Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm mặt đất di động hoạt động trong băng tần Ku
1. QUY ĐỊNH CHUNG . 5
1.1. Phạm vi điều chỉnh . 5
1.2. Đối tượng áp dụng . 5
1.3. Tài liệu viện dẫn . 5
1.4. Giải thích từ ngữ . 6
1.5. Chữ viết tắt . 6
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT . 7
2.1. Điều kiện môi trường . 7
2.2. Các yêu cầu kỹ thuật . 7
2.2.1. Phát xạ không mong muốn ngoài băng . 7
2.2.2. Phát xạ không mong muốn trong băng . 9
2.2.3. Mật độ phát xạ EIRP lệch trục trong băng thông danh định . 9
2.2.4. Chức năng điều khiển và giám sát (CMF). 10
2.2.5. Giản đồ độ tăng ích lệch trục của ăng ten thu . 12
2.2.6. Hiệu suất chặn . 13
2.2.7. Chọn lọc tín hiệu liền kề . 13
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO . 14
3.1. Phát xạ không mong muốn ngoài băng . 14
3.1.1. Yêu cầu chung . 14
3.1.2. Vị trí đo . 15
3.1.3. Phương pháp đo . 15
3.1.4. Thủ tục đo . 16
3.2. Phát xạ không mong muốn trong băng. 20
3.2.1. Phương pháp đo . 20
3.3. Mật độ phát xạ EIRP lệch trục trong băng thông danh định . 22
3.3.1. Yêu cầu chung . 22
3.3.2. Độ chính xác rms ăng ten định hướng tĩnh . 23
3.3.3. Đo EIRP lệch trục không có ăng ten . 24
3.3.4. Đo EIRP ngoài trục khi có ăng ten . 28
3.4. Điều khiển và giám sát . 32
3.4.1. Sơ đồ đo . 32
3.4.2. Giám sát bộ xử lý . 33
3.4.3. Giám sát phân hệ phát . 33
3.4.4. Đóng nguồn . 33
3.4.5. Thu kênh điều khiển (CC) . 33
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm mặt đất di động hoạt động trong băng tần Ku
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 116:2017/BTTTT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT DI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TRONG BĂNG TẦN Ku National technical regulation on Mobile satellite Earth Station (MES) operating in the Ku band HÀ NỘI - 2017 2 MỤC LỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................................ 5 1.1. Phạm vi điều chỉnh .......................................................................................................... 5 1.2. Đối tượng áp dụng .......................................................................................................... 5 1.3. Tài liệu viện dẫn .............................................................................................................. 5 1.4. Giải thích từ ngữ ............................................................................................................. 6 1.5. Chữ viết tắt ..................................................................................................................... 6 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ........................................................................................... 7 2.1. Điều kiện môi trường ...................................................................................................... 7 2.2. Các yêu cầu kỹ thuật ....................................................................................................... 7 2.2.1. Phát xạ không mong muốn ngoài băng ...................................................................... 7 2.2.2. Phát xạ không mong muốn trong băng ....................................................................... 9 2.2.3. Mật độ phát xạ EIRP lệch trục trong băng thông danh định ........................................ 9 2.2.4. Chức năng điều khiển và giám sát (CMF)................................................................. 10 2.2.5. Giản đồ độ tăng ích lệch trục của ăng ten thu ........................................................... 12 2.2.6. Hiệu suất chặn ......................................................................................................... 13 2.2.7. Chọn lọc tín hiệu liền kề ........................................................................................... 