Sơ bộ đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của việc nuôi lồng cá mú chấm đen, Epinephelus malabaricus, bằng cá tươi và thức ăn viên

Tóm tắt

Thí nghiệm nuôi lồng trong 16 tuần được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và

môi trường của việc nuôi cá mú chấm đen bằng thức ăn cá tươi và thức ăn viên. Trong đó, thức ăn

viên được tổng hợp trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây của chính tác giả. Cá giống có khối

lượng trung bình (±SD) ban đầu là 57,4 ± 0,96 g được cho ăn hai lần mỗi ngày đến no với 3 lần lặp

cho mỗi nghiệm thức. Các lồng (1,5 x 1 x 1,5 m) được bố trí ở vùng Cửa Bé, thuộc vịnh Nha Trang với

nhiệt độ nước 27-30oC, độ mặn 26-30 ppt. Tỷ lệ sống của cá mú là 75-76,7%. Kết quả nghiên cứu cho

thấy tốc độ sinh trưởng của cá mú chấm đen được cho ăn thức ăn viên và thức ăn là cá tươi sai khác

không có ý nghĩa (P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo chất khô của cá được nuôi bằng thức

ăn viên là 2,08 và bằng thức ăn cá tươi là 2,17 (P>0,05). Thức ăn viên có chỉ số NPU khá cao

(58,94%) so với thức ăn là cá tươi (47,09%) (P<0,05). cá="" được="" cho="" ăn="" thức="" ăn="" viên="" có="" thành="" phần="" độ="">

ẩm, protein và tro không sai khác so với cá được cho ăn bằng cá tươi (P>0,05). Tuy nhiên, thành

phần lipid của chúng thấp hơn (6,31%) so với cá được cho ăn cá tươi (6,67%) (P<0,05). hàm="" lượng="">

Ni-tơ phóng thích vào môi trường do nuôi cá mú bằng thức ăn viên giảm nhiều (167,59 g/kg cá) so với

nuôi bằng thức ăn cá tươi (210,21 g/kg cá) (P<0,05). chi="" phí="" thức="" ăn="" để="" nuôi="" lồng="" một="" con="" cá="" mú="">

chấm đen từ 57g đến 150 g là 2642 VND với thức ăn viên và 3225 VND với thức ăn là cá tươi

(P<0,05). cần="" có="" chương="" trình="" nghiên="" cứu="" và="" triển="" khai="" để="" đưa="" thức="" ăn="" viên="" vào="" thực="" tế="" nuôi="" cá.="">

Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, môi trường; cá mú chấm đen; thức ăn viên; cá tươi.

pdf 8 trang Bích Ngọc 06/01/2024 4100
Bạn đang xem tài liệu "Sơ bộ đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của việc nuôi lồng cá mú chấm đen, Epinephelus malabaricus, bằng cá tươi và thức ăn viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sơ bộ đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của việc nuôi lồng cá mú chấm đen, Epinephelus malabaricus, bằng cá tươi và thức ăn viên

