Sửa chữa pan ôtô

Ôtô là tập hợp tất cả các cơ cấu hệ thống, trong qúa trình hoạt động các bộ phận và hệ thống

thường xảy ra các hư hỏng bất thường làm cho tình trạng kỹ thuật của ôtô kém đI không đảm bảo

yêu cầu về hiệu quả vận hành hoặc gây ra các tai nạn giao thông. Vì vậy công việc kiểm tra và sửa

chữa kịp thời các hư hỏng bất thường (sửa chữa pan) của ôtô là rất quan trọng nhằm :

- Đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao năng suất vận chuyển của ôtô.

- Nâng cao độ bền và giảm các hao mòn chi tiết, giảm các chi phí thay thế không phải tháo rời

tổng thành ôtô.

- Giảm được tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn và giờ công lao động cho công tác bảo dưỡng và sửa

chữa.

Vì vậy các kiến thức và kỹ năng về công việc sửa chữa các hư hỏng bất thường của các cơ cấu

hệ thống ôtô luôn được quan tâm cao nhất trong công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ôtô.

pdf 74 trang dienloan 6060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sửa chữa pan ôtô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sửa chữa pan ôtô

Sửa chữa pan ôtô
 1
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ 
DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ (VTEP) 
 Logo 
 GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: 
SỬA CHỮA PAN ÔTÔ 
MÃ SỐ : HAR 01 35 
NGHỀ : SỬA CHỮA ÔTÔ 
TRÌNH ĐỘ LÀNH NGHỀ 
HÀ NỘI – 2004 
 2
(Mặt sau trang bìa) 
Mã tàI liệu:. 
Mã quốc tế ISBN :.. 
Tuyên bố bản quyền : 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình 
Cho nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các 
mục đích về đào tạo và tham khảo 
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc 
sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành 
mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
Tổng Cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo vệ 
bản quyền của mình. 
Tổng Cục Dạy Nghề cám ơn và hoan nghên các 
thông tin giúp cho việc tu sửa và hoàn thiện tốt 
hơn tàI liệu này. 
Địa chỉ liên hệ: 
Dự án giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp 
Tiểu Ban Phát triển Chương trình Học liệu 
................................................................ 
 3
LỜI TỰA 
(Vài nét giới thiệu xuất xứ của chương trình và tài liệu) 
 Tài liệu này là một trong các kết quả của Dự án GDKT-DN .. 
(Tóm tắt nội dung của Dự án) 
(Vài nét giới thiệu quá trình hình thành tài liệu và các thành phần tham gia) 
(Lời cảm ơn các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia ) 
(Giới thiệu tài liệu và thực trạng) 
TàI liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mô đun/môn học của 
một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh 
Nghề Sửa chữa ôtô ở cấp trình độ ..II 
và được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các khoá đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho 
đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực 
tham khảo. 
Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ 
thống dạy nghề. 
 Hà nội, ngày . tháng năm 
Giám đốc Dự án quốc gia 
 4
MỤC LỤC 
 ĐỀ MỤC TRANG 
 1- Lời tựa 3 
 2- Mục lục 4 
 3- Giới thiệu về mô đun 5 
 4- Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề 6 
 5- Các hình thức học tập chính trong mô đun 7 
 6- Bài 1 : - Sửa chữa pan động cơ xăng 9 
 - Thực tập động cơ xăng 13 
 7- Bài 2 : - Sửa chữa pan động cơ điêzen 20 
 - Thực tập động cơ điêzen 23 
 8- Bài 3 : - Sửa chữa pan hệ thống điện ôtô 27 
 - Thực tập pan hệ thống điện ôtô 30 9- Bài 
4 ; - Sửa chữa pan hệ thống đánh lửa và nhiên liệu 33 
 - Sửa chữa pan hệ thống đánh lửa và nhiên liệu 37 
 10- Bài 5 : - Sửa chữa pan hệ thống truyền động ôtô 43 
 - Thực tập Sửa chữa pan hệ thống truyền động ôtô 53 
 11- Đáp án các câu hỏi và bài tập 68 
 12- Các thuật ngữ chuyên môn 70 
 13- Tài liệu tham khảo 71 
 5
GIỚI THIÊU VỀ MÔ ĐUN 
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun : 
 Ôtô là tập hợp tất cả các cơ cấu hệ thống, trong qúa trình hoạt động các bộ phận và hệ thống 
