Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành sư phạm mĩ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt: Trong xu thế hội nhập giáo dục quốc tế hiện nay, việc tiếp cận và phát triển năng

lực học tập và năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên là rất cần thiết. Sinh viên chuyên

ngành Sư phạm Mĩ thuật mai sau trở thành giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong các

trường phổ thông. Do đó, bên cạnh hoạt động học tập, sinh viên cần tự rèn luyện và nâng cao

các kĩ năng của nhà khoa học tương lai để phát hiện, tìm hiểu, nghiên cứu bản chất các vấn

đề về nghệ thuật, về giáo dục nghệ thuật nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của mình.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực

nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật, góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học của khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong tình hình hiện nay.

Từ khóa: Năng lực nghiên cứu khoa học; chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật; sinh viên Mĩ

thuật.

pdf 8 trang Bích Ngọc 08/01/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành sư phạm mĩ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành sư phạm mĩ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành sư phạm mĩ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật 
188 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0018 
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 188-195 
This paper is available online at  
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM MĨ THUẬT 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 
Nguyễn Thu Tuấn 
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Trong xu thế hội nhập giáo dục quốc tế hiện nay, việc tiếp cận và phát triển năng 
lực học tập và năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên là rất cần thiết. Sinh viên chuyên 
ngành Sư phạm Mĩ thuật mai sau trở thành giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong các 
trường phổ thông. Do đó, bên cạnh hoạt động học tập, sinh viên cần tự rèn luyện và nâng cao 
các kĩ năng của nhà khoa học tương lai để phát hiện, tìm hiểu, nghiên cứu bản chất các vấn 
đề về nghệ thuật, về giáo dục nghệ thuật nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của mình. 
Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực 
nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật, góp phần nâng cao chất 
lượng dạy và học của khoa Nghệ thuật trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong tình hình hiện nay. 
Từ khóa: Năng lực nghiên cứu khoa học; chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật; sinh viên Mĩ 
thuật. 
1. Mở đầu 
Đào tạo (ĐT) và nghiên cứu khoa học (NCKH) là hai nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các 
trường đại học (ĐH). Tuy nhiên, khác với hoạt động ĐT, hoạt động NCKH thường chỉ được sinh 
viên (SV) biết đến khi các em bước vào môi trường giảng đường. Nếu như người thầy đồng thời 
vừa giảng dạy, vừa NCKH thì SV cũng cần phải học tập và kết hợp NCKH. Vì vậy, việc tiếp cận 
và phát triển năng lực (NL) học tập và NL NCKH của SV là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp 
với yêu cầu đổi mới giáo dục (GD) ở nước ta hiện nay. Hoạt động này sẽ giúp SV dần tiếp cận, 
làm quen với phương pháp, kĩ năng nghiên cứu, rèn luyện tư duy logic, khoa học, kích thích sự 
hứng thú tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức khoa học mới, khám phá bản chất và các quy luật vận 
động của tự nhiên, xã hội [1, 2]. Chính vì vậy, tập trung ĐT nguồn nhân lực chất lượng cao và 
chú trọng tới hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội là một chủ trương đúng đắn 
nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt 
Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT thì 
hoạt động NCKH càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết [3, 4]. 
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động NCKH, từ nhiều năm qua, trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội (ĐHSPHN) thường xuyên coi trọng, tổ chức có nề nếp hoạt động NCKH của SV. 
