Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt

Lời nói đầu

QCVN 06: 2018/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018, thay thế QCVN 06:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

National technical regulation on railway signalling

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với công trình và thiết bị tín hiệu, phương thức báo hiệu, phương pháp sử dụng tín hiệu và yêu cầu quản lý trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp làm công tác chỉ huy chạy tàu, lập tàu, dồn tàu, chạy tàu, tránh tàu, vượt tàu, dừng tàu, lùi tàu hoặc các hoạt động khác có liên quan.

Những tín hiệu chưa được quy định trong Quy chuẩn này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định bổ sung.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT

2.1 Tín hiệu

2.1.1 Màu cơ bản dùng để biểu thị tín hiệu trong việc chạy tàu bao gồm 3 loại sau đây:

a) Đỏ: dừng;

b) Vàng: chạy với sự chú ý hoặc giảm tốc độ;

c) Lục: chạy với tốc độ quy định;

Ngoài các màu cơ bản trên đây, có thể sử dụng thêm các màu xanh lam, trắng, sữa quy định tại phần III của Quy chuẩn này.

2.1.2 Mọi tín hiệu, biển báo phải bảo đảm tầm nhìn tín hiệu liên tục, rõ ràng trong khoảng cách quy định sau:

a) Tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường ít nhất 800 m;

b) Tín hiệu ra ga, ra bãi trên đường chính tuyến, tín hiệu vào bãi, tín hiệu báo trước và tín hiệu dốc gù ít nhất 400 m;

c) Tín hiệu ra ga, ra bãi trên các đường phụ, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dẫn đường và các loại biểu thị khác ít nhất 200 m;

 

doc 23 trang Bích Ngọc 04/01/2024 8040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt

Tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt
QCVN 06: 2018/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
National technical regulation on railway signalling
Lời nói đầu
QCVN 06: 2018/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018, thay thế QCVN 06:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
National technical regulation on railway signalling
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với công trình và thiết bị tín hiệu, phương thức báo hiệu, phương pháp sử dụng tín hiệu và yêu cầu quản lý trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp làm công tác chỉ huy chạy tàu, lập tàu, dồn tàu, chạy tàu, tránh tàu, vượt tàu, dừng tàu, lùi tàu hoặc các hoạt động khác có liên quan.
Những tín hiệu chưa được quy định trong Quy chuẩn này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định bổ sung.
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT
2.1 Tín hiệu
2.1.1 Màu cơ bản dùng để biểu thị tín hiệu trong việc chạy tàu bao gồm 3 loại sau đây:
a) Đỏ: dừng;
b) Vàng: chạy với sự chú ý hoặc giảm tốc độ;
c) Lục: chạy với tốc độ quy định;
Ngoài các màu cơ bản trên đây, có thể sử dụng thêm các màu xanh lam, trắng, sữa quy định tại phần III của Quy chuẩn này.
2.1.2 Mọi tín hiệu, biển báo phải bảo đảm tầm nhìn tín hiệu liên tục, rõ ràng trong khoảng cách quy định sau:
a) Tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường ít nhất 800 m;
b) Tín hiệu ra ga, ra bãi trên đường chính tuyến, tín hiệu vào bãi, tín hiệu báo trước và tín hiệu dốc gù ít nhất 400 m;
c) Tín hiệu ra ga, ra bãi trên các đường phụ, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dẫn đường và các loại biểu thị khác ít nhất 200 m;
d) Ở những nơi do đường cong, địa hình hoặc kiến trúc che khuất không bảo đảm tầm nhìn quy định trên thì cho phép giảm tầm nhìn của tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường xuống còn ít nhất 400 m, trường hợp đặc biệt có thể ít dưới 400 m nhưng phải lớn hơn 200 m.
2.1.3 Trong khu đoạn đóng đường không tự động phải đặt tín hiệu báo trước cho tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, khi gặp một trong những trường hợp sau đây:
a) Tầm nhìn của các tín hiệu nói trên dưới 800 m;
b) Các tín hiệu nói trên là tín hiệu đèn màu;
c) Tín hiệu phòng vệ ở nơi đường sắt giao cắt trên mặt bằng hoặc cầu chung đường sắt và đường bộ trên cùng một mặt bằng.
2.1.4 Khoảng cách từ tín hiệu báo trước đến tín hiệu chính không dưới 800 m.
Tầm nhìn của tín hiệu báo trước và tín hiệu chính có tín hiệu báo trước không được dưới 400 m, ở những địa hình khó khăn mà tầm nhìn của cả hai tín hiệu được phép ít nhất là 200 m thì khoảng cách giữa cột tín hiệu chính và cột tín hiệu báo trước không dưới 1000 m.
2.1.5 Tín hiệu cố định phải đặt ở bên trái đường sắt theo hướng tàu chạy.
Nếu địa hình khó khăn không thể đặt tín hiệu ở cạnh đường, cho phép đặt tín hiệu trên không giữa tim đường sắt.
Trường hợp đặc biệt, có thể đặt tín hiệu ở bên phải đường sắt theo hướng tàu chạy.
Vị trí đặt tín hiệu của từng đường phải bảo đảm cho lái tàu không nhầm lẫn với tín hiệu của đường bên cạnh.
2.1.6 Ga phải có tín hiệu vào ga. Tín hiệu này đặt cách ghi đầu tiên vào ga ít nhất 50 m tính từ mũi ghi ngược chiều hoặc từ mốc tránh va chạm của ghi thuận chiều. Khi tín hiệu vào ga không bảo đảm tầm nhìn thì phải có tín hiệu lặp lại.
2.1.7 Mỗi đường gửi tàu vào khu gian đóng đường nửa tự động hoặc tự động phải có tín hiệu ra ga. Tín hiệu này đặt ở địa điểm thích hợp ở trong mốc tránh va chạm của mỗi đường gửi tàu sao cho chiều dài dùng được của đường là lớn nhất.
Ở bãi dồn có thể đặt tín hiệu ra ga chung cho các đường để gửi tàu, vị trí đặt tín hiệu ra ga chung phải bảo đảm tầm nhìn quy định cho mỗi đường và phải có thêm đèn chỉ đường gửi tàu.
Tín hiệu ra ga không bảo đảm tầm nhìn quy định phải có tín hiệu lặp lại.
2.1.8 Tín hiệu vào ga chỉ được biểu thị thông qua khi tín hiệu ra ga đường chính tuyến cùng hướng đã mở.
2.1.9 Tín hiệu thông qua đặt ở điểm phân giới của các phân khu đóng đường tự động hoặc ở điểm phân giới của trạm đóng đường.
Chiều dài phân khu đóng đường tự động đèn 3 màu biểu thị không được nhỏ hơn cự ly hãm quy định.
Mỗi tín hiệu thông qua trong đóng đường tự động phải có số hiệu.
