Tác động của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng của các hộ nuôi trước sự cố và

sau sự cố Formosa trên địa bàn thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các phương pháp gồm thống kê

mô tả, so sánh và hồi quy tương quan; các chỉ tiêu gồm GO, VA, MI, NB, MI/IC và NB/IC đã được sử dụng

để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng trước sự cố là cao hơn so với sau

sự cố một cách có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ rằng sự cố Formosa có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế

nuôi cá lồng trên địa bàn nghiên cứu trong điều kiện hiện tại.

Từ khóa: hiệu quả kinh tế, nuôi cá lồng, tác động của sự cố, thị trấn Thuận An

pdf 11 trang Bích Ngọc 05/01/2024 2920
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế

Tác động của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 128, Số 5A, 2019, Tr. 51–61; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v128i5A.4987 
* Liên hệ: nlhiep@hce.edu.vn 
Nhận bài: 19–9–2018; Hoàn thành phản biện: 07–01–2019; Ngày nhận đăng: 05–11–2018 
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ 
NUÔI CÁ LỒNG Ở THỊ TRẤN THUẬN AN 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Nguyễn Lê Hiệp*, Lê Thị Cẩm Nhi, Trần Thị Diệu, Trần Thị Bích Huệ 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng của các hộ nuôi trước sự cố và 
sau sự cố Formosa trên địa bàn thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các phương pháp gồm thống kê 
mô tả, so sánh và hồi quy tương quan; các chỉ tiêu gồm GO, VA, MI, NB, MI/IC và NB/IC đã được sử dụng 
để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng trước sự cố là cao hơn so với sau 
sự cố một cách có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ rằng sự cố Formosa có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế 
nuôi cá lồng trên địa bàn nghiên cứu trong điều kiện hiện tại. 
Từ khóa: hiệu quả kinh tế, nuôi cá lồng, tác động của sự cố, thị trấn Thuận An 
1 Đặt vấn đề 
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh duyên hải miền Trung có hệ thống đầm phá 
rộng lớn. Trong đó, hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một hệ thủy vực nước lợ lớn 
nhất Đông Nam Á với diện tích mặt nước gần 22.000ha và kéo dài gần 70km dọc ven biển từ 
Bắc vào Nam [7]. 
Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm dọc theo phá Tam Giang. 
Đây là một vị trí rất thuận lợi để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá 
lồng. Hoạt động nuôi cá lồng trong thời gian qua đã trở thành ngành kinh tế chủ lực ở địa 
phương, giúp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần vào quá 
trình phát kinh tế – xã hội trên địa bàn [6,7]. 
Tuy nhiên, sau sự cố Formosa đã xảy ra hiện tượng cá lồng chết bất thường trên diện 
rộng. Bên cạnh đó, tâm lý người tiêu dùng e ngại khiến cá nuôi lồng không bán được hoặc bán 
với giá thấp đã làm cho người dân hoang mang và lo lắng [1]. Vậy, “Sự cố Formosa có ảnh 
hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân hay không?” và “Trong điều 
kiện bị sự cố Formosa người dân có nên nuôi cá lồng hay không?” là hai câu hỏi chưa có lời giải 
đáp thỏa đáng. 
Vì thế, việc nghiên cứu và so sánh hiệu quả kinh tế trước và sau sự cố Formosa để đánh 
giá tác động của sự cố này đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng và làm cơ sở để các cơ quan quản 
Nguyễn Lê Hiệp và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
52 
lý nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá 
lồng trong thời gian tới là rất cần thiết. 
2 Cách tiếp cận và phương pháp 
2.1 Cách tiếp cận 
Trong nghiên cứu này hiệu quả kinh tế được tiếp cận theo quan điểm khả năng biến các 
yếu tố đầu vào thành các đầu ra. Việc so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế được tiến hành ở 
quy mô hộ nuôi. 
2.2 Chỉ tiêu đánh giá và phương pháp 
Chỉ tiêu đánh giá và so sánh 
Chỉ tiêu đánh giá và so sánh kết quả 
Giá trị sản xuất (GO): Đây là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hộ nuôi tạo 
ra trong một chu kỳ sản xuất. Giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm Qi 
nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng Pi. 
