Nghiên cứu xây dựng mô hình ương dưỡng nghêu giống (Meretrix Lyrata) khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh
TÓM TẮT
Nghề nuôi nghêu thương phẩm khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh phụ thuộc nhiều vào nguồn nghêu
giống. Hàng năm nghêu cám tự nhiên xuất hiện trên bãi bồi ven biển Trà Vinh với mật độ khác nhau
thường được khai thác và mang đi nơi khác ương dưỡng. Để góp phần khai thác hiệu quả nguồn lợi tự
nhiên, từng bước chủ động nguồn nghêu giống địa phương, mô hình ương dưỡng nghêu giống được
nghiên cứu thực hiện.
Mô hình ương dưỡng nghêu giống khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh được thực hiện trong thời gian 9
tháng từ tháng 6/2016 đến 2/2017 gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn ương dưỡng trên bờ biển được thực
hiện ở THT Phương Nam xã Đông Hải huyện Duyên Hải, và giai đoạn ương dưỡng trên bãi bồi tự
nhiên ở HTX Thành Đạt xã Hiệp Thạnh TX Duyên Hải. Nguồn nghêu cám sử dụng trong mô hình
nầy là nghêu cám tự nhiên khai thác ở khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh. Tổng số 30 kg nghêu cám cấp
I (kích thước 150.000 con / kg) được thả vào ao ương dưỡng, sau 4 tháng thu được 220 kg nghêu
giống cấp II (kích thước 15.000 con/kg), đạt 73,3%. Từ tháng 10/2016, toàn bộ 220 kg nghêu giống
nầy được thả trên 5.000 m2 bãi nuôi nghêu ở HTX Thành Đạt. Vào tháng 2/2017, kết quả thu được 2,4
triệu con nghêu giống có kích cỡ khoảng 600- 650 con/ kg, đạt 72,7%. Việc xây dựng mô hình ương
nghêu giống tự nhiên nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi nghêu giống của tỉnh, góp phần phát triển
bền vững nghề nuôi nghêu ở ven biển Trà Vinh.
Từ khóa:bãi biển, bãi triều, nghêu, nghêu giống tự nhiên, ương dưỡng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng mô hình ương dưỡng nghêu giống (Meretrix Lyrata) khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh
TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 19 CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ƯƠNG DƯỠNG NGHÊU GIỐNG (MERETRIX LYRATA)KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH Study on hard clam (Meretrix lyrata) seed nursery model in the coastal area of Tra Vinh province Tạ Thị Kim Oanh 1 và nnk 2 Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM Email: ttkoanh@hcmig.vast.vn TÓM TẮT Nghề nuôi nghêu thương phẩm khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh phụ thuộc nhiều vào nguồn nghêu giống. Hàng năm nghêu cám tự nhiên xuất hiện trên bãi bồi ven biển Trà Vinh với mật độ khác nhau thường được khai thác và mang đi nơi khác ương dưỡng. Để góp phần khai thác hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, từng bước chủ động nguồn nghêu giống địa phương, mô hình ương dưỡng nghêu giống được nghiên cứu thực hiện. Mô hình ương dưỡng nghêu giống khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh được thực hiện trong thời gian 9 tháng từ tháng 6/2016 đến 2/2017 gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn ương dưỡng trên bờ biển được thực hiện ở THT Phương Nam xã Đông Hải huyện Duyên Hải, và giai đoạn ương dưỡng trên bãi bồi tự nhiên ở HTX Thành Đạt xã Hiệp Thạnh TX Duyên Hải. Nguồn nghêu cám sử dụng trong mô hình nầy là nghêu cám tự nhiên khai thác ở khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh. Tổng số 30 kg nghêu cám cấp I (kích thước 150.000 con / kg) được thả vào ao ương dưỡng, sau 4 tháng thu được 220 kg nghêu giống cấp II (kích thước 15.000 con/kg), đạt 73,3%. Từ tháng 10/2016, toàn bộ 220 kg nghêu giống nầy được thả trên 5.000 m2 bãi nuôi nghêu ở HTX Thành Đạt. Vào tháng 2/2017, kết quả thu được 2,4 triệu con nghêu giống có kích cỡ khoảng 600- 650 con/ kg, đạt 72,7%. Việc xây dựng mô hình ương nghêu giống tự nhiên nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi nghêu giống của tỉnh, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi nghêu ở ven biển Trà Vinh. Từ khóa:bãi biển, bãi triều, nghêu, nghêu giống tự nhiên, ương dưỡng. ABSTRACT Commercial clam aquaculture in the coastal area of Tra Vinh province is heavily dependent on clam seed source. Annually, naturally breeding populations of hard clam occure on the tidal sandflats along the coast of Tra Vinh with different densities and often are exploited and brought to other places for nursery. In order to contribute to the efficient exploitation of natural resources, step by step take initia- tive in local clam seed sources, the model of clam seed nursery was studied. The model of clam seed nursery in the coastal area of Tra Vinh province was implemented during 9 months from June 2016 to February 2017 including 2 phases. Nursery in the coastal beachridge was conducted in Phuong Nam Cooperative Group, Dong Hai Commune, Duyen Hai District, and the nursing stage on the tidal flat of Thanh Dat Cooperative, Hiep Thanh Commune, Duyen Hai Town. The clam seed source used in this model is the natural seed harvested in the coastal area of Tra Vinh province. Total 30 kg of clam grade I (150,000 ind. / kg) was released into the nursing pond. After 4 months, 220 kg of grade II clams (15,000 ind. / kg) was obtained, reaching 73.3% survival rate. From October 2016, all 220 kg of clam seed is released on 5,000 m2 of clam fishery ground in Thanh Dat Cooperative. In February 2017, the result was 2.4 million clam individuals with the size of 600- 650 ind./kg reaching 72.7% survival rate. Establishing the model of natural hard clam seed nursery is to exploit effectively clam seed resources of the province, contribute to the sustainable development of clam fishery in Tra Vinh coastal areas. Key words: coastal beach, hard clam, natural clam seed, nursery, 1 Phó Giáo sư Tiến sỹ - Viện Địa lý Tài nguyên TP HCM. 2 nnk: Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Lập, Thạc sỹ Nguyễn Thị Mộng Lan, Kỹ sư Phạm Công Luyện -Viện Địa lý Tài nguyên TP HCM. CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN 20 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 I. GIỚI THIỆU Ở khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, nghề nuôi trồng và khai thác nghêu ven biển đang phát triển theo hướng tích cực và mang lại nhiều lợi íchcho hàng vạn người lao động, đóng góp cho việc ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Với thực trạng và tiềm năng của tỉnh, ngành thủy sản lập qui hoạch sử dụng đất bãi bồi, cồn nổi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã Duyên Hải và 3 huyện ven biển nhằm phát triển bền vững và làm nền tảng để tiếp tục thực hiện định hướng nuôi trồng thủy sản ven biển đến năm 2020 [7]. Hiện nay tỉnh Trà Vinh có 9 THT/HTX nuôi nghêu tập trung ở thị xã Duyên Hải, các huyện Duyên Hải, Châu Thành và Cầu Ngang với tổng diện tích thực nuôi là khoảng 1.125 ha chiếm 30% tổng diện tích được tỉnh giao cho các THT/HTX nuôi nghêu [3]. Tương tự như ở các cơ sở nuôi nghêu ở ĐBSCL cũng như cả nước, hiện nay nghêu giống là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các THT/ HTX nuôi nghêu ven biển tỉnh Trà Vinh. Mỗi năm, sự xuất hiện của nghêu cám tự nhiên ở các bãi nuôi nghêu cũng như bãi bồi ven biển thường không ổn định về mật độ cũng như không gian phân bố. Sự xuất hiện lượng lớn nghêu cám tự nhiên thường phù hợp với sự hiện diện lượng lớn nghêu trưởng thành trên các bãi nghêu và yếu tố môi trường thuận lợi như nhiệt độ ổn định, độ mặn cao, mực nước lũ thấp [1]. Mỗi năm nguồn nghêu cám thường xuất hiện chủ yếu từ tháng 5- 8, ngoài ra một lượng nhỏ cũng xuất hiện vào tháng 12- 2 năm sau. Vào khoảng tháng 9, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi như chế độ thủy- hải văn ven bờ, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về, sóng gió và dòng chảy ven bờ ... tác động bất lợi đến nghêu cám như làm chết hoặc cuốn trôi đi nơi khác [6]. Với đặc điểm và điều kiện tự nhiên nêu trên, khi nghêu cám xuất hiện các THT/HTX tổ chức khai thác và bán toàn bộ lượng nghêu cám trên diện tích quản lý. Ở các bãi bồi tự nhiên, người dân địa phương và từ nơi khác đến khai thác tự phát và tận thu vượt quá giới hạn kiểm soát ... làm giảm đáng kể số lượng và chất lượng nghêu cám khai thác. Phần lớn lượng nghêu cám khai thác được ở khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh được bán và chuyển đến các cơ sở nuôi nghêu tỉnh Bến Tre, và đây là nơi tổ chức ương dưỡng thành nghêu giống và cung cấp cho các cơ sở nuôi nghêu ven biển trong đó có tỉnh Trà Vinh. Việc nghiên cứu sản xuất giống và ương nuôi nghêu Meretrix lyrata đã được thực hiện [2, 4]. Hiện nay kỹ thuật sảnxuất giống nhân tạo và ương nghêu trên bể lót bạt đã được áp dụng trên một số địa phương[4, 5]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất giốngvà ương nuôi loài nghêu này.Việc ương dưỡng nghêu cám tự nhiên ven biển tỉnh Trà Vinh cũng đã được quan tâm thử nghiệm. Tháng 5 – 7/ 2012, THT Phương Nam đã ương dưỡng nghêu cám thành công. Nghêu cám kích cỡ khoảng 90.000- 100.000 con/ kg được ương dưỡng trên ao trải bạt, sau 30 ngày chăm sóc, nghêu đạt kích cỡ 60.000 con/ kg và được thu hoạch, tuy nhiên đây mới là thử nghiệm bước đầu. Để góp phần khai thác hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, từng bước chủ động nguồn nghêu giống địa phương, mô hình ương dưỡng nghêu giống được nghiên cứu thực hiện. Vào tháng 5- 6/2015, Viện Địa lý tài nguyên Tp.HCM phối hợp với THT Phương Nam thu mua khoảng 20 kg nghêu cám kích cỡ 150.000 con / kg và ương dưỡng trên ao trải bạt. Sau 35 ngày ương dưỡng, toàn bộ nghêu cám bị chết do nguồn nước bị nhiễm phèn. Từ tháng 06/2016, mô hình ương dưỡng nghêu giống được tiếp tục thực hiện với nguồn nghêu cám tự nhiên khai thác ở khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh. Mô hình này được nghiên cứu thực hiện với sự hợp tác của THT Phương Nam xã Đông Hải và HTX Thành Đạt xã Hiệp Thạnh. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình ương dưỡng nghêu giống tự nhiên,cũng là một phần kết quả của đề tài “Đánh giá thực trạng vùng nuôi nghêu ven biển tỉnh Trà Vinh và xây dựng mô hình nuôi trồng khai thác bền vững” hợp tác nghiên cứu giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Sở KHCN tỉnh Trà Vinh. Chúng tôi chân thành cảm ơn Viện Hàn lâm KHCNVN và Sở KHCNtỉnh Trà Vinh cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợithực hiệnđề tài;cảm ơn sự hợp tác của Viện Hải dương học, THT Phương Nam và HTX Thành Đạt. TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 21 CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN II. PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát thực địa thu thập tài liệu thực tế -Chọn địa điểm xây dựng mô hình trên cơ sở các tài liệu, số liệu về đặc điểm tự nhiên bãi biển (địa hình địa mạo bãi bồi, bờ biển, thuỷ- hải văn ven bờ ) và môi trường sinh thái thích hợp, kết hợp với THT/HTX triển khai thực hiện. - Lấy mẫu nước, bùn đáy, đo độ mặn, nhiệt độ và pH (máy đo hiện trường HORIBA- Nhật). 2. Phân tích trong phòng thí nghiệm Các yếu tố về chất lượng môi trường (DO, BOD5 , Chlorophyll-a, TSS, TN, TP, TC) trong các mẫu nước, trầm tích được phân tích theo quy phạm nghiên cứu biển hiện hành của Viện Hải dương học. 3. Nghêu cám tự nhiên xuất hiện vào chính vụ (tháng 6) ở bãi bồi ven biển tỉnh Trà Vinh được THT Phương Nam thu mua. Nghêu cám kích cỡ nghêu cấp 1, kích thước đều, con giống khỏe, vỏ bóng có ánh xám- xanh. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm khí hậu, thủy- hải văn liên quan đến mô hình ương dưỡng nghêu giống Khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa mưa và nắng. Mùa nắng từ tháng 11- 4 với hướng gió chính là đông và đông bắc; mùa mưa từ tháng 5- 10 với gió mùa Tây nam; tổng lượng mưa năm là khoảng 1.200 - 1.450 mm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,6 °C, thấp nhất khoảng 25 °C vào tháng 1 và cao nhất vào tháng 4 khoảng 29- 32 ºC nên ảnh hưởng đáng kể đến nuôi thủy hải sản, đặc biệt là các bãi nghêu ven biển. - Chế độ bán nhật triều không đều có biên độ khoảng 2,9 - 3,4 m với mực triều thấp nhất khoảng -2,5 m đến -1,7 m và triều cao nhất khoảng 1,0 m đến 1,6 m. Biên độ cực đại thuỷ triều hàng tháng khoảng 2,7- 3,5 m và có xu thế giảm dần từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An nên dòng chảy ven bờ và dòng triều có hướng chung từ Đông Bắc - Tây Nam. - Vào mùa gió Tây Nam, điều kiện lặng gió kết hợp với dòng triều yếu, biên độ triều thấp và sóng yếu là điều kiện tốt cho sự hình thành các bãi đáp của nghêu cám. Ngược lại gió mùa Đông Bắc có vận tốc khá cao, đạt cực đại khoảng 5 - 8 m/s vào tháng 2 - 3, tạo nên sóng cao và dòng chảy mạnh gây xói lở bờ, làm xáo trộn nền đáy bãi bồi là các nguyên nhân làm nghêu chết. - Các bãi bồi, cồn nổi có thời gian phơi bãi mỗi tháng khoảng 8 - 14 ngày và mỗi ngày khoảng 2 - 6 giờ tùy thuộc vào con nước triều. - Nhiệt độ nước biển ở bãi nuôi nghêu với thành phần cát mịn thường cao hơn so với bãi bùn và nơi nước sâu. Nhiệt độ nước biển trung bình hàng tháng khoảng 26,1- 30,0oC vào ban ngày và 25,5- 29,5ºC vào ban đêm. Thời kỳ giao mùa là điều kiện quan trọng kích thích sự sinh sản và phát triển của các ấu trùng nghêu vào tháng 5 - 8 hàng năm. - Độ mặn nước biển ở vùng cửa sông thay đổi đáng kể trong năm khoảng từ 1,3- 30,2‰. Độ mặn giảm thấp vào mùa mưa, thấp nhất khoảng 1,3- 3‰ vào tháng 9- 10 và cao nhất khoảng 32,4 ‰ vào tháng 4. Độ mặn nước biển nơi các bãi nuôi nghêu có giá trị phù hợp cho nghêu sinh sống và phát triển. Tùy thuộc vào vị trí ở gần hoặc xa khu vực cửa sông và kích cỡ nghêu đang sinh sống, thay đổi độ mặn ảnh hưởng đáng kể ở HTX Thành Công, Thành Đạt, ít hoặc ảnh hưởng không đáng kể ở HTX Phương Đông. Riêng trường hợp THT Phương Nam vì nằm ở phía bắc cửa sông Định An nên việc giảm độ mặn ảnh hưởng không đáng kể đến sự phát triển của nghêu. Vào mùa mưa nước sông đổ ra biển và tiếp tục chảy về phía Tây Nam do tác động của dòng chảy ven bờ hướng Đông Bắc- Tây Nam. Độ mặn ở khu vực THT Phương Nam tuy bị giảm thấp nhưng tăng cao chỉ sau 2- 3 giờ khi triều lên cao, và nghêu vùi trong lớp cát bãi triều nên tránh được thời gian có độ mặn thấp. - Vào khoảng tháng 9- 10 hiện tượng bùn bồi lấp xảy ra ở các bãi nuôi nghêu HTX/THT Thành Đạt, Phương Đông và Phương Nam. Khi thời tiết xấu, ảnh hưởng của áp thấp vào mùa gió Đông Bắc, lớp bùn dầy khoảng 10- 30 cm thường xuất hiện quanh trũng thấp, ven bờ biển và rìa ngoài đới CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN 22 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 gian triều khoảng 5- 8 ngày/ đợt, có thể làm nghêu chết vì vậy việc dự báo và di chuyển nghêu đến nơi an toàn là cần thiết. - Mỗi năm vào khoảng tháng 10- 11 việc xử lý ao nuôi tôm xả thải ra biển lượng lớn bùn và nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường các bãi nuôi nghêu ven biển. 2. Đặc điểm môi trường sinh thái nước và bùn đáy bãi bồi HTX Thành Đạt Bãi bồi nuôi nghêu của HTX Thành Đạt được chọn để thực