Ngày nhận bài: 28/5/2017. Ngày chỉnh sửa: 09/08/2017. Ngày nhận đăng: 12/08/2017. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn, e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com 
Nguyễn Thu Tuấn 
189 
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV trong công tác NCKH, do đó thành tích 
NCKH của SV ngày càng được nâng cao. Hằng năm, các Hội nghị SV NCKH cấp Khoa, cấp 
Trường được tổ chức đều đặn, tạo một môi trường học thuật sôi nổi, góp phần quan trọng nâng 
cao chất lượng ĐT của nhà trường, biến quá trình ĐT thành quá trình tự ĐT và hình thành tư duy 
nghiên cứu ở SV. Trong điều kiện đổi mới căn bản và toàn diện GD, trong đó có GD đại học 
(ĐH) hội nhập vào nền GD ĐH khu vực và thế giới thì hoạt động NCKH của SV đã thực sự trở 
thành một tâm điểm trong công tác ĐT của nhà trường. Nhiều công trình khoa học xuất sắc của 
SV đã đoạt giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, giải thưởng SV NCKH cấp Bộ [5]. Tham 
gia NCKH là cơ hội để SV tìm hiểu sâu kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức được học 
trên giảng đường vào các vấn đề của thực tiễn, tự rèn luyện và nâng cao các kĩ năng của nhà khoa 
học tương lai, được làm việc và học tập tác phong, kinh nghiệm làm khoa học thông qua cán bộ, 
giảng viên hướng dẫn Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường, đáp ứng yêu 
cầu chất lượng nguồn nhân lực trong thời kì mới [6]. Chính từ hoạt động NCKH này, các SV của 
trường đã từng bước trưởng thành và có thêm động lực vững bước trên chặng đường NCKH tiếp 
theo, nhiều SV đã trở thành các nhà khoa học trẻ tài năng, đóng góp xuất sắc trên nhiều lĩnh vực 
khoa học, kĩ thuật, công nghệ, được xã hội ghi nhận và tôn vinh. Nhiều SV tốt nghiệp từ trường 
ĐHSPHN không chỉ trở thành giáo viên (GV) giỏi mà còn trở thành các nhà NCKH giàu tiềm 
năng. Qua đó góp phần khẳng định vị thế và uy tín của trường ĐHSP trọng điểm đầu ngành của 
cả nước. 
- SV chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật (SPMT) là những người được ĐT chuyên nghiệp để sau 
này trở thành GV Mĩ thuật ở trường phổ thông hoặc trở thành giảng viên Mĩ thuật ở một số 
trường/khoa sư phạm. Để góp phần nâng cao chất lượng GD phổ thông, đối với SV chuyên 
ngành SPMT, bên cạnh hoạt động học tập, họ cần phải NCKH để phát hiện, tìm hiểu, nghiên cứu 
bản chất các vấn đề về nghệ thuật, về GD nghệ thuật nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy 
sau này của mình. Vì vậy, SV Mĩ thuật phải được ĐT, bồi dưỡng để phát triển đầy đủ các phẩm 
chất, NL nghề nghiệp của người GV trường phổ thông – trong đó có NL NCKH. Trong Quy định 
Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, THPT được ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT 
ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã xác định rõ các NL NCKH của GV phổ thông 
(được quy định cụ thể ở các tiêu chí số 6, số 7 và số 25) [7]. Với quy định này, đòi hỏi các cơ sở 
ĐT GV (trong đó có khoa Nghệ thuật của trường ĐHSPHN) cần phải quan tâm, bồi dưỡng để 
phát triển NL NCKH cho SV chuyên ngành SPMT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vượt 
trội của SV trường ĐHSPHN đạt được như trên, trong nhiều năm qua, do nhiều nguyên nhân chủ 
quan và khách quan, hoạt động NCKH của SV khoa Nghệ thuật còn bộc lộ quá nhiều hạn chế và 
bất cập, cần sớm khắc phục. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của SV chuyên 
ngành SPMT trường ĐHSPHN để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NL NCKH cho SV, góp 
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học của khoa Nghệ thuật trong bối cảnh mới hiện nay 
là rất cần thiết và cấp bách, cần được ưu tiên triển khai thực hiện. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Sư 
phạm Mĩ thuật khoa Nghệ thuật 
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật 
190 
Điều tra khảo sát trên đối tượng giảng viên và SV chuyên ngành SPMT của khoa Nghệ thuật 
trường ĐHSPHN, chúng tôi nhận thấy thực trạng yếu kém về NL NCKH có ở hầu hết các SV của 
khoa. Thực trạng đó thể hiện ở những nội dung sau đây: 
- Nhiều năm qua, lãnh đạo khoa chưa sâu sát chỉ đạo chặt chẽ để xây dựng kế hoạch hoạt động 
khoa học và công nghệ trong đơn vị - trong đó có hoạt động NCKH của SV, vì thế việc triển khai 
thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của SV chưa kịp thời. 
