Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long do tác động của biến đổi khí hậu

Phân vùng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) dưới tác động của biến đổi khí

hậu (BĐKH) cần thiết phải xem xét đến chức năng, cấu trúc và tính chất biến đổi theo

thời gian của hệ thống sinh thái. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận ranh

giới sinh thái (ecological boundary) làm cơ sở xác định sự biến đổi sinh thái đến 2030. Nghiên cứu

ứng dụng mô hình thủy lực với 3 kịch bản nền (1998, 2000, 2004) của chuỗi số liệu đo tại 3923

điểm nút để tạo ra các lớp dữ liệu về xâm nhập mặn, ngập lũ, thời gian ngập lũ . Kết quả nghiên

cứu đã xây dựng các bản đồ kịch bản phân vùng sinh thái với 6 tiểu vùng sinh thái đặc trưng cho

các hình thức canh tác trong NTTS. Sản phẩm nghiên cứu là cơ sở giúp cho các nhà quản lý và quy

hoạch xây dựng các mô hình sản xuất NTTS thích ứng với BĐKH và giảm thiểu khả năng xâm nhập

mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Từ khóa: Phân vùng, sinh thái nuôi trồng thủy sản, tác động biến đổi khí hậu trong nuôi trồng

sản, kịch bản phân vùng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản.

pdf 8 trang Bích Ngọc 05/01/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long do tác động của biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long do tác động của biến đổi khí hậu

Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long do tác động của biến đổi khí hậu
42 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
PHÂN VÙNG SINH THÁI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NỘI ĐỊA
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nguyễn Xuân Trịnh(1), Phan Thị Ngọc Diệp(1), Đỗ Phương Linh(1),
Trần Quang Thọ(2) và Doãn Hà Phong(3)
(1)Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; (2)Phân Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam;
(3)Viện khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu
Phân vùng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) dưới tác động của biến đổi khíhậu (BĐKH) cần thiết phải xem xét đến chức năng, cấu trúc và tính chất biến đổi theothời gian của hệ thống sinh thái. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận ranh
giới sinh thái (ecological boundary) làm cơ sở xác định sự biến đổi sinh thái đến 2030. Nghiên cứu
ứng dụng mô hình thủy lực với 3 kịch bản nền (1998, 2000, 2004) của chuỗi số liệu đo tại 3923
điểm nút để tạo ra các lớp dữ liệu về xâm nhập mặn, ngập lũ, thời gian ngập lũ . Kết quả nghiên
cứu đã xây dựng các bản đồ kịch bản phân vùng sinh thái với 6 tiểu vùng sinh thái đặc trưng cho
các hình thức canh tác trong NTTS. Sản phẩm nghiên cứu là cơ sở giúp cho các nhà quản lý và quy
hoạch xây dựng các mô hình sản xuất NTTS thích ứng với BĐKH và giảm thiểu khả năng xâm nhập
mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Từ khóa: Phân vùng, sinh thái nuôi trồng thủy sản, tác động biến đổi khí hậu trong nuôi trồng
sản, kịch bản phân vùng sinh thái trong nuôi trồng thủy sản.
Người đọc phản biện: PGS. TS. Huỳnh Phú
1. Đặt vấn đề 
ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có trên
thế giới, hàng năm có khoảng 1,9 triệu ha (chiếm
50%) ngập lũ kéo dài 3-5 tháng [1] và khoảng
40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn mùa
khô [2]. Việc phát triển nhanh chóng diện tích
nuôi tôm tự phát gần đây đã gây ra suy thoái môi
trường và làm tăng mức độ lan truyền mặn sâu
vào nội đồng đe dọa đến an ninh lương thực. Bên
cạnh đó, BĐKH là một trong những thách thức
nghiêm trọng nhất đối với Việt Nam trong việc
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa
đói giảm nghèo. Trong đó, ĐBSCL là vùng dễ bị
tổn thương nhất do nước biển dâng [3]. 
Phân vùng sinh thái NTTS có vai trò quan
trọng đối với quy hoạch, khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển bền
vững [4]. Đã có nhiều nghiên cứu ở ĐBSCL
được thưc hiện chủ yếu cho lĩnh vực nông
nghiệp, lĩnh vực NTTS ít được quan tâm hơn và
chưa xem xét đến tác động của BĐKH [5, 6].
Đặc tính sinh thái của vùng ĐBSCL biến đổi
theo mùa và mang tính chất “động” do tác động
của lũ và thủy triều tạo nên vùng sinh thái đặc
thù, do đó việc phân vùng sinh thái đối với
NTTS cần phải được tiếp cận phù hợp. Đặc biệt
là đối với vùng chuyển tiếp sinh thái cần phải
được xác định rõ để làm cơ sở đề xuất xây dựng
các mô hình sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro,
ngăn chặn xâm nhậm mặn và thích ứng với lũ lụt
trước những tác động ngày càng gia tăng của
BĐKH.
2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu
2.1. Cách tiếp cận
Theo tài liệu của FAO [7], môi sinh (habitat)
đối với các loài NTTS được phân thành 3 kiểu
loại: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ; tương ứng
với 3 loại sinh thái trong NTTS. Vùng nước mặn
có độ mặn ≥35‰; vùng nước lợ có độ mặn từ 1-
34‰; nước ngọt có độ mặn 0‰. 
Tiếp cận hệ sinh thái và tiếp cận sinh thái đối
43TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
với lĩnh vực NTTS đều phục vụ cho việc quy
hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên thúc đẩy
phát triển bền vững [8]. Khi nghiên cứu phân
vùng sinh thái, khái niệm vùng (ví dụ vùng sinh
thái NTTS nước lợ) được xác định theo ranh giới
và mang tính chất tương đối. Ranh giới có thể là
vùng hoặc đường phụ thuộc vào độ phân giải [9].
Do vậy ở mức độ khái quát, vùng thường được
hiểu là những thực thể đồng nhất theo một tiêu
chí nào đó dẫn đến thiếu sự cân nhắc những biến
động chuyển tiếp theo thời gian tại khu vực ranh
giới giữa hai kiểu sinh thái lân cận, do thực tế
hầu hết khu vực ranh giới sinh thái thường mang
tính chất “động” [10]. Tiếp cận ranh giới vùng
sinh thái (ecological boundary) là khái niệm do
các nhà sinh thái học sử dụng khi nghiên cứu về
cấu trúc không gian, chức năng, tính chất biến
động theo thời gian và đa chiều của vùng sinh
thái chuyển tiếp [11, 12, 13]. Trong đó, lý thuyết
về cấu trúc thứ bậc (Hierarchy theory) được lồng
ghép để phân chia hệ thống sinh thái thành các
cấp độ, nó rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu
cho những vùng biến động và có cấu trúc sinh
thái phức tạp [14]. 
Dựa vào cấu trúc thứ bậc trong tiếp cận ranh
giới vùng sinh thái (hình 1) [15], nghiên cứu đề
xuất tiếp cận phân chia các tiểu vùng sinh thái
theo (hình 2).
Hình 1. Cấu trúc thứ bậc -
Tiếp cận ranh giới sinh thái 
Hình 2. Phương pháp tiếp cận phân tiểu vùng sinh thái vùng
nghiên cứu
Ӄ Ӈ
2.2. Đặc trưng cơ bản vùng nghiên cứu
• Đặc trưng về tự nhiên
Vùng ĐBSCL thuộc khu vực hạ lưu của sông
Mê Kông có địa hình khá bằng phẳng, cao độ
bình quân là +1 m so với mực nước biển. Lượng
mưa năm thay đổi theo hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
từ tháng 5 - 11 (chiếm khoảng 90 - 92% tổng
lượng mưa năm) và mùa khô từ tháng 12 - 4. Chế
độ thủy văn ở ĐBSCL chịu tác động trực tiếp của
dòng chảy theo mùa và chịu ảnh hưởng sâu sắc
của thủy triều biển Đông và biển Tây. Triều biển
Đông có chế độ bán nhật triều không đều, biên
độ (3,5 - 4,0 m) và biển Tây có chế độ nhật triều
không đều, biên độ từ 0,8 - 1,2 m.
• Đặc trưng về NTTS
NTTS nội đồng vùng ĐBSCL được phân chia
thành 2 loại chủ yếu: NTTS nước lợ và NTTS
nước ngọt, ngoài ra còn có một số đối tượng vừa
sống trong môi trường nước lợ, vừa có khả năng
sống ở môi trường nước ngọt như: cá rô phi, điêu
hồng, tôm càng xanh,...
- NTTS nước lợ vùng nội đồng: được phân ra
thành 3 loại cơ bản: Nuôi chuyên, nuôi xen canh
và luân canh. (1) Nuôi chuyên chủ yếu là tôm
nước lợ ở có vùng có độ nhiễm mặn quanh năm
với các hình thức nuôi ao đầm, ruộng nhiễm mặn
và mương vườn; (2) Nuôi xen chủ yếu là các loài
giáp xác, nhuyễn thể kết hợp với rừng ngập mặn;
(3) Nuôi luân canh với mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ
tôm tại những vùng nhiễm mặn theo mùa, 
- NTTS nước ngọt vùng nội đồng: chủ yếu là
các loài nuôi đặc sản, truyền thống; gồm các hình
thức nuôi (1) nuôi chuyên trong ao; (2) nuôi
mương vườn; (3) nuôi cá trên ruộng lúa và rừng
tràm (4) nuôi trong vèo, (5) nuôi lồng bè và (6)
nuôi đăng lưới trong mùa lũ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Mô hình VRSAP [16] và kịch bản BĐKH
Phần mềm VRSAP sử dụng hệ phương trình
Saint – Venant bằng sơ đồ sai phân ẩn 4 điểm,
phương trình tải, khuyếch tán bằng sơ đồ sai phân
ẩn 6 điểm để tính dòng không ổn định và xâm
nhập mặn một chiều trên mạng lưới sông kênh,
có mở rộng để xét đến sự trao đổi nước giữa sông