thường xảy ra các hư hỏng bất thường làm cho tình trạng kỹ thuật của ôtô kém đI không đảm bảo 
yêu cầu về hiệu quả vận hành hoặc gây ra các tai nạn giao thông. Vì vậy công việc kiểm tra và sửa 
chữa kịp thời các hư hỏng bất thường (sửa chữa pan) của ôtô là rất quan trọng nhằm : 
 - Đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao năng suất vận chuyển của ôtô. 
 - Nâng cao độ bền và giảm các hao mòn chi tiết, giảm các chi phí thay thế không phải tháo rời 
tổng thành ôtô. 
 - Giảm được tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn và giờ công lao động cho công tác bảo dưỡng và sửa 
chữa. 
 Vì vậy các kiến thức và kỹ năng về công việc sửa chữa các hư hỏng bất thường của các cơ cấu 
hệ thống ôtô luôn được quan tâm cao nhất trong công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ôtô. 
Mục tiêu của mô đun: 
 - Nhằm trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức cơ bản về khái niệm, phân loại, phương pháp 
xác định và sửa chữa các pan ôtô. Đồng thời có đủ kỹ năng để phát hiện, sửa chữa nhanh, chính xác 
các pan thông thường của các cơ cấu hệ thống của ôtô. 
Mục tiêu thực hiện của mô đun: 
 Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: 
1- Phát biểu được các khái niệm, phân loại pan ôtô. 
2- Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, các phương pháp kiểm tra và sửa 
chữa các pan của ô tô 
3- Phát hiện được và sửa chữa nhanh chính xác các pan thông thường của ô tô 
4- Sử dụng đúng, hợp lý dụng cụ, thiết bị dùng cho kiểm tra và sửa chữa pan ôtô 
Nội dung chính của mô đun: 
1- Khái niệm, phân loại pan ôtô 
2- Sửa chữa pan động cơ xăng 
3- Sửa chữa pan động cơ điêzen 
4- Sửa chữa pan của hệ thống điện ôtô 
5- Sửa chữa pan tổng hợp của hệ thống đánh lửa và nhiên liệu 
6- Sửa chữa pan gầm ôtô 
Bài Danh mục các bài học Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Các 
hoạt 
động 
khác 
Bài 1 Sửa chữa pan động cơ xăng 4 10 
Bài 2 Sửa chữa pan động cơ điêzen 4 10 
Bài 3 Sửa chữa pan hệ thống điện ôtô 4 10 
Bài 4 Sửa chữa pan hệ thống đánh lửa và nhiên liệu 4 10 
Bài 5 Sửa chữa pan hệ thống gầm ôtô 4 12 
 Cộng 20 52 
 7 
SƠ ĐỒ QUAN HỆ THEO TRÌNH TỰ HỌC NGHỀ 
HAR 01 01 
Điện kỹ 
thuật 
HAR 01 19 
SC-BD phần cố định 
động cơ 
HAR 01 18 
Kỹ thuật về động cơ 
đốt trong 
HAR 01 08 
Kỹ thuật đIện 
tử 
HAR 01 10 
Vật liệu cơ 
khí 
HAR 01 11 
Dung sai lắp 
ghépvà 
ĐLKT 
HAR 01 12 
Vẽ kỹ thuật 
HAR 01 13 
An toàn 
HAR 01 17 
Nhập môn 
nghề s/c ô tô 
HAR 01 14 
Thực hành 
nghề bổ trợ 
HAR 01 20 
SC- BD phần 
C/động động cơ 
HAR 01 21 
SC-BD Cơ cấu phân 
phối khí 
HAR 01 22 
SC-BD Hệ thống bôi 
trơn 
HAR 01 23 
SC-BD Hệ thống 
làm mát 
HAR 01 24 
SC-BD Hệ thống 
nhiên liệu xăng 
HAR 01 25 
SC-BD Hệ thống 
nhiên liệu dieden 
HAR 01 26 
SC-BD Hệ thống 
khởi động 
HAR 01 27 
SC-BD Hệ thống 
đánh lửa 
HAR 01 28 
SC-BD Trang thiết 
bị điện ô TÔTÔ 
HAR 01 29 
SC-BD Hệ thống 
truyền lực 
HAR 01 30 
SC-BD Cầu chủ 
động 
HAR 01 31 
SC-BD Hệ thống di 
chuyển 
HAR 01 32 
SC-BD Hệ thống lái 
HAR 01 33 
SC-BD Hệ thống 
phanh 
HAR 01 35 
SC Pan ô tô 
HAR 01 34 
K.tra tình trạng kỹ 
thuật Đcơ và ô tô 
HAR 01 36 
nâng cao hieụ quả 
công việc 
BẰNGCÔNG 
NHÂN LÀNH 
NGHỀ 
HAR 02 06 
Xác suất thống kê 
HAR 02 07 
Kỹ thuật tự động điều 
khiển bằng điện tử 
HAR 02 08 
 Vẽ Auto CAD 
HAR 02 19 
Tổ chức 
quản lý và 
sản xuất 
CHỨNG CHỈ 
BẬC CAO 
HAR 02 11 
Chẩn đoán 
động cơ 
HAR 02 12 
Chẩn đoán 
HT truyền 
động ôtô 
HAR 02 14 
SC-BD bộ 
tăng áp 
HAR 02 15 
SC-BD Hệ 
thống phun 
xăng điện tử 
HAR 02 16 
SC-BD BCA 
điều khiển bằng 
điện từ 
HAR 02 17 
SC-BD HT 
đ/khiển bằng 
khí nén 
BẰNGCÔNG 
NHẬN BẬC 
CAO 
CHỨNG 
CHỈ 
NGHỀ 
HAR 01 09 
Cơ kỹ thuật 
HAR 02 13 
Công nghệ phục hồi chi 
tiết trong s/chữa 
HAR 02 09 
Công nghệ khí nén 
và thủy lực 
HAR 02 10 
 Nhiệt kỹ thuật 
HAR 02 18 
SC-BD Biến 
mô thủy lực 
7 
HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN 
1 . Học trên lớp về : 
 - Khái niệm và phân loại pan ôtô. 
 - Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, các phương pháp kiểm tra và sửa chữa các pan của ô tô 
 - Quy trình kiểm tra và sửa chữa các pan bộ phận, hệ thống của ô tô 
2 . Thực tập tại xưởng trường về : 
 - Thực hành kiểm tra và sửa chữa nhanh chính xác các pan thông thường của ô tô 
 3 . Tham quan thực tế về : 
- Thực hành kiểm tra và sửa chữa các pan thông thường của ô tô trong cơ sở sửa chữa ôtô hiện đại. 
 4. Tự nghiên cứu và làm bài tập về : 
- Các tài liệu tham khảo về công nghệ kiểm tra và sửa chữa các pan của ô tô 
- Trình bày một số phương pháp về công việc kiểm tra và sửa chữa các pan của một sơ cơ cấu, hệ 
thống của ô tô. 
8
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN 
1. Kiến thức: 
- Phát biểu đầy đủ các khác niệm và phân loại các pan của ô tô 
- Trình bày được những hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp xác định và sửa chữa 
các pan của từng bộ phận hệ thống ô tô 
2. Kỹ năng: 
- Phát hiện, khắc phục được các loại pan ôtô 
- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, phát hiện và sửa chữa các Pan đảm bảo chính 
xác và an toàn. 
- Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý. 
3. Thái độ: 
- Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong sửa chữa Pan ô 
tô. 
- Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian . 
- Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót. 
9
Bài 1 
SỬA CHỮA PAN ĐỘNG CƠ XĂNG 
Giới thiệu : 
 Động cơ xăng là tập hợp tất cả các cơ cấu hệ thống như: cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu 
phân phối khí, hệ thống bôi trơn, làm mát và hệ thống khởi động, đánh lửa. Động cơ xăng được sử 
dụng rộng rải trên các ôtô tải nhỏ, xe con và xe du lịch do có cấu tạo nhỏ gọn, dễ khởi động, nổ êm 
và có tính năng cơ động cao. 
 Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ luôn xảy ra các hư hỏng bất thường cần 
phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm 
việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất. 
 Vì vậy công việc kiểm tra, sửa chữa các pan của động cơ cần được tiến hành nhanh chóng và 
chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tính năng vâvnj hành và nâng cao tuổi thọ của động 
cơ 
Mục tiêu thực hiện: 
1- Phát biểu được khái niệm về pan ôtô 
2- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa pan thường gặp của 
động cơ xăng 
 3- Phát hiện nhanh và sửa chữa pan động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng phương 
pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Nội dung chính: 
 I- Khái niệm pan ôtô 
II- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan động cơ xăng 
1- Hiện tượng và nguyên nhân 
 2- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan 
III- Kiểm tra, sửa chữa pan thường gặp của động cơ xăng 
1- Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được 
2- Động cơ khởi động được nhưng chạy một lúc lại chết máy 
3- Động cơ chạy không đều 
4- Động cơ chạy yếu 
5- Động cơ không chạy chậm được 
6- Động cơ bị nóng quá 
7- Động cơ đang chạy bị chết 
8- Động cơ đang làm việc có tiếng kêu và gõ 
9- Động cơ làm việc hao xăng 
10
HỌC TRÊN LỚP 
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẤU TẠO ĐỘNG CƠ XĂNG 
II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PAN ÔTÔ 
1. Khái niệm 
 Pan động cơ và ôtô là những hiện tượng hư hỏng đột xuất và bất thường của động cơ và các hệ 
thống của ôtô xẩy ra trong quá trình hoạt động, vận hành của động cơ và ôtô. Sửa chữa các pan của 
động cơ và ôtô là công việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và những kinh nghiệm của người 
thợ và của các cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định hư hỏng và sửa chữa 
kịp thời để đảm bảo tình trạng kỹ thuật của động cơ và ôtô trong quá trình vận hành. 
 2. Phân loại 
 - Các pan chung của ôtô 
 - Các pan hệ thống (pan cơ cấu) 
 - Các pan cụm chi tiết (pan nhóm chi tiết) 
Hình 1-2: Sơ đồ cấu tạo chung động cơ xăng 4 kỳ 
Thùng xăng Động cơ 
Bầu lọc không khí 
Máy khởi động 
