Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA - Phần truy nhập vô tuyến

Lời nói đầu

QCVN 110:2017/BTTTT có các quy định kỹ thuật và phương

pháp đo phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-1 V11.1.1

(2016-07) và ETSI EN 301 908-14 V11.1.1 (2016-05) của Viện

Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 110:2017/BTTTT do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện

biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt,

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số

xxxxxx/2017/TT-BTTTT ngày xx tháng yy năm 2017.

 

pdf 91 trang Bích Ngọc 05/01/2024 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA - Phần truy nhập vô tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA - Phần truy nhập vô tuyến

Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA - Phần truy nhập vô tuyến
QCVN 110:2017/BTTTT 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
QCVN 110:2017/BTTTT 
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ THIẾT BỊ TRẠM GỐC THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA - 
PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN 
National technical regulation on 
Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) 
Base Stations (BS) 
HÀ NỘI - 2017 
QCVN 110:2017/BTTTT 
MỤC LỤC 
1. QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................................... 5 
1.1. Phạm vi điều chỉnh ............................................................................................. 5 
1.2. Đối tượng áp dụng .............................................................................................. 5 
1.3. Tài liệu viện dẫn .................................................................................................. 5 
1.4. Giải thích từ ngữ ................................................................................................. 6 
1.5. Ký hiệu .............................................................................................................. 13 
1.6. Chữ viết tắt ....................................................................................................... 15 
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ........................................................................................ 18 
2.1. Điều kiện môi trường ........................................................................................ 18 
2.2. Các yêu cầu kỹ thuật ........................................................................................ 18 
2.2.1. Các yêu cầu chung ........................................................................................ 18 
2.2.2. Phát xạ không mong muốn trong băng tần hoạt động ................................... 20 
2.2.3. Tỷ số công suất rò kênh lân cận (ACLR) ....................................................... 25 
2.2.4. Phát xạ giả máy phát ..................................................................................... 30 
2.2.5. Công suất ra cực đại của trạm gốc ................................................................ 34 
2.2.6. Xuyên điều chế máy phát ............................................................................... 35 
2.2.7. Phát xạ giả máy thu ....................................................................................... 36 
2.2.8. Đặc tính chặn ................................................................................................. 37 
2.2.9. Đặc tính xuyên điều chế máy thu ................................................................... 41 
2.2.10. Độ chọn lọc kênh lân cận (ACS) và chặn băng hẹp .................................... 47 
2.2.11. Công suất ra của trạm gốc trong nhà để bảo vệ kênh UTRA lân cận ......... 51 
2.2.12. Công suất ra của trạm gốc trong nhà để bảo vệ kênh E-UTRA lân cận ...... 52 
2.2.13. Công suất ra của trạm gốc trong nhà để bảo vệ E-UTRA đồng kênh ......... 54 
2.2.14. Mức chọn lọc chuẩn .................................................................................... 55 
2.2.15. Phát xạ bức xạ ............................................................................................ 57 
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO ........................................................................................... 58 
3.1. Điều kiện đo kiểm ............................................................................................. 58 
3.2. Giải thích các kết quả đo .................................................................................. 58 
3.3. Các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến ......................................................... 60 
3.3.1. Phát xạ không mong muốn trong băng tần hoạt động ................................... 60 
3.3.2. Tỷ số công suất rò kênh lân cận (ACLR) ....................................................... 61 
3.3.3. Phát xạ giả máy phát ..................................................................................... 62 
3.3.4. Công suất ra cực đại của trạm gốc ................................................................ 63 
3.3.5. Xuyên điều chế máy phát ............................................................................... 64 
3.3.6. Phát xạ giả máy thu ....................................................................................... 65 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
3
3.3.7. Đặc tính chặn ................................................................................................. 66 
3.3.8. Đặc tính xuyên điều chế máy thu ................................................................... 67 
3.3.9. Độ chọn lọc kênh lân cận (ACS) và chặn băng hẹp ....................................... 68 
3.3.10. Công suất ra của trạm gốc trong nhà để bảo vệ kênh UTRA lân cận .......... 70 
3.3.11. Công suất ra của trạm gốc trong nhà để bảo vệ kênh E-UTRA lân cận ...... 71 
3.3.12. Công suất ra của trạm gốc trong nhà để bảo vệ E-UTRA đồng kênh .......... 72 
3.3.13. Mức chọn lọc chuẩn ..................................................................................... 73 
3.3.14. Phát xạ bức xạ ............................................................................................. 74 
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ..................................................................................... 75 
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ....................................................... 75 
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................................................................... 75 
PHỤ LỤC A (Quy định) Cấu hình trạm gốc ............................................................ 77 
PHỤ LỤC B (Tham khảo) Điều kiệm môi trường .................................................. 82 
PHỤ LỤC C (Tham khảo) Sơ đồ đo ........................................................................ 85 
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 91 
QCVN 110:2017/BTTTT 
4 
Lời nói đầu 
QCVN 110:2017/BTTTT có các quy định kỹ thuật và phương 
pháp đo phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 
(2016-07) và ETSI EN 301 908-14 V11.1.1 (2016-05) của Viện 
Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI). 
