Tài liệu công nghệ sửa chữa - Bảo dưỡng và chẩn đoán kỹ thuật ô tô

Trong đào tạo kỹ sư và cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ ô tô. Học phần: Công

nghệ bảo dưỡng và chẩn đoán kỹ thuật ô tô là học phần bắt buộc. Với mục tiêu trang bị cho

người học những kiến thức cơ bản về quy trình công nghệ sửa chữa, các công việc trong quy

trình, các hình thức tổ chức công nghệ, kiến thức cơ bản về sửa chữa và các phương pháp

phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô, quy trình chẩn đoán và bảo dưỡng ô tô, nhằm nâng cao

hiệu quả sử dụng của xe trên các tiêu chí: Nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của ô tô, giảm chi

phí bảo dưỡng và sửa chữa.

Trong điều kiện hiện nay, đối với các trường đào tạo cử nhân nghành công nghệ ô tô

nói chung và trường CĐCN Việt Đức nói riêng mới chỉ có các giáo trình riêng biệt mang

tính chất là tài liệu tham khảo (Dùng cho đào tạo kỹ sư ô tô) của các trường Đại học. Nên

không phù hợp với trình độ đào tạo cho đối tượng là sinh viên hệ Cao đẳng.

Đứng trước thực tế, sinh viên cần được trang bị tài liệu học tập phù hợp với trình độ được

đào tạo. Nên tác giả đã lựa chọn biên soạn cuốn tài liệu học tập đối với học phần:

CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ.

Nhằm giúp cho quá trình dạy và học, cũng như quá trình nghiên cứu của sinh viên nghành

công nghệ ô tô học tập tại trường có được tài liệu học tập phù hợp, nhất là với đối tượng đào

tạo theo hệ thống tín chỉ.

Cấu trúc của sản phẩm: Gồm 10 chương được phân bổ theo chương trình chi tiết có thời

lượng 03 tín chỉ, nội dung được sàng lọc và biên soạn một cách dễ hiểu, lô gic:

CHƯƠNG 1. KINH TẾ VẬN HÀNH Ô TÔ.

CHƯƠNG 2. BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT Ô TÔ.

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC HƯ HỎNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

CHƯƠNG 4. CÁC CÔNG TÁC TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHI TIẾT

CHƯƠNG 6. GIA CÔNG CƠ KHÍ TRONG SỬA CHỮA CHI TIẾT

CHƯƠNG 7. SỬA CHỮA MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA Ô TÔ

CHƯƠNG 8. CÔNG TÁC LẮP GHÉP, CHẠY RÀ VÀ THỬ CÔNG SUẤT

CHƯƠNG 9. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ

CHƯƠNG 10. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT Ô TÔ

pdf 218 trang dienloan 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu công nghệ sửa chữa - Bảo dưỡng và chẩn đoán kỹ thuật ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu công nghệ sửa chữa - Bảo dưỡng và chẩn đoán kỹ thuật ô tô

