Tác động của hoạt động kinh doanh ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bài viết phân tích tác động của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối
với tăng trưởng kinh tế tại VN. Dữ liệu sử dụng được lấy từ Data
bank scope, World Development Indicators và báo cáo thường niên
của các ngân hàng thương mại (NHTM) VN giai đoạn từ năm 1999 – 2012.
Bài viết sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced
panel data). Kết quả thực nghiệm cho thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng
thông qua kênh tín dụng; hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua
các chỉ số ROA, ROE; dự phòng rủi ro tín dụng; tỷ lệ thu nhập từ lãi ròng trên
tổng tài sản và quy mô ngân hàng có ý nghĩa trong mối quan hệ với tăng trưởng
kinh tế. Ngoài ra, các biến số vĩ mô như tỷ lệ tổng vốn đầu tư nội địa, tỷ lệ xuất
khẩu hàng hoá, dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ học sinh trung học và chênh lệch lãi
suất tiền gửi và tiền vay cũng có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng.
Từ khóa: Hoạt động kinh doanh ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, dữ liệu
không cân bằng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của hoạt động kinh doanh ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 43 1. giới thiệu Phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung và mối quan hệ giữa hiệu quả của khu vực tài chính với tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đã được thực hiện trong rất nhiều các nghiên cứu khác nhau trên thế giới. Đối với hệ thống tài chính của VN thì các ngân hàng thương mại chiếm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình giúp nguồn vốn của nền kinh tế được lưu thông góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay của VN chỉ mới dừng ở các phân tích định tính về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng với tăng trưởng kinh tế nên chưa có những bằng chứng định lượng đủ thuyết phục chứng minh vai trò của hệ thống ngân hàng với nền kinh tế. Chính vì lý do đó, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Phân tích tác động của hoạt động kinh doanh ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại VN” nhằm giúp những nhà hoạch định chính sách cũng như các bên liên quan nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng tại VN. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Mối quan hệ giữa hoạt động của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Thị trường tài chính là khu vực trung gian trong nền kinh tế, góp phần vào quá trình tích lũy vốn và đổi mới công nghệ, có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế (Hình 1). Vì thế, mối quan hệ giữa hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế trở thành vấn đề được các nhà kinh tế học quan tâm từ cuối thế kỷ 19. Theo đó, vai trò của hệ thống tài chính đến quá trình tăng trưởng đặc biệt được nhấn mạnh. Thể hiện trong nghiên cứu của mình, Bagehot (1873) cho rằng hệ thống tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa tại Anh. Tương tự, Schumpeter (1912) kết luận rằng các ngân hàng hiện đại đã góp Tác động của hoạt động kinh doanh ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam nguyễn MInh Sáng & nguyễn ThIên KIM Đại học Ngân hàng TP. HCM Bài viết phân tích tác động của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế tại VN. Dữ liệu sử dụng được lấy từ Data bank scope, World Development Indicators và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại (NHTM) VN giai đoạn từ năm 1999 – 2012. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel data). Kết quả thực nghiệm cho thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua kênh tín dụng; hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua các chỉ số ROA, ROE; dự phòng rủi ro tín dụng; tỷ lệ thu nhập từ lãi ròng trên tổng tài sản và quy mô ngân hàng có ý nghĩa trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các biến số vĩ mô như tỷ lệ tổng vốn đầu tư nội địa, tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ học sinh trung học và chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay cũng có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng. Từ khóa: Hoạt động kinh doanh ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, dữ liệu không cân bằng. PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 Nghiên Cứu & Trao