kênh với các ô đồng ruộng ở đồng bằng. 
Hệ phương trình Saint–Venant :
q
t
zBc
x
Q 
w
w
w
w 
2
0 //)/()/(
K
QQ
x
wQ
w
Q
gt
wQ
gx
z  
w
w
w
w
w
w DD
Trong đó:
t là Thời gian (s); 
Q là lưu lượng (m3/s);
v là Q/w lưu tốc trung bình mặt cắt (m/s); 
C là 1/n Ry với y = 1/5 - 1/4;
Z là mực nước (m);
w là diện tích mặt cắt (m2);
K là wc √R mô đun lưu lượng;
x là chiều dài đoạn sông, kênh (m);
Bc là bề rộng mặt nước của sông kể cả phần
chứa (m);
q là lưu lượng phân bố trên một đơn vị chiều
dài dòng chảy (m2/s).
Trong nghiên cứu này, mô hình VRSAP được
sử dụng mô phỏng ngập lũ và xâm nhập mặn trên
hệ thống sông kênh và ô đồng vùng ĐBSCL,
biên thượng lưu từ Kratie. Sơ đồ bao gồm 56611
đoạn đại diện cho sông, kênh và các công trình
thủy lợi với 3486 nút tính và 2882 ô đồng; điều
kiện biên hạ lưu là mực nước và mặn của 11 trạm
ven biển Đông và Tây. Lượng mưa ngày và bốc
hơi ngày của 24 trạm khí tượng cũng được sử
dụng làm đầu vào của bài toán.
Địa hình của các sông kênh chính, các khu bờ
bao và đường giao thông của vùng ĐBSCL sử
dụng từ bản đồ tỷ lệ 1/2000 và số liệu đo đạc của
Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2009. Các hệ
thống sông kênh khác bao gồm phần Campuchia
xây dựng từ số liệu hiện có của Viện Quy hoạch
Thủy lợi miền Nam từ năm 1999-2006. Kết quả
mô phỏng mô hình đã được kiểm định tại 5 trạm
lưu lượng, 32 trạm mực nước và 11 trạm nội
đồng đảm bảo mức độ tin cậy để mô phỏng các
kịch bản.
Kӏch bҧn nӅn Các lӟp dӳ liӋu 
Mô hình VRSAP
Các lӟp dӳ liӋu kӏch bҧn
Mô hình VRSAP
Kӏch bҧn BĈKH 2030
Sinh thái mһn mùa khô Xâm nhұp mһn mùa khô Xâm nhұp mһn mùa khô 2030 Sinh thái mһn mùa khô 2030
LNJ mùa mѭa LNJ mùa mѭa 2030
HiӋn trҥng sӱ dөng ÿҩt HiӋn trҥng sӱ dөng ÿҩt
Phân vùng sinh thái 
cѫ bҧn (cҩp 1)
Phân vùng sinh thái 
cѫ bҧn (cҩp 1) kӏch bҧn 2030
Ĉӝ sâu ngұp lNJ Ĉӝ sâu ngұp lNJ 2030
Thӡi gian ngұp lNJ Thӡi gian ngұp lNJ 2030
Phân cҩp mӭc ÿӝ
xâm nhұp mһn 
Phân cҩp mӭc ÿӝxâm nhұp mһn
Sinh thái mùa mѭa
Lӗng ghép Kӏch bҧn
BĈKH quӕc gia
Sinh thái mùa mѭa 2030
Phân tiӇu vùng sinh thái 
cѫ bҧn (cҩp 2)
Phân tiӇu vùng sinh thái 
cѫ bҧn (cҩp 2) kӏch bҧn 2030
Lӗng ghép Kӏch bҧn
BĈKH quӕc gia
Hình 3. Phương pháp thực hiện phân tiểu vùng sinh thái và kịch bản biến đổi khí hậu
• Kịch bản nền
Từ chuỗi số liệu thực đo tại Kratie từ năm
1995 - 2010 để lựa chọn 3 năm đặc trưng về
dòng chảy tại Kratie: Năm 1998 - năm đại diện
cho dòng chảy thấp nhất và độ mặn xâm nhập
cao nhất; Năm 2000 - năm đại diện lũ cao nhất,
độ xâm nhập mặn thấp nhất; năm 2004 có dòng
chảy trung bình. 
• Kịch bản BBDKH 2030 mô hình VRSAP
Sử dụng kết quả biên dự báo dòng chảy tại
44 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
45TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
Kratie của Ủy ban sông Mê Kông, dự báo mưa
của IPCC được chi tiết hóa cho các trạm mưa và
sử dụng mô hình SWAT để tính mưa dòng chảy
lưu vực sông Mê Kông. Từ số liệu kết quả biên
dự báo chuỗi từ 2020-2035, lựa chọn ra 3 năm
đặc trưng về dòng chảy (cao, thấp, trung bình)
tại Kratie làm số liệu biên lưu lượng đầu vào và
sử dụng kịch bản BĐKH B2 về nước biển dâng
và lượng mưa để hiệu chỉnh các biên triều và tính
toán sự thay đổi sử dụng nước với giả thiết độ
mặn tại biên thay đổi không đáng kể. 
• Mô hình
Kết quả của mô hình tính toán số liệu ngập
lũ, thời gian ngập lũ, mức độ nhiễm mặn tại các
điểm nút (3923 nút) được sử dụng làm đầu vào
để nội suy bằng phương pháp Natural Neighbour
trong Vertical mapper (mapinfor). Trong đó: 
- Giá trị ngập tại một điểm nút = Giá mực
