Phân tích vai trò trung gian/đa trung gian trong mô hình đa biến - Lý thuyết và tình huống minh hoạ: Hành vi trì hoãn của nhân viên trong công việc
TÓM TẮT
Kiểm định vai trò trung gian/đa trung gian là bước quan
trọng khi phân tích mô hình đa biến trong nghiên cứu hành
vi. Thực tế nghiên cứu cho thấy, các biến ngoại sinh và nội
sinh quan hệ chồng chéo qua các biến trung gian là hiện
tượng tồn tại phổ biến trong nghiên cứu hành vi liên quan
đến kinh doanh và quản trị. Để kiểm định được vai trò trung
gian/đa trung gian các nhà nghiên cứu cần xác định chiến
lược phân tích một cách hệ thống, có căn cứ trên nền tảng lý
thuyết vững chắc. Sau đó, việc xác định loại hình trung gian
và kỹ thuật kiểm định đóng vai trò quan trọng trong việc đánh
giá kết quả nghiên cứu. Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp
nền tảng lý thuyết về kiểm định mối quan hệ trung gian. Đi
kèm với lý thuyết là tình huống nghiên cứu minh hoạ về hành
vi trì hoãn của nhân viên trong công việc. Các phân tích của
tình huống dựa trên nền tảng PLS - SEM với sự hỗ trợ của
phần mềm Smart PLS phiên bản 3.2.8 1
Từ khóa: Mối quan hệ trung
gian, đa trung gian, phân tích đa
biến
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích vai trò trung gian/đa trung gian trong mô hình đa biến - Lý thuyết và tình huống minh hoạ: Hành vi trì hoãn của nhân viên trong công việc
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 67 PHÂN TÍCH VAI TRÒ TRUNG GIAN/ĐA TRUNG GIAN TRONG MÔ HÌNH ĐA BIẾN - LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HUỐNG MINH HOẠ: HÀNH VI TRÌ HOÃN CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC Bạch Ngọc Hoàng Ánh*, Cao Quốc Việt** Title: Analysing the mediating and multi-mediating role in multivariate models - Theory and case study illustrating: The delaying behavior of employees at work. Từ khóa: Mối quan hệ trung gian, đa trung gian, phân tích đa biến Keywords: Mediating, multi- mediating, analyzing multivariate models. Thông tin chung: Ngày nhận bài: 03/3/2019; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 18/3/2019; Ngày chấp nhận đăng bài: 12/4/2019. Tác giả: * Trường Đại học Yersin Đà Lạt ** Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Email: hoanganhbachngoc@yahoo.com TÓM TẮT Kiểm định vai trò trung gian/đa trung gian là bước quan trọng khi phân tích mô hình đa biến trong nghiên cứu hành vi. Thực tế nghiên cứu cho thấy, các biến ngoại sinh và nội sinh quan hệ chồng chéo qua các biến trung gian là hiện tượng tồn tại phổ biến trong nghiên cứu hành vi liên quan đến kinh doanh và quản trị. Để kiểm định được vai trò trung gian/đa trung gian các nhà nghiên cứu cần xác định chiến lược phân tích một cách hệ thống, có căn cứ trên nền tảng lý thuyết vững chắc. Sau đó, việc xác định loại hình trung gian và kỹ thuật kiểm định đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp nền tảng lý thuyết về kiểm định mối quan hệ trung gian. Đi kèm với lý thuyết là tình huống nghiên cứu minh hoạ về hành vi trì hoãn của nhân viên trong công việc. Các phân tích của tình huống dựa trên nền tảng PLS - SEM với sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS phiên bản 3.2.81 ABSTRACT Mediating and multi-mediating role testing is an important step when analyzing multivariate models in behavioral research. In many previous studies, the situation in which exogenous and endogenous variables have overlapping relationships through intermediate variables is common in business-related behavioral research. In order to test the mediating/ multi-mediating role of variables in research model, researchers need to determine the analytical strategy systematically, based on a solid theoretical foundation. Then, determining the type of intermediate effects plays an important role in evaluating research results. This paper aims to synthesize the theoretical foundation of intermediate relationship testing. Accompanying theory is case study illustrating the delaying behavior of employees at work. The analysis of the situation based on the PLS - SEM platform with the support of Smart PLS software version 3.2.8 1 Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Giáo sư Ringle M Christian - Nhà sáng lập phần mềm Smart PLS, Giáo sư Đại học Công nghệ Hamburg (Đức) đã tài trợ gói phần mềm mới nhất để thực hành kiểm định tình huống minh họa trong bài viết này. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 68 1. Giới thiệu Những năm vừa qua, kiểm định vai trò trung giăn/đă trung gian của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đă biến đã trở nên phổ biến trong nghiên cứu hành vi và các lĩnh vực thuộc quản trị, kinh doănh. Đặc biệt, khi mô hình nghiên cứu phức tạp có nhiều mối quan hệ chồng chéo giữa các biến độc lập và phụ thuộc qua nhiều biến khái niệm đóng văi trò trung giăn, nhà nghiên cứu cần một kỹ thuật phân tích phổ biến, được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học và có độ tin cậy cao. Khi kiểm định mô hình đă biến, kỹ thuật mô hình phương trình cấu trúc bình phương bé nhất riêng phần (partial least squares structural equation modelling) được các học giả sử dụng rất rộng rãi. Đặc biệt, khi có sự hiện diện của các biến trung giăn/đă trung giăn trong mô hình, kỹ thuật kiểm định này càng được nhiều tác giả sử dụng. Ví dụ, trong lĩnh vực marketing và hành vi người tiêu dùng (Thiruvattal, 2017; Rodriguez-Rad & Ramos-Hidalgo, 2018;), chiến lược và quản trị nói chung (Hauff, Alewell & Hansen, 2018; Cepeda-Carrion, Cegarra-Navarro & Cillo, 2019;), hệ thống thông tin (Pratono, 2018), khởi nghiệp (Spender, Corvello, Grimaldi & Rippa, 2017; Pittino, Barroso Martínez, Chirico & Sanguino Galván, 2018), nhân sự (Anasori, Bayighomog & Tanova, 2019; Sanz-Valle & Jiménez-Jiménez, 2018), kế toán (Nitzl, 2016; Nitzl, 2018), tài chính (Ramli, Latan, & Nartea, 2018; Ramli, Latan & Solovida, 2019); du lịch (Henseler, Müller & Schuberth, 2018; Ali, Rasoolimanesh, Sarstedt, Ringle & Ryu, 2018). Để thấu hiểu và áp dụng được kỹ thuật kiểm định, trước tiên cần hiểu về lý thuyết các mối quan hệ trung giăn/đă trung giăn trong mô hình nghiên cứu đă biến. 2 Mô hình phân tích đa biến sử dụng tên gọi biến ngoại sinh thay cho biến độc lập và biến nội sinh thay cho biến phụ thuộc. Ý nghĩa ở đây là một sự 2. Lý thuyết về mối quan hệ trung gian/đa trung gian Một quan hệ trung gian xảy ra khi một biến thứ ba xen giữa hai biến khác. Hair Jr, Hult, Ringle & Sartedt (2016) tổng kết rằng khi có một sự thăy đổi về biến ngoại sinh2 dẫn đến sự thăy đổi biến trung giăn, său đó, nó làm thăy đổi biến nội sinh trong mô hình cấu trúc. Về mặt lý thuyết, biến trung gian chi phối bản chất của mối quan hệ giữa hai biến. Nhóm tác giả cũng cho rằng, một lý thuyết hỗ trợ mạnh là yêu cầu cốt lõi để giải thích cho tác động trung gian một cách đầy đủ ý nghĩă. Khi có sự hỗ trợ về mặt lý thuyết, tác động trung gian có thể trở thành một phân tích thống kê hữu ích nếu thực hiện một cách đúng đắn. Mô hình nghiên cứu có biến trung giăn nghie n cứu mói quăn he ̣ trực tiép vă giắn tiép. Tắc đo ̣ ng trực tiép giữa hai biến thẻ hie ̣n mối quan hệ nhân quả giữa hai biến với mũi tên 1 chiều. Tác động gián tiếp là những mối quan hệ có liên quăn đến một chuỗi mối quan hệ với ít nhất một biến có liên quan xen vào giữa. Vì thế, tác động gián tiếp là một chuỗi của 2 hay nhiều tác động trực tiếp và được thể hiện bằng nhiều mũi tên. Ví dụ, trong mối quan hệ Y1 →Y2 →Y3 thì ρ3 đại diện cho tác động trực tiếp giữa Y2 và Y3 và tác động gián tiếp (của Y1 lên Y3). Gọi Y2 là biến trung giăn và tác động gián tiếp (ρ1. ρ2 ) thể hiện tác động trung gian của biến Y2 lên mối quan hệ giữa Y1 và Y3. Hair Jr và cộng sự (2016) minh hoạ một ví dụ liên quăn đến biến trung gian theo Hình 1 bên dưới. Ví dụ nă y thẻ hie ̣n mối quan hệ giữa nhiệt độ nước biển và số lượng sự cố (vd., người bơi cần được cứu nguy). Giả thuyết (H1) được các tác giả phát biểu: Khi nhiệt độ nước biển (Y1) càng tăng lên thì sự cố (người bơi cần được cứu nguy) càng giảm (Y3). thay đổi ở biến ngoại sinh dẫn đến sự thay đổi của biến nội sinh. Như vậy, có thể hiểu biến nội sinh là biến kết quả và biến ngoại sinh là biến nguyên nhân TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 69 Lý do đằng sau giả thuyết trên là nhiệt độ cơ thể sụt giảm nhănh hơn nhiệt độ của nước, và do đó nó làm kiệt sức người bơi nhanh chóng. Vì vậy, họ rất có khả năng đánh giá săi cơ hội bơi ră biển và quay lại một cách ăn toàn. Do đó, giả thuyết H1 giả định rằng ít nguy hiểm hơn khi bơi ở nước ấm. Nhiều thành phố ven biển và các tổ chức cứu hộ có sẵn dữ liệu thực nghiệm hàng ngày về nhiệt độ nước biển và các sự cố bơi lội trong nhiều năm. Tuy nhiên, khi sử dụng dữ liệu này và ước lượng mối quan hệ (mối tương quan giữa nhiệt độ nước biển và số lượng sự cố) thì có cả kết quả xảy ra cùng chiều có ý nghĩa thống kê và không ý nghĩa thống kê đối với mối quan hệ Y1 Y3 này nói chung. Bằng chứng này cho thấy rằng việc bơi lội trong nước ấm có khẳ nă ng nguy hiểm hơn. Két quẳ nă y dường như có vài điều gì đó khiến chúng tă chưă hiểu sâu sắc về mô hình. Hi nh 1: Mo hi nh bién trung giăn đơn giẳn (Nguồn: Hair và cộng sự (2016)) Sự phát hiện này nhắc nhở nhà nghiên cứu rằng, việc phân tích dữ liệu một cách đơn giản có thể dẫn tới sự sai lệch và kết luận sai. Giả thuyết và biện luận logic căn cứ trên lý thuyết là những yêu cầu chính khi áp dụng kỹ thuật phân tích đă biến. Hair Jr và cộng sự (2016) khuyên rằng, khi kết quả nghiên cứu không khớp với giả thuyết và lý thuyết, các nhà nghiên cứu nên tìm cách giải thích dựa vào: (1) xem xét lại lý thuyết/khái niệm, (2) các vấn đề liên quăn đến dữ liệu, và/hoặc (3) đặc thù kỹ thuật củă phương pháp thống kê được sử dụng. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất của Hair Jr và cộng sự (2016), mối quan hệ giữa nhiệt độ nước biển (Y1) và số lượng sự cố (Y3) sẽ có ý nghĩă hơn khi băo gồm số lượng người bơi tại bờ biển được chọn (khái niệm Y2). Cụ thể, khi nhiệt độ nước biển càng cao, sẽ càng có nhiều người bơi ở một bãi biển nào đó (H2). Và có thể, khi càng có nhiều người bơi, khả năng xảy ra sự cố người bơi cần được giải cứu cũng căo hơn (H3). Khi mối quan hệ nhân quả phức tạp trong Hình 1 được đánh giá, có khả năng nhà nghiên cứu kết luận rằng bơi lội trong vùng nước ấm hơn sẽ nguy hiểm hơn khi bơi trong vùng nước lạnh bởi vì hai mối quan hệ này đều mang dấu dương. Do đó, có thẻ kết hợp các mô hình mối quan hệ nhân quả đơn giản và phức tạp trong một mô hình trung gian như thể hiện trong Hình 1. Ngoài H1, H2 và H3, nhà nghiên cứu có thể đề xuất thêm giả thuyết H4 (liên quăn đến vai trò trung gian): Có mối quan hệ gián tiếp giữa nhiệt độ nước biển và số lượng các sự cố bất ngờ thông qua trung gian là số lượng người bơi. Trong mô hình trung gian này, số lượng người bơi đại diện cho một cơ chế thích hợp để giải thích mối quan hệ giữa nhiệt độ nước biển và số lượng các sự cố. Vì thế, tác động gián tiếp tích cực thông qua biến trung gian minh hoạ “thực sự” mối quan hệ giữa nhiệt độ nước biển và số lượng các sự cố. Ví dụ này chỉ ra rằng kiểm định mô hình với biến trung gian là một lĩnh vực đầy thử thách. Ước lượng mối quan hệ nhân quả có thể không có tác động “thực sự” bởi vì một hiện tượng nhất định ảnh hưởng có hệ thống (biến trung gian) - không được giải thích trong mô hình. Nhiều mô hình đă biến băo hàm tác động trung giăn, nhưng cũng có những giả thuyết không rõ ràng và không được kiểm định (Hair, Sarstedt, Ringle và Số lượng người đi bơi (Y2) Số lượng sự cố (Y3) Nhiệt độ nước biển (Y1) ρ1 (+) ρ2 (+) Ρ3 (-) TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 70 cộng sự, 2012). Chỉ khi khái niệm trung gian được đưă vào để giải thích theo lý thuyết và theo thử nghiệm thì bản chất của mối quan hệ nhân quả mới có thể được hiểu đầy đủ và chính xác. Các dạng tác động trung gian Baron & Kenny (1986) đã trình bày các cách tiếp cận để phân tích trung gian. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra các vấn đề về khái niệm và phương pháp với cách thức tiếp cận của Baron & Kenny (1986) (vd., Hayes, 2013). Zhao, Lynch, & Chen (2010) đã tổng hợp các nghiên cứu trước về phân tích trung gian và những chỉ dẫn áp dụng trong tương lăi. Các tác giả này đã mô tả 2 dạng tác động không qua trung gian. Ví dụ, khi xem xét chuỗi tác động Y1 →Y2 →Y3. - Trực tiếp không qua trung gian (Direct-only nonmediation): Tác động trực tiếp Y1 →Y3 có ý nghĩă thống kê nhưng không có tác động gián tiếp (1). - Không tác động không qua trung gian (No-effect nonmediation): Không có tác động trực tiếp và không có tác động gián tiếp (có ý nghĩă thống kê) (2). Ngoài ra, các tác giả còn xác định 3 dạng tác động trung gian: - Trung gian gián tiếp (Indirect-only mediation): Tác động gián tiếp Y1 →Y2 →Y3 có ý nghĩă thống kê nhưng Y1 →Y3 không có tác động trực tiếp (3). - Trung gian cạnh tranh (Competitive mediation): Tác động gián tiếp Y1 →Y2 →Y3 và trực tiếp Y1 →Y3 đều có ý nghĩă và ngược hướng (4). - Trung gian bổ sung (Complementary mediation): Tác động gián tiếp Y1 →Y2 →Y3 và trực tiếp Y1 →Y3 đều có ý nghĩă và cùng hướng (5). 3. Kiểm định tác động trung gian Kiểm định ý nghĩă củă các tác động trung giăn thường dựă trên phương pháp của Sobel (1982). Kiểm định Sobel so sánh mối quan hệ trực tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc với mối quan hệ gián tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bao gồm biến trung gian. Tuy nhiên, kiểm định Sobel giả định một phân phối chuẩn, không phù hợp với phương pháp phi thăm số của PLS-SEM. Hơn nữa, các giả định tham số của kiểm định Sobel thường không chứa tác động gián tiếp (ρ1 . ρ2 ), bởi vì việc nhân hai hệ số phân phối chuẩn dẫn đến sự phân bố không chuẩn của kết quả của chúng. Ngoài ra, kiểm định Sobel đòi hỏi hệ số đường dẫn không được chuẩn hóă như là đầu vào cho các kiểm định và thiếu độ nhạy thống kê, đặc biệt là khi áp dụng cho các kích cỡ mẫu nhỏ. Vì những lý do này, các nghiên cứu đã loại bỏ kiểm định Sobel để đánh giá phân tích biến trung giăn, đặc biệt là trong các nghiên cứu PLS-SEM (vd., Klarner, Sarstedt, Hoeck, & Ringle, 2013; Sattler, Völckner, Riediger, & Ringle, 2010). Thay vì sử dụng kiểm định Sobel, các nhà nghiên cứu nên dùng kỹ thuật bootstrap phân phối mẫu để đánh giá tác động gián tiếp. Bootstrapping không có giả định về hình dạng sự phân phối của biến hoặc phân phối mẫu của dữ liệu thống kê và có thể được áp dụng cho các mẫu nhỏ với độ tin cậy nhiều hơn. Cách tiếp cận này phù hợp hoàn toàn với phương pháp PLS-SEM và được thực hiện trong phần mềm SmartPLS phiên bản 3 theo hướng dẫn của Hair Jr, Hult, Ringle, & Sarstedt (2016). Ngoài ra, theo nhóm tác giả này, hiệu suất tác động gián tiếp qua bootstrăpping có độ nhạy thống kê căo hơn so với kiểm định Sobel. Kiểm định mô hình đo lường trong mô hình đa biến có vai trò của biến trung gian Sau khi thiết lập các mô hình đo lường có giá trị và độ tin cậy cho biến trung gian TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 71 cũng như các biến tiềm ẩn nội sinh và ngoại sinh, nhà nghiên cứu phải xem xét tất cả các tiêu chí đánh giá mô hình cấu trúc. Ví dụ, phải đảm bảo rằng sự đă cộng tuyến không ở mức tới hạn, nếu không làm điều này có thể dẫn đến hệ số đường dẫn bị sai chệch. Do kết quả của sự đă cộng tuyến, tác động trực tiếp có thể trở nên không có ý nghĩă, cho thấy không có tác động trung gian ngay cả khi có mặt một tác động trung gian bổ sung. Tương tự, mức độ đă cộng tuyến cao có thể dẫn đến thăy đổi dấu không mong đợi, làm cho bất kỳ sự phân biệt nào giữa trung gian bổ sung và cạnh trănh đều trở nên vô ích. Phân tích tác động đa trung gian Phân tích việc thiết lập mô hình như trên còn được gọi là phân tích tác động trung giăn đơn giản. Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu, các biến ngoại sinh ảnh hưởng đến nhiều hơn một biến trung gian. Trong Hình 2, ρ3 đại diện cho tác động trực tiếp giữa biến ngoại sinh và nội sinh. Tác động gián tiếp cụ thể ... khi đối với biến trung gian thứ hai Y4, tác động gián tiếp cụ thể được cho bởi (ρ4.ρ5) Tổng tác động giắn tiép lă tổng của các tác động gián tiếp cụ thể (tức là, ρ1.ρ2 + ρ4.ρ5). Cuối cùng, tổng tác động của Y1 lên Y3 là tổng củă tác động trực tiếp và tổng tác động gián tiếp (tức là, ρ3 + ρ1.ρ2 + ρ4.ρ5). Để kiểm định mô hình như trong Hình 2, các nhà nghiên cứu có thể dựa trên chiến lược giản đơn chạy một loạt các phân tích trung giăn đơn giản, xử lý lần lượt các biến trung giăn được đề xuất. Tuy nhiên, Preăcher và Hăyes (2008) đã chỉ ra rằng cằn xem xét tất cả biến trung gian một cách đồng thời trong mô hình, nhà nghiên cứu sẽ có được một bức tranh hoàn chỉnh hơn về các cơ chế mà thông quă đó một biến ngoại sinh ảnh hưởng lên một biến nội sinh. Hi nh 2. Mo hi nh đă bién phức tặp- đă trung gian (Nguồn: Hair và cộng sự (2016)) Trong mô hình đă trung giăn, một tác động gián tiếp cụ thể có thể được hiểu là tác động gián tiếp của Y1 lên Y3 thông qua một biến trung gian nhất định, kiểm soát tất cả các biến trung giăn khác. Lưu ý rằng, tác động gián tiếp này khác với tác động mà chúng tă có được khi kiểm định nhiều biến trung gian riêng biệt trong phân tích trung giăn đơn giản. Trong trường hợp thứ hai, tác động gián tiếp có thể tăng lên đáng kể ngoại trừ trường hợp rất không chắc rằng tất cả các biến trung giăn khác không tương quan với biến trung giăn được xem xét. 4. Tình huống minh hoạ: Hành vi trì hoãn của nhân viên trong công việc Giả sử chúng ta có mô hình nghiên cứu đề xuất như Hình 3 bên dưới. Trong Hình 3, các giả thuyết său đây được thiết lập: H1(-): Sự bất ổn trong công việc ảnh hưởng nghịch chiều đến sự gắn kết của nhân viên với công việc H2(-): Sự gắn kết với công việc có ảnh hưởng nghịch chiều đến sự trì hoãn trong công việc H3(+): Căng thẳng trong công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến sự trì hoãn trong công việc Y2 Y3 Y4 Y1 ρ3 ρ1 ρ2 ρ4 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 72 Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất H4(+): Sự bất ổn trong công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến sự trì hoãn trong công việc H5(+): Căng thẳng trong công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến sự bất ổn trong công việc H6(-): Căng thẳng trong công việc có ảnh hưởng nghịch chiều đến sự gắn kết của nhân viên với công việc H7(+): Sự bất ổn trong công việc ảnh hưởng cùng chiều một cách gián tiếp thông qua sự gắn kết đến sự trì hoãn trong công việc H8(+): Sự căng thẳng trong trong việc ảnh hưởng cùng chiều một cách gián tiếp thông qua sự bất ổn và sự gắn kết đến sự trì hoãn trong công việc 3 Liên hệ tác giả bài viết này để tham khảo các thang đo và bảng câu hỏi Muốn kiểm định hai giả thuyết H7 và H8, yêu cầu phải được thực hiện đó là đánh giá vai trò trung gian của các biến được đề cập trong mô hình. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất trên, thăng đo sự trì hoãn là thăng đo đă hướng (gồm hai thành phần trốn việc và làm việc riêng trên mạng). Thăng đo sự gắn kết gồm ba thành phần (sự cống hiến, sự say mê và sự hăng hái) kế thừa từ thăng đo 9 biến quan sát của Schaufeli, Bakker, & Salanova (2006). Thăng đo căng thẳng trong công việc được lấy từ Schaubroeck, Cotton, & Jennings (1989). Cuối cùng thăng đo sự bất ổn của công việc được lấy từ Vander Elst, De Witte, & De Cuyper (2014)3. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 73 Hình 4. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc - boostrap 5000 mẫu Sau khi chạy thống kê mô tả trên phần mềm SPSS, các thăng đo được đưă vào phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính theo kỹ thuật PLS - SEM với phần mềm Smart PLS 3.2.8. Các kết quả phân tích mô hình đo lường liên quăn như độ tin cậy Cronbach Alphă, độ tin cậy tổng hợp, AVE, HTMT và đă cộng tuyến đều được xem xét, đánh giá. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc với boostrapping 5000 mẫu như Hình 4. Kết quả kiểm định các giả thuyết Bảng 1 cho thấy trong 6 giả thuyết đề xuất (H1 đến H6) thì chỉ có 3 giả thuyết được chấp nhận (H1, H4, H5). Còn lại 3 giả thuyết không được chấp nhận (H2, H3, H6) do không có bằng chứng thống kê để ủng hộ các mối quan hệ này. Rất đáng tiếc nếu nhà nghiên cứu không kiểm định thêm giả thuyết H7, H8 và vội vàng kết luận ngay các kết quả nghiên cứu và đưă ră hàm ý quản trị. Bảng 1. Kết quả kiểm định các giả thuyết Giả thuyết Mối quan hệ Trọng số Sai số chuẩn (STERR) Trị số T (|O/STERR|) Giá trị p Kết luận H4(+) JI PW 0.351 0.056 6.250 0.000 Chấp nhận H1(-) JI WEn -0.372 0.052 7.178 0.000 Chấp nhận H5(+) Stress JI 0.403 0.046 8.827 0.000 Chấp nhận H3(+) Stress PW 0.069 0.057 1.212 0.225 Bác bỏ H6(-) Stress WEn -0.024 0.058 0.412 0.680 Bác bỏ H2(-) WEn PW -0.016 0.059 0.279 0.780 Bác bỏ Nguồn: Dữ liệu trích xuất từ phần mềm Smart PLS của nhóm tác giả TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 74 Đánh giá tác động gián tiếp, kiểm định giả thuyết H7, H8 Kết quả kiểm định H7, H8 được diễn giải và minh hoạ ở Bảng 2 bên dưới: Bảng 2. Phân tích ý nghĩă thống kê củă tác động trực tiếp và gián tiếp Tác động trực tiếp 95% khoảng tin cậy của tác động trực tiếp t value Mức ý nghĩa (p<0.05)? Tác động gián tiếp 95% khoảng tin cậy của tác động gián tiếp t value Mức ý nghĩa (p<0.05)? JI PW 0.351 [0.236, 0.460] 6.250 Có 0.006 [0.007, 0.143] 0.276 Không Stress PW 0.069 [-0.041, 0.182] 1.222 Không 0.144 [0.152, 0.293] 5.191 Có Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ các bảng tính của nhóm tác giả Trong giả thuyết H7, chúng tă có đề xuất: Sự bất ổn trong công việc (JI) ảnh hưởng cùng chiều một cách gián tiếp thông qua sự gắn kết đến sự trì hoãn trong công việc (PW). Bảng 2 cho thấy JI tác động trực tiếp đến PW (0.351, p < 0.05). Tuy nhiên tác động gián tiếp (0.006, p>0.05) cho thấy tác động gián tiếp không có ý nghĩă thống kê, hay nói cách khác, JI chỉ tác động trực tiếp đến PW và sự gắn kết không đóng văi trò trung gian trong mô hình. Đối với giả thuyết H8, chúng ta có phát biểu: Sự căng thẳng trong công việc (Stress) ảnh hưởng cùng chiều một cách gián tiếp thông qua sự bất ổn (JI) và sự gắn kết (WEn) đến sự trì hoãn trong công việc (PW). Kết quả kiểm định cho thấy Stress không tác động trực tiếp đến PW (0.069, p>0.05), nhưng tác động gián tiếp lại có ý nghĩă thống kê (0.144, p < 0.05). Nói cách khác, JI và WEn đóng văi trò trung giăn toàn phần trong mối quan hệ giữa Stress và PW. Kết quả này cho thấy nhà nghiên cứu sẽ kết luận căng thẳng trong công việc không tác động đến sự trì hoãn của nhân viên khi họ thực hiện công việc. Về mặt logic của lý thuyết hành vi, có điều gì đó chưă ổn nếu căn cứ trên bằng chứng nghiên cứu và đưă ră kết luận. Khi nhân viên cảm thấy căng thẳng trong công việc, họ sẽ trì hoãn công việc họ đăng làm, trong thời gian trì hoãn họ sẽ dành thời gian cho các hoạt động bên ngoài công việc phổ biến khác như lên mạng lướt Făcebook, đọc tin tức trực tuyến hay mua sắm trực tuyến trong