2.1.10 Tín hiệu ngăn đường đặt ở trước đường ngang, cầu, hàm lớn có người gác, nơi đất đá thường sụt lở. Tín hiệu này đặt cách điểm phòng vệ ít nhất 100 m. Nơi không đủ điều kiện đặt tín hiệu ngăn đường phải được đặt tín hiệu phòng vệ.
2.1.11 Tại nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ có mật độ giao thông cao phải đặt tín hiệu đường ngang. Nếu tín hiệu đường ngang tự động có thêm thiết bị chắn tự động thì khi tàu sắp đến đường ngang, thiết bị chắn phải tự động đóng lại và giữ nguyên trạng thái đóng cho tới khi tàu qua khỏi đường ngang.
2.1.12 Trước nơi đường sắt giao nhau cùng mặt bằng trong khu gian, phải đặt tín hiệu phòng vệ. Khoảng cách từ tín hiệu này đến mốc tránh va chạm hoặc đầu lưỡi ghi dẫn vào đường an toàn (nếu có) hoặc điểm giao nhau cùng mặt bằng ít nhất là 100 m. Các tín hiệu nói trên phải có quan hệ liên khóa với nhau bảo đảm chỉ mở được một tín hiệu khi các tín hiệu đối nghịch với nó đã ở trạng thái đóng.
2.1.13 Phía trước hai đầu cầu đường sắt mà mặt cầu dùng chung với đường bộ phải đặt tín hiệu phòng vệ. Khoảng cách từ mố cầu đến tín hiệu cùng bên ít nhất 100 m.
2.1.14 Ở ga có nhiều bãi đón, gửi tàu phải có tín hiệu vào bãi, ra bãi. Vị trí đặt các tín hiệu này như quy định đối với tín hiệu vào ga, ra ga.
2.1.15 Tín hiệu ra ga, ra bãi để gửi tàu đi nhiều hướng phải có biểu thị chỉ hướng tàu chạy.
2.1.16 Cột tín hiệu vào ga, vào bãi loại đèn màu phải có biểu thị dẫn đường.
2.1.17 Trong ga điều khiển tập trung:
a) Có thể đặt tín hiệu dồn chung với cột tín hiệu ra ga, vào bãi hoặc ra bãi;
b) Có thể đặt tín hiệu dồn - phòng vệ ở nơi đường nhánh nối vào ga mà không có quan hệ đóng đường hoặc để phân chia đường chạy tàu trong ga.
2.1.18 Trạng thái bình thường của các loại tín hiệu cố định như sau:
a) Tín hiệu vào ga, ra ga, vào bãi, ra bãi, tín hiệu phòng vệ, tín hiệu của trạm đóng đường, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dồn - phòng vệ phải biểu thị ngừng;
b) Tín hiệu thông qua trong khu gian đóng đường tự động (trừ tín hiệu thông qua liền trước tín hiệu vào ga) phải biểu thị tàu chạy với tốc độ quy định;
c) Tín hiệu báo trước, cánh thông qua trên tín hiệu vào ga hoặc bãi phải biểu thị chạy với chú ý hoặc giảm tốc độ.
2.1.19 Tín hiệu cố định khi hỏng phải trở về trạng thái bình thường hoặc biểu thị ngừng. Tín hiệu thông qua ở khu gian đóng đường tự động khi hỏng phải tự động biểu thị ngừng.
2.1.20 Tín hiệu cánh (trừ tín hiệu báo trước) về ban đêm phải có ánh đèn ở mặt sau để Trực ban chạy tàu ga hoặc người điều khiển tín hiệu xác nhận được trạng thái tín hiệu.
Trường hợp không xác nhận được trạng thái tín hiệu, phải có thiết bị lặp lại tín hiệu.
2.1.21 Ghi phải có biển ghi và đèn ghi, trừ các trường hợp sau:
a) Ghi ở khu vực dồn tàu và ghi không dùng để đón gửi tàu có thể dùng loại không có đèn ghi;
b) Ghi điện khí tập trung có thể không có biển ghi và đèn ghi.
2.2 Hệ thống liên khóa
2.2.1 Ghi quay bằng thủ công đều phải lắp khóa khống chế hoặc khóa điện trong các trường hợp sau đây:
a) Ghi trên đường chạy đón, gửi tàu, ghi phòng hộ;
b) Ghi thông vào đường chuyên để các toa xe chở chất nổ, chất độc, khí nén, khí hóa lỏng;
c) Ghi thông vào đường để tàu cứu viện;
d) Ghi thông vào đường an toàn, đường lánh nạn;
đ) Ghi trên đường chính tuyến trong khu gian;
e) Ghi trên đường chạy đón gửi, ghi phòng hộ, ghi thông vào đường an toàn, đường lánh nạn phải có quan hệ liên khóa với tín hiệu liên quan.
2.2.2 Hệ thống liên khóa phải bảo đảm thực hiện được quan hệ khóa lẫn nhau giữa các biểu thị tín hiệu, giữa trạng thái ghi, đường chạy và biểu thị trạng thái tín hiệu theo yêu cầu và trình tự đã xác định cho từng loại thiết bị.
2.2.3 Thiết bị liên khóa bằng ổ khóa khống chế lắp ở ghi và tay kéo tín hiệu phải bảo đảm:
a) Chỉ lấy được chìa khóa khi ghi đã quay đúng và đã khóa chắc chắn, lưỡi ghi khít chặt với ray cơ bản;
b) Không thể khóa được ghi khi giữa lưỡi ghi và ray cơ bản ở vị trí thanh giằng thứ nhất có khe hở từ 4 mm trở lên;
c) Chỉ mở được tín hiệu khi các ghi liên quan đã khai thông đúng đường chạy và đã khóa, khi tín hiệu đã mở thì không thể mở khóa của các ghi này.
2.2.4 Không được phép lắp đặt, sử dụng khóa khống chế ghi có chìa khóa cùng số trong các trường hợp sau:
a) Trong phạm vi một ga;
b) Trong hai khu vực ghi liền nhau của ga có nhiều bãi;
c) Khóa khống chế ghi trong khu gian có chìa khóa cùng số với khóa ghi ở hai ga đầu khu gian;
