Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vân để bảo tổn cầu Long Biên
Bài viết "Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện từ vói vẩh đề
bảo tổn cầu Long Biên" được tác giả thực hiện trên CO' sở dùng lý thuyết
truyền thông, lý thuyết về báo chí, và lý thuyết về phản biện xã hội để
phân tích, chỉ ra những ưu, nhược điểm, hiệu quá của báo điện từ Việt
Nam trong thực tiễn phản biện xã hội.
Dùng phương pháp nghiên cứu trường hợp và phân tích, tổng
hợp, tác giả đã khảo sát loạt bài về bảo tổn cầu Long Biên trên báo
Thanh Niên Online, VnExpress và Vietnamnet từ tháng 2-3/2014.
Kết quả nghiên cứu chi ra rằng; Có đầy đủ căn cứ (đặc trưng loại hình
báo chí, quy định của luật pháp, thực tiễn hoạt động báo chí.) để khẳng
định báo điện từ Việt Nam có chức năng phản biện xã hội (PBXH); Phương
thức phản biện xã hội của báo điện tử thực hiện qua 6 bưóc (theo mô hình
truyền thông của Claude Shannon); có tiêu chí cụ thể để xác định tác phẩm
báo chí có tính chất phản biện xã hội; cả chuyên gia; nhà báo, tòa soạn báo;
độc giả đểu có thể tham gia PBXH và hiệu quả tác động xã hội của các
thông điệp PBXH từ các chủ thể phản biện khác nhau sẽ có phần khác
nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vân để bảo tổn cầu Long Biên
sức MẠNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VÂN ĐỂ BẢO TỔN CẦU LONG BIÊN (Bài viết phân tích qua loạt bài về bảo tổn cầu Long Biên trên báo Thanh Niên Online, VnExpress và Vietnamnet từ tháng 2-3/2014). NCS. Trần Xuân Thân* Tóm tắt Bài viết "Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện từ vói vẩh đề bảo tổn cầu Long Biên" được tác giả thực hiện trên CO' sở dùng lý thuyết truyền thông, lý thuyết về báo chí, và lý thuyết về phản biện xã hội để phân tích, chỉ ra những ưu, nhược điểm, hiệu quá của báo điện từ Việt Nam trong thực tiễn phản biện xã hội. Dùng phương pháp nghiên cứu trường hợp và phân tích, tổng hợp, tác giả đã khảo sát loạt bài về bảo tổn cầu Long Biên trên báo Thanh Niên Online, VnExpress và Vietnamnet từ tháng 2-3/2014. Kết quả nghiên cứu chi ra rằng; Có đầy đủ căn cứ (đặc trưng loại hình báo chí, quy định của luật pháp, thực tiễn hoạt động báo chí...) để khẳng định báo điện từ Việt Nam có chức năng phản biện xã hội (PBXH); Phương thức phản biện xã hội của báo điện tử thực hiện qua 6 bưóc (theo mô hình truyền thông của Claude Shannon); có tiêu chí cụ thể để xác định tác phẩm báo chí có tính chất phản biện xã hội; cả chuyên gia; nhà báo, tòa soạn báo; độc giả đểu có thể tham gia PBXH và hiệu quả tác động xã hội của các thông điệp PBXH từ các chủ thể phản biện khác nhau sẽ có phần khác nhau. Đặc biệt, qua nghiên cứu cho thây, môi trường xã hội, hoạt động của * Khoa Báo chí Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. NCS. Trần Xuân Thân báo điện tử và sự hưởng ứng của nhân dân Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện PBXH vì một xã hội dân chủ. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng nêu một sô' đề xuất quan trọng./. * * * Báo chí Việt Nam ngày càng được công chúng tin tưởng và lâý đó làm diễn đàn để trao đổi ý kiên, luận bàn các vân đề quan ữọng của cuộc sôíng, để vừa giám sát, vừa phản biện hoạt động của các cơ quan công quyền nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Trong "làng báo" Việt Nam hiện nay, báo điện tử đang thực sự trở nên nổi bật trong việc "phản ứng nhanh" và có súc manh tiên phong ừong phản biện xã hội (PBXH) đôi vói những vâh đề "nóng" đang đặt ra từ đòi sông chính trị-xã hội. Loạt tác phẩm oó chủ đề về bảo tồn cầu Long Biên ừên báo Thanh Niên Online (www.thanhnien.com.vn), VnExpress (www.vnexpress.net) và báo Vietnamnet (www.vietnamnet.vn), từ tháng 2-3/2014, là một dẫn chứng sinh động về sức mạnh PBXH của báo điện từ hiện nay. Báo điện tử có chức năng phản biện xã hội Hiện có nhiều tranh luận về đặc trung, phương pháp và hiệu quả của PBXH. Song nhìn chung, đa số các nghiên cứu đều chi ra rằng, PBXH là một phương thức quan trọng để thực hành dân chủ xã hội. Và báo chí là kênh quan trọng, có đặc thù và lợi thế nổi bật khi PBXH. Bởi PBXH từ lâu đã được loài người "biến nó trở thành công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến" (3). Không những thê' cùng sự phát triển của xã hội loài người, "phản biện và tự phản biện là cách để cuộc sông diễn ra, cuộc sông đi lên... Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện sẽ có được PBXH có tổ chức, giúp ích lớn cho Ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né PBXH, kết quả là nhận được PBXH tự phát - mảnh đất thuận lợi đê’ hình thành tâm thế phản kháng xã hội"(4). 58 Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vấn đề bảo tồn... Chắc hẳn với lợi ích thiết thực không thế phủ nhận của PBXH, với nhu cầu thực tiễn đòi sông chính trị - xã hội ngày càng đòi hòi sự tham gia của PBXH phục vụ quá trình phát triển đất nưóc. Do đó, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức sử dụng thuật ngữ "phản biện xã hội". Theo đó, "PBXH là phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan"(2). Sự khẳng định này của Đảng càng chứng minh rằng "trong đời sống xã hội, PBXH là một công cụ không thể thiêu để tổ chức ra một xã hội dân chủ'7 (5). Rõ ràng, môì quan hệ giữa PBXH và dân chủ xã hội là biện chứng. Một xã hội dân chủ cần có sự tổn tại và phát triển của PBXH. Tất nhiên, xã hội dân chủ có nhiều phương thức để thực hiện PBXH. Và báo chí, bằng sức mạnh phương tiện truyền thông đại chúng là diễn đàn của nhân dân, nó sẽ là một trong những phương thức hữu hiệu khi PBXH. Tại Đại hội Đảng XI, Đảng cộng sàn Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu nền báo chí cách mạng Việt Nam nhận thêm vai trò, nhiệm vụ PBXH. Trong Nghị quyê't Đại hội XI của Đàng, về phát triêh hệ thôhg thông tín đại chúng, nêu rõ: "Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tirv giáo dục, tổ chức và PBXH của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước..."(l). Và Hiến pháp năm 2013 của nưóc ta quy định tại Điều 25: "Công dân có quyên tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Cho đến thời điểm hiện nay, đây được coi là căn cứ pháp lý tôi cao cho hoạt động PBXH. Vì muôn thực hiện được PBXH nói chung, PBXH trên báo chí nói riêng, trước hết, mọi công dân trong xã hội đó phải được trao quyền "tự do ngôn luận'' và báo chí cũng được "tự do báo chí". Không những thê' trong Luật Báo chí hiện hành có quy định báo chí Việt Nam có vai trò, chức năng "là phương tiện thông tin đại chúng NCS. Trần Xuân Thân thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân". Và "Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình" (Điều 2). Như vậy, báo chí Việt Nam được hệ thống pháp luật trao quyền tự do ngôn luận, là diễn đàn của nhân dân và có chức năng PBXH. Đó chính là quy định có tính mở đường để báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng thực hiện PBXH. Vì rằng, "điều kiện thứ nhâ't để PBXH trở thành một hoạt động có chất lượng khoa học là cần phải thực thi tự do ngôn luận. Phản biện là biểu hiện chuyên nghiệp của việc người ta thực thi quyền tự do ngôn luận nên phải khẳng định quyền tự do nói trước. Tự do ngôn luận là quyền đầu ra của mọi ý kiên phản biện. Nếu không có tự do ngôn luận thì không có cách gì để phản biện" (3). Phương thức phản biện xã hội của báo điện tử Bằng thế mạnh là phương tiện thông tin đại chúng, báo chí là cầu nối giúp người dân Việt Nam (thuộc mọi tầng lớp) có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vân đề trong đời sông xã hội. Đó chính là lúc người dân đang tham gia giải quyết vân đề của xã hội. Nhưng mỗi loại hình báo chí với đặc trưng, thế mạnh, hạn chế khác nhau, nên phương thức và hiệu quả phản biện xã hội đạt được sẽ khác nhau. Ở đây, xin được bàn riêng về phản biện xã hội trên báo điện tử. Có thể khẳng định "báo điện từ là một loại hình truyền thông đại chúng đa phương tiện, hoạt động báo chí dựa trên sự tích hợp giữa công nghệ truyền thông internet và truyền thông của báo chí". Nhờ đó, báo điện tử có một số đặc trưng nổi bật là: Đa phương tiện (có thể cung cấp thông tin đồng thời bằng cả văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh....); Tương tác cao (công chúng dễ dàng phản hổi ý kiến ngay sau môi tác phẩm, liên kết giữa các tác phẩm đơn giản, thuận tiện truy cập); Lưu trữ thông tin lớn (tác phẩm không bị giới hạn về dung lượng, là kho lưu trữ O nline dễ tìm kiếm); Thông tin thời sự phi định kỳ (cập nhật, phát hành thông tin liên tục 24/24h, độc giả toàn cầu có thê’ tiếp cận thông tin không phân biệt múi giờ... )... 60 Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vấn dề bảo tồn ... Trong thời đại toàn cầu hóa và thế giới trở nên "phẳng" hơn nhờ internet, nhiều sự kiện, vẩn đề nảy sinh trong cuộc sông không chi được báo điện tử liên tục cập nhật thông tin đến công chứng mà còn có những PBXH, vơi những phân tích, luận bàn đa chiều. Thực tế này cho thây, báo điện tử đang trở thành diễn đàn công khai, đại chúng và có sức hấp dẫn mạnh với công chúng trong môi ữưòrtg truyền thông Việt Nam. Dĩ nhiên, "bữa tiệc thông tin và luận bàn thời sự" này sẽ mang đặc trưng của loại hình báo điện tử. Vậy phương thức PBXH của báo điện tử như thế nào? Căn cứ vào nội dung nói về PBXH tại Văn kiện Đại hội Đảng X, đôì tượng PBXH của báo điện tử sẽ là các vâh đề thuộc đường 101, chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, biện pháp thực hiện, hay các quy định mà các câp chính quyền đưa ra, hoặc dự thảo đưa ra... mà quá trình thực hiện nó có ảnh hưởng rộng trong cộng đổng xã hội. Khi đối tượng của PBXH đã được công khai/ PBXH sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc phản biện công khai, dân chủ. Và trong rất nhiều phương thức phản biện, PBXH báo chí nói chung, báo điện tò nói riêng ngày càng được xã hội coi trọng. Bởi nó thỏa