Bộ chế hoà khí 
Bàn đạp ga 
Bộ chia điện 
Bơm xăng 
Quạt gió ống xả 
11
III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA 
 SỬA CHỮA PAN ĐỘNG CƠ XĂNG 
A. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng bất thường của động cơ xăng 
Hiện tượng hư hỏng 
Nguyên nhân hư hỏng 
Động cơ khó khởi động hoặc 
không khởi động được. 
- ắc quy yếu, lỏng đầu nối dây hoặc thiếu xăng 
- Hoặc máy khởi động hỏng, lỏng dây nối ắc quy hoặc dây nối 
điện cao áp, hoặc không có xăng đến bộ chế hoà khí 
Động cơ khởi động được nhưng 
chạy một lúc lại chết máy 
- Dây nối điện của hệ thống đánh lửa chạm đứt hoặc lỏng 
- Đường ống xăng và bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc hết xăng 
Động cơ không chạy không tải 
được 
Động cơ chạy không đều 
Động cơ chạy yếu 
- Bô chế hoà khí tăc bẩn, xăng cấp không đều, xăng lẫn nước, 
thiếu xăng do hở đường ống nạp và bộ chế hoà khí hoặc bộ 
làm đậm của bộ chế hoà khí kẹt hỏng  
- Một vài xi lanh không làm việc do mòn gãy xéc măng hoặc 
một số bugi không có lửa  
Động cơ đang chạy bị chết - Đường ống xăng và bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc hết xăng 
- Dây nối điện của hệ thống đánh lửa chạm đứt, lỏng đầu nối 
hoặc hết xăng hoặc trục khuỷu bị cháy bó bạc lót. 
Động cơ đang làm việc có tiếng 
gõ ồn khác thường 
- Pittông hoặc xéc măng nứt, vỡ hoặc gãy xéc măng 
-Trục khuỷu, thanh truyền và cong vênh hoặc đứt lỏng bu lông 
hãm. 
- Thời điểm đánh lửa quá sớm hoặc dùng sai loại xăng gây 
cháy kích nổ 
- Supáp nứt gãy, hoặc khe hở nhiệt quá lớn 
- Các bộ phận đối trọng và cân bằng hư hỏng 
Động cơ bị nóng quá 
Động cơ làm việc hao xăng 
- Quạt gió hoặc bơm nước hỏng hoặc quay yếu, thiếu nước 
làm mát hoặc đặt lửa sai, cháy kích nổ 
- Bướm gió kẹt đóng, bầu lọc không khí tắc, bộ chế hoà khí 
kẹt thủng phao xăng làm mức xăng quá cao, mòn nhiều nhóm 
pittông và xéc măng 
- áp suất dầu nhờn giảm (áp suất 
dầu từ 0,2 – 0,5 Mpa) 
Đồng hồ áp suất dầu báo thấp 
hơn quy định 
- Mòn cổ trục và bạc lót của trục khuỷu và trục cam 
- Hệ thống đường ống dẫn dầu bôi trơn bị nứt, hở hoặc van áp 
suất gãy lò xo. 
2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa 
a) Kiểm tra và xác định hư hỏng 
 - Dùng thiết bị kiểm tra và kinh nghiệm của người thợ để xác định các hư hỏng của từng hệ thống 
và từng bộ phận của động cơ. 
 - Tiến hành kiểm tra các hư hỏng của từng hệ thống, bộ phận sau đó dùng phương pháp loại trừ 
dần các bộ phận không hư hỏng để phát hiện và xác định đúng bộ phận và chi tiết hư hỏng. 
b) Sửa chữa các hư hỏng 
- Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa 
 - Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của bộ phận của hệ thống nhiên liệu 
 - Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và cơ cấu phân phối khí 
 - Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng các bộ phận của hệ thống bôi trơn và làm mát 
12
III. NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA CÁC PAN CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG 
 1. Làm sạch bên ngoài động cơ 
 2. Kiểm tra bên ngoài vặn chặt, điều chỉnh các bộ phận 
 3. Kiểm tra cấp đủ dầu bôi trơn, nước làm mát và nhiên liệu. 
 4. Vận hành động cơ 
 5. Nghe tiếng gõ, ồn ở các hệ thống, bộ phận và các cụm của động cơ 
 6. Kiểm tra quan sát bên ngoài các cụm chi tiết trong quá trình vận hành 
 7. Phân tích, xác định và sửa chữa các (pan)hư hỏng. 
 IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1- Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được vì những nguyên nhân nào ? 
2- Tại sao động cơ khởi động được nhưng chạy một lúc lại chết máy ? 
3- Động cơ chạy yếu và không không chạy không tải được do nguyên nhân nào ? 
4- Bài tập. Xác định và sửa chữa pan : khi vận hành động cơ bị nóng quá ? 
5- Bài tập. Xác định và sửa chữa pan : khi động cơ đang làm việc có tiếng kêu ồn khác 
thường ở nhóm trục khuỷu – thanh truyền? 
6- Bài tập. Xác định và sửa chữa pan : khi động cơ làm việc hao xăng ? 
13