hiện giai đoạn 2 ương dưỡng trên bãi bồi tự nhiên. Việc nghiên cứu đánh giá đặc điểm môi trường sinh thái nước và bùn đáy đã được thực hiện. Việc lấy mẫu phân tích được thực hiện vào các tháng 11/2016, 02/2017 và 08/2017 tương ứng với thời kỳ thả giống ương dưỡng giai đoạn 2 đến kết thúc mô hình (Bảng 1, 2). Bảng 1. Các yếu tố sinh thái môi trường nước tại bãi nghêu HTX Thành Đạt Giá trị NSSH (thô) BOD5 (mg/l) DO (mg/l) TN (µg/l) TP (µg/l) POC (µg/l) NH4-N (µg/l) NO2-N (µg/l) NO3-N (µg/l) TSS (mg/l) Chl-a (µg/l)(mgC/m3/ ngày) Tháng 11/2016 TB 57,03 1,81 6,16 932,08 99,08 332,92 75,31 16,15 397,23 61,04 11,69 CT 17,90 1,14 5,52 536,0 65,00 192,00 29,90 9,90 145,20 39,41 7,02 Min 107,20 2,63 7,30 1333,0 148,0 458,00 168,30 24,20 479,10 78,82 17,11 Tháng 3/2017 TB 120,58 1,68 6,45 1239,67 47,50 308,00 68,09 25,36 153,62 150,46 4,99 Min 70,10 1,32 6,13 985,0 30,0 301,0 31,0 12,2 72,9 107,5 3,15 Max 179,30 2,12 6,97 1551,0 110,0 314,00 110,00 35,10 199,00 190,67 6,34 Tháng 8/2017 TB 169,23 1,40 5,77 1356,25 162,75 193,33 195,97 36,91 320,04 87,25 6,74 Min 19,40 0,65 4,88 1054,00 94,00 11 ... h (QC10:2015/BTNMT). Các giá trị NH4 và TSS cao hơn nhiều lần so với giới hạn của tiêu chuẩn, hiện tượng này đã được đề cập nhiều trong các báo cáo quan trắc môi trường của tỉnh Trà Vinh. NSSH, DO và TSS khá tương đồng so với những nghiên cứu bãi nuôi nghêu xã Hiệp Thạnh và một số bãi nuôi trong tỉnh Trà Vinh những năm trước [4]. Diễn biến chất lượng môi trường nước qua các đợt khảo sát cho thấy: các thông số BOD5, TN và NO2 ít có sự biến động, các thông số khác có sự biến động qua các thời kỳ mùa vụ và thường xảy ra chủ yếu vào tháng 08/2017 – thời điểm chính của mùa mưa trong vùng và hàm lương oxy trung bình thấp nhất cũng xuất hiện vào giai đoạn này. Nền đáy có thành phần chủyếu là cát mịn, cát- bột chứa ít xác bã sinh vật. Cấp hạt trầm tích nền đáy từ 0,25-0,063mm trong đó cát mịn chiếm ưu thế khoảng 72,8 - 79,2 %.Các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng TOM, TN và TP ít có sự biến động theo thời gian. Các thành phần TOM, TOC trong trầm tích thu tại các vị trí ở dọc cửa sông có hàm lượng hữu cơ cao hơn từ 2- 5 lần so với các TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 23 CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN vị trí nằm trong bãi nuôi, và tương đương với các vị trí bên rìa ngoài bãi nuôi. Trong khi các yếu tố liên quan đến N, P thì không có sự khác nhau lớn giữa hầu hết các điểm. Tương tự, hàm lượng dầu trong trầm tích ở khu vực bãi nghêu Hiệp Thạnh có hàm lượng thấp và có biên độ dao động trong phạm vi hẹp. Bảng 2. Các yếu tố sinh thái môi trường trầm tích tại bãi nghêu HTX Thành Đạt Giá trị TOM (mg/g) TOC (mg/g) Tổng N (mg/g) Tổng P (mg/g) Chl-a (mg/m2) Dầu mỡ (µg/g) Tháng 11/2016 TB 20,89 4,39 1,14 0,05 7,52 16,13 Min 6,73 0,13 0,26 0,04 0,68 12,10 Max 46,85 11,81 3,45 0,06 15,79 22,80 Tháng 3/2017 TB 28,57 0,90 0,97 0,04 7,60 13,45 Min 10,55 0,23 0,74 0,02 0,77 11,30 Max 58,15 1,79 1,37 0,06 20,82 15,60 Tháng 8/2017 TB 35,03 7,77 0,82 0,06 10,42 2,33 Min 12,10 2,74 0,56 0,04 3,50 1,80 Max 69,81 15,27 0,97 0,08 25,25 3,20 n 12 12 12 12 12 4 3. Xây dựng mô hình ương dưỡng nghêu giống Nghêu cám sử dụng trong mô hình được thu mua từ nguồn nghêu cám tự nhiên ven biển tỉnh Trà Vinh. Mô hình ương dưỡng nghêu giống gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 được thực hiện trongao ương dưỡng trên bờ biển và giai đoạn 2 ương dưỡng trên bãi bồi ven biển trong điều kiện môi trường tự nhiên. 3.1. Giai đoạn 1: Ương dưỡng nghêu giống trong ao trên bờ biển Vị trí triển khai mô hình: THT nuôi nghêu Phương Nam ấp Phước Thiện xã Đông Hải huyện Duyên Hải. Do thuận lợi về sự xuất hiện nghêu cám và điều kiện thời tiết, chúng tôi thực hiện 2 đợt thu mua nghêu cám, mỗi đợt khoảng 15 kg trong thời gian cách nhau khoảng 10- 15 ngày và tổ chức ương dưỡng. 