mãn được yêu cẩu nhanh nhạy, dân chủ, công khai, đại chúng tham gia bàn luận về một vấn đề. Khi đó, tư duy, trí tuệ, sáng kiến của nhiều người sẽ được tập hợp và chọn lọc để có lời giải tốt nhâ't cho một bài toán - vẩn đề thuộc đôì tượng phản biện. Để đạt kết quả đó, xét về lý thuyết, quá trinh báo điện tử có thể PBXH diễn ra theo đúng lý thuyết mô hình truyền thông của Claude Shannon. Bảng 1 Trong mô hình này, s (Source): Chủ thể đưa tin M (Message): Thông điệp 61 NCS. Trần Xuân Thân c (Charmel): Kênh truyền R (Receiver): Người nhận E (Effect): Hiệu quả F (Feedback): Phản hổi N (Noise): Nhiễu Lý thuyết này giải thích quá trình truyền thông là tương tác 2 chiều. Trong đó, chủ thể truyền thông (S) sẽ phát thông điệp (M) đến người nhận (R) qua kênh (C). Sau đó, người nhận sẽ phản hồi (F) trở lại. Đây là quá trình truyền thông có tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong quá trình truyền thông, có thể xảy ra nhiễu (N) ở các công đoạn từ s đến M, từ M đến c , từ c đên R. Tùy môi trường truyền thông mà mức độ nhiễu khác nhau. Vận dụng lý thuyết này vào quá tình PBXH của báo điện từ sẽ thâỳ, báo điện tử chính là kênh (C) thực hiện PBXH. Thông điệp PBXH xuất hiện trong tác phẩm và cả trong các phản hồi (comments) của công chúng. Như vậy, đặt giả thuyết PBXH về vẵh đề A. Khi đó, quá trình PBXH về A sẽ diễn ra qua các bước như sau: Bước ĩ: Chủ thê’ phản biện (S: ý kiến tác giả bài báo hoặc ý kiên nhân vật trong tác phẩm) nêu quan điểm về vâh đề A thông qua một luận điểm (trong đó có thể có phân tích, lý giải bảo vệ luận điểm của mình). Bước 2: Luận điểm phản biện được thê’ hiện thành một bài báo (M), qua "bộ lọc" biên tập, thẩm định của tòa soạn báo điện tử. Bước 3: Thông điệp phản biện (M, bài báo) sẽ được công bô' trên báo điện tử (C). Bước 4: Công chúng (R) tiếp nhận M. Công chúng (gồm cả đôì tượng, khách thể phản biện; chuyên gia độc lập, nhân sĩ, trí thức; bạn đọc, cơ quan báo chí khác...) sẽ có những phản hồi (F) về bài báo, vấn đê' trong bài báo. Bước 5: F sẽ được chạy qua "bộ lọc" của tòa soạn rồi đưa lên mạng internet. Bước 6: Xuâ't hiện hiệu ứng xã hội sau một vòng phản biện về A. S ứ c mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vấn đề bảo íổn... 6 bước của quá trình phản biện sẽ được lặp lại nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng M được công bô' và F. Trong đó, đặc biệt ỉà các phản hổi (comments) có thể được xuất hiện liên tục để phản hổi về vâh đề nêu trong tác phẩm hoặc phản hổi chính các comments. Có thể sơ đồ hóa các yếu tô' tham gia quá trình PBXH trên báo điện tử như sau: Các yếu tố tham gia quá trình PBXH trên báo điện tử (Bảng 2) Chủ thể phản biện Đối tượng phản biện Hình thức phản biện Tác giả, cơ quan báo chí Vân đề thuộc dự án, chủ trương, chính sách... đang gây chú ý, tác động đến dư luân, có nhiều quan điểm khác nhau về nó. -Tác phẩm báo chí Chuyên gia - Ý kiên trong tác phẩm PB - Bài viết PB Bạn đọc -Ý kiến phản hổi sau tác phẩm Để định tính, định lượng được quá trình phản biện, đánh giá được hiệu quá PBXH trên báo điện tử, cần có tiêu chí nhận dạng tác phẩm báo điện tử có tính châ't PBXH. Căn cứ vào đặc trưng, nguyên tắc PBXH, đặc trưng loại hình báo điện từ, một tác phẩm PBXH trên báo điện tử phải đảm bảo tiêu chí: Về