Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng bắc trung bộ

Giai đoạn 2006 - 2010, Bắc Trung Bộ là vùng phát triển mạnh mẽ về

công nghiệp. Mặc dù, tỷ lệ diện tích các khu công nghiệp nằm trong các

khu kinh tế không cao, nhưng tỷ lệ lấp đầy diện tích khu công nghiệp

trong vùng này đạt 53,6% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, cao

hơn mức trung bình cả nước (49,9%).

Miền Trung với những tiềm năng lớn đang là nơi thu hút các nhà đầu

tư trong và ngoài nước, có thể thấy rõ qua tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu

công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 63%, cao nhất

trong số ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Trong số các khu kinh tế trọng điểm ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, các

khu kinh tế có ý nghĩa quan trọng là khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa),

khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) vµ khu kinh tế Chân Mây (TT Huế)

pdf 19 trang dienloan 6140
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng bắc trung bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng bắc trung bộ

Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng bắc trung bộ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ 
VEN BIỂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 
 NGUYỄN NGỌC TUẤN* 
1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN 
Giai đoạn 2006 - 2010, Bắc Trung Bộ là vùng phát triển mạnh mẽ về 
công nghiệp. Mặc dù, tỷ lệ diện tích các khu công nghiệp nằm trong các 
khu kinh tế không cao, nhưng tỷ lệ lấp đầy diện tích khu công nghiệp 
trong vùng này đạt 53,6% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, cao 
hơn mức trung bình cả nước (49,9%). 
Miền Trung với những tiềm năng lớn đang là nơi thu hút các nhà đầu 
tư trong và ngoài nước, có thể thấy rõ qua tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu 
công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 63%, cao nhất 
trong số ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. 
 Trong số các khu kinh tế trọng điểm ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, các 
khu kinh tế có ý nghĩa quan trọng là khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), 
khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) vµ khu kinh tế Chân Mây (TT Huế). 
Các khu kinh tế (KKT) ven biển trên địa bàn Bắc Trung Bộ 
Địa phương ven biển Các KKT ven biển 
Tên gọi các KKT ven biển Diện tích (ha) 
Thanh Hóa KKT Nghi Sơn 18.611,80 
Nghệ An KKT Đông Nam Nghệ An 18.824,00 
Hà Tĩnh KKT Vũng Áng 22.781,00 
Quảng Bình KKT Hòn La 10.000,00 
Quảng Trị KKT cảng Mỹ Thủy 93.200,00 
Thừa Thiên Huế KKT Chân Mây-Lăng Cô 243.416,00 
Nguồn: Tạp chí Các khu công nghiệp Việt Nam 2009 
* TS. Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2011 
16 
+ KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa) 
Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập theo Quyết định số 
102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính Phủ. 
KKT nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hoá, cách Hà Nội 200 km; có 
đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua; có cảng biển nước sâu cho tầu 
có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến 
Với vị trí địa lý thuận lợi, KKT Nghi Sơn được đánh giá là trọng điểm 
phát triển về hướng Nam của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời 
là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và 
Đông Bắc Thái Lan. 
 KKT Nghi Sơn được xây dựng và phát triển với mục tiêu trở thành 
một KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng 
và công nghiệp cơ bản gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả 
cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng 
và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xuất 
khẩu; mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy KKT Nghi Sơn 
đóng vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung. 
Tính đến nay đã phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết 14 khu chức 
năng như : 
 Cụm cảng Nghi Sơn, các khu công nghiệp, quy hoạch sân bay dân 
dụng, các khu tái định cư, khu phi thuế quan, khu du lịch sinh thái đảo 
Biện Sơn, khu trung tâm dịch vụ công cộng... trình cấp có thẩm quyền 
phê duyệt làm căn cứ để kêu gọi đầu tư và xây dựng các công trình kết 
cấu hạ tầng. Đồng thời hoàn chỉnh và trình duyệt quy hoạch chi tiết 15 
khu chức năng khác . 