QCVN 110:2017/BTTTT do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện 
biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, 
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 
xxxxxx/2017/TT-BTTTT ngày xx tháng yy năm 2017. 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
5
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
VỀ THIẾT BỊ TRẠM GỐC THÔNG TIN DI ĐỘNG E-UTRA- 
PHẦN TRUY NHẬP VÔ TUYẾN 
National technical regulation 
on Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) 
Base Stations (BS) 
1. QUY ĐỊNH CHUNG 
1.1. Phạm vi điều chỉnh 
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị trạm gốc thông tin di 
động E-UTRA hoạt động trong toàn bộ hoặc một phần bất kỳ băng tần được quy định 
trong Bảng 1. 
Bảng 1 - Các băng tần của thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA 
Băng tần E-UTRA Hướng truyền Băng tần thiết bị trạm gốc E-UTRA 
1 Phát 2 110 MHz đến 2 170 MHz 
Thu 1 920 MHz đến 1 980 MHz 
3 Phát 1 805 MHz đến 1 880 MHz 
Thu 1 710 MHz đến 1 785 MHz 
7 Phát 2 620 MHz đến 2 690 MHz 
Thu 2 500 MHz đến 2 570 MHz 
8 Phát 925 MHz đến 960 MHz 
Thu 880 MHz đến 915 MHz 
38 Phát và thu 2 570 MHz đến 2 620 MHz 
40 Phát và thu 2 300 MHz đến 2 400 MHz 
1.2. Đối tượng áp dụng 
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và 
nước ngoài có hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và khai thác các thiết bị 
thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam. 
1.3. Tài liệu viện dẫn 
ETSI TS 136 141 (V11.14.0) (01-2016): "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio 
Access (E-UTRA); Base Station (BS) conformance testing (3GPP TS 36.141 version 
11.14.0 Release 11)". 
QCVN 110:2017/BTTTT 
6 
ETSI TS 125 104 (V11.12.0) (01-2016): "Universal Mobile Telecommunications 
System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception (FDD) (3GPP 
TS 25.104 version 11.12.0 Release 11)". 
ETSI TS 125 105 (V11.9.0) (01-2016): "Universal Mobile Telecommunications 
System (UMTS); Base Station (BS) radio transmission and reception (TDD) (3GPP 
TS 25.105 version 11.9.0 Release 11)". 
ETSI TS 125 141 (V11.12.0) (01-2016): "Universal Mobile Telecommunications 
System (UMTS); Base Station (BS) conformance testing (FDD) (3GPP TS 25.141 
version 11.12.0 Release 11)". 
ETSI TS 136 211 (V11.6.0) (10-2014): "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio 
Access (E-UTRA); Physical channels and modulation (3GPP TS 36.211 version 
11.6.0 Release 11)". 
ETSI TR 100 028 (all parts) (V1.4.1): "Electromagnetic compatibility and Radio 
spectrum Matters (ERM); Uncertainties in the measurement of mobile radio 
equipment characteristics". 
ETSI TS 136 214 (V11.1.0) (02-2013): "LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio 
Access (E-UTRA); Physical layer; Measurements (3GPP TS 36.214 version 11.1.0 
Release 11)". 
Recommendation ITU-R SM.329-12 (09-2012): "Unwanted emissions in the spurious 
domain". 
IEC 60721-3-3 (2002): "Classification of environmental conditions - Part 3: 
Classification ofgroups of environmental parameters and their severities - Section 3: 
Stationary use at weatherprotected locations". 
IEC 60721-3-4 (1995): "Classification of environmental conditions - Part 3: 
Classification ofgroups of environmental parameters and their severities - Section 4: 
Stationary use at non-weatherprotected locations". 
1.4. Giải thích từ ngữ 
1.4.1. Băng thông kênh được cộng gộp (Aggregated Channel Bandwidth) 
Băng thông RF, tại đó một trạm gốc phát và thu nhiều sóng mang được cộng gộp 
liền kề. 
CHÚ THÍCH: Đơn vị đo của băng thông kênh được cộng gộp là MHz. 