THỰC HÀNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA CÁC PAN CỦA ĐỘNG CƠ 
I. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC 
1. Mục đích: 
 - Rèn luyện kỹ năng kiểm tra và sửa chữa các pan của động cơ xăng. 
 - Nhận dạng các bộ phân của động cơ xăng bốn kỳ 
2. Yêu cầu: 
 - Kiểm tra chính xác, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 - Nhận dạng và kiểm tra được các 
 - Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác. 
 - Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp 
 - Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng. 
3. Chuẩn bị:  ...  bộ trợ lực. 
 - Kiểm tra và lắp đúng dấu các vị trí của trục tay lái, cần quay đứng và các thanh kéo. 
 a) b) 
Hình 5-19: Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống lái ôtô 
a) Hệ thống lái (có bộ trợ lực) b) Hệ thống lái (không có bộ trợ lực) 
Vành tay lái 
Ông trục tay lái 
Trục tay lái 
Thanh răng 
Bộ trợ lực tay lái 
Bơm trợ lực tay 
Hộp tay lái 
Thanh kéo ngang 
Vành tay lái 
Thanh kéo dọc 
Cần quay đứng 
Trục tay lái 
Khung xe 
a) b) 
 Hình 5 -20: Lắp đúng dấu các chi tiếtcủa hệ thống lái ôtô 
a) Vạch dấu và tháo trục tay lái; b) Vạch dấu giữa đòn quay đứng và đầu trục vành răng; 
Vạch dấu 
Trục tay lái Đòn quay đứng 
Hộp tay lái 
Vạch dấu 
Trục vành răng 
61 
b) Điều chỉnh hệ thống lái 
 Điều chỉnh khe hở dọc trục tay lái (hình 5- 21) 
 Kiểm tra 
 Tháo thanh kéo dọc, dùng tay lắc cần quay đứng. Nếu cảm thấy có độ rơ lớn hơn tiêu chuẩn cần 
phải điều chỉnh. 
 Điều chỉnh 
 - Tháo nắp hộp tay lái ( hoặc chốt hãm của đai ốc điều chỉnh) 
 - Tiến hành thêm hoặc bớt đệm dưới trục vít (hoặc vặn đai ốc điều chỉnh vào hoặc ra) để đạt được 
độ rơ tiêu chuẩn. 
 Điều chỉnh hành trình tự do (độ rơ tự do) 
 Kiểm tra hành trình tự do của vành tay lái (hình 5- 22) 
 Hành trình xoay vành tay láI lớn hơn 250 do các khớp cầu đầu đòn quay đứng và thanh kéo dọc 
mòn nhiều hoặc điều chỉnh sai. 
 - Để xe ở vị trí đi thẳng, gắn đồng hồ đo góc lên vành tay lái. 
 - Sau đó xoay vành tay lái qua trái và qua phái cho đến khi có lực cản nặng thì dừng lại và đọc số 
đo trên đồng hồ và so với tiêu chuẩn (hành trình tự do vành tay lái = (150 – 250). Nêú góc xoay 
không đúng tiêu chuẩn cần phải tiến hành điều chỉnh. 
 Điều chỉnh 
 Tháo chốt hãm đầu thanh kéo dọc, dùng tua vít vặn chặt đai ốc hãm bạc khớp cầu, sau đó vặn ra 
đến vị trí lắp được chốt hãm. 
 a) b) c) 
Hình 5 - 21. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở dọc trục tay lái 
 a- Kiểm tra hộp tay lái b- Điều chỉnh đệm hộp tay lái c- Điều chỉnh đai ốc hãm 
 a) b) 
Hình 5 - 22. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của vành tay lái 
 a) Kiểm tra vành tay lái; b) Điều chỉnh độ rơ của vành tay lái 
 Vành tay lái 
Thanh kéo dọc 
Đòn quay đứng 
Đai ốc điều chỉnh Đệm điều chỉnh Đòn quay đứng 
Thanh kéo dọc Nắp hộp tay lái 
Hộp tay lái 
62 
 Điều chỉnh lực quay vành tay lái 
 Kiểm tra hành trình lực quay vành tay lái 
 Gắn đồng hồ đo lực lên vành tay lái, sau đó xoay vành tay lái qua trái và qua phái làm cho bánh xe 
dịch chuyển nhẹ nhàng, với một lực = 1 – 1,5 kG là đạt yêu cầu. Nếu lực vặn lớn hơn cần phải tiến 
hành điều chỉnh. 
 Điều chỉnh 
 Tiến hành nới lỏng đai ốc hãm vít điều chỉnh trục vành răng (hoặc trục bánh vít) ở nắp bên hộp tay 
lái ra, sau đó vặn vít điều chỉnh ra hoặc vào cho đến khi đạt lực quay vành tay lái nhẹ đúng tiêu 
chuẩn (Vặn vít vào theo chiều kim đồng hồ làm cho lực quay tăng lên, vặn vít ra ngược chiều kim 
đồng hồ làm cho lực quay giảm xuống). 
 Điều chỉnh thanh kéo ngang (độ chụm bánh xe) 
 Kiểm tra độ chụm của hai bánh xe dẫn hướng (hình 5- 24) 
 - Độ chụm bánh xe trước = A – B (= 2-5 mm) 
(A và B là khoảng cách phia sau và phia trước của tâm hai bánh xe dẫn hướng) 
 Độ chụm của hai bánh xe trước đảm bảo cho hai bánh xe luôn chuyển động song song với nhau. 
Vì lực cản của mặt đường có xu hướng xoay các bánh xe ra phía ngoài để bù trừ cho khe hở khi lắp 
ráp và tránh mòn lốp nhanh. 