Sau hơn 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay có 29 dự án đã 
và đang đầu tư tại KKT Nghi Sơn, với tổng vốn đăng ký là 145.188 tỷ 
đồng. Đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Khu liên hợp Lọc hoá dầu 
Nghi Sơn, Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn, khu công nghiệp (KCN) 
luyện kim và công nghiệp sản xuất xi măng... Tổng giá trị đầu tư thực 
hiện của các dự án ước đạt 917 triệu USD, trong đó có những dự án đi 
vào hoạt động đạt hiệu quả như Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy xi 
măng Công Thanh (giai đoạn 1), Nhà máy ống cốt sợi thuỷ tinh Nghi 
Sơn và Nhà máy Bia Thanh Hóa - Nghi Sơn. Tổng doanh thu giai đoạn 
2006-2009 ước đạt 9.091 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào sự tăng 
Phát triển bền vững 
17 
trưởng GDP của tỉnh; Nộp ngân sách 650,75 tỷ đồng; Giải quyết việc 
làm cho hơn 1.900 lao động. 
Cùng với các dự án đã được cấp phép đầu tư, hiện nay, có hàng chục 
dự án khác đã được thỏa thuận địa điểm hoặc đang trong giai đoạn chuẩn 
bị hồ sơ để xin cấp phép đầu tư, với tổng mức vốn dự kiến đăng ký đầu 
tư khoảng trên 2 tỷ USD; trong đó, có một số dự án lớn, vốn đăng ký đầu 
tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng hoặc hàng trăm triệu USD. 
Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng được quan tâm đúng 
mức, tỉnh Thanh Hoá và Trung ương đã dành nhiều nguồn lực cho sự 
phát triển của KKT Nghi Sơn. Với 43 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ 
tầng đã và đang được triển khai để đầu tư xây dựng các công trình kết 
cấu hạ tầng thiết yếu như: Hệ thống cấp nước thô, các tuyến đường giao 
thông, nạo vét luồng tầu, xây dựng đê chắn sóng cảng Nghi Sơn, các khu 
tái định cư và nghĩa trang nhân dân, đặc biệt là các công trình phục vụ 
trực tiếp cho dự án Lọc hoá dầu và Nhiệt điện Nghi Sơn. Đến nay, các dự 
án đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ 
thuật, một số dự án đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả như: 
đường Đông - Tây 2, đường vào Nhà máy xi măng Công Thanh Tổng 
giá trị đã thực hiện của các dự án đạt hơn 1.000 tỷ đồng; hàng năm đều 
giải ngân đúng kế hoạch được giao. 
+ KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) 
KKT Vũng Áng được thành lập và ban hành quy chế hoạt động theo 
Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 và Quyết định số 
19/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ với tổng 
diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh 
Hà Tĩnh với hạt nhân phát triển là cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn 
Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 30 vạn tấn. 
Sự kiến tạo của thiên nhiên đã tạo nên một Vũng Áng khác biệt so với 
các Khu kinh tế khác trong cả nước. Cụm cảng nước sâu Vũng Áng - 
Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 30 vạn tấn; Có quỹ 
đất rộng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và quy hoạch 
không gian đô thị của một thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, 
dịch vụ năng động và hiệu quả trong tương lai. Cách thành phố Hà Tĩnh 
60 km về phía Nam, KKT Vũng Áng đang là tâm điểm thu hút các nhà 
đầu tư trong và ngoài nước. Đây là nơi có vị trí địa lý kinh tế - chính trị 
thuận lợi: nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam và hành lang kinh tế 
Đông - Tây, cách Thành phố Hà Tĩnh và mỏ sắt Thạch Khê 60 km về 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2011 
18
phía Bắc. Từ đây có thể giao lưu kinh tế với mọi vùng trong cả nước theo 
đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc - Nam; và dễ 
dàng đến với vùng Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan theo đường Quốc 
lộ 8A và 12 kết nối với đường Hồ Chí Minh qua Cửa khẩu Cầu Treo và 
Cha Lo. Từ cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến đường 
hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. 
Đây cũng là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho nước bạn Lào và Đông Bắc 
Thái Lan. 
Vũng Áng có quỹ đất rộng lớn, phù hợp cho xây dựng phát triển công 
nghiệp và đô thị. Mặt khác, điều kiện tự nhiên khu vực rất thuận lợi cho 
phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đặc biệt là 
du lịch biển. 
Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng là: Khai thác tối đa lợi 
thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị, thúc đẩy phát 
triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh và khu vực Bắc Trung Bộ; Xây dựng 
và phát triển Vũng Áng để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa 
lĩnh vực, cùng với các KKT khác của khu vực miền Trung, tạo thành 
chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở 
thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp luyện kim - 
dịch vụ cảng biển - du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ 
Đến nay, Khu kinh tế Vũng Áng đang phát triển nhộn nhịp với hơn 99 
dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hơn 190.000 
tỷ đồng. Trong đó, điển hình là Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng 
Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư giai 
đoạn I gần 8 tỷ USD, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I 1,2 tỷ USD, Cụm 
khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê 76,8 triệu USD, Dự án phát triển 
khu du lịch dịch vụ Hồ Tàu Voi 70 triệu USD, Dự án phát triển hạ tầng 
Khu công nghiệp 50 triệu USD... Một số dự án đang hoàn thiện thủ tục 
để xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Dự án nhà máy lọc hoá dầu của 
Tập đoàn Formosa 16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 12,4 tỷ USD; Dự 
án nhà máy luyện cán thép của Công ty CP Sắt Thạch Khê 4 triệu 
tấn/năm, tổng mức khoảng 5 tỷ USD; Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng 
Áng II, III, IV với tổng mức đầu tư gần 4 tỷ USD... 
Ngày 23/5/2009, tại khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh và Công ty 
TNHH đầu tư xây dựng Phú Vinh đã khởi công Dự án khu công nghiệp 
đô thị, dịch vụ thương mại với tổng mức đầu tư 200 triệu USD. Dự án 
triển khai trên diện tích 1.200 ha thuộc các xã Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ 
Phát triển bền vững 
19
Phương huyện Kỳ Anh. Khu công nghiệp và đô thị dịch vụ thương mại 
Phú Vinh bao gồm các lĩnh vực đầu tư như sản xuất hàng tiêu dùng, chế 
tạo cơ khí, chế biến hóa phẩm, tổ hợp văn phòng – thương mại, siêu thị, 
khách sạn, chung cư, biệt thự cao cấp; trong đó trọng tâm là phát triển 
công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, các ngành công 
nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển, các ngành công nghiệp sử dụng 
nhiều lao động, các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Đây là dự án 
khu công nghiệp đô thị, dịch vụ thương mại lớn nhất Hà Tĩnh với tổng 
mức đầu tư 50 triệu USD, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012. 
Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển KKT mà các nhà quản lý đã 
hoạch định cũng như nhận định của các chuyên gia, đây chỉ là những bước 
khởi đầu trong quá trình kiến tạo nên vóc dáng của một KKT tầm khu vực 
và quốc tế. Theo định hướng phát triển, đến năm 2015, diện tích đất xây 
dựng các nhà máy công nghiệp đạt 5.000 ha, quy mô dân số 70.000 người 
và đến năm 2025, diện tích đạt 14.814 ha, quy mô dân số 180.000 người 
và hướng đến mục tiêu Thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch 
vụ có tầm vóc khu vực và quốc tế trong một tương lai gần. 
Để đạt được mục tiêu đó, KKT Vũng Áng và tỉnh Hà Tĩnh còn cần 
nhiều hơn nữa thời gian và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ 
chức trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực như: Bệnh viện, trường 
đào tạo nghề, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện tử, 
công nghệ cao, du lịch, dịch vụ ... để đảm bảo phát triển bền vững. 
 + KKT Chân Mây- Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) 
Thừa Thiên Huế đã hoàn thành đúng tiến độ quy hoạch chung Khu 
kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với diện tích đất xây dựng 9.980 ha, chiếm 
36,8% tổng diện tích của khu kinh tế. Tỉnh cũng đồng thời hoàn thành 
quy hoạch chi tiết khu vực thị trấn Lăng Cô, các khu tái định cư, khu 
trung tâm điều hành và các khu chức năng. Riêng khu chức năng được 
lập quy hoạch chi tiết 4.982 ha, chiếm 50% diện tích đất xây dựng. 
Hiện một số quy hoạch chi tiết khác đang được triển khai tại đây, gồm 
cảng Chân Mây, khu đô thị mới Chân Mây, khu ven đường phía Tây đầm 
Lập An. 