13 3. PHƯƠNG PHÁP ĐO ............................................................................................ 14 3.1. Phát xạ không mong muốn ngoài băng ......................................................................... 14 3.1.1. Yêu cầu chung ......................................................................................................... 14 3.1.2. Vị trí đo ..................................................................................................................... 15 3.1.3. Phương pháp đo ...................................................................................................... 15 3.1.4. Thủ tục đo ................................................................................................................ 16 3.2. Phát xạ không mong muốn trong băng.......................................................................... 20 3.2.1. Phương pháp đo ...................................................................................................... 20 3.3. Mật độ phát xạ EIRP lệch trục trong băng thông danh định ........................................... 22 3.3.1. Yêu cầu chung ......................................................................................................... 22 3.3.2. Độ chính xác rms ăng ten định hướng tĩnh .............................................................. 23 3.3.3. Đo EIRP lệch trục không có ăng ten ......................................................................... 24 3.3.4. Đo EIRP ngoài trục khi có ăng ten ............................................................................ 28 3.4. Điều khiển và giám sát .................................................................................................. 32 3.4.1. Sơ đồ đo ................................................................................................................... 32 3.4.2. Giám sát bộ xử lý ..................................................................................................... 33 3.4.3. Giám sát phân hệ phát ............................................................................................. 33 3.4.4. Đóng nguồn .............................................................................................................. 33 3.4.5. Thu kênh điều khiển (CC) ......................................................................................... 33 3 3.4.6. Lệnh điều khiển mạng .............................................................................................. 34 3.4.7. Phát cụm khởi tạo .................................................................................................... 35 3.5. Giản đồ độ tăng ích lệch trục của ăng ten thu ............................................................... 36 3.5.1. Vị trí đo ..................................................................................................................... 36 3.5.2. Phương pháp đo ...................................................................................................... 36 3.6. Hiệu suất chặn .............................................................................................................. 37 3.7. Chọn lọc tín hiệu liền kề ................................................................................................ 37 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ...................................................................................... 38 5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ........................................................ 38 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ......................................................................................... 