nội dung: Có nêu vấn đề để phản biện (đôi tượng phản biện rõ ràng); Có luận điểm phản biện trong các phân tích, lý giải và kết luận vấn đề. Về hình thức: Phải có kết cấu tổì thiêu 3 phần [Mở đầu, Nội dung chi tiết và kê't luận]; Ngôn ngữ phải thông nhất, phủ hợp với nội dung và diễn đạt dễ hiểu. Đặc biệt, để phản biện có độ tin cậy, thuyết phục, nhân vật tham gia phản biện phải có định danh rõ ràng và có thể chịu trách nhiệm về luận điểm phản biện của mình. Phản biện xã hội về bảo tồn cầu Long Biên trên báo Thanh Niên Online, VnExpress và Vietnamnet Từ tháng 2/2014, dư luận xã hội bắt đẩu "nóng" lên cùng báo chí khi loạt tin, bài đề cập đến việc bảo tổn cầu Long Biên (tại Hà Nội) liên NCS. Trần Xuân Thân tục xuất hiện trên nhiều tờ báo điện tử. Trong đó, báo Thanh Niên Online, VnExpress và Vietnamnet là 3 trong sô' nhiều tờ báo thông tin và luận bàn về vầh đề này. Quá trình truyền thông - phản biện xã hội về bảo tổn cầu Long Biên trên 3 tờ báo này được khơi lên đầu tiên từ ngày 14/02/2014, với tác phẩm "Di dời 9 nhịp cầu Long Biên để bảo tôn", trên báo VnExpress. Bài viết này có tính châ't "khơi dòng" thời sự và "châm ngòi" dư luận khi nêu 3 phương án mà Bộ Giao thông vận tải đưa ra liên quan đến cầu Long Biên. Cụ thể: Phương án 1, Xây dựng cầu mới tại vị trí tím cẩu hiện tại, di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng lưu để bảo tổn. Phương án 2, Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết câu nhịp dàn thép tương tự cầu cũ như thiết kế ban đầu. Phương án 3, Xây dựng cầu mới có một phẩn vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tổn. Sau đó, một loạt tin bài khác xuâ't hiện trên VnExpress, Thanh Niên Online, Vietnairmet cùng bàn luận, cập nhật thông tin về chủ đề này. Trong đó, có một loạt những đầu đề (tít bài) tác phẩm đã thể hiện rõ quan điểm phản biện, như: trên VnÈxpress gồm các bài: “PGS Nguyễn Hôhg Thục: Thay đôi cầu Long Biên là cách làm thô bạo" (23/2); "Phá cầu Long Biên là mang tội với lịch sử"(25/2); "Thủ tướng yêu câu không phá cầu Long Biêrí'( 28/2). Trên báo Thanh Niên Online có các bài nổi bật như: "Không được phá cầu Long Biên!" (18/2); "Phá cầu Long Biên là xóa một phần ký ức Hà Nội"(19/2); "Không thể bỏ một biểu tượng của lịch sử"(20/2); "vẫn muốn 'nâng cấp' cầu Long Biên?" (21/2); "Chính phủ từng chọn phương án cầu mới cách cầu Long Biên 186 m" (24/2); "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Phải giữ nguyên cầu Long Biên" (28/2); Trên báo Vietnamnet có các bài như: "9.000 tỷ và 3 phương án 'cứu' cầu Long Biên" (18/2); "Cầu Long Biên: Bảo tổn sông hay bảo tổn chết?" (19/2); "Bằng mọi giá bảo tồn cầu Long Biên" (26/2); "'Nên khai thác cầu Long Biên như 1 bảo tàng di sản" (27/2); "Thủ tướng: Không phá cầu Long Biên"(28/2)... Loạt bài PBXH trên 3 tờ báo này đã góp phần quan trọng vào việc đôt nóng dư luận và tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc giục sự vào cuộc của các 64 Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vấn đề bảo tồn ... cơ quan chức năng, nhà quản lý các cấp. Rổi dư luận trở nên thở phào nhẹ nhõm phần nào khi ngày 28/2/2014, trong phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo "Phải giữ nguyên cầu Long Biên", với hàm ý cần bảo tồn cây cầu này, không phá, không