Trên cơ sở quy hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai 28 công 
trình, hạng mục công trình xây dựng hạ tầng giao thông, cầu cống, điện, 
nước, bưu điện đến cảng Chân Mây, và các khu du lịch, khu công nghiệp 
với tổng vốn thực hiện hàng trăm tỉ đồng; trong đó vốn thực hiện năm 
2009 là 174,5 tỉ đồng. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật 3 khu tái định cư 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2011 
20
tại xã Lộc Vĩnh, Lộc Tiến và Lập An với tổng diện tích khoảng 90 ha để 
bố trí tái định cư cho 2.000 hộ dân cũng đã được tỉnh hoàn thành. Công 
tác quy hoạch còn giúp hạn chế được các trường hợp lấn chiếm đất đai, 
mặt nước, khai thác tài nguyên trái phép tại khu kinh tế. 
Đến cuối năm 2009, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã thu hút được 
34 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 31.200 tỉ đồng. Trong đó, 
nhiều dự án lớn đã được khởi công xây dựng như Khu du lịch Laguna 
Huế có tổng vốn đầu tư 875 triệu USD, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công 
nghiệp, khu phi thuế quan và 100.000m2 nhà xưởng xây sẵn với tổng 
vốn đầu tư 1.700 tỉ đồng. Thừa Thiên Huế đã hoàn thành việc giải phóng 
mặt bằng, để xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 1A và Khu du lịch Bãi 
Chuối, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án Khu du 
lịch Bãi Chuối với tổng mức đầu tư đã được cấp phép là 102 triệu USD, 
trên diện tích 100 ha. 
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng 
Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành đô thị cảng, là một trong những 
trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ 
dưỡng tầm quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 
Khu đô thị cảng, kinh tế Chân Mây, Lăng Cô, Huế 
 Thừa Thiên Huế đã đầu tư 1.182 tỉ đồng xây dựng 22 dự án hạ tầng, 
thực hiện nhiều chính sách ưu đãi tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô để 
thu hút đầu tư. Đến nay, tại đây có 32 dự án đã được cấp phép đầu tư với 
tổng số vốn 1.967 triệu USD; trong đó có 10 dự án nước ngoài, tổng 
nguồn vốn đầu tư 1.407 triệu USD. 
Đáng chú ý là dự án Khu du lịch Laguna Huế của Tập đoàn Banyan 
Tree (Singapo) với vốn đầu tư 875 triệu USD, Khu du lịch Bãi Chuối của 
Công ty Cattigara, vốn đầu tư 102 triệu USD. Ngoài các dự án đã hoạt 
động ổn định, có hiệu quả như Cảng Chân Mây, các dự án về du lịch của 
Công ty Du lịch Hương Giang, Thanh Tâm, Cố Đô - Lăng Cômột số 
dự án có vốn đầu tư nước ngoài khác là dự án Làng Xanh Lăng Cô, dự 
án Laguna Việt Nam, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng đầm Lập An đã triển 
khai đúng tiến độ. 
 Công ty Hương Giang vừa đầu tư hơn 65 tỉ đồng để xây dựng cụm 
du lịch tại Lăng Cô với diện tích rộng hơn 10.000 m2, gồm hệ thống nhà 
nghỉ có quy mô 60 phòng với nhiều nhà dạng biệt thự hướng ra biển, đầy 
đủ tiện nghi, phục vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, thể thao, hội họp theo 
tiêu chuẩn quốc tế 4 sao để thu hút khách du lịch đến với Lăng Cô. 
Phát triển bền vững 
21
Chân Mây - Lăng Cô có cảng nước sâu Chân Mây với 130m cầu cảng 
mới được xây dựng và đưa vào sử dụng, hầm đường bộ Hải Vân nối Huế 
- Đà Nẵng, thuận tiện cho giao thương giữa các vùng trong khu vực. Đặc 
biệt, Lăng Cô vừa trở thành vịnh biển đẹp nhất trong lễ trao giấy chứng 
nhận tại thành phố Setubal - Bồ Đào Nha; tiềm năng du lịch Lăng Cô 
đang được đầu tư khai thác sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh 
và khu vực miền Trung. 
Với sự phát triển các KKT, KCN tại B¾c Trung Bé giai đoạn vừa qua, 
diện tích chuyển mục đích sử dụng là khoảng 436.413 ha; đó là chưa kể 
các cụm công nghiệp địa phương tại các huyện và các cụm làng nghề. 