nước - cao độ mặt đất. 
- Giá trị thời gian ngập tại một điểm nút =
tổng số ngày mực nước trong hệ thống sông tại
mặt cắt + ngưỡng ngập (0,5 m).
- Bản đồ xâm nhập mặn: được tính bằng
phương pháp nội suy từ các điểm nút
b. Phân tiểu vùng sinh thái
• Phân vùng sinh thái cấp 1
Từ số liệu đầu vào, mô hình VRSAP tạo ra
các kết quả bản đồ: xâm nhập mặn mùa khô tính
trung bình các tháng, lũ mùa mưa, độ sâu ngập
lũ, phân cấp mức độ ngập mặn và các sản phẩm
tương ứng cho kịch bản nền của 3 năm đại diện
(1998,2000, 2004) và kịch bản 2030 làm cơ sở
xác định các vùng sinh thái mùa khô và mùa
mưa.
- Sinh thái mùa khô: Bản đồ xâm nhập mặn
mùa khô cho phép xác định ranh giới của sinh
thái ngọt và mặn trong mùa khô.
- Sinh thái trong NTTS mùa mưa: Lũ và
lượng mưa trong mùa mưa làm ngọt hóa hoàn
toàn vùng ĐBSCL ngoại trừ những vùng đang
nuôi trồng thủy sản nước lợ. Do không có số liệu
đo mặn trong mùa mưa nên bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và hiện trạng NTTS (năm 2014) được
sử dụng để ngoại suy xác định ranh giới ngọt và
xâm nhập mặn trong mùa mưa.
- Kết quả: Chồng ghép 2 lớp thông tin sinh
thái NTTS trong mùa khô và mùa mưa cho phép
xác định được 3 kiểu sinh thái cho NTTS. Trong
đó có 2 kiểu sinh thái cố định: sinh thái ngọt,
sinh thái nước lợ và 1 kiểu sinh thái biến đổi theo
mùa gọi là vùng chuyển tiếp được phân bố theo
không gian.
• Phân các tiểu vùng sinh thái cấp 2
- Các dữ liệu đầu vào
(1) bản đồ sinh thái cơ bản (cấp 1), (2) lớp
bản đồ phân cấp độ sâu ngập lũ, (3) bản đồ thời
gian ngập lũ, (4) bản đồ phân cấp mức độ xâm
nhập mặn. 
- Tiêu chí xác định các tiểu vùng sinh thái
Tiêu chí xác định các tiểu vùng sinh thái cấp 2
được dựa trên đặc tính canh tác trong NTTS. Mục
đích của việc phân cấp các tiểu vùng để giúp cho
việc xác định rõ các chức năng của từng vùng
nhằm tránh xung đột quy hoạch sử dụng đất.
STT Các tiӇu vùng sinh thái 
Tiêu chí 
Sinh thái cҩp 1 Xâm nhұp mһn Ĉӝ sâu ngұp lNJ Thӡi gian ngұp lNJ 
1 Vùng NTTS thѭӡng xuyên Sinh thái NTTS nѭӟc lӧ Ngұp mһn quanh năm 
Không hoһc 
ít ҧnh hѭӣng Không 
2 Vùng NTTS chuyӇn tiӃp theo mùa Sinh thái NTTS chuyӇn tiӃp Ngұp mһn mùa khô >4‰ 
Không hoһc 
ít ҧnh hѭӣng Không 
3 Vùng chuyӇn tiӃp ngăn mһn Sinh thái NTTS chuyӇn tiӃp Ngұp mһn mùa khô 0 -4‰ 
Không hoһc 
ít ҧnh hѭӣng Không 
4 Vùng NTTS ngӑt ít ҧnh hѭӣng lNJ Sinh thái NTTS ngӑt Không nhiӉm mһn quanh năm 
Không hoһc 
ngұp ”1m 
Không 
hoһc <90 
ngày
5 Vùng NTTS ngӑt bán ngұp lNJ Sinh thái NTTS ngӑt Không nhiӉm mһn quanh năm 
Ngұp sâu 
1-2m •90 ngày 
6 Vùng NTTS ngұp lNJ Sinh thái NTTS ngӑt Không nhiӉm mһn quanh năm • 2m •90 ngày 
Bảng 1. Tiêu chí xác định các tiểu vùng sinh thái
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả phân vùng và xác định chức năng các vùng sinh thái
STT KiӇu sinh thái cҩp 1 KiӇu vùng sinh thái cҩp 2 Kӏch bҧn Kӏch bҧn Kӏch bҧn 
1998 2030 2000 2030 2004 2030 
1 Sinh thái NTTS nѭӟc lӧ Sinh thái NTTS nѭӟc lӧ 737030 737030 737030 737030 737030 737030
2 
Sinh thái NTTS chuyӇn tiӃp 
Sinh thái chuyӇn tiӃp NTTS nѭӟc lӧ 
theo mùa 593943 765900 383911 390622 384700 465905
3 Sinh thái chuyӇn tiӃp NTTS ngăn mһn 506416 804500 270267 325664 269406 281965
4 
Sinh thái NTTS ngӑt 
Sinh thái NTTS ngӑt nӝi ÿӗng ít ҧnh 
hѭӣng lNJ 1879424 1522027 1510962 1467884 1590290 1671491
5 Sinh thái NTTS ngӑt bán ngұp lNJ 162856 20334 390221 348752 534166 315047
6 Sinh thái NTTS ngӑt ngұp lNJ 4421 34300 591699 614138 368498 412652
Bảng 2. Diện tích các vùng sinh thái theo kịch bản (Đơn vị tính: ha)