3.1.1. Xây dựng và lắp đặt ao ương dưỡng Các ao ương dưỡng và ao cấp nước được xây dựng và lắp đặt trên giồng cát ven biển có địa hình khoảng 3,2- 3,6 m, cách biển khoảng 500- 600 m và được che chắn gió bởi các hàng cây phi lao. - Ao ương dưỡng được đào trên giồng cát, kích thước khoảng 40 x 7,5 x 1,0 m, chiều cao bờ bao khoảng 0,6- 0,8 m, số lượng 04 ao. Ao được lót tấm bạt hai da và lắp đặt hệ thống ống (ống nhựa PVC đường kính 114- 150 mm) đểcấp và xả thải nước. - Ao cung cấp nước có diện tích khoảng 5.000 m2, sâu khoảng 1,8- 2,0 m được cải tạotừ ao nuôi tôm, số lượng 01 ao. Ao nầy được nối liền với biển qua kênh dẫn có chiều dài khoảng 500- 600m. Nước biển được lấy và trữ trong ao cung cấp nước nhằm ổn định các chỉ số pH, độ mặn và nhiệt độ nước phù hợp với sự phát triển của CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN 24 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 nghêu cám. Vào thời kỳ mưa liên tục hoặc nắng nóng nhiều ngày làm thay đổi độ mặn và nhiệt độ của nước trong ao sẽ ảnh hưởng bất lợi đến độ lớn của nghêu giống hoặc làm nghêu giốngchết. Vì vậy việc ổn định các chỉ số pH, độ mặn và nhiệt độ nước trong ao cung cấp nước được thực hiện qua việc đóng - mở kênh dẫn nước phù hợp. - Nước từ ao cung cấp được bơm vào ao ương dưỡng, đây là môi trường sống và nguồn thức ăn cho nghêu giống, đồng thời việc xả thải nước từ ao ương dưỡng sẽ làm vệ sinh ao góp phần quan trọng cho sự phát triển của nghêu giống. Ao ương dưỡng được rải một lớp mỏng cát mịn hạt và sạch (cát bãi biển) trên đáy ao có chiều dầy khoảng 5- 6 mm. 3.1.2. Thả nghêu cám và tổ chức chăm sóc Nguồn nghêu cám tự nhiên được thả vào ao ương dưỡng. Tổng số 2 đợt thả nghêu cám với số lượng và kích cỡ như sau: Đợt 1 ngày 12/6/2016, thả vào ao 1 số lượng 15 kg, kích cỡ 150.000 con/ kg; Đợt 2 ngày 10/7/2016, thả vào ao 2 số lượng 15 kg, kích cỡ 150.000 con/ kg; Công việc theo dõi và chăm sóc nghêu cám được thực hiện như sau: - Nước trong ao ương dưỡng được bơm vào từ ao cấp nước và được thay nướcmới sau 1- 2 ngày sử dụng. Mỗi lần thay nước, khoảng 3/4 lượng nước trong ao ương dưỡng được xả thải ra kênh và một lượng nước mới tương đương được bơm bổ sung vào từ ao cung cấp nước. - Nước trong ao ương dưỡng được đo các chỉ số pH, nhiệt độ và độ mặn, đồng thời nhiệt độ lớp cát đáy ao cũng được kiểm tra, đặc biệt trong các ngày nắng nóng. Kết quả cho thấy nước trong ao ương dưỡng thường cócác chỉ số phù hợp nhưnhiệt độ khoảng 28,2 -31,4° C, độ mặn 10,5- 16,3 %o, pH: 6,85- 7,95; và nhiệt độ lớp cát đáy ao là khoảng 29,5- 30,9° C. - Cùng với việc thay nước là rải một lượng nhỏ cát mịn phủ đều trên đáy ao ương dưỡng. Đây là cát biển hạt mịn, là cát sạch, không chứa mảnh thực vật, mảnh sò ốc cũng như tàn tích thực vật phân hủy. - Thức ăn cung cấp cho nghêu chủ yếu là tảo silic và phiêu sinh từ nguồn nước ao ương dưỡng và cát mịn hạt của bãi biển. Kết quả phân tích mẫu nước từ ao cấp nước cho thấy nhóm tảo silic nước lợ chiếm ưu thế khoảng 48,5- 72,8% và đặc trưng bởi Cyclotella caspia, C. styrolum và Paralia sulcate; nhóm nước ngọt chiếm khoảng 18,7- 22,5 % với các đại diện là Aulacoseira granulate, Caloneis sp., và Nitzchia spp. Thành phần tảo silic từ cát mịn bãi biển cho thấy nhóm biển- nước lợ bám đáy chiếm ưu thế khoảng 45,8- 68,8% và đặc trưng bởi Diploneis smithii, Dip. suborbicularis, Nitzschia sigma and Nit. Cocconeisformis, tiếp theo là nhóm nước lợ khoảng 15,6- 24,5 % và biển phù du khoảng 11,4- 17,6 % đặc trưng bởi các giống loài Coscinodicus radiatus, Cos. Nodulifer, Thalassiosira