Điều đó, phần nào thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên 
địa bàn B¾c Trung Bé . 
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN 
2.1. Phát triển các khu kinh tế chưa có tầm nhìn toàn vùng 
Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhìn chung khi xây dựng quy hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2001- 2010 cũng như các kế hoạch 
phát triển 5 năm chưa có tầm nhìn toàn vùng, tự các địa phương xây 
dựng và trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định . 
Thiếu sự hợp tác, liên  ... 
2.5.Vấn đề đào tao nguồn nhân lực 
+ So với tổng số người lao động thì số người được đào tào nghề còn 
quá ít, chất lượng lao động đã qua đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là 
chất lượng lao động trong nông nghiệp. Đào tạo ngắn hạn vẫn chiếm ưu 
thế hơn đào tạo chính quy, dài hạn; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ 
giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học. 
+ Tương quan giữa trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp và công 
nhân kỹ thuật còn hết sức bất hợp lý: 1 đại học; 0,5 trung học chuyên 
nghiệp; 0,2 công nhân kỹ thuật (trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển 
là: 1 - 4 - 10. Mặt khác, nguồn nhân lực có trình độ cao chủ yếu tập trung 
ở các thành phố , trong các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan ban 
ngành cấp tỉnh. Tỷ trọng nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ 
cấu kinh tế, nhưng lực lượng lao động qua đào trong nông nghiệp mới 
chỉ đạt 15,44%. 
 + Cơ cấu lao động có trình độ từ đại học trở lên có sự mất cân đối 
giữa các ngành đào tạo, nên tạo ra trường hợp thừa, thiếu giả tạo. Mặc dù 
đã ban hành nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng kết quả đạt được 
không cao do tâm lý xã hội chưa thực sự đồng thuận, trong đánh giá, 
nhìn nhận còn hẹp hòi, khắt khe, níu kéo, mức trợ cấp ban đầu còn thấp. 
 + Vấn đề việc làm cho người lao động vẫn còn hết sức nan giải. Tỷ 
lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn cao. 
Trong số người thất nghiệp có cả những người đã tốt nghiệp đại học, cao 
đẳng và trung học chuyên nghiệp do chưa đào tạo sát với nhu cầu tuyển 
dụng, nhất là các nghề luật, kế toán, quản trị kinh doanh, sư phạm. 
+ TÝnh kh«ng bÒn v÷ng cña sù ph¸t triÓn trong qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸ 
cßn thÓ hiÖn trong chÊt l­îng, tr×nh ®é cña nguån nh©n lùc cßn rÊt thÊp 
so víi yªu cÇu c«ng nghiÖp ho¸ vµ hiÖn ®¹i ho¸. Các tỉnh Bắc Trung Bộ 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2011 
28
có nhiều tiềm năng, lợi thế và đang triển khai nhiều công trình, dự án 
trọng điểm. Trong khi đó, nhu cầu về nguồn nhân lực lao động chưa đáp 
ứng, chất lượng còn thấp. Lao động phổ thông, lao động chưa qua đào 
tạo chiếm tỷ lệ lớn, còn lao động có tay nghề, có trình độ kỹ thuật cao lại 
thiếu. Nguyên nhân cơ bản là do hệ thống đào tạo, dạy nghề của các tỉnh 
còn nhiều yếu kém, bất cập. 
Các dự án lớn ở các KKT trong khu vực cơ bản đang trong giai đoạn 
bắt đầu triển khai, đã và sẽ cần đến một lực lượng lao động cực lớn. 
Theo thống kê sơ bộ của các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhu cầu lao động cho 
các dự án đến năm 2015 lên đến 391 nghìn người, năm 2020 là 550 
nghìn người. Ðây được xem là cơ hội lớn để giải quyết nguồn nhân lực 
tại chỗ cho các tỉnh trong khu vực - nơi có dân số đông, khoảng mười 
triệu người với hơn 56% trong độ tuổi lao động. Bên cạnh cơ hội là 
thách thức lớn đặt ra, số lao động này cần được đào tạo cơ bản qua các 
trường lớp (chí ít là trường nghề), lại phải có kinh nghiệm thực tế, lẫn ý 
thức tác phong làm việc và sức khỏe... Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật 
chất và đội ngũ giáo viên các trường đại học, trường nghề ở đây chưa 
đáp ứng kịp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Ðến nay, 5 tỉnh Bắc Trung 
Bộ (từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) có 22 trường đại học và cao đẳng (11 
trường đại học), phần lớn các trường mới được nâng cấp trong vài ba 
năm lại nay mà phần lớn đều bắt đầu từ trường sư phạm của các tỉnh, cho 
nên thiếu đội ngũ giáo viên và các trường đào tạo về lĩnh vực khoa học 
kỹ thuật hay kinh tế như luyện kim, điện, khai khoáng, hóa chất... Hầu như 
chưa có tỉnh nào trong khu vực triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao và chính sách thu hút nhân tài một cách hiệu quả. 
