Phát triển AutoCAD bằng ActiveX & VBA - Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX / VBA

Đây là phần hướng dẫn người đọc cách thêm một

Macro mới vào trong AutoCAD, giải thích sự làm

việc của ActiveX và VBA, và cách sử dụng các công

nghệ này hiệu quả nhất. Ví dụ này hướng theo kiến

trúc cảnh quan nhưng những khái niệm mà người

đọc có thể học được vẫn có thể vận dụng vào các

lĩnh vực ứng dụng khác. Phần ví dụ này được soạn

với đối tượng là những người sử dụng AutoCAD

thành thạo nhưng mới học lập trình với VBA.

pdf 20 trang dienloan 5500
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển AutoCAD bằng ActiveX & VBA - Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX / VBA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển AutoCAD bằng ActiveX & VBA - Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX / VBA

Phát triển AutoCAD bằng ActiveX & VBA - Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX / VBA
 Phát triển ứng dụng ActiveX và VBA | 295 
THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐI DẠO 
TRONG VƯỜN - MỘT VÍ DỤ 
VỀ ActiveX/VBA 
13
Trong chương này
ƒ Kiểm tra môi trường làm 
việc 
ƒ Xác định mục đích 
ƒ Viết đoạn chương trình 
đầu tiên 
ƒ Nhập số liệu 
ƒ Vẽ đường đi dạo 
ƒ Vẽ lớp gạch lát 
ƒ Tổng hợp lại 
ƒ Duyệt mã lệnh 
ƒ Thực thi Macro 
ƒ Thêm giao diện hộp thoại 
Đây là phần hướng dẫn người đọc cách thêm một 
Macro mới vào trong AutoCAD, giải thích sự làm 
việc của ActiveX và VBA, và cách sử dụng các công 
nghệ này hiệu quả nhất. Ví dụ này hướng theo kiến 
trúc cảnh quan nhưng những khái niệm mà người 
đọc có thể học được vẫn có thể vận dụng vào các 
lĩnh vực ứng dụng khác. Phần ví dụ này được soạn 
với đối tượng là những người sử dụng AutoCAD 
thành thạo nhưng mới học lập trình với VBA. 
 296 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
1. Kiểm tra môi trường làm việc 
Để thực hiện các thao tác cần thiết trong ví dụ này, trước hết cần cài đặt môi trường 
VBA trong AutoCAD. Khi cài AutoCAD với tuỳ chọn Full hoặc Standard thì môi 
trường VBA được tự động cài đặt, nếu chọn Custom thì có thể VBA sẽ không được 
cài đặt. 
Kiểm tra việc cài đặt VBA: 
1 Khởi động AutoCAD. 
2 Tại dòng nhập lệnh, gõ VBAIDE. 
3 Nếu môi trường lập trình VBA mở ra thì VBA đã được cài đặt. Nếu xuất hiện 
thông báo “AutoCAD VBA is not currently installed” thì VBA chưa được cài 
đặt. 
Cài đặt môi trường VBA: 
1 Thoát khỏi chương trình AutoCAD. 
2 Chạy chương trình cài đặt AutoCAD setup.exe. 
3 Chọn Add để thêm một thành phần vào bản cài đặt hiện tại. 
4 Chọn VBA Support. 
5 Chọn Next để tiếp tục cài đặt 
6 Khẳng định các cài đặt bằng cách chọn Next một lần nữa. 
7 Khi đã hoàn thành việc cài đặt thì khởi động lại chương trình AutoCAD. 
8 Tại dòng nhập lệnh, nhập VBAIDE. Môi trường lập trình VBA sẽ được mở ra và 
môi trường làm việc để thực hiện ví dụ trong chương này đã sẵn sàng. 
2. Xác định mục đích 
Mục tiêu trong ví dụ này là lập một Marco mới cho AutoCAD để vẽ một đường đi 
trong vườn và được lát bởi các viên bêtông tròn. Marco mới sẽ có các dòng nhắc 
theo trình tự như sau: 
Command: gardenpath 
Start point of path: Người dùng sẽ chỉ ra điểm đầu của tuyến đường 
Endpoint of path: Người dùng sẽ chỉ ra điểm kết thúc của tuyến đường 
Half width of path: Người dùng nhập vào giá trị của một nửa bề rộng 
Radius of tiles: Người dùng nhập vào giá trị bán kính của gạch lát 
Spacing between tiles: Người dùng nhập vào khoảng cách giữa hai viên gạch 
Khi thực hiện, Macro sẽ nhắc người dùng nhập vào điểm bắt đầu và kết thúc của 
tim đường đi dạo thiết kế. Tiếp đó, macro nhắc người dùng nhập bề rộng nửa đường 
(vẽ bề rộng nửa từ đường tim sẽ giúp dễ hình dung hơn là cả bề rộng đường) và bán 
kính của những viên gạch lát hình tròn. Cuối cùng, người dùng được yêu cầu nhập 
khoảng cách giữa các viên gạch lát. 