38 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 4 Lời nói đầu QCVN 116:2017/BTTTT được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 301 427 V2.1.1 (2016-06) của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu. QCVN 116:2017/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BTTTT ngày tháng năm 2017. QCVN 116:2017/BTTTT 5 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT DI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TRONG BĂNG TẦN Ku National technical regulation on Mobile satellite Earth Station (MES) operating in the Ku band 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về phổ tần vô tuyến điện đối với thiết bị trạm mặt đất di động (đài trái đất lưu động) (MES), ngoại trừ các đài trái đất lưu động hàng không, hoạt động trong băng tần Ku. - Quy chuẩn này áp dụng cho MES hoạt động trong các dải tần số của các nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (FSS): 10,70 GHz đến 11,70 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất); 12,50 GHz đến 12,75 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất); 14,00 GHz đến 14,25 GHz (chiều từ trái đất đến vũ trụ). - MES có thể là: + Đài trái đất lưu động mặt đất (LMES), và/hoặc + Đài trái đất lưu động hàng hải (MMES) không cung cấp các chức năng an toàn và cứu nạn theo yêu cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). - LMES có thể được gắn trên xe hoặc thiết bị cầm tay. - MMES là thiết bị cài đặt trên tàu. - MES có thể bao gồm một số mô đun có bàn phím cho người dùng. - MES sử dụng phân cực tuyến tính. - MES hoạt động thông qua vệ tinh địa tĩnh dãn cách 3° hoạt động ở băng tần như nhau và các khu vực như nhau. - Ăng ten của MES có thể là đẳng hướng hoặc định hướng. - MES đang hoạt động như một phần của một mạng lưới vệ tinh được sử dụng cho việc phân phối và/hoặc trao đổi thông tin giữa người sử dụng. - MES được điều khiển và giám sát bởi tính năng điều khiển mạng (NCF). 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam. 1.3. Tài liệu viện dẫn CISPR 16-1: "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods; Part 1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus". QCVN 116:2017/BTTTT 6 1.4. Giải thích từ ngữ 1.4.1. Trạng thái không có sóng mang (carrier-off state) MES ở trạng thái này khi MES được NCF cho phép phát nhưng không phát tín hiệu hoặc không được NCF cho phép phát. 1.4.2. Trạng thái có sóng mang (carrier-on state) MES trong trạng thái này khi MES được NCF cho phép phát và phát đi một tín hiệu. 1.4.3. Kênh điều khiển (Control Channel (CC)) Một hoặc nhiều kênh mà qua đó MES nhận được tín hiệu điều khiển từ NCF. 1.4.4. Thiết bị gắn bên ngoài (Externally Mounted Equipment (EME)) EME bao gồm những mô đun của thiết bị cài đặt (IE) dự định gắn bên ngoài xe như nhà sản xuất công bố. 1.4.5. Thiết bị cài đặt (Installable Equipment (IE)) Thiết bị được dùng để trang bị cho xe. CHÚ THÍCH: IE có thể bao gồm một hoặc nhiều mô đun kết nối với nhau. 1.4.6. Thiết bị gắn bên trong (Internally Mounted Equipment (IME)) Những mô đun của IE không được nhà sản xuất khai báo như EME được định nghĩa là IME. 1.4.7. Đài trái đất lưu động ( Mobile Earth Station (MES)) Một đài trái đất thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh được sử dụng trong khi chuyển động hay dừng lại ở những điểm không xác định trước. 