+ Đến nay, tuy các dự án đang triển khai khá quyết liệt, nhưng quan hệ 
tay ba, giữa doanh nghiệp – nơi có nhu cầu sử dụng lao động với nhà trường 
- nơi đào tạo và nhu cầu học nghề của người lao động vẫn chưa có mối quan 
hệ khăng khít, dẫn đến tình trạng, người lao động băn khoăn trong việc 
chọn nghề để học, học ra rồi vẫn khó có cơ hội tìm kiếm việc làm 
2.6. Vấn đề quan hệ giữa phát triển công nghiệp, đô thị hóa với giải 
quyết các chính sách an dân, đặc biệt giải quyết việc làm và lao động 
Dân số trung bình của vùng BắcTrung Bộ năm 2009 là 10,09 triệu 
người, chiếm 11,5 % dân số cả nước; trong đó, số người ở khu vực đô thị 
khoảng 15,8 %, khu vực nông thôn 84,2 %. (trong khi tỷ lệ dân số đô thị 
trung bình cả nước là 26 %). Trong vòng 10 năm tới, nếu đẩy nhanh tốc 
độ CNH, thì tốc độ đô thị hóa (ĐTH) sẽ nhanh hơn; sẽ hình thành các đô 
Phát triển bền vững 
29
thị mới như Nghi Sơn (Thanh Hoá), Thái Hoà, Bãi Trành (Nghệ An), 
Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), mở rộng thành phố 
Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà và mở rộng cả Thừa Thiên Huế 
thành đô thị cấp I. 
Tuy nhiên, trong lúc đẩy nhanh tốc độ CNH, ĐTH thì những vấn đề 
về văn hóa, yếu tố con người sẽ không chuyển dịch nhanh chóng cùng 
với tốc độ ĐTH. Trong đó, việc đào tạo, giải quyết lao động chưa có việc 
làm và lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp là những vấn đề cấp 
bách. Rõ ràng, CNH, ĐTH là xu thế tất yếu, nhưng việc chuyển đổi đất 
trồng lúa để xây dựng đô thị là vấn đề cần cân nhắc, tính toán trong sự 
phát triển nông nghiệp với tư cách là vành đai xanh của các đô thị và 
theo hướng phát triển bền vững lâu dài, cân đối giữa công nghiệp, dịch 
vụ và nông nghiệp ở vùng BắcTrung bộ 
2.7. Vấn đề công nghiệp hoá nông thôn 
Tuy nhiên, một thực tế khó khăn trong phát triển khu vực BắcTrung 
Bộ là tình trạng nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát. Tới nay 
chỉ có khoảng 23% có quy hoạch dân cư nông thôn, nhưng chất lượng 
quy hoạch thấp; các quy hoạch khác như quy hoạch sản xuất nông 
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ các cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa 
được chú ý. Môi trường nhiều vùng nông thôn ngày càng bị ô nhiễm do 
chất thải sinh hoạt, chăn nuôi và nông dược. Các vung ven đô thị, khu 
công nghiệp, làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chuyển dịch cơ cấu lao 
động trong nông thôn còn chậm. Tỉ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp 
còn cao. Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút các doanh 
nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực nông nghiệp; chỉ có khoảng 16% đầu tư 
mới hàng năm của doanh nghiệp trong nước và gần 5% FDI vào khu vực 
này. Như trên đã phân tích, số lượng lao động ở khu vực nông thôn miền 
Trung còn rất lớn (60 – 70% nguồn nhân lực) trong khi các khu kinh tế, 
các khu công nghiệp cần số lượng lao động kỹ thuật đặc thù có giới hạn. 