di dời. Thông điệp chỉ đạo này của Thủ tương được các báo đổng loạt đưa tin. Đó cũng đồng thời là một thông điệp chô't thể hiện các thông điệp truyền thông, PBXH bảo vệ việc bảo tổn cầu Long Biên mà các báo truyền tải thời gian qua đã phát huy tác dụng. Rất nhiều comments của công chúng sau các tin này thể hiện sự hài lòng, đổng ý và cảm ơn chi đạo của Thủ tương. Từ đó, dư luận hạ nhiệt các phản ứng trưóc 3 phương án mà Bộ GTVT đưa ra đối vói cầu Long Biên. Phân tích định lượng tác phẩm PBXH trên 3 bảo điện từ cho các thông số: 65 è Ý kiế n độ c giá s au tác p hẩm PB XH về cầu LB Hi ến kế 36 10 2 18 15 6 17 ,91 % Ý ki ến kh ác 20 lò t—< T—4 18 8 00inrH Ph ản đố i PA củ a BỘ G T . . 1 47 53 1 32 61 0 70 ,03 % Đ ồn g tìn h PA củ a Bộ G T 13 20 9 CNT-H 23 4 26 ,86 % Tổ ng ý ki ến 00IN 75 9 ' 34 ■ 87 1 76 ,13 % Ý kiế n độ c giả s au TP về cầu LB Tổ ng ý ki ến 85 10 19 40 11 44 M in 1T P T—t o r-H M ax 1T P 45 25 3 00rH Ch ủ thể t ham gia p hả n bi ện Đ ộc gi ả 'o o rH rH 2,2 7% Ch uy ên gi a (th eo lư ợt ) T—< T—i t-HT-H 26 59 ,09 % N hà bá o, CQ BC VO tN 17 38 ,63 % Tá c ph ẩm PB XH về cầ u LB VO 00 18 69 % Tá c ph ẩm về cầ u LB 00 ỈN r-fT—< 26 Bá o Th an h N iê n Vn Ex pr es s Vi et na m ne t Tổ ng 3 b áo 66 Sức m ạnh phản biện xã hội của báo điện tử V(ới vấn đ ề bảo tồn.. Bảng 3 cho thây, cả 3 báo điện tử đều sử dụng đội ngũ chuyên gia tham gia vào PBXH cho vân đề này. Cùng vói các chuyên gia, các tác phẩm phản biện đã thực sự gây được chú V của công chúng. Công chúng đã tham gia vào phản biện mạnh mẽ thông qua các phản hồi (comments) ở cuôi các tác phẩm. Vơi tổng số 26 tác phẩm đề cập đến vấn đề bảo tồn cầu Long Biên, có tơi 1.144 ý kiến phản hổi từ còng chúng. Trong đó, vói 18 tác phẩm phản biện (chiếm 69% tác phẩm), có tới 871 ý kiến phản hổi từ công chúng (chiêm 76,13% tổng ý kiến công chúng liên quan đêh loạt bài về cầu Long Biên). Trong các chỉ sô' ữên, các tác phẩm PBXH có sự tham gia của các chuyên gia dễ thu hút hơn sự tham gia của công chúng vào bàn luận về vấn đề. Hơn nữa, trong sô' các comments từ công chúng, có tói 70,03% phản đốỉ các phương án mà Bộ GTVT đưa ra. Đặc biệt, không chỉ bộc lộ quan điếm đổng tình hay phản đôi vói quan điểm của Bộ GTVT, các comments từ độc giả đã có 156 lượt hiến kế (chiếm 17,91%) giải quyết A ' 4 A 'vân đê. Những chi số này cho thây, dư luận xã hội, công chúng sẵn sàng tham gia vào giải quyết các vân đề của xã hội. Họ sẵn sàng nêu quan điểm, thể hiện chính kiến của mình đôi với vấn đề của quôc gia. Đây chính là biểu hiện quan trọng của việc công chúng sẵn sàng tư thế cho một hành động phản biện trong một xã hội dân chủ. 70,03% ý kiên phản đôì các phương án của Bộ GTVT cho thây, sự đồng thuận nhận thức của đa sô' người dân về cùng một vân đề. Đồng thời, nó cũng chỉ ra rằng, các phương án mà Bộ GTVT đưa ra chưa hợp lòng dân. Bên cạnh đó, phân tích sâu vào cá& bài PBXH có ý kiến chuyên gia đã cho những chỉ sô' quan trọng. NCS. Trần Xuân Thân Định lượng ý kiến chuyên gia trong các tác phẩm PBXH (Bảng 4) Báo Ý kiến chuyên gia Tổng ý kiến Đồng ý PA 1 (Xây mói, bảo tàng cũ) Đồng ý PA2 (Phá cũ, xây mới) Đồng ý PA3 (Xây mới có phần đi qua cũ) Bảo tồn nguyê n trạng Hiến kế Ý kiến trong 1TP Max Min Thanh Niên 11 0 0 0 9 5 3 1 VnExpress 4 0 0 0 3 