1.4.8. Băng thông danh định (nominated bandwidth) Băng thông phát của tần số vô tuyến MES được xác định bởi nhà sản xuất. Băng thông danh định đủ lớn để chứa toàn bộ các thành phần phổ tần phát có mức lớn hơn các giới hạn phát xạ không mong muốn quy định và tính đến độ ổn định của tần số sóng mang phát. 1.4.9. Thiết bị xách tay (Portable Equipment (PE)) Một thiết bị hoàn chỉnh, để bàn hoặc xách tay. Một PE nói chung gồm một khối đơn hoặc một vài khối kết nối với nhau. 1.4.10. Phát xạ không mong muốn (unwanted emissions) Phát xạ nằm ngoài băng thông danh định. 1.4.11. Mặt phẳng E (E-plane) Đối với một ăng ten phân cực thẳng, đây là mặt phẳng có chứa các vectơ điện trường và hướng của bức xạ tối đa. Điện trường hoặc mặt phẳng E xác định sự phân cực hoặc hướng của sóng vô tuyến. Đối với một ăng ten phân cực dọc, mặt phẳng E thường trùng với các mặt phẳng thẳng đứng. Đối với một ăng ten phân cực ngang, mặt phẳng E thường trùng với mặt phẳng nằm ngang. 1.5. Chữ viết tắt CC Kênh điều khiển Control Channel CMF Chức năng điều khiển và giám Control and Monitoring Functions QCVN 116:2017/BTTTT 7 sát EIRP Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương Equivalent Isotropically Radiated Power EME Thiết bị gắn bên ngoài Externally Mounted Equipment EUT Thiết bị được đo kiểm Equipment Under Test IE Thiết bị cài đặt Installable Equipment IME Thiết bị gắn bên trong Internally Mounted Equipment LMES Đài trái đất lưu động mặt đất Land Mobile Earth Station MES Đài trái đất lưu động Mobile Earth Station MMES Đài trái đất lưu động hàng hải Maritime Mobile Earth Station NCF Tính năng điều khiển mạng Network Control Facility ITU Liên minh Viễn thông Quốc tế International Telecommunication Union PE Thiết bị xách tay Portable Equipment RF Tần số vô tuyến điện Radio Frequency rms Giá trị hiệu dụng root mean square R&TTE Thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông Radio and Telecommunications Terminal Equipment STE Thiết bị kiểm tra chuyên dụng Special Test Equipment 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Điều kiện môi trường Các yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị do nhà sản xuất công bố/khai báo. Thiết bị này phải tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này khi hoạt động trong giới hạn biên của điều kiện hoạt động môi trường được khai báo. Điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị phải bao gồm các phạm vi độ ẩm, nhiệt độ và nguồn cung cấp. 2.2. Các yêu cầu kỹ thuật 2.2.1. Phát xạ không mong muốn ngoài băng 2.2.1.1. Mục đích Bảo vệ các dịch vụ mặt đất và vệ tinh khỏi phát xạ do MES ngoài băng tần từ 14,00_GHz đến 14,25 GHz. QCVN 116:2017/BTTTT 8 2.2.1.2. Yêu cầu Phát xạ không mong muốn trong băng thông đo và trong tất cả các hướng từ MES ngoài băng tần từ 14,00 GHz đến 14,25 GHz phải dưới mức giới hạn sau đây: 1. Phát xạ không mong muốn trong dải tần từ 30 MHz đến 1 000 MHz không được vượt quá các giới hạn trong Bảng 1a đối với LMES và Bảng 1b đối với MMES. Bảng 1a - Giới hạn phát xạ không mong muốn đối với LMES tại các tần số từ 30 MHz đến 1 000 MHz tại khoảng cách đo 10 m với băng thông 120 kHz Tần số (MHz) Giới hạn cận đỉnh (dBμV/m) 30 - 230 30 230 - 1 000 37 Bảng 1b - Giới hạn phát xạ không mong muốn đối với MMES tại các tần số từ 30 MHz đến 1 000 MHz tại khoảng cách đo 10 m với băng thông 120 kHz Tần số (MHz) Giới hạn cận đỉnh (dBμV/m) 30 - 156 30 156 - 165 14 (xem chú thích) 165 - 230 30 230 - 1 000 37 CHÚ THÍCH: Trong băng tần từ 156 MHz đến 165 MHz, băng thông áp dụng là 9 kHz. Các tần số chuyển tiếp được áp dụng mức giới hạn thấp hơn. 2. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) của phát xạ không mong muốn đối với các tần số trên 1 000 MHz trong băng thông đo và trong tất cả các hướng không được vượt quá các giới hạn quy định trong Bảng 2. Bảng 2 - Giới hạn phát xạ không mong muốn tại các tần số trên 1 000 MHz và ngoài băng tần từ 14,00 GHz đến 14,25 GHz Tần số (MHz) Có sóng mang Không có sóng mang Giới hạn EIRP (dBpW) Băng thông đo (kHz) Giới hạn EIRP (dBpW) Băng thông đo (kHz) 1 000 – 1 525 49 100 48 100 1 525 – 1 559 49 100 17 3 1 559 – 3 400 49 100 48 100 3 400 – 10 700 55 100 48 100 QCVN 116:2017/BTTTT 9 10 700 – 21 200 61 100 54 100 21 200 – 40 000 67 100 60 100 Các tần số chuyển tiếp được áp dụng mức giới hạn thấp hơn. 2.2.1.3. Đo kiểm Theo điều 3.1. 