 Phát triển AutoCAD bằng ActiveX và VBA | 297 
3. Viết đoạn chương trình đầu tiên 
Macro sẽ được xây dựng dựa trên một loạt các hàm và thủ tục. Một số thủ tục làm 
việc với các góc vì lý do đơn vị của góc trong ActiveX là radians nhưng hầu hết 
người dùng thường quen làm việc với góc tính theo độ. Do đó, trước hết cần xây 
dựng hàm chuyển đổi từ độ sang radians. Nếu chưa mở VBA IDE thì khởi động nó 
từ bằng lệnh VBAIDE. 
Trong VBA IDE, mở cửa sổ Code như sau: trong menu View ˜ Code; hoặc dùng 
phím F7. 
Hàm chuyển đổi từ độ sang radians 
Gõ đoạn mã sau vào cửa sổ Code sau dòng Option Explicit:
Const pi = 3.14159 
’ Chuyển đổi từ độ sang radians 
Function dtr(a As Double) As Double 
dtr = (a / 180) * pi 
End Function 
Ngay khi xuống dòng để kết thúc dòng lệnh Function dtr(a As Double) As 
Double, VBA sẽ tự động thêm dòng lệnh End Function. Môi trường lập trình 
VBA luôn thực hiện như vậy để đảm bảo rằng tất cả các chương trình con đều có 
lệnh kết thúc tương ứng. 
Ở dòng đầu tiên, hằng số pi được gán giá trị là 3.14159. Điều này cho phép thay thế 
việc gõ lại số 3.14159 mỗi khi cần dùng bằng cách nhập pi. 
Dòng tiếp theo để định nghĩa một hàm có tên là dtr (Degrees To Radians). Hàm số 
này cần một đối số a là góc theo đơn vị độ. Kết quả tính bằng cách chia góc a cho 
180 và nhân với pi. Dòng bắt đầu bằng dấu nháy đơn là câu chú thích. VBA sẽ bỏ 
qua tất cả những dòng bắt đầu bằng ký tự này. 
Hàm này đã có thể được sử dụng trong các chương trình con khác trong dự án. Sau 
đó lưu dự án với tên tuỳ chọn theo trình tự chọn: menu File ˜ Save, tuy nhiên để 
tiện dùng, trong ví dụ này đặt tên cho dự án là gardenpath.dvb 
Tính khoảng cách giữa hai điểm 
Tiếp theo thêm một hàm tính khoảng cách giữa hai điểm. Nhập đoạn mã sau đây 
tiếp theo hàm dtr: 
’Tính khoảng cách giữa hai điểm 
Function distance(sp As Variant, ep As Variant)As Double 
Dim x As Double 
Dim y As Double 
Dim z As Double 
x = sp(0) - ep(0) 
y = sp(1) - ep(1) 
z = sp(2) - ep(2) 
distance = Sqr((Sqr((x ^ 2) + (y ^ 2)) ^ 2) + (z ^ 2)) 
End Function 
Lưu kết quả đã thực hiện. 
 298 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
4. Nhập số liệu 
Macro sẽ nhắc nhở người dùng nhập vị trí để vẽ đường đi, bề rộng của đường, và 
khoảng cách giữa các viên gạch lát. Cho nên tiếp theo sẽ định nghĩa một thủ tục để 
yêu cầu người dùng nhập vào các thông tin yêu cầu ở trên và sau đó thực hiện tính 
toán. 
Trong thủ tục này, sử dụng các phương thức nhập số liệu của đối tượng Utility. 
4.1. Khai báo biến 
Thủ tục tiếp theo sẽ sử dụng một số biến toàn cục. Tất cả các biến toàn cục cần 
được khai báo trước khi các thủ tục có thể sử dụng chúng. 
Khai báo biến toàn cục 
Trong VBA IDE, nhập đoạn mã lệnh sau trong cửa sổ Code ngay dưới dòng lệnh 
Const pi = 3.14159: 
’ Các biến để lưu các thông số của đường trong vườn 
Private sp(0 To 2) As Double 
Private ep(0 To 2) As Double 
Private hwidth As Double 
Private trad As Double 
Private tspac As Double 
Private pangle As Double 
Private plength As Double 
Private totalwidth As Double 
Private angp90 As Double 
Private angm90 As Double 
Hai hộp danh sách dạng thả xuống ở phía trên của cửa sổ Code được gọi tương ứng 
là Object Box (hộp chứa danh sách các đối tượng) và Procedure/Event Box (hộp 
danh sách chứa các thủ tục và sự kiện). Hiện tại, giá trị trong hai hộp danh sách này 
lần lượt là General và Declarations. Hai hộp danh sách sẽ cho biết phần dự án mà 
con trỏ dừng lại là phần nào: cụ thể là đối tượng nào và thủ tục hay sự kiện nào của 
đối tượng đó. Phần Declarations sẽ tương ứng với phần khai báo các biến sẽ sử 
dụng trong nhiều chương trình con. Để chuyển sang làm việc với đối tượng khác 
hoặc sự kiện khác của đối tượng, có thể thực hiện nhanh chóng bằng cách lựa chọn 
tên tương ứng trong hai hộp danh sách này. 