d) Khóa khống chế ghi có chìa cùng số ở hai khu gian liền nhau.
2.2.5 Thiết bị liên khóa bằng hộp khóa điện phải bảo đảm:
a) Chỉ khóa được ghi khi lưỡi ghi khít chặt với ray cơ bản;
b) Các ghi có bộ khóa chặt không thể khóa được ghi này khi giữa lưỡi ghi và 4 ray cơ bản ở vị trí thanh giằng thứ nhất có khe hở từ 4 mm trở lên;
c) Chỉ mở được tín hiệu khi các ghi liên quan với đường chạy đã ở đúng vị trí quy định;
d) Chỉ mở được tín hiệu khi các tín hiệu đối nghịch với nó đều đã ở trạng thái đóng;
đ) Sau khi tín hiệu mở, các ghi trên đường chạy liên quan với tín hiệu đó đều không thể mở khóa được;
e) Trực ban chạy tàu ga phải khống chế được ghi và tín hiệu.
2.2.6 Thiết bị liên khóa tập trung bằng điện phải bảo đảm:
a) Khi các ghi liên quan với đường chạy ở không đúng vị trí quy định, hoặc tín hiệu đối nghịch chưa đóng thì tín hiệu liên quan với đường chạy đó không thể mở được;
b) Tín hiệu liên quan với đường chạy đã mở thì các ghi liên quan với đường chạy không thể mở khóa được, các tín hiệu đối nghịch cũng không thể mở được;
c) Khi tàu đang chạy trên ghi, ghi đó không thể mở khóa được;
d) Khi ghi khai thông vào đường đang bị chiếm dụng thì tín hiệu liên quan không thể mở vào đường chạy đó được;
đ) Trực ban chạy tàu ga khống chế được ghi, tín hiệu giám sát được tình hình chiếm dụng đường, ghi và biểu thị lặp lại của tín hiệu qua đài điều khiển.
2.3 Thiết bị đóng đường
2.3.1 Hòm thẻ đường cùng số hiệu phải đặt cách nhau ít nhất 3 khu gian. Thẻ đường phải có biển tên khu gian và số thứ tự.
2.3.2 Thiết bị đóng đường bằng máy thẻ đường phải bảo đảm chỉ có thể lấy từ hòm thẻ ra được một thẻ đường khi ga đầu kia cùng khu gian đó cấp điện.
Khi thẻ đường đã lấy ra chưa được trả vào một trong hai hòm thẻ thuộc cùng khu gian thì không thể lấy ra được một thẻ đường khác từ một hòm thẻ đường nào thuộc khu gian đó.
2.3.3 Máy thẻ đường bổ trợ phải liên khóa với máy thẻ đường chính tuyến của ga có liên quan.
2.3.4 Ở ga có quy định cho đầu máy phụ đẩy tàu vào khu gian rồi quay trở về thì phải đặt thêm bộ phận thẻ đường kiểu hình chìa khóa có quan hệ liên khóa với máy thẻ đường để bảo đảm khi chưa lấy được thẻ chính ra khỏi máy thì không thể lấy được thẻ hình chìa khóa và khi chưa trả thẻ hình chìa khóa vào máy thi không thể rút được thẻ chính.
2.3.5 Ga trong khu đoạn đóng đường bằng máy thẻ đường có quy định tàu thông qua phải có cột giao nhận thẻ đường.
2.3.6 Thiết bị đóng đường nửa tự động phải bảo đảm chỉ mở được tín hiệu ra ga khi đã được ga đón tàu đồng ý, hai máy liên quan đã hoàn thành thủ tục đóng đường, các ghi liên quan với đường chạy gửi tàu đã ở vị trí quy định và đã khóa.
2.3.7 Thiết bị đóng đường nửa tự động trên khu gian đường đơn phải bảo đảm sau khi tín hiệu ra ga đã mở thì các tín hiệu ra ga ngược chiều qua khu gian đó đều không thể mở được.
2.3.8 Thiết bị đóng đường nửa tự động có sử dụng với thiết bị kiểm tra khu gian thanh thoát phải bảo đảm tự động trả đường cho ga gửi tàu sau khi toàn bộ đoàn tàu chạy qua cột tín hiệu vào ga của ga đón tàu.
2.3.9 Thiết bị đóng đường tự động nhiều phân khu phải đảm bảo chỉ mở được tín hiệu ra ga khi phân khu tiếp giáp đã thanh thoát hoặc khu gian tiếp giáp đã thanh thoát đối với thiết bị đóng đường tự động một phân khu.
Thiết bị đóng đường tự động một phân khu phải đảm bảo xin đường tự động cho ga gửi tàu, tự động cho đường khi khu gian tiếp giáp thanh thoát và tự động trả đường cho ga gửi tàu sau khi toàn bộ đoàn tàu chạy qua cột tín hiệu vào ga của ga đón tàu.
Ở khu gian đóng đường tự động nhiều phân khu và đóng đường tự động một phân khu kiểu đường đơn hoặc đường đôi 2 chiều, sau khi tín hiệu ra ga của chiều này đã mở thì phải bảo đảm tất cả các tín hiệu ra ga và thông qua chiều ngược lại của khu gian đó đều không mở được.
2.3.10 Ở khu gian đóng đường tự động, khi phân khu có tàu chiếm dụng hoặc thiết bị phát hiện tàu bị hỏng thì tín hiệu thông qua phòng vệ phân khu đó phải tự động biểu thị ngừng.
2.3.11 Ghi nối vào đường chính tuyến trong khu gian phải liên khóa với thiết bị đóng đường và tín hiệu liên quan.
2.3.12 Ở khu gian đóng đường nửa tự động hoặc tự động, để cho tàu hoặc đầu máy phụ đẩy tàu đến giữa khu gian rồi chạy trở về ga gửi tàu, đài điều khiển của ga này phải được trang bị thêm thẻ đường hình chìa khóa. Thẻ này phải có quan hệ liên khóa với thiết bị đóng đường để khi chưa trả thẻ đường hình chìa khóa vào đài điều khiển thì không thể mở được tín hiệu ra ga.
3. QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG THỨC BÁO HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÍN HIỆU
3.1 Các yêu cầu chung về kỹ thuật
3.1.1 Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu của tàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.
Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu gồm cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.
Tín hiệu đèn màu là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu, dồn tàu.
Tín hiệu cánh là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu.
Biển báo hiệu gồm hai nhóm sau đây:
a) Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu để bắt buộc lái tàu phải chấp hành.
Pháo hiệu phòng vệ, đuốc, đèn đỏ, vật cầm trên tay quay tròn để báo hiệu dừng tàu khẩn cấp.
Tín hiệu của tàu gồm đèn, còi, biển báo ở đuôi tàu và cờ.
3.1.2 Trạng thái biểu thị thường xuyên của các cột tín hiệu như sau:
a) Ngừng đối với tín hiệu vào ga, vào bãi, ra ga, ra bãi, dốc gù, phòng vệ, cột tín hiệu dồn, cột tín hiệu dồn - phòng vệ và cột tín hiệu ở điểm phân giới của trạm đóng đường;
b) Chú ý đối với tín hiệu báo trước và cánh thông qua của cột tín hiệu vào ga;
c) Cho phép chạy qua đối với các tín hiệu đèn màu thông qua theo hướng cho phép chạy tàu trên khu gian đóng đường tự động.
Những cột tín hiệu sau đây thường xuyên không có biểu thị: tín hiệu lặp lại, ngăn đường, báo trước của tín hiệu ngăn đường và tín hiệu đèn màu thông qua theo hướng không cho ph ...  túm) đưa ngang vai (hình 128a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay đưa ngang trước ngực (hình 128b).
b) Đường số 2:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) tay phải giơ thẳng lên cao, tay trái buông xuôi (hình 129a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay đưa lên xuống (hình 129b).
c) Đường số 3:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) giơ thẳng lên cao quá đầu (hình 130a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn đưa qua lại thành hình vòng cung trước mặt (hình 130b).
d) Đường số 4:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) lập thành đường chéo 45° so với mặt đất (hình 131a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay đưa thành đường chéo 45° so mặt đất (hình 131b).
đ) Đường số 5:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) tay trái giơ thẳng lên quá đầu, tay phải đưa qua lại ngang đùi (hình 132a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay tạo thành hình chữ V trước ngực (hình 132b).
e) Đường số 6:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) để xuôi chếch 45° so với thân người (hình 133a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay đưa thành hình vòng cung quá đầu (hình 133b).
g) Đường số 7:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) tay phải giơ thẳng lên cao, tay trái đưa ngang vai (hình 134a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay đưa thành hình chữ "L" (hình 134b).
h) Đường số 8:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) tay phải đưa ngang vai, tay trái buông xuôi (hình 135a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay quay thành hình vòng tròn rồi đưa lên hạ xuống (hình 135b).
i) Đường số 9:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) tay phải đưa ngang vai, tay trái đưa chéo qua ngực tạo thành góc 45° so với tay phải (hình 136a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay quay thành hình vòng tròn rồi đưa ngang (hình 136b).
k) Đường số 10:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) giơ cao qua đầu bắt chéo thành hình chữ X (hình 137a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay đưa ngang rồi đưa dọc tạo thành hình chữ thập (hình 137b).
l) Đường số 11 đến số 19:
Biểu thị tín hiệu đường số 10 rồi báo tiếp số đơn vị theo quy định tương ứng trên đây.
Khi cần khai thông đường, trực ban chạy tàu ga hoặc trưởng dồn dùng các tín hiệu tương ứng quy định trên báo cho gác ghi; gác ghi nhắc lại tín hiệu của trực ban chạy tàu ga (hoặc trưởng dồn) trước khi chấp hành tín hiệu khai thông đường. Sau khi đã khai thông đường đúng chiều, kiểm tra độ ép sát lưỡi ghi, gác ghi biểu thị tín hiệu an toàn (Mục 3.6.9 Quy chuẩn này, hình 127a và hình 127b) cho trực ban chạy tàu ga (hoặc trưởng dồn). Trực ban chạy tàu ga (hoặc trưởng dồn) cũng dùng tín hiệu an toàn để trả lời cho gác ghi.