 - Khi kiểm tra để xe ở vị trí đi thẳng, trên mặt đường bằng phẳng. Dùng thước đo chuyên dùng đo 
khoảng cách giữa hai vị trí của tâm ở phía trước (B) và phía sau (A) 
 Sau đó lấy trị số = A – B (mm) và so sánh với tiêu chuẩn cho phép để tiến hành điều chỉnh. 
 a) b) c) 
Hình 5 - 23. Kiểm tra và điều chỉnh lực quay vành tay lái 
 a, b) Kiểm tra lực quay vành tay láI c) Điều chỉnh lực quay vành tay lái 
Đồng hồ đo Vành tay lái Hộp tay lái Đồng hồ đo 
Vít đ chỉnh 
63 
b) Điều chỉnh (hình 5-24b) 
 - Tháo thanh kéo ngang khỏi đòn cam lái 
 - Tháo lỏng hai đầu nối ren của thanh kéo ngang, sau đó vặn ra hoặc vào để đạt được kích thước 
(A – B) đúng yêu cầu. 
 Tháo các đai ốc của ống khớp cầu ở hai đầu thanh kéo ngang, sau tiến hành vặn đầu khớp cầu ra 
hoặc vào để đạt độ chụm đúng tiêu chuẩn quy định. 
c) Sửa chữa pan hệ thống lái 
 Sau khi vặn chặt và điều chỉnh các bộ phận của hệ thống lái, nhưng hệ thống lái vẫn điều khiển 
không ổn định và lực xoay vành tay lái vẫn nặng, cần tiến hành kiểm tra, sửa chữa tiếp các bộ phận 
để cho hệ thống lái đảm bảo đúng yêu cầu trạng thái kỹ thuật. 
 - Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ tiêu chuẩn của moayơ trước. 
 - Kiểm tra độ mòn của hai bánh xe trước và bơm đủ áp suất của lốp. 
 - Kiểm tra và điều chỉnh các góc nghiêng của chốt chuyển hướng và thay thế bạc, chốt chuyển 
hướng mòn.
Hình 5 - 24. Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm bánh xe 
a) Kiểm tra độ chụm bánh xe b) Điều chỉnh độ chụm bánh xe 
Bánh xe dẫn hướng Thanh kéo ngang Ống nối khớp cầu 
Đai ốc điều chỉnh 
64 
F. THỰC HÀNH SỬA CHỮA CÁC PAN CỦA HỆ THỐNG PHANH 
1. Kiểm tra và vặn chặt các bộ phận 
 a) Kiểm tra bên ngoài và vặn chặt các bộ phận 
 - Kiểm tra bên ngoài các mối lắp ghép của hệ thống phanh và vặn chặt các đai ốc, bulông hãm. 
 - Kiểm tra các vết nứt, gãy hở của các đường ống dẫn dầu (hoặc khí nén), các xi lanh, bầu phanh 
của hệ thống phanh. 
 - Kiểm tra và điều chỉnh hành trình của bàn đạp phanh. 
 - Xả không khí trong hệ thống phanh thuỷ lực. 
 b) Kiểm tra khi vận hành 
 - Khi vận hành ôtô chú ý nghe ồn khác thường ở cụm hệ thống phanh, nếu có tiếng ồn khác thường 
và xe vận hành và phanh không ổn định cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời để đảm bảo an toàn 
giao thông. 
2. Kiểm tra điều chỉnh hệ thống phanh 
 a) Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh 
 Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh 
 - Hành trình tự do của bàn đạp phanh = 8 -15 mm 
 - Kiểm tra : Dùng thước đo chuyên dùng đo khoảng cách từ sàn xe lên bàn đạp phanh, sau đó ấn 
bàn đạp phanh đến vị trí cảm thấy nặng (có lực cản) và dừng lại để đọc kết quả, so sánh với tiêu 
chuẩn cho phép và tiến hành điều chỉnh. 
 a) b) 
Hình 5-25. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh khí nén 
a) Cấu tạo dẫn động phanh; b) Cấu tạo cơ cấu phanh 
Bàn đạp 
Đồng hồ báo áp suất 
Bình chứa khí nén 
Van điều khiển 
ống dẫn khí nén Máy nén khí 
Guốc phanh
Bầu phanh bánh xe 
Má phanh 
Bầu phanh bánh xe 
Cam tác động 
 Lò xo 
65 
 Điều chỉnh (hình 5- 26) 
 -Tháo các đai ốc điều chỉnh của ty đẩy đầu xi lanh chính, tiến hành vặn ra hoặc vào để đạt hành 
trình tự do của bàn đạp đúng tiêu chuẩn quy định sau đó hãm chặt. 
 a) b) 
Hình 5-26. Kiểm tra, điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh 
 b) Xả không khí trong hệ thống phanh thuỷ lực (hình 5-27) 
 - Kiểm tra làm sạch bên ngoài các bộ phận dẫn động phanh 
 - Đổ dầu phanh đầy bình chứa 
 - Đạp bàn đạp phanh nhiều lần sau đó giữ nguyên vị trí đạp phanh 
 - Tiến hành nới lỏng vít xả ở xi lanh chính và xả hết không khí sau đó vặn chặt 
 - Thực hiện đạp bàn đạp phanh và xả không khí trong xi lanh chính nhiều lần cho đến khi hết bọt 
khí . 
 - Tiếp tục thực hiện đạp bàn đạp phanh và xả không khí trong xi lanh bánh xe nhiều lần cho đến 
khi hết bọt khí . 
 - Kiểm tra và đổ dầu phanh đầy bình chứa 
 - Kiểm tra và thử phanh trên đường. 
 a) b) c) 
Hình 5 - 27. Xả không khí trong hệ thống phanh thuỷ lực 