1.4.2. Lớp trạm gốc (Base Station class) 
Trạm gốc diện rộng, trạm gốc có vùng phục vụ trung bình, trạm gốc cục bộ hoặc 
trạm gốc trong nhà do nhà sản xuất công bố. 
1.4.3. Băng thông RF của trạm gốc (Base Station RF Bandwidth) 
Băng thông RF trong đó trạm gốc phát và/hoặc thu một hoặc nhiều sóng mang trong 
một băng tần hoạt động được hỗ trợ. 
CHÚ THÍCH: Trong hoạt động sóng mang đơn, băng thông RF của trạm gốc bằng với băng thông kênh. 
1.4.4. Biên băng thông RF của trạm gốc (Base Station RF Bandwidth edge) 
Tần số của một trong các biên băng thông RF của trạm gốc. 
CHÚ THÍCH: Băng thông RF trạm gốc phân tách các biên băng thông RF trạm gốc. 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
7
1.4.5. Sóng mang (carrier) 
Dạng sóng đã được điều chế truyền tải trên các kênh vật lý E-UTRA hoặc UTRA 
(WCDMA). 
1.4.6. Cộng gộp sóng mang (carrier aggregation) 
Cộng gộp của hai hoặc nhiều sóng mang thành phần để hỗ trợ các băng thông phát 
rộng hơn. 
1.4.7. Băng tần cộng gộp sóng mang (carrier aggregation band) 
Tập hợp một hoặc nhiều băng tần hoạt động trong đó các sóng mang được cộng 
gộp có cùng một bộ yêu cầu kỹ thuật đặc trưng. 
CHÚ THÍCH: Bảng 3 và Bảng 4 quy định (các) băng tần cộng gộp sóng mang cho một trạm gốc E-UTRA do nhà 
sản xuất công bố. 
1.4.8. Băng thông kênh (channel bandwidth) 
Băng thông RF hỗ trợ một sóng mang đơn RF E-UTRA với băng thông phát được 
cấu hình đường lên hoặc đường xuống của một tế bào (cell). 
CHÚ THÍCH: Đơn vị đo của băng thông kênh là MHz, và được coi như một tham chiếu cho các yêu cầu RF của 
máy phát và máy thu. 
1.4.9. Biên kênh (channel edge) 
Tần số thấp nhất hoặc cao nhất của sóng mang E-UTRA. 
CHÚ THÍCH: Băng thông kênh phân tách các biên kênh. 
1.4.10. Các sóng mang liền kề (contiguous carriers) 
Hai hoặc nhiều sóng mang được cấu hình trong một khối phổ trong đó không có tập 
các yêu cầu RF dựa trên sự cùng tồn tại cho hoạt động không được phối hợp trong 
phạm vi khối phổ này. 
1.4.11. Phổ liền kề (contiguous spectrum) 
Phổ bao gồm một khối liền kề của phổ không có các khoảng bảo vệ khối thành phần. 
1.4.12. Băng tần hoạt động đường xuống (downlink operating band) 
Phần băng tần hoạt động sử dụng cho đường xuống (BS phát). 
1.4.13. Công suất ký hiệu tham chiếu đường xuống (Downlink Reference 
Symbol power) 
Công suất thành phần tài nguyên của ký hiệu tham chiếu đường xuống. 
1.4.14. Trạm gốc trong nhà (Home Base Station) 
Trạm gốc có đặc điểm đáp ứng yêu cầu của femtocell. 
1.4.15. Khoảng bảo vệ liên băng thông RF (Inter RF Bandwidth gap) 
Khoảng bảo vệ tần số giữa hai băng thông RF trạm gốc liên tiếp được đặt trong hai 
băng tần hoạt động được hỗ trợ. 
1.4.16. Cộng gộp sóng mang liên băng (inter-band carrier aggregation) 
Cộng gộp sóng mang của các sóng mang thành phần trong các băng tần hoạt động 
khác nhau. 
CHÚ THÍCH: Các sóng mang được cộng gộp trong từng băng tần có thể là sóng mang liền kề hoặc không liền 
kề. 
QCVN 110:2017/BTTTT 
8 
1.4.17. Khoảng bảo vệ liên băng (inter-band gap) 
Khoảng bảo vệ tần số giữa hai băng tần hoạt động liên tiếp được hỗ trợ. 
1.4.18. Cộng gộp sóng mang liền kề nội băng (intra-band contiguous carrier 
aggregation) 
Các sóng mang liền kề được cộng gộp trong cùng băng tần hoạt động. 
1.4.19. Cộng gộp sóng mang không liền kề nội băng (intra-band non-contiguous 
carrier aggregation) 
Các sóng mang không liền kề được cộng gộp trong cùng một băng tần hoạt động. 