Sơ bộ đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của việc nuôi lồng cá mú chấm đen, Epinephelus malabaricus, bằng cá tươi và thức ăn viên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
3 
SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC 
NUÔI LỒNG CÁ MÚ CHẤM ĐEN, EPINEPHELUS MALABARICUS, BẰNG CÁ 
TƯƠI VÀ THỨC ĂN VIÊN 
PRELIMINARY ASESSMENT OF TECHNICAL, ECONOMIC AND ENVIRONMENTAL EFFICIENCY 
OF SEACAGE FARMING MALABAR GROUPPER EPINEPHELUS MALABARICUS, USING FRESH 
FISH AND PELLET DIETS 
Lê Anh Tuấn 
Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 
Tóm tắt 
Thí nghiệm nuôi lồng trong 16 tuần được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và 
môi trường của việc nuôi cá mú chấm đen bằng thức ăn cá tươi và thức ăn viên. Trong đó, thức ăn 
viên được tổng hợp trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây của chính tác giả. Cá giống có khối 
lượng trung bình (±SD) ban đầu là 57,4 ± 0,96 g được cho ăn hai lần mỗi ngày đến no với 3 lần lặp 
cho mỗi nghiệm thức. Các lồng (1,5 x 1 x 1,5 m) được bố trí ở vùng Cửa Bé, thuộc vịnh Nha Trang với 
nhiệt độ nước 27-30oC, độ mặn 26-30 ppt. Tỷ lệ sống của cá mú là 75-76,7%. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy tốc độ sinh trưởng của cá mú chấm đen được cho ăn thức ăn viên và thức ăn là cá tươi sai khác 
không có ý nghĩa (P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo chất khô của cá được nuôi bằng thức 
ăn viên là 2,08 và bằng thức ăn cá tươi là 2,17 (P>0,05). Thức ăn viên có chỉ số NPU khá cao 
(58,94%) so với thức ăn là cá tươi (47,09%) (P<0,05). Cá được cho ăn thức ăn viên có thành phần độ 
ẩm, protein và tro không sai khác so với cá được cho ăn bằng cá tươi (P>0,05). Tuy nhiên, thành 
phần lipid của chúng thấp hơn (6,31%) so với cá được cho ăn cá tươi (6,67%) (P<0,05). Hàm lượng 
Ni-tơ phóng thích vào môi trường do nuôi cá mú bằng thức ăn viên giảm nhiều (167,59 g/kg cá) so với 
nuôi bằng thức ăn cá tươi (210,21 g/kg cá) (P<0,05). Chi phí thức ăn để nuôi lồng một con cá mú 
chấm đen từ 57g đến 150 g là 2642 VND với thức ăn viên và 3225 VND với thức ăn là cá tươi 
(P<0,05). Cần có chương trình nghiên cứu và triển khai để đưa thức ăn viên vào thực tế nuôi cá. 
Từ khóa: hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, môi trường; cá mú chấm đen; thức ăn viên; cá tươi. 
Abstract 
A 16-week seacage experiment was carried out to compare technical, economic and 
environmental efficiencies of farming malabar groupers fed fresh tilapia diet and pelleted diet which 
was developed based on research outputs previously by the author. Fingerlings of mean (±SD) 
starting weight of 57.4 ± 0.96 g were fed twice daily to satiety with three cage replicates. Cages (1.5 x 
1 x 1.5 m) were situated at Cua Be, in the Nha Trang Bay with the temperature between 27-30oC, the 
salinity between 26-30 ppt during the trial. Fish survival was 75-76.7%. The results showed that 
growth rates of groupers fed pellet and fresh fish diets were not significant different (P>0,05). Dry 
matter-based FCRs of groupers fed pellet and fresh fish were 2.08 and 2.17 (P>0.05), respectively. 
While pelleted diet-based NPU was higher (58.94%) that that (47.09%) of fresh fish diet (P<0,05). 
The body chemical composition of groupers fed pellet was not significant different from that of 
groupers fed fresh fish except for lipid which was a little bit lower (6.31% versus 6.67%) (P<0.05). 
The waste Nitrogen from groupers fed pellet was lower (167.59 g/kg grouper) than that (210.21 g/kg 
grouper) of groupers fed fresh fish (P<0.05). The feed costs to raise a grouper from 57 g to 150 g 