Tài liệu công nghệ sửa chữa - Bảo dưỡng và chẩn đoán kỹ thuật ô tô
1 
TÀI LIỆU HỌC TẬP 
Học phần 
CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG 
& 
CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ 
(Lưu hành nội bộ) 
NĂM 2012 
 MỤC LỤC 
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC 
TÀI LIỆU ỌC TẬP 
Học phần 
CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG 
& 
CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ 
(Lưu hành nội bộ) 
Năm 2012 
2 
LỜI NÓI ĐẦU.4 
CHƯƠNG 1. KINH TẾ VẬN HÀNH Ô TÔ .5 
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế vận hành của ô tô..5 
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của ô tô7 
CHƯƠNG 2. BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT Ô TÔ..12 
2.1. Mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật ................................................................................... 12 
2.2. Các cấp bảo dưỡng .......................................................................................................... 12 
2.3. Các phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật ............................................................... 19 
2.4. Trang thiết bị cơ bản cho một trạm bảo dưỡng ............................................................... 20 
2.5. Sơ đồ quy trình công nghệ sửa chữa lớn ô tô ................................................................. 22 
2.6. Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiết .......................................................................... 22 
CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC HƯ HỎNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ.25 
3.1. Khái niệm về hư hỏng của ô tô ....................................................................................... 25 
3.2. Khái niệm và phân loại sửa chữa ô tô ............................................................................. 29 
3.3. Sự hư hỏng của một số chi tiết điển hình........................................................................ 30 
3.4. Nội dung về quy định sửa chữa lớn ô tô và tổng thành .................................................. 33 
3.5. Tổ chức công nghệ sửa chữa lớn ô tô ............................................................................. 36 
3.6. Các phương pháp phục hồi ............................................................................................. 38 
CHƯƠNG 4. CÁC CÔNG TÁC TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ..42 
SỬA CHỮA...42 
4.1. Công tác nhận xe ............................................................................................................. 42 
4.2. Công tác vệ sinh mặt ngoài ............................................................................................. 42 
4.3. Công tác tháo xe.............................................................................................................. 42 
4.4. Công tác khử dầu, mỡ, muội than, cặn nước .................................................................. 43 
4.5. Công tác kiểm tra phân loại ............................................................................................ 45 
CHƯƠNG 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHI TIẾT..47 
5.1. Kiểm tra các chi tiết dạng trục ........................................................................................ 47 
5.2. Kiểm tra các chi tiết dạng lỗ ........................................................................................... 48 
5.3. Kiểm tra các chi tiết dạng thân hộp ................................................................................ 49 
5.4. Kiểm tra lò xo – vòng bi – bánh răng ............................................................................. 51 
5.5. Kiểm tra, cân bằng tĩnh và động các chi tiết quay .......................................................... 53 
5.6. Kiểm tra các hư hỏng ngầm ............................................................................................ 55 
3 
CHƯƠNG 6. GIA CÔNG CƠ KHÍ TRONG SỬA CHỮA CHI TIẾT.58 
6.1. Phân loại chi tiết khi vào sửa chữa ................................................................................. 58 
6.2. Phục hồi chi tiết bằng phương pháp kích thước sửa chữa .............................................. 58 
6.3. Gia công cơ khí trong sửa chữa chi tiết .......................................................................... 60 
CHƯƠNG 7. SỬA CHỮA MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA Ô TÔ...80 
7.1. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Xăng .................................................................. 80 
7.2. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel ................................................................. 85 
7.3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn ............................................................................................. 92 
7.4. Sửa chữa hệ thống làm mát ............................................................................................. 96 
7.5. Sửa chữa hệ thống đánh lửa .......................................................................................... 102 
7.6. Sửa chữa thiết bị điện.................................................................................................... 108 
7.7. Sửa chữa hệ thống phanh .............................................................................................. 114 
7.8. Sửa chữa hệ thống treo.................................................................................................. 119 
7.9. Sửa chữa hệ thống lái .................................................................................................... 123 
7.10. Sửa chữa hệ thống truyền lực ..................................................................................... 126 
CHƯƠNG 8. CÔNG TÁC LẮP GHÉP, CHẠY RÀ VÀ THỬ CÔNG SUẤT...146 
CỦA ĐỘNG CƠ..146 
8.1. Công tác lắp ghép chi tiết ............................................................................................. 146 
8.2. Chạy rà và thử công suất động cơ ................................................................................. 154 
CHƯƠNG 9. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ..157 
9.1. Khái niệm và mục đích của chẩn đoán kỹ thuật động cơ ............................................. 157 
9.2. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ................................................................... 158 
CHƯƠNG 10. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT Ô TÔ.183 
10.1. Chẩn đoán hệ thống truyền lực ................................................................................... 183 
10.2. Chẩn đoán hệ thống phanh .......................................................................................... 187 
10.3. Chẩn đoán hệ thống treo ............................................................................................. 200 
10.4. Chẩn đoán hệ thống lái ............................................................................................... 201 
10.5. Chẩn đoán cụm bánh xe, moay ơ và lốp ..................................................................... 204 
10.6. Chẩn đoán hệ thống cung cấp điện ............................................................................. 208 
10.7. Chẩn đoán hệ thống khởi động ................................................................................... 212 
10.8. Chẩn đoán hệ thống điều hòa......213 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...217 
4 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong đào tạo kỹ sư và cử nhân cao đẳng ngành Công nghệ ô tô. Học phần: Công 
nghệ bảo dưỡng và chẩn đoán kỹ thuật ô tô là học phần bắt buộc. Với mục tiêu trang bị cho 
người học những kiến thức cơ bản về quy trình công nghệ sửa chữa, các công việc trong quy 
trình, các hình thức tổ chức công nghệ, kiến thức cơ bản về sửa chữa và các phương pháp 
phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô, quy trình chẩn đoán và bảo dưỡng ô tô, nhằm nâng cao 
hiệu quả sử dụng của xe trên các tiêu chí: Nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của ô tô, giảm chi 
phí bảo dưỡng và sửa chữa. 
Trong điều kiện hiện nay, đối với các trường đào tạo cử nhân nghành công nghệ ô tô 
nói chung và trường CĐCN Việt Đức nói riêng mới chỉ có các giáo trình riêng biệt mang 
tính chất là tài liệu tham khảo (Dùng cho đào tạo kỹ sư ô tô) của các trường Đại học. Nên 
không phù hợp với trình độ đào tạo cho đối tượng là sinh viên hệ Cao đẳng. 
Đứng trước thực tế, sinh viên cần được trang bị tài liệu học tập phù hợp với trình độ được 
đào tạo. Nên tác giả đã lựa chọn biên soạn cuốn tài liệu học tập đối với học phần: 
 CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ. 
Nhằm giúp cho quá trình dạy và học, cũng như quá trình nghiên cứu của sinh viên nghành 
công nghệ ô tô học tập tại trường có được tài liệu học tập phù hợp, nhất là với đối tượng đào 
tạo theo hệ thống tín chỉ. 
Cấu trúc của sản phẩm: Gồm 10 chương được phân bổ theo chương trình chi tiết có thời 
lượng 03 tín chỉ, nội dung được sàng lọc và biên soạn một cách dễ hiểu, lô gic: 
CHƯƠNG 1. KINH TẾ VẬN HÀNH Ô TÔ. 
CHƯƠNG 2. BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT Ô TÔ. 
CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC HƯ HỎNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ 
CHƯƠNG 4. CÁC CÔNG TÁC TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 
CHƯƠNG 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHI TIẾT 
CHƯƠNG 6. GIA CÔNG CƠ KHÍ TRONG SỬA CHỮA CHI TIẾT 
CHƯƠNG 7. SỬA CHỮA MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA Ô TÔ 
CHƯƠNG 8. CÔNG TÁC LẮP GHÉP, CHẠY RÀ VÀ THỬ CÔNG SUẤT 
CHƯƠNG 9. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ 
CHƯƠNG 10. CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT Ô TÔ. 
Trong quá trình biên soạn tài liệu, tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý 
báu của các thầy cô giáo trong Khoa Cơ khí động lực – Trường CĐCN Việt Đức, hội đồng 
khoa học nhà trường. 
Tuy nhiên trong nội dung tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự 
góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về địa chỉ: 
anhtinhvd@gmail.com hoặc Bộ môn Lý thuyết – Khoa Cơ khí động lực – Trường CĐCN 
Việt Đức. Xin chân thành cảm ơn. 
5 
CHƯƠNG 1. KINH TẾ VẬN HÀNH Ô TÔ 
1.1. Các chỉ tiêu kinh tế vận hành của ô tô 
1.1.1. Khái niệm 
 Là tổ hợp các thông số đặc trưng cho khả năng hoạt động của ô tô. Những thông 
số này được thể hiện dưới dạng các hệ số. 
 Quá trình vận chuyển gồm toàn bộ các công việc để đưa hàng hoá từ nơi này đến nơi khác 
như: Cân đong, đo đếm, bốc dỡ, vận chuyển... 
Độ dài vận chuyển: Khoảng cách xe đi có hàng. 
 Khối lượng vận chuyển: Bằng tích khối lượng hàng hoá hoặc hành khách với quãng đường 
vận chuyển (Tấn km hay hành khách km). 
1.1.2. Các hệ số thời gian sử dụng 
a. Hệ số ngày xe tốt ( αT) 
Đại lượng đánh giá thời gian xe ở tình trạng tốt có thể hoạt động được so với số ngày 
theo lịch thời gian. 
Đối với một xe: 
l
T
T
D
D
Trong đó: DT - Ngày xe tốt. 
 Dl- Ngày xe theo lịch. 
Đối với cả đoàn xe: 
nnD
D
D
D
n
Ti
l
n
Ti
n
li
n
Ti
T