2 3 1 Vietnamnet 11 3 1 0 12 7 5 1 Tổng 3 báo 26 3 1 0 24 14 11,53% 3,84% 0% 92,3% 53,84% Trong Bảng 4, ý kiến đội ngũ chuyên gia có tói 92,3% cùng quan điểm phải bảo tổn nguyên trạng cầu Long Biên (không phá, không di dời). Tham gia phản biện là các Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Giáo sư có tên tuổi trong giới khoa học về lịch sử, di sản, hay cầu đường, xây dựng... như: GS. Hoàng Đạo Kính, GS.TSKH. Lã Ngọc? Khuê, PGS. TS. KTS Nguyễn Hồng Thục, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, GS.TS Lưu Trần Tiêu, GS Nguyễn Quang Ngọc, GS. Ngô Đức Thịnh, GS. Đỗ Quang Hưng, Nhà sử học Dương Trung Quốc... Tuy nhiên, cũng có 11,53% ý kiên chuyên gia đổng tình phương án 1 của Bộ GTVT đưa ra; 3,84% đổng tình phương án 2, nhưng cả 3 báo đều 0% ý kiến đổng tình phương án 3. Điều đáng chú ý nữa, nêu công chúng có 17,91% ý kiến hiến kế giải quyết vâh đề thì đội ngũ chuyên gia có tói 53,84% ý kiến hiến kế. Chỉ sô' này cho thấy, bằng kiến thức, thái độ có trách nhiệm vói xã hội, đội ngủ chuyên gia không chi bộc lộ quan điểm mà cũng ngay lập tức hiến kế giải quyết vân đề. Qua khảo sát loạt tác phẩm về bảo tổn cầu Long Biên trên 3 báo điện tử cho thây, vai trò rất quan trọng của tác giả bài báo trong việc làm đầu môi, dẫn dắt các phản biện. Ở Bảng 3 cho chỉ sô' 17/18 tác phẩm PBXH đều có vai trò tham gia phản biện của tác giả. Ớ đó, tác giả nêu vấn đề, chọn lọc, xâu chuỗi các ý kiên chuyên gia phản biện. Từ đó, cùng vói các comments của độc giả, môi bài PBXH trên các báo đã thực sự như một diễn đàn luận bàn đa chiều về cùng một chủ đề. Về mặt kỹ thuật phản biện, cả 3 tò báo đều khai thác mạnh kỹ thuật truyền thông tương tác đa chiều trên môi ừưòng đa phương tiện Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vấn đề bảo tồn... của báo điện tử. Hầu hết các tác phẩm đều đã hiện rõ mỗi tác phẩm là một diễn đàn để tác giả, chuyên gia, độc giả cùng thảo luận về một vân đề. Nhờ đó, không khí PBXH đậm nét trong các tác phẩm PBXH. Đồng thời, kỹ thuật tạo hiệu ứng dư luận xã hội đồng tình hoặc phản đối rất rõ ràng trưóc một vấn đề của cuộc sông đang đặt ra rât nóng. Kết luận và kiến nghị từ kết quả khảo sát Qua loạt bài PBXH về việc bảo tổn cầu Long Biên trên báo Thanh Niên Online, VnExpress và Vietnamnet từ tháng 2-3/2014 cho thây: Các bài PBXH này đã góp sức quan trọng trong việc tạo lập, định hưóng dư luậh, tạo chuyển biến và có hành động thực tế về bảo tồn cầu Long Biên. Một trong những điểm nhâh hiệu quả đạt được sau loạt bài này, không phải là việc phủ định hay tán thành các phương án Bộ GTVT đưa ra, mà là việc đã tạo lập được một diễn đàn, một môi trường PBXH, một minh chứng quan trọng cho một xã hội có dân chủ. Ớ đó, nhũng dự định, dự án, chủ trương, chính sách... lớn của đất nưóc, những bài toán ỵề sự phát triển kinh tê' văn hóa, xã hội... được công khai bàn bạc đa chiều trước khi hiển khai. Về kỹ thuật PBXH: - Cả 3 tờ báo đểu có quá trình PBXH theo đúng mô hình lý thuyêĩ truyền thông cùa Claude Shannon, và đã phát huy tác dụng. Chứng tỏ, lý thuyết truyền thông này vẫn phát huy tác dụng trong môi trường truyền thông đa phương tiện hiện đại ngày nay, đặc biệt là phát huy ưu thế của tương tác 2 chiều trong truyền thông. Quy trình phản biện hiện rõ 6 bước (gồm có yếu