giờ làm việc. H8 được chấp nhận cho thấy có một cơ chế trung gian toàn phần theo phân tích lý thuyết kiểm định ở phần đầu. 5. Kết luận và đề xuất Kết quả đánh giá ở trên cho thấy vai trò rất quan trọng của biến trung gian. Nhà nghiên cứu không chú ý đến biến trung gian có thể đưă ră một kết luận sai lệch khi chỉ dựa trên giả thuyết về tác động trực tiếp. Kết quả kiểm định tác động gián tiếp và vai trò của biến trung gian có thể hỗ trợ tốt và giải thích được một cách thấu đáo các mối quan hệ. Chính vì vậy, việc thực hành và kiểm định nhiều mo hi nh có bién trung giăn từ đơn giản đến phức tạp góp phần ý nghĩă trong việc đào tạo và nghiên cứu. Hayes (2013) giới thiệu hơn 70 mô hình có biến trung gian kết hợp cả văi trò điều tiết trong mô hình. Trong tương lăi, nhà nghiên cứu nên cập nhật các phương pháp kiểm định để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học của mình. TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ali, F., Rasoolimanesh, S. M., Sarstedt, M., Ringle, C. M., & Ryu, K. (2018). An assessment of the use of partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) in hospitality research. International Journal of Contemporary Hospitality Management, 30(1), 514– 538. https://doi.org/10.1108/IJCHM- 10-2016-0568 Anasori, E., Bayighomog, S. W., & Tanova, C. (2019). Workplace bullying , psychological distress , resilience , mindfulness , and emotional exhaustion. The Service Industries Journal, 0(0), 1–25. https://doi.org/10.1080/02642069.20 19.1589456 Baron, R. M., & Kenny, D. A. (1986). The moderator–mediator variable distinction in social psychological research: Conceptual, strategic, and statistical considerations. Journal of Personality and Social Psychology, 51(6), 1173–1182. https://doi.org/10.1037/0022-3514.51.6.1173 Cepeda-Carrion, G., Cegarra-Navarro, J. G., & Cillo, V. (2019). Tips to use partial least squares structural equation modelling (PLS- SEM) in knowledge management. Journal of Knowledge Management, 23(1), 67–89. https://doi.org/10.1108/JKM-05-2018-0322 Hair Jr, Joseph F., Hult, G. T. M., Ringle, C. M., & Sartedt, M. (2016). A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) (2nd ed.). Los Angeles: SAGE Publications Ltd. Hauff, S., Alewell, D., & Hansen, N. K. (2018). Further exploring the links between high- performance work practices and firm performance: A multiple-mediation model in the German context. German Journal of Human Resource Management, 32(1), 5– 26.https://doi.org/10.1177/2397002217728251 Hayes, A. F. (2013). Introduction to Mediation, Moderation, and Conditional Process Analysis: A Regression-Based Approach. New York: Guilford Publications. Retrieved from www.guilford.com/ebooks Henseler, J., Müller, T., & Schuberth, F. (2018). Chapter 2 New Guidelines for the Use of PLS Path Modeling in Hospitality, Travel, and Tourism Research. In Applying Partial Least Squares in Tourism and Hospitality Research (pp. 17–33). Emerald Publishing Limited. https://doi.org/10.1108/978-1-78756- 699-620181002 Klarner, P., Sarstedt, M., Hoeck, M., & Ringle, C. M. (2013). Disentangling the effects of team competences, team adaptability, and client communication on the performance of management consulting teams. Long Range Planning, 46(3), 258–286. https://doi.org/10.1016/j.lrp.2013.03.001 Mackinnon, D. P., Krull, J. L., & Lockwood, C. M. (2000). Equivalence of the Mediation, Confounding and Suppression Effect. Prevention Science, 1(4), 173–181. https://doi.org/10.1023/A:1026595011371 Nitzl, C. (2016). The use of partial least squares structural equation modelling (PLS-SEM) in management accounting research: Directions for future theory development. Journal of Accounting Literature, 37, 19–35. https://doi.org/10.1016/j.acclit.2016.09.003 Nitzl, C. (2018). Management Accounting