Chú ý đến dòng Option Explicit nằm trên cùng của phần Declaration. Khi dòng 
này xuất hiện trong một mô-đun tức là các biến phải khai báo rõ ràng bằng các lệnh 
Dim, Private, Public, ReDim, hoặc Static. Các trường hợp sử dụng biến chưa 
được khai báo thì sẽ phát sinh thông báo lỗi. Nếu không sử dụng dòng lệnh Option 
Explicit, tất cả các biến mà chưa được khai báo sẽ mang kiểu Variant. Người lập 
trình nên sử dụng dòng lệnh này để tránh những lỗi cú pháp khi nhập tên của các 
biến đã có hoặc tránh nhầm lẫn khi phạm vi của các biến không được khai báo rõ 
ràng. 
4.2. Tạo chương trình con gpuser 
Chương trình con gpuser sẽ nhắc người dùng nhập tất cả các thông tin cần thiết để 
vẽ đường đi dạo trong vườn. 
 Phát triển AutoCAD bằng ActiveX và VBA | 299 
Nhắc người dùng nhập số liệu: 
Viết đoạn mã sau ngay dưới hàm distance: 
’ Thông tin cần thiết về đường đi bộ 
Private Sub gpuser() 
Dim varRet As Variant 
varRet = ThisDrawing.Utility.GetPoint( ,_ 
"Start point of path: ") 
sp(0) = varRet(0) 
sp(1) = varRet(1) 
sp(2) = varRet(2) 
varRet = ThisDrawing.Utility.GetPoint( ,_ 
"Endpoint of path: ") 
ep(0) = varRet(0) 
ep(1) = varRet(1) 
ep(2) = varRet(2) 
hwidth = ThisDrawing.Utility.GetDistance(sp, _ 
"Half width of path: ") 
trad = ThisDrawing.Utility.GetDistance(sp, _ 
"Radius of tiles: ") 
tspac = ThisDrawing.Utility.GetDistance(sp, _ 
"Spacing between tiles: ") 
pangle = ThisDrawing.Utility.AngleFromXAxis(sp, ep) 
totalwidth = 2 * hwidth 
plength = distance(sp, ep) 
angp90 = pangle + dtr(90) 
angm90 = pangle - dtr(90) 
End Sub 
Đoạn mã lệnh này định nghĩa một chương trình con có tên là gpuser. Chương trình 
con này không có tham số và sẽ yêu cầu người dùng nhập tất cả các thông tin cần 
thiết. 
Dòng lệnh Dim varRet As Variant thực hiện khai báo biến varRet. Vì biến này 
chỉ sử dụng trong phạm vi của chương trình con này nên chỉ cần khai báo cục bộ 
trong phạm vi của nó thay vì khai báo trong phần Declarations. 
Dòng lệnh tiếp theo varRet = ThisDrawing.Utility.GetPoint( , "Start 
point of path: ") thực hiện gọi phương thức GetPoint. Dấu gạch ngang để nối 
dòng lệnh với dòng ngay dưới nó, khi đó VBA sẽ đọc hai dòng như một dòng lệnh. 
Dấu gạch này không bắt buộc phải có nên có thể nối liền hai dòng lại nhưng nếu sử 
dụng để ngắt dòng lệnh dài thì sẽ giúp đọc dễ dàng hơn. 
Để truy cập phương thức GetPoint, cần thông qua đối tượng đại diện cho bản vẽ 
hiện hành là ThisDrawing. Khi nhập ThisDrawing và tiếp theo là dấu chấm (.) có 
nghĩa là sẽ thực hiện truy cập vào một thứ gì đó chứa trong đối tượng ThisDrawing. 
Sau dấu chấm gõ Utility và dấu chấm tiếp theo, tức là sẽ truy cập vào bên trong 
của đối tượng Utility. Cuối cùng nhập GetPoint là tên của phương thức đang cần 
gọi. 
Phương thức GetPoint yêu cầu 2 tham số. Tham số thứ nhất không bắt buộc và sẽ 
không sử dụng trong chương trình con này bằng cách để trống tham số đó đặt dấu 
phẩy (,) để phân biệt nó. Tham số thứ hai là lời nhắc nên cũng không bắt buộc. Với 
tham số này, nhập một chuỗi để nhắc người dùng nhập điểm đầu. Điểm người dùng 
 300 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
nhập được gán cho biến varRet. Ba dòng lệnh tiếp theo sẽ gán toạ độ của điểm 
người dùng vừa nhập cho mảng sp. 
Điểm cuối cũng được lấy theo cách tương tự như điểm đầu. 
Phương thức GetDistance để nhập bề rộng nửa của đường đi bộ (hwidth), bán 
kính của gạch lát (trad) và khoảng cách giữa các viên gạch (tspac). Phương thức 
này cần hai tham số, thứ nhất là điểm cơ sở, thứ hai là một lời nhắc: yêu cầu một 
chuỗi hướng dẫn người dùng nhập giá trị phù hợp. Phương thức GetDistance có 
thể trả về giá trị khoảng cách được nhập từ dòng lệnh và cả khoảng cách giữa điểm 
được chọn trong AutoCAD và điểm cơ sở. 
Chương trình con sẽ tính toán các biến khác mà được sử dụng tiếp theo trong 
Macro. Biến pangle được gán cho góc giữa đường thẳng tạo bởi điểm đầu điểm 
cuối và chiều dương của trục x bằng phương thức AngleFromXAxis. Bề rộng của 
đường đi bộ được tính bằng 2 lần của giá trị nửa bề rộng nhập vào từ người dùng. 