 11
1
1
Những yếu tố ảnh hưởng đến αT 
 - Khoảng cách vận chuyển. 
 - Điều kiện đường xá. 
 - Trình độ lái xe. 
 - Cấu tạo và chất lượng xe, độ tin cậy, độ bền của xe. 
 Đối với xe tải αT = 0,75 ÷ 0,9, xe du lịch αT = 0,9 ÷ 0,96 
b. Hệ số ngày xe hoạt động αhd 
 Đánh giá thực tế sử dụng xe. 
 Đối với một xe: 
nl
hd
hd
DD
D
 Trong đó: Dhd-ngày xe hoạt động. 
 Dn-ngày xe nghỉ lễ. 
6 
 Đối với một đoàn xe: 
 nDDn
D
DD
D
n
hdi
nl
n
hdi
n
nili
n
hdi
hd



 11
1
1
c. Hệ số sử dụng phương tiện( αsd) 
l
hd
sd
D
D
d. Hệ số sử dụng thời gian trong ngày (ρ) 
 Th + Tn = 24 
Trong đó: Th , Tn là số giờ xe hoạt động trong ngày và số giờ xe nghỉ trong ngày (giờ). Th 
bao gồm giờ xe chạy, tổ chức, bốc xếp. 
Đối với một xe: 
24
hT ; Đối với đoàn xe: 
nn
T
n
i
n
hi 
 11
24
e. Hệ số sử dụng thời gian làm việc (δ): 
h
c
T
T
  
1.1.3. Hệ số sử dụng quãng đường 
Quãng đường xe chạy có tải: LT (km) 
Quãng đường xe chạy không tải: LKT (km) 
Quãng đường xe chạy sau một khoảng thời gian: L (km) 
a. Hệ số sử dụng quãng đường (β) 
Đối với một xe: 
L
LT  
 Đối với đoàn xe: 


n
i
n
Ti
L
L
1
1 nói chung β < 1. Vì tùy thuộc vào điều kiện kho bãi. 
b. Hệ số chạy không tải (ω) 
Đối với một xe: 
L
LKT  
 Đối với đòan xe: 


n
i
n
KTi
L
L
1
1 
1.1.4. Hệ số sử dụng tải trọng(γ) 
Tỷ số giữa khối lượng vận chuyển thực tế với khối lượng vận chuyển định mức: 
TqL
u
  