- Một số giảng viên chưa nhận thức đúng về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc 
hướng dẫn SV NCKH. 
- Không ít SV của khoa chưa thấu suốt đầy đủ được vị trí, tầm quan trọng của NCKH đối với 
sự phát triển của bản thân; thiếu tự giác, chưa tích cực, thậm chí còn đặt nhiệm vụ NCKH ở hàng 
thứ yếu (vì bị bắt buộc nên phải tham gia NCKH). 
- Nhiều SV năm cuối còn chưa có ý tưởng nghiên cứu, các em không biết mình có thể nghiên 
cứu cái gì và cái gì có thể được nghiên cứu. Có SV khi phải làm NCKH không biết bắt đầu từ 
đâu, chưa biết diễn giải vấn đề mà mình quan tâm, chưa biết xây dựng cấu trúc đề cương nghiên 
cứu của một tiểu luận, một bài báo khoa học, một khóa luận tốt nghiệp như thế nào. Đặc biệt là kĩ 
năng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kĩ năng trình bày diễn đạt của SV còn rất lúng túng. 
Vì vậy, chất lượng các khóa luận tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu của SV trong khoa nhìn 
chung là yếu; một số đề tài lặp đi lặp lại nhiều lần qua các khóa học, tạo nên sự đơn điệu, nhàm 
chán. Tính ứng dụng của các đề tài còn thấp, nhất là trong lĩnh vực dạy và học của chuyên ngành 
SPMT. 
- Một số SV có khả năng học tốt các môn học thực hành (như: Hình họa, Trang trí, Bố cục) 
nhưng khi bắt tay vào làm đề tài NCKH cũng rất lúng túng, bộc lộ nhiều hạn chế vì các em không 
nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong NCKH, không nắm được cách tiếp cận vấn đề 
nghiên cứu, hướng nghiên cứu, cách xác định đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu v.v 
- Một hạn chế không thể không nhắc tới, đó là tình trạng chung của SV hiện nay (trong đó SV 
chuyên ngành SPMT không nằm ngoại lệ) đến năm cuối của khóa học, khi làm khóa luận tốt 
nghiệp, SV ít chịu tham khảo các tài liệu khoa học hoặc tham khảo các khóa luận, luận văn của 
SV những khóa trước có cùng hướng nghiên cứu với đề tài của mình để giúp ích cho việc triển 
khai thực hiện nghiên cứu được thuận lợi và có hiệu quả [8]. Với sự hiểu biết về NCKH vốn đã 
hạn hẹp như vậy, cộng thêm nhận thức và ý thức kém trong việc tra cứu tài liệu tham khảo như 
thế, nhiều SV của khoa Nghệ thuật đã gặp không ít khó khăn khi làm khóa luận tốt nghiệp. 