 ∑ 
Giá trị gia tăng (VA): Đây là giá trị sản phẩm vật chất hay dịch vụ do hộ nuôi mới sáng 
tạo ra trong một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng là bộ phận của giá trị sản xuất sau khi trừ đi 
chi phí trung gian. 
VA = GO – IC 
Thu nhập hỗn hợp (MI): Đây là phần thu nhập thuần tuý hộ nuôi có thể nhận được trong 
một chu kỳ sản xuất. 
MI = VA – (Khấu hao tài sản + Chi phí khác) 
Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Đây là toàn bộ lợi nhuận kinh tế hộ nuôi nhận được sau 
một chu kỳ sản xuất. Lợi nhuận kinh tế ròng là bộ phận của thu nhập hỗn hợp sau khi trừ đi chi 
phí tự có. 
NB = MI – Chi phí tự có 
 Chỉ tiêu đánh giá và so sánh hiệu quả 
Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng IC hộ nuôi 
bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng GO. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
53 
Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng IC hộ nuôi 
bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng VA. 
Lợi nhuận kinh tế ròng/chi phí trung gian (NB/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng IC 
bỏ ra hộ nuôi thu được bao nhiêu đồng NB. 
Lợi nhuận kinh tế ròng/tổng chi phí (NB/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí 
bỏ ra hộ nuôi thu được bao nhiêu đồng NB. 
Phương pháp 
 Thu thập số liệu 
– Chọn mẫu khảo sát 
Trên cơ sở số liệu về tình hình nuôi cá lồng do cơ quan quản lý cung cấp và phương pháp 
chọn mẫu ngẫu nhiên được lựa chọn. Cỡ mẫu khảo sát được xác định theo công thức của 
Giuseppe Iarossi, đó là 
, trong đó n là số lượng mẫu khảo sát, N là tổng số mẫu và e là 
mức độ tin cậy chính xác mong muốn (e = 10%) [2]. 
Tổng số hộ nuôi cá lồng ở trên địa bàn thị trấn Thuận An là N = 283 hộ [6]. Dựa theo công 
thức trên chúng tôi tính được quy mô mẫu điều tra là n = 73 hộ. Tuy nhiên, vì một số lí do 
khách quan trong quá trình thu thập nên nên số lượng mẫu được sử dụng trong nghiên cứu 
này là 70 mẫu. 
– Thu thập số liệu sơ cấp 
Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này được khảo sát trực tiếp từ các hộ nuôi cá lồng đại 
diện trên địa bàn nghiên cứu với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Người được phỏng vấn là chủ 
các hộ nuôi. Trong một số trường hợp, các thành viên trong gia đình cùng tham gia trả lời 
phỏng vấn, do đó có thể hỗ trợ lẫn nhau cung cấp những thông tin chính xác nhất. 
Để so sánh tác động của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng, số liệu sơ cấp 
trong nghiên cứu này được khảo sát vào 2 mùa vụ: mùa vụ năm 2015 trước sự cố và mùa vụ 
năm 2016 chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố Formosa; các mẫu khảo sát của 2 mùa vụ được 
phỏng vấn cùng một chủ hộ nuôi. Khoảng thời gian giữa hai vụ nuôi là 6 tháng nên tác động 
của các yếu tố như lãi suất và trượt giá trong khoảng thời gian này đến kết quả nghiên cứu là 
không đáng kể. 
 Phân tích 
Trong nghiên cứu này sử dụng các phương pháp phân tích chủ yếu sau: 
Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất được sử dụng để tính toán các chỉ 
tiêu như chi phí trung gian (IC), tổng chi phí (TC), giá trị sản xuất (GO), lợi nhuận kinh tế ròng 
Nguyễn Lê Hiệp và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
54 
(NB). Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tính toán, mô tả, trình bày các đặc trưng 
cơ bản của đối tượng nghiên cứu cũng như hoạt động nuôi cá lồng của các hộ được khảo sát. 
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng của các 
hộ trước và sau sự cố Formosa. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để 
xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá lồng. Trong nghiên 
cứu này sử dụng dạng hàm Cobb_Douglas. 