Trong đó: u: Khối lượng vận chuyển thực tế (Tấn km). 
 q: Tải trọng định mức (Tấn) 
7 
Tổng quát :


n
Tii
n
i
Lq
u
1
1 
Đối với xe khách tính bằng hệ số xếp đầy: 
âm
K
N
N
  (Tỷ số giữa số khách thực tế và số 
khách định mức). 
1.1.5. Tốc độ vận chuyển (Vsd) 
Tốc độ kỹ thuật: 
ch
KT
T
L
V (km/h) 
Quy định (Theo TCVN – 2009) 
Trong thành phố 19 - 22 km/h với xe không có móoc 
 Dưới 19 km/h với xe có móoc 
Ngoài thành phố 30 - 40 km/h với xe không có móoc 
 25 - 35 km/h với xe có móoc. 
Tuỳ theo đặc điểm đường xá mà qui định tốc độ kỹ thuật. 
 Tốc độ sử dụng là tốc độ trung bình sau thời gian xe làm nhiệm vụ: 
h
sd
T
L
V 
Chú ý: 
h
ch
KT
sd
T
T
V
V
  (δ: Hệ số sử dụng thời gian làm việc) 
1.1.6. Năng suất vận chuyển (W) 
Khối lượng hàng hoá hay hành khách vận chuyển sau một đơn vị thời gian: 
hT
u
W 
Đối với đoàn xe: 


n
h
n
T
u
W
1
1 
Mà:  
n
iiT
n
TiiT
n
LqLqu
111
 Mặt khác: KTi
n
chi
n
i VTL  
11
Tổng số giờ xe chạy:  
n
lin
n
chi DT
11
24  Do đó:  
n
liKTsd
n
i DVL
11
24  
Nên:  
n
liTKTsd
n
i DqVu
11
24   . 
Chú ý:  
n
lisd
n
hi
DT
11
24 . Do đó: W = δ.vKT.β.γT.q (Tấn km/h) 
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của ô tô 
8 
1.2.1. Định nghĩa 
 - Tuổi thọ ô tô: Là thời gian giữ được khả năng làm việc đến một trạng thái giới hạn nào đó 
cần thiết phải dừng lại để bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa. Giới hạn đó có thể xác định được 
bằng sự mài mòn của các chi tiết chính theo điều kiện làm việc an toàn và theo tính chất các 
thông số sử dụng đã được qui định trước. Thời hạn này xác định bằng quãng đường xe chạy, 
từ khi xe bắt đầu làm việc đến khi xe cần sửa chữa lớn, động cơ cũng như hệ thống truyền 
lực và các cụm khác. 
 - Tuổi thọ tối ưu: Tuổi thọ ứng với giá thành 1 km xe chạy thấp nhất. 
 min 