Biến plength được gán giá trị là chiều dài của đường đi bộ được xác định ở trên 
trong phương thức GetDistance. Cuối cùng các biến angp90 và angm90 được tính 
và lưu bằng cách cộng và trừ giá trị góc của đường đi bộ với 900. 
Lưu kết quả đã thực hiện. 
Hình vẽ dưới biểu diễn cách các biến được tính trong chương trình con để xác định 
các kích thước của đường đi bộ. 
Chi tiết bố trí gạch lát 
5. Vẽ đường đi dạo 
Khi đã có đủ các thông số định vị và bề rộng thì có thể bắt đầu thực hiện vẽ đường 
đi dạo. 
Vẽ đường đi dạo trong vườn: 
Thêm đoạn mã dưới đây ngay dưới chương trình con gpuser: 
 Phát triển AutoCAD bằng ActiveX và VBA | 301 
’ Vẽ đường đi dạo 
Private Sub drawout() 
Dim points(0 To 9) As Double 
Dim pline As AcadLWPolyline 
Dim varRet As Variant 
varRet = ThisDrawing.Utility.PolarPoint(sp, angm90, hwidth) 
points(0) = varRet(0) 
points(1) = varRet(1) 
points(8) = varRet(0) 
points(9) = varRet(1) 
varRet = ThisDrawing.Utility.PolarPoint( _ 
varRet, pangle, plength) 
points(2) = varRet(0) 
points(3) = varRet(1) 
varRet = ThisDrawing.Utility.PolarPoint( _ 
varRet, angp90, totalwidth) 
points(4) = varRet(0) 
points(5) = varRet(1) 
varRet = ThisDrawing.Utility.PolarPoint( _ 
varRet, pangle + dtr(180), plength) 
points(6) = varRet(0) 
points(7) = varRet(1) 
Set pline = ThisDrawing.ModelSpace. _ 
AddLightWeightPolyline(points) 
End Sub 
Thủ tục này sẽ vẽ đường đi dạo sử dụng phương thức AddLightweightPolyline. 
Phương thức này cần một tham số là mảng của các điểm tạo thành đường đa tuyến. 
Để vẽ đa tuyến cần tìm tất cả các điểm tạo thành đường đa tuyến đó và xếp chúng 
vào mảng toạ độ. Với đường đi dạo thì các điểm cần thiết chính là các góc của nó. 
Tìm các góc của đường đi dạo bằng cách sử dụng phương thức PolarPoint. 
Phương thức này sẽ tìm điểm khi biết góc và khoảng cách của điểm đó so với điểm 
cơ sở. Từ điểm đầu (sp) có thể tìm được góc thứ nhất của đường theo chiều kim 
đồng hồ, đỉnh này cách sp một khoảng bằng nửa bề rộng đường (hwidth) và tạo 
góc (-900) so với tim đường. Để vẽ đường khép kín bao quanh phạm vi đường thì 
điểm này sẽ là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của mảng toạ độ các điểm. Vì 
thế toạ độ X và Y được trả về từ phương thức PolarPoint sẽ được gán cho cả điểm 
đầu và điểm cuối của mảng. 
Các góc còn lại sẽ được tính theo cách tương tự sử dụng chiều dài, bề rộng của 
đường đi dạo (plength và width) và góc của đường đi dạo tạo với chiều dương của 
trục x. 
Mỗi khi phương thức PolarPoint được gọi thì toạ độ của các điểm nhận được 
(biến varRet) sẽ được chép vào mảng toạ độ các điểm. 
Khi tất cả các góc đã được xác định trong mảng toạ độ các điểm thì thực hiện 
phương thức AddLightweightPolyline, chú ý là phương thức này được gọi từ đối 
tượng ModelSpace. Nếu thực hiện chương trình con này, cần chú ý rằng đường đa 
tuyến chưa hiển thị trên AutoCAD cho đến khi bản vẽ được cập nhật lại (sẽ thực 
hiện ở phần sau). 
 302 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
6. Vẽ lớp gạch lát 
Sau khi tạo thủ tục nhập số liệu từ người dùng cùng với thủ tục vẽ đường đi dạo, 
tiếp theo sẽ bố trí gạch lát hình tròn cho đường đi dạo. 
Thao tác này yêu cầu một số yếu tố về hình học 
bố trí gạch lát hình tròn trong đường đi dạo 
Trong VBAIDE, nhập dòng mã lệnh sau trong cửa sổ Code ngay dưới thủ tục 
drawout: 
’ Đặt một hàng gạch dọc theo chiều dài của đường đi dạo 
’ và các khoảng bù thích hợp 
Private Sub drow(pd As Double, offset As Double) 
Dim pfirst(0 To 2) As Double 
Dim pctile(0 To 2) As Double 
Dim pltile(0 To 2) As Double 
Dim cir As AcadCircle 
Dim varRet As Variant 
varRet = ThisDrawing.Utility.PolarPoint( _ 
sp, pangle, pd) 
pfirst(0) = varRet(0) 
pfirst(1) = varRet(1) 
pfirst(2) = varRet(2) 
varRet = ThisDrawing.Utility.PolarPoint( _ 
pfirst, angp90, offset) 
pctile(0) = varRet(0) 
pctile(1) = varRet(1) 
pctile(2) = varRet(2) 
pltile(0) = pctile(0) 
pltile(1) = pctile(1) 
pltile(2) = pctile(2) 
Do While distance(pfirst, pltile) < (hwidth - trad) 
Set cir = ThisDrawing.ModelSpace.AddCircle( _ 
plti ... a sổ của chương 
trình AutoCAD, và ở dòng command sẽ xuất hiện dòng nhắc nhập điểm của phương 
thức GetPoint, chọn một điểm nào đó trên màn hình. 