1.4.20. Trạm gốc cục bộ (Local Area Base Station) 
Trạm gốc có đặc điểm đáp ứng yêu cầu của picocell với tổn hao ghép nối tối thiểu từ 
một BS đến UE bằng 45 dB. 
1.4.21. Biên dưới khối thành phần (lower sub-block edge) 
Tần số tại biên dưới của một khối thành phần. 
CHÚ THÍCH: Được sử dụng như điểm tham chiếu tần số cho cả yêu cầu của máy phát và máy thu. 
1.4.22. Băng thông RF trạm gốc cực đại (maximum Base Station RF Bandwidth) 
Băng thông RF cực đại được hỗ trợ bởi một BS trong từng băng tần hoạt động được 
hỗ trợ. 
1.4.23. Công suất ra cực đại (maximum output power) 
Mức công suất trung bình trên một sóng mang của trạm gốc được đo tại đầu nối ăng 
ten trong điều kiện chuẩn được quy định. 
1.4.24. Băng thông vô tuyến cực đại (maximum Radio Bandwidth) 
Chênh lệch tần số cực đại giữa biên trên của sóng mang được sử dụng cao nhất và 
biên dưới của sóng mang được sử dụng thấp nhất. 
1.4.25. Thông lượng cực đại (maximum throughput) 
Thông lượng cực đại có thể đạt được cho một kênh đo chuẩn. 
1.4.26. Công suất trung bình (mean power) 
Công suất đo được tại băng thông kênh của sóng mang trong khoảng thời gian đo ít 
nhất là một khe thời gian (1 ms) trừ khi có khai báo khác khi áp dụng cho truyền dẫn 
E-UTRA. 
1.4.27. Trạm gốc có vùng phục vụ trung bình (Medium Range Base Station) 
Trạm gốc có đặc điểm đáp ứng yêu cầu microcell với tổn hao ghép nối tối thiểu từ 
một BS đến UE bằng 53 dB. 
1.4.28. Trạm gốc đa băng tần (multi-band Base Station) 
Trạm gốc có máy phát và/hoặc máy thu có khả năng xử lý đồng thời hai hoặc nhiều 
sóng mang trong các thành phần RF kích hoạt, trong đó có ít nhất một sóng mang 
được cấu hình khác với các sóng mang còn lại. 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
9
1.4.29. Máy thu đa băng tần (multi-band receiver) 
Máy thu có khả năng xử lý đồng thời hai hoặc ...  chế máy phát; để đo kiểm hợp quy, các tần số sóng 
mang phải được lựa chọn để giảm thiểu các thành phần xuyên điều chế từ các 
máy phát rơi vào các kênh thu. 
Những đo kiểm còn lại có thể được thực hiện trong trường hợp có hoặc không có bộ 
song công thích hợp. 
CHÚ THÍCH 1: Khi thực hiện đo kiểm máy thu với một bộ song công thích hợp, điều quan trọng là phải bảo đảm 
sao cho đầu ra từ các máy phát không ảnh hưởng đến thiết bị đo kiểm. Có thể sử dụng một tổ hợp các bộ suy 
hao, các bộ cách ly và các bộ lọc để đạt được việc này. 
CHÚ THÍCH 2: Khi sử dụng các bộ song công, các thành phần xuyên điều chế được tạo ra, không chỉ ở trong bộ 
song công mà còn ở trong hệ thống ăng ten. Các thành phần xuyên điều chế được tạo ra trong hệ thống ăng ten 
không được điều chỉnh theo các yêu cầu kỹ thuật, và có thể suy giảm trong thời gian hoạt động (ví dụ: do sự thâm 
nhập của hơi nước). Vì vậy, để bảo đảm cho hoạt động liên tục thỏa đáng của một BS, thông thường nhà khai 
thác sẽ lựa chọn các UARFCN để giảm thiểu các thành phần xuyên điều chế rơi vào các kênh thu. Nhà khai thác 
có thể chỉ định các UARFCN cần dùng để đo kiểm toàn diện. 
QCVN 110:2017/BTTTT 
78 
A.3. Các tùy chọn nguồn cung cấp 
Nếu BS được cung cấp với một số cấu hình nguồn cung cấp khác nhau, có thể không 
cần đo kiểm các tham số RF đối với từng tùy chọn của nguồn cung cấp điện nếu 
chứng minh được rằng phạm vi các điều kiện mà thiết bị được đo kiểm ít ra cũng lớn 
bằng phạm vi các điều kiện đặt ra cho bất cứ cấu hình nguồn cung cấp nào. 