2.2.2. Phát xạ không mong muốn trong băng 2.2.2.1. Mục đích Bảo vệ các dịch vụ chủ yếu hoạt động trong băng tần từ 14,00 GHz đến 14,25 GHz. 2.2.2.2. Yêu cầu Yêu cầu 1: Trạng thái có sóng mang Mật độ phổ EIRP của phát xạ không mong muốn sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 4 - 10 log N dBW/100 kHz trong băng tần từ 14,00 GHz đến 14,25 GHz và ngoài băng thông danh định. Với N là số lượng MES lớn nhất phát đồng thời trong cùng một tần số. Số MES phát đồng thời không được vượt quá 0,01 % thời gian. Giá trị N và các điều kiện hoạt động của hệ thống do nhà sản xuất khai báo. Yêu cầu 2: Trạng thái không có sóng mang Mật độ phổ EIRP phát xạ bất kỳ trong băng tần từ 14,00 GHz đến 14,25 GHz nhỏ hơn hoặc bằng -21 dBW/100 kHz. 2.2.2.3. Đo kiểm Theo điều 3.2. 2.2.3. Mật độ phát xạ EIRP lệch trục trong băng thông danh định 2.2.3.1. Mục đích Bảo vệ các hệ thống vệ tinh khác sử dụng băng tần tương tự. 2.2.3.2. Yêu cầu Cho ăng ten định ... c lặp lại với tần số thay đổi đến 5 MHz với dải tần số thấp nhất mà nhà sản xuất công bố. l) Các bước đo từ g) đến k) có thể được thực hiện đồng thời. m) Các bước đo từ e) đến l) phải được lặp lại với mặt phẳng E thẳng đứng n) Các bước đo từ e) đến l) phải được lặp lại với mặt phẳng E tại + 0 so với mặt phẳng ngang . 0 được định nghĩa là góc trong trường hợp xấu nhất giữa mặt phẳng ngang và vĩ độ quỹ đạo địa tĩnh như tuyên bố của nhà sản xuất. o) Các bước đo từ e) đến l) phải được lặp lại với mặt phẳng E tại - 0 so với mặt phẳng ngang, 0 được định nghĩa như n). p) Các bước đo từ e) đến o) sẽ được lặp lại cho tất cả các dải tần số mà nhà sản xuất công bố. 3.3.4.5. Tính toán kết quả Những kết quả phải được tính toán qua việc đưa ra một “mặt nạ” với các giới hạn quy định theo mức tham chiếu bằng tổng của EIRP trên trục tối đa của máy, tỉ số giữa mật độ EIRP/40 kHz và EIRP và hai lần độ chính xác rms định hướng tĩnh. Mức tham chiếu này phải được đặt tại điểm lớn nhất của các giản đồ có được từ việc đo giản đồ bức xạ phát, để khẳng định rằng mật độ EIRP lệch trục nằm trong mặt nạ, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. QCVN 116:2017/BTTTT 32 3.4. Điều khiển và giám sát Nếu EUT là MES đã được nhà sản xuất hiệu chỉnh để thực hiện các phép đo này với đầy đủ tại liệu chứng minh các hiệu chỉnh mô phỏng chính xác các điều kiện đo yêu cầu. Để thực hiện các phép đo này, EUT là MES có hoặc không có ăng ten. Đo mật độ phổ của EIRP phải được giới hạn trong phạm vi băng thông danh định hoặc độ rộng băng 10 MHz có tâm ở tần số sóng mang, tuỳ theo giá trị nào lớn hơn. 3.4.1. Sơ đồ đo Sơ đồ đo như Hình 16 hoặc Hình 17. EUT phải được phép phát và phải ở trạng thái “cho phép phát” khi bắt đầu mỗi bài đo. Trừ các trạng thái khác, máy hiện sóng hai tia có nhớ phải giám sát và đo sự khác nhau về thời gian giữa các lệnh hoặc hư hỏng và sự xuất hiện của các sự kiện mong muốn (ví dụ: triệt phát). Máy đo công suất và máy phân tích phổ phải hiển thị mức ra của EUT. Hình 16 - Sơ đồ đo chung cho các phép đo về giám sát và điều khiển đối với những phép đo truyền dẫn Hình 17 - Sơ đồ đo chung cho các phép đo về giám sát và điều khiển đối với những phép đo bức xạ Lỗi STE/Tải Máy phân tích phổ Máy đo công suất Máy hiện sóng EUT Lệnh Lỗi STE/Tải Máy phân tích phổ Máy đo công suất Máy hiện sóng EUT Lệnh QCVN 116:2017/BTTTT 33 3.4.2. Giám sát bộ xử lý Phương pháp đo: a) Mỗi bộ xử lý trong ETU lần lượt được gây hỏng. b) Trong khoảng 1 giây do hỏng, phải dừng phát EUT (xem trên máy phân tích phổ). c) Phải quan sát máy đo công suất và máy phân tích phổ để biết chắc rằng việc phát đã bị triệt. d) Phải khôi phục bộ xử lý bị hỏng về điều kiện làm việc bình thường và phải tự động