Mô hình có dạng: 
Y= A.X1α1 .X2α2 .X3α3 .X4α4 .X5 α5 .eβD 
trong đó Y là năng suất (kg/m3/vụ); X1 là chi phí giống (ngàn đồng/m3/vụ); X2 là chi phí thức ăn 
(ngàn đồng/m3/vụ); X3 là chi phí làm lồng (ngàn đồng/m3/vụ); X4 là chi phí lao động (ngàn 
đồng/m3/vụ); X5 là số năm kinh nghiệm (năm); D là vụ nuôi (D = 1 nếu nuôi trước sự cố, D = 0 
nếu nuôi sau sự cố). 
Lấy logarit 2 vế của (1) ta được: 
lnY = lnA + α1lnX1 + α2lnX2 + α3lnX3 + α4lnX4 + α5lnX5 + βD 
3 Kết quả và thảo luận 
3.1 Tình hình nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An 
Thuận An là thị trấn ven biển, nằm dọc theo đầm phá Tam Giang, nên nơi đây có nhiều 
điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, 
hoạt động nuôi cá lồng ngày càng phát triển và trở thành hoạt động kinh tế chủ lực trong sản 
xuất nông nghiệp của địa phương. Các loại cá được nuôi phổ biến là cá dìa, cá mú, cá hồng, cá 
chẻm và cá nâu; hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh [3,6]. 
Bảng 1. Tình hình nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An giai đoạn 2014–2016 
Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 
2015/2014 2016/2015 
+/– % +/– % 
Số hộ nuôi Hộ 180 194 283 14 7,78 89 45,88 
Số lồng Cái 552 600 750 48 8,7 150 25 
Thể tích lồng nuôi m3 10.100 11.250 14.062 1.150 11,39 2.812 25 
Sản lượng Tấn 230 257 209 27 11,73 –48 –18,7 
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của UBND Thị trấn Thuận An và tính toán của tác giả 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
55 
Số liệu trình bày ở Bảng 1 cho thấy số hộ nuôi liên tục tăng lên từ 180 hộ năm 2014 lên 
283 hộ năm 2016; số lồng nuôi năm 2016 đạt 750 cái, tăng 25% so với năm 2016. Đi đôi với sự 
tăng lên của hộ nuôi, số lồng nuôi thì sản lượng cũng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2015 sản 
lượng nuôi cá lồng đạt 257 tấn, tăng 11,73% so với năm 2014. Tuy nhiên, sự cố Formosa làm cá 
chết nhiều nên sản lượng nuôi cá lồng năm 2016 chỉ đạt 209 tấn, giảm 18,7% so với năm 2016. 
3.2 Ảnh hưởng của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lồng 
Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu 
Hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng ở thị trấn Thuận An 
đều do các hộ gia đình trực tiếp thực hiện. Do đó, vai trò của hộ là rất quan trọng và có ảnh 
hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất này. 
Bảng 2. Tình hình lao động của các hộ điều tra 
Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Độ lệch chuẩn 
Số nhân khẩu Người/hộ 4,00 9,00 5,34 0,96 
Số lao động Lao động/hộ 2,00 5,00 2,62 0,68 
Tuổi chủ hộ Tuổi 31,00 65,00 44,94 8,72 
Trình độ học vấn Lớp 2,00 12,00 6,82 3,80 
Số năm kinh nghiệm Năm 4,00 30,00 11,37 7,04 
Số lần tập huấn Lần 0,00 4,00 0,37 0,92 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017 
Số liệu trình bày ở Bảng 2 cho thấy bình quân nhân khẩu/hộ là hơn 5 người và bình quân 
lao động/hộ là 2,62 lao động. Mặc dù vậy, hầu hết lao động của các hộ được khảo sát đều tham 
gia vào các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và đặc biệt là dịch vụ trên địa bàn. Số lao động 
tham gia vào hoạt động nuôi cá lồng của mỗi hộ là chỉ khoảng 1 lao động. 
Độ tuổi trung bình của các chủ hộ là gần 50 tuổi và số năm kinh nghiệm nuôi cá trung 
bình là 11,37 năm. Đây là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi cá lồng, một nghề đòi hỏi 
nhiều kiến thức và kinh nghiệm. 
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng không chỉ đòi hỏi yếu tố kinh nghiệm nuôi 
được tích lũy qua nhiều năm mà còn đòi hỏi yếu tố trình độ kỹ thuật nuôi cao, hiện đại. Nhìn 
chung, số lần tập huấn kỹ thuật nuôi của các hộ được khảo sát là không đồng đều. Hộ tập huấn 
nhiều nhất là 4 lần và hộ ít nhất là chưa tập huấn. Bình quân số lần tập huấn của các hộ nuôi cá 
lồng được khảo sát là không cao (0,37 lần). Vì vậy, chính quyền địa phương cần thường xuyên 
tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ thuật nuôi cá lồng cho người dân trong thời 
gian tới. 