2.2. Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành 
Sư phạm Mĩ thuật, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào hiện nay 
Căn cứ vào tình hình thực tiễn hoạt động NCKH của SV khoa Nghệ thuật trường ĐHSPHN 
hiện nay, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm nâng cao NL NCKH cho SV chuyên 
ngành SPMT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của khoa: 
2.2.1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban chủ nhiệm khoa 
- BCN khoa Nghệ thuật cần xây dựng, triển khai tốt kế hoạch hoạt động NCKH của SV. Xây 
dựng các đề án tăng cường NL NCKH cho đội ngũ giảng viên và SV của khoa. Ngoài ra, cũng 
cần thay đổi các phương pháp và hình thức thực hiện. Cụ thể là: cần chú trọng giới thiệu lợi ích 
và thành quả NCKH mang tính ứng dụng thực tiễn cao của SV khoa mình (có thể tổ chức công 
Nguyễn Thu Tuấn 
191 
bố theo nhiều hình thức khác nhau như: quảng bá trên web của khoa, trên mạng xã hội, trên các 
diễn đàn; trao đổi dưới dạng trực tuyến; gắn kết NCKH với những điều SV thường quan tâm; 
thành lập câu lạc bộ những SV yêu thích NCKH để nhân điển hình trong toàn khoa). Từ đó, 
khơi dậy trong SV của khoa một chân trời mới về khoa học, hứa hẹn nhiều đam mê thú vị trong 
hoạt động NCKH của SV. 
- Cần đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới cơ chế đánh giá, chỉ đạo sát sao hoạt động NCKH của 
giảng viên và SV để đảm bảo cho hoạt động NCKH diễn ra đúng thực chất và mang lại hiệu quả 
thực sự cho công tác dạy và học của khoa, của trường. BCN khoa cần triển khai kịp thời những 
nội dung trong các công văn hướng dẫn hoạt động NCKH của nhà trường đến tất cả cán bộ, giảng 
viên, SV để 100% SV được tham gia các hoạt động NCKH theo quy định của trường. 
- Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động học tập với NCKH: Trong quá trình dạy học 
(DH), các giảng viên cần tăng cường tổ chức cho SV làm các bài tập lớn, tiểu luận, đổi mới 
phương pháp dạy học ở ĐH theo hướng tăng cường hoạt động tự nghiên cứu của SV để giúp SV 
sớm làm quen với hoạt động NCKH. 
- Cần đề cao trách nhiệm của người giảng viên trong quá trình hướng dẫn SV NCKH. Rất cần 
thiết phải có chế tài thực hiện nghiêm túc thì công tác này mới thực sự đạt hiệu quả cao. 
- Cần chú trọng công tác thông tin về sản phẩm NCKH của SV nhằm tạo cho SV có cơ hội 
được tiếp cận, nghiên cứu các sản phẩm thực tế; giúp SV định hướng và lựa chọn đề tài nghiên 
cứu phù hợp với khả năng của bản thân và phù hợp với đặc thù ĐT chuyên ngành SPMT. 
- Cần có chế độ khen thưởng kịp thời, thiết thực cho những SV tích cực tham gia NCKH và có 
thành tích cao trong NCKH - đây là cơ sở để khích lệ, kích thích tính tích cực, say mê NCKH của 
SV, làm cho các em thêm phấn khởi và yên tâm tham gia các hoạt động NCKH, từ đó có tác 
dụng thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động NCKH và phát triển NL NCKH của SV trong 
toàn khoa. 
2.2.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật về vị trí, vai trò 
và tác dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với quá trình học tập tại trường 
Hoạt động NCKH đã và đang mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho SV. Hoạt động 
này đã trở thành một hình thức hỗ trợ học tập có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng ĐT, rèn 
luyện chuyên môn, qua đó góp phần hoàn thiện các NL cần có của một nhà sư phạm, một nhà 
khoa học trong tương lai, đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của xã hội hiện đại. 
Đối với SV chuyên ngành SPMT, muốn làm NCKH tốt phải có được những kiến thức và kĩ 
năng cơ bản về NCKH (như: phương pháp sư tầm, tập hợp tư liệu, khả năng tổng hợp, phân tích, 
diễn giải vấn đề, biết so sánh, giám định các loại tài liệu) để trên cơ sở đó hiểu được bản chất 
và hiểu đúng các nội dung nghiên cứu. Ngoài ra, SV SPMT còn phải có những kĩ năng khác như 
vẽ hình minh họa, vẽ sơ đồ, biểu đồ, đồ thị Chính những kĩ năng đó đã giúp họ trưởng thành từ 
NCKH, và sau này khi ra trường, họ có thể hướng dẫn một cách thuần thục cho HS ở trường phổ 
thông [9]. 