3.6.11 Tín hiệu tay ra lệnh "mở tín hiệu", "đóng tín hiệu" gồm có:
a) Mở tín hiệu cánh vào ga báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: tay phải cầm cờ cuộn (hoặc túm) đưa ngang vai, xong hạ xuống 45° (hình 138a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn cầm tay đưa ngang từ vai ra, xong hạ xuống 45° (hình 138b).
b) Mở tín hiệu cánh ra ga báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: tay phải cầm cờ cuộn (hoặc túm) để ngang vai, xong nhấc lên 45° (hình 139a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay đưa ngang từ vai ra, xong nhấc lên 45° (hình 139b).
c) Đóng tín hiệu cánh báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: cờ đỏ mở quay vòng tròn (hình 140a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu đỏ quay vòng tròn (hình 140b).
Tín hiệu đóng tín hiệu cánh chỉ sử dụng khi trực ban chạy tàu ga thay đổi trình tự đón, gửi tàu sau khi đã mở tín hiệu cánh.
Các tín hiệu quy định tại khoản a, b và c mục này chỉ sử dụng khi giữa trực ban chạy tàu ga và gác ghi không có liên lạc điện thoại hoặc điện thoại bị hỏng.
3.6.12 Các tín hiệu tay bổ trợ gồm có:
a) Tín hiệu hủy bỏ tín hiệu báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ mở vắt chéo thành hình chữ X trước đùi rồi vung ra hai bên (hình 141a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu vàng của đèn tay quay vòng tròn, xong đưa qua lại ngang đùi (hình 141b).
b) Tín hiệu yêu cầu báo lại tín hiệu báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: tay phải cầm cờ cuộn (hoặc túm) giơ lên xuống nhiều lần (hình 142a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu vàng của đèn tay giơ lên xuống nhiều lần (hình 142b).
c) Tín hiệu yêu cầu chú ý tín hiệu báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: hai tay cầm cờ cuộn (hoặc túm) đưa ngang vai và đưa lên xuống nhiều lần (hình 143a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu đỏ của đèn tay lắc ngang đùi (hình 143b).
Khi biểu thị tín hiệu yêu cầu chú ý tín hiệu còn phải kèm tín hiệu còi theo quy định ở Mục 3.8.1.2 Quy chuẩn này.
2.6.13 Tín hiệu tay thử hãm tự động gồm có:
a) Siết hãm báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: tay cầm búa (hoặc cờ đỏ túm hoặc tay không) giơ thẳng quá đầu rồi đưa lên xuống nhiều lần (hình 144a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn giơ cao quá đầu rồi đưa lên xuống nhiều lần (hình 144b).
Sau khi nhận được tín hiệu này, lái tàu trả lời bằng một tiếng còi ngắn và tiến hành siết hãm.
b) Nhả hãm báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: tay cầm búa (hoặc cờ đỏ túm hoặc tay không) giơ cao quá đầu và lắc qua lại (hình 145a);
2) Ban đêm: ánh đèn màu trắng của đèn tay giơ cao qua đầu và đưa qua lại (hình 145b).
Sau khi nhận được tín hiệu này, lái tàu trả lời bằng hai tiếng còi ngắn và tiến hành nhả hãm.
c) Tín hiệu thử hãm xong báo hiệu như sau:
1) Ban ngày: tay cầm búa (hoặc cờ đỏ túm hoặc tay không) đưa chéo tạo thành với mặt đất 45° (hình 146a);
2) Ban đêm: ánh đèn trắng của đèn tay đưa chéo, tạo thành với mặt đất góc 45° (hình 146b).
3) Sau khi nhận được tín hiệu này, lái tàu trả lời bằng hai tiếng còi dài.
3.7 Tín hiệu tàu
3.7.1 Khi tàu chạy do đầu máy kéo có những tín hiệu sau đây:
a) Mặt trước đầu máy có tín hiệu:
1) Ban đêm: một đèn pha ở giữa, trên cao, mặt trước đầu máy và một đèn pha bên trái xà đầu (theo hướng tàu chạy) chiếu ánh sáng trắng về phía trước (hình 147a). Nếu đầu máy kéo chạy lùi thì phải có một đèn pha trên cao mặt trước toa than nước ở vị trí tương ứng như mặt trước đầu máy (nếu là đầu máy hơi nước);
2) Ban ngày: không có tín hiệu (hình 147b).
b) Mặt sau toa xe cuối tàu có tín hiệu:
1) Ban ngày: trên mặt sau toa xe cuối tàu có một biển tròn màu đỏ (quay mặt đỏ về phía sau tàu) để ở góc trái xà đầu theo hướng tàu chạy và hai bên sườn toa xe có hai đèn tai không thắp sáng (hình 148a);
2) Ban đêm: trên mặt sau toa xe cuối tàu có ba ánh đèn màu đỏ ở các vị trí tương ứng với hai đèn tai và biển tròn màu đỏ (ban ngày) chiếu sáng về phía sau (hình 148b). Hai đèn tai chiếu ánh sáng màu trắng về phía đầu máy.