Nguyễn Lê Hiệp và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
56 
Tình hình nuôi cá lồng của các hộ được khảo sát 
Số liệu trình bày ở Bảng 3 cho thấy quy mô nuôi cá lồng của các hộ ở thị trấn Thuận An là 
khá lớn, hộ nhỏ nhất là 32m3, hộ lớn nhất là 351m3 và bình quân là hơn 113m3. Quy mô nuôi cá 
lồng của người dân trước và sau sự cố là không có sự thay đổi. Sự cố Formosa xảy ra quá nhanh 
và bất ngờ khiến người dân không không kịp phản ứng nên họ vẫn nuôi theo vụ với các nguồn 
lực giống như trước đây. 
Bảng 3. Tình hình nuôi cá lồng trước và sau sự cố Formosa 
Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 
Quy mô m3/hộ 32,00 351,00 113,61 69,99 
Sản lượng trước sự cố Kg/hộ/vụ 700,00 6.720,00 2.097,87 1.126,51 
Sản lượng sau sự cố Kg/hộ/vụ 324,00 2.160,00 906,29 424,21 
Năng suất trước sự cố kg/m3/vụ 7,00 61,25 22,80 12,33 
Năng suất sau sự cố kg/m3/vụ 3,33 22,31 9,70 4,51 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017 
Tuy nhiên, số liệu trình bày ở Bảng 3 cũng cho thấy rõ dù với cùng một quy mô nuôi như 
nhau, nhưng năng suất và sản lượng trước sự cố và sau sự cố lại hoàn toàn khác biệt. Trước sự 
cố, hộ nuôi tốt nhất đạt năng suất lên đến 61,25 kg/m3/vụ và năng suất trung bình đạt con số 
khá cao là 22,8 kg/m3/vụ. Sau sự cố, những con số này đã giảm đi nhanh chóng, năng suất cao 
nhất chỉ đạt 22,31 kg/m3/vụ, còn thấp hơn cả năng suất trung bình đạt được trước sự cố. 
Do năng suất giảm mạnh sau sự cố nên sản lượng đạt được cũng giảm mạnh so với trước 
sự cố. Cụ thể, trước sự cố, sản lượng bình quân/hộ/vụ là gần 2.100 kg, sau sự cố chỉ còn hơn 900 
kg, chỉ bằng khoảng hơn 40% so với trước sự cố. Đây là những con số biết nói phản ánh tác 
động của sự cố Formosa đến kết quả nuôi cá lồng của người dân ở thị trấn Thuận An. 
Tác động của sự cố Formosa đến chi phí sản xuất 
Số liệu trình bày ở Bảng 4 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về chi phí sản xuất 
trước và sau sự cố. Tổng chi phí bình quân/m3 nuôi cá lồng của hộ nuôi trước sự cố là 1.126,36 
ngàn đồng, sau sự cố là 942,87 ngàn đồng/m3/vụ, giảm 183,47 ngàn đồng, tương ứng khoảng 
16%. Sự thay đổi chi phí này chủ yếu là do chi phí thức ăn, chi phí tự có và một số chi phí khác 
(đặc biệt là chi phí lao động tự có của hộ). Các loại chi phí còn lại là hầu như không có sự thay 
đổi do sự cố Formosa đến bất ngờ nên người sản xuất chưa kịp có các giải pháp để thích ứng. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
57 
Bảng 4. Chi phí nuôi cá lồng trước và sau sự cố Formosa 
ĐVT: Ngàn đồng/m3/vụ 
Chỉ tiêu 
Trước sự sô Sau sự cố Chênh lệch t-test 
Giá trị Giá trị +/– % Sig. 