Để khuyến khích, tạo động lực cho SV SPMT tham gia NCKH, trước hết phải nâng cao nhận 
thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động này cho SV. Phải làm cho mỗi SV hiểu rõ NCKH là 
một hoạt động quan trọng của quá trình học tập, giúp SV hoàn thành tốt chương trình ĐT trong 
nhà trường. Mặt khác, nó còn giúp SV hiểu rõ khả năng của mình khi tham gia NCKH, từ đó SV 
có thái độ tích cực, tự giác tham gia NCKH. 
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật 
192 
Để giải pháp này có tính khả thi, BCN khoa Nghệ thuật cần thực hiện tốt công tác tuyên 
truyền, GD để làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng, nhận thức của SV về hoạt động NCKH, làm 
sao để mọi SV trong toàn khoa nhận thức được rằng học tập và NCKH đều rất quan trọng và có 
mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Tham gia NCKH không chỉ là “phong trào” mà còn là 
hoạt động tự ĐT hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng học tập của mỗi SV. Cùng với đó, Đoàn 
thanh niên và Hội SV cần phải có những hoạt động thúc đẩy tuyên truyền, đưa các thông tin về 
NCKH đến gần hơn nữa với SV, làm cho mỗi SV đều tự ý thức được tầm quan trọng của NCKH 
và NCKH không phải là một hoạt động xa vời, mà rất thiết thực với chính bản thân SV [10]. 
2.2.3. Trang bị cho sinh viên lí thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực 
giáo dục 
Việc trang bị cho SV chuyên ngành SPMT lí thuyết về phương pháp NCKH thuộc lĩnh vực 
GD nghệ thuật sẽ giúp họ nắm được các cơ chế sáng tạo nói chung và trong lĩnh vực GD nghệ 
thuật nói riêng, cũng như các quan điểm tiếp cận đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực này và 
nắm được logic tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học thuộc lĩnh vực GD nghệ thuật, từ 
đó giúp SV SPMT tránh được sự mò mẫm và sai lầm có thể mắc phải trong quá trình nghiên cứu. 
2.2.4. Trang bị cho sinh viên các kĩ năng nghiên cứu khoa học 
Các kĩ năng trong NCKH là phương pháp thu thập, xử lý thông tin; phương pháp khảo sát, 
điều tra, phỏng vấn, điền dã; cách xây dựng giả thuyết khoa học; cách đọc tài liệu tham khảo để 
tìm và phát hiện vấn đề; cách trình bày đề cương của một tiểu luận, khóa luận, bài viết khoa học, 
chuyên khảo khoa học; cách viết tiểu kết, kết luận; cách trình bày phụ lục; cách hành văn theo 
văn phong khoa học v.v Tất các các yếu tố đó tổng hợp lại thành kĩ năng NCKH của một người 
nghiên cứu, giúp họ trong quá trình thực hiện đề tài. 
Đối với các SV nói chung và SV chuyên ngành SPMT nói riêng, các em thường rất lúng túng 
khi NCKH vì chưa có kiến thức nền vững chắc và những thao tác chuẩn xác trong NCKH. Vì 
vậy, người thầy cần trang bị cho SV những kiến thức và kĩ năng cơ bản về NCKH để SV hiểu 
được bản chất của NCKH và những vấn đề xung quanh NCKH. Theo các chuyên gia về lĩnh vực 
NCKH, nếu một người làm NCKH nắm chắc các kiến thức, các kĩ năng cơ bản trong nghiên cứu 
thì người đó chắc chắn sẽ thành công. Điều đó cho thấy kiến thức và kĩ năng nghiên cứu là chìa 
khóa để đạt tới hiệu quả cao trong NCKH. Tuy nhiên, kiến thức và kĩ năng NCKH của mỗi người 
phải được tích lũy, rèn luyện thường xuyên qua nhiều năm tháng. 