 a) Đổ đủ dầu phanh; b) Đạp phanh liên tục; c) Giữ bàn đạp phanh và xả không khí 
Bàn đạp 
Thước kiểm tra 
8- 15 
Ty đẩy 
Sàn xe 
Bàn đạp 
Đai ốc điều chỉnh 
66 
c. Điều chỉnh cơ cấu phanh 
 Kiểm tra khe hở má phanh 
 - Kê kích bánh xe 
 - Đo khe hở má phanh qua lỗ trên tang trống và so với tiêu chuẩn cho phép 
 ( hoặc quay bánh xe không nghe tiếng ồn nhẹ ) 
 Điều chỉnh cơ cấu phanh thuỷ lực (hình 5- 28) 
 . - Xoay chốt lệch tâm và cam lệch tâm của guốc phanh cho đến khi đạt khe hở phía dưới và phía 
trên giữa má phanh và tang trống đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 - Xoay đai ốc điều chỉnh cho khe hở phía dưới má phanh và tang trống đạt yêu cầu. 
 Điều chỉnh cơ cấu phanh khí nén (hình 5- 29) 
 - Xoay chốt lệch tâm và cam lệch tâm của guốc phanh cho đến khi đạt khe hở phía dưới và phía 
trên giữa má phanh và tang trống đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 - Xoay đai ốc điều chỉnh cho khe hở phía dưới má phanh và tang trống đạt yêu cầu. 
 a) b) c) 
Hình 5 - 28. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở cơ cấu phanh 
a) Xoay chốt điều chỉnh; b) Chốt điều chỉnh c) Điều chỉnh bu lông cam lệch tâm 
Bulông điều chỉnh 
Mâm phanh Chốt điều chỉnh 
Má phanh 
Chốt điều chỉnh 
Hình 5 -29. Cấu tạo bầu phanh bánh xe và cơ cấu phanh khí nén 
Bầu phanh 
Bulông điều chỉnh 
Lò xo Màng cao su 
Đai ốc điều chỉnh Chạc xoay 
ống khí nén 
Má phanh 
Lò xo 
Cam tác động 
Trục cam t đông Chốt lệch tâm 
67 
2. Sửa chữa pan hệ thống phanh 
 Sau khi vặn chặt và điều chỉnh các bộ phận của hệ thống phanh, nhưng hệ thống phanh kém 
hiệu lực, phanh ăn không đều hoặc bó phanh, cần tiến hành kiểm tra, sửa chữa tiếp các bộ phận để 
cho hệ thống phanh đảm bảo đúng yêu cầu trạng thái kỹ thuật. 
 - Kiểm tra và thay thế các pittông, lò xo, vòng đệm và màng cao su của các xi lanh hoặc bầu 
phanh. 
 - Thay thế và sửa chữa các má phanh bị mòn và chai cứng. 
 - Tra mỡ bôi trơn các chốt xoay, chốt lệch tâm... 
CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO 
I. Tên bài tập 
 1. Hệ thống phanh ăn lệch về một bên? 
 2. Cơ cấu phanh bị bó kẹt khi phanh ? 
II. Yêu cầu cần đạt 
 1. Trình bày được phương pháp chẩn đoán và xác định hư hỏng. 
 2. Xác định được chính xác hư hỏng và sửa chữa các pan đúng kỹ thuật. 
III. Thời gian 
 - Sau 1 tuần nộp đủ các bài tập. 
 a) b) c) 
Hình 5-30. Kiểm tra cơ cấu phanh 
a) Kiểm tra má phanh mòn b) Kiểm tra diện tích tiêp xúc của má phanh 
c) Kiểm tra mòn má phanh (phanh đĩa) 
Guốc phanh 
Má phanh 
Tang trông 
Má phanh Má phanh 
Chốt báo mòn má phanh 
68 
ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
Đáp án - Bài 1 
 Câu 1: nguyên nhân do : 
- ắc quy yếu, lỏng đầu nối dây hoặc thiếu xăng 
- Hoặc máy khởi động hỏng, lỏng dây nối ắc quy hoặc dây nối điện cao áp, hoặc không có xăng đến 
bộ chế hoà khí 
 Câu 2: nguyên nhân do : 
 - Dây nối điện của hệ thống đánh lửa chạm đứt hoặc lỏng 
- Đường ống xăng và bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc hết xăng 
 Câu 3: nguyên nhân do : 
 - Bô chế hoà khí tăc bẩn, xăng cấp không đều, xăng lẫn nước, thiếu xăng do hở đường ống nạp và 
bộ chế hoà khí hoặc bộ làm đậm của bộ chế hoà khí kẹt hỏng  
- Một vài xi lanh không làm việc do mòn gãy xéc măng hoặc một số bugi không có lửa  
Đáp án - Bài 2 
 Câu 1: nguyên nhân do : 
 - Quạt gió hoặc bơm nước hỏng hoặc quay yếu, thiếu nước làm mát hoặc đặt bơm sai, cháy không 
ổn định 
 Câu 2: nguyên nhân do : 
 - Chốt pittông hoặc xéc măng gãy, hoặc pittông nứt, vỡ. 
-Trục khuỷu, thanh truyền và cong vênh hoặc đứt lỏng bu lông hãm. 
- Thời điểm đặt bơm quá sớm hoặc dùng sai loại nhiên liệu gây cháy nổ không ổn định. 
- Supáp cong, nứt gãy, hoặc khe hở nhiệt quá lớn 
- Các bộ phận đối trọng và cân bằng hư hỏng 
 Câu 3: nguyên nhân do : 
- Bầu lọc không khí tắc, hoặc mòn nhiều nhóm pittông và xéc măng động cơ 
- Bơm cao áp và vòi phun mòn nhiều, hoặc điều chỉnh sai lưu lượng và thời điểm bơm nhiên liệu. 
- Một số vòi phun tắc bẩn. 
Đáp án - Bài 3 
 Câu 1: nguyên nhân do : 