Khi hai bên sườn toa xe cuối tàu không có móc treo đèn tai thì có thể chuyển hai đèn tai đến cắm hai bên sườn toa xe có móc treo ở gần toa xe cuối tàu nhất.
Các tàu chạy đường ngắn có thể không treo đèn tai nhưng phải có đủ tín hiệu khác theo quy định.
3.7.2 Khi tàu chạy do đầu máy đẩy (tàu chạy lùi) có những tín hiệu sau đây:
a) Mặt trước toa xe đầu tiên có tín hiệu:
1) Ban ngày: một biển tròn màu đỏ ở bên phải xà đầu (theo hướng tàu chạy lùi), 2 đèn tai không thắp sáng (hình 149a);
2) Ban đêm: ba ánh đèn màu đỏ ở các vị trí tương ứng với hai đèn tai và biển tròn màu đỏ (ban ngày) chiếu ánh sáng màu đỏ về phía trước (theo hướng tàu chạy lùi) (hình 149b). Hai đèn tai chiếu ánh sáng màu trắng về phía sau.
b) Mặt sau đầu máy đẩy có tín hiệu:
1) Ban ngày: cờ đỏ mở hoặc biển tròn màu đỏ cắm bên trái mặt sau đầu máy theo hướng tàu chạy;
2) Ban đêm: ánh đèn màu đỏ đặt ở phía trên hoặc ngang xà đầu bên trái chiếu sáng màu đỏ về phía sau.
3.7.3 Khi tàu chạy có đầu máy phụ đẩy có những tín hiệu sau đây:
a) Mặt sau toa xe cuối tàu có các tín hiệu như quy định tại khoản b) Mục 3.7.1 Quy chuẩn này;
b) Mặt sau đầu máy phụ đẩy có các tín hiệu như quy định tại khoản b) Mục 3.7.2 Quy chuẩn này.
2.7.4 Các phương tiện chạy đơn trên đường sắt (chạy một mình không kéo toa xe) phải có các tín hiệu sau đây:
a) Mặt trước của phương tiện có các tín hiệu như quy định tại khoản a) Mục 3.7.1 Quy chuẩn này.
b) Mặt sau của phương tiện có các tín hiệu quy định tại khoản b), Mục 2.7.2 Quy chuẩn này.
Nếu phía sau của phương tiện có kéo một số toa xe trong điều kiện cho phép, thì chuyển tín hiệu quy định cho mặt sau của phương tiện chạy đơn đến đặt vào mặt sau toa xe cuối cùng.
3.7.5 Tín hiệu đuôi tàu của tàu chạy trước mà sau nó có tàu chạy cùng chiều báo hiệu như sau:
Trên mặt sau toa xe cuối cùng của tàu chạy trước (sau nó có tàu chạy cùng chiều) ngoài những tín hiệu quy định tại khoản b, Mục 3.7.1 Quy chuẩn này còn phải treo thêm cờ vàng ở vị trí đèn tai bên trái theo hướng tàu chạy.
3.7.6 Tín hiệu goòng
Khi goòng làm việc trên đường sắt (chạy hoặc đứng trên đường sắt) phải có tín hiệu sau đây:
a) Ban ngày: cờ đỏ mở hoặc biển chữ nhật hai mặt màu đỏ cắm trên goòng;
b) Ban đêm: ánh đèn hai mặt màu đỏ cắm trên goòng.
3.8 Tín hiệu tai nghe
3.8.1 Tín hiệu tai nghe được phát ra bằng âm thanh còi của các loại phương tiện chạy trên đường sắt, âm thanh của pháo và các loại còi do người thổi.
Phương thức báo hiệu của tín hiệu tai nghe như sau:
3.8.1.1 Tín hiệu bằng âm thanh còi của các loại phương tiện chạy trên đường sắt:
Số TT
Tên tín hiệu
Phương thức báo hiệu
Trường hợp sử dụng
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Xuất phát, chú ý
Một tiếng dài (-)
a) Khi tàu xuất phát;
b) Khi tàu có đầu máy ghép, máy chính phát một tiếng còi dài, máy phụ nhắc lại tín hiệu này, máy chính phát một tiếng còi ngắn rồi mở máy xuất phát;
c) Khi tàu chạy qua những địa điểm cần lưu ý người qua lại (tín hiệu màu vàng, đến gần ga, trạm, dẫn đường, biển kéo còi,...)
2
Thông báo
Ba tiếng dài (- - -)
a) Thông báo cho trưởng tàu biết tàu bị ngừng trong khu gian không tiếp tục chạy được;
b) Gọi nhân viên phòng vệ trở về;
c) Thông báo đầu máy ra vào kho.
3
Đẩy
Hai tiếng ngắn, một tiếng dài (. . -)
a) Khi tàu có đầu máy phụ (đẩy), đầu máy chính biểu thị tín hiệu này, đầu máy phụ nhắc lại, đầu máy chính phát một tiếng còi ngắn và mở máy;
b) Đầu máy phụ gặp biển đẩy.
4
Thôi đẩy
Một tiếng dài, hai tiếng ngắn (- . .)
a) Đầu máy chính biểu thị tín hiệu cho đầu máy phụ thôi đẩy, đầu máy phụ nhắc lại và thôi đẩy;
b) Đầu máy phụ gặp biển thôi đẩy.
5
Chạy lùi
Hai tiếng dài (- -)
a) Khi tàu chạy lùi;
b) Bắt đầu mở máy chạy lùi.
6
Đứt tàu
Một tiếng dài, một tiếng ngắn và một tiếng dài (- . -)
Khi tàu chạy trong khu gian bị đứt, lái tàu biểu thị tín hiệu này.
7
Cảnh giác
Một tiếng dài và một tiếng ngắn (- .)
a) Khi thời tiết xấu không đảm bảo nhìn rõ tín hiệu và mặt đường;
b) Khi tàu chạy sắp đến đường cong hoặc sắp qua nhiều đường cong.
8
Nguy cấp
Một tiếng dài, ba tiếng ngắn (- . . .)
a) Lái tàu phát hiện chướng ngại uy hiếp an toàn chạy tàu;
b) Tàu gặp tai nạn yêu cầu cấp cứu.
9
Chấp hành
Một tiếng ngắn (.)
Nhận chấp hành tín hiệu.
10
Nhả hãm, phóng toa xe
Hai tiếng ngắn (. .)
a) Lái tàu nhả hãm tự động theo yêu cầu tín hiệu tay;
b) Lái tàu yêu cầu gác hãm nhả hãm tay;
c) Lái tàu phóng toa xe theo tín hiệu tay.