Chuyên ngành SPMT rất cần những công trình NCKH đi sâu vào các vấn đề về nghệ thuật, về 
GD nghệ thuật. Không ai khác, chính SV SPMT là lực lượng nòng cốt trong những nghiên cứu 
này, bởi họ sẽ là những GV Mĩ thuật trong tương lai, góp phần tạo nguồn năng khiếu nghệ thuật 
từ môi trường GD phổ thông. Chúng tôi cho rằng, nếu SV chuyên ngành SPMT có năng lực 
NCKH tốt thì chắc chắn sau này khi đứng trên bục giảng, họ sẽ rất tự tin và làm chủ được những 
kiến thức mà họ đã được học, từ đó có phương pháp và hình thức tổ chức DH đúng đắn để truyền 
đạt chuẩn xác những kiến thức về Mĩ thuật cho các thế hệ HS phổ thông. 
2.2.5. Tổ chức cho sinh viên thực hiện những bài tập nhỏ, bài tập lớn, tiểu luận ở các môn 
học lí thuyết chuyên ngành 
Muốn SV SPMT có kiến thức về NCKH, có kĩ năng chuẩn xác trong nghiên cứu thì ngay từ 
những năm học đầu, giảng viên nên lồng ghép NCKH vào các môn học lí thuyết chuyên ngành để 
SV có điều kiện tiếp cận và làm quen sớm hơn với NCKH. Theo đó, SV có thể lồng ghép NCKH 
thông qua các môn học như: Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam, Lịch sử Mĩ thuật thế giới, Mỹ học, Mĩ 
Nguyễn Thu Tuấn 
193 
thuật đại cương, GD nghệ thuật, Phương pháp dạy học Mĩ thuật Khi dạy các môn học này, 
giảng viên nên hướng dẫn cho SV tìm các ý tưởng nghiên cứu thông qua làm các bài tập nhỏ, bài 
tập lớn, tiểu luận; thông qua các hình thức thực hiện báo cáo kiến tập, thực tập; làm đề tài NCKH 
hoặc khóa luận tốt nghiệp. Từ sự trải nghiệm này, SV được rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, 
được thực hành các kĩ năng phân tích, đánh giá, phản biện, giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không 
phải SV nào cũng ý thức được những lợi ích đó. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy 
truyền thông về NCKH đối với SV. 
Đối với seminar, đây là một hình thức DH cơ bản ở trường ĐH. Với hình thức DH này, SV 
được phát huy tối đa tính năng động và tích cực hoạt động, SV rèn luyện được tư duy phê phán, 
có ý thức nghiên cứu sâu tài liệu liên quan đến chủ đề seminar, vì vậy SV phát huy được khả 
năng tự học cao, từ đó các em phát triển ý thức làm chủ và có trách nhiệm trong học tập. Do vậy, 
tăng cường các seminar khoa học trong DH ở trường ĐH là một hướng quan trọng để đáp ứng 
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ĐH hiện nay [11]. 