L
chiphê
Các yếu tố làm giảm tuổi thọ ô tô: Nguyên nhân cơ bản là sự mài mòn các chi tiết 
trong các cụm của ô tô, tức là sự phá hủy các bề mặt làm việc của các chi tiết, đưa kích 
thước chi tiết đến giá trị giới hạn... 
Nếu điều kiện bảo dưỡng kỹ thuật tốt thì sự mài mòn các chi tiết xảy ra theo đúng qui luật 
được qui định của nhà chế tạo, tăng thời hạn giữa hai lần sửa chữa (theo đồ thị mài mòn) và 
ngược lại. 
Khi mài mòn xảy ra mạnh, có thể xảy ra sự cố trong sử dụng làm giảm độ tin cậy của xe. 
Tuy nhiên, sự cố của xe còn do: 
 - Cấu tạo hợp lý của ô tô. 
 - Hệ số bền của các chi tiết. 
 - Chất lượng các nguyên vật liệu chế tạo chi tiết. 
 - Phương pháp gia công. 
Đối với từng chi tiết mài mòn do những 
nguyên nhân: 
 - Tính chất lý hóa của các vật liệu chế tạo. 
 - Chất lượng bề mặt làm việc của các chi tiết. 
 - Áp suất riêng trên bề mặt. 
 - Tốc độ chuyển động tương đối. 
 - Nhiệt độ chi tiết Hình 1.1 Quy luật hao mòn của trục và lỗ 
 - Khối lượng, chất lượng dầu bôi trơn, phương pháp bôi trơn. 
1.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố thiết kế chế tạo 
 - Cấu tạo: Bảo đảm tính hợp lý kết cấu. Ví dụ: Góc lượn, mép vát, đặt van hằng nhiệt 
khống chế nhiệt độ nước lúc khởi động. Chọn kết cấu hợp lý để đảm bảo điều kiện bôi trơn 
(khi ... ọng kế vào trong bình ắc 
quy, dùng tay bóp bóng cao su để hút dung dịch điện phân vào ống thuỷ tinh. Mức độ nổi 
của phao tuỳ thuộc vào tỷ trọng dung dịch điện phân. 
Hình 10-12. Kiểm tra tỷ trọng dung dịch 
a. Mức dung dịch; b. Vôn kế ở phóng điện kế; 
c. Tỷ trọng dung dịch. 
d. Kiểm tra mức dung dịch điện phân 
(Hình vẽ 10-12) 
Dùng ống thuỷ tinh dài từ 100  150 mm, đường kính trong 
từ 4  6 mm cắm vào các ngăn của bình ắc quy. Khi ống 
thuỷ tinh chạm vào các tấm cực bảo vệ thì dùng ngón tay 
cái bịt kín đầu ống và rút ống ra. Chiều cao cột dung dịch điện phân ở trong ống chính là 
mức dung dịch điện phân trong bình ắc quy, chiều cao này thờng từ 10  15 mm 
 e. Kiểm tra vỏ ắc quy bị nứt vỡ 
Dùng bơm xe đạp bơm khí vào ắc quy, nếu có vết nứt vỡ thì khi bơm đến áp suất nhất 
định 1  1,2 át (kG/cm2 ), dung dịch điện phân sẽ rò rỉ ra ở vết nứt, vỡ. 
Có thể kiểm tra bằng cách đặt ắc quy vào chậu đựng dung dịch điện phân, dùng hai que thử 
mắc nối tiếp với một bóng đèn và nguồn điện. Cho một que thử vào chậu đựng dung dịch, 
que thứ hai cho vào từng ngăn ắc quy nếu đèn sáng chứng tỏ vỏ bình bị nứt. 
Để kiểm tra vách ngăn ta dùng que thử bóng đèn và nguồn điện một chiều, cắm hai que thử 
vào hai ngăn ắc quy nếu đèn sáng chứng tỏ vách ngăn bị thủng 
10.6.2. Máy phát điện 
a. Kiểm tra máy phát sau sửa chữa 
Kiểm tra sau khi lắp ráp: 
Kiểm tra quay trơn nhẹ nhàng không bị vướng kẹt. 
Dùng đèn thử hoặc ôm kế để kiểm tra. 
+ Nối cọc âm ắc quy 12V với vỏ máy phát. 
210 
+ Nối tiếp bóng đèn thử 12V với cọc dương ắc quy. 
+ Chạm dây đèn thử vào cọc kích từ ( F), nếu đèn sáng là mạch kích từ cuộn dây rô to tốt. 
Sau đó chạm đầu dây đèn thử vào cực dương của máy phát, nếu đèn sáng chứng tỏ bộ nắn 
điện bị hỏng hay cuộn dây của stato bị chạm mát, cần kiểm tra lại chi tiết máy phát. 
Hình 10-13 Sơ đồ thiết bị và mạch điện 
trắc nghiệm công suất máy phát 
1. Máy phát; 2 Ắc quy; 3.Biến trở; 4. 
Bộ điều chỉnh điện áp; 5. Am pe kế của 
xe; 6. khoá điện; 7,8 Ampe kế và vôn kế 
kiểm tra. 
b. Khảo nghiệm công suất máy phát 
Sơ đồ thiết bị và mạch điện kiểm tra hoạt động của máy phát ở chế độ không tải và có 
tải được biểu diễn trên hình 10-13 
Xoay biến trở về vị trí chưa tiêu thụ điện. 
Khởi động động cơ, tăng ga cho trục khuỷu quay với vận tốc 1750 v/p 
Xoay biến trở cho vôn kế chỉ 14,2 vôn. Đọc cường độ dòng điện phát ở anpe kế, số đọc phải 
nằm trông trị số quy định. 
10.6.3. Bộ điều chỉnh điện 
Kiểm tra rơ le điều chỉnh điện áp bộ điều chỉnh điện tiếp điểm rung 
Đấu dây và thiết bị như hình 10 - 13. 
Khởi động động cơ, giữ cho tốc độ động cơ ở mức 750 vòng/ phút 
Bật công tắc nối mạch cho hệ thống chiếu sáng và các phụ tải tiêu thụ điện khác. 
Duy trì dòng điện nạp 10 A, cho động cơ vận hành ở chế độ này trong vòng 15 phút để đạt 
nhiệt độ bình thờng. 