Các tiểu vùng sinh thái cấp 2 được xác định
có 6 tiểu vùng chính. Sự phân bố không gian của
các tiểu vùng theo các kịch bản được thể hiện ở
hình 4, 5, 6, 7, 8, 9; diện tích của các tiểu vùng
và kịch bản thể hiện ở bảng 2.
• Tiểu vùng sinh thái NTTS nước lợ
Nghiên cứu cũng giả thuyết rằng dưới tác
động của nước biển dâng, xâm nhập mặn tiến sâu
vào nội đồng nhưng không làm nhiễm mặn trong
mùa mưa tại những vùng khác như mô hình luân
canh tôm - lúa. 
- Phân bố: dọc theo các vùng ven biển, là
những vùng đang NTTS nước lợ theo các hình
thức và chịu ảnh hưởng mặn quanh năm. 
- Chức năng: Phát triển các hình thức NTTS
nước lợ theo các mô hình nuôi chuyên hoặc xen
canh lâm nghiệp - thủy sản.
Hình 4. Phân vùng sinh
thái kịch bản nền 1998
Hình 5. Phân vùng sinh
thái kịch bản nền 2000
Hình 6. Phân vùng sinh
thái kịch bản nền 2004
Hình 7. Phân vùng sinh thái
2030 kịch bản nền 1998
Hình 8. Phân vùng sinh thái
2030 kịch bản nền 2000
Hình 9. Phân vùng sinh thái
2030 kịch bản nền 2004
46 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
47TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
• Vùng sinh thái chuyển tiếp
Vùng sinh thái NTTS chuyển tiếp được phân
chia thành 2 tiểu vùng: 
(1) Sinh thái chuyển tiếp NTTS nước lợ theo
mùa: Có đặc điểm độ mặn >4 ‰ (ngưỡng độ
mặn đối với nông nghiệp) đối với mùa khô và
ngọt hóa trong mùa mưa. Nếu chồng ghép bản
đồ hiện trạng NTTS với bản đồ xâm nhập mặn
thì hầu hết các mô hình nuôi luân canh NTTS
nước lợ - lúa nằm trong vùng có độ mặn khoảng
4 - 15‰.
- Phân bố: Vùng này có đặc điểm tiếp giáp
với vùng sinh thái NTTS nước lợ và tiến sâu vào
phía nội đồng.
- Chức năng: Phát triển các hình thức nuôi
luân canh và xen canh nông nghiệp - thủy sản
nước lợ để nâng cao hiệu quả sản xuất và thích
ứng với xâm nhập mặn của BĐKH, không phát
triển các hình thức nuôi chuyên thủy sản quanh
năm để tránh khả năng xâm nhập mặn. Kết quả
của mô hình cho thấy hình thức nuôi này luôn
mở rộng vào sâu nội đồng do tác động của
BĐKH. 
(2) Vùng sinh thái chuyển tiếp NTTS ngăn
mặn: có đặc điểm độ mặn từ 1- 4‰ mùa khô, có
xu hướng lấn sâu vào nội đồng do sự gia tăng
của xâm nhập mặn. 
- Phân bố: Vùng giáp ranh giữa vùng chuyển
tiếp nước lợ theo mùa và vùng ngọt hóa trong
nội đồng. 
- Chức năng: Vùng này có chức năng ngăn
chặn sự xâm nhập mặn tiến sâu do tác động của
sản xuất. Vì vậy, vùng này cần phát triển nuôi
theo mô hình xen hoặc luân canh Nông nghiệp-
thủy sản cho một số loài có khả năng sống ở môi
trường nước ngọt và nước lợ như cá rô phi, diêu
hồng và tôm càng xanh.
• Vùng sinh thái NTTS nước ngọt
Được phân chia thành 3 tiểu vùng:
(1)Vùng sinh thái NTTS ngọt nội đồng ít ảnh
hưởng lũ: Là những vùng nội đồng không ảnh
hưởng hoặc ngập lũ dưới 1m trong thời gian <90
ngày. 
- Phân bố: Vùng sinh thái này phân bố chủ
yếu ở các tỉnh thuộc trung tâm vùng ĐBSCL và
một số khu vực ngọt hóa thuộc vùng U Minh
Thượng và U Minh Hạ của tỉnh Cà Mau và Kiên
Giang.
- Chức năng: Phù hợp với các kiểu nuôi trong
vùng nội đồng của các đối tượng thủy sản truyền
thống, đặc sản và cá tra theo các mô hình nuôi
chuyên và xen canh.
(2)Vùng sinh thái NTTS ngọt bán ngập lũ: Là
những vùng có độ sâu ngập lũ 1-2m trong thời
gian >90 ngày. 
- Phân bố: Kiểu vùng sinh thái này phân bố
chủ yếu ở hai phía của sông Tiền và sông Hậu
và ảnh hưởng rủi ro nhiều hơn do lũ
- Chức năng: Phát triển các mô hình NTTS
nước ngọt thích ứng với bán thời gian ngập lũ
(3) Vùng sinh thái NTTS ngọt ngập lũ: Kiểu
sinh thái này có độ sâu ngập >2 m trong thời gian
>120 ngày, chịu ảnh hưởng lớn của lũ.