2.2.6. Hướng dẫn sinh viên thực hiện và tham gia báo cáo đề tài khoa học tại Hội nghị sinh 
viên nghiên cứu khoa học các cấp, và đăng bài trên tạp chí khoa học chuyên ngành 
Công bố kết quả nghiên cứu là một bước quan trọng trong quá trình NCKH. Đối với SV 
SPMT, việc công bố này có thể theo hai hình thức: Báo cáo tại Hội nghị SV NCKH (thậm chí là 
ở Hội thảo khoa học lớn hơn) và đăng bài trên tạp chí khoa học chuyên ngành. Dù ở hình thức 
nào thì vai trò hướng dẫn của giảng viên cũng rất quan trọng. Khi tham gia thực hiện đề tài 
NCKH với giảng viên (hoặc với tổ chuyên môn), SV sẽ có cơ hội rèn luyện kĩ năng, phát triển 
NL NCKH (thông qua việc thu thập tài liệu và nghiên cứu xử lí những vấn đề đặt ra) rồi đúc kết 
viết thành bài báo khoa học đăng trong kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo hay tạp chí chuyên 
ngành [12]. Thiết nghĩ, với cách dạy và học như vậy sẽ rèn luyện và tạo cho SV cách làm 
NCKH với sự sáng tạo theo phương pháp học tập mới. Bởi lẽ, suy cho cùng, NCKH chính là việc 
hướng tới và giải quyết những vấn đề của thực tiễn xã hội. Như vậy, không cần phải chờ đến năm 
cuối SV chuyên ngành SPMT mới được NCKH mà ngay từ những năm học đầu các em đã được 
làm quen với NCKH thông qua các môn học lí thuyết chuyên ngành. Điều quan trọng là giảng 
viên phải định hướng và khuyến khích các em làm NCKH với các dạng bài viết khoa học, các bài 
tiểu luận của môn học. Dần dần như vậy, đến năm học cuối, SV đã có thói quen và những kĩ năng 
cơ bản NCKH để thực hiện khóa luận tốt nghiệp và các công trình NCKH khác lớn hơn, đáp ứng 
yêu cầu của nhà trường, của khoa và của xã hội đặt ra. 
2.2.7. Bố trí dạy môn Phương pháp nghiên cứu khoa học vào năm học thứ nhất hoặc đầu 
năm học thứ hai để SV có thể tiếp cận sớm với phương pháp NCKH, từ đó SV hiểu và vận dụng 
một cách linh hoạt, sáng tạo. Trong quá trình DH môn này, giảng viên cần cung cấp cho SV hệ 
thống kiến thức về NCKH (bao gồm: Lí luận khoa học và phương pháp luận NCKH; cách thức 
thực hiện các phương pháp NCKH; cách thức sử dụng các phương tiện kĩ thuật, thiết bị nghiên 
cứu; các giai đoạn nghiên cứu và những nhiệm vụ cần thực hiện trong mỗi giai đoạn). Đồng 
thời tăng cường rèn luyện kĩ năng độc lập suy nghĩ cho SV, giúp SV có khả năng phân tích, tổng 
hợp, đánh giá và suy luận. 
2.3. Thảo luận 
Bên cạnh những thành tích vượt trội của SV các khoa trong trường về hoạt động NCKH, SV 
khoa Nghệ thuật còn bộc lộ nhiều yếu kém. Những bất cập đang hiện hữu này do nhiều nguyên 
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật 
194 
nhân (của trò, của thầy, của những người quản lí khoa). Không có lí do gì để có thể bao biện cho 
cả thầy và trò khoa Nghệ thuật được phép đứng ngoài vòng quay đó. Vì vậy, ngoài sự nỗ lực cần 
thiết bắt buộc đối với từng bản thân SV thì vai trò lãnh đạo của BCN Nghệ thuật là vô cùng quan 
trọng, đó là: Cần đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới cơ chế đánh giá, chỉ đạo sát sao bằng chế tài cụ 
thể hoạt động NCKH của giảng viên và SV để đảm bảo cho hoạt động NCKH diễn ra đúng thực 
chất và mang lại hiệu quả thực sự cho công tác dạy và học của khoa. 
Để hoạt động NCKH của khoa Nghệ thuật nói chung và NCKH của SV nói riêng có kết quả, 
cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp (biện pháp đối với SV và cả biện pháp đối với giảng 
viên). Rất nhiều giảng viên của khoa chưa nhận thức đúng về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình 
trong việc hướng dẫn SV NCKH, vì vậy BCN cần có chế tài cụ thể đề cao trách nhiệm của người 
giảng viên trong quá trình hướng dẫn SV NCKH. Có như vậy thì hoạt động NCKH của SV khoa 
Nghệ thuật mới thực sự đạt hiệu quả cao. 