phục hồi EUT về điều kiện làm việc bình thường trước khi gây hỏng bộ xử lý tiếp theo. 3.4.3. Giám sát phân hệ phát Phương pháp đo: a) Các tần số của phân hệ phải được gây hỏng về: 1) Ổn định tần số; 2) Đầu ra. b) Trong khoảng 6 giây xảy ra hư hỏng, phải dừng phát EUT (quan sát trên máy phân tích phổ). c) Phải quan sát máy đo công suất và máy phân tích phổ để biết chắc rằng việc phát đã bị triệt. d) Phải khôi phục các thành phần bị hỏng về điều kiện làm việc bình thường và phải phục hồi EUT về điều kiện làm việc bình thường trước khi gây hỏng tiếp. 3.4.4. Đóng nguồn Phương pháp đo: a) Tắt EUT và STE không được phát kênh điều khiển; b) Bật EUT; c) EUT không được phát trong và sau khi bật nguồn và phải chuyển sang trạng thái không sóng mang; Các sự kiện từ a) đến c) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. Nếu có chức năng đóng nguồn thủ công thì phải thực hiện các phép đo sau: d) Bật EUT và STE được phát CC; e) Một cuộc gọi sẽ được khởi tạo từ EUT và EUT phải chuyển sang trạng thái có sóng mang; f) Khởi tạo chức năng đóng nguồn; g) EUT phải chuyển sang trạng thái không có sóng mang. Các sự kiện từ e) đến g) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. 3.4.5. Thu kênh điều khiển (CC) Phương pháp đo: Các phép đo sau đây được thực hiện: QCVN 116:2017/BTTTT 34 EUT chưa thu được CC; EUT mất CC trong khoảng thời gian của cuộc gọi; EUT mất CC trong khoảng thời gian không phát; EUT mất CC và một cuộc gọi được khởi tạo trong khoảng thời gian chờ T1. Thời gian chờ T1 sử dụng trong các phép đo này là 30 giây. a) EUT chưa thu được CC: a1) Tắt EUT và STE không được phát CC; a2) Bật EUT; a3) Khởi tạo một cuộc gọi từ EUT; a4) EUT phải duy trì ở trạng thái không có sóng mang. Các sự kiện từ a1) đến a4) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. b) EUT mất CC trong khoảng thời gian của cuộc gọi: b1) Phải bật EUT và STE phải phát CC; b2) Khởi tạo một cuộc gọi từ EUT; b3) STE phải dừng phát CC; b4) Trong thời gian chờ T1 từ b3), EUT phải chuyển sang trạng thái không có sóng mang. Các sự kiện từ b2) đến b4) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. c) EUT mất CC trong khoảng thời gian không phát: c1) Bật EUT và STE phát CC; c2) STE ngừng phát CC; c3) Sau khoảng thời gian T1, khởi tạo cuộc gọi từ EUT; c4) EUT phải duy trì ở trạng thái không có sóng mang. Các sự kiện từ c2) để c4) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. d) Trường hợp CC đang bị mất bởi EUT và một cuộc gọi được tiến hành trong khoảng thời gian T1: d1) Phải bật EUT và STE phải phát CC; d2) STE phải dừng phát CC; d3) Trong khoảng thời gian T1 từ bước d2), EUT khởi tạo 1 yêu cầu phát; d4) EUT có thể phát nhưng trong khoảng thời gian T1 EUT phải chuyển sang trạng thái không có sóng mang. Các sự kiện từ d2) đến d4) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. 3.4.6. Lệnh điều khiển mạng Phương pháp đo: QCVN 116:2017/BTTTT 35 Các phép đo sau phải được thực hiện theo thứ tự: - Lệnh cho phép phát; - Lệnh cấm phát; - Yêu cầu nhận dạng/ xác định. a) Lệnh cho phép phát: a1) Phải bật EUT và STE sẽ phát CC; a2) EUT phải chuyển sang trạng thái không có sóng mang; a3) EUT khởi tạo một cuộc gọi, EUT phải duy trì trạng thái không có sóng mang; a4) STE phải phát 1 lệnh cho phép đến EUT; a5) EUT khởi tạo một cuộc gọi. a6) EUT phải chuyển sang trạng thái có sóng mang và phải phát. Các sự kiện từ a2) đến a6) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. b) Lệnh cấm phát: b1) Tiếp tục từ bước a6); b2) STE phải phát 1 lệnh cấm phát đến EUT; b3) EUT phải chuyển sang trạng thái không có sóng mang trong vòng 1giây; b4) EUT khởi tạo một cuộc gọi; b5) EUT phải duy trì ở trạng thái không có sóng mang; b6) STE phải phát một lệnh cho phép; b7) EUT khởi tạo một cuộc gọi; b8) EUT phải chuyển sang trạng