Tắt máy , sau đó khởi động trở lại. Đọc vôn kế, số đo phải nằm trong trị số quy định. 
Tăng ga đa vận tốc trục khuỷu lên 1500 vòng/ phút. 
Tắt hết đèn và các phụ tải, lúc này điện 
áp sẽ tăng lên trong lúc cường độ dòng 
điện giảm xuống. 
Hình 10-14. Đấu vôn kế và am pe kế 
kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp. 
1.Máy phát với cọc kích từ F, cọc phát 
A; 2. Ắc quy;3. Bộ điều chỉnh điện áp; 
211 
4.Khoá công tắc 5. Ampe kế trên xe; 6,7 Ampe kế và Vôn kế 
P1, P2. Công tắc; A1. Ampe kế đo dòng kích từ; A2. đo dòng điện máy phát; V1. Vôn kế; 
OB. Cuộn kích từ; Rh. Biến trở 
Sai lệch điện áp giữa lần đo này so với lần đo ở vận tốc 750 v/p phải nằm trong trị số 0,1  
0,3 vôn. 
Kiểm tra bộ điều chỉnh điện bán dẫn có tiếp điểm 
Đấu thiết bị kiểm tra theo hình 10-15 và tiến hành kiểm tra như sau: 
Kiểm tra tranzitor 
Đóng mạch điện băng thử để kéo máy phát quay trong vòng vài phút 
Ngắt mạch điện băng thử, sau khi máy phát ngừng quay đóng công tắc P cho ắc quy nối mát 
( ác quy phải đầy điện ). Lúc này ampe kế A sẽ chỉ cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây 
kích từ ( rôto ) phải nằm trong phạm vi 2,5  2,7 A. 
Ấn đóng tiếp điểm KK’ của rơle PH theo dõi ampe kế A. 
Lúc này trị số dòng điện qua cuộn dây kích từ phải giảm 
rõ rệt. Khi buông tay cho tiếp điểm KK’ mở dòng điện 
này lại tăng lên nh cũ. Nếu khi kiểm tra như vậy mà dòng 
kích từ không hề thay đổi chứng tỏ tranzitor bị hỏng. 
 Hình 10-15. Sơ đồ kiểm tra máy phát điện 
Kiểm tra điện áp máy phát 
Cho băng thử hoạt động kéo máy phát quay ở vận tốc 
2100 vòng/phút 
Chỉnh biến trở tải tạo dòng điện tiêu thụ 28 A ở ampe kế 
A với mức phát điện này điện áp phát phải trong phạm vi 
12,5  13 vôn ( thông số của máy phát 250 có bộ điều chỉnh PP-362 ) 
Tăng tốc độ kéo rôto máy phát cao hơn nữa điện áp không được tăng quá 0,5 vôn. 
10.6.4. Điều chỉnh, sửa chữa 
Khi kiểm tra điện áp máy phát thấy không đúng điện áp định mức ở số vòng quay 
tiêu chuẩn, cần phải điều chỉnh lại bộ điều chỉnh điện để đảm bảo điện áp phát định mức. 
Đối với bộ điều chỉnh điện có tiếp điểm rung và bộ điều chỉnh điện bán dẫn có tiếp điểm 
điều khiển, để tăng điện áp điều chỉnh Uđc. ( điện áp máy phát) cần điều chỉnh tăng lực lò 
xo kéo cần tiếp điểm và ngược lại để giảm Uđc cần điều chỉnh giảm lực lò xo tác dụng vào 
cần tiếp điểm. 
212 
Đối với bộ điều chỉnh điện bán dẫn không tiếp điểm việc điều chỉnh điện áp máy phát phụ 
thuộc vào sự thay đổi trị số điện trở phân áp R1, R2 của đèn T2 hoặc thay đổi điốt Zener có 
U0 tăng hay giảm so với điốt ổn áp cũ. 
Các tiếp điểm của rơle điều chỉnh điện áp bị cháy, rỗ nhẹ có thể đánh sạch bằng giấy nháp 
mịn, đảm bảo tiếp điểm tiếp xúc tốt ≥ 80%. Trường hợp cháy rỗ nặng phải thay thế. 
Các cuộn dây từ hoá Wu bị chạm chập, cháy hỏng phải thay mới. 
Bộ điều chỉnh điện bán dẫn không tiếp điểm điều khiển nếu làm việc không tốt cần thay 
mới. 
o 10.7. Chẩn đoán hệ thống khởi động 
10.7.1. Chẩn đoán trên xe 
Hệ thống khởi động trên ô tô có nhiều cụm chi tiết và sơ đồ điện càng phức tạp thì khả 
năng sảy ra hỏng hóc càng nhiều. Hiện tượng hư hỏng ở máy khởi động thường biểu hiện ở 
các dạng sau: 
Đóng mạch điện cho máy khởi động nhưng máy khởi động không quay. 
Hiện tượng này chứng tỏ không có dòng chạy vào máy khởi động, cần kiểm tra lại phần 
nguồn, đường dây nối từ ắc quy đến máy khởi động. Đầu tiên bật công tắc đèn chiếu sáng 
bảng đồng hồ. Nếu đèn không sáng hoặc sáng yếu chứng tỏ ắc quy không đủ khả năng cung 
cấp điện cho việc khởi động. Nếu ắc quy tốt, cần kiểm tra và tìm chỗ đứt mạch của dây 
động lực và dây điều khiển. 
Máy khởi động quay chậm, đèn bị giảm độ sáng rõ rệt so với trước lúc khởi 
động. Nguyên nhân có thể là do cuộn dây kích từ của động cơ khởi động bị ngắn mạch (bị 
chập). 
Khi khởi động rơ le khởi động rung lạch sạch . Nguyên nhân có thể do cuộn giữ của rơ le 
khởi động bị hở mạch, Ắc quy bị yếu, Tiếp điểm bị cháy. 
Bánh răng khởi động nhả ăn khớp với vành răng bánh đà chậm. Nguyên nhân do lõi của rơ 
le khởi động bị kẹt, khớp li hợp một chiều bị kẹt trên trục, khớp li hợp một chiều hỏng, lò 