Trở lại môi trường VBA IDE, và để ý rằng dòng lệnh tiếp theo lời gọi phương thức 
GetPoint được đánh dấu. Tiếp tục thực hiện qua từng dòng lệnh bằng cách chọn 
phím F8 và chú ý chuyển sang cửa sổ AutoCAD khi cần nhập thông tin. 
9. Thực thi Macro 
Khi thực hiện Macro không cần thiết phải chạy qua từng dòng lệnh như các thao tác 
ở phần trên. Để chạy một Macro, chọn menu Tools ˜ Macro ˜ Run Macro, trong 
hộp thoại xuất hiện chọn nút Run. Khi đó chương trình sẽ được thực hiện như khi 
người dùng sử dụng. Chạy macro từ AutoCAD và theo các giá trị nhập vào như sau: 
Tools ˜ Macro ˜ Run Macro: ThisDrawing.gardenpath 
Start point of the path: 2, 2 
Endpoint of the path: 9, 8 
Half width of the path: .2 
Radius of tiles: .2 
Spacing between tiles: .1 
Với các số đầu vào này thì đường đi dạo sẽ được vẽ ra như sau: 
Có thể nhập các bộ giá trị khác nhau, sử dụng chuột và bàn phím để thử nghiệm 
Macro này. 
 306 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
10. Thêm giao diện hộp thoại 
Các hộp thoại giao diện cho macro của VBA được tạo ra trong VBA IDE. 
Macro gardenpath nhận các thông số đầu vào từ dòng lệnh và có thể dễ dàng thêm 
hộp thoại giao diện cho nó. Các hộp thoại này tạo cho người dùng có các lựa chọn 
khác nhau trong nhiều lựa chọn. 
Macro hiện tại có ít lựa chọn và cần được bổ sung thêm một số chi tiết. Các chi tiết 
này sẽ cho phép người dùng chỉ ra hình dạng của gạch lát trên đường. Có thể bắt 
đầu bằng cách sao chép lại phần mã lệnh của gardenpath.dvb thành một tệp khác 
lấy tên là gpdialog.dvb. 
Sao chép dự án 
1 Lưu dự án hiện tại trong VBA IDE 
2 Dùng lệnh SaveAs trong VBA IDE và lưu dự án dưới tên là gpdialog.dvb. 
10.1. Tạo hộp thoại 
Hộp thoại được tạo trong VBA IDE thông qua đối tượng Form. 
Hộp thoại tạo ra sẽ gồm 2 tuỳ chọn để khi chọn mục này thì mục kia sẽ bị xoá đi, 
một để chọn gạch hình tròn và một để chọn gạch hình đa giác. Trên hộp thoại sẽ 
gồm 3 hộp ký tự để nhập các giá trị: bán kính của gạch, khoảng cách giữa các viên 
gạch và số cạnh của viên gạch (chỉ có khi chọn hình dạng gạch là đa giác) 
Tạo hộp thoại từ VBA IDE 
1 Mở một Form mới theo thao tác sau: menu Insert ˜ User Form. Sau đó sẽ xuất 
hiện hai cửa sổ, cửa sổ thứ nhất là hộp công cụ chứa các điều khiển để tạo hộp 
thoại, cửa sổ thứ hai là một Form trống để bố trí các điều khiển theo ý người lập 
trình. 
2 Lựa chọn từng điều khiển từ hộp công cụ và đặt vào Form. Trên Form sẽ có 2 
nút tùy chọn ( ), 3 nhãn ( ), 3 hộp ký tự ( ), 2 nút lệnh ( ) như mô tả ở 
hình dưới. 
3 Đóng hộp công cụ. 