thái có sóng mang và phải phát; b9) EUT chấm dứt cuộc gọi. Các sự kiện từ b2) đến b9) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. c) Yêu cầu nhận dạng: c1) Tiếp tục từ bước b9); c2) STE sẽ phát yêu cầu nhận dạng; c3) EUT phải chuyển sang trạng thái có sóng mang và sẽ phát mã nhận dạng của nó. EUT gửi mã nhận dạng hiển thị ở STE. 3.4.7. Phát cụm khởi tạo Phương pháp đo: a) Tắt EUT và STE phát CC; b) Phải bật EUT; c) EUT không được phát, ngoại trừ cụm khởi tạo, nếu có; QCVN 116:2017/BTTTT 36 d) Mỗi cụm khởi tạo sẽ không kéo dài hơn 1 giây, và phát cụm khởi tạo không được vượt quá 1 % thời gian. Các sự kiện từ b) đến d) phải được hiển thị và được xác nhận bởi máy hiện sóng và phép đo tín hiệu phát. 3.5. Giản đồ độ tăng ích lệch trục của ăng ten thu 3.5.1. Vị trí đo Phép đo được tiến hành tại vị trí đo trường xa ngoài trời hoặc ở khoảng cách đo thu nhỏ. Tuy nhiên, nếu công nghệ máy quét trường gần chuyển đổi những đo đạc trường gần thành những kết quả của trường xa được chứng minh là đủ chính xác cho cả hai vị trí kiểm tra thì có thể thực hiện đo ăng ten trong trường gần. Hệ thống tự động hoàn toàn có thể được sử dụng đối với những thử nghiệm cung cấp các kết quả có thể được chứng minh là chính xác, nếu như chúng đã được thực hiện theo phương pháp quy định. 3.5.2. Phương pháp đo Hình 18 - Sơ đồ đo – phép đo giản đồ thu của ăng ten a) Sơ đồ đo như trên Hình 18, EUT được nối tới máy thu đo. b) Một tín hiệu có tỉ lệ với vị trí của góc quay từ cơ cấu chuyển động/servo phải đưa vào trục X và mức tín hiệu từ máy thu đo phải đưa vào trục Y của máy vẽ. c) Tần số đo phải là tần số trung tâm của mỗi dải tần số được áp dụng. Mặt phẳng E phải đặt thẳng đứng. d) EUT phải được đồng chỉnh để có mức tín hiệu thu lớn nhất và máy vẽ X-Y phải được điều chỉnh để có giá trị đọc lớn nhất trên biểu đồ. e) EUT phải được dịch chuyển theo góc phương vị 1800. f) Phép đo giản đồ phát có được khi dịch chuyển EUT theo góc phương vị 3600, máy vẽ ghi lại các kết quả. g) Các bước đo từ b) đến e) được lặp lại với tần số thay đổi đến giới hạn dưới của dải tần số áp dụng mà nhà sản xuất công bố. h) Các bước đo từ b) đến e) được lặp lại với tần số thay đổi đến giới hạn trên của dải tần số áp dụng mà nhà sản xuất công bố. i) Các bước đo từ b) đến h) được lặp lại với tần số thay đổi với những quy định khác nếu có trong thiết kế của thiết bị nhưng không nhất thiết phải thực hiện cùng một lúc trong tất cả các dải tần. j) Các bước đo từ b) đến h) phải được lặp lại với tín hiệu đo kiểm được truyền đi trong mặt phẳng H thay vì mặt phẳng E. k) Các bước đo từ b) đến h) phải được lặp lại với tín hiệu đo kiểm được truyền đi trong mặt phẳng 45° so với mặt phẳng H. Bộ tạo tín hiệu Máy phát đo EUT Máy vẽ X-Y Máy thu đo Ăng ten đo QCVN 116:2017/BTTTT 37 l) Các bước đo từ b) đến h) phải được lặp lại với tín hiệu đo kiểm được truyền đi trong mặt phẳng 90° so với mặt phẳng trong k). m) Các bước đo từ b) đến l) sẽ được lặp đi lặp lại giữa các góc φr và 7° với EUT quay 90° hoặc ăng ten đo hoặc các hệ thống phân cực phụ của EUT quay 90° để cung cấp cho các phép đo phân cực chéo. 6.5.1.3 Tính toán Việc tính toán kết quả được thực hiện bằng cách tạo ra một "mặt nạ" với các giới hạn quy định theo mức tham chiếu được tính bằng độ tăng ích của ăng ten. Mức tham chiếu này phải được đặt tại điểm lớn nhất của các giản đồ có được từ việc đo giản đồ. 3.6. Hiệu suất chặn Phương pháp đo a) Các tín hiệu đầu ra của hai máy phát tín hiệu sẽ được kết hợp với trọng lượng bằng nhau. Các tín hiệu kết hợp phải được kết hợp với các đầu vào LNB một cách hợp lý và phù hợp. b) Một phân tích phổ phải được kết nối với đầu ra LNB cho phép cung cấp công suất LNB. c) fc là tần số trung tâm của dải tần thu. d) Tín hiệu đầu tiên của tần số máy phát sẽ được đặt là