- Phân bố: Chủ yếu ở các tỉnh An Giang,
Đồng tháp và phía Tây Nam của tỉnh Long An
thuộc thượng lưu của sông Tiền và sông Hậu .
- Chức năng: Phù hợp với mô hình nuôi đăng
lưới trong mùa lũ để thích ứng với những tác
động của BĐKH.
3.2. Kết quả phân vùng sinh thái so sánh
giữa các kịch bản
Với kịch bản nền về số liệu dòng chảy của 3
năm 1998, 2000 và 2004, kết quả nghiên cứu
phân vùng sinh thái cho NTTS cho thấy có sự
khác biệt và biến động rõ nét đối với kiểu vùng
sinh thái NTTS chuyển tiếp và vùng sinh thái
ngọt trong mùa lũ. Trong cả ba kịch bản, đến
2030 diện tích vùng sinh thái chuyển tiếp tăng
đáng kể do tác động của xâm nhập mặn, trong
đó ở kịch bản nền 1998 diện tích tăng nhiều nhất.
Đối với sinh thái NTTS nước ngọt, diện tích
vùng bán ngập có xu hướng giảm trong khi diện
tích ngập sâu trong lũ và thời gian ngập lũ tăng
lên (bảng 2).
Năm 1998 là năm khô hạn nhất, do đó đặc
tính sinh thái của vùng cũng biến đổi dẫn đến
vùng sinh thái chuyển tiếp theo kịch bản đến
2030 có tiến sâu vào nội đồng. Năm có lưu lượng
dòng chảy lớn nhất năm 2000, vì vậy sinh thái
vùng lũ biến đổi mở rộng tại các khu vực thượng
lưu của 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu. Năm có
lưu lượng trung bình 2004 và diễn ra thường
xuyên trong nhiều năm. Mô hình này đề xuất làm
cơ sở áp dụng cho quy hoạch phát triển NTTS
theo các tiểu vùng sinh thái ở cấp địa phương.
4. Kết luận
Những nghiên cứu trước đây thường chỉ xem
xét vùng sinh thái mặn lợ và vùng sinh thái ngọt
như một thực thể đồng nhất, do đó ranh giới các
vùng chuyển tiếp đóng vai trò quan trọng trong
việc đề xuất các giải pháp ngăn mặn và thích ứng
lũ thường không được xem xét. Tiếp cận ranh
giới sinh thái trong phân vùng có ưu điểm giúp
cho việc xác định rõ cấu trúc và chức năng của
các kiểu loại sinh thái dựa trên nguyên tắc xem
xét 4 đặc tính cơ bản khi phân vùng (nguồn gốc
tạo nên sinh thái, cấu trúc không gian, chức năng
và tính chất biến đổi theo thời gian) [12] làm cơ
sở đề xuất các hình thức NTTS phù hợp với đặc
trưng của vùng. Việc xác định rõ chức năng của
vùng là cơ sở quy hoạch phát triển các hình thức
NTTS phù hợp nhằm tránh được sự xung đột và
tác động bất lợi do sự phát triển NTTS tự phát
Trong nghiên cứu này, mô hình VRSAP sử
dụng các số liệu đầu vào cho 3 kịch bản nền của
3 năm 1998, 2000 và 2004 và lồng ghép với kịch
bản về lượng mưa toàn lưu vực và nước biển
dâng đến 2030 của kịch bản quốc gia để tạo ra
các lớp dữ liệu thành phần làm cơ sở xác định
phân các tiểu vùng sinh thái ở hiện tại và kịch
bản 2030 dựa trên các đặc tính canh tác trong
NTTS. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6
kiểu vùng sinh thái đặc trưng cho các hình thức
trong NTTS và các kịch bản về biến đổi sinh thái
trong NTTS đến 2030. Nghiên cứu đã cho thấy
rằng vùng chuyển tiếp có xu hướng phát triển
mạnh về phía nội đồng do tác động của BĐKH
vàvùng sinh thái ngập lũ sẽ chịu tác động
ngậpsâu và thời gian ngập dài ngày hơn trong
tương lai. Sản phẩm nghiên cứu là những cơ sở
giúp cho các quản lý và quy hoạch bố trí hợp lý
các mô hình canh tác NTTS thích ứng với
BĐKH. 
Lời cảm ơn: Bài báo là một phần sản phẩm kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước BĐKH-
44 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu. Tác giả chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm chương trình đã tạo thuận lợi giúp
đề tài hoàn thành nhiệm vụ.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Hồng Thái, Lương Hữu Dũng (2014), Ảnh hưởng của BĐKH đến ngập lụt ở ĐBSCL,