 Phát triển AutoCAD bằng ActiveX và VBA | 307 
Gán thuộc tính cho các nút tuỳ chọn 
1 Trên Form, chọn điều khiển OptionButton1. Trong cửa sổ Properties, thay đổi 
các thuộc tính dưới đây cho điều khiển đó (nếu cửa sổ Properties chưa mở thì 
thực hiện theo trình tự sau đây để mở: Menu View\Properties Window): 
(Name) = gp_poly 
Caption = Polygon 
ControlTipText = Polygon Tile Shape 
Accelerator = P 
2 Thực hiện như bước 1 đối với OptionButton2: 
(Name) = gp_circ 
Caption = Circle 
ControlTipText = Circle Tile Shape 
Accelerator = I 
Gán thuộc tính cho các nhãn 
1 Trên Form, chọn điều khiển Label1. Trong cửa sổ Properties, thay đổi các thuộc 
tính dưới đây cho các điều khiển đó: 
(Name) = label_trad 
Caption = Radius of tiles 
TabStop = True 
2 Thực hiện như bước 1 đối với Label2: 
(Name) = label_tspac 
Caption = Space between tiles 
TabStop = True 
3 Thực hiện như bước 1 đối với Label3: 
(Name) = label_tsides 
Caption = Number of sides 
TabStop = True 
Gán thuộc tính cho các hộp ký tự 
1 Trên Form, chọn điều khiển TextBox1. Trong cửa sổ Properties, thay đổi các 
thuộc tính dưới đây cho điều khiển TextBox1: 
(Name) = gp_trad 
2 Thực hiện như bước 1 đối với TextBox2: 
(Name) = gp_tspac 
3 Thực hiện như bước 1 đối với TextBox3: 
(Name) = gp_tsides 
Gán thuộc tính cho các nút lệnh và Form 
1 Trên Form, chọn điều khiển CommandButton1. Trong cửa sổ Properties, thay 
đổi các thuộc tính dưới đây cho điều khiển CommandButton1 
(Name) = accept 
Caption = OK 
ControlTipText = Accept the options 
Accelerator = O 
Default = True 
 308 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
2 Thực hiện như bước 1 đối với CommandButton2: 
(Name) = cancel 
Caption = Cancel 
ControlTipText = Cancel the operation 
Accelerator = C 
3 Chọn Form bằng cách bấm chuột lên nền của nó tại vị trí không đặt điều khiển. 
Trong cửa sổ Properties, thay đổi thuộc tính của các thuộc tính sau: 
(Name) = gpDialog 
Caption = Garden Path 
Form thiết kế sẽ có dạng như sau: 
4 Lưu kết quả 
10.2. Dùng cửa sổ Project để quản lý dự án 
Trong cửa sổ Project của VBA IDE ta sẽ thấy tên và vị trí của dự án, một thư mục 
có tên là AutoCAD Objects và một thư mục có tên là Forms. Khi mở thư mục 
AutoCAD Objects (nó có thể đã được mở sẵn từ trước) ta sẽ thấy biểu tượng bản vẽ 
của AutoCAD có tên là ThisDrawing. Khi mở thư mục Forms (nó có thể đã 
được mở sẵn từ trước) ta sẽ thấy biểu tượng của Form và có tên là gpDialog. Đây 
là Form vừa được tạo ra. 
Để xem phần mã lệnh của Form, chọn gpdialog trong cửa sổ Project, nhấn nút 
View Code ( ) hoặc phím F7. 
 Phát triển AutoCAD bằng ActiveX và VBA | 309 
Cửa sổ Code xuất hiện nhưng hầu như chưa có gì vì chưa nhập mã lệnh nào cho 
Form cả. Để trở lại Form, nhấn nút View Form trên cửa sổ Project hoặc nhấn tổ hợp 
phím SHIFT+F7. 
Chọn ThisDrawing trong cửa sổ Project và xem phần mã lệnh bằng cách nhấn nút 
ViewCode, khi đó toàn bộ phần mã lệnh vừa nhập xuất hiện trong cửa sổ này. 
Sử dụng cửa sổ Project để xác định vị trí mã lệnh và giúp người lập trình biết mình 
đang làm việc ở đâu một cách dễ dàng. 
10.3. Cập nhật mã lệnh hiện có 
Sau khi tạo hộp thoại với các điều khiển được sắp xếp theo ý người lập trình, bước 
tiếp theo sẽ viết mã lệnh mới để cho hộp thoại có thể làm việc. 
Trước hết là sửa đổi mã lệnh đã có cho phù hợp. Bắt đầu từ mã lệnh cho 
ThisDrawing: 
Cập nhật các biến toàn cục để sử dụng với hộp thoại 
Cập nhật các dòng sau ở trong phần Declarations: 
Public trad As Double ’ cập nhật lại 
Public tspac As Double ’ cập nhật lại 
Public tsides As Integer ’ thêm mới 
Public tshape As String ’ thêm mới 
Các biến trad và tspace được cập nhật lại phạm vi là Public thay vì Private. Các 
biến Private chỉ sử dụng được trong phạm vi mô-đun mà chúng được khai báo. 
Tuy nhiên ở phần này, Form cũng sẽ sử dụng hai biến đó nên chúng cần phải 
chuyển thành dạng Public. Bên cạnh đó, thêm hai biến mới là tside và tshape, 
tương ứng để chứa số cạnh của gạch hình đa giác và hình dạng của gạch lát do 
người dùng lựa chọn là hình tròn hay đa giác. 