excentrica, và Cyclotella caspia và Cyc. Styrolum. - Sau thời gian theo dõi chăm sóc khoảng 25 ngày, nghêu cámở ao 1 được san thưa vào ao 3 nhằm đảm bảo điều kiện phát triển. Hình 1. Sàng nghêu giống với kích thước 15.000 con/kg ra khỏi cát bằng lưới TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 - 25 CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN - Tiếp tục bơm nước từ ao cấp nước vào các ao ương dưỡng và thay nước 2 ngày/ 1 lần; - Đồng thời rải một lượng cát mịn và sạch phủ đều đáy ao ương dưỡng, 1 lần/ ngày. Đầu tháng 09/2016, chuyển toàn bộ nghêu cám kích cỡ 45.000 con/kg từ các ao 1, 2 và 3 vào ao 4 có bổ cấp khí oxy. Ao ương dưỡng có bơm cấp khí oxy làm ổn định môi trường ương dưỡng, gia tăng sự phát triển của nghêu và hạn chế rủi ro nghêu giống chết. Việc bơm bổ cấp khí oxy được nghiên cứu bổ sung trong quá trình thực hiện mô hình. - Các chỉ số nước trong ao ương dưỡng được đo và theo dõi với nhiệt độ nước 31,4°C, độ mặn 12,3%o, pH: 7,85; nhiệt độ lớp cát đáy ao 30,9°C. Ao cấp nước có nhiệt độ nước 30,8° c, độ mặn 15,2%o, pH: 8,21; Sau 4 tháng ương dưỡng, nghêu giống đạt kích cỡ 15.000 con/kg, kết thúc giai đoạn 1, khai thác nghêu giống ở ao ương dưỡng. Dùng lưới để sàng nghêu giống tách ra khỏi cát. Ngày 21/10/2016: thu hoạch nghêu giống trong ao ương dưỡng, tổng số 220 kg nghêu giống với kích thước: 15.000 con/kg, đạt 73,3% tỷ lệ sống. 3.2. Giai đoạn 2: Ương dưỡng giống trên bãi bồi tự nhiên Theo kế hoạch nghêu giống thu được từ giai đoạn 1 sẽ được thả nuôi ở bãi bồi ven biển thuộc THT Phương Nam, tuy nhiên từ cuối tháng 9/2016 đến khi thu hoạch nghêu giống giai đoạn 1, do điều kiện sóng và dòng chảy ven bờ không thuận lợi, chúng tôi chuyển nghêu giống đến bãi nghêu HTX Thành Đạtđể thực hiện giai đoạn 2 ương dưỡng nghêu giống trên bãi bồi tự nhiên. Ngày 22/10/2016, lượng nghêu giống 220 kg được thả xuống 5.000 m2 bãi nuôi nghêu thuộc HTX Thành Đạt. Bãi bồi có địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc chăm sóc và ương dưỡng, diện tích khoảng 5000m2 (250 x 20 m) và cách bờ biển khoảng 450- 500 m. Bãi bồi ương nghêu được dọn sạch vỏ nhuyễn thể, san bằng bãi trước khi thả nghêu. Kết quả phân tích trên cho thấy các thông số về môi trường trầm tích, nước đạt yêu cầu cho sự phát triển của nghêu giống trên bãi bồi HTX Thành Đạt (Bảng 1, 2). Nghêu giống được chăm sóc, san thưa và kiểm tra độ tăng trưởng với kết quả như sau: - Ngày 22/10/2016: Thả nghêu giống xuống bãi, kích cỡ: 15.000 con /kg - Ngày 23/11/2016: kích cỡ nghêu khoảng 8.000 - 9.000 con /kg - Ngày 05/12/2016: kích cỡ khoảng 4.000- 5.000 con /kg - Ngày 28/12/ 2016: kích cỡ khoảng 1.000- 2.000 con /kg; - Ngày 11/1/ 2017: kích cỡ khoảng 700- 800 con /kg; - Ngày 11/2/ 2017: kích cỡ khoảng 600 - 650 con /kg, số lượng 2.400.000 con. Khảo sát tổng quát phân bố nghêu giống trên bãi ương dưỡng nghêu giống và thực hiện 5 hố đào ngẫu nhiên, mỗi hố có diện tích 0,0625 m2 (25- 25 cm), đếm số lượng nghêu trên mỗi hố, kích cỡ nghêu khoảng 600- 650 con/kg. Số lượng nghêu giống thu được trong giai đoạn nầy là 2,4 triệu con. Hình 2. Kiểm tra mặt độ và kích thước nghêu giống CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH&CN 26 - TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH - SỐ 1 NĂM 2018 Mô hình ương dưỡng nghêu giống giai đoạn 2 kết thúc, nghêu giống có tỷ lệ sống là 72,7%. Toàn bộ lượng nghêu giống nầy tiếp tục chuyển sang giai đoạn nuôi nghêu thương phẩm cũng trên cùng vị trí bãi nghêu HTX Thành Đạt 4. Đánh giá mô hình ương dưỡng nghêu giống Mô hình ương dưỡng nghêu giống được thực hiện 2 giai đoạn ở trên bờ biển và bãi bồi ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy với môi trường ương dưỡng phù hợp, đặc