I. Chi phí trung gian (IC) 531,61 467,15 –64,45 –12,12 0,219 
1. Giống 128,72 128,72 0,00 0 1,000 
2. Thức ăn 390,60 326,14 –64,45 –16,5 0,102 
3. Chi phí tu bổ lồng 12,29 12,29 0,00 0 1,000 
II. Khấu hao tài sản cố định 40,80 40,80 0,00 0 1,000 
III. Chi phí tự có 490,61 431,28 –59,33 –12,09 0,277 
IV. Chi phí khác 63,35 3,64 –59,71 –94,26 0,009 
Tổng chi phí sản xuất (TC) 1126,36 942,87 –183,50 –16,29 0,103 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017 
Những kết luận về không có sự khác biệt đáng kể về chi phí nuôi cá lồng trước và sau sự 
cố Formosa cho tổng thể mẫu nghiên cứu còn được thể hiện thông qua kết quả kiểm định t-test. 
Với mức ý nghĩa 0,05 và căn cứ vào giá trị Sig, có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về chi phí trước và sau sự cố Formosa, ngoại trừ khoản mục chi phí khác. 
Tác động của sự cố Formosa đến kết quả kinh tế 
Số liệu trình bày ở Bảng 5 cho thấy có sự khác biệt rất lớn về kết quả nuôi cá lồng trước 
và sau sự cố Formosa. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả. Cụ thể, sau sự 
cố kết quả nuôi cá lồng là thấp hơn nhiều so với trước sự cố, chẳng hạn: trước sự cố bình quân 
1m3 nuôi cá lồng tạo ra được 2.525,60 ngàn đồng GO/vụ, sau sự cố con số này là 765,74 ngàn 
đồng, giảm 1.759,86 ngàn đồng; trước sự cố bình quân 1m3 mang lại khoảng 1.999 ngàn đồng 
VA/vụ, sau sự cố chỉ mang lại khoảng 298 ngàn đồng, giảm khoảng 1.695 ngàn đồng; trước sự 
cố bình quân 1m3 tạo ra gần 1.400 ngàn đồng NB/vụ, sau sự cố con số này là –177,13 ngàn đồng; 
trước sự cố hoạt động nuôi cá lồng mang lại gần 172.000 ngàn đồng MI và hơn 131.000 ngàn 
đồng NB/hộ/vụ, sau sự cố những con số này giảm mạng và chỉ còn hơn 24.000 ngàn đồng MI và 
–11.225,64 ngàn đồng NB/hộ/vụ. Nguyên nhân làm kết quả nuôi cá lồng giảm là do sự cố 
Formosa làm sản lượng giảm. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm nên 
giá bán cũng giảm mạnh. 
Những kết luận quan trọng về kết quả nuôi cá lồng sau sự cố là thấp hơn rất nhiều so với 
trước sự cố trên địa bàn nghiên cứu trong điều kiện hiện tại còn được thể hiện ở kết quả kiểm 
định t-test. Với mức ý nghĩa 0,05 và căn cứ vào giá trị Sig có thể kết luận kết quả nuôi cá lồng 
Nguyễn Lê Hiệp và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
58 
sau sự cố là thấp hơn so với trước sự cố một cách có ý nghĩa thống kê và điều này cũng có nghĩa 
sự cố Formosa đã tác động theo hướng tiêu cực đến các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An. 
Bảng 5. Kết quả nuôi cá lồng trước và sau sự cố Formosa 
Chỉ tiêu ĐVT Trước sự cố Sau sự cố 
Chênh lệch t-test 
+/– % Sig. 
1. Giá trị sản xuất (GO) Ngđ/m3/vụ 2.525,60 765,74 –1.759,86 –69,68 0,000 
2. Giá trị gia tăng (VA) Ngđ/m3/vụ 1.993,99 298,59 –1.695,41 –85,03 0,000 
3. Thu nhập hỗn hợp (MI) Ngđ/m3/vụ 1.889,84 254,15 –1.635,70 –86,55 0,000 
4. Lợi nhuận kinh tế ròng (NB) Ngđ/m3/vụ 1.399,24 –177,13 –1.576,37 –112,7 0,000 
5. GO bình quân 1 hộ Ngđ/vụ 225.887,57 68.831,51 –157.056,06 –69,53 0,000 
6. VA bình quân 1 hộ Ngđ/vụ 180.521,64 28.873,16 –151.648,49 –84,01 0,000 
7. MI bình quân 1 hộ Ngđ/vụ 171.697,14 24.328,29 –147.368,84 –85,83 0,000 
8. NB bình quân 1 hộ Ngđ/vụ 131.462,85 –11.225,64 –142.688,49 –108,5 0,000 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017 
Tác động của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế 
Chi phí sản xuất trước sự cố và sau sự cố là hầu như không có sự thay đổi, nhưng kết quả 
nuôi cá lồng sau sự cố là có sự giảm mạnh so với trước sự cố nên hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng 
sau sự số là thấp hơn nhiều so với trước sự cố, và điều này thể hiện ở các chỉ tiêu phản ánh hiệu 
quả kinh tế (Bảng 6). 