11
Siết hãm tay
Ba tiếng ngắn (. . .)
Lái tàu yêu cầu gác hãm siết hãm tay.
3.8.1.2 Tín hiệu bằng âm thanh của còi do người thổi:
Số TT
Tên tín hiệu
Phương thức báo hiệu
Trường hợp sử dụng
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Tàu đến gần
Tàu số lẻ: Một tiếng dài (-); tàu số chẵn: Hai tiếng dài (- -)
Nhân viên đường sắt công tác dọc đường sắt (tuần đường, tuần hầm, gác cầu, gác ghi, người chỉ huy thi công, phụ trách goòng,...) khi phát hiện có tàu đến gần cần báo cho mọi người biết.
2
Gửi tàu, chú ý tín hiệu, cho tàu chạy
Tàu số lẻ: Một tiếng dài (-); tàu số chẵn: Hai tiếng dài (- -)
Trực ban chạy tàu ga thổi còi khi làm tín hiệu tay gửi tàu (khoản a Mục 3.6.3 Quy chuẩn này, hình 121a và 121b), yêu cầu chú ý tín hiệu (khoản b, Mục 3.6.12 Quy chuẩn này, hình 148a và 148b. Trưởng tàu thổi còi khi làm tín hiệu cho tàu chạy (Mục 3.6.5 Quy chuẩn này, hình 125a và 125b).
3
"Tiến" khi dồn
Một tiếng dài (-)
Trưởng dồn thổi còi khi làm tín hiệu tay cho đầu máy dồn tiến về phía trước (Mục 3.6.7.1 Quy chuẩn này, hình 127a và 127b).
4
"Lùi" khi dồn
Hai tiếng dài (- -)
Trưởng dồn thổi còi khi làm tín hiệu tay cho đầu máy dồn chạy về phía sau (Mục 3.6.7.2 Quy chuẩn này, hình 128a và 128b).
5
Nhích nhẹ, giảm tốc độ dồn
Hai tiếng ngắn một nhịp (. . , . .)
Trưởng dồn thổi còi khi làm tín hiệu tay nhích nhẹ (Mục 3.6.7.4 Quy chuẩn này, hình 129a và 129b) hoặc tín hiệu tay giảm tốc độ dồn (Mục 3.6.7.5 Quy chuẩn này).
6
Nguy cấp
Một tiếng dài, ba tiếng ngắn (- . . .)
a) Nhân viên đường sắt công tác trên tàu hoặc dọc đường sắt phát hiện đường hỏng hoặc có chướng ngại vật uy hiếp an toàn chạy tàu;
b) Tàu gặp tai nạn yêu cầu cấp cứu.
7
Ngừng
Nhiều tiếng ngắn liên tiếp (. . . . .)
Trong mọi trường hợp cần bắt tàu dừng. Người bắt tàu dừng thổi còi đồng thời với tín hiệu tay ngừng (khoản a, b Mục 3.6.1 Quy chuẩn này, hình 117a và 117b; 118a và 118b).
3.8.2 Hạn độ âm thanh của tiếng còi:
a) Tiếng dài: 3 giây;
b) Tiếng ngắn: 1 giây.
Khi phát tín hiệu còi của các phương tiện chạy trên đường sắt, lái tàu phải thận trọng, không sử dụng tiếng còi quá mức cần thiết ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung quanh.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1 Tất cả nhân viên đường sắt thuộc phạm vi chức trách của mình đều phải nắm vững Quy chuẩn này và phải nghiêm chỉnh thi hành.
4.2 Trong những trường hợp khẩn cấp, uy hiếp an toàn chạy tàu thì mọi cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này có nhiệm vụ phát tín hiệu ngừng.
4.3 Khi người đang thi hành nhiệm vụ, trong phạm vi hoạt động của mình mà cùng một lúc tiếp nhận được nhiều tín hiệu khác nhau hoặc tín hiệu không rõ ràng thì phải chấp hành tín hiệu an toàn nhất.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1 Thủ trưởng các tổ chức liên quan có trách nhiệm phổ biến Quy chuẩn này đến các đơn vị liên quan và các nhân viên dưới quyền để thực hiện.
5.2 Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, tổng hợp gửi Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải để giải quyết.
5.3 Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này./.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. QUY ĐỊNH CHUNG
2. YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT
2.1 Tín hiệu
2.2 Hệ thống liên khóa
2.3 Thiết bị đóng đường
3. QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG THỨC BÁO HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÍN HIỆU
3.1 Các yêu cầu chung về kỹ thuật
3.2 Tín hiệu cố định
3.2.1 Tín hiệu đèn màu
3.2.2 Tín hiệu cánh
3.3 Tín hiệu di động, pháo hiệu
3.3.1 Tín hiệu di động
3.3.2 Pháo hiệu và đuốc
3.4 Biện pháp phòng vệ
3.4.1 Phòng vệ nơi thi công hoặc chướng ngại trong khu gian
3.4.2 Phòng vệ tàu bị dừng trong khu gian đóng đường không tự động
3.4.3 Phòng vệ tàu bị dừng trong khu gian đóng đường tự động
3.4.4 Thu hồi tín hiệu phòng vệ
3.4.5 Phòng vệ trong ga
3.4.6 Biện pháp xử lý khi tín hiệu bị hỏng
3.5 Biển hiệu, đèn hiệu và mốc hiệu
3.6 Tín hiệu tay
3.7 Tín hiệu tàu
3.8 Tín hiệu tai nghe
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A Các hình vẽ
Phụ lục B Quy cách biển hiệu và mốc hiệu
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

File đính kèm:

  • doctai_lieu_quy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_tin_hieu_giao_thong.doc