were VND2642 and VND3225 with pellet and fresh fish diets, respectively (P<0.05). Further research 
need is an R&D program to apply pelleted feed into practice. 
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
4 
I. MỞ ĐẦU 
Ở nước ta, cá mú chấm đen hiện được nuôi 
chủ yếu bằng thức ăn là các loại cá tươi. Nguồn 
thức ăn cá tươi này luôn biến động trong năm, 
đặc biệt vào các tháng mùa mưa và dịp lễ tết (từ 
tháng 10 đến tháng 2) [1; 8].Việc cho ăn cá tươi 
đã làm cho môi trường nuôi bị ảnh hưởng do 
thức ăn có tính ổn định thấp và thức ăn thừa 
gây ra [2; 14]. Trên cơ sở các kết quả nghiên 
cứu thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm, 
chúng tôi tiến hành thử nghiệm nuôi cá mú 
chấm đen trong lồng, đồng thời sơ bộ đánh giá 
hiệu quả kỹ thuật (sinh học), kinh tế và môi 
trường của việc sử dụng thức ăn viên so với 
thức ăn là cá tươi. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Cá thí nghiệm 
Đối tượng nghiên cứu là cá mú chấm đen 
Epinephelus malabaricus ở giai đoạn giống có 
khối lượng cá thể trung bình 57,4 ± 0,96 g. 
2.2. Thức ăn thí nghiệm 
Cá được cho ăn thức ăn viên có công thức 
được trình bày trong Bảng 1 và thức ăn là cá rô 
phi. Các công đoạn sản xuất thức ăn viên được 
tiến hành như sau: Các nguyên liệu được 
nghiền mịn trong máy nghiền búa và được rây 
qua rây inox cỡ 0,5 mm trước khi chuẩn bị thức 
ăn. Các nguyên liệu được cân theo đúng liều 
lượng trên cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01 g 
và trộn bằng máy Mixer 20QT theo thứ tự các 
nguyên liệu khô, các thành phần vi lượng 
(vitamin, khoáng), rồi đến dầu và nước (300-400 
g/kg thức ăn). Sau khoảng 30 phút trộn, hỗn 
hợp được tạo sợi cũng qua máy Mixer 20QT với 
đường kính lỗ khuôn là 6 mm. Thức ăn dạng sợi 
sau đó được cho vào khay đặt vào máy hấp ở 
60oC trong 5 phút, rồi chuyển ngay vào tủ sấy 
(Model OM 100 ME, sản xuất tại Australia) ở 
40oC trong 15 giờ. Sau khi sấy, các sợi thức ăn 
được cho vào máy cắt để cắt viên. Các viên 
thức ăn sau khi cắt được rây để loại bỏ phần 
thức ăn bị vụn nát. 
Bảng 1. Thành phần nguyên liệu của thức ăn viên trong thí nghiệm 
đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường 
Thành phần nguyên liệu (%) Thức ăn viên 
Bột cá 65 35 
Bột tôm lân 5 
Gluten bột mì 10,5 
Casein 18 
Bột sắn 16 
Dầu cá 5,5 
Dầu đậu nành 2 
Bột diatomit 6,45 
Hỗn hợp vitamin1 1 
Hỗn hợp khoáng2 0,5 
Carophyll pink3 0,05 
1
 Sản phẩm của Rabar Nutrition, Beaudesert, Australia có thành phần (mg/kg): Retinol (A), 1,8; ascorbic acid 
(C), 100; cholecalciferol (D3), 0,03; menadione (K3), 10,0; d/l α-tocopherol (E), 200; choline, 500; inositol, 100; 
thiamine (B1), 15; riboflavin (B2), 20; pyridoxine (B6), 15; d-pantothenic acid (B5), 50; nicotinic acid, 75; biotin, 
0,5; cyanocobalamin (B12), 0,05; folic acid, 5; and ethoxyquin, 150. 
2
 Sản phẩm của Rabar Nutrition, Beaudesert, Australia có thành phần (mg/kg): Co (as CoCl2.6H2O), 0,5; Cu (as 
CuSO4.5H2O), 5; Fe (as FeSO4.7H2O), 40; I (as KI), 4; Cr (as KCr.2SO4), 0,5; Mg (as MsSO4.7H2O), 150; Mn 
(as MnSO4.H2O), 25; Se (as NaSeO3), 0,1; and Zn (as ZnSO4.7H2O),100. 
3
 Sản phẩm của F. Hoffmann-La Roche Ltd, Basel, Switzerland, chứa 8% astaxanthin. 
Thức ăn viên được sản xuất đủ lượng cho 
toàn đợt thí nghiệm, đóng túi và bảo quản ở -
20oC cho đến khi cần dùng. Lượng thức ăn 
được ước tính để cho ăn từng đợt trong khoảng 
thời gian hai tuần, tương ứng với những lần cân 
cá để việc ước tính được tốt hơn. Cá tươi dùng 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
5 
làm thức ăn trong thí nghiệm này là cá rô phi 
(Oreochromis mossambicus) được thả trong 
một đìa 1,5 ha gần lồng nuôi. Việc sử dụng cá 