Điều này được đặc biệt áp dụng nếu một BS có một thanh DC có thể được cấp 
nguồn từ bên ngoài hoặc từ một nguồn cung cấp của mạng điện nội bộ. Trong trường 
hợp này, những điều kiện về nguồn cung cấp điện tới hạn đối với các tùy chọn của 
nguồn cung cấp của mạng điện có thể được đo kiểm bằng cách chỉ đo kiểm tùy chọn 
của nguồn cung cấp DC bên ngoài. Dải điện áp vào DC để đo kiểm phải đủ để xác 
định chỉ tiêu đối với bất cứ nguồn cung cấp điện nào trong các nguồn cung cấp điện, 
trong phạm vi điều kiện hoạt động của BS, kể cả sự thay đổi của điện áp vào của 
mạng điện, nhiệt độ và dòng ra. 
A.4. Các bộ khuếch đại RF phụ 
Các yêu cầu của quy chuẩn này phải được đáp ứng với bộ khuếch đại RF phụ thích 
hợp. Với những đo kiểm theo điều 3 cho TX và RX tương ứng, bộ khuếch đại phụ 
được nối với BS qua một mạng kết nối (bao gồm bất cứ (các) cáp, (các) bộ suy hao 
nào...) với suy hao phù hợp để bảo đảm những điều kiện hoạt động thích hợp của bộ 
khuếch đại phụ và BS. Dải suy hao thích hợp của mạng kết nối được nhà sản xuất 
công bố. Những đặc tính khác và sự phụ thuộc nhiệt độ của độ suy hao của mạng kết 
nối được bỏ qua. Giá trị suy hao thực của mạng nối được chọn cho từng đo kiểm là 
một trong số các giá trị tới hạn được áp dụng. Giá trị thấp nhất được sử dụng nếu 
không có quy định khác. 
Những đo kiểm thích đáng phải được lặp lại với bộ khuếch đại phụ thích hợp và 
không có bộ khuếch đại RF phụ, nếu bộ khuếch đại RF phụ đó là tùy chọn, để kiểm 
tra xem BS đáp ứng những yêu cầu của quy chuẩn trong cả hai trường hợp hay 
không. 
Khi đo kiểm, những đo kiểm trong Bảng A.1 dưới đây phải được lặp lại với bộ khuếch 
đại phụ tùy chọn thích hợp, trong đó X chỉ ra rằng đo kiểm là thích hợp: 
Bảng A.1 - Các đo kiểm áp dụng cho các bộ khuếch đại RF phụ 
 Điều Chỉ cho bộ 
khuếch đại 
TX 
Chỉ cho bộ 
khuếch đại TX 
Cho các bộ khuếch 
đại TX/RX kết hợp 
(xem chú thích) 
Các đo kiểm 
máy thu 
3.3.9 X X 
3.3.7 X X 
3.3.6 X X 
3.3.8 X 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
79
 Điều Chỉ cho bộ 
khuếch đại 
TX 
Chỉ cho bộ 
khuếch đại TX 
Cho các bộ khuếch 
đại TX/RX kết hợp 
(xem chú thích) 
3.3.13 X X 
Các đo kiểm 
máy phát 
3.3.1 X X 
3.3.2 X X 
3.3.3 X X 
3.3.4 X X 
3.3.5 X X 
CHÚ THÍCH: Việc kết hợp có thể do các bộ lọc song công hoặc bất cứ mạng nào khác. Các bộ khuếch đại có 
thể ở trong nhánh RX hoặc ở trong nhánh TX hoặc trong cả hai nhánh. Một trong hai bộ khuếch đại này có thể 
là một mạng thụ động. 
Trong đo kiểm tại điều 3.3.4, giá trị suy hao phù hợp lớn nhất được áp dụng. 
A.5. BS sử dụng các giàn ăng ten 
Một BS có thể được cấu hình với một kết nối đa cổng ăng ten cho một số hoặc tất cả 
các máy thu phát của nó; hoặc một BS có thể được cấu hình với một giàn ăng ten 
liên quan đến một cell (không phải một giàn cho từng máy thu phát). Điều này áp 
dụng cho một BS đáp ứng được ít nhất một trong các điều kiện sau đây: 
 Các tín hiệu ra của máy phát từ một hoặc nhiều máy thu phát xuất hiện tại 
nhiều cổng ăng ten; hoặc 
 Có nhiều cổng ăng ten của máy thu cho một máy thu phát hoặc cho từng cell 
và một tín hiệu vào được yêu cầu tại nhiều cổng để máy thu hoạt động đúng, 
do vậy các đầu ra từ các máy phát cũng như các đầu vào các máy thu được 
kết nối trực tiếp với vài ăng ten; hoặc 
CHÚ THÍCH: Thu phân tập không bắt buộc đáp ứng yêu cầu này. 