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng trước và sau sự cố Formosa 
Chỉ tiêu ĐVT Trước sự cố Sau sự cố 
Chênh lệch T- Test 
+/– % Sig. 
1. GO/IC Lần 5,13 1,79 –3,34 –65,04 0,000 
2. VA/IC Lần 4,13 0,79 –3,34 –80,77 0,000 
3. MI/IC Lần 3,92 0,67 –3,25 –82,82 0,000 
4. NB/TC Lần 1,43 –0,13 –1,57 –109,11 0,000 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017 
Trước sự cố, một đồng IC bỏ ra giúp các hộ nuôi cá lồng nhận được 5,13 đồng GO; 4,13 
đồng VA và 3,92 đồng MI; sau sự cố, một đồng IC bỏ ra chỉ nhận được 1,79 đồng GO; 0,79 đồng 
VA và 0,67 đồng MI. Trước sự cố, các hộ nuôi cá lồng bỏ ra 1 đồng TC sẽ thu về được 1,43 đồng 
NB; sau sự cố, con số này là –0,13. Như vậy, sự cố Formosa đã tác động tiêu cực đến hiệu quả 
kinh tế nuôi cá lồng của người dân ở thị trấn Thuận An. Trước sự cố, hoạt động nuôi cá lồng 
trên địa bàn nghiên cứu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
59 
sau sự cố, nguồn nước ở đây bị ảnh hưởng đã làm cho hầu hết các hộ dân nuôi cá lồng đều bị 
lỗ, thậm chí có một số hộ không kịp đề phòng nên cá chết nhiều và gần như mất trắng. 
Những kết luận quan trọng về sự cố Formosa có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế 
nuôi cá lồng trên địa bàn nghiên cứu còn được thể hiện ở kết quả kiểm định (Bảng 6). Với mức 
ý nghĩa 0,05 và căn cứ vào giá trị Sig, nghiên cứu này đủ cơ sở để kết luận trong điều kiện hiện 
tại hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An sau sự cố là thấp hơn so với trước sự cố 
một cách có ý nghĩa thống kê. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá lồng 
Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, 
trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ 
ảnh hưởng như thế nào là cơ sở để các cơ quan quản lý và người dân tham khảo để đưa ra 
quyết định kinh tế tối ưu. Bên cạnh đó, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng còn góp phần đánh 
giá tác động của sự cố Formosa đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng. 
Số liệu ở Bảng 7 cho thấy Sig.F của mô hình bằng 0 nên mô hình hồi quy có ý nghĩa ở 
mức 99%. Điều này cho phép kết luận là kết hợp các biến độc lập trong mô hình giải thích được 
sự thay đổi của biến phụ thuộc Y. Hệ số R2 = 0,814, có nghĩa 81,4% sự biến thiên của năng suất là 
do các yếu tố trong mô hình. Hệ số Durbin-Watson là 1,634 chứng tỏ mô hình không có hiện 
tượng tự tương quan. Bên cạnh đó, các hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô 
hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên có thể kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện 
tượng đa cộng tuyến [4]. 
Kết quả hồi quy cho thấy trong 6 biến đưa vào mô hình thì có 2 biến không có ý nghĩa 
thống kê là chi phí giống (X1) và số năm kinh nghiệm (X5) do mức độ biến thiên của 2 yếu tố 
này thấp và 4 biến còn lại có ý nghĩa thống kê (với độ tin cậy trên 90%). 