Cập nhật chương trình con gpuser để sử dụng với hộp thoại 
Chuyển đến phần mã lệnh của chương trình con gpuser, xoá phần nhập bán kính 
gạch lát và khoảng cách giữa các viên gạch vì hai thông số này sẽ được nhập vào từ 
Form. Xoá các dòng lệnh sau: 
trad = ThisDrawing.Utility. _ 
GetDistance(sp, "Radius of tiles: ") 
tspac = ThisDrawing.Utility. _ 
GetDistance(sp, "Spacing between tiles: ") 
Thêm các dòng lệnh để tải và hiển thị Form dưới đây thay vào vị trí của các dòng 
mã lệnh bị xoá ở trên: 
Load gpDialog 
gpDialog.Show 
Sau khi sửa, chương trình con gpuser mới sẽ như sau: 
’ Thông tin cần thiết cho đường đi dạo 
Private Sub gpuser() 
Dim varRet As Variant 
varRet = ThisDrawing.Utility.GetPoint( _ 
, "Start point of path: ") 
sp(0) = varRet(0) 
 310 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
sp(1) = varRet(1) 
sp(2) = varRet(2) 
varRet = ThisDrawing.Utility.GetPoint( _ 
, "Endpoint of path: ") 
ep(0) = varRet(0) 
ep(1) = varRet(1) 
ep(2) = varRet(2) 
hwidth = ThisDrawing.Utility. _ 
GetDistance(sp, "Half width of path: ") 
Load GPDialog 
GPDialog.Show 
pangle = ThisDrawing.Utility.AngleFromXAxis( _ 
sp, ep) 
totalwidth = 2 * hwidth 
plength = distance(sp, ep) 
angp90 = pangle + dtr(90) 
angm90 = pangle - dtr(90) 
End Sub 
Vẽ gạch lát là hình tròn hay đa giác 
Tiếp theo cần thêm thủ tục để vẽ gạch lát hình tròn hay đa giác. Thêm vào đoạn mã 
lệnh sau vào cuối chương trình: 
’Vẽ gạch lát với hình dạng theo thiết kế 
Sub DrawShape(pltile) 
Dim angleSegment As Double 
Dim currentAngle As Double 
Dim angleInRadians As Double 
Dim currentSide As Integer 
Dim varRet As Variant 
Dim aCircle As AcadCircle 
Dim aPolygon As AcadLWPolyline 
ReDim points(1 To tsides * 2) As Double 
’Vẽ phụ thuộc vào kiểu hình dạng 
Select Case tshape 
Case "Circle" 
Set aCircle = ThisDrawing.ModelSpace. _ 
AddCircle(pltile, trad) 
Case "Polygon" 
angleSegment = 360 / tsides 
currentAngle = 0 
For currentSide = 0 To (tsides - 1) 
angleInRadians = dtr(currentAngle) 
varRet = ThisDrawing.Utility.PolarPoint(pltile, _ 
angleInRadians, trad) 
points((currentSide * 2) + 1) = varRet(0) 
points((currentSide * 2) + 2) = varRet(1) 
currentAngle = currentAngle + angleSegment 
Next currentSide 
Set aPolygon = ThisDrawing.ModelSpace. _ 
AddLightWeightPolyline(points) 
aPolygon.Closed = True 
End Select 
End Sub 
Thủ tục trên sử dụng lệnh Select Case để điều khiển rẽ nhánh cho chương trình 
dựa vào kiểu hình dạng của viên gạch được xác định bởi biến tshape. 
 Phát triển AutoCAD bằng ActiveX và VBA | 311 
Cập nhật thủ tục drow để vẽ gạch lát phù hợp 
Tiếp theo, chuyển tới thủ tục drow, tìm dòng lệnh dưới đây: 
Set cir = ThisDrawing.ModelSpace.AddCircle(pltile, trad) 
và thay bằng dòng lệnh sau: 
DrawShape (pltile) 
10.4. Thêm mã lệnh cho hộp thoại 
Các việc cần làm bây giờ là xoá các phần mã lệnh vẽ gạch lát hình tròn và thay 
bằng lời gọi thủ tục DrawShape để vẽ gạch có hình dạng theo lựa chọn của người 
dùng. 
Thêm xử lý sự kiện cho các nút tuỳ chọn 
Mở cửa sổ Code của gpDialog và nhập đoạn mã lệnh sau dưới câu lệnh Option 
Explicit: 
Private Sub gp_poly_Click() 
gp_tsides.Enabled = True 
ThisDrawing.tshape = "Polygon" 
End Sub 
Private Sub gp_circ_Click() 
gp_tsides.Enabled = False 
ThisDrawing.tshape = "Circle" 
End Sub 
Các thủ tục gp_poly_Click() và gp_circ_Click() được đặt tên theo hai điều 
khiển lựa chọn đã tạo trên Form trong phần trên kết hợp với từ “_Click”. Chúng là 
những thủ tục được tự động thực hiện khi người dùng bấm chuột vào điều khiển. 
Lần lượt mở các hộp Object và Procedure/Event ở phía trên của cửa sổ Code, ta sẽ 
thấy danh sách bao gồm tên của tất cả các điều khiển đã chèn vào Form và được sắp 
xếp theo tên. 
Tiếp theo, đặt con trỏ tại vị trí dòng Private Sub gp_poly_Click() và mở hộp 
Procedure/Event sẽ thấy một danh sách các sự kiện của điều khiển lựa chọn 
gp_poly. Hai thủ tục đã được tạo ra để xử lý sự kiện Click. Ta cũng có thể thêm 
 312 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 
mã lệnh để xử lý sự kiện DblClick để chương trình tự động thực hiện khi người 
dùng bấm đúp chuột trên điều khiển. Ta có thể thêm mã lệnh cho bất cứ sự kiện nào 
của điều khiển được liệt kê trong danh sách. Các kiểu thủ tục như vậy được gọi là 
xử lý sự kiện. 