fc. e) Tín hiệu đầu tiên của mức máy phát phải thiết lập đến một mức trong phạm vi mức đầu vào hoạt động của LNB. f) Máy phân tích phổ được thiết lập để đo mức tín hiệu đầu tiên chuyển đổi ở đầu ra LNB. g) Tín hiệu thứ hai của tần số máy phát phải được thiết lập là fc - 20 MHz. h) Tín hiệu thứ hai của mức máy phát phải được điều chỉnh sao cho mức đo được là 1 dB thấp hơn khi không có tín hiệu thứ hai. i) Tín hiệu thứ hai của mức máy phát phải được ghi lại như mức tham chiếu. j) Tín hiệu thứ hai của tần số máy phát phải được thiết lập với tần số quan tâm. k) Tín hiệu thứ hai của mức máy phát phải được điều chỉnh sao cho mức đo được là 1 dB thấp hơn khi không có tín hiệu thứ hai. l) Từ chối tần số quan tâm bằng với tín hiệu thứ hai của mức máy phát trừ đi mức tham chiếu xác định ở bước i). m) Các bước từ j) đến l) phải được lặp lại với các tần số trong phạm vi của Bảng 3. CHÚ THÍCH: Sự từ chối trường hợp tồi tệ nhất trong một dải tần số cụ thể có thể được xác định sau bước i) bằng cách quét tín hiệu thứ hai của tần số máy phát trong dải tần số và quan sát đô tăng ích, sau đó thực hiện các bước từ j) đến l) với tần số có độ tăng ích cao nhất. 3.7. Chọn lọc tín hiệu liền kề Phương pháp đo a) Sử dụng hai máy phát tín hiệu đo. Mỗi máy phát tín hiệu phải tạo ra một tín hiệu điều chế trong phạm vi tần số đầu vào IME và tạp âm nhiệt. b) Các máy phát tín hiệu được nối với đầu vào IME qua một bộ chia (kết hợp). QCVN 116:2017/BTTTT 38 c) Các máy phát tín hiệu đo phải được thiết lập với tần số và mức theo Bảng 4. d) IME phải thiết lập để nhận được tín hiệu của máy phát tín hiệu đo đầu tiên. e) Các máy phát tín hiệu đo thứ hai được thiết lập với tín hiệu tắt. f) Mức tạp âm (hoặc tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm) của máy phát tín hiệu đo đầu tiên phải thay đổi để xác định mức độ nhạy chuẩn ngưỡng. g) Máy phát tín hiệu thứ hai được thiết lập với tín hiệu bật. h) Mức tạp âm (hoặc tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm) của máy phát tín hiệu đo đầu tiên phải thay đổi để xác định mức độ nhạy chuẩn ngưỡng. i) Sự suy giảm mức tạp âm (hoặc tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm) xác định trong bước h) trừ đi mức tạp âm (hoặc tỷ lệ tín hiệu trên tạp âm) xác định trong bước f). j) Kết quả là tìm được sự suy giảm cao nhất. 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4.1. Các thiết bị trạm mặt đất di động thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn này. 4.2. Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng kết quả đo của các phòng thử nghiệm được công nhận theo ISO/IEC 17025 đối với yêu cầu tại điều 2.2.3 để thực hiện về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Việc đo kiểm đối với yêu cầu kỹ thuật khác của quy chuẩn (trừ điều 2.2.3) để thực hiện về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phải thực hiện theo các quy định hiện hành. 5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị trạm mặt đất di động hoạt động trong băng tần Ku và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành. 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai quản lý thiết bị phù hợp với quy chuẩn này. 6.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. 6.3. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết ./. QCVN 116:2017/BTTTT 39 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ETSI EN 301 427 V2.1.1 (2016-06): “Satellite Earth Stations and Systems (SES); Harmonized EN for Low data rate Mobile satellite Earth Stations (MES) except aeronautical mobile satellite earth stations, operating in the 11/12/14 GHz frequency bands covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE directive”.
File đính kèm:
- tai_lieu_quy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_thiet_bi_tram_mat_da.pdf