Bảng 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá lồng 
Biến Hệ số α t Sig. VIF Các chỉ số 
(Constan) -0,95 -2,442 0,016 2.903 F 97,172 
lnX1 0,078 1,514 0,132 4.425 Sig. 0,000 
lnX2 0,348 4,254 0,000 1.293 R2 0,814 
lnX3 0,281 4,616 0,000 3.559 R điều chỉnh 0,806 
lnX4 0,13 1,940 0,055 1.097 Durbin-Watson 1,634 
lnX5 0,019 0,476 0,635 1.075 
Trước sự cố_Sau sự cố -0,729 -14,741 0,000 2.903 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra của tác giả, năm 2017 
Nguyễn Lê Hiệp và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
60 
Hệ số hồi quy của các biến X2, X3 và X4 đều nhận giá trị dương, có nghĩa là có mối quan 
hệ thuận giữa các biến này với sản lượng nuôi. Đặc biệt, kết quả mô hình còn cho thấy năng 
suất nuôi cá lồng sau sự cố là thấp hơn 72,9% so với trước sự cố (với độ tin cậy 99%). Bên cạnh 
đó, giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy biến vụ nuôi là lớn nhất, tức là yếu tố vụ nuôi có tác động 
lớn nhất đến sự thay đổi của sản lượng nuôi cá lồng (trước và sau sự cố Formosa). Kết quả này 
phản ánh đúng với kết quả đã phân tích ở số liệu Bảng 3, và một lần nữa khẳng định sự cố 
Formosa có tác động tiêu cực đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng ở địa bàn nghiên cứu 
trong điều kiện hiện tại. 
4 Kết luận 
Nuôi cá lồng là hoạt động kinh tế phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người 
dân ở thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, sự cố Formosa xảy ra đã tác động 
lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất này. Cụ thể, trước sự cố, bình quân 1m3 
nuôi cá lồng tạo ra được 2.525,60 ngàn đồng GO, 1.999 ngàn đồng VA và 1.400 ngàn đồng 
NB/vụ; sau sự cố, chỉ đạt được 765,74 ngàn đồng GO, 298 ngàn đồng VA và –177,13 ngàn đồng 
NB/vụ; trước sự cố, một đồng IC bỏ ra các hộ nuôi cá lồng nhận được 5,13 đồng GO; 4,13 đồng 
VA và 3,92 đồng MI; sau sự cố, chỉ nhận được 1,79 đồng GO; 0,79 đồng VA và 0,67 đồng MI. 
trước sự cố, các hộ nuôi cá lồng bỏ ra 1 đồng TC sẽ thu về được 1,43 đồng NB; sau sự cố, con số 
này là –0,13. Rõ ràng, sự cố Formosa có tác động tiêu cực đến kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi 
cá lồng của người dân ở vùng nghiên cứu trong thời điểm hiện tại. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chính phủ, Báo cáo tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục sự cố môi trường gây 
hải sản chết bất thường tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, 2016. 
2. Giuseppe Iarossi (2006), Sức mạnh của thiết kế điều tra, Nxb. Chính trị Quốc gia. 
3. Hùng Thanh Ngọc, Long Hảo Vinh (2016), Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, Báo Nhân 
Dân, số 3. 
4. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb. 
Thống kê, Hà Nội. 
5. Nguyễn Văn Tài (2016), Sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung, Bài học kinh nghiệm và 
các giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới, Tạp chí Môi trường, Số 7, tr 38 – 42. 
6. UBND thị trấn Thuận An, Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội các năm 2015, 2017. 
7. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo về việc khắc phục sự cố Formosa miền Trung, 2016. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
61 
THE IMPACT OF THE FORMOSA INCIDENT 
ON ECONOMIC EFFICIENCY OF CAGED FISH FARMING 
IN THUAN AN TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE 
Nguyen Le Hiep*, Le Thi Cam Nhi, Tran Thi Dieu, Tran Thi Bich Hue 
University of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
Abstract. This study evaluates and compares the economic efficiency of caged fish farming of households 
before and after the occurrence of the Formosa incident, in ThuanAn town, Thua Thien Hue province. 
Data were analyzed using various methods, including descriptive statistics, comparative and regression 
analyses. Several indicators, including GO, VA, MI, NB, MI/IC and NB/IC, were used for the analyses. 
Results demonstrate that the economic efficiency of caged fish farming before the incident was statistically 
and significantly higher in comparison to the one obtained after the incident, indicating that the Formosa 
incident did have negative impacts on the economic efficiency of caged fish farming under current 
conditions at the study area. 
Keywords: economic efficiency, caged fish farming, impact of the incident, Thuan An town 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_su_co_formosa_den_hieu_qua_kinh_te_nuoi_ca_long.pdf