biệt là việc bổ cấp khí oxy nên tỷ lệ sống và khả năng phát triển nghêu khá tốt. Sau 5 tháng thu được 220 kg nghêu giống đạt cỡ 15.000 con /kg từ 30 kg nghêu cám tự nhiên có kích cở 150.000 con /kg, tỷ lệ sống đạt 73,3 %. Giai đoạn 2 ương dưỡng nghêu giống trên bãi bồi tự nhiên trong thời gian 4 tháng, từ 220 kg nghêu giống kích cở 15.000 con/ kg thu được 2,4 tấn nghêu kích cỡ 600 con/ kg, đạt tỷ lệ sống 72,7%. Kết quả nầy cho thấy với đặc điểm tự nhiên và môi trường khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, mô hình ương dưỡng nghêu giống từ nguồn nghêu cám tự nhiên ven biển thực hiện theo các bước chăm sóc 2 giai đoạn nêu đạt kết quả khá tốt. IV. KẾT LUẬN - Mô hình ương dưỡng nghêu giống từ nguồn nghêu cám tự nhiên ven biển tỉnh Trà Vinh đã được xây dựng đạt kết quả tốt. Mô hình gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu ương dưỡng trong ao trên bờ biển và giai đoạn ương dưỡng trên bãi bồi ven biển trong điều kiện tự nhiên. - Đặc điểm sinh thái môi trường nước, trầm tích đáy của bãi bồi HTX Thành Đạt được chọn để thực hiện giai đoạn 2 ương dưỡng trên bãi bồi tự nhiên thích hợp với sự phát triển của nghêu giống được ương dưỡng. - Kết quả đạt được của mô hình:Giai đoạn ương dưỡng trên ao: 30kg nghêu cám tự nhiên (150.000 con/kg) được thả ương dưỡng, sau 5 tháng thu được 220 kg (15.000 con/kg) đạt tỷ lệ sống 73,3%. Giai đoạn ương dưỡng trên bãi bồi: thả 220 kg (15.000 con/kg) trên diện tích 5.000m2 bãi bồi, sau 4 tháng ương dưỡng thu được 2.400.000 con (kích cỡ 600 con/kg) đạt tỷ lệ sống 72,7%. - Mô hình bước đầu được nghiên cứu và thực hiện đạt kết quả khả quan, tuy nhiên đểđưa vào triển khai cần có thêm những nghiên cứu thử nghiệm để điều chỉnh và hoàn thiện. [1] Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Đinh Hùng, Phạm Công Thành, Trần Quang Minh, Nguyễn Thanh Tùng, 2001. Nghiên cứu một số chỉ tiêu môi trường, đặc điểm sinh học và nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) ở ĐBSCL. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất. NXB Nông Nghiệp: 176-189. [2] Nguyễn Văn Hảo, 2001. Đặc điểm sinh học sinh sản nghêu (Meretrix lyrata) ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học “Biển Đông - 2000”. Nha Trang, 219 - 230. [3] Nguyễn Đinh Hùng, Phạm Công Thành, Trần Quang Minh, Nguyễn Thanh Tùng. 1999. Ng- hiên cứu một số chỉ tiêu môi trường, đặc điểm sinh học và nguồn lợi nghêu (Meretrix lyra- ta) ở đồng bằng sông Cửu Long. BCKH Viện NCNTTS 2. [4] Tạ Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Lập, Nguyễn Thị Mộng Lan, Phạm Công Luyện, 2014. Đặc điểm tự nhiên và môi trường khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh phục vụ phát triển nuôi nghêu. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh số 1/2014. [5] Nguyễn Hữu Phụng, 1996. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi nghêu (Meretrix lyrata, Sowerby). Thông tin KH-CN thủy sản, số 7 và 8, trang 13-21 và 14-18. [6] Chu Chí Thiết và Kumar M. S., 2008. Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix lyrata). [7] Nguyễn Thanh Tùng và nnk, 2010. Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851), sò huyết Andara granosa (Linaeus, 1758) ở vùng cửa sông ven biển Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh. Báo cáo tổng hợp. Bộ KH&CN. 197 trang. [8] UBND tỉnh Trà Vinh - Sở Tài nguyên và môi trường - Sở thủy sản tỉnh Trà Vinh, 2007.“Quy hoạch sử dụng đất bãi bồi, cồn mới nổi. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ba- huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 và định hướng đến 2020”, 119 trang. TÀI LIỆU THAM KHẢO
File đính kèm:
- nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_uong_duong_ngheu_giong_meretrix.pdf