 Các máy phát và các máy thu được kết nối qua các bộ song công tới nhiều 
ăng ten. 
Trong hoạt động bình thường, nếu một BS được sử dụng cùng với một hệ thống ăng 
ten chứa các bộ lọc hoặc các phần tử tích cực cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của 
UTRA, đo kiểm có thể được thực hiện trên một hệ thống bao gồm BS cùng với các 
phần tử này, được cung cấp riêng cho điều đích đo kiểm. Trong trường hợp này, phải 
chứng minh rằng chỉ tiêu của cấu hình đang được đo kiểm là điển hình cho hệ thống 
trong hoạt động bình thường và việc đánh giá hợp quy chỉ có thể áp dụng khi dùng 
BS với hệ thống ăng ten. 
Để đo kiểm hợp quy một BS như vậy, các thủ tục sau đây có thể được sử dụng. 
QCVN 110:2017/BTTTT 
80 
A.5.1. Đo kiểm máy thu 
Đối với từng đo kiểm, các tín hiệu đo kiểm được đưa tới các đầu nối ăng ten của máy 
thu phải đủ lớn sao cho tổng các công suất của các tín hiệu đưa vào bằng công suất 
của (các) tín hiệu đo kiểm được chỉ ra trong đo kiểm. 
Ví dụ về một cấu hình đo kiểm thích hợp như trong Hình A.1. 
Hình A.1 - Thiết lập đo kiểm máy thu 
Đối với các phát xạ giả từ đầu nối ăng ten của máy thu, có thể thực hiện đo kiểm 
riêng biệt cho từng đầu nối ăng ten của máy thu. 
A.5.2. Đo kiểm máy phát 
Đối với từng đo kiểm, các tín hiệu đo kiểm được đưa tới các đầu nối ăng ten của máy 
phát (Pi) phải đủ lớn sao cho tổng các công suất của các tín hiệu đưa vào bằng công 
suất của (các) tín hiệu đo kiểm (Ps) được chỉ ra trong đo kiểm. Có thể đánh giá việc 
này bằng cách đo riêng các tín hiệu được phát xạ bởi từng đầu nối ăng ten và cộng 
các kết quả lại, hoặc bằng cách kết hợp các tín hiệu và thực hiện một phép đo đơn. 
Các đặc tính (ví dụ biên độ và pha) của mạng kết hợp phải lớn đến mức công suất 
của tín hiệu kết hợp là tối đa. 
Ví dụ về một cấu hình đo kiểm thích hợp như trong Hình A.2. 
Hình A.2 - Thiết lập đo kiểm máy phát 
Đối với suy hao xuyên điều chế, có thể thực hiện đo kiểm riêng biệt cho từng đầu nối 
ăng ten của máy phát. 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
81
A.6. Phát với nhiều đầu nối ăng ten máy phát 
Với các đo kiểm trong điều 3, yêu cầu áp dụng cho từng đầu nối ăng ten máy phát 
trong trường hợp phát cho nhiều đầu nối ăng ten máy phát, trừ khi có quy định khác. 
Các yêu cầu của máy phát được đo kiểm tại đầu nối ăng ten, với (các) đầu nối ăng 
ten còn lại đã được kết cuối. Nếu nhà sản xuất công bố theo cách máy phát tương 
đương, nó có khả năng đo tín hiệu tại một đầu nối ăng ten máy phát bất kỳ. 
A.7. BS với môdem BS Iuant tích hợp 
Đối với các đo kiểm trong quy chuẩn này, môdem BS Iuant tích hợp sẽ bị tắt. Các 
phát xạ giả theo quy định trong các điều 3.3.3 và 3.3.6 chỉ đo tại các tần số lớn hơn 
20 MHz với môdem BS Iuat tích hợp được bật, trừ khi có quy định khác. 
QCVN 110:2017/BTTTT 
82 
PHỤ LỤC B 
(Tham khảo) 
Điều kiện môi trường 
Điều này xác định các điều kiện môi trường cho từng phép đo kiểm BS. 
Các điều kiện môi trường sau đây có thể được nhà cung cấp khai báo: 
 Áp suất khí quyển: thấp nhất và cao nhất; 
 Nhiệt độ: thấp nhất và cao nhất; 
 Độ ẩm tương đối: thấp nhất và cao nhất; 
 Nguồn điện: giới hạn điện áp trên và dưới. 
Khi hoạt động bên ngoài các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã 
khai báo, thiết bị này không được ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả phổ tần và 
gây ra nhiễu có hại. 
B.1. Môi trường đo kiểm bình thường 
Khi môi trường đo kiểm bình thường được chỉ định cho một đo kiểm, đo kiểm phải 
thực hiện trong các giới hạn thấp nhất và cao nhất của các điều kiện được chỉ định 
trong Bảng B.1. 