rô phi làm thức ăn nuôi cá mú trong các tháng 
khan hiếm (các tháng mùa mưa cho đến Tết) 
của cơ sở nuôi này là điều bình thường và cũng 
từng được đề cập trong một báo cáo trước đây 
[8]. Mỗi sáng sớm cá rô phi được đánh lưới và 
lưu trong giai để cho cá mú ăn trong ngày. 
2.3. Bố trí thí nghiệm 
Thí nghiệm được bố trí với 2 nghiệm thức 
thức ăn và 3 lần lặp. Thí nghiệm kéo dài trong 16 
tuần lễ. Từ 200 con cá ban đầu, sau hai tuần 
thuần dưỡng, chọn 120 con khỏe mạnh phân bổ 
đều vào 6 ô lồng có kích cỡ mỗi lồng là 1,5 x 1 x 
1,5 m. 
2.4. Chăm sóc và quản lý 
Hai lồng lưu tạm (4 x 4 x 4 m) được dùng 
để thuần dưỡng đàn cá. Cá được cho ăn hàng 
ngày với thức ăn chung là thức ăn viên có hàm 
lượng protein 50% và hàm lượng lipid 12%. 
Thức ăn được sản xuất tại phòng thí nghiệm, có 
đường kính viên là 4 mm. Cá được cho ăn với 
mức 5% tổng khối lượng đàn cá. Cá thí nghiệm 
được cho ăn hai lần trong ngày vào lúc 7g30 và 
15g30 đến mức chúng không ăn nữa thì dừng 
lại. Cá được theo dõi hàng ngày để thu các chỉ 
tiêu đánh giá như được đề ra ở mục dưới đây. 
2.5. Các chỉ tiêu đánh giá 
Để đánh giá hiệu quả kỹ thuật, các chỉ tiêu 
[7; 10] sau đây được áp dụng: 
Mức tăng khối lượng tương đối (Weight 
Gain): WG (%) = 100 x [(We – Ws)/Ws] 
Tốc độ sinh trưởng hàng ngày (Daily 
Growth Rate): DGR (g/ngày) = (We – Ws)/d 
Chỉ số sinh trưởng hàng ngày (Daily 
Growth Index): 
DGI (%/ngày) = (We1/3 – Ws1/3)x100/d 
Lượng thức ăn cá ăn vào tính theo chất 
khô (Feed Intake): 
FI (g thức ăn/cá thể cá) = (1/n) x [FIaf x DM – 
(L105/DM x WS)] 
Lượng thức ăn cá ăn vào tính theo chất 
tươi (Wet matter based Feed Intake): 
FIwm (g thức ăn/cá thể cá) = FI/DM 
Hệ số chuyển hoá thức ăn (Feed 
Conversion Ratio): FCR = FI/(We – Ws) 
Hệ số chuyển hoá thức ăn tính theo chất 
tươi (Wet matter based FCR): 
FCRwm = FIwm /(We – Ws). 
Chỉ số sử dụng protein thực [7]: 
NPU (%) = (Pef - Psf) x 100 / PI 
Hệ số chuyển đổi: % Protein thô = % N x 6,25 
Trong đó: 
Ws - khối lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm; 
We - khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm; 
d – thời gian thí nghiệm tính theo ngày; 
n – số lượng cá trong bể thí nghiệm; 
FIaf – lượng thức ăn cho cá ăn trong suốt 
đợt thí nghiệm; 
L105 – lượng thức ăn thừa khi cho cá ăn 
trong suốt đợt thí nghiệm đã được sấy khô ở 
105oC (g); 
DM – hàm lượng chất khô của thức ăn 
dưới dạng số thập phân; 
WS – tính ổn định trong nước của thức ăn 
trong 60 phút, được tính như sau: 
WS = (Fe-105/DM)/(Fs x DM), trong đó 
Fe-105– khối lượng thức ăn được sấy khô ở 
105oC sau khi ngâm trong bồn lắc (shaking 
bath) 60 phút (g); 
Fs – khối lượng thức ăn trước khi đưa vào 
bồn lắc (g). 
PI - lượng protein cá ăn vào (g); 
Pef - Protein cơ thể cá khi kết thúc thí 
nghiệm (g); 
Psf - Protein cơ thể cá khi bắt đầu thí 
nghiệm (g); 
Ngoài ra, để đánh giá tác động môi trường 
của hoạt động nuôi cá mú, lượng chất thải (cụ 
thể là Ni-tơ (N)) phóng thích vào môi trường 
được ước tính dựa theo cách được Beveridge 
[1] nêu ra, đó là: Nthức ăn = Ntích luỹ + Nthải 
 Để đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế liên 
quan đến thức ăn, chỉ có chỉ tiêu chi phí thức ăn 
(VNĐ/con cá và VNĐ/kg cá) được xem xét dựa 
trên giá mua thức ăn. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
6 
2.6. Phương pháp phân tích 
2.6.1. Kiểm tra chất lượng nước 
Các lồng thí nghiệm được kiểm tra nhiệt độ 
nước hàng ngày vào lúc 7g30 và 15g30 bằng 
nhiệt kế thủy ngân và độ mặn được kiểm tra 
hàng tuần bằng khúc xạ kế. 
2.6.2. Phân tích hoá học 
Việc phân tích được tiến hành tại Viện 
Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại 
học Nha Trang và Phòng thí nghiệm hóa học 