Chính vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá nông thôn và 
xây dựng nông thôn mới là vấn đề cấp thiết không kém phần quan trọng 
so với phát triển các khu công nghiệp và đô thị lớn trong vùng . 
3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT 
TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ 
Thứ nhất, phần lớn các KKT đều được thành lập ở những tỉnh có điều 
kiện tự nhiên khắc nghiệt, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn 
và ở những khu vực mà hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu còn 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2011 
30
chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, nên việc phát triển hệ thống kết cấu 
hạ tầng của các KKT chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân 
sách nhà nước. Chính vì vậy, cần phải xác định rõ quy hoạch phát triển 
các khu kinh tế, các thành phố mới và mở rộng các đô thị ven biển Bắc 
Trung Bộ gắn liền với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cho từng địa 
phương trên tầm nhìn toàn vùng và tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch đó 
trong quá trình thực hiện. Điều đó cho phép đánh giá sử dụng các nguồn 
tài nguyên, vốn và nhân lực một cách hợp lý. Phân tích định lượng và 
tầm nhìn toàn vùng nhằm tập trung phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật, đào 
tạo nguồn nhân lực, liên kết gọi vốn đầu tư và cả thị trường cho phát 
triển các khu kinh tế ven biển. 
Phát triển KKT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa 
phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lấy hiệu 
quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền 
vững; phát triển KKT phải hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một 
cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của KKT, phải hướng 
tới hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với 
phát triển vùng. Điều đó còn gắn liền với vùng lãnh thổ liền kề khu kinh 
tế, hệ thống trị trấn, thị tứ của quá trình công nghiệp hoá nông thôn, của 
vùng ngoại vị nông nghiệp của các đô thị Bắc Trung Bộ . 
Thực hiện sự liên kết toàn diện theo xu hướng thị trường mở, cụ thể là 
sự liên kết trong nội bộ khu công nghiệp, liên kết giữa các khu công 
nghiệp trên cùng một khu vực, và hình thành nhiều kiểu, loại khu công 
nghiệp đa dạng trong phát triển sản xuất và sử dụng các nguồn nhân lực. 
Thứ hai, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống 
trong quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và hệ thống đô 
thị ven biển đồng bộ trong không gian môi truờng - kinh tế - xã hội. Quy 
hoạch các khu kinh tế phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã 
hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị. 
Quy hoạch khu kinh tế không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí của 
khu, mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành công nghiệp, sản phẩm 
sẽ sản xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đất đai, tài nguyên, 
giá cả lao động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực. Điều đáng 
nói ở đây là cần phải xác định rõ quy mô hợp lý của các khu công 
nghiệp, khu kinh tế ven biển, xác định rõ có định lượng và dự báo quy 
mô cũng như chức năng hợp lý của các đô thị ven biển trong việc sử 
dụng các nguồn tài nguyên và không gian của vùng Bắc Trung Bộ . 
Phát triển bền vững 
31
Thứ ba, không nên coi khu công nghiệp là chỉ có sản xuất công nghiệp 
và cần phải có hàng rào riêng. Đặc biệt là, xây dựng khu công nghiệp 
hiện nay, không phải chỉ với mục tiêu thu hút bằng mọi cách vốn đầu tư, 
mà còn phải đặt ra những yêu cầu về tính hiệu quả, tính bền vững và khả 
năng lan toả cho các khu vực khác. 
 Thứ tư, phát triển các mô hình KKT mới phải gắn với cơ chế chính 
sách đặc thù theo hướng mở (ví dụ như: thành phố công nghiệp) để tạo 
bước đột phá phát triển cho các KKT ven biển; trước mắt, lựa chọn KKT 
Nghi Sơn và KKT Vũng Áng, có khả năng tạo sức phát triển lan toả 
mạnh để thí điểm theo định hướng cụ thể là: (1) Chuyển từ khu công 
nghiệp mang tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các 
nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp khác nhau với 
mục tiêu lấp đầy khu công nghiệp thành những khu công nghiệp mang 
tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao và với mục tiêu 
hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu; (2) Chuyển từ khu công nghiệp chỉ 
bao gồm chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, chuyên môn hoá sản 
xuất cho xuất khẩu, sang mô hình khu công nghiệp tổng hợp, trong đó 
bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thương mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội 
địa), dịch vụ như ngân hàng, bưu điện, dịch vụ cung ứng thường xuyên 
và các hoạt động dịch vụ; hoạt động khoa học công nghệ cao; (3) Chuyển 
từ khu công nghiệp không có dân cư sang khu công nghiệp có dân cư 
thường gọi là khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, v.v.... 
