Năng suất máy hoàn toàn đáp 
ứng yêu cầu.
- Độ tro A
k 
của sản phẩm tuyển đạt 
yêu cầu (bảng 4). 
- Không có hiện tượng rung lắc, 
dừng bánh xe, dẫn tới việc bánh xe bị 
quá tải, “vặn vỏ đỗ”. Việc sử dụng vật 
liệu thép không rỉ SUS 304 không bị 
nhiễm từ đã làm tăng tính chống mài 
mòn của thiết bị, giảm lượng magnetite 
bám dính vào thùng tuyển và bánh xe.
- Một số tồn tại: Tỷ lệ than cục dưới 
cỡ còn cao (không phải lỗi máy tuyển 
mà do giải pháp vận chuyển chưa thực 
sự hợp lý làm than bị vỡ vụn); mức độ 
tách dăm gỗ chưa thật tốt, bởi tỷ trọng 
của gỗ dăm bị thay đổi do thời gian 
ngâm nước.
 Như vậy, tính năng công nghệ của 
các máy được chế tạo hoàn toàn có thể 
đáp ứng yêu cầu dây chuyền sản xuất 
theo thiết kế: Tuyển than cấp 15-200 
mm bằng MTHP-20 để loại đá trước, 
sau đó qua sàng tách huyền phù, rồi 
qua MTHP-16, cho 2 sản phẩm là than 
sạch và trung gian. Than trung gian để 
cấp cho nhiệt điện. Than sạch được 
tách, rửa huyền phù và qua sàng phân 
loại ra các sản phẩm cám tuyển, than 
cục 1a, 2a, cục 4a, và cục 5. 
Kết luận
- Thiết kế và chế tạo thành công 
các máy tuyển than huyền phù bánh 
xe đứng MTHP-20 và MTHP-16 đã 
khẳng định một hướng đi đúng đắn để 
phát triển bền vững công nghệ tuyển 
Hình 3. Máy MTHP-20 do IEMM-TKV thiết kế, chế tạo được lắp đặt tại Nhà 
máy sàng tuyển than Vàng Danh 2.
Bảng 3. Phân tích độ tro trong than nguyên liệu (lò giếng Cánh Gà, Vàng 
Danh) [5].
Bảng 4. Các đợt chạy thử và độ tro Ak của sản phẩm.
Cấp hạt (mm) +100 50-100 35-50 15-35 6-15 3-6 1-3 0-1 Tổng
Tỷ phần (%) 11,59 12,92 9,22 13,85 11,44 12,04 11,04 17,9 100
Độ tro A
k 
(%) 40,63 42,98 39,54 38,49 35,73 25,34 26,78 28,46 34,43
N Các đợt chạy thử 1 2 3 4 Yêu cầu
1 Số giờ chạy có tải 88 61
2 Lượng than vào (tấn) 33.565 17.473
3 Độ tro A
k 
SP (%)
Than sạch 6,95-9,36 6,98-9,26 7,80-9,92 6,19-7,98 1-10
Than trung gian 27,78-32,18 27,70-43,31 32,26-39,66 31,04-40,84 ̴ 31
Đá thải 77,52-82,34 76,78-82,69 78,34-80,27 79,90-82,21 ≥ 77
3560(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ 
than huyền phù ở Việt Nam.
- Tự lực ở mức có thể để chế tạo các 
thiết bị tuyển than huyền phù thay thế 
thiết bị nhập ngoại. Ngành cơ khí mỏ 
Việt Nam nói chung và Viện Cơ khí 
Năng lượng và Mỏ nói riêng đã minh 
chứng khả năng thực tế của mình trong 
việc cung cấp các máy tuyển huyền 
phù, cũng như một số máy tuyển và 
máy phụ trợ khác như tuyển từ, lọc 
chân không, thiết bị vận chuyển... cho 
ngành than và ngành khai khoáng. 
- Những thiết bị tự lực chế tạo có 
chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất 
và giá thành thường thấp hơn nhập 
ngoại. Tuy nhiên cần có chính sách 
khuyến khích và tạo đầu ra cho các 
thiết bị nội và tiếp tục đầu tư nghiên 
cứu để nâng cao chất lượng và thương 
hiệu của chúng.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn 
sự ủng hộ của Bộ KH&CN, Bộ Công 
thương trong quá trình thực hiện 
nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty CP Giám định - TKV (2007), 
Báo cáo “Phân tích đặc tính cơ lý hoá, tính 
khả tuyển than nguyên khai dự kiến cấp vào 
Nhà máy tuyển than Vàng Danh 2”.
[2] В.М. Авдохин (2006), Основы 
обогащения полезных изкомпаемых, 
Издательство Московского Государсвтенного 
Университета, Москва.
[3] Mauritz Lundt (2014), A Proven 
Technology, Dense Media Separation.
[4] Global Energy Statiistical Yearbook 
2017.
[5] Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ 
(2016), Báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu 
thiết kế và chế tạo máy tuyển huyền phù 
bánh xe đứng cho Nhà máy sàng tuyển than 
Vàng Danh 2”.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thiet_ke_va_che_tao_may_tuyen_than_huyen_phu_kieu.pdf