thuộc Viện Nghiên cứu biển Cleveland của 
CSIRO, Australia. Các mẫu nguyên liệu thức ăn, 
thức ăn và cá mú chủ yếu được phân tích theo 
Hệ thống phân tích thô (Proximate Analysis 
System) [12]. Hàm lượng Ni-tơ được xác định 
theo Phương pháp Kjeldhl có ký hiệu AOAC 
988.05 [1]. Phương pháp phân tích lipid tổng số 
được sử dụng là Phương pháp Folch [9]. 
2.6.3. Phân tích thống kê 
Số liệu được xử lý thống kê trên các phần 
mềm SPSS (phiên bản 15.0) và Excel 2003. 
Các thông số WG, DGR, DGI, FI, FCR, FCRwm, 
NPU và Tỷ lệ sống (SR) được phân tích bằng 
ANOVA với phép kiểm định Duncan để kiểm tra 
sự sai khác giữa các trung bình nghiệm thức. 
Các sai khác được đánh giá có ý nghĩa ở mức 
P<0,05. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Cá tươi làm thức ăn trong thí nghiệm là cá 
rô phi sống trước khi bị cắt thành từng khúc thả 
vào lồng nuôi. Thức ăn viên tổng hợp với các 
thành phần nguyên liệu như được trình bày 
trong Bảng 1. Kết quả phân tích hai loại thức ăn 
này từ Bảng 2 cho thấy thức ăn là cá rô phi có 
hàm lượng protein, lipid và tro đều cao hơn so 
với thức ăn viên. 
Bảng 2. Thành phần phân tích của hai loại thức ăn thí nghiệm 
Thành phần (%) Thức ăn viên Cá tươi 
Độ ẩm 6,40 81,33 
Tro 14,73 22,43 
Protein 54,40 61,25 
Lipid thô 12,20 13,68 
Trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ 
nước dao động trong khoảng 27-30oC, độ mặn 
dao động trong khoảng 26-30 ppt. Các thông số 
này được xem là thích hợp cho sinh trưởng và 
tỷ lệ sống của cá mú chấm đen. Tỷ lệ sống 
trong nghiên cứu này nằm trong khoảng 75-
76,7% (Bảng 3). Tỷ lệ sống này là chấp nhận 
được do cá mú là loài khá mẫn cảm, dễ bị 
“stress” như đã được đề cập trong một nghiên 
cứu của Shiau (1999) trước đây [16]. Cá mú 
chấm đen dễ bị tổn thương do thường vùng vẫy 
khi bị bắt giữ hoặc khi vệ sinh lồng. Chúng thỉnh 
thoảng tấn công nhau gây ra thương tích và có 
thể dẫn đến tử vong. 
Bảng 3. Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá mú chấm đen 
Thông số đánh giá Thức ăn viên Thức ăn là cá rô phi ± SEM 
Khối lượng ban đầu (g) 57,33A 57,55 A 0,152 
Khối lượng sau cùng (g) 148,75 A 150,33 A 1,026 
WG (%) 159,31 A 161,10 A 1,792 
DGR (g/ngày) 0,81 A 0,83 A 0,010 
DGI (%/ngày) 1,29 A 1,30 A 0,010 
FIdm (g khô/con cá) 190,25 A 200,78 A 4,066 
FIwm (g/con cá) 203,26 A 1075,39 B 26,352 
FCRdm 2,08 A 2,17 A 0,031 
NPU (%) 58,94 A 47,09 A 0,799 
Tỷ lệ sống (%) 75,0 A 76,7 A 1,18 
A,B,C
 - Trong mỗi hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P < 0,05). 
SEM - sai số chuẩn 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
7 
Nhìn chung, cá được cho ăn thức ăn là cá 
rô phi tươi có tốc độ sinh trưởng (thể hiện qua 
khối lượng cá sau thí nghiệm, WG, DGR, DGI) 
dường như vẫn tốt hơn so với cá được cho ăn 
bằng thức ăn viên. Tuy nhiên, sự sai khác này 
không có ý nghĩa (P>0,05). Lượng thức ăn tính 
theo chất khô mà cá mú ăn vào (FIdm) là 190,25 
g/con đối với thức ăn viên và 200,78 g/con đối 
với thức ăn cá rô phi, sự sai khác này không có 
ý nghĩa (P>0,05). Tuy nhiên, lượng thức ăn khi 
tính cả độ ẩm cho thức ăn viên và thức ăn cá rô 
phi (FIwm, Bảng 3) lần lượt sẽ là 203,26 g và 
1075,39 g. Sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). 
Điều này có thể do thức ăn cá tươi rất hấp dẫn 
cá mú chấm đen nên chúng ăn được nhiều. Tuy 
nhiên, đây cũng có thể do cá ăn để thoả mãn 
nhu cầu năng lượng của chúng. Dựa vào các hệ 
số chuyển hóa năng lượng 23,4; 39,2 và 17,2 
theo thứ tự cho protein, lipid và carbohydrate 
[6], giá trị mật độ năng lượng của hai loại thức 
ăn này được rút ra là 1919,7 và 376,2 KJ/100 g 
cho thức ăn viên và thức ăn là cá rô phi, theo 