xo hồi vị của khớp li hợp một chiều bị yếu hoặc gẫy. 
Máy khởi động quay nhưng không truyền lực đến trục khuỷu. 
Gặp hiện tượng trên cần kiểm tra cơ cấu truyền lực từ trục rô to của động cơ khởi động đến 
trục khuỷu của động cơ ô tô. 
Máy khởi động quay nhưng có tiếng va đập. 
Hiện tượng này là do bánh răng truyền động hoặc vành bánh răng bánh đà trên trục 
khuỷu ô tô bị hỏng nên khớp truyền động có sự ăn khớp không đều. 
10.7.2. Chẩn đoán máy khởi động 
213 
 Máy khởi động khi đã được xác định bị hỏng cần phải tháo ra khỏi xe để kiểm tra, 
sửa chữa, phục hồi. Để tháo các bộ phận trước tiên thao rơ le và các bu lông thông suốt, sau 
đó tháo các nắp ở hai đầu ra. Lau sạch và kiểm tra, sửa chữa các bộ phận bị hỏng. 
a. Cổ góp và chổi than của máy khởi động: Dùng thước cặp và đồng hồ so để kiểm tra. Cổ 
góp điện bị mòn, cháy cần phải tiện láng lại sau đó làm sạch các rãnh cách điện rồi đánh 
bóng và lau sạch, nếu trị số độ mòn vượt quá tiêu chuẩn (theo từng loại máy khởi động) thì 
phải thay thế. 
b. Trục rô to: Dùng đồng hô số để kiểm tra độ đảo của trục rô to, nếu độ cong của trục rô to 
vượt quá trị số 0,15 mm thì phải nắn lại. 
c. Khe hở giữa trục ro to và bạc lót: Dùng tay quay thử trục rô to của động cơ khởi động, rô 
to phải quay trơn đều và khồng bị quá lỏng, nếu quá lỏng dùng thước căn lá kiểm tra khe hở 
giữa trục của rô to và bạc lót, nếu quá phạm vi cho phép cần 
phải thay bạc lót. 
d. Cụm bánh răng: Cụm bánh răng phải di động linh hoạt trong rãnh răng trục rô to. Dùng 
tay vặn thử để kiểm tra khả năng tiếp hợp của cụm bánh răng xem có bình thường hay 
không, nếu không thấy bình thường thì phải thay mới nếu ly hợp bị trượt hoặc khoa ở cả hai 
chiều quay.. 
e.Công tắc (khóa điện) khởi động: Tháo nắp công tắc ra, kiểm tra mặt tiếp xúc 
của nó có bị cháy hay không, nếu thấy bị cháy không nghiêm trọng có thể dùng dũa và giấy 
ráp để sửa phẳng sau đó làm sạch bóng. Nếu bị cháy nặng thì phải thay mới. 
f. Cuộn dây kích từ và dây cuốn phần ứng của động cơ khởi động: Dùng đồng hồ đo điện 
vạn năng hoặc thiết bị kiểm tra chuyên dùng, để kiểm tra sự thông mạch, sự đoản mạch và 
khả năng chạm mát (ngắn mạch) của các cuộn dây . 
g. Các bạc lót và vòng bi của rôto: Nếu bị mòn, hỏng hoặc kẹt thì phải thay mới. 
h. Các chổi than: Mòn, cháy cần phải thay mới và rà bề mặt làm việc cho tiếp xúc tốt với 
côt góp điện 
i. Các đầu công tắc và đĩa công tắc: Của rơle nếu bị mòn, cháy phải được thay mới. 
10.8. Chẩn đoán hệ thống điều hòa 
10.8.1. Quan sát 
 Dây đai máy nén phải đúng quy định, không mòn xước, thẳng hàng với puly, nếu cần thiết 
phải căng lại dây đai bằng thiết bị chuyên dùng. 
 Chân máy nén phải xiết chặt. 
 Các đường ống dẫn hơi không được mòi khuyết, xì hơi. 
 Phớt của trục máy nén phải kín. 
214 
 Giàn nóng lắp đúng vị trí, sạch sẽ. 
 Các đường ống dẫn khí, cửa phân phối, hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng không 
khí phải hoạt động nhậy, nhẹ nhàng và tốt. 
 Giàn lạnh phải sạch sẽ. 
 Động cơ điện phải hoạt động tốt. 
 Các bộ lọc không khí phải sạch. 
10.8. 2. Lắp đồng hồ vào hệ thống để kiểm tra, trắc nghiệm 
 Lắp ráp đồng hồ phải qua hai bước lắp đồng hồ và xả không khí ra khỏi các ống nối, 
thực hiện như sau: 
 Mang kính bảo vệ mắt. 
 Che phủ phần vỏ xe để tránh xước sơn. 
 Tháo nắp đậy các cửa kiểm tra phía thấp và phía cao áp của máy nén. Kiểm tra kỹ, ga 
không được xì ra các cửa này. 
 Đóng kín khóa van của hai đồng hồ. 
Lắp bộ đồng hồ ( hình 10-16) với các ống nối vào cửa kiểm tra của máy nén đúng kỹ thuật: 
Ống nối màu xanh là ống đồng hồ áp suất thấp nối với cửa hút của máynén, ống màu đỏ của 
đồng hồ cao áp nối với cửa xả của máy nén. 
Hình 10-16. Bộ đồng hồ dùng để kiểm tra áp 
suất hệ thống điện lạnh 
Các đầu nối phải thật kín. (hình 10-17) 
Hình 10-17. Lắp bộ đồng hồ vào máy nén để 
kiểm tra,trắc nghiệm hệ thống điện lạnh. 
10.8.3. Xả không khí trong các ống nối 
Phải xả sạch không khí trước khi đo kiểm tra 
áp suất hệ thống lạnh. Cách xả như sau: 
 Mở hé đồng hồ thấp áp vài giây, cho một ít môi 
chất thoát ra sau đó khóa kín van lại. 