and Partial Least Squares-Structural Equation Modelling (PLS-SEM): Some Illustrative Examples (Vol. 267). https://doi.org/10.1007/978-3-319-71691-6 TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN Tập 04 (4/2019) 76 Nitzl, C., Roldan, J. L., & Cepeda, G. (2016). Mediation analysis in partial least squares path modeling. Industrial Management & Data Systems, 116(9), 1849–1864. https://doi.org/10.1108/IMDS-07-2015-0302 Pittino, D., Barroso Martínez, A., Chirico, F., & Sanguino Galván, R. (2018). Psychological ownership, knowledge sharing and entrepreneurial orientation in family firms: The moderating role of governance heterogeneity. Journal of Business Research, 84, 312–326. https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2017.08.014 Pratono, A. H. (2018). From social network to firm performance. Management Research Review, 41(6), 680–700. https://doi.org/10.1108/MRR-03-2017-0080 Preacher, K. J., & Hayes, A. F. (2008). Asymptotic and resampling strategies for assessing and comparing indirect effects in multiple mediator models. Behavior Research Methods, 40(3), 879–891. https://doi.org/10.3758/BRM.40.3.879 Ramli, N. A., Latan, H., & Nartea, G. V. (2018). Why Should PLS-SEM Be Used Rather Than Regression? Evidence from the Capital Structure Perspective (pp. 171–209). https://doi.org/10.1007/978-3-319-71691-6_6 Ramli, N. A., Latan, H., & Solovida, G. T. (2019). Determinants of capital structure and firm financial performance—A PLS-SEM approach: Evidence from Malaysia and Indonesia. The Quarterly Review of Economics and Finance, 71(July), 148–160. https://doi.org/10.1016/j.qref.2018.07.001 Rodriguez-Rad, C. J., & Ramos-Hidalgo, E. (2018). Spirituality, consumer ethics, and sustainability: the mediating role of moral identity. Journal of Consumer Marketing, 35(1), 51–63. https://doi.org/10.1108/JCM-12-2016-2035 Sanz-Valle, R., & Jiménez-Jiménez, D. (2018). HRM and product innovation: does innovative work behaviour mediate that relationship? Management Decision, 56(6), 1417–1429. https://doi.org/10.1108/MD-04-2017-0404 Sattler, H., Völckner, F., Riediger, C., & Ringle, C. M. (2010). The impact of brand extension success drivers on brand extension price premiums. International Journal of Research in Marketing, 27(4), 319–328. https://doi.org/10.1016/j.ijresmar.2010.08.005 Schaubroeck, J., Cotton, J. L., & Jennings, K. R. (1989). Antecedents and consequences of role stress : A covăriănce structure analysis. Journal of Organizational Behavior, 10, 35–58. Retrieved from https://www.jstor.org/stable/2488265 ?seq=1#page_scan_tab_contents Schaufeli, W. B., Bakker, A. B., & Salanova, M. (2006). The measurement of work engagement with a short questionnaire: A cross-national study. Educational and Psychological Measurement, 66(4), 701–716. https://doi.org/10.1177/0013164405282471 Spender, J.-C., Corvello, V., Grimaldi, M., & Rippa, P. (2017). Startups and open innovation: a review of the literature. European Journal of Innovation Management, 20(1), 4–30. https://doi.org/10.1108/EJIM-12-2015-0131 Thiruvattal, E. (2017). Impact of value co- creătion on logistics customers’ loyălty. Journal of Global Operations and Strategic Sourcing, 10(3), 334–361. https://doi.org/10.1108/JGOSS-11-2016-0034 Vander Elst, T., De Witte, H., & De Cuyper, N. (2014). The Job Insecurity Scale: A psychometric evaluation across five European countries. European Journal of Work and Organizational Psychology, 23(3), 364–380. https://doi.org/10.1080/1359432X.2012.745989 Zhao, X., Lynch, J. G., & Chen, Q. (2010). Reconsidering Baron and Kenny: Myths and Truths about Mediation Analysis. Journal of Consumer Research, 37(2), 197–206. https://doi.org/10.1086/651257
File đính kèm:
- phan_tich_vai_tro_trung_gianda_trung_gian_trong_mo_hinh_da_b.pdf