Bảng B.1 – Giới hạn các điều kiện cho môi trường đo kiểm 
Điều kiện Thấp nhất Cao nhất 
Áp suất khí quyển 86 kPa 106 kPa 
Nhiệt độ 15°C 30°C 
Độ ẩm tương đối 20% 85% 
Nguồn điện Danh định, như khai báo của nhà sản xuất 
Độ rung Không đáng kể 
Các dải áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ ẩm trên đây tương ứng với sự biến thiên tối 
đa được mong đợi trong môi trường không bị kiểm soát của một phòng thử nghiệm. 
Nếu không thể duy trì các tham số này trong phạm vi các giới hạn đã chỉ định, các giá 
trị thực tế phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm. 
CHÚ THÍCH: Ví dụ, các phép đo phát xạ bức xạ trong một điểm đo kiểm trường mở rộng. 
B.2. Môi trường đo kiểm tới hạn 
Nhà sản xuất phải khai báo một trong những trường hợp sau: 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
83
1) Loại thiết bị đại diện cho thiết bị đang được đo kiểm, như được định nghĩa 
trong IEC 60721-3-3. 
2) Loại thiết bị đại diện cho thiết bị đang được đo kiểm, như được định nghĩa 
trong IEC 60721-3-4. 
3) Đối với thiết bị không tuân theo các loại đã được đề cập đến, các loại có liên 
quan trong tài liệu của IEC 60721 về nhiệt độ, độ ẩm và độ rung, phải được 
khai báo. 
CHÚ THÍCH: Sự suy giảm tính năng do các điều kiện môi trường nằm ngoài các điều kiện hoạt động chuẩn 
không được đo kiểm trong quy chuẩn này. Những điều kiện môi trường này có thể được quy định và đo kiểm 
riêng. 
B.2.1. Nhiệt độ tới hạn 
Khi một môi trường đo kiểm nhiệt độ tới hạn được chỉ định cho một đo kiểm, đo kiểm 
phải được thực hiện với các nhiệt độ hoạt động thấp nhất và cao nhất chuẩn được 
xác định theo khai báo của nhà sản xuất cho thiết bị đang được đo kiểm. 
Nhiệt độ thấp nhất: 
Đo kiểm phải được thực hiện với thiết bị và các phương pháp đo kiểm môi trường 
gồm cả các hiện tượng môi trường yêu cầu tác động vào thiết bị, tuân theo thủ tục 
đo kiểm của IEC 60 068-2-1. 
Nhiệt độ cao nhất: 
Đo kiểm phải được thực hiện với thiết bị và các phương pháp đo kiểm môi trường 
gồm cả các hiện tượng môi trường yêu cầu tác động vào thiết bị, tuân theo thủ tục 
đo kiểm của IEC 60 068-2-2. 
CHÚ THÍCH: Khuyến nghị rằng thiết bị được vận hành đầy đủ chức năng trước khi được đưa tới nhiệt độ hoạt 
động cận dưới của nó. 
B.3. Độ rung 
Khi các điều kiện về độ rung được chỉ định cho một đo kiểm, đo kiểm phải được thực 
hiện khi thiết bị được rung theo một trình tự được xác định theo khai báo của nhà 
sản xuất cho thiết bị đo kiểm. Đo kiểm phải sử dụng thiết bị và các phương pháp đo 
kiểm môi trường gồm cả các hiện tượng môi trường yêu cầu tác động vào thiết bị, 
tuân theo thủ tục đo kiểm của IEC 60 068-2-6. Các điều kiện môi trường khác phải 
nằm trong phạm vi được chỉ rõ trong điều B.1. 
CHÚ THÍCH: Các mức rung cao hơn có thể gây ra ứng suất vật lý quá mức bên trong thiết bị sau một đợt đo 
kiểm kéo dài. Nhóm đo kiểm chỉ nên làm rung thiết bị trong quá trình đo RF. 
B.4. Nguồn cung cấp 
Khi các điều kiện về nguồn cung cấp tới hạn được chỉ định cho một đo kiểm, đo kiểm 
phải thực hiện với các giới hạn chuẩn trên và dưới của điện áp hoạt động được xác 
định theo khai báo của nhà sản xuất cho thiết bị đang đo kiểm. 
QCVN 110:2017/BTTTT 
84 
Giới hạn điện áp trên: 
Thiết bị phải được cung cấp một điện áp bằng giới hạn trên theo khai báo của nhà 
sản xuất thiết bị (khi được đo tại các đầu vào của thiết bị). Các đo kiểm phải thực 
hiện với các giới hạn nhiệt độ thấp nhất và cao nhất ở trạng thái ổn định theo khai 
báo của nhà sản xuất cho thiết bị, với các phương pháp quy định trong IEC 60 068-
2-1: Đo kiểm Ab/Ad và IEC 60 068-2-2: Đo kiểm Bb/Bd: Nung khô. 