3. Kết luận 
Trong xu thế hội nhập GD quốc tế hiện nay, việc tiếp cận và phát triển NL học tập và NL 
NCKH của SV là rất cần thiết và cấp bách. SV chuyên ngành SPMT mai sau trở thành những GV 
giảng dạy bộ môn Mĩ thuật trong các trường phổ thông. Do đó, bên cạnh hoạt động học tập, họ 
cần phải NCKH để phát hiện, tìm hiểu, nghiên cứu bản chất các vấn đề về nghệ thuật, về GD 
nghệ thuật nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của mình. 
Tuy nhiên, để góp phần nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường, của khoa Nghệ thuật, để 
giúp SV chuyên ngành SPMT đạt được mức độ cao nhất trong các tiêu chí của Chuẩn nghề 
nghiệp GV, đòi hỏi các cấp quản lí của trường, của khoa phải triển khai kịp thời, đồng bộ các giải 
pháp nâng cao NL NCKH cho SV. Hy vọng rằng, trong tương lai gần, hoạt động NCKH của SV 
chuyên ngành SPMT khoa Nghệ thuật trường ĐHSPHN sẽ đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn, 
đáp ứng được yêu cầu của ngành GD và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy Mĩ thuật ở trường 
phổ thông. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phạm Hồng Quang, 2006. Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên sư phạm. 
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[2] Phạm Hồng Quang, 2016. Hoạt động khoa học công nghệ đối với các trường sư phạm trong 
bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tạp chí Giáo dục, 381, tr. 1-4. 
[3] Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, 2015. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa 
học của giáo viên (Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên). Nxb Giáo dục 
Việt Nam – Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[4] Phan Trọng Nam, Danh Trung, 2016. Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên 
sư phạm – tiền đề nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên Trung học phổ thông. 
Tạp chí Khoa học giáo dục, 130, tr. 24-26. 
[5] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học. Năm 
học 2014-2015. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
Nguyễn Thu Tuấn 
195 
[6] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học. Năm 
học 2015-2016. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 
2009, Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. 
[8] Nguyễn Thu Tuấn, 2015. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Mĩ thuật. Nxb Đại học 
Sư phạm, Hà Nội. 
[9] Nguyễn Thu Tuấn, 2011. Giáo trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật (tập 1 và 2). Nxb Đại 
học Sư phạm, Hà Nội. 
[10] Nguyễn Văn Tuấn, 2016. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên các 
trường đại học. Tạp chí Thiết bị giáo dục, 136, tr. 148-150. 
[11] Nguyễn Chiến Thắng, 2016. Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh 
viên ngành sư phạm Toán học. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 133, tr. 23-27. 
[12] Nguyễn Thu Tuấn, 2016. Lí luận dạy học Mĩ thuật ở trường Trung học cơ sở. Nxb Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
ABSTRACT 
Developing the capacity of scientific research for students specialized 
 in education of Art, Hanoi National University of Education 
Nguyen Thu Tuan 
Faculty of Fine Art and Music, Hanoi National University of Education 
In the current trend of international education integration, it is necessary to approach and 
develop the academic capacity and scientific research capacity of students. In general, a student 
in Fine Arts could graduate as a teacher of arts in schools. Therefore, a part from learning 
activities, students need to train themselves and improve the skills of future scientists to discover 
and study the nature of artistic issues to serve well for teaching. 
Based on the current situation analysis, the paper proposes a number of measures to improve 
the capacity of scientific research for students specialized in education of art, contributing to 
improve the teaching and learn the quality of the Faculty of Fine Arts of Hanoi National 
University of Education in the current situation. 
Keywords: Capacity of scientific research, specialized in education of art, art students. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_nghien_cuu_khoa_hoc_cho_sinh_vien_chuyen.pdf