 - Hệ thống đánh lửa đặt lửa quá muộn 
 Câu 2: nguyên nhân do : 
 - Bô chế hoà khí tăc bẩn, xăng cấp không đều, xăng lẫn nước, thiếu xăng do hở đường ống nạp 
hoặc dùng sai laọi xăng quy định. 
- Cơ cấu không tải tắc bẩn 
- Hệ thống đánh lửa sai góc đánh lửa quá sớm, tụ điện yếu, biến áp đánh lửa kém, các đầu dây nối 
điện bẩn hoặc bị lỏng, bugi bẩn 
- Supáp mòn hở 
 Câu 3: nguyên nhân do : 
- Bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc kẹt hỏng bơm làm đậm và bơm tăng tốc 
- Hệ thống đánh lửa đặt lửa quá muộn, tụ điện yếu, biến áp đánh lửa kém. 
69 
Đáp án - Bài 4 
 Câu 1: nguyên nhân do : 
 - ắc quy điện áp không đủ, do sử dụng lâu ngày, thiếu dung dịch điện phân hoặc dung dịch loãng. 
- Cổ góp bẩn, chổi than và lò xo mòn, yếu 
- Các tiếp điểm mòn nhiều hoặc bẩn 
- Các cuộn dây của rơ le bị chạm hoặc đứt. 
 Câu 2: nguyên nhân do : 
 - Bộ điều chỉnh điện áp hỏng 
- Hoặc dây dẫn và các đầu nối của hệ thống chiếu sáng bị lỏng. 
 Câu 3: nguyên nhân do : 
- Bộ gạt nước mưa có cổ góp bẩn, chổi than và lò xo mòn, yếu 
- Các cuộn dây của bộ gạt nước mưa bị đứt hoặc chạm nhẹ. 
- Dây dẫn điện từ ắc quy bị lỏng 
Đáp án - Bài 5 
 Câu 1: nguyên nhân do : 
 - Càng sang số và trục trượt mòn, cong. 
 - Bộ đồng tốc mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các bánh răng mòn, gãy. 
 - Các ổ bi mòn làm lệch tâm các trục của hộp số. 
 - Ly hợp mở không dứt khoát. 
 Câu 2: nguyên nhân do : 
 - áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe phải và trái không giống nhau. 
- Bộ điều hoà lực phanh hỏng 
- Pít tông, xi lanh bánh xe (hay guốc phanh) bị kẹt về một bên bánh xe. 
- Má phanh dính dầu, mỡ, hoặc khe hở má phanh và tang trống của hai bánh xe trái và phải khác 
nhau. 
- Bộ hãm cứng bánh xe (ABS) bị kẹt hỏng về một bên. 
 Câu 3: nguyên nhân do : 
- Cơ cấu phanh : má phanh mòn nhiều đến đinh tán, bề mặt má phanh chai cứng hoặc bị dính nước, 
đinh tán lỏng, chốt lắp guốc phanh mòn và thiếu dầu bôi trơn hoặc ổ bi moayơ mòn vỡ. 
 Câu 4: nguyên nhân do : 
- Đòn quay đứng : cong, vênh và mòn phần then hoa 
- Các thanh kéo dọc và ngang : cong 
- Điều chỉnh sai độ chụm các bánh xe 
- Dầm cầu bị cong vênh hoặc mòn bạc và chốt chuyển hướng. 
 Câu 5: nguyên nhân do : 
- Bánh răng vi sai và chốt chữ thập mòn, rỗ nhiều, thiếu dầu bôi trơn hoặc bị kẹt do gãy răng 
70 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 
- Trục khuỷu (trục cơ) 
- Xéc măng (vòng găng) 
- Supáp (van) 
- Đòn bẩy (đòn mở) 
- Van ổn nhiệt (van hằng nhiệt) 
- ống tăng áp (bôbin cao áp) 
- Máy khởi động ( động cơ điện hay đề ) 
- Bộ chia điện (đen cô) 
- Bộ chế hoà khí (Cacburatơ) 
- Bơm chuyển nhiên liệu (bơm thấp áp) 
- Van cao áp (van thoát hay van triệt hồi) 
- Đĩa ma sát (đĩa ly hợp) 
- Hộp phân phối (hộp số phụ) 
- Bán trục (nữa trục) 
71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1-Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-NXB.giáo dục-2000 
 2- Nguyễn tất Tiến-Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô-máy nổ-2002 
 3- Nguyễn Tất Tiến-Nguyễn đức Phú-Hồ Tấn Chuẫn-Trần Văn Tế-Kết cấu tính toán động cơ 
đốt trong I.II.III-NXB giáo dục-1996 
 4-Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ôtô và động cơ nổ hiện đại-Động cơ xăng-NXB ban 
GDCN.TP.Hồ Chí MInh-1990. 
 5- Nguyễn Đức Tuyên-Nguyễn Hoàng Thế-Sư dụng- Bảo dưỡng và sửa chữa ôtô- NXB Đại 
học và giáo dục chuyên nghiệp-Tập I-II-1989. 
 6-Nguyễn Thanh Trí-Châu ngọc Thanh-Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa xe ôtô đời mới-
NXB Trẻ-1996. 
 7-Trần Duy Đức ( dịch)-Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô-NXB Công nhân kỹ thuật Hà nội-
1987. 
 8-Nguyễn Khắc Trai – Kỹ thuật chẩn đoán ôtô - Bộ môn ôtô -Đại học bách khoa Hà nội – Nhà 
xuất bản giao thông vận tảI 2004 
 9-TOYOTA - HIACE - Repair Manual For Chassis & Body- 1989 
 10- Công ty ôtô TOYOTA- Tài liệu đào tạo- Hộp số tự động- Tập 9 -1997 
72 
73 
74 
Bơm cao áp 

File đính kèm:

  • pdfsua_chua_pan_oto.pdf