Giới hạn điện áp dưới: 
Thiết bị phải được cung cấp một điện áp bằng giới hạn dưới theo khai báo của nhà 
sản xuất thiết bị (khi được đo tại các đầu vào của thiết bị). Các đo kiểm phải thực 
hiện với các giới hạn nhiệt độ thấp nhất và cao nhất ở trạng thái ổn định theo khai 
báo của nhà sản xuất cho thiết bị, với các phương pháp quy định trong IEC 60 068-
2-1: Đo kiểm Ab/Ad và IEC 60 068-2-2: Đo kiểm Bb/Bd: Nung khô. 
B.5. Phép đo cho các môi trường đo kiểm 
Độ chính xác đo của môi trường kiểm tra BS định nghĩa trong Phụ lục B là: 
Áp suất : ±5 kPa. 
Nhiệt độ : ±2 độ. 
Độ ẩm tương đối : ±5%. 
Điện áp một chiều : ±1,0%. 
Điện áp xoay chiều : ±1,5 %. 
Độ rung : ±10%. 
Tần số rung : 0,1 Hz. 
Các giá trị trên phải được áp dụng, trừ khi môi trường đo kiểm được kiểm soát và 
các yêu cầu kỹ thuật để kiểm soát môi trường đo kiểm có chỉ định độ không bảo đảm 
cho các tham số. 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
85
PHỤ LỤC C 
(Tham khảo) 
Sơ đồ đo 
C.1. Máy phát 
C.1.1. Công suất ra của trạm gốc, phát xạ không mong muốn 
Hình C.1 - Thiết lập hệ thống đo công suất ra của trạm gốc, phát xạ không 
mong muốn 
C.1.2. Xuyên điều chế máy phát 
Hình C.2 - Thiết lập hệ thống đo xuyên điều chế máy phát 
QCVN 110:2017/BTTTT 
86 
C.1.3. Lỗi hiệu chỉnh thời gian 
Hình C.3 - Thiết lập hệ thống đo lỗi hiệu chỉnh thời gian 
C.1.4. Công suất ra BS trong nhà để bảo vệ kênh lân cận 
Hình C.4 - Thiết lập hệ thống đo công suất ra BS trong nhà để bảo vệ kênh lân 
cận 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
87
C.1.5. Công suất ra BS trong nhà để bảo vệ đồng kênh E-UTRA 
Hình C.5 - (Tùy chọn 1) Thiết lập hệ thống đo công suất ra BS trong nhà để 
bảo vệ đồng kênh E-UTRA 
Hình C.6 - (Tùy chọn 2) Thiết lập hệ thống đo công suất ra BS trong nhà để bảo 
vệ đồng kênh E-UTRA 
QCVN 110:2017/BTTTT 
88 
C.2. Máy thu 
C.2.1. Mức chọn lọc chuẩn 
Hình C.7 - Thiết lập hệ thống đo mức chọn lọc chuẩn trạm gốc 
C.2.2. Dải động 
Hình C.8 - Thiết lập hệ thống đo dải động 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
89
C.2.3. Chọn lọc trong kênh 
Hình C.9 - Thiết lập hệ thống đo độ chọn lọc trong kênh 
C.2.4. Chọn lọc kênh lân cận (ACS) và chặn băng hẹp 
Hình C.10 - Thiết lập hệ thống đo độ chọn lọc kênh lân cận và chặn băng hẹp 
C.2.5. Các đặc tính chặn 
Hình C.11 - Thiết lập hệ thống đo các đặc tính chặn 
QCVN 110:2017/BTTTT 
90 
C.2.6. Phát xạ giả máy thu 
Hình C.12 - Thiết lập hệ thống đo phát xạ giả máy thu 
C.2.7. Các đặc tính xuyên điều chế 
Hình C.13 - Thiết lập hệ thống đo các đặc tính xuyên điều chế 
 QCVN 110:2017/BTTTT 
91
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ETSI EN 301 908-1 (V11.1.1): "IMT cellular networks; Harmonised Standard 
covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 2014/53/EU; 
Part 1: Introduction and common requirements". 
[2] ETSI EN 301 908-1 V11.1.1 (2016-07) IMT cellular networks; Harmonised 
Standard covering the essential requirements of article 3.2 of the Directive 
2014/53/EU; Part 1: Introduction and common requirements. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_quy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_thiet_bi_tram_goc_th.pdf