tô' như mô hình truyền thông ờ bảng 1) đã hình thành dư luận xã hội, tác động lan tỏa, thúc đẩy hành động thực tiễn trong đời sông chính tĩị - xã hội liên quan đến giải bài toán bảo tổn cầu Long Biên. - Báo điện tử có sức mạnh đặc biệt trong phản biện xã hội nhờ có thể dễ dàng tạo diên đàn trao đổi công khai, liên tục, đa chiều về cùng một vấn đề. Trong đó, các ý kiến của chuyên gia, nhà báo có tác dụng dẫn đường dư luận, "đô't lửa" tranh luận cho công chúng comments. Hơn nữa, các luận điểm phản biện cùng các phân tích, lý giải của các chuyên gia trong các tác phẩm PBXH là một cách để báo điện tử vừa huy động vừa công bô' rộng rãi quan điểm, trí tuệ của giới chuyên gia vào sự nghiệp chung. 69 NCS. Trần Xuân Thân - Các comments sau các bài viết trên báo điện tử trong loạt bài về cầu Long Biên được khảo sát còn có thể gây hoài nghi về xuất xứ, thiếu thuyết phục. Cụ thê’ trong sô' hơn 1.144 ý kiến độc giả phản hồi sau tác phẩm, có 1.102 ý kiên không có địa chi cụ thể của tác giả ý kiên (chiếm 96,32%). Mặc dù những ý kiên đó vẫn có tác dụng tạo dư luận, nhưng tính thuyết phục chưa cao. Do đó, hiệu ứng dư luận mà các comments này mang lại, nếu không kiểm soát tô't, có thể phản tác dụng đôì vói xã hội. Do đó, để PBXH trên báo điện tử có hiệu quả, sức mạnh hơn nữa, tòa soạn báo điện tử cần: + Chủ động hơn nữa trong việc nêu vâh đ ế và tố chức phản biện xã hội. Bởi trong loạt bài này, có tới 5/18 bài PBXH có nguồn gốc ghi chép nội dung từ một hội thảo tại một trường đại học về cùng chủ đề, cho nên có nhiều ý kiên chuyên gia bị trùng lặp nhiều lần tại 3 tò báo; có bài PBXH là tổng hợp ý kiên từ độc giả comments; một sô'bài là phỏng vân "người trong cuộc" từ Bộ GTVT... Chưa có nhiều bài PBXH riêng của tòa soạn nhờ thiết lập bằng đội ngũ chuyên gia riêng; điêu này dẫn đêh thiếu bản sắc riêng, còn lộ rõ tư thế "chạy theo"... báo bạn. + Cần có giải pháp định danh tên và địa chỉ cụ thể hơn cho các tác giả comments. Điều này vừa gắn trách nhiệm xã hội cho người viết comments, vừa để tăng độ tin cậy, tính thuyết phục ở thông tín phản hồi. + Đặc biệt, cần phát huy vai trò, thế mạnh của báo điện từ trong PBXH. Đó là sự phát huy sức mạnh của truyêh thông đa phương tiện trong công cuộc tham gia giải quỵêt các vâh đề của đâl nước, thúc đẩy quá trình phắt triển đất nước./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 225. 2. Tim hiểu một sô'thuật ngữ trong Vần kiện Đại hội đại biểu toàn CỊUÔC ỉãn thứ X cùa Đảng, NXB. Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2006, tr. 182). 70 Sức mạnh phản biện xã hội cửa báo điện tử với vấn đề bảo tồn ... 3. Nguyễn Trần Bạt, Phản biện xã hội. Tạp chí The Ịournal o f Global Issues & Solutions năm 2007 của NXB. Bibliotheque: VVorld Wide International Publishers. 4. Trần Đăng Tuâh: Phản biện xã hội - câu hỏi đặt ra từ cuộc sông, NXB. Đà Nang, 2006, tr. 9 - 10. 5. PGS. TS Đặng Thị Thu Hương, Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, sô' 846 (4-2013). 6. Tạ Ngọc Tấn, Truyêh thông đại chúng. NXB Chính trị Quốc gia, H., 2001. 7. Các bài viết liên quan đến bảo tồn cầu Long Biên trên các báo điện tử: Thanh Niên Online, Vietnamnet, VnExpress từ tháng 2- 3/2014. 71
File đính kèm:
- suc_manh_phan_bien_xa_hoi_cua_bao_dien_tu_voi_van_de_bao_ton.pdf