Tạp chí KHCN Việt Nam, số 16, Tr. 52 - 55.
2. Đoàn Thu Hà (2014), Đánh giá mức độ tổn thương do BĐKH tới cấp nước nông thôn vùng
ĐBSCL, Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, số 46, Tr. 34 - 40.
3. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Đánh giá tác động của BĐKH và
xác định các giải pháp thích ứng. 
4. FAO (2010), Aquaculture development, ISBN 978 - 92 - 5.
5. Lê Huy Bá (2010), Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản 8 tỉnh ven biển Đồng bằng sông
Cửu Long, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 13 số M1-2010.
6. Lê Xuân Thuyên và cs., (2001), Phân vùng sinh thái nuôi tôm vùng bán đảo Cà Mau, Phân Viện
Địa lý.
7. V. G. Jhingran (1987), Introduction to Aquaculture,
( 
8. FAO, (2003), The Ecosystem Approach to Fisheries. Technical Guidelines for Responsible
Fisheries No. 4, Suppl. 2. Rome. 112 pp. (www.fao.org/docrep/005/y4470e/y4470e00.htm).
9. László Erdôs, et all (2011), On the Terms related to Spatial Ecological Gradients and Bound-
48 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
49TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2015
NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI
aries, Acta Biologica Szegediensis: 55(2): 279 - 287, 201.
10. Fagan WF, Fortin MJ, Soykan C., (2003), Integrating edge detection and dynamic modeling
in quantitative analyses of ecological boundaries, BioScience 53: 730 – 738.
11. Cadenasso et al., (2003), An Interdisciplinary and Synthetic Approach to Ecological Bound-
aries, BioScience 53, 717–722.
12. David L.Strayer, et all, (2003), A Classification of Ecological Boundaries, BioScience 53,
723-729.
13. Peters et al., (2006), Integrating Patch and Boundary Dynamics to Understand and Predict
Biotic Transitions at Multiple Scales, Landscape Ecology 21, 19–33.
14. O’Neill, R.V., DeAngelis, D.L., Waide, J.B., Allen, T.F.H., (1986), Hierarchical Concept of
Ecosystems, Princeton University Press, New Jersey, 262 pp.
15. Matthew M. Yarrow et al (2008), Ecological boundaries in the context of hierarchy theory,
BioSystems 92: 233–244.
16. Dong, T. D. (2000), VRSAP Model and Its Application, Proc. Hydrological and Environ-
mental Modelling in the Mekong Basin, Mekong River Commission, Phanom Penh, Cambodia, pp
236 - 245.
INLAND AQUA - ECOLOGICAL ZONING IN MEKONG DELTA AREAS 
Nguyen Xuan Trinh(1), Phan Thi Ngoc Diep(1), Do Phuong Linh(2), 
Tran Quang Tho(2) and Doan Ha Phong(3)
(1) Viet Nam Institute of Fisheries Economics and Planning
(2)Southern Institute of Water Resources Research
(3 Viet Nam Institute of Meteolorogy, Hydrology and Climate Change
Aqua-Ecological zoning in context of climate change need to consider functions, structures
and temporal dynamics of ecological system. In this study, ecological boundary approach as a
basis for determining the ecological change to 2030. This study used the hydraulic model with 3
based scenarios in 1998, 2000 and 2004 of data to create maps of salinity, floods and duration of
flood; and nested national climate chage scenarios. The ecological zoning scenarios of the re-
sults will provide significant basis to managers and planning makers on applying the aquaculture
models which are able to adapt to climate changes and minimize salinity intrusion in the Mekong
Delta.
Key words: Zoning, Aqua-ecological zoning, climate change impact on Aquaculture, Aqua-eco-
logical zoningscenarios.

File đính kèm:

  • pdfphan_vung_sinh_thai_nuoi_trong_thuy_san_noi_dia_vung_dong_ba.pdf