Đổi 44 phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát triển hệ thống kỹ thuật tiên tiến để tìm và hỗ trợ những nhà khởi nghiệp, trao cho họ cơ hội quý giá để phát triển sản phẩm và quy trình sản xuất. Góp phần nhấn mạnh kết luận này, King và Levine (1993a) đưa ra kết luận trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa khu vực tài chính và tăng trưởng, rằng Schumpeter có thể đúng bởi khi nghiên cứu thực nghiệm trên 80 quốc gia trong giai đoạn 1960 - 1989, ông đã chứng minh sự phát triển của thị trường tài chính có mối liên hệ chặt chẽ đến quá trình tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người, tỷ lệ tích lũy vốn và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Ngoài ra, các yếu tố cấu thành sự phát triển này cũng liên hệ mật thiết đến việc dự báo tỷ lệ tăng trưởng, tích lũy vốn và sử dụng vốn trong tương lai. Để giải thích cho mối quan hệ này, McKinnon (1973) cho rằng, tự do hóa tài chính đã khiến cho vai trò của các định chế tài chính được nâng lên, khuyến khích tiết kiệm và hạn chế tích lũy vốn, điều này khiến dòng vốn chuyển từ những ngành sản xuất kém hiểu quả sang những ngành sản xuất hiệu quả hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính góp phần làm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và cung cấp cho nhà đầu tư nhiều cơ hiệu để tăng lợi nhuận. Năng lực sản xuất của nền kinh tế được quyết định bởi số lượng cũng như chất lượng các khoản đầu tư. Việc nới lỏng tín dụng, đặc biệt là vốn lưu động, sẽ tác động làm tăng tính hiệu quả của quá trình phân bổ nguốn lực, làm giảm chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm trái chiều khi cho rằng mối quan hệ này không quan trọng, Robinson (1952) cho rằng các nhà kinh tế đã quá đề cao các nhân tố tài chính đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Một ví dụ điển hình để chứng minh các nhà kinh tế hiện đại gần như bỏ qua yếu tố này là việc 3 nhà kinh tế học đoạt giải Nobel là Meir và Seers (1984) và Stern (1989) đã không đề cập đến yếu tố tài chính khi nghiên cứu về sự phát triển kinh tế. Những quan điểm trái chiều càng chứng minh sự quan tâm sâu sắc của các nhà kinh tế học đến mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế Khu vực ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính nói chung. Khu vực này là chủ thể chính cung cấp tín dụng cho cá nhân, doanh nghiệp và cả chính phủ. Vì thế, thể hiện trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế, có khá nhiều biến liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ví dụ như tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân King và Levine (1993a), tăng trưởng tín dụng (FitzGerald, V. ,2006) hay tổng tiền gửi (Anwar và Nguyen, 2009). Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế bắt đầu trở thành đề tài được các nhà kinh tế học quan tâm. Thật vậy, số lượng các nghiên cứu kiểm định mối quan hệ này ngày một nhiều hơn, rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Steiner, et al (1963) khẳng định hoạt động của hệ thống ngân hàng tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của khu vực này tác động đến cung tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất như loại hàng hóa, số lượng và nơi sản xuất. Kết luận tương tự được đưa ra bởi Ubom (2009) khi cho rằng bởi vì hệ thống ngân hàng đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của hệ thống cũng tác động trực tiếp đến tăng trưởng. Hoạt động như một trung Thị trường không hoàn hảo - Chi phí thông tin - Chi phí giao dịch Kênh tăng trưởng: - Tích lũy vốn - Đổi mới công nghệ Thị trường tài chính và các định chế tài chính Chức năng của thị trường tài chính: - Huy động vốn - Phân bổ vốn - Hỗ trợ kiểm soát doanh nghiệp - Hỗ trợ quản trị rủi ro - Giảm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng. TĂNG TRƯỞNG Hình 1. Mối quan hệ giữa thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế Nguồn: Levine, R. (1997) Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 45 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu Các biến sử dụng trong mô hình được tổng hợp từ các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Hai biến tiết kiệm và tín dụng ngân hàng được sử dụng bởi Greenwoood và Jovanovic (1990) để chỉ ra rằng hoạt động này giúp ngân hàng đa dạng hoá và chia sẻ rủi ro, hoạt động kiểm tra và giám sát của ngân hàng giúp các dự án khả thi tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn. Về tổng thể, khi hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả giúp việc phân bổ vốn của nền kinh tế hiệu quả hơn tạo động lực cải thiện năng suất toàn xã hội và kích thích tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Allen và Ndikumama (1998), King và Levine (1993), Frankel và Romer (1999), Tsuru (2000), Levine và Loayza (1999), Dages và cộng sự (2000) cũng đồng ý với quan điểm này. Các biến lợi nhuận ngân hàng, lãi suất, chi tiêu của chính phủ và vốn chủ sở hữu của ngân hàng được sử dụng bởi Khatib và cộng sự (1999) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng và phát triển kinh tế tại Quatar giai đoạn 1996 - 1997. Samolyk (1992) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế theo quy mô cấp tiểu bang tại Mỹ trong giai đoạn từ 1982 đến 1990 đã chỉ ra tín dụng ngân hàng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, quy mô nợ xấu của ngân hàng tác động đến tăng trưởng kinh tế của mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu của Pantaleo J.Kessy (2007) cũng gian tài chính, ngân hàng chuyển vốn từ nhóm thặng dư sang nhóm thâm hụt vốn, quá trình này tạo nên sự tích lũy vốn, từ đó làm tăng sản lượng dẫn đến tăng trưởng (Azege, 2009). Tuy nhiên, cũng có một số kết quả thực nghiệm bác bỏ mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Fadare (2010) phân tích thị trường Nigeria giai đoạn 1999-2009 và kết luận rằng không tồn tại mối quan hệ này. Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lạm phát trễ 1 năm, chênh lệch lãi suất, lợi tức trên thị trường tương đương (Parallel market premiums), tổng tín dụng ngân hàng cung cấp cho khu vực tư nhân, quy mô của hệ thống ngân hàng và tỷ lệ dự trữ tiền mặt được sử dụng như các biến đại diện trong nghiên cứu này. Dựa vào kết quả này, tác giả đưa ra kiến nghị là khu vực ngân hàng phải giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt để tăng lượng tiền đưa vào lưu thông. Kết quả tương tự được đưa ra bởi Ekpenyong, D. B. và Acha, I.A. (2011) đối với thị trường Nigeria giai đoạn 1980- 2008. Mô hình hồi quy được sử dụng bao gồm các biến như GDP, độ sâu tài chính (M2/GDP), tỷ lệ tiết kiệm (tổng tiết kiệm/ GDP), tỷ lệ tín dụng và tỷ lệ tiền tệ (tiền lưu thông ngoài ngân hàng/ M2). Nghiên cứu kết luận rằng những biến khác có tác động mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng kinh tế ví dụ như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, ổn định chính trị và kỹ thuật công nghệ. Những kết quả khác nhau này làm cho mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi, đồng thời, cũng tạo ra khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo. khẳng định hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế tại Tazania, Kenya và Uganda. Nghiên cứu của Karim (2000) cũng chỉ ra có mối quan hệ mật thiết giữa mức độ không hiệu quả của các ngân hàng với tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia ASEAN giai đoạn 1989 – 1996. Để đo lường quy mô của hoạt động kinh doanh ngân hàng tại VN nghiên cứu sử dụng thêm các biến như SIZ là logarit tự nhiên của tổng tài sản các ngân hàng hay SER là thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của các NHTM VN. Ngoài các yếu tố chủ quan từ bên trong các NHTM, tăng trưởng kinh tế còn chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Koivu (2002) các biến vĩ mô được sử dụng đó là tỷ lệ lạm phát, chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay, tỷ lệ tổng vốn đầu tư nội địa trên GDP và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP được sử dụng để phân tích sự tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Sajid Anwar và Lan Nguyen (2009) về mối quan hệ giữa sự phát triển của hệ thống tài chính với tăng trưởng kinh tế theo quy mô 61 tỉnh thành tại VN trong giai đoạn 1997 – 2006 cũng sử dụng các biến vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, và tỷ lệ xuất khẩu trên GPP của từng tỉnh, thành. Mô Hình lý thuyết truyền thống của Keynes thì xuất khẩu có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Các nghiên cứu thực nghiệm của Marin (1992) và Vohra (2001) cũng khẳng định mối quan hệ cùng chiều của xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng sử dụng biến tỷ lệ học sinh trung học và biến độ trễ 1 năm của GDP làm biến độc PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 Nghiên Cứu & Trao Đổi 46 lập để phân tích sự tác động của các biến vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế tại VN. Sau quá trình tổng hợp các nghiên cứu có liên quan và phân tích tình hình thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng tại VN. Để phân tích vai trò của hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế tại VN, nghiên cứu sử dụng mô hình ở Bảng 1. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ Data bank scope, World Development Indicators và báo cáo thường niên của các NHTM VN giai đoạn từ năm 1999 – 2012. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích nghiên cứu sử dụng là hồi quy với dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel data). Phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng đã được thực hiện trong rất nhiều nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của King và Levine (1993), Koivu (2002), Pantaleo J.Kessy (2007), Sajid Anwar and Lan Nguyen (2011). GDP t = α+ β 1 BPC + β 2 SAV + β 3 ROA + β 4 ROE+ β 5 QUA + β6NIM + β7SIZ+ β8SER+ β9INV + β 10 OPE + β 11 INF+ β 12 EDU + β 13 IRS+ β 13 GDP t-1 + ε it (1) Trong đó GDP t là biến phụ thuộc, các biến BPC, SAV, ROA, ROE, QUA, NIM, SIZE, SEV là biến độc lập chủ quan từ bên trong các NHTM VN. Các biến INV, OPE, INF, EDU, IRS là các biên độc lập khách quan từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, ε it là nhiễu. 4. Kết quả nghiên cứu Dựa vào dữ liệu thu thập được cùng với mô hình đề xuất, nghiên cứu tiến hành hồi quy dữ liệu bảng với hai tác động: tác động cố định STT Biến Ý nghĩa Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc 1 GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế Biến độc lập: nhân tố chủ quan 1 BLP Tỷ lệ dư nợ tín dụng / tổng tài sản + 2 SAP Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng/ tổng tài sản + 3 ROA Suất sinh lời trên tổng tài sản + 4 ROE Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu + 5 QUA Dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ - 6 NIM Thu nhập từ lãi ròng/ tổng tài sản - 7 SIZ Logarit tự nhiên của tổng tài sản + 8 SEP Tỷ lệ thu nhập ròng từ dịch vụ/ tổng tài sản + Biến độc lập: nhân tố khách quan 1 INV Tỷ lệ tích luỹ tài sản cố định gộp (% GDP)Tỷ lệ tổng vốn đầu tư nội địa (% GDP) + 2 OPE Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ (% GDP) + 3 INF Tỷ lệ lạm phát -/+ 4 EDU Tỷ lệ học sinh trung học + 5 IRS Chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay - Bảng 1. Ý nghĩa và đấu kỳ vọng của các biến trong mô hình hồi quy Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Trung bình Độ lệnh chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Số quan sát Biến phụ thuộc GDP 6.7946% 0.3260% 4.7736% 8.4563% 14 Biến độc lập BLP 54.4048% 0.7775% 11.3919% 94.4217% 430 SAP 57.1803% 0.7918% 11.6519% 93.5403% 430 ROA 1.4010% 0.0569% 0.0300% 8.4300% 430 ROE 11.7697% 0.3454% 0.5400% 44.2500% 430 QUA 1.2357% 0.0680% 0.0100% 11.4400% 430 NIM 2.6537% 0.0616% ... VN, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp với hệ thống các ngân hàng tại VN: Thứ nhất là nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua kênh tín dụng ngân hàng. - Để nâng cao hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế các ngân hàng VN cần hoàn thiện công tác thẩm định dự án từ quy trình cũng Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 49 như nguồn nhân lực thực hiện quy trình đó nhất là vấn đề về đạo đức của người thẩm định. - Cần loại bỏ bất cân xứng thông tin trong quá trình thẩm định giúp các ngân hàng có quyết định đúng đắn khi tiến hành cung ứng vốn cho các dự án tiềm năng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Nhằm giúp ngân hàng tập trung tối đa nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh chính thì Đại hội đồng cổ đông nên có những hạn chế trong việc đầu tư ngoài ngành – những lĩnh vực không phải là thế mạnh của các ngân hàng làm phân tán nguồn lực của ngân hàng và giảm hiệu quả trong quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế. - Để các chủ thể đi vay thực hiện đúng cam kết khi vay vốn các ngân hàng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa về mục đích sử dụng vốn và có các biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng vi phạm hợp đồng nhằm đảm bảo nguồn vốn cung ứng được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Thứ hai là nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng VN. - Hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng VN được cải thiện khi ngân hàng cung ứng các gói sản phẩm linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. - Các ngân hàng VN phải xây dựng những chương trình khuyến mãi và khung lãi suất hợp lý cho từng kỳ hạn tương ứng. Thứ ba là nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại VN. Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong hoạt động của ngân hàng cần nhiều giải pháp đồng bộ tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này đề xuất một số giải pháp cơ bản sau: - Nâng cao năng lực quản trị giúp các ngân hàng trên đảm bảo an toàn hoạt động, duy trì quy mô hợp lý từ đó phát triển theo đúng định hướng, chiến lược dài hạn giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Để nâng cao năng lực quản trị cần phải thay đổi từ tư duy của những người làm quản trị, tổ chức đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện quy trình quản trị và cuối cùng là cần phát triển hệ thống thông tin hiện đại nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết định trong quản trị - Kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào như chi phí lãi vay, chi phí nhân viên và chi phí tư bản. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh chính là động lực để các ngân hàng không ngừng sáng tạo, đổi mới và tự hoàn thiện. Để nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng cần nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện bộ máy tổ chức và phát triển hệ thống công thông tin hiện đại nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, cần có định hướng chuyển từ ứng dụng công nghệ thông tin theo chiều rộng sang phát triển và ứng dụng theo chiều sâu. Các ngân hàng cần xây dựng chính sách phát triển công nghệ và có những đầu tư hợp lý vì công nghệ hiện đại chính là đòn bẩy giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng. - Mặc dù nghiên cứu không đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực đến hiệu quả của ngân hàng nhưng phải khẳng định rằng chính nguồn nhân lực là yếu tố then chốt giúp các ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Do đó, các ngân hàng cần phải chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức trung thực làm nền tảng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực bền vững. Thứ tư là nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tài sản và quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng VN. - Để nâng cao chất lượng tài sản, các ngân hàng VN cần tập trung xử lý nợ xấu như tái cơ cấu nợ hay thực hiện bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nhằm khơi thông nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế. - Thực tế hoạt động của các ngân hàng VN cho thấy khi quy mô hoạt động của các ngân hàng VN được mở rộng thì hiệu quả hoạt động của các ngân hàng không được cải thiện tương ứng làm giảm vai trò của các ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, khi mở rộng quy mô hoạt động các ngân hàng VN cần chú ý nâng cao hiệu quả hoạt động tương ứng và tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô nhằm nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh ngân hàng với tăng trưởng kinh tế tại VN. Thứ năm là nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động cung ứng dịch vụ và thanh toán tại các ngân hàng VN. Để mở rộng hoạt động cung ứng dịch vụ và thanh toán các ngân hàng VN cần có chiến lược phát triển dịch vụ và cải thiện công nghệ thanh toán nhằm nâng cao tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ và thanh toán. Khi hoạt động thanh toán và các dịch PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 Nghiên Cứu & Trao Đổi 50 vụ được mở rộng thì dòng vốn của nền kinh tế lưu thông qua hệ thống ngân hàng ngày càng tăng lên làm gia tăng vai trò của hoạt động kinh doanh ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại VN. Kiến nghị chính sách nhằm nâng cao vai trò hoạt động kinh doanh ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế VN Bên cạnh những giải pháp từ phía các ngân hàng thì NHNN với vai trò là cơ giám quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao vai trò của hoạt động kinh doanh ngân hàng với tăng trưởng kinh tế ở VN thông qua một số giải pháp: (i) Hoàn thiện các quy định về quản lý an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (ii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng giúp các ngân hàng giảm bất cân xứng thông tin cũng như giám sát các chủ thể đi vay tốt hơn nhằm đảm bảo nguồn vốn cung ứng được sử dụng hiệu quả; (iii) Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán làm nền tảng cho hệ thống ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ và thanh toán; và (iv) NHNN cần duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô với các yếu tố chính như: lãi suất, lạm phát, tỷ giá tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tếl TÀI LIỆU THAM KHẢO Allen, D. S. and Ndikumana, L. (1998), Financial Intermediation and Economic Growth in Southern Africa, Working Paper Series 1998-004, The Federal Reserve Bank of ST. Louis. Anwar, S. And Nguyen, L.P. (2009), Financial Development And Economic Growth In Vietnam, Springer Science and Business Media, LLC. Arestis, P. and Demetriades, P. (1997), “Financial Development And Economic Growth: Assessing The Evidence”, Economic Journal, Vol. 107 (442), pp. 783-99. Azege, M. (2009), The Impact of Financial Intermediation on Economic Growth: The Nigerian Perspective, Research Seminar Presented at the Lagos State University. Bagehot, W. (1873), A Description Of Money Market, Lombard Street, Homewood, IL: Richard D. Irwin, 1962 edition. Bureau van Dijk (2012), Bankscope data, Database. Bussiness Monitor International (2013), “Vietnam Commercial Banking Report Q1 2013”, Business Monitor International. Dages, B.G., Goldberg, L., Kinney, D. (2000), “Foreign and Domestic Bank Participation in Emerging Markets: Lessons from Mexico and Argentina”, Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review, September Issue, 17–36. Ekpenyong, D. B. and Acha, I.A. (2011). “Banks and Economic Growth in Nigeria”, European Journal of Business and Management, Vol 3, No.4, pp. 155- 166. Fadare, S. O. (2010), “Recent Banking Sector Reforms and Economic Growth in Nigeria”, Middle Eastern Finance and Economics. FitzGerald, V. (2006), Financial Development And Economic Growth: A Critical View, Background paper for World Economic and Social Survey 2006, March 2006. Frankel J. A. and Romer D. (1999), “Does Trade Cause Growth”, American Economic Review 89 pp 379-399. Greenwoood, J., Jovanovic, B. (1990), “Financial Development, Growth, and the Distribution of Income”, The Journal of Political Economy. GSO (2013), Indicators, Retrieved from Gurley, J., Shaw, E. (1967), “Financial Structure and Economic Development”, Economic Development and Cultural Change 34. Karim, Mohd Zaini Abd (2000), Comparative Bank Efficiency Across Countries And Its Relation To Economic Growth: An Empirical Study Of Asean Countries, PhD dissertation University of Arkansas. King, R.G., Levine, R. (1993a), “Finance and Growth: Schumpeter Might Be Right”, Quarterly Journal of Economics 108. King, R.G., Levine, R. (1993b), “Finance, Entrepreneurship and Growth: Theory and Evidence”, Journal of Monetary Economics 32. Khatib et al. (1999), “Banking Performance and Economic Growth in Qatar: An Empirical Investigation”, Journal of Administrative Sciences and Economics, 1999, Vol. 10, Pages 5-27. Koivu, T. (2002), “Do Efficient Banking Sectors Accelerate Economic Growth In Transition Countries?” 20 Bofit Personnel. KPMG Report (2013), Vietnam Banking Survey 2013. Levine, R. (1997), “Financial Development and Economic growth: Views and Agenda”, Journal of Economic Literature, Vol. XXXV, pp. 688-726. Levine, R. (1998), “The Legal Environment, Banks, and Long-Run Economic Growth”, Journal of Money, Credit and Banking 30. Levine, R., Loayza, N. (1999), Financial Intermediation and Growth – Causality and Causes, World Bank Policies Research Working Paper No. 2059– 1999. Marin, D. (1992), “Is the Export-Led Growth Valid for Developed Countries?”, Review of Economics and Statistics, 74, pp. 678-688. McKinnon, R.I. (1973), Money and Capital in Economic Development, The Brookings Institution, Washington, DC. Meier, G.M. and Seers, D. (1984), Pioneers in Development, New York: Oxford University Press for the World Bank. Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 51 Pantaleo J.Kessy (2007), Bank Efficiency And Economic Growth: An Empirical Analysis Of The Economies Of The East African Community (Eac) Countries, PhD dissertation Colorado State University. Robinson, J. (1952), The Generalization of the General Theory, The Rate of Interest and Other Essays, London, Macmillan: 67-146. Sajid Anwar and Lan Nguyen (2011), “Financial Development And Economic Growth In Vietnam”, Journal of Economics and Finance, Springer, vol. 35(3), pages 348-360. Samolyk, K. A. (1992), “Banking Conditions and Regional Economic Performance: Evidence of a Regional Credit Channel”, Journal of Monetary Economics, Vol. 34, No. 2, pp. 259-278. Schumpeter, J. A. (1912), Theorie der Wirtschaftlichen Entwicklung, Leipzig: Dunker & Humblot, The Theory of Economic Development, translated by R. Opie. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1934. Stern, N. (1989), “The Economics Of Development: A Survey”, The Economic Journal 100, pp. 597-685. Steiner, W. H., et al (1963), Money and Banking: An Introduction to the Financial System., New Delhi: Prentice Hall. Tsuru, K. (2000), Finance and Growth: Some Theoretical Considerations and A Review of the Empirical Literature, Economic Department Working Paper 228, Organization for Economic Co – operation and Development (OECD), Paris. Ubom, U. B. (2009), “Economic Absorption And The Contributions Of Banks To Economic Development In Nigeria”, Journal of Business and Finance, Vol. 2(1), pp. 229 – 241. Vietcombank Securities (2011), Vietnam Banking Sector Report. Vohra R (2001), “Export And Economic Growth: Further Time Series Evidence From Less-Developed Countries”, International Advances in Economic Research, 7, 345-350. Lê Đạt Chí và Lê Tuấn Anh (2012), “Kết hợp phương pháp CVaR và mô hình Merton/ KMV để đo lường rủi ro vỡ nợ - Bằng chứng thực nghiệm ở VN”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 5 (15), tr 10-15. Li (2010), “The Information Content of Forward-Looking Statements in Corporate Filings—A Naïve Bayesian Machine Learning Approach”, Journal of Accounting Research, Volume 48 (5), 1049–1102. Li (2011), “Textual Analysis Of Corporate Disclosures: A Survey Of The Literature”, Journal of Accounting Literature, Vol. 29, 143-165. Loughran, T. and McDonald, B. (2010), “When is a liability not a liability? Textual analysis, dictionaries and 10-Ks”, The Journal of Finance, Vol 66 (1), 35-65. Lu, R., Yang-Cheng, L and Shu-Lien, C. (2009), “Corporate governance and quality of financial information on the prediction power of financial distress of listed companies in Taiwan”, International Research Journal of Finance and Economics, Vol 32, 114- 138. Lu, Y, C., Shen, C, H. and Wei, Y, C. (2013), “Revisiting Early Warning Signals of Corporate Credit Default Using Linguistic Analysis”, Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 24, issue C, 1-21. Mitton, T. (2002), “A Cross-Firm Analysis of the Impact of Corporate Governance on the East Asian Financial Crisis”, Journal of Financial Economics, vol. 64, 215–241 Nguyễn Trà Ngọc Vy, Nguyễn Văn Công (2013), “Vận dụng mô hình Z-Score của GS.E.I.Altman để dự báo rủi ro phá sản của các công ty dược phẩm trên thị trường chứng khoán VN”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số Đặc biệt, tháng 10 năm 2013, tr 63-70. Petersen, MA. (2004), Information: Hard and Soft, Kellogg School of Management, Northwestern University and NBER. Shirata, C., Y. and Sakagami, M. (2009), “An Analysis Of The ‘Going-Concern Assumption’: Text Mining From Japanese Financial Reports”, Journal of Emerging Technologies in Accounting, Vol 6, 1–16. Shumway, T. (2001), “Forecasting Bankruptcy More Accurately: A Simple Hazard Model”, The Journal of Business, Vol. 74, No. 1, 101-124. Turner, D. (2013), Analytics: The Real-World Use Of Big Data In Financial Services, IBM Institute for Bussiness Value and Oxford University, địa chỉ truy cập www-935. ibm.com/services/us/gbs/thoughtleadership/big-data-banking. Vu, K.A., Tower, G.and Scully, G. (2011), “Corporate Communication For Vietnamese Listed Firms”, Asian Review of Accounting, Vol. 19, Issue 2, 125 – 146. Wang, Z. and Deng. X. (2006), Corporate Governance And Financial Distress Evidence From Chinese Listed Companies, The Chinese Economy, Vol 39 (5), 5–27. Woidtke, T., Yeh, Y. and Lee. T (2001), “Family Control and Corporate Governance: Evidence from Taiwan”, International Review of Finance, Vol 2 (18): 21-48. (Tiếp theo trang 27) Sự truyền tải thông điệp...
File đính kèm:
- tac_dong_cua_hoat_dong_kinh_doanh_ngan_hang_den_tang_truong.pdf