Xét mã lệnh của hai thủ tục xử lý sự kiện vừa tạo ra. Thủ tục xử lý sự kiện đầu tiên 
phản ứng với sự kiện Click của điều khiển gp_poly, dòng mã lệnh đầu tiên là để 
hộp ký tự chứa số cạnh của đa giác hoạt động. Hộp ký tự này chỉ làm việc khi hình 
dạng gạch lựa chọn là đa giác. Dòng lệnh tiếp theo là gán giá trị Polygon cho biến 
tshape. 
Thủ tục xử lý sự kiện thứ hai để phản ứng với sự kiện Click của điều khiển 
gp_circ. Thủ tục này sẽ làm mất hiệu lực của hộp ký tự chứa số cạnh của đa giác 
và gán biến tshape theo giá trị của Circle.
Thêm xử lý sự kiện cho nút OK 
Thêm đoạn mã lệnh sau để xử lý sự kiện của nút OK: 
Private Sub accept_Click() 
If ThisDrawing.tshape = "Polygon" Then 
ThisDrawing.tsides = CInt(gp_tsides.text) 
If (ThisDrawing.tsides < 3#) Or _ 
(ThisDrawing.tsides > 1024#) Then 
MsgBox "Enter a value between 3 and " & _ 
"1024 for the number of sides." 
Exit Sub 
End If 
End If 
ThisDrawing.trad = CDbl(gp_trad.text) 
ThisDrawing.tspac = CDbl(gp_tspac.text) 
If ThisDrawing.trad < 0# Then 
MsgBox "Enter a positive value for the radius." 
Exit Sub 
End If 
If (ThisDrawing.tspac < 0#) Then 
MsgBox "Enter a positive value for the spacing." 
Exit Sub 
End If 
GPDialog.Hide 
End Sub 
Đến đây, các công việc cần thiết cho Form đã hoàn thiện. Xử lý sự kiện này, trước 
hết sẽ kiểm tra xem lựa chọn cuối cùng có phải là đa giác không. Nếu lựa chọn là đa 
giác thì nó sẽ nhận giá trị số cạnh của đa giác từ điều khiển gp_tsides. Giá trị 
người dùng nhập vào được lưu trong thuộc tính Text và là kiểu chuỗi, nên cần 
chuyển sang kiểu số nguyên bằng cách sử dụng hàm Cint của Visual Basic. Sau 
đó, xử lý sự kiện sẽ kiểm tra giá trị có nằm trong phạm vi hợp lệ là từ 3÷1024 
không. Nếu không thì sẽ xuất hiện một hộp thông báo và xử lý sự kiện sẽ kết thúc. 
Khi đó người dùng sẽ có cơ hội để thay đổi giá trị nhập vào. 
Nhấn nút OK một lần nữa thì xử lý sự kiện sẽ được bắt đầu và kiểm tra lại giá trị 
nhập vào. 
 Phát triển AutoCAD bằng ActiveX và VBA | 313 
Giá trị bán kính và khoảng cách giữa các viên gạch cũng được nhận theo cách tương 
tự trên ngoại trừ kiểu giá trị của chúng là double chứ không phải là integer, hàm 
sử dụng là Cdbl. Chúng cũng được kiểm tra để đảm bảo mang giá trị dương. 
Khi các giá trị đã được nhập vào và kiểm tra thì lệnh gpDialog.Hide sẽ làm ẩn 
Form, do vậy cần thông qua các điều khiển để trở lại thủ tục đầu tiên gọi Form. 
Thêm xử lý sự kiện cho nút Cancel 
Thêm đoạn mã lệnh sau cho xử lý sự kiện của nút Cancel: 
Private Sub cancel_Click() 
Unload Me 
End 
End Sub 
Đây là một đoạn xử lý sự kiện đơn giản để dỡ bỏ Form và kết thúc Macro. Và còn 
một sự kiện nữa chưa xử lý là tạo các giá trị khởi tạo cho Form. Đó là sự kiện 
Initialize của Form. Sự kiện này được thi hành khi Form được tải lần đầu tiên. 
Thêm xử lý cho sự kiện khởi tạo của Form 
Thêm đoạn mã xử lý sự kiện dưới đây cho sự kiện Initialize của Form: 
Private Sub UserForm_Initialize() 
gp_circ.Value = True 
gp_trad.Text = ".2" 
gp_tspac.Text = ".1" 
gp_tsides.Text = "5" 
gp_tsides.Enabled = False 
ThisDrawing.tsides = 5 
End Sub 
Đoạn mã lệnh này sẽ gán các giá trị ban đầu cho Form và cho biến tsides, biến 
này phải nhận giá trị dương và lớn hơn 3 ngay cả trong trường hợp chọn một đường 
tròn. Để hiểu lý do, tham khảo thủ tục DrawShape ở phần trên. Biến point được 
định nghĩa thông qua số cạnh của đa giác, biến này sẽ được cấp phát bộ nhớ mặc dù 
không chọn hình dạng gạch lát là đa giác. Do đó, biến tside phải được xác định 
trong một phạm vi hợp lý. Người dùng được tự do thay đổi các giá trị trong khi 
Macro thực hiện. 
Bây giờ Macro này đã sẵn sàng hoạt động. 
 314 | Chương 13: Thiết kế đường đi dạo trong vườn – Một ví dụ về ActiveX/VBA 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_autocad_bang_activex_vba_chuong_13_thiet_ke_duong.pdf