thứ tự tương ứng. Như vậy, để thu nhận cùng 
mức năng lượng thí cá mú chấm đen trong thí 
nghiệm này cần lượng thức ăn là cá rô phi phải 
lớn gấp 5 lần lượng thức ăn là thức ăn viên vì mật 
độ năng lượng của hai loại thức ăn này chênh 
nhau đến 5,1 lần. Điều này dễ được chấp nhận vì 
lượng thức ăn cá ăn vào được cho là bị điều chỉnh 
bởi hàm lượng năng lượng tiêu hóa [11; 15] và 
các mức thấp của năng lượng chứa trong thức ăn 
có thể được bù trừ thông qua mức tiêu thụ thức 
ăn cao hơn như được phát hiện ở cá hồi cầu vồng 
[5] và cá hanh đầu vàng [13]. 
Kết quả từ Bảng 3 cũng cho thấy cá mú 
chuyển hóa các chất dinh dưỡng (thể hiện qua 
FIdm) trong thức ăn tươi cho sinh trưởng không 
có sai khác so với thức ăn viên (P>0,05). Tuy 
nhiên, khi xét hiệu quả sử dụng protein thông 
qua chỉ số sử dụng protein thực (NPU) ta thấy 
thức ăn viên có chỉ số NPU khá cao (58,94%), 
trong khi chỉ số đó với thức ăn là cá rô phi là 
47,09% và sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). 
Điều này thêm một lần nữa khẳng định thức ăn 
là cá tươi không phải lúc nào cũng thích hợp về 
mặt dinh dưỡng đối với cá mú chấm đen. 
Bảng 4. Thành phần hoá học của cơ thể cá mú chấm đen trước và sau thí nghiệm 
Thành phần cơ thể (%) Cá trước khi thí nghiệm 
Cá được cho 
ăn thức ăn viên 
Cá được cho ăn 
cá rô phi tươi ± SEM 
Độ ẩm 72,64 A 70,91 B 71,01 B 0,265 
Protein 17,07 A 19,36 B 19,45 B 0,129 
Lipid 5,47 A 6,31 B 6,67 C 0,060 
Tro 4,41 A 4,43 A 4,51 A 0,097 
A,B,C
 - Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên khác nhau thì sai khác có ý nghĩa 
(P < 0,05). 
SEM - sai số chuẩn. 
Chất lượng thịt cá nuôi bị chi phối bởi tỷ lệ 
tương đối của độ ẩm, protein, lipid và tro. Vì lý 
do này, người ta thường kiểm tra chất lượng cơ 
thể cá lúc kết thúc thí nghiệm cho ăn bằng cách 
đánh giá thành phần cơ thể [7]. Kết quả từ Bảng 
4 cho thấy cá sau khi thí nghiệm có sự sai khác 
về độ ẩm, protein và lipid so với cá trước lúc thí 
nghiệm (P<0,05). Đây có thể là do sự sai khác 
về giai đoạn phát triển khác nhau. Cơ thể cá 
nhỏ thường chứa nhiều nước hơn và ít chất 
dinh dưỡng hơn. 
Cá được cho ăn thức ăn viên có thành 
phần độ ẩm, protein và tro không sai khác đáng 
kể so với cá được cho ăn bằng cá rô phi 
(P>0,05). Tuy nhiên, thành phần lipid của chúng 
thấp hơn (6,31%) so với cá được cho ăn cá rô 
phi (6,67%) (P<0,05). Điều này có lẽ do cá rô 
phi chứa hàm lượng chất béo khá cao (13,68%) 
so với nhu cầu của cá mú chấm đen (không 
vượt quá 12% [17]) nên chúng tích lũy được 
nhiều chất béo. Có nhiều nghiên cứu đã chứng 
tỏ rằng các mức protein, carbohydrate, xơ và 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
8 
lipid trong thức ăn có ảnh hưởng đến thành 
phần cơ thể sau cùng và do đó ảnh hưởng đến 
chất lượng thịt của cá thành phẩm như được De 
Silva và Anderson tổng kết [7]. Điều này có thể 
cũng đúng với trường hợp cá mú chấm đen khi 
được nuôi bằng cá rô phi tươi. 
Bảng 5. Hàm lượng Ni-tơ tổng số phóng thích vào môi trường khi nuôi lồng 
cá mú chấm đen bằng thức ăn viên và thức ăn là cá rô phi 
Chỉ tiêu Thức ăn viên Thức ăn cá rô phi tươi ± SEM 
Hàm lượng Ni-tơ trong thức ăn tính theo 
chất khô (g/kg) 81,4 98,0 
Hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo chất 
khô (FIdm) 2,08
A
 2,17 A 0,031 
Hàm lượng Ni-tơ trong cơ thể cá mú trước 
khi thí nghiệm (g/kg) 7,46 7,46 
Hàm lượng Ni-tơ trong cơ thể cá mú sau 
khi thí nghiệm (g/kg) 9,00 9,01 
Hàm lượng Ni-tơ phóng thích vào môi 
trường do nuôi cá mú (g/kg cá) 167,59
 A
 210,21B 2,877 
A,B
 - Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên khác nhau thì sai khác có ý nghĩa 
(P < 0.05). 
SEM - sai số chuẩn 
Về khía cạnh môi trường, mặc dù hệ số 