 Mở van đồng hồ cao áp và làm tương tự như trên. 
10.8.4. Kiểm tra, trắc nghiệm hệ thống 
 Thao tác đo áp suất như sau: 
215 
 Cho động cơ chạy ở tốc độ 2000 vòng/ phút. 
 Đặt núm chỉnh nhiệt độ lạnh tối đa ‘‘ MAX COLD’’ 
 Cho quạt gió lạnh chạy ở vận tốc cao nhất. 
 Mở lớn hai cửa trước xe. 
 Mở lớn tất cả các cửa phân phối khí lạnh. 
 Quan sát đồng hồ áp suất, và chẩn đoán. 
Áp suất hút và đẩy của máy nén liên quan đến nhiệt độ môi trường, nhiệt độ khí lạnh 
thoát ra được quy định như sau: 
Nhiệt độ môi trường 700 F 
(21
0
 C) 
80
0
 F 
(26,5
0
 C) 
90
0
 F 
(32
0
 C) 
100
0
 F 
(27,5
0
 C) 
110
0
 F 
(43
0
 C) 
Nhiệt độ khí lạnh thoát 
ra (
0 
C) 
2  8 4 10 7  13 10  17 13  21 
Áp suất đẩy( Psi) 140 210 180 235 210 270 240 310 280350 
Áp suất hút (Psi) 
10  35 16  38 20  42 25  48 30  55 
 Nếu áp suất đo được không đúng quy định, chứng tỏ hệ thống có sự cố, thường có 5 
trường hợp xảy ra như sau: 
a. Áp suất hút thấp , áp suất đẩy bình thường 
 Bộ ổn nhiệt bị hỏng. 
Màng trong van giãn nở bị kẹt. 
Tắc đường ống giữa bình lọc hút ẩm và van giãn nở. 
Có lẫn chất ẩm trong hệ thống. 
Nếu đồng hồ áp suất thấp chỉ chân không ( p < 1 at ) chứng tỏ van giãn nở đóng. 
b. Áp suất hút cao, áp suất đẩy thấp 
Máy nén bị hỏng. 
Van lưỡi gà máy nén bị hỏng. 
Đệm nắp đầu máy nén khí bị xì. 
Hỏng van điều khiển hút POA. 
c. Áp suất hút cao, áp suất đẩy bình thường 
Hoạt động của van giãn nở không đúng. 
216 
Các cảm biến của van giản nở hỏng hoặc tiếp xúc không tốt. 
d. Áp suất đẩy quá cao 
Nạp quá nhiều môi chất vào hệ thống. 
Tắc nghẽn giàn nóng, bình lọc hút ẩm hoặc đường ống cao áp. 
Quá nhiều dầu bôi trơn trong máy nén khí. 
Động cơ quá nóng. 
e. Áp suất đẩy thấp 
Bị hao hụt môi chất lạnh hoặc nạp không đủ. 
Hỏng màng van giãn nở 
Câu hỏi thảo luận chương 8, 9,10 
Câu 1 Trình bày những phương pháp lắp ghép các chi tiết? 
Câu 2 Trình bày mục đích, ý nghĩa của chạy rà động cơ? 
Câu 3 Trình bày phương pháp lắp ráp tổng thành dạng CKD? 
Câu 4 Trình bày phương pháp chẩn đoán theo màu chấu Bugi và màu của dầu bôi trơn? 
Câu 5 Trình bày phương pháp chẩn đoán động cơ theo thành phần mạt kim loại trong dầu 
bôi trơn? 
Câu 6 Trình bày phương pháp chẩn đoán dùng cảm nhận màu sắc? Trình nguyên nhân dẫn 
đến hiện tượng Bugi đánh lửa có màu đen? 
Câu 7 Trình bày phương pháp kiểm tra áp suất nén động cơ? 
Câu 8 Trình bày những nguyên nhân dẫn đến áp suất dầu bôi trơn động cơ giảm? 
Câu 8 Trình bày những dấu hiệu thể hiện Bộ điều chỉnh điện cung cấp điện áp quá cao? 
Câu 9 Trình bày mục đích của chẩn đoán kỹ thuật ôtô? 
Câu 10 Trình bày cách phân loại chẩn đoán theo công nghệ? Nêu những nguyên nhân dẫn 
đến hiện tượng khí xả động cơ Diesel có màu trắng? Khí xả động cơ xăng có màu trắng? 
Câu 11 Trình bày phương pháp xác định các góc đặt bánh xe bằng dụng cụ đo góc? 
Câu 12 Trình bày những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sôi nước làm mát? 
Câu 13 Trình bày nội dung phương pháp chẩn đoán hệ thống cung cấp điện bằng đèn báo 
nạp? 
Câu 13 Trình bày nội dung phương pháp chẩn đoán hiệu quả phanh trên đường bằng? 
Câu 14 Trình bày nội dung phương pháp đảo lốp xe theo định kỳ? 
Câu 15 Trình bày sơ đồ đấu dây trắc nghiệm công suất của máy phát?
217 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ngô Thành Bắc; Công nghệ sửa chữa và phục hồi phụ tùng ô tô; NXB Khoa học kỹ 
thuật; 2008. 
[2] Ngô Thành Bắc - Nguyễn Đức Phú; Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô; NXB Khoa học 
kỹ thuật; 2009 
[3] Th.S. Nguyễn Kim Bình; Công nghệ sửa chữa ô tô; Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái 
Nguyên; 2003. 
[4] TS. Hoàng Đình Long; Giáo trình sửa chữa ô tô; NXB Giáo dục; 2006. 
[5] PGS. TS Nguyễn Khắc Trai; Kỹ thuật chẩn đoán ô tô; NXB Giao thông vận tải; 2004. 
 [6] Trịnh Chí Thiện và Nguyễn Chí Đốc; Công Nghệ sửa chữa ô tô; NXB Giao thông vận 
tải; 2007. 
 [7] Quy Định bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô; Bộ giao thông vận tải; 2009. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cong_nghe_sua_chua_bao_duong_va_chan_doan_ky_thuat.pdf