Thứ năm, cần tập trung phát triển các dự án động lực hiện đã thu hút 
được và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các KKT để làm tiền 
đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp chiến lược trong 
các KKT và thu hút các nhà đầu tư khác. 
 Xây dựng các tuyến giao thông ven biển nối liền các KKT làm cơ sở 
để tạo mối liên kết, tương hỗ lẫn nhau giữa các khu kinh tế ven biển, làm 
tiền đề hình thành trục động lực phát triển ven biển, trong đó có sự phân 
công chặt chẽ trong phát triển ngành, lĩnh vực giữa các KKT. Huy động 
tổng hợp các nguồn vốn (ODA, FDI, Ngân sách nhà nước, trái phiếu 
Chính phủ) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, 
quan trọng trong các KKT để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát 
triển các KKT. Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia cho các 
KKT ven biển trên tầm toàn vùng Bắc Trung Bộ tại nước ngoài vào thời 
điểm thích hợp, trước mắt có thể xây dựng trang Web chung cho các 
KKT để quảng bá thương hiệu KKT ven biển Bắc Trung Bộ . 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2011 
32
Thứ sáu, bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh 
tế-xã hội và môi trường. Mục đích chung của định hướng này là nhằm 
bảo đảm cho sự phát triển bền vững không những nội tại khu kinh tế mà 
cả vùng lãnh thổ. Để thực hiện được mục tiêu trên, sự phát triển các khu 
công nghiệp phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển 
khác như: hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; hệ thống cơ sở 
hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đường sá, điện, nước, nhà cửa, mạng lưới 
thông tin viễn thông, y tế, giáo dục; phát triển khu công nghiệp đi đôi với 
quy hoạch đồng bộ mạng lưới thị tứ, thành phố, khu vực thành thị với 
các điều kiện sinh hoạt hiện đại. Phải coi khâu thẩm định chặt chẽ những 
tác động về môi trường của từng xí nghiệp và toàn bộ khu công nghiệp 
đối với nguồn nước cũng như không khí ở các khu vực liên quan là một 
trong những ưu tiên hàng đầu. Xây dựng nhà máy xử lý chất thải theo 
đúng quy định bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ của con người 
phải được coi là quy hoạch ưu tiên trong quá trình thành lập khu kinh tế, 
khu công nghiệp.. 
Phải gắn việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp với đảm 
bảo tính bền vững về chính trị - xã hội. Vi phạm điều này, không chỉ làm 
nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc, mà còn là nguy cơ dẫn đến những 
bất ổn về chính trị - xã hội. Do đó, phát triển bền vững các khu kinh tế 
ven biển vùng Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung là yêu cầu 
cần thiết, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội và an ninh chính 
trị của đất nước. 
________________________ 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Mộng (2009), Quản lý tổng hợp vùng ven bờ .Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
2. Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh (đồng chủ biên) (2009), Phát triển bền vững, từ quan 
niệm đến hành động. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
3. Lê Thế Giới (2007), Khai thác các lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế vùng và địa 
phương. Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 1(80), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – 
Học viện Chính trị khu vực III. 
4.Ngô Thắng Lợi , Bùi Đức Tuấn ,Vũ thanh Hương , Vũ Cương, Vấn đề phát triển bền vững 
các khu công nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khu Công nghiệp VN tháng 2/2007. 
5.Nguyễn Hiền, Quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển vùng, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 
12/2007. 
6. Lê Đình Thành, Nguyễn Thị Thế Nguyên (2005), Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp những 
vấn đề chính về quản lý, khai thác và phát triển vùng ven biển, Đại học Thủy Lợi. 
7. Viện Chiến lược và Phát triển, Bộ KH&ĐT (2006), Rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch 
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 
2020. Hà Nội. 
Phát triển bền vững 
33

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_cac_khu_kinh_te_ven_bien_vung_bac_trung.pdf