chuyển hóa thức ăn tính theo chất khô của hai 
loại thức ăn không có sự sai khác nhưng do 
hàm lượng Ni-tơ trong thức ăn tính theo chất 
khô (g/kg) có sự sai khác (P<0,05) (Bảng 5) nên 
hàm lượng Ni-tơ phóng thích vào môi trường do 
nuôi cá mú bằng thức ăn viên giảm đi rất nhiều 
(167,59 g/kg cá) so với nuôi bằng thức ăn cá rô 
phi (210,21 g/kg cá) và sự sai khác này có ý 
nghĩa (P<0,05). Tuy nhiên, mức độ gây ô nhiễm 
của loại thức ăn viên của thí nghiệm này vẫn 
còn cao so với một số loại thức ăn dùng cho 
nuôi cá hồi ở châu Âu. Theo Iwama (1999) [7], 
hàm lượng Ni-tơ tổng số thải ra từ hoạt động 
nuôi cá hồi Oncorhynchus mykiss ước nằm 
trong khoảng 45-77 g/kg cá. Rõ ràng để giảm 
thiểu việc gây ô nhiễm môi trường trong nuôi 
trồng thuỷ sản nói chung, trong nuôi lồng cá mú 
nói riêng chúng ta cần phải có những nghiên 
cứu cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn cũng 
như cải tiến quản lý việc cho ăn. 
Bảng 6. So sánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng hai loại thức ăn 
khác nhau trong nuôi cá mú chấm đen: thức ăn viên tổng hợp và thức ăn là cá rô phi 
Chỉ tiêu Thức ăn viên Thức ăn là cá rô phi tươi ± SEM 
Mức tăng khối lượng tuyệt đối (g/con cá) 91,4 A 92,8 A 0,99 
Lượng thức ăn đã dùng1 (g/con cá) 203,3A 1075,4B 26,36 
Chi phí thức ăn2 I (VND/con cá) 2642,3A 3226,0 B 51,47 
Chi phí thức ăn II (VND/kg cá) 28888,7 A 34778,0 B 478,49 
A,B
 - Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên khác nhau thì sai khác có ý nghĩa 
(P < 0,05). 
SEM - sai số chuẩn 
1
 Lượng thức ăn cho cá ăn trong thực tế bao gồm cả độ ẩm, lượng thức ăn thừa và lượng thất thoát (g). 
2 Đơn giá của thức ăn viên được ước tính là 13.000 VND/kg trên cơ sở giá thành khoảng 10.000 VND/kg. Đơn 
giá của thức ăn cá tươi là 3000 VND/kg. 
Về vấn đề hiệu quả kinh tế, kết quả từ 
Bảng 6 cho thấy mức tăng khối lượng tuyệt đối 
của cá khi được cho ăn thức ăn viên và thức ăn 
là cá rô phi không có sai khác có ý nghĩa 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
9 
(P>0,05). Trong khi đó lượng thức ăn đã dùng 
cho cá ăn bao gồm cả độ ẩm, lượng thất thoát 
và lượng dư thừa đã có sự sai khác đáng kể 
(P<0,05). 
Trong thí nghiệm này, mặc dù giá cá tươi 
rẻ hơn rất nhiều so với giá thức ăn viên, nhưng 
chi phí thức ăn khi nuôi cá mú chấm đen bằng 
cá rô phi khá cao. Chi phí thức ăn tính cho một 
con cá trong quá trình thí nghiệm là khoảng 
2600 VND với thức ăn viên và khoảng 3200 
VND với thức ăn là cá rô phi (P<0,05). Như vậy, 
nuôi cá mú bằng thức ăn viên trong trường hợp 
này đã tiết kiệm được 18,09% chi phí thức ăn 
cho một con cá. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận: 
1. Tốc độ sinh trưởng của cá mú chấm đen 
được cho ăn thức ăn viên và thức ăn là 
cá tươi sai khác không có ý nghĩa 
(P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn tính 
theo chất khô của cá được nuôi bằng 
thức ăn viên là 2,08 và bằng thức ăn cá 
tươi là 2,17 (P>0,05). Thức ăn viên có 
chỉ số NPU khá cao (58,94%) so với 
thức ăn là cá tươi (47,09%) và sự sai 
khác này có ý nghĩa (P<0,05). Cá được 
cho ăn thức ăn viên có thành phần độ 
ẩm, protein và tro không sai khác đáng 
kể so với cá được cho ăn bằng cá tươi 
(P>0,05). Tuy nhiên, thành phần lipid của 
chúng thấp hơn (6,31%) so với cá được 
cho ăn cá tươi (6,67%) (P<0,05). 
2. Hàm lượng Ni-tơ phóng thích vào môi 
trường do nuôi cá mú bằng thức ăn viên 
giảm đi rất nhiều (167,59 g/kg cá) so với 
nuôi bằng thức ăn cá tươi (210,21 g/kg 
cá) (P<0,05). 
3. Chi phí thức ăn để nuôi lồng một con cá 
mú chấm đen từ 57g đến 150 g là 2642 
VND với thức ăn viên và 3225 VND với 
thức ăn là cá tươi (P<0,05). Nuôi cá mú 
bằng thức ăn viên trong thí nghiệm này 
đã tiết kiệm được 18,09% chi phí thức 
ăn so với nuôi bằng cá tươi. 
4.2. Khuyến nghị: nên có dự án nghiên cứu và 
triển khai quy trình sản xuất thức ăn viên phục 
vụ nuôi thương phẩm cá mú chấm đen trên diện 
rộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Lê Anh Tuấn (2005a), “Nguồn lợi “cá tạp” ở biển Việt Nam: thành phần, sản lượng, các hướng 
sử dụng chính và tính bền vững khi làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản”, trong Kỷ yếu Hội 
thảo toàn quốc về Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản ngày14-15/1/2005 tại Hải Phòng, 
NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 379-387. 
2. Lê Anh Tuấn (2005b), “Các nguồn dinh dưỡng và vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động 
nuôi tôm hùm lồng ở Xuân Tự, Vạn Ninh, Khánh Hòa”, trong Tuyển tập Hội thảo toàn quốc về 
nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản 22-23/12/2004 tại 
Vũng Tàu, tr. 643-653. 
Tiếng Anh 
3. AOAC International (1999), Official methods of analysis, 16th edn. Association of Official 
Analytical Chemists International, Maryland, USA. 
4. Beveridge, M.C.M. (1996), Cage Aquaculture, 2nd edn., Fishing News Books, Oxford. 352p. 
5. Bromley, P.J., Adkins, T.C., (1984), “The influence of cellulose filler on feeding, growth and 
utilizationof protein and energy in rainbow trout, Salmon gairdnerii Richardson”, J. Fish Biol., 
24, pp235-244. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008 
10 
6. Cho, C.Y., Slinger, S.J. and Bayley, M.S. (1982), “Bioenergertics of salmonid fishes: energy 
intake, expenditure and productivity”, Com. Biochem. Physiol. 73B, pp 25-41. 
7. De Silva S.S. and Anderson, T.A. (1995), Fish nutrition in aquaculture. Chapman and Hall, 91p. 
8. Edwards, P., Tuan, L.A., Allan, J. (2004), A survey of marine trash fish and fish meal as 
aquaculture feed ingredients in Vietnam, ACIAR working paper No. 57, Canbera, Australia. 
9. Folch, J., Lees, M., Sloane-Stanley, G.H. (1957), “ A simple method for the isolation and 
purification of total lipids from animal tissues”, J. Bio. Chem. 226, pp 497-509. 
10. Guillaume, J., Kaushik, S., Bergot, P., & MÐtailler, R. (2001), Nutrition and feeding of fish and 
crustaceans, Praxis Publishing, Chichester, UK. 
11. Kentouri, M., Divanach, P., Geurden, I., Anthouard, M. (1995), “Evidence of adaptive behavior 
in gilthead seabream (Sparus aurata L.) in relation to diet composition, in a self-feeding 
condition”, Ichtyophysiol. Acta 18, pp 125-143. 
12. Lazo, J.P., Davis, D.A. (2000), “Ingredient and Feed evaluation” in Encyclopedia of 
Aqauculture, Ed Stickney, R.R., New York, USA. 
13. Lupatsch, I., Kissil, G. WM., Sklan, D., Pfeffer, E. (2001), “Effects of varying dietary protein and 
energy supply on growth, body composition and protein utilization in glt-head sea bream 
(Sparus aurata L)”, Aquaclt. Nutr. 7, pp 71-80. 
14. New, M.B. (1996), “Responsible use of aquaculture feeds”, Aquaculture Asia, 1, pp 3-15. 
15. Paspatis, M., Boujard, T. (1996), “A comparative study of automatic feeding and self-feeding in 
juvenile Atlantic salmon (Salmon salar) fed diets of different energy levels”, Aquaculture 145, 
pp 245-257. 
16. Shiau, S.Y. and Lan, C.W. (1996), “Optimum dietary protein level and protein to energy ratio for 
growth of grouper (Epinephelus malabaricus)”, Aquaculture, 145, pp 259-266. 
17. Tuan, L.A. and Williams, K.C. (2007), “Optimum dietary protein and lipid specifications for 
juveniles malabar grouper (Epinephelus malabaricus)”, Aquaculture 267, pp129-138. 

File đính kèm:

  • pdfso_bo_danh_gia_hieu_